1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu ôn thi THPT quốc gia ngữ văn

219 313 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 219
Dung lượng 498,49 KB

Nội dung

+ Sự sắp xếp thứ tự các tiết ôn tập chưa thật hợp lí THPT Bình Độ, THPT Bắc Sơn+ Thời lượng ôn tập dành cho từng nội dung ôn tập chưa phù hợp THPT Na Dương,TTGDTX Lộc Bình+ Xây dựng các

Trang 1

LỜI NGỎ

Tham gia hội nghị chuyên môn là một hoạt động thường niên thiết thực,ý nghĩa củacác thầy cô giáo trong các nhà trường phổ thông Đây làcơ hội để các thầy cô cùng nhautrao đổi kinh nghiệm, cập nhật những phương pháp ôn thi mới mẻ, hiệu quả góp phần tháo

gỡ những khó khăn gặp phải trong quá trình ôn thi bộ môn Ngữ văn Điều nàygóp phầnkhông nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy học của các thầy cô tại các nhà trường

Năm học 2018-2019, Phòng GDTrH chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức“Hội nghị ôn thi THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ văn” với mục đích: Đánh giá về thực tiễn tổ chức ôn tập thi

THPT QG bộ môn Ngữ văn trong các trường THPT; Thống nhất phương pháp ôn tập, địnhhướng ôn tập thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn nhằm nâng cao hiệu quả công tác ôn thi củacác trường THPT và TTGDTX đối với môn Ngữ Văn; Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bộ môn,đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy học, kì thi THPTQuốc gia năm 2019 nói riêng

Vì vậy, chúng tôi xây dựng một bộ tài liệu chung của các thầy cô đang trực tiếp thamgia giảng dạy bộ môn Ngữ văn tại các trường THPT, các TTGDTX trên địa bàn tỉnh LạngSơn Trước hết, là để lưu lại dấu ấn của Hội nghị chuyên môn rất ý nghĩa này, sau là bổ sungthêm nguồn tài liệu tham khảo để các thầy cô có thể sử dụng trong quá trình ôn thi THPTQuốc gia tại các cơ sở giáo dục mình đang tham gia công tác

Bộ tài liệu chia thành 4 phần

Phần I: Báo cáo đề dẫn; Định hướng xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện và kiểmsoát nội dung, tiến độ ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn

Phần II: Một số chuyên đề tham luận

Phần III: Một số giáo án thể nghiệm

Phần IV: Một số đề tham khảo

Để có được tập tài liệu này, chúng tôi trân trọng cảm ơn công sức và sự đóng góp quýbáu của tất cả các thầy cô tổ Ngữ văn của các nhà trường Chúng tôi hy vọng rằng, tư liệutham khảo này sẽ giúp ích chúng ta hơn nữa trong công việc giảng dạy Ngữ văn- một côngviệc vất vả, gian truân nhưng rất nhiều ý nghĩa

Tổ cốt cán Ngữ văn – Sở GDĐT Lạng Sơn

Trang 2

PHẦN 1 BÁO CÁO ĐỀ DẪN

Vũ Trúc Hà – CV Phòng GDTrH

I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1 Kết quả thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn

1.1 Kết quả thi THPT Quốc gia năm 2017

Trang 3

(Ghi chú: Danh sách này thống kê tất cả thí sinh dự thi)

* Nhận xét, đánh giá kết quả năm 2018, so sánh với kết quả năm 2017

- Tỷ lệ chung của bộ môn Ngữ văn toàn tỉnh thấp so với năm 2017, tuy nhiên đây là

tỷ lệ khá cao trong các môn dự thi (tỷ lệ HS đạt điểm thi từ 5 trở lên là 69,06%)

- Trong tổng số điểm từ 0 đến 5, số học sinh đạt điểm từ 3 trở xuống thấp (507/8877

= 5,7% )

- Trong tổng số điểm từ 5 trở lên, số học sinh đạt điểm 9,10 còn thấp (21/8877=0,23%), phần lớn học sinh đạt mức điểm từ 5 đến 7 (4.006/8.774 = 45,6%)

Trang 4

- Tỷ lệ chung của các đơn vị

+ Khối THPT: Các đơn vị có tỷ lệ HS đạt điểm thi từ 5 điểm trở lên dao động ở mức

từ 40,31% đến 95,5%, sự chênh lệch này khá cao (55,2%) Trường có tỉ lệ học sinh >5 điểmcao nhất là THPT DTNT tỉnh đạt 95,5%, trường có kết quả thấp nhất là THPT Ba Sơn đạt40,31,0%

+ Khối TTGDTX: Không có sự chênh lệch lớn giữa các đơn vị, phần lớn các đơn vị

có tỷ lệ HS đạt điểm thi từ 5 điểm trở lên, phần lớn dao động ở mức từ> 15% đến 35%, caonhất là TT Đình Lập 2 đạt 35,72%, thấp nhất là TTTràng Định đạt 10,0%

- Một số đơn vị có kết quả thi cao hơn so với tỷ lệ chung toàn tỉnh

+ Khối THPT: cao nhất là THPT DTNT Tỉnh đạt 95,5% từ 5 điểm trở lên; đứng thứ 2

là THPT Hòa Bình đạt 89,08% Thứ 3 là THPT Tú Đoạn đạt 87,28%, thứ 4 là THPT ĐồngBành đạt 86,63%

- Các đơn vị có kết quả thi thấp hơn mức trung bình toàn tỉnh

+ Khối THPT: thấp nhất THPT Ba Sơn đạt 40,31% từ 5 điểm trở lên

+ Khối TTGDTX: Tất cả các TT đều có tỉ lệ học sinh từ 5 điểm trở lên thấp hơn sovới mặt bằng chung của toàn tỉnh, thấp nhất là TTGDTX Tràng Định đạt 10%

Như vậy, phổ điểm thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2018 giảm so với năm học

2017 xuất phát từ một số nguyên nhân chính như sau:

Thứ nhất ở phần đọc hiểu Học sinh chưa có kĩ năng trả lời câu hỏi đọc hiểu ở mức

độ vận dụng Các em thường diễn đạt lan man, dài dòng; lập luận chưa lô gic, chặt chẽ

Thứ hai ở phần viết đoạn văn nghị luận xã hội Kiến thức xã hội của học sinh còn hạnchế nên các em còn lúng túng khi lấy dẫn chứng dẫn đến đoạn văn sơ sài, lập luận chưa chặtchẽ

Thứ ba ở phần nghị luận văn học Học sinh chưa biết cách triển khai luận điểm, kĩnăng chuyển đoạn chưa tự nhiên và linh hoạt

2 Kết quả thi HKI (2018-2019)

PHỔ ĐIỂM THI HỌC KÌ I LỚP 12 NĂM HỌC 2018- 2019 môn Ngữ văn

THPT Văn Quan 199 3 1,5% 44 22,1% 93 46,7% 59 29,6% 0,0% 152 76,4% THPT VŨ LỄ 160 4 2,5% 60 37,5% 82 51,3% 14 8,8% 0,0% 96 60,0% THPT Bình Gia 312 5 1,6% 91 29,2% 161 51,6% 55 17,6% 0,0% 216 69,2% THPT Bình Độ 83 2 2,4% 24 28,9% 37 44,6% 18 21,7% 2 2,4% 57 68,7% THPT Văn Lãng 330 5 1,5% 99 30,0% 152 46,1% 72 21,8% 2 0,6% 226 68,5% THPT Tú Đoạn 161 0,0% 31 19,3% 95 59,0% 35 21,7% 0,0% 130 80,7% THPT Chi Lăng 386 2 0,5% 63 16,3% 189 49,0% 125 32,4% 7 1,8% 321 83,2% THPT Ba Sơn 150 6 4,0% 53 35,3% 62 41,3% 29 19,3% 0,0% 91 60,7% THPT Hoàng

Văn Thụ 295 5 1,7% 55 18,6% 130 44,1% 103 34,9% 2 0,7% 235 79,7%THPT Đồng

Bành 158 1 0,6% 29 18,4% 89 56,3% 39 24,7% 0,0% 128 81,0%THPT Đồng

Đăng 229 0,0% 49 21,4% 138 60,3% 42 18,3% 0,0% 180 78,6%THPT Na

Dương 244 2 0,8% 15 6,1% 135 55,3% 90 36,9% 2 0,8% 227 93,0%

Trang 5

THPT Việt Bắc 331 5 1,5% 131 39,6% 162 48,9% 33 10,0% 0,0% 195 58,9% THPT Vân

Nham 297 5 1,7% 45 15,2% 133 44,8% 105 35,4% 9 3,0% 247 83,2%THPT Tràng

Định 425 10 2,4% 148 34,8% 185 43,5% 82 19,3% 0,0% 267 62,8%THPT Pác

Khuông 159 8 5,0% 84 52,8% 50 31,4% 17 10,7% 0,0% 67 42,1%THPT DTNT

tỉnh 182 0,0% 11 6,0% 90 49,5% 78 42,9% 3 1,6% 171 94,0%THPT Lương

Văn Tri 316 2 0,6% 40 12,7% 165 52,2% 106 33,5% 3 0,9% 274 86,7%THPT Cao Lộc 493 8 1,6% 100 20,3% 261 52,9% 121 24,5% 3 0,6% 385 78,1% THPT Bắc Sơn 359 3 0,8% 42 11,7% 126 35,1% 174 48,5% 14 3,9% 314 87,5% THPT Hòa Bình 192 1 0,5% 17 8,9% 118 61,5% 56 29,2% 0,0% 174 90,6% Toàn tỉnh 6.895 104 1,5% 1546 22,4% 3370 48,9% 1820 26,4% 55 0,8% 5245 76,1%

+ Cao nhất là THPT DL Ngô Thì Sỹ 100%, tiếp theo là THPT DTNtr đạt 84%

+ Các đơn vị có kết quả thi HKI thấp là THPT Pác Khuông, THPT Việt Bắc (tỷ lệđiểm 5 trở lên đạt <60%)

3 Kết quả kiểm tra, tư vấn các trường THPT

Từ tháng 1 năm 2019, Phòng GDTrH kết hợp với các phòng ban trong Sở GDĐT,giáo viên cốt cán các trường THPT trên toàn tỉnh tiến hành công tác tư vấn trực tiếp tại các

cơ sở GD trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Tính đến thời điểm đầu tháng 3 năm 2019, có 23trường THPT, TTGDTX trên toàn tỉnh đã được tư vấn, hỗ trợ về công tác ôn thi THPTQuốc gia Kết quả cụ thể như sau:

3.1.Vềkế hoạch ôn thi THPT Quốc gia

* Về cơ sở xây dựng kế hoạch

- Ưu điểm: Các bộ môn xây dựng kế hoạch bộ môn, có sự phê duyệt của lãnh đạonhà trường Các kế hoạch cơ bản bám theo hướng dẫn của Sở, có đầy đủ nhiệm vụ, giảipháp, lộ trình thực hiện và đã được phê duyệt, một số kế hoạch đã được điều chỉnh để phùhợp với tình hình thực tiễn

- Hạn chế: Một số trường chưa bám vào các văn bản chỉ đạo (VB 2147, 3234 củaphòng GDTrH) và kế hoạch của nhà trường để xây dựng kế hoạch bộ môn Hầu hết cáctrường chưa phân tích kĩ thuận lợi và khó khăn về năng lực bộ môn của học sinh để đánh giáchính xác về năng lực học sinh so với yêu cầu, mức độ đề thi THPT Quốc gia

* Về nội dung của kế hoạch

- Ưu điểm:

+ Về cơ bản các đơn vị đã phân bổ số tiết cho ôn tập phù hợp với tình hình thực tếcủa các nhà trường và theo yêu cầu của hội nghị từ năm 2018 (số tiết ôn tập tối thiểu là 70tiết, tối đã là 134 tiết)

+ Các đơn vị đã có sự điều chỉnh số tiết, nội dung ôn tập bám sát cấu trúc, yêu cầucủa đề tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào năm học 2018 – 2019

+ Xác định đúng kiến thức trọng tâm, thời lượng ôn tập dành cho kiến thức lớp 12 vàlớp 11 tương đối hợp lí

+ Bên cạnh các tiết ôn tác phẩm, các tổ bộ môn của các nhà trường đã xây dựng cáctiết rèn luyện kĩ năng, các chuyên đề ôn tập với các dạng bài, các tiết ôn luyện tổng hợp

- Hạn chế:

Trang 6

+ Sự sắp xếp thứ tự các tiết ôn tập chưa thật hợp lí (THPT Bình Độ, THPT Bắc Sơn+ Thời lượng ôn tập dành cho từng nội dung ôn tập chưa phù hợp (THPT Na Dương,TTGDTX Lộc Bình)

+ Xây dựng các chuyên đề ôn tập chưa phổ quát, bám sát đề thi tham khảo của Bộ(THPT Tân Thành); chưa chú ý rèn kĩ năng gắn với các dạng bài tập (THPT Tràng Định)

+ Xác định trọng tâm kiến thức, kĩ năng ở các nội dung ôn tập cụ thể và vòng ônluyện thứ ba còn lúng túng (THPT Vân Nham, THPT Bình Độ, THPT Na Dương, THPTLộc Bình)

Ví dụ: Kế hoạch ôn tập THPT Quốc gia môn Ngữ văn của THPT Bình Gia

- Tổng số tiết: 80 tiết

- Số tiết ôn kiến thức: 38 tiết

- Số tiết RLKN: 38 tiết

+ Rèn kĩ năng đọc hiểu: 8 tiết

+ Rèn kĩ năng nghị luận xã hội: 7 tiết

+ Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học: 24 tiết (Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ(1 tiết), nghị luận về nhân vật (1 tiết), nghị luận về giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩmvăn xuôi (3 tiết), nghị luận tình huống truyện (2 tiết), luyện đề thơ (7 tiết), luyện đề văn xuôi(5 tiết), luyện đề tổng hợp (5 tiết)

+ Thi thử: 4 tiết

- Những hạn chế:

+ Chưa xây dựng tiết chữa đề thi thử

+ Dung lượng số tiết dành cho từng phần ôn tập chưa thật hợp lí (số tiết đọc hiểu vàrèn kĩ năng viết đoạn văn NLXH ít)

+ Chưa xác định trọng tâm, trọng điểm kế hoạch ôn tập (chưa ôn các dạng bài nghịluận ý kiến bàn về văn học, nghị luận liên hệ, so sánh; chú trọng nhiều phần văn xuôi, xemnhẹ phần thơ)

+ Vòng 3 vẫn xây dựng nội dung ôn tập riêng dành cho đơn vị kiến thức lớp 10,11 (7tiết) là không hợp lí

+ Định hướng luyện đề chưa bám sát đề tham khảo của Bộ

3.2 Về tiến độ ôn tập của các nhà trường

- Về cơ bản, các tiến độ thực hiện kế hoạch ôn thi của các trường THPT đảm bảo

- Số tiết đã thực hiện nhiều nhất tính đến 28.2 theo báo cáo của các trường là THPT

Tú Đoạn (42/75 tiết), THPT Đồng Đăng (47/100 tiết), THPT Hữu Lũng (46/80 tiết)

- Số tiết đã thực hiện ít nhất: THPT Vũ Lễ ( 18/110 tiết), TTGDTX Lộc Bình (10/80tiết), THPT Tân Thành (28/134 tiết), THPT Đồng Bành (15/70 tiết), TTGDTX Bắc Sơn(28/100 tiết), TTGDTX Chi Lăng (15/72 tiết)

Đặc biệt, tiến độ của các TTGDTX rất chậm, cần đẩy nhanh vòng bồi dưỡng kiếnthức để bước vào ôn thi THPT Quốc gia

3.3 Về hồ sơ, giáo án, phương pháp ôn tập

- Tổ bộ môn, giáo viên có đầy đủ hồ sơ, giáo án ôn tập Giáo án được phê duyệt củaLãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn; có đầy đủ các bước lên lớp và tiến hành tổ chức cáchoạt động dạy học phù hợp

- Giáo viên có khả năng bao quát lớp, có phương pháp ôn tập phù hợp với đặc trưng

bộ môn

- Hầu hết các giáo án chưa thể hiện rõ phương pháp ôn luyện, đặc biệt là với đốitượng học sinh yếu kém; chưa chú ý dạy học phân hóa trong 1 tiết ôn tập; hệ thống đề luyệntập, rèn kĩ năng chưa bám sát đề tham khảo của Bộ

Trang 7

Thực tế trên yêu cầu Hội nghị sẽ phải thảo luận, trao đổi làm rõ hơn những nội dungsau:

- Định hướng xây dựng kế hoạch ôn thi THPT Quốc gia

- Phương pháp hướng dẫn học sinh ôn tập, rèn kĩ năng đọc hiểu

- Phương pháp hướng dẫn học sinh ôn tập, rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xãhội

- Phương pháp hướng dẫn học sinh ôn luyện, rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận vănhọc

II Định hướng xây dựng; tổ chức thực hiện và kiểm soát tiến độ, nội dung kế hoạch ôn thi THPT Quốc gia

1 Đối với các nhà trường

- Đối với các đơn vị có số tiết ôn tập còn nhiều (>40 tiết/lớp) cần bố trí xếp TKB cho

ôn tập hợp lí, tránh dồn ép chương trình Tập trung bố trí các giờ ôn tập trong các tháng3,4,5/2019

- Các nhà trường rà soát, xây dựng lộ trình thực hiện kế hoạch ôn thi cụ thể, rõ ràng,gắn với các mốc thời gian cụ thể

- Rà soát, quản lí chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch, tránh cắt xén chương trình

2 Đối với tổ chuyên môn

- Xây dựng tổng số tiết ôn thi khả thi, đảm bảo có thể thực hiện đúng, đủ, đúng tiếnđộ

- Điều chỉnh kế hoạch ôn thi đảm bảo khoa học, cụ thể, phù hợp, gắn với tình hìnhthực tế của nhà trường; xây dựng thời lượng, thời gian ôn tập mang tính khả thi Chú ý một

số nội dung sau:

+ Cân đối số tiết giữa ôn luyện kiến thức (các tác phẩm) và rèn luyện kĩ năng (đọchiểu, viết đoạn, viết bài)

+ Xây dựng dung lượng số tiết dành cho từng nội dung ôn tập (đọc hiểu, nghị luận xãhội, nghị luận văn học) dựa trên biểu điểm bài thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn và tìnhhình thực tế về năng lực bộ môn của học sinh

+ Rà soát, bổ sung các chuyên đề ôn tập còn thiếu gắn với từng dạng bài (nghị luận

so sánh, liên hệ; nghị luận về ý kiến bàn về văn học)

+ Định hướng rõ kĩ năng cần đạt ở các tiết RLKN, tránh tình trạng chỉ tập trung vào

3 Đối với giáo viên ôn tập

- Chú ý dạy học phân hóa nhiều cấp độ (trong 1 tiết, 1 lớp, 1 đơn vị kiến thức…); ápdụng linh hoạt các phương pháp dạy học, chú ý đến khâu chuẩn bị bài ở nhà, hướng dẫn họcsinh luyện tập ở nhà

- Ôn tập tiến hành đồng thời với kiểm tra, đánh giá dưới nhiều hình thức và theohướng đổi mới

Trang 8

PHẦN 2 MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ THAM LUẬN

CHUYÊN ĐỀ 1: PHƯƠNG PHÁP ÔN LUYỆN ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN CHO

HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ THI MINH HỌA

THPT QUỐC GIA 2019

Trương Hồng Duyên- TPCM Trường THPT Cao Lộc

Từ năm 2014, đề thi môn Ngữ văn đã có sự thay đổi lớn với hai phần đọc hiểu vàlàm văn Sự thay đổi này xuất phát từ xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá:đi từ sự ghi nhớkiến thức của học sinh (do thầy cô đọc hộ, hiểu hộ, cảm hộ) sang kiểm tra đánh giá năng lựcđọc hiểu của học sinh (tự mình tìm hiểu, cảm thụ, khám phá) Đổi mới này đã phát triểnđược năng lực của người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu hộinhập quốc tế

Những thay đổi nói trên đòi hỏi giáo viên đứng lớp phải năm vững và vận dụng linhhoạt các phương pháp dạy học để tổ chức các hoạt động ôn tập phù hợp, hiệu quả Từ thực

tế giảng dạy, cá nhân tôi tham vấn một số phương pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinhnhư sau:

I Nắm được cấu trúc phần đọc - hiểu

Cấu trúc phần đọc hiểu thường chia làm 2 phần: phần văn bản ngữ liệu và phần câuhỏi

- Văn bản: Có thể ở trong SGK hoặc nằm ngoài SGK

- Sau đoạn ngữ liệu sẽ là các câu hỏi (thường gồm 4 câu), được chia theo các mức độ

từ dễ đến khó theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao Cáccấp độ này có thể không chia tách độc lập mà đan cài vào nhau trong cùng một câu hỏi

Ví dụ đề minh họa 2019

Đọc đoạn trích dưới đây:

Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt.Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó.Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển Nhà văn Gail Sheehy

đã khẳng định:“Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển Nếu không phát triển thì không phải là cuộc sống Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được Những điều

đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa” Nhà văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất” Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.”

Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay đổi và không bao giờ phát triển.

(John C Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã

hội, 2015, tr.130)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1.Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong

đoạn trích

Trang 9

Câu 2.Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì?

Câu 3.Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì?

Câu 4.Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển

đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao?

Rèn kỹ năng cho học sinh:

Kỹ năng đọc hiểu văn bản là kỹ năng cơ bản mà giáo viên Ngữ văn cần phải hìnhthành cho học sinh trong suốt quá trình học tập (cùng với 2 kỹ năng viết và tạo lập văn bản)

Để làm được điều này đòi hỏi người học phải có năng lực đọc hiểu văn bản nhất định trênnền tảng kiến thức cơ bản

1 Kĩ năng đọc

- Không nên quan tâm đến văn bản ngay mà nên quan tâm đến hệ thống câu hỏi sau

đó mới quay ngược trở lại đọc văn bản

- Đọc kĩ ngữ liệu và các yêu cầu từ ngữ liệu để chuẩn bị thực hiện các yêu cầu

-Xác định xem văn bản thuộc thể loại nào: văn bản văn học hay văn bản thông tin.Cần xác đinh nội dung văn bản: căn cứ vào câu chủ đề, nhan đề, các từ khóa ở phầnvăn bản

2 Kĩ năng nhận diện câu hỏi

GV hướng dẫn học sinh căn cứ vào câu lệnh (câu hỏi) để từ đó xác định phạm vi câutrả lời Có thể dựa theo các căn cứ sau:

- Căn cứ vào các từ chỉ số lượng:

Các, những Câu trả lời sẽ phải bằng hoặc lớn hơn 2 p án

Chính, chủ yếu Chỉ nêu 1, 2 p.án trả lời

Chỉ hỏi chung, ko có từ chỉ số lượng Lớn hơn hoặc bằng 1 phương án trả lời

Căn cứ vào từ hỏi để xác định mức độ của câu hỏi

+ Mức độ nhận biết thường được hỏi dưới các dạng như: hãy chỉ ra; nêu ; căn cứ

vào văn bản; theo tác giả,…

Câu 1 Chỉ ratác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong

đoạn trích)

+ Mức độ thông hiểu thường được hỏi dưới các dạng như: anh/ chị hiểu thế nào;

theo anh/chị; tác dụng; ý nghĩa,…

Câu 2 Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì?

Câu 3 Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì?

+ Mức độ vận dụng thường được hỏi dưới các dạng như: vì sao; đúng – sai; đồng

tình hay không đồng tình; nêu ý kiến; giải pháp,…

Câu 4 Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao?

3 Kỹ năng trả lời câu hỏi.

3.1 Câu hỏi nhận biết

3.1.1 Chú ý phân biệt sự khác nhau giữa Phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt (Học sinh thường nhầm lần 2 khái niệm này).

- Một số dấu hiệu nhận biết các phương thức biểu đạt thường gặp trong đề thi

Tự sự - Nhân vật (nhân vật có tính cách)

- Có cốt truyện, chi tiết

Trang 10

- Có sự kiện kể theo thời gian, không gian, tâm tưởng…

- Ngôi kể (phương thức trần thuật)

Nghị luận

- Gồm luận điểm lớn và các luận điểm nhỏ

- Các luận cứ, luận chứng phải hợp lý, chặt chẽ, thuyết phục

- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để nêu ý kiến đánh giá, bàn luận; thểhiện quan điểm, thái độ của mình trước vấn đề cuộc sống

- Sử dụng nhiều thao tác lập luận

- Một số dấu hiệu nhận biết các phong cách ngôn ngữ thường gặp trong đề thi

Nghệ thuật Chú ý đến hình tượng nghệ thuật, sử dụng đa dạng, phát huytriệt để giá trị của các biện pháp tu từ ngữ âm – ngữ pháp – ngữ

nghĩa

Báo chí Chú ý đến hệ thống các từ ngữ tùy theo lĩnh vực bài báo hướngđến và các thông tin có tính thời sự (thời gian, địa điểm, nhân

vật, sự kiện, nguyên nhân, cách thức…)

Có lớp từ khẩu ngữ (hết xảy, hết ý, hết sức, cút, chuồn, ), dùng

từ địa phương, tiếng lóng; thường sử dụng câu đơn, sử dụng đadạng kết cấu tỉnh lược có xen yếu tố dư, lặp lại

* Khi biên soạn đề đọc – hiểu và hướng dẫn học sinh luyện tập, giáo viên chú ý yêucầu học sinh xác định cả phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ trong cùng một ngữliệu để học sinh không nhầm lẫn hai khái niệm đó:

Ví dụ: Văn bản Thư của cha – Nguyên Hương

Đọc văn bản sau và xác định phong cách ngôn ngữ, các phương thức biểu đạt chính:

Trang 11

Giấy báo con đậu đại học

Mẹ mừng quýnh vấp bờ nương

Cha mừng buông rơi cán cuốc

Vùng kinh tế mới tưng bừng

Vội bán non hai sào đậu

Cho con hành trang lên đường

“Thị thành xa hoa rực rỡ

Mình nghèo ráng học nghe con”

Con đi việc nhà dồn lại

Vai mẹ thêm gầy mẹ ơi!

Bầy em vẫn còn thơ dại

Mình cha cặm cụi trên đồi

Thư cha đến giữa giảng đường

Con đọc quên nghe thầy giảng

Lá thư còn đọng mùi hương

Cỏ rơm, đất bùn, mưa nắng…

“Việc đồng dạo này bận quá

Nhớ con không biết làm xao

Con hãy dữ dìng sức khỏe

À nhà vừa bán con heo…”

Thư viết đầy lỗi chính tả

Con bật khóc giữa giảng đường

Vòng tay nuôi con khôn lớn

Lần đầu cầm bút rưng rưng…

(Thư của cha, Nguyên Hương)

 Trả lời:

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự

- Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

3.1.2 Phân biệt hai biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ

a Giống nhau

 Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác

 Cùng dựa trên quy luật liên tưởng

 Tác dụng của ẩn dụ và hoán dụ : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc

b Khác nhau

- Cơ sở liên tưởng khác nhau:

Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, dù hai sự vật đó không liên quan đến nhau

nhưng giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn

Ví dụ :

Thuyền về có nhớ bến chăng?

- Như vậy, thuyền và bến trên thực tế không liên quan đến con người, nhưng dựa vào đặc tính giống nhau ta thấy được hình ảnh ẩn dụ

Trang 12

thuyền - người con trai (người đang xuôi ngược, đi lại - di động)

bến - người con gái (kẻ đang đứng đó, ở lại - cố định)

Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận ( gẫn gũi ) giữa các đối tượng, tức là hình

ảnh A và B có liên quan đến nhau Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mốiquan hệ gần kề

3.2 Câu hỏi thông hiểu

- Nêu nội dung của văn bản

- Nêu cách hiểu 1 câu, 1 thông

điệp trích từ văn bản

Trả lời 2 câu hỏi:

- Văn bản nói về/ đề cập đến điều gì?

- Nói về vấn đề ấy nhằm mục đích gì/ với thái độnào?

Xác định tình cảm, thái độ của

tác giả thể hiện trong văn bản

Gồm 3 bước:

- Bước 1: Đọc văn bản, cố gắng xác định thái độ

chung (tích cực - trung hòa – tiêu cực)

- Bước 2: Căn cứ thái độ ấy lựa chọn cụm từ phù hợp

+ Tích cực: ngợi ca, đề cao, trân trọng, khâm phục,

biết ơn, xót xa, bênh vực, đồng cảm, chia sẻ,

+ Trung hòa: khẳng định, lo ngại, cảnh báo, cảnh

tỉnh

+ Tiêu cực: phê phán, lên án, đả kích, châm biếm

- Bước 3: Căn cứ vào phần trên phát biểu nội dung với cụm từ phù hợp

+ Thông qua văn bản, tác giả đã

+ Đồng thời người viết cũng thể hiện thái độ

* Lưu ý: Trả lời câu hỏi đọc – hiểu thường chỉ cần tìm trong ngữ liệu

Ví dụ: Văn bản Thư của cha – Nguyên Hương

- Nội dung chính của văn bản: Văn bản thuật lại những cảm xúc tự hào, hạnh phúccủa đấng sinh thành khi nhân vật trữ tình thi đậu đại học

- Tình cảm, thái độ của tác giả: ca ngợi tình yêu thương và đức hi sinh vô bờ của cha

mẹ để con cái có thể thực hiện ước mơ của mình

Trang 13

3.3 Câu hỏi vận dụng

Nêu thông điệp của văn bản - Cố gắng tìm ra 2 thông điệp

 Nếu gặp khó khăn thì căn cứ vào 2 nội dung sau:

phần trả lời của các câu trên và vấn đề được nêu

ra trong câu nghị luận xã hội

Trình bày quan điểm về ý kiến

trong văn bản

Gồm 2 bước:

- Bước 1: Nêu rõ thái độ những câu như sau:

+ Đồng ý: Ý kiến trên hoàn toàn xác đáng/ rất đúng

Ví dụ: Văn bản Thư của cha – Nguyên Hương

Nhận xét về việc tác giả trích nguyên văn các lỗi chính tả trong bức thư của ngườicha gửi cho con qua khổ thơ sau:

“Việc đồng dạo này bận quá Nhớ con không biết làm xao Con hãy dữ dìng sức khỏe

À nhà vừa bán con heo…”

 Nhận xét việc tác giả trích nguyên văn các lỗi chính tả:

Điều này thể hiện được sự chân thật, lam lũ của người cha và tình yêu thương chânthành, bình dị và sâu đậm của người cha dành cho con

Đồng thời, việc này cũng bộc lộ rõ được tình yêu thương, lòng trân trọng đầy thấm thía củanhân vật trữ tình dành cho cha của mình

III Một số lưu ý chung

1 Về trình bày

Học sinh cần phải trình bày khoa học, không nên tẩy xóa , viết chèn dòng trong bài.Nếu có sai thì gạch chéo và làm lại Cần dùng các kí hiệu thống nhất với đề bài

2 Về nhận diện câu hỏi

Đọc kĩ yêu cầu đề để xác định nội dung câu hỏi có mấy ý, từ đó trả lời cho đúng,trúng vấn đề

+ Ví dụ nếu đề hỏi chỉ ra các phương thức/ các thao tác lập luận trong văn bản trênthì câu trả lời sẽ từ hai phương thức/ hai thao tác trở lên Nhưng nếu câu hỏi chỉ ra thao tácnào/ phương thức nào là chính hoặc chủ yếu thì câu trả lời chỉ là một phương thức/ một thaotác

+ Nếu trong câu hỏi có các cụm từ: theo tác giả, trong đoạn trích thì học sinh chỉ

cần tìm câu trả lời trong chính văn bản

3 Về cách trả lời và thời gian làm bài

Văn bản đọc hiểu thường không dài nên yêu cầu học sinh đọc văn bản để chọn câutrả lời cho phù hợp Các em cần đọc lướt để tìm chủ đề hoặc ý chính, đọc kĩ để tìm chi tiết,

Trang 14

thông tin Câu trả lời cần trực tiếp, ngắn gọn, chính xác, đầy đủ Hỏi gì trả lời đó, không trảlời thừa Phần câu hỏi vận dụng thường chỉ trả lời trong khoảng 5 – 7 câu (không quá 10dòng)

Thời gian làm bài thi môn Ngữ văn là 120 phút cho nên phần đọc hiểu học sinh chỉnên sử dụng từ 15 đến 20 phút Vì vậy câu trả lời phải ngắn ngọn, chính xác và đầy đủ, tuyệtđối không lan man, dài dòng

IV Một số đề đọc hiểu tham khảo

Đề 1 Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu:

Muốn trở thành người giá trị, đầu tiên hãy làm cho mọi lời nói của bạn có giá trị Nếu bạn hứa sẽ dạy đứa em học thêm toán, hãy làm điều đó.Nếu bạn hứa với ba mẹ sẽ đi chơi về đúng giờ, hãy về đúng giờ Nếu bạn hứa sẽ gặp ai đó, đừng quên mất họ Khi bạn tự hứa sẽ không nói dối, không hút thuốc nữa…hãy cố gắng bằng mọi cách thực hiện nó Bạn

sẽ không thể sống thoải mái khi tâm khảm tự đánh giá mình là một người thất hứa, một người không giữ lời, một người yếu đuối và vô trách nhiệm.

Không nhất thiết phải có từ “tôi hứa” thì mới là lời hứa Một câu nói, một câu khẳng định, lời đề nghị trong câu chuyện thông thường đều có thể xem như là lời hứa Việc thất hứa ảnh hưởng tới cách người khác nhìn nhận và đánh giá về bạn Hãy thử hứa gì đó và quên nó đi một vài lần, lời nói của bạn sẽ chẳng còn tí giá trị nào với ai cả Nhưng, nếu như bạn có thể giữ đúng lời hứa, lời nói của mình, tôi dám chắc mọi lời nói của bạn về sau đều

có trọng lượng và đáng giá Giữ được lời hứa với mọi người, bạn sẽ có lòng tin và giữ được nhiều thứ khác nữa

Giữ lời hứa, chính là tạo danh dự cho bản thân, thể hiện bạn là người tự trọng và

có tinh thần trách nhiệm Nuốt lời hay thất hứa, cũng giống như kẻ nói dối, kẻ ba hoa hay thùng rỗng kêu to vậy Chẳng ai đánh giá cao những người đó Vậy nên, để khiến bản thân giá trị, hãy làm cho lời nói của bạn có giá trị như chính con người bạn.

(Sống như ngày mai sẽ chết, Phi Tuyết, Nxb Thế giới, tr.86-88, 2017)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Văn bản đã chỉ ra việc thất hứa có tác hại như thế nào?

Câu 3: Xác định nội dung của văn bản

Câu 4: Anh/ chị có đồng ý với ý kiến: “Giữ lời hứa, chính là tạo dựng danh dự cho

bản thân, thể hiện bạn là người tự trọng và có tinh thần trách nhiệm” không? Vì sao?

Đề 2 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

… Mùa lúa chét rộn rã quê nhà Hừng đông tôi theo ông ra đồng mót những bông lúa chét 1 co ro trong mùa đông cô lạnh trong niềm nuối tiếc khôn nguôi khi từ giã đám trẻ quanh sân lúa Những bông lúa chét trơ vơ vương vãi khắp cánh đồng, dấu chân ông bấu vào đất, nước lạnh căm căm Bình minh lên cũng thập thững phía bên kia đồi, tia nắng yếu

ớt không làm cho cơn gió mùa ấm dần lên Ông cúi nhặt nâng niu từng hạt lúa còn sót lại Cánh đồng mênh mang gốc rạ, ông vạch tìm từng bông lúa còn nấp mình trong cỏ Khói đốt đồng bảng lảng vờn quanh xóm nhỏ, gió đồng thổi rưng rức rít vào da thịt Đám cỏ khô ngún cháy bừng bừng, khói dày đặc vẽ lên nền trời đồng những mảng khói mơ hồ thê thiết Tôi thích nhìn những ngọn khói vô tình bay lên rồi tan biến Để những điều mông muội theo từng đợt khói hòa vào trời đông tê cóng Tôi theo ông qua từng cánh đồng Lúa chét không nhiều mà hạt lúa cũng không căng mẩy Nhưng nó là món quà cho những năm thiếu gạo, cho những tháng ngày túng quẫn Những cánh đồng cứ nối dài theo mỗi bước ông đi Ông nâng niu những bông lúa mà người ta đã bỏ quên, để chia sẻ một phần cơ cực cho gia đình Dáng ông nhỏ nhoi giữa đồng, cơn gió mùa thổi qua chạm vào những nốt đồi mồi đã

1

Trang 15

kéo dày trên người ông Tôi lặng bước bên ông, để cố nhặt thật nhiều bông lúa Để khỏi nhìn thấy ông cả đời cúi mình trước lúa Ông vẫn bảo: "Cây lúa cúi càng thấp thì càng nhiều hạt Đời người đừng quá vội ngẩng cao đầu" Tôi vẫn nhớ lời ông dạy vào những ngày đông rét mướt, để an yên bước qua những ngày tất tưởi…

(Trích Gió đồng đương thổi, Nguyên Khối, theo, ngày 09/12/2016)

Câu 1 Chỉ ra 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 Nêu nội dung của đoạn trích.

Câu 3 Vì sao hai ông cháu lại đi mót lúa chét?

Câu 4 Nêu cảm nhận của anh/chị về chi tiết: Ông cúi nhặt nâng niu từng hạt lúa còn

2 - Tác hại của việc thất hứa:

+ Khiến chúng ta không thể sống thoải mái với lương tâm của mình

+ Lời nói của chúng ta sẽ chẳng còn giá trị nào với ai cả, mất lòng tin và

nhiều thứ khác nữa trong mối quan hệ với mọi người

0,5

3 - Nội dung của văn bản:

+ Với những lí lẽ cụ thể, xác đáng, văn bản thể hiện quan điểm đúng đắn

của tác giả về sức mạnh của lời hứa trong việc xây dựng giá trị và niềm

tin của mỗi con người

+ Qua đó, tác gỉa cũng khẳng định mỗi cá nhân cần coi trọng việc giữ lời

hứa với mọi người, rèn luyện thói quen dám chịu trách nhiệm với những

hành động của mình

1,0

4 - Ý kiến trên hoàn toàn đúng

- Học sinh có thể đưa ra nhiều cách lí giải, đảm bảo hợp lí, thuyết phục

- Câu trả lời gợi ý:

+ Khi nói được làm được, lời nói của ta sẽ có trọng lượng và đáng giá, sẽ

nhận được sự tin tưởng của những người xung quanh

+ Thực hiện lời hứa là cách chúng ta tôn trọng chính mình và tôn trọng

2 - Nội dung của đoạn trích: Kí ức của người cháu về những năm tháng

3 - Hai ông cháu đi mót lúa chét để có thêm chút lúa (gạo) chia sẻ một phần

cơ cực của gia đình, cùng bước qua những ngày túng quẫn, đói kém

1,0

4 - Thí sinh chọn một chi tiết bất kì trong đoạn trích để bày tỏ cảm nhận, ví

dụ: dấu chân ông bấu vào đất, nước lạnh căm căm/ Ông cúi nhặt nâng

niu từng hạt lúa còn sót lại./ Dáng ông nhỏ nhoi giữa đồng, cơn gió mùa

thổi qua chạm vào những nốt đồi mồi đã kéo dày trên người ông…

- Thí sinh phải lí giải được một cách hợp lí, thuyết phục vì sao lại có cảm

1,0

Trang 16

xúc sâu đậm với chi tiết đó

CHUYÊN ĐỀ 2: PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNGVIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN

XÃ HỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ THI MINH HỌA THPTQG 2019

2 Yêu cầu của một bài NLXH

- Đảm bảo kỹ năng nghị luận nói chung: tập trung hướng tới luận đề để bài viết khôngtản mạn, có ý thức triển khai thành những luận điểm chặt chẽ, nhất quán, tìm được nhữngdẫn chứng xác đáng, giàu sức thuyết phục bằng các thao tác lập luận: giải thích, phân tích,chứng minh, bình luận, bác bỏ

- Đảm bảo về kiến thức mang màu sắc chính xã hội: những hiểu biết về chính pháp luật, những kiến thức cơ bản về truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, tâm lí- xãhội những tin tức thời sự cập nhật Đoạn văn phải thể hiện được những nhận thức đúngđắn, sâu sắc về vấn đề nghị luận

trị Đảm bảo mục đích, tư tưởng đúng đắn: phải xuất phát từ một lập trường tư tưởngtiến bộ, cao đẹp, hướng tới chân, thiện mĩ; vì con người, vì sự tiến bộ chung của toàn xãhội để bàn bạc, phân tích, khen chê và đề xuất ý kiến

3 Các dạng đề NLXH chính

- Bàn về một vấn đề tư tưởng đạo lí

- Bàn về một hiện tượng xã hội

- Bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

II PHƯƠNG PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NLXH THEO HƯỚNGĐỀ MINH HỌA THPTQG

1 Ôn tập, củng cố các kiến thức công cụ

1.1 Kiến thức về đoạn văn

Đề bài yêu cầu viết đoạn văn 200 chữ, học sinh cần trình bày trong một đoạn văn (không được ngắt xuống dòng), dung lượng an toàn khoảng 2/3 tờ giấy thi (khoảng trên

dưới 20 dòng viết tay), có thể nhiều hơn vài dòng cũng không bị trừ điểm ( tối đa 1 tranggiấy thi)

Để làm bài HS cần hiểu được kiến thức về đoạn văn(đã học ở cấp 2) Đoạn văn là đơn

vị trực tiếp tạo nên văn bản, biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh trong hệ thống ý hướng tới chủ đề chung của văn bản Đoạn văn được bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết

thúc bằng dấu chấm xuống dòng

Cấu trúc một đoạn văn: Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề

+ Từ ngữ chủ đề: là các từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểuđạt

+ Câu chủ đề: là câu nêu lên ý chính của toàn đoạn, mang nội dung khái quát, ý nghĩangắn gọn Thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn

+ Các câu trong đoạn: Có nhiệm vụ triển khai và làm rõ chủ đề của đoạn; trình bày theocác phép diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp…

Trang 17

- Mỗi đoạn văn nằm trong một văn bản và thực hiện một luận điểm của văn bản Khi đặt

bút viết, HS cần trả lời câu hỏi: chủ đề/ luận điểm đoạn văn mình viết là gì? Để làm sáng

tỏ chủ đề/ luận điểm ấy, cần phải nêu luận cứ cụ thể nào? Vì vậy, khi viết đoạn văn, có

một điều quan trọng hs cần nắm vững đó là bố cục cơ bản của một đoạn văn NLXH, cáchtriển khai ý, cách viết câu Trong khi viết đoạn văn, Hs sử dụng các thao tác lập luận nhưgiải thích, phân tích, so sánh, bình luận Trong Hướng dẫn chấm thi của Bộ năm 2018, cólưu ý GV khi chấm: không cho điểm tối đa đối với các bài làm có cách triển khai ý như 1bài văn! Đây chính là kỹ năng cứng mà HS cần thiết phải có

1.2 Kiến thức về kiểu bài

1.2.1 Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí (cấu trúc của kiểu bài này có thể tham

khảo trong các tài liệu bồi dưỡng chuyên môn những năm trước)

1.2.2 Kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống (cấu trúc của kiểu bài này có thể

tham khảo trong các tài liệu bồi dưỡng chuyên môn những năm trước)

1.2.3 Kiểu bài về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (cấu trúc của kiểu

bài này có thể tham khảo trong các tài liệu bồi dưỡng chuyên môn những năm trước)

1 Rèn kĩ năng phân tích đề

Các đề thi chính thức năm 2017, 2018, 2019 có những yêu cầu như sau:

* Đề thi THPT QG 2017: Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn

khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống.

* Đề thi THPT QG năm 2018: Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn

văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực của mỗi cá nhân

trong cuộc sống hiện nay

* Đề thi minh họa QG năm 2019: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị

hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống

- Như vậy:

+Về hình thức: viếtđoạn văn khoảng 200 chữ.

+ Về nội dung: Thay vì nghị luận một vấn đề trọn vẹn, đề chỉ yêu cầu nghị luận về

một khía cạnh nội dung của vấn đề.

+ Về thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.

+ Về phạm vi tư liệu, dẫn chứng: trong đời sống.

Để xác định đúng các yêu cầu trên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định yêucầu trọng tâm (lệnh chính – lệnh phụ của đề và phạm vi dẫn chứng cần sử dụng) bằng cáchgạch chân từ - cụm từ quan trọng trong đề

2.2 Rèn kĩ năng lập ý(nghị luận về một khía cạnh nội dung của vấn đề)

- Phần mở đoạn (nêu vấn đề): Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần bàn luận Phần này

yêu cầu viết ngắn gọn, chính xác, nhất thiết phải nêu được vấn đề theo yêu cầu của đề bài(vốn được nêu ra ở câu lệnh của đề bài) Phần mở đoạn học sinh tránh diễn giải dài dòng,chỉ nêu ý khái quát Dung lượng nằm ở khoảng 2-3 dòng để mở đoạn Phần này phải có cáinhìn tổng quát, khái quát được nội dung mà đề thi yêu cầu Phải hiểu được đề thi bàn về vấn

đề gì? Nên viết theo hướng: nêu nội dung khái quát rồi dẫn câu nói vào (hoặc không dẫnnguyên câu thì trích vào cụm từ khóa)

-Phần Thân đoạn (giải quyết vấn đề):

+ Giải thích khái niệm (nếu có), tức là trả lời câu hỏi “là gì?” Phần này có thể giải

thích nghĩa đen, nghĩa bóng của từ ngữ ( nếu là đề bàn về tư tưởng đạo lý), hoặc giải thíchhiện tượng đời sống ( nếu đề bàn về hiện tượng đời sống)… tùy theo từng vấn đề mà phảigiải thích các cụm từ khóa, cả câu phần này dung lượng khoảng 3-4 dòng

Trang 18

+ Bàn luận: bàn luận thẳng vào khía cạnh nội dung đề yêu cầu Tránh phân tích biểu

hiện, lý giải dài dòng Dung lượng nằm trong khoảng 12 dòng Bàn luận về vấn đề, đánh giáphẩm chất, hiện tượng…, đặt ra một số câu hỏi lật ngược lại vấn đề, nhìn vấn đề sâu hơn ởnhiều góc độ… Ví dụ hiện tượng,phẩm chất,ý kiến ấy có luôn đúng, sai, tốt, xấu?

Đặt ra các câu hỏi – vì sao – tại sao – sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý

Bài văn 200 từ nhưng bạn có thể viết tới 250 từ (tương đương trên 20 dòng)

Để viết được đoạn văn nghị luận xã hội đạt điểm cao, ngoài những kỹ năng cứng nhưtrên, HS cần có những kỹ năng mềm như nắm bắt tình hình xã hội, những vấn đề nóng của

XH đang diễn ra mang tính thời sự HS bắt buộc phải đưa dẫn chứng vào bài làm nhưngtránh đưa vào bài quá nhiều dẫn chứng hoặc những dẫn chứng đã quá quen nhàm Tránh hôkhẩu hiệu, lan man, dài dòng

3 Những tồn tại cần lưu ý

- Trong Hướng dẫn châm thi của Bộ năm 2018, có lưu ý GV khi chấm: không cho

điểm tối đa đối với các bài làm có cách triển khai ý như 1 bài văn!

-Hiện nay, vẫn tồn tại một hiện tượng đáng ngại, đó là có những giáo viên tuy nắm bắt

chính xác tinh thần của Bộ, hiểu yêu cầu về nội dung và hình thức một đoạn văn, nhưng bị

ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông, lo lắng cái đúng có nguy cơ bị cái sai lấn át, lo học sinhmình thiệt thòi, mất điểm, đành khuyên trò "thừa hơn thiếu cho yên tâm" nên đã dạy cho HS

viết đoạn văn như một bài văn thu nhỏ.Điều này kiến cho bài làm của HS sai về vấn đề

nghị luận/ Thứ hai, sai về cấu trúc nội dung của đoạn văn!Đó cũng là nguyên nhân khiến cáisai ngày càng lan rộng, và mặc nhiên thành một giải pháp an toàn(!)

-Ngoài ra, cũng còn hiện tượng một số thầy cô khi ra đề NLXH chưa thật lưu tâmtrong câu lệnh, có khi yêu cầu "viết bài luận khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ về " thay

vì yêu cầu "viết đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ về "! Sự thiếu nhất quán khidùng thuật ngữ "bài văn/ đoạn văn" cũng là nguyên nhân khiến học trò băn khoăn khi triểnkhai ý cho đoạn văn NLXH!

III Một số đề tham khảo

Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác Rằng chẳng có ước mơ nào là tầm thường Và chúng ta học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia.

Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào.

Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận Đó là lý

do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác Cha mẹ ta, phần đông đều làm những công việc rất bình thường Và đó là một thực tế

mà chúng ta cần nhìn thấy để trân trọng không phải để mặc cảm, để bình thản tiến bước

Trang 19

không phải để tự ti Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả là kỹ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính.

Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường.”

Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của Anh/Chị về vấn đề được

nêu ra trong phần đọc hiểu:“Ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.”

Đề số 2:

“Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà Cách thức ở đây cũng rất đơn giản đầu tiên bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm… Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.

Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh Khi xây dựng được bản lĩnh bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình

mà còn được người khác thừa nhận và yêu mến hơn.”

(Tuổi trẻ.vn – Xây dựng bản lĩnh cá nhân)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến:

“Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách”.

Đề số 3:

Sự chia sẻ cũng làm giảm bớt đi những nỗi sợ hãi, nhàm chán trong cuộc sống của chúng ta do nó thúc đẩy những mối giao tiếp xã hội và làm tăng cảm giác sống có mục đích, cảm giác an toàn cho mỗi người.

Một kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, những người xem nhiều tin tức trên truyền hình thường lo sợ thái quá về mối hiểm nguy đối với cuộc sống bình yên, hạnh phúc của họ Nguyên do là vì phần lớn các chương trình truyền hình đều tập trung đưa thêm những bản tin, những hình ảnh rùng rợn, bất an, làm nảy sinh tâm lý hoang mang, sợ hãi trong lòng khán giả.

Và đáng ngại hơn, cuộc sống hiện đại đang xuất hiện ngày một nhiều “những cái kén người” tìm cách sống thu mình Nói cách khác, những người này chỉ muốn tự nhốt mình trong tháp ngà của những mối quan hệ với người thân mà tự đánh mất dàn mối quan hệ với hàng xóm Chính lối sống ích kỷ này càng làm cho họ dễ bị kẻ xấu tấn công và dễ gặp những chuyện nguy hiểm hơn.

Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng, từ đó bắt đầu một quá trình tạo nên sự khác biệt.Cội nguồn của mọi hiểm nguy đều xuất phát từ hệ quả của những mặt trái xã hội, nhưng thường thì chúng ta không dám nhìn thẳng vào vấn đề này Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó Chúng ta cần có thái độ thích hợp để làm giảm thiểu những nguyên nhân gây ra mọi bất ổn trong cuộc sống của mình.

(Cho đi là còn mãi –Azim Jamal & Harvey McKinno)

Trang 20

Viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu “Bản chất của sự việc diễn

ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó”được gợi ra ở phần

Đọc hiểu

Gợi ý:

Đề 1

Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của

Anh/Chị về vấn đề được nêu ra trong phần đọc hiểu: “Ước mơ chẳng

đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức thực hiện ước mơ mới đưa bạn

đến nơi bạn muốn.”

2.0

a Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn Mở đoạn nêu

được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận

được vấn đề

( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: ước mơ

và cách thức thực hiện ước mơ

0.25

0.25

c Triển khai vấn đề nghị luận:Có thể trình bày theo nhiều cách khác

nhau nhưng cần có lập luận hợp lí, thuyết phục, bày tỏ quan điểm rõ

ràng, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp

luật Trong đó cần thể hiện được:

- Giải thích ý kiến:

+ Ước mơ: là khát vọng, là những điều tốt đẹp mà mỗi chúng ta

hướng tới, muốn đạt được trong tương lai

+ Cách thực hiện ước mơ: là hành động cụ thể để thực hiện những dự

định mình đặt ra

+ Cả ý kiến muốn nhấn mạnh, ước mơ là ý tưởng, là suy nghĩ, muốn

biến nó thành hiện thực phải hành động Nếu chỉ suy nghĩ, chỉ có ý

tưởng thì nó sẽ chẳng đem lại cho mình kết quả gì Còn nếu bắt tay

vào thực hiện thì mình sẽ đạt được điều mình muốn

- Bàn luận/nêu suy nghĩ:

+ Sự khác biệt giữa ước mơ và cách thực hiện ước mơ

+ Vai trò của ước mơ trong cuộc đời mỗi người: Ở đời ai cũng có ước

mơ, có những người ước mơ cao siêu, vượt khả năng, có những người

lại ước mơ quá nhỏ so với khả năng mình có, cũng có những người

biết mình lài ai để xác định mục tiêu phù hợp với năng lực của mình

+ Vậy nên, có những người thành đạt và những người chưa thành đạt:

Thành đạt vì họ có ước mơ, họ đã thành công với ước mơ của họ

Chưa thành đạt là họ chưa đạt được những gì họ ước mơ

+ Cách để biến ước mơ thành hiện thực: có ước mơ và sau đó là có

hành động cho ước mơ Hành động là cả một hành trình Hành trình

sẽ có cả sự suôn sẻ và vấp ngã Vấp ngã lại đứng lên, có thể là tìm

mọi cách để đứng lên Và cuối cùng sẽ là thành công

- Bài học: Hãy xác định mục tiêu cho tương lai và hành động để thực

hiện mục tiêu ấy

1.0

Trang 21

d Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn

đề nghị luận

0,25

e Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt

câu ( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) 0,25

Đề 2:

Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suynghĩ của Anh/Chị về vấn đề được nêu ra trong phần đọc

hiểu: “Ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.”

2.0

a Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn Mởđoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai đượcvấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề

( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạolí: ước mơ và cách thức thực hiện ước mơ

0.25

0.25

c Triển khai vấn đề nghị luận:Có thể trình bày theo nhiềucách khác nhau nhưng cần có lập luận hợp lí, thuyếtphục, bày tỏ quan điểm rõ ràng, không vi phạm cácchuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật Trong đócần thể hiện được:

sẽ đạt được điều mình muốn

- Bàn luận/nêu suy nghĩ:

+ Sự khác biệt giữa ước mơ và cách thực hiện ước mơ

+ Vai trò của ước mơ trong cuộc đời mỗi người: Ở đời aicũng có ước mơ, có những người ước mơ cao siêu, vượtkhả năng, có những người lại ước mơ quá nhỏ so với khảnăng mình có, cũng có những người biết mình lài ai đểxác định mục tiêu phù hợp với năng lực của mình

+ Vậy nên, có những người thành đạt và những ngườichưa thành đạt: Thành đạt vì họ có ước mơ, họ đã thànhcông với ước mơ của họ Chưa thành đạt là họ chưa đạtđược những gì họ ước mơ

1.00

Trang 22

+ Cách để biến ước mơ thành hiện thực: có ước mơ vàsau đó là có hành động cho ước mơ Hành động là cả mộthành trình Hành trình sẽ có cả sự suôn sẻ và vấp ngã.

Vấp ngã lại đứng lên, có thể là tìm mọi cách để đứng lên

e Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả,

dùng từ, đặt câu ( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)

0,25

Đề 3

HƯỚNG DẪN CHẤM

Viết đoạn văn ( 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về

câu “Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó”được

gợi ra ở phần Đọc hiểu

2.0

a Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn Mởđoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai đượcvấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề

( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng

đạo lí: câu “Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó”

0.25

0.25

c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vậndụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt,nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫnchứng; rút ra bài học nhận thức và hành động Cụ thể:

* Giải thích: Ý nghĩa của cả câu: luôn sẵn sàngđón nhận những khó khăn, gian khó trong cuộc sống

* Bàn luận

- Tác dụng:

+Dù chặng đường đến với thành công nhiềuchông gai nhưng quan trọng khi chúng ta sẵn sàng đốimặt với tất cả điều đó sẽ cảm nhận được giá trị đích thựccủa cuộc sống

+ Vươn tới được ước mơ của mình

+ Luôn lạc quan trước những thử thách cuộc sống

- Phê phán những người thụ động, luôn bi quanchán nản trước những khó khăn thử thách Họ luôn thấynhũng điều tiêu cực, chán nản và mất niềm tin vào cuộc

1.0

Trang 23

sống mà quên đi giá trị của bản thân sau những lần vấp

e Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả,

dùng từ, đặt câu ( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm)

0,25

Trang 24

CHUYÊN ĐỀ 3: ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

NĂM 2019 PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI

Hoàng Thị Khánh Xuân – TTrCM trường THPT Chuyên Chu Văn An

La Thúy Vân – TTrCM trường THPT Lộc Bình

PHẦN MỘT:

HỆ THỐNG KIẾN THỨC VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

TÂY TIẾN (Quang Dũng)

- Con người: Tài hoa, sống hồn hậu, lạc quan

- Vị trí: Quang Dũng là một trong số những cây bút tiêu biểu của thơ ca thời khángchiến chống Pháp

1.2 Sự nghiệp sáng tác

- Tác phẩm tiêu biểu: Các tập thơ Bài Thơ Sông Hồng (1956), Rừng Biển QuêHương (1957), Mây Đầu Ô (1986); truyện ngắn Mùa Hoa Gạo (1950); hồi ký Làng ĐồiĐánh Giặc (1976)

- Đặc điểm thơ Quang Dũng:

+ Hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, tài hoa

+ “Thơ Quang Dũng…đầy chất họa, chất nhạc” (GS Nguyễn Đăng Mạnh) Cảmhứng dạt dào trong thơ của ông là cảm hứng lãng mạn, không rời xa hiện thực mà luôn gắnvới cuộc chiến đấu gian khổ của quân và dân ta

+ “Thơ Quang Dũng có một giọng điệu, một sự hòa âm khá đặc sắc Ấy là sự vậndụng những thanh bằng, thanh trắc trong một đoạn thơ, kể cả những tiếng gieo vần Nhà thơ

đã khéo léo sử dụng bút pháp hòa âm táo bạo” (Lê Bảo, Nhà văn và tác phẩm trong nhàtrường)

2 Tác phẩm

2.1 Hoàn cảnh sáng tác

Tây Tiến là đơn vị bộ đội thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Làobảo vệ biên giới Việt – Lào Địa bàn hoạt động suốt miền núi Tây Bắc tới miền Tây ThanhHoá Những người lính trong đoàn quân Tây Tiến chủ yếu là học sinh, trí thức Hà Nội Họchiến đấu rất gian khổ, thiếu thốn về vật chất, chết vì sốt rét nhiều hơn là vì súng đạn Tuyvậy, các anh vẫn phơi phới tinh thần lạc quan anh hùng Người lính mang trong mình sự trẻtrung khoẻ khoắn, hào hoa, thanh lịch Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vịkhác, nhớ lại những kỉ niệm về đơn vị cũ nên đã viết "Tây Tiến" Bài thơ ban đầu có tựa đề

“Nhớ Tây Tiến" in trong tập thơ “Mây đầu ô”

2 Nội dung

2.1 Đoạn 1

Đoạn thơ mở đầu và kết thúc bằng nỗi nhớ Mở đầu là nỗi “nhớ chơi vơi” Kết thúcbằng từ cảm thán “Nhớ ôi!” Có lẽ vì vậy mà nỗi nhớ như bao trọn cả thiên nhiên và conngười dược nhắc đến Đồng thời cách diễn đạt ấy khiến nỗi nhớ trở nên da diết, đằm thắmhơn

a Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc

Trang 25

- Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, hoang vu: Tác giả đã sử dụng hàng loạtphép tu từ để khắc họa: Liệt kê địa danh, khắc họa hình ảnh (dốc), từ ngữ, ngắt nhịp…->Thiên nhiên dữ dội, hoang vu, khắc nghiệt

- Thiên nhiên thơ mộng, trữ tình: Hình ảnh: Hoa về trong đêm hơi, mưa xa khơi gợi

vẻ đẹp đến dịu dàng của thiên nhiên

- Hệ thống thanh bằng trong câu thơ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi mở ra mộtkhông gian dàn trải, mênh mông, đẹp một cách yên bình

=> Bức tranh của núi rừng miền Tây được vẽ bằng bút pháp vừa hiện thực, vừa lãngmạn, vừa giàu chất họa lại giàu chất nhạc Nét vẽ vừa gân guốc, mạnh mẽ, dữ dội nhưng lạicũng rất mềm mại tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho bức tranh thiên nhiên

b Hình ảnh người lính Tây Tiến

- “Đoàn quân mỏi”: Người lính Tây Tiến mỏi mệt vì đói rét, vì đường xa, vì ốm đau,thiếu thốn

- “Súng ngửi trời”: Sự tếu táo, lạc quan trong gian khổ với vẻ đẹp hồn nhiên củangười lính

- “Anh bạn quên đời”: Người lính phải đối mặt với những mất mát, hi sinh

-> Người lính phải đối mặt với sự gian khổ, hi sinh nhưng vẫn luôn lạc quan, yêuđời

=> Đoạn thơ đã ghi lại những vẻ đẹp rất riêng của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc.Trên nền thiên nhiên dữ dội mà thơ mộng ấy, người lính Tây Tiến hiện lên thật đẹp Sự gắn

bó của nhà thơ với thiên nhiên và con người nơi ấy là biểu hiện của tấm lòng gắn bó với quêhương, đất nước Đồng thời là tấm lòng trĩu nặng yêu thương với những người đồng đội,đồng chí của mình

2.2 Đoạn 2:

2.1 Bốn câu đầu: Đêm hội liên hoan

- Hội đuốc hoa: đốt đuốc sáng để liên hoan khiến đêm liên hoan như đêm hội giaoduyên

- Âm thanh: điệu nhạc của dân tộc thiểu số

- Màu sắc : lửa đuốc

=> Đêm liên hoan vui vẻ, đoàn kết

2.2 Bốn câu cuối: Hình ảnh chiều sương nơi Châu Mộc.

- Hình ảnh: Hồn lau, Dáng người trên độc mộc, Hoa đong đưa…-> đẹp thơ mộng

- Bút pháp: Chấm phá -> vẻ đẹp hoang dã mà nên thơ

-> Bốn câu thơ đậm chất thơ Với những nét vẽ thoáng nhẹ đã đem đến cho ngườiđọc vẻ đẹp thơ mộng của bước tranh thiên nhiên gống như một bức tranh lụa mượt mà

=> Bằng bút pháp tài hoa, lãng mạn, thi trung hữu nhạc, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹpgiàu bản sắc văn hoá, phong tục của đồng bào vùng biên giới cùng tình cảm quân dân thắmthiết và tâm hồn lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống của người lính Tây Tiến

2.3 Đoạn 3: Hình tượng người lính Tây Tiến.

- Ngoại hình: Không mọc tóc, quân xanh màu lá -> Tiều tụy nhưng không bi lụy

- Khí phách: “Dữ oai hùm”, “mắt trừng”: Trong gian khổ, người lính vẫn hiện ra với

vẻ oai phong, lẫm liệt, vẫn toát lên cốt cách, khí phách hào hùng, mạnh mẽ

Trang 26

- Tâm hồn: Luôn hướng về nhiệm vụ chiến đấu, vẫn “mộng qua biên giới” - mộngchiến công, khao khát lập công; “Mơ Hà Nội dáng kiều thơm” - mơ về, nhớ về dáng hìnhkiều diễm của người thiếu nữ đất Hà thành thanh lịch.

- Tinh thần quyết ra đi không hẹn ngày về: “Người đi không hẹn ước”:

- Người lính Tây Tiến đã ngã xuống nhưng hồn (tinh thần) vẫn đi cùng đồng đội, vẫn sốngtrong lòng đồng đội -> Tứ thơ này nâng chất sử thi của bài thơ

=> Vẻ đẹp bất tử của người lính Tây Tiến được thể hiện ở âm hưởng, giọng điệu của

cả 4 dòng thơ Chất giọng thoáng buồn pha lẫn chút bâng khuâng, song chủ đạo vẫn làgiọng hào hùng đầy khí phách

Đề bài số 1: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ:

“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

(Tây Tiến - Quang Dũng)Gợi ý tham khảo:

1 Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu đoạn trích

2 Thân bài

a Giới thiệu khái quát tác phẩm, vị trí đoạn trích

b Phân tích đoạn thơ

Hai câu đầu: Bộc lộ nỗi nhớ về 2 đối tượng cụ thể: Thiên nhiên TB và binh đoàn TâyTiến

* Nỗi nhớ về thiên nhiên TB;

- Thiên nhiên hũng vĩ, hoang sơ, khắc nghiệt

+ Liệt kê địa danh

+ Khắc họa hình ảnh: Dốc, cồn mây, sương

+ Âm thanh

+ Ngắt nhịp, gieo vần

-> Thiên nhiên hiện ra hiểm trở, dữ dội, hoang vu

- Thiên nhiên thơ mộng, lãng mạn: Hình ảnh: Hoa, mưa; Hương thơm: nếpxôi;Thanh điệu: thanh bằng

-> Thiên nhiên đẹp diu, góp phần làm vơi bớt sự khắc nghiệt phía trên

* Nỗi nhớ về người lính TT

- Phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách: Đoàn quân mỏi

- Lạc quan, trẻ trung: Súng ngửi trời

- Không tránh khỏi sự hi sinh: Anh bạn… quên đời

Trang 27

-> Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên đậm chất hiện thực

Khổ thơ đầu diễn tả trọn vẹn xúc cảm của tác giả: Nỗi nhớ về vùng đất TB và đồng đội dângđầy

* Nghệ thuật:

- Thể thơ tụ do; Các phép tu từ phong phú; Sử dụng hình ảnh: quen thuộc, đặc trưngcủa vùng TB…

* Đánh giá đoạn thơ

3 Kết bài Đánh giá khái quát vấn đề

Đề bài số 2: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ

“Tây Tiến” của Quang Dũng

Gợi ý tham khảo

1 Mở bài: Giới thiệu hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến củaQuang Dũng

2 Thân bài

* Nội dung:

- Ngoại hình: Đặc biệt do phải trải qua nhiều vất vả, gian nguy

- Lí tưởng: Cao cả: sẵn sàng chiến đấu, hi sinh cho độc lập dân tộc

- Ý chí: anh dũng, kiên cường, sẵn sằng đối mặt với thử, thách, gian nguy, cái chết

- Tâm hồn: Lãng mạn, hào hoa

* Nghệ thuật: Thể thơ tự do, nghệ thuật khắc họa hình ảnh, sử dụng phép tu từ phongphú…

III Kiến thức tham khảo.

1 Một số nhận định về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến.

- “… Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bi lụy não nùng Cũng khơi nguồn cảm hứng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng Tây Tiến đã được thể hiện một cách đặc sắc qua ngòi bút Quang Dũng, với một tâm trạng cụ thể- nỗi nhớ đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến Chính niềm thương nhớ da diết và lòng tự hào chân thành của tác giả về những người đồng đội của mình đã khiến người đọc của nhiều thế hệ rung cảm sâu xa và đó cũng chính là âm hưởng chủ đạo của bài thơ này…” (Vũ Thu

Hương, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng)

- “… Tây Tiến … nơi mà con người Tây Tiến, chiến sĩ Tây Tiến, núi rừng Tây Tiến

đã vượt ra ngoài những cảm quan ban đầu của hồn thơ Quang Dũng để đến với đại ngàn thi hứng Nơi ấy, cuồn cuộn dòng chảy lạnh lùng và đa tình, hiện thực và lãng mạn, bi và tráng Một Tây Tiến không chỉ níu kéo bước chân người lính trong nỗi niềm nhớ… Tất cả đều gợi ấn tượng của sự “lạ hóa”, của những vẻ đẹp kì ảo khó gọi tên…” (Đinh Minh

Trang 28

Cái lối "tráng sĩ hề"-một đi không trở lại ngang tàng hào hoa của các chàng trai Hà Nội(thời1946) với thủ pháp nghệ thuật độc đáo theo kiểu một câu chia 2 vế âm /dương đốinhau:

Dốc lên khúc khuỷu/dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây/súng ngửi trời

đã tạo sự cân bằng hằn vào trí nhớ của người đọc; còn "đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm" làcâu thơ để đời "tử bất hưu" nghìn năm mới mới xuất hiện! Cái tài hoa của thi sĩ về mặt dùng

"chữ" thì xưa nay ít ai có được, ví dụ như: trong bài thơ có 3 chữ "Hoa" (hoa là ám chỉ vềcon gái-phái nữ):

- Câu "Mường Lát hoa về trong đêm hơi" đây là cái "cảm" của Nhà thơ về cái mùithương yêu ấy

- Câu "Đêm trại bừng lên hội đuốc hoa": Đuốc hoa đây là "hoa chúc" tưng bừng củacái "kìa em xiêm áo" với "nàng e ấp"

- Câu "Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa": Ai đã từng"đi Châu Mộc chiều sương ấy"

sẽ thấy, đây là vùng thượng nguồn Sông Mã chung giữa ta và Lào (Sầm Nưa), đôi bờ là hoarừng và các cô gái Thái(VN)-Lào ra sông tắm giặt

Câu kết "Hồn về Sầm Nua chẳng về xuôi" là thể hiện"làm trai có chí xông trờithẳm"của anh Bộ đội Cụ Hồ đi giải phóng dân tộc với tinh thần Quốc tế cao cả!

Quang Dũng với Tây Tiến đã góp phần đưa thơ Việt Nam đương đại lên môt dỉnh cao nghệthuật lãng mạn cách mạng, hoành tráng với tâm chí "Nay ở trong thơ nên có thép" thật làtuyệt vời Xưa nay hiếm là vậy! (Theo Nguyễn Khôi, Vanchuongviet.org)

VIỆT BẮC (Trích)- Tố Hữu

- Trước Cách mạng tháng Tám: Năm 1938 được kết nạp vào Đảng cộng sản ĐôngDương Tháng 4/1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam Tháng 3/1942 ông vượt ngục,tìm tới cách mạng

- Sau Cách mạng tháng Tám: Tố Hữu đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trên mặttrận văn hoá văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước

-> Tố Hữu là một nhà thơ lớn của VHVN hiện đại, một nhà thơ được đánh giá làngười mở đường, là cánh chim đầu đàn của thơ ca cách mạng Có thể nói ở Tố Hữu, conngười chính trị với con người nhà thơ thống nhất là một, sự nghiệp thơ gắn liền với sựnghiệp Cách mạng và trở thành một bộ phận của sự nghiệp Cách mạng

2.2 Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu

a Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị, bởi:

- Con đường thơ Tố Hữu bắt đầu với sự giác ngộ Cách mạng của ông

Trang 29

- Tố Hữu là một nhà thơ - chiến sĩ

- Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người vàcuộc sống Cách mạng, nói như Xuân Diệu là “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ

là thơ rất đỗi trữ tình”

b Thơ TH gắn liền với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:

- Khuynh hướng sử thi: Thơ Tố Hữu tập trung thể hiện những vấn đề lớn, có ý nghĩalịch sử của toàn dân Nhân vật trong thơ Tố Hữu là con người thể hiện tập trung phẩm chấtcủa giai cấp, của dân tộc mang tầm vóc lịch sử và thời đại, nhiều khi được sử dụng bằng bútpháp thần thoại hóa Cảm hứng trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử, dân tộc Cái tôi trữtình trong thơ Tố Hữu là cái tôi chiến sĩ, cái tôi công dân, cái tôi nhân danh cộng đồng, nhândanh Đảng, nhân danh dân tộc

- Cảm hứng lãng mạn: Thơ Tố Hữu luôn hướng tới tương lai, khơi dậy niềm vui,lòng tin tưởng và niềm say mê vào con đường cách mạng, gợi tình nghĩa cách mạng, conngười cách mạng

c Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết, đằm thắm, chân thành

- Thể hiện ở cách xưng hô trò chuyện, tâm tình với lối gọi “Ơi” rất thân thương Nhàthơ thường sử dụng lối gọi “ơi” này trong rất nhiều vần thơ: Đi bạn ơi đi sống đủ đầy; Đẹp

vô cùng tổ quốc ta ơi!; Bác ơi tim Bác mênh mông thế!… Tiếng gọi “ơi” này đã “tạo thànhthứ nhạc tâm tình” (Xuân Diệu) trong thơ Tố Hữu

- Thể hiện ở sự đồng điệu dành cho những trẻ mồ côi, em nhỏ gẩy đàn, hát dạo, chị

vú em, lão đầy tớ mà nhà thơ gọi là “bạn đời; cho quần chúng cách mạng, đồng bào đồngchí của mình, nhất là Bác Hồ:

“Ơi Bác Hồ ơi,những xế chiều

Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu”

(Bác ơi)

Nhờ giọng điệu riêng này mà Tố Hữu tăng thêm nhiều sức truyền cảm,dễ dàng đem những

tư tưởng tình cảm cách mạng đến với công chúng

d Thơ TH đậm đà tính dân tộc

* Ở phương diện nội dung:

- Thơ TH thể hiện những nét đặc sắc về đất nước và con người Việt Nam

- Hiện thực đời sống Cách mạng, những tình cảm chính trị, đạo lí Cách mạng qua sựcảm nhận và thể hiện của Tố Hữu đã hòa nhập, gắn bó với truyền thống tình cảm và đạo lídân tộc làm phong phú thêm cho truyền thống ấy

* Ở phương diện nghệ thuật:

- Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn và làm phong phú thêm các thể thơ dân tộc như thểthơ năm chữ, thơ thất ngôn, thơ song thất lục bát nhưng tiêu biểu nhất là thơ lục bát

- Thơ Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn lối nói dân gian, từ ngữ, hình ảnh, lối so sánh,phép chuyển nghĩa và hình ảnh thơ thường thiên về giá trị biểu cảm

- Thơ TH phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt

2 Tác phẩm.

2.1 Hoàn cảnh sáng tác

Việt Bắc là khu căn cứ đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp Tháng 7 năm

1954, hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, hòa bình lập lại ở miền Bắc Tháng 10 năm 1954,ngay sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, các cơ quan trung ươngcủa Đảng và chính phủ từ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội Tố Hữu cũng là một trong sốnhững cán bộ kháng chiến từng sống và gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiếnkhu Việt Bắc để về xuôi Bài thơ được viết trong buổi chia tay lưu luyến đó

2 Nội dung.

Trang 30

2.1 Tám câu đầu: Cuộc chia ly giữa người Việt Bắc và người cách mạng.

- Bốn câu đầu: Lời người ở lại

+ Cách sử dụng từ ngữ: Đại từ “mình – ta” tạo nên sự thân mật, gần gũi Điệp từ

“nhớ”, láy đi láy lại cùng với lời nhắn nhủ “mình có nhớ ta”, “mình có nhớ không”; Các từ

“thiết tha”, “mặn nồng” thể hiện bao ân tình gắn bó và nỗi nhớ khôn nguôi

+ Câu hỏi ngọt ngào, khéo léo kết hợp với cụm từ chỉ thời gian “mười lăm năm”: Sựgắn bó lâu dài với bao kỉ niệm

- Bốn câu sau: Tiếng lòng người ra đi

+ Tiếng lòng đồng vọng giữa người đi kẻ ở được Tố Hữu khéo léo thể hiện qua cách

sử dụng từ láy chỉ tình cảm “thiết tha - tha thiết” Nếu người ở lại nói “thiết tha” thì người ra

đi lắng lòng mình lại để thấy tiếng nói ấy mới “tha thiết” làm sao! Có lẽ chính điều đó đãgóp phần tạo nên một “khúc hát ân tình réo rắt, đằm thắm bậc nhất” (Trần Đình Sử) của ViệtBắc

+ Hình ảnh “áo chàm đưa buổi phân li”, “cầm tay nhau biết nói gì”: Đó là cái bắt taykhông lời mà chất chứa cả bề sâu kỉ niệm Nó gợi nhắc người đọc nhớ đến cảnh “người lênngựa, kẻ chia bào” trong cuộc chia ly của Kim-Kiều (Truyện Kiều, Nguyễn Du)

-> Tám câu thơ đầu đã diễn tả trọn vẹn, tinh tế cái sâu nặng trong nghĩa tình, cái bịnrịn trong chia ly giữa người Việt Bắc và người cách mạng

2.2 Mười hai câu tiếp: Người ở lại gợi nhắc những kỉ niệm chiến khu gian khổ mà

nghĩa tình

* Câu nghi vấn (6 cặp)-> Tạo nên giọng thơ vừa hỏi han, vừa gợi nhớ theo thời gian,không gian

* Điệp từ “nhớ” + cấu trúc Mình đi (về) có nhớ?: gợi nhớ lại hàng loạt kỉ niệm:

- Kỉ niệm về thiên nhiên Việt Bắc: thiên nhiên khắc nghiệt những hết sức đặc trưng,thân thuộc của vùng núi Việt Bắc

- Kỉ niệm về cuộc sống, tình người Việt Bắc: Cuộc sống nghèo cực mà chân tình,rộng mở, mà son sắt, thủy chung với Cách mạng

- Kỉ niệm về cuộc kháng chiến ở Việt Bắc: Cuộc kháng chiến ấy gắn bó với cây đa,mái đình thân thuộc, với những cái tên Tân Trào, Hông Thái

* Nhịp thơ: Hầu hết các câu thơ ngắt theo nhịp 4/4 làm nên những tiểu đối cân xứng,

hô ứng về câu trúc, nhạc điệu

=> Lời tha thiết gợi lại kỉ niệm -> Thể hiện ân tình thủy chung, sự gắn bó sâu nặnggiữa người đi, kẻ ở

2.3 Phần còn lại: Nỗi nhớ của người ra đi.

Trước nỗi lòng kẻ ở, người đi đã khẳng định “Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh”,sau trước luôn “mặn mà” tình cảm bằng nỗi nhớ ngập tràn da diết (21 từ nhớ) Nỗi nhớ củangười Việt Bắc và gười Cách mạng được so sánh với nỗi nhớ người yêu: Nỗi nhớ mãnh liệt

và da diết

* Nhớ về cuộc sống Việt Bắc:

- Cuộc sống với những hình ảnh bình dị mà gợi cảm: bếp lửa nhà sàn, nắng chiềulưng nương, rừng nứa, bờ tre,

- Cuộc sống thanh bình, đẹp đẽ: Nhớ sao tiếng mõ…suối xa

- Cuộc sống tràn đầy tình cảm quân dân ấm áp: lớp học i tờ, đuốc sáng những giờliên hoan,

* Nhớ về con người Việt Bắc:

- Con người nghèo khó, cơ cực, gian khổ mà sâu nặng ân tình, mà thủy chung sonsắt: Chia củ sắn lùi, Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng, người mẹ nắng cháy lưng,

Trang 31

- Con người hiền hoà, đảm đang, khéo léo, đầy sức sống: Cô em đan nón chuốt từngsợi giang, em gái hái măng một mình, tiếng hát ân tình thuỷ chung,

- Con người lạc quan, thắm tình đồng đội: Đồng khuya đuốc sáng ca vang núi đèo

* Nhớ về thiên nhiên Việt Bắc:

- Thiên nhiên tươi đẹp trong bốn mùa: Cảnh tươi tắn, rực rỡ sức sống gắn với khátvọng hòa bình của dân tộc

- Thiên nhiên anh dũng, kiên cường, gắn bó chặt chẽ với công cuộc kháng chiến toàndân

* Nhớ về cuộc kháng chiến ở Việt Bắc:

- Hình ảnh: kì vĩ, mạnh mẽ: Quân đi điệp điệp trùng trùng/ Dân công đỏ đuốc từngđoàn

- Từ láy -> Tạo nên âm vang và sức mạnh kháng chiến, cả dân tộc ào ào ra trận

- So sánh, ẩn dụ -> Không gian rộng lớn sáng rực và khí thế hào hùng, vang động cảnúi rừng

- Nhịp câu lục: 2/4 -> làm cho giọng thơ trở nên mạnh, dồn dập như âm hưởng bướchành quân vũ bão

- Liệt kê địa danh + Điệp từ “vui” + Từ chỉ hướng “về”, “lên”-> chiến thắng dồn dập,lan tỏa và niềm vui vô bờ bến của quân và dân

=> Tất cả tạo thành một bức tranh sử thi hoành tráng để ca ngợi sức mạnh của nhândân anh hùng, của chủ nghĩa yêu nước

Tóm lại: Trong hoài niệm bao trùm có bốn mảng thống nhất hòa nhập đó là: nỗi nhớ thiênnhiên, con người, cuộc sống ở Việt Bắc và nỗi nhớ về cuộc chiến đấu anh hùng chống thựcdân Pháp xâm lược Tất cả hòa quyện khiến Việt Bắc trở thành biểu tượng chung cho sứcmạnh kháng chiến, cho linh hồn Cách mạng, cho ý chí toàn dân

II Đề bài tham khảo.

Đề bài số 1 : Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp thiên nhiên trong đoạn trích Việt Bắc

của Tố Hữu

Gợi ý tham khảo

1 Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề: vẻ đẹp thiên nhiên trong đoạn trích Việt Bắc

2 Thân bài:

a Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm

b Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên

- Thiên nhiên gắn với một thời kháng chiến gian khổ nhưng đằm thắm tình người:Trám bùi để rụng, măng mai để già…

- Thiên nhiên thơ mộng, mang đậm màu sắc dân tộc: Trăng lên đầu núi nắng chiềulưng nương; Đèo cao nắng ánh

- Thiên nhiên bốn mùa đẹp, đầy sức sống (Bức tranh tứ bình)

Trang 32

- Thiên nhiên hư ảo, gợi nhớ gợi thương: “Trăng lên đầu núi nắng chiều lưngnương”, “Bản khói cùng sương”, “Sớm khuya bếp lửa, người thương đi về”

- Thiên nhiên cùng người đánh giặc và ghi dấu những chiến công:“Nhớ khi giặc đếngiặc lùng/ Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”

- Thiên nhiên gắn với con người, con người lao động cần cù và thủy chung cáchmạng: Người mẹ nắng cháy lưng “địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”, những cô gái “háimăng 1 mình”, “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng” …

3 Kết bài: Đánh giá khái quát vấn đề.

Đề bài số 2: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:

“Những đường Việt Bắc của ta

……….

Vui lên Việt Bắc, Đèo De, núi Hồng”

(Việt Bắc – Tố Hữu)Gợi ý tham khảo:

1 Mở bài: Tác giả, tác phẩm, đoạn trích

+ Quân: đi điệp điệp trùng trùng

+ Dân công: Đỏ đuộc từng đoàn

+ Con đường: rầm rập bước chân

+ Bước chân: Nát đá

-> hình ảnh gân guốc, khỏe khoắn

- Âm thanh: Rầm rập của bước hành quân-> mạnh mẽ, rung chuyển

- Ánh sáng:

+ Ánh sáng của sao trời,

+ Ánh sáng của lửa đuốc

+ Ánh sáng của đèn pha

-> phản ánh đúng niềm phấn chấn tràn ngập lòng người kháng chiến

- Ngôn ngữ: Từ láy rầm rập, điệp điệp, trùng trùng, thăm thẳm -> khí thế hùng hậu,rung chuyển mạnh mẽ

- Phép tu từ: So sánh, phóng đại-> Nhấn mạnh, cường điệu sức mạnh của quân vàdân trong chiến đấu

- Nhịp điệu: Nhanh, dồn đập

-> Khí thế chiến đấu hào hùng, mạnh mẽ

* Bốn câu thơ sau: Khí thế chiến thắng

- Điệp từ: Vui + từ chỉ hướng: từ, về, lên -> Niềm vui chiến thắng lan tỏa

- Liệt kê địa danh mọi miền: chiến thắng vang dội khắp mọi miền

-> Niềm vui chiến thắng lan tỏa khắp nơi

* Nghệ thuật:

- Thể thơ lục bát,

Trang 33

- nghệ thuật khắc họa hình ảnh độc đáo, ấn tượng.

- Ngôn ngữ, nhịp điệu

-> Đoạn thơ đã thực sự làm sống dậy không khí hào hùng của một thời kì lịch sửkhông thể nào quên Qua đoạn thơ, ta thấy rõ Tố Hữu quả là người chép sử trung thành củacách mạng và là nhà thơ có khả năng tạo dựng những bức tranh hoành tráng về lịch sử dântộc

* Kết bài: Đánh giá khái quát vấn đề

III Tài liệu tham khảo

1 Những nhận định về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc.

- “Nhà thơ này sử dụng đôi mắt tinh tường, nhà thơ khác sử dụng bộ óc kì ảo, còn Tố Hữu, anh chỉ sử dụng tình cảm và trái tim trần” (Chế Lan Viên)

- “…Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình thơ rất đỗi trữ tình…” (Xuân Diệu)

- “ Với Việt Bắc, hồn thơ cũng như nghề thơ Tố Hữu chín rộ, …, không phải là một cây bút trong tay Tố Hữu nữa mà là nhiều ngọn bút nở cùng một lúc, bút tả tình, bút tả cảnh, bút tả người Người ta thấy văn chương cách mạng chí nghĩa chí tình, cái văn chương nên thơ nên nhạc…” ( Xuân Diệu).

- “Việt Bắc trước hết là một bài thơ trữ tình-chính trị… Bài thơ là một khúc hát ân tình thủy chung réo rắt, đằm thắm bậc nhất, và chính điều đó làm nên sức ngân vang sâu thẳm, lâu bền của bài thơ…” (Trần Đình Sử).

2 Về bức tranh tứ bình trong đoạn trích Việt Bắc

Đoạn thơ gồm năm câu lục bát nhắc lại những cảnh thân thiết và tươi đẹp nhất vềcảnh và người Việt Bắc trong hồi ức của người cán bộ cách mạng miền xuôi, ở đây chính lànhà thơ

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Đây là hai câu thơ mở đầu nhưng nó mang cảm xúc chung cho toàn đoạn

Ta là người ra đi cũng chính tác giả Ở đây đoạn thơ kết cấu theo lối đối đáp thôngthường trong dân ca truyền thống Do đó, đây chính là lời hỏi ngọt ngào của người ra đi vớingười ở lại, dễ liên tưởng đây là một thiếu nữ địa phương Và câu hỏi tu từ này là cái cớ bày

tỏ tình yêu của một chàng trai miền đồng bằng với cô gái miền cao

“Hoa và người” thực là nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc Ở đây, thiên nhiênhòa điệu với con người, giữa chúng ngoài mối quan hệ tương hỗ còn có mối tương sinh lẫnnhau Việt Bắc sinh ra con người và con người làm nồng ấm quê hương Việt Bắc

Tiếp theo, tám dòng lục bát còn lại như là một bức tranh tứ bình về thiên và conngười nơi đây Với bốn dòng lục, nhà thơ đã miêu tả phong cảnh núi rừng qua bốn mùa, mỗimùa là một bức tranh thiên thiên có nét đẹp riêng biệt Qua đây, ta thấy chỉ riêng đoạn thơnày đã thấm đậm tính chất dân gian

Đầu tiên là bức tranh tả cảnh và khơi gợi cho chúng ta tình cảm mến thương của mùa đôngViệt Bắc Tại sao lại là mùa đông? Vì đây là hồi ức của tác giả trong giờ phút chia tay.Chúng ta còn nhớ, vào một đêm mùa đông 1946, Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân khángchiến Đặc biệt ở Hà Nội, những người lính lặng lẽ rời thành phố, bí mật theo chân cầu sôngHồng ngược xuôi lên căn cứ cách mạng Việt Bắc Sự kiện này, đến tận bây giờ vẫn cònchứng minh bởi một khúc hát quen thuộc:

“Đêm cái đêm rét quá chân cầu

Anh, anh đã hẹn ngày mai trở lại

Sông, sông Hồng bên bờ hát mãi

Tỏ niềm tin khúc khải hoàn ca”.

Lưu Trọng Lư trong “Một mùa đông” đã từng viết :

Trang 34

“Đôi mắt em lặng buồn,

Nhìn tôi mà không nói.

Tình đôi ta vời vợi,

Thiên thiên đáng yêu như thế, còn con người thì sao? Ta xét tiếp câu hát:

“Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Thời gian được xác định bởi yếu tố “ngày xuân” Chính ấn tượng thời gian này tạo sựvật vận động, sinh sôi nảy nở Không gian ở đây như là cổ tích Mới vừa rồi màu xanh bạtngàn điểm hoa chuối đỏ, bây giờ nở bung ra những rừng mơ trắng muốt thoảng hươngthơm Cái màu trắng dìu dịu tinh khiết ấy phủ lên cả cánh rừng, gợi lên trong lòng ta mộtcảm giác thơ mộng bâng khuâng Ngoài ra màu trắng của hoa mơ gợi cho người ta cái thanhthoát hơn, đem lại cho lòng người sự thanh thản, thảnh thơi Câu thơ làm cho ta thấy dườngnhư màu xanh đã bị lấn lướt Mùa xuân ở đây không tưng bừng như mùa xuân của XuânDiệu mà nó đến một cách lặng lẽ, âm thầm nhưng không kém niềm vui

“Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Mùa xuân miêu tả trong câu thơ rất đặc trưng cho mùa xuân Việt Bắc Sợi giang làsản phẩm của Việt Bắc Do vậy người lao động đó là người Việt Bắc chứ không phải làngười miền xuôi Nhìn thấy được từng sợi giang, tức là con người được nhìn ở tầm gần vơi

sự khéo léo, tỉ mỉ, trau chuốt Việc làm này có nhàn nhã như chính mùa xuân, mùa xuân làmcho người ta cảm thấy thơ thới và đem đến cho họ dáng điệu sống như thế

Thế rồi, khoảnh khắc nhàn hạ của mùa xuân cũng qua mau, qua mau, con người tiếptục sống cuộc sống của họ

“Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Bức tranh gợi sự chú ý cho người đọc bằng thị giác lẫn thính giác Đầu tiên, cái độcđáo ở đây chính là âm thanh, âm thanh mùa hạ, tiếng “ve kêu” Câu thơ tạo ra hình ảnh nhânhóa Con ve là loài vật, vậy mà nó biết kêu, biết gọi, nó xui khiến rừng phách đổ vàng.(Rừng phách là những cây lạ ở miền Bắc Nó không mọc riêng rẽ mà mọc thành rừng, rấtnhạy cảm với thời tiết) Tiếng ve kêu râm ran đây đó đã báo hiệu mùa hạ, nhưng lúc này đã

là cuối hạ Cái lạnh đang tràn ngập núi rừng, lá cây bắt đầu chuyển sang màu vàng, cả rừngphách thay áo mới, chiếc áo vàng óng dưới ánh nắng mặt trời Cảnh thiên nhiên đẹp và rực

rỡ thế lại càng lãng mạn hơn, vì trong cánh rừng bạt ngàn ấy có thêm bóng dáng của mộtsơn nữ ”hái măng một mình” Đọc tới đây khiến ta liên tưởng đên một hình ảnh tương tựtrong thơ Nguyễn Bính, một nhà thơ của đồng quê:

“Thơ thẩn đường chiều một khách thơ Say nhìn ra rặng núi xanh lơ

Khí trời lặng lẽ và trong trẻo Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ”

Đây là khổ thơ thứ nhất trong bài thơ ”Cô hái mơ” Ta thấy có sự giống nhau rất ngẫunhiên: cũng là rừng núi và cô gái đang làm việc Chỉ có điều ở đây là “hái mơ” chứ khôngphải “hái măng”

Trang 35

Từ “hái” ở đây dường như không thể thay thế bằng một động từ nào khác: bẻ, đốn…

vì chỉ có nó mới phù hợp nét dịu dàng, uyển chuyển, mềm mại của cô gái mà thôi Hãy thửtưởng tượng bức tranh mùa hạ như thế này đẹp biết bao Cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ như thếlại khảm chạm thêm vào hình ảnh một người thiếu nữ nhẹ nhàng làm việc Quả thật bứctranh vừa đẹp vừa có thần nữ Rõ ràng thiên nhiên và con người đã hòa quyện vào nhau, tôđiểm cho nhau

Cuối cùng đoạn thơ kết thúc bằng hình ảnh mùa thu cũng không kém phần đẹp đẽ

”Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Câu thơ đã xác định rõ, đây là mùa thu Thiên nhiên mùa thu được miêu tả bằng ánhtrăng Việc sử dụng hình ảnh trăng thật ra cũng không có gì độc đáo và mới mẻ Tuy nhiênđặt vào hoàn cảnh Việt Bắc lúc bấy giờ ta thấy được niềm mơ ước hòa bình của người cán

bộ cũng như toàn dân Việt Bắc Tất cả đều nói lên niềm tin tưởng chiến thắng sẽ đến vớicách mạng với đất nước

Câu thơ thiếu cụ thể nên con người ở đây cũng thiếu cụ thể Từ “ai” nhòa đi để tạonền cho cả đoạn và cũng nhằm trả lời cho câu hỏi đầu tiên: “Mình về có nhớ ta chăng?”.Tuy hỏi thế nhưng trong lòng họ vẫn biết rằng con người ấy vẫn thủy chung, son sắt Đây làlời đồng vọng trong tâm hồn của cả hai người yêu nhau cùng nhớ, cùng thương : “nhớ aitiếng hát ân tình thủy chung”

Qua đây ta thấy bao trùm cả đoạn thơ là tình cảm nhớ thương tha thiết tiếp tục âmhưởng chung của nghệ thuật ca dao Câu thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, ý nọ gợi ýkia cứ trào lên dào dạt trong lòng người ra đi và người ở lại Đặc biệt là qua cách xưng hô

“mình” với “ta” Ở đây điệp từ “nhớ” dùng để xoáy sâu vào cảm hứng chủ đạo là hồi ức Từ

“rừng” lặp lại là khoảng không gian cho nỗi nhớ tồn tại Màu sắc cũng ảnh hưởng không íttới bức tranh, đỏ lặng lẽ, nhưng có sức sống Màu con dao thể hiện sự hoạt động Màu trắnglàm thanh thoát con người và màu vàng làm cho bức tranh rực rỡ trong hoàng hôn Rõ ràngbức tranh đã có sự hòa điệu của màu sắc Bên cạnh đó,nhạc đệu dịu dàng trầm bổng khiến

cả đoạn thơ mang âm hưởng bâng khuâng, êm êm như một khúc hát ru – khúc hát ru kỉniệm Có lẽ khúc hát ru này không của ai khác là của ”ta” và cho người nhận là “mình” Cả

”ta” và “mình” đều cùng chung nỗi nhớ, cùng chung ”Tiếng hát ân tình “ và ân tình sâunặng ấy mãi còn lưu luyến vấn vương trong những tâm hồn chung thủy

Có thể nói đây là đoạn thơ hay và có giá trị nhất trong bài Việt Bắc Cảnh thiên nhiên

và con người trong đây được miêu tả hết sức tuyệt vời và tươi đẹp, tràn ngập sức sống Vàvới giọng thơ ngọt ngào, tâm tình khiến đoạn thơ như một bản tình ca về lòng chung thủysắt son của người cách mạng đối với cả nhân dân, quê hương Việt Bắc (TheoVanchuongviet.org)

ĐẤT NƯỚC (Trích Trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)

I KIẾN THỨC CƠ BẢN

1 Tác giả

1.1 Cuộc đời:

- Tên thật: Nguyễn Khoa Điềm (1943)

- Quê hương: Phong Điền - Huế

- Xuất thân trong gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng

- 1964, tốt nghiệp Khoa Văn, trường Đại học sư phạm Hà Nội -> trở về miền Namtham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ đến 1975

Trang 36

- Từng giữ chức Bộ trưởng Bộ văn hoá thông tin, Tổng thư kí Hội Nhà văn ViệtNam.

=> Đất nước vừa lớn lao, kì vĩ vừa thân thuộc, gần gũi

- Phần 2 (câu 43- 90): (Từ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước nhữngnúi vọng phu đến hết): Khám phá về sự đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân vào quá trìnhhình thành, dựng xây, phát triển đất nước, từ đó khái quát thành tư tưởng “Đất Nước củaNhân Dân”

+ 12 câu đầu: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” ở phương diện địa lí: Những pháthiện mới lạ về danh thắng của Đất Nước: mỗi thắng cảnh mọi miền đất nước đều mang dấu

ấn tâm hồn, truyền thống tinh thần của nhân dân, mang nét đẹp ở chiều sâu văn hóa; nhândân đã hóa thân tô điểm cho linh hồn đất nước

+ Câu 13- 37: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” ở phương diện lịch sử: những lớpngười vô danh, bình dị đã thầm lặng làm ra Đất Nước; công lao của nhân dân trong việcdựng xây, giữ gìn và bảo vệ đất nước

+ Còn lại: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” ở phương diện văn hóa: văn hóa củaĐất Nước là truyền thống văn hóa dân gian, văn hóa của Nhân dân

=> Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”: Nhân dân làm ra đất nước và đất nước làcủa Nhân dân

Trang 37

- Biện pháp tu từ: điệp ngữ, liệt kê,…

- Giọng điệu: trữ tình - chính luận

- Ngôn từ: sử dụng nhuần nhị chất liệu văn hóa, văn học dân gian

II MỘT SỐ ĐOẠN THƠ TIÊU BIỂU

1 Chín câu thơ đầu:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

- Đất nước có từ rất xa xưa, thật dung dị, đời thường:

+ Đất Nước hiện lên qua câu chuyện cổ tích mẹ kể - có từ rất xưa rồi

+ Đất Nước gắn liền với miếng trầu bà ăn - gắn với thuần phong mĩ tục

+ Đất nước gắn với những dãy tre làng - gắn với truyền thống yêu nước

+ Đất Nước gắn với “bới” tóc của mẹ - thói quen hàng ngày của những người phụ nữ

VN ngày xưa

+ Đất Nước gắn với gừng cay, muối mặn - những gia vị hàng ngày rất quen thuộcnhưng cũng là lối sống tình nghĩa thủy chung của con người

+ Đất Nước hiện hình trong những sự vật gần gũi: cái kèo, cái cột

+ Đất nước gắn với truyền thống lao động cần cù: hạt gạo một nắng hai sương

1.3 Đánh giá

- Tong những cảm nhận ban đầu của Nguyễn Khoa Điềm, lịch sử lâu đời của đấtnước không được cắt nghĩa bằng sự nối tiếp của các triều đại hay các mốc son lịch sử chóilọi mà được nhìn từ trong chiều sâu văn hóa và văn học dân gian Đây chính là điểm mớitrong cách tìm về nguồn cội của đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

- Sự độc đáo trong nghệ thuật thể hiện:

+ Sử dụng cách nói tâm tình tạo nên sự gần gũi, đắm say, những tư tưởng có tính chấtchính trị thấm đượm một cách tự nhiên qua tình cảm của mỗi người

+ Những chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng một cách sáng tạo vừa khẳng địnhđược chiều sâu văn hóa, lịch sử của đất nước, vừa tạo cảm giác thân quen

Trang 38

một cách cụ thể: Đất Nước là con đường, mái trường, dòng sông, bến nước… gắn bó thânthuộc với đời sống học tập, sinh hoạt của con người

+ Câu 3,4: Nhà thơ vừa sử dụng chất liệu thực tế vừa vận dụng bài ca dao “Khănthương nhớ ai” để giải thích về Đất Nước Đất Nước không hề xa lạ, là “nơi ta hò hẹn”, lànơi “em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” Cách nói này gợi liên tưởng đến hình ảnhluỹ tre làng, giếng nước, gốc đa, nơi gái trai thường cùng nhau hò hẹn Từ đó thấy được, đấtnước còn gắn bó với những tình cảm riêng tư, chứng kiến tình yêu lứa đôi với bao niềmthương, nỗi nhớ

- 2 câu tiếp: từ không gian gần gũi, Đất Nước trở nên xa xôi, mênh mông huyền ảo: Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Vẫn dùng lối tách từ để giải thích, nhưng ở hai câu thơ này, tác giả đã vận dụng sáng tạo câu

hò Bình Trị Thiên để nói về Đất Nước Con chim phượng hoàng và cá ngư ông là hai convật linh thiêng được nhân dân ta thờ phụng, nay đưa vào trong thơ của Nguyễn Khoa Điềmrất gần gũi Giữa người và thần dường như không hề có sự ngăn cách, tất cả như hoà vàonhau bình đẳng Một lần nữa, nhà thơ đã đưa Đất Nước từ của thần linh trở thành Đất Nướccủa nhân dân.Từ đó có thể hiểu rằng: Đất nước là núi, là rừng, là sông, là biển với tàinguyên phong phú

- 7 câu cuối: tác giả đưa ta trở về với cội nguồn của dân tộc, dòng giống con ngườiViệt Nam:

Đất là nơi Chim về

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

Những hình tượng quen thuộc trong truyền thuyết như: chim rồng, Lạc Long Quân

và Âu Cơ, bọc trứng cùng hiện về trong trường liên tưởng của nhà thơ Sự hồi tưởng ấy làmbật lên ý thơ có tầm khái quát cao: dân tộc ta là “con Lạc, cháu Hồng”, trai tài gái sắc ĐấtNước ta là đất lành chim về, đất thiêng rồng ở, đồng bào ta là anh em một nhà Tất cả làmtoát lên lòng tự hào về non sông gấm vóc, gắn với lòng biết ơn tổ tiên đã ăn sâu vào tiềmthức từng người Việt Hai tiếng “đồng bào” thân thương luôn đánh thức tinh thần đoàn kếthàng ngàn năm của dân tộc

2.3 Đánh giá

Cả đoạn thơ thể hiện một cách nhìn về đất nước cụ thể mà khái quát, bình dị mà lớnlao: Đất nước được hình thành từ những gì bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống củamỗi con người Đất nước là sự hoà quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dântộc Hình tượng đất nước được mở rộng ra ở bề rộng không gian, chiều dài thời gian vàchiều sâu văn hoá

Đoạn thơ sử dụng sáng tạo các yếu tố ca dao, truyền thuyết dân gian, với cấu trúcngôn ngữ “Đất là…, Nước là…Đất Nước là…”, nhà thơ đã định nghĩa bằng cách tư duy

“chiết tự” để giải thích, cắt nghĩa hai tiếng Đất Nước thiêng liêng bằng tinh thần luận lí chânxác Nếu tách ra làm những thành tố ngôn ngữ độc lập thì Đất và Nước chỉ có ý nghĩa làkhông gian sinh tồn về mặt vật chất của con người cá thể Nhưng nếu hợp thành một danh

từ thì “Đất Nước” lại có ý nghĩa tinh thần thiêng liêng, chỉ không gian sinh sống của cả mộtcộng đồng người như anh em một nhà

Trang 39

- Những danh lam thắng cảnh, hình sông thế núi không còn là những cảnh thú thiênnhiên thuần túy nữa mà đã được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, số phận của nhândân, được nhìn nhận như là những đóng góp của nhân dân, như một phần tâm hồn, máu thịtcủa nhân dân Những thắng cảnh này là sự hoá thân, xả thân từ những gì có thật:

+ Câu 1,2: Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái là kết tinh tình yêu chung thủy của biết baongười vợ, người chồng trong chiến tranh liên miên, của sự gắn kết muôn đời, bất chấp mọibão tố của thời gian

+ Câu 3,4,5,6: Những “ao đầm” thân thuộc trên các nẻo đường quê hương, đất nước

và cả “đất tổ Hùng Vương” được tạc hình bởi quá khứ hào hùng đánh giặc ngoại xâm oanhliệt của nhân dân Núi Bút, non Nghiên phô bày vẻ đẹp mĩ lệ giữa trời đất Việt là sự kết tinhphẩm chất, truyền thống hiếu học của dân tộc ta từ bao đời nay

+ Câu 7,8: Cả đến “con cóc, con gà quê hương” và “những người dân nào” khôngtên, không tuổi cũng hóa thân thành dáng hình xứ sở Tất cả đều có chung ý nghĩ làm giàuđẹp , sang trọng cho đất nước

* 4 câu cuối:

Từ những hình ảnh, cảnh vật, hiện tượng cụ thể nhà thơ đúc kết thành một khái quát sâu sắc:Nhân dân đã hóa thân thành đất nước Bởi trên khắp ruộng đồng, gò, bãi, núi, sông đâu đâucũng là hình ảnh của văn hóa, của lịch sử, của đời sống tâm hồn, cốt cách Việt Nam

3.3 Đánh giá

- Nội dung: Đoạn thơ đã khẳng định: trên không gian địa lý đất nước, mỗi địa danhđều là một địa chỉ văn hóa được làm nên bằng sự hóa thân của bao cuộc đời, bao tâm hồnngười Việt

- Nghệ thuật: Đoạn thơ có cấu trúc quy nạp, đi từ liệt kê các hình ảnh, địa danh…đếnkhái quát mang tính triết lý; thể thơ tự do; giọng thơ tâm tình, ngọt ngào bộc lộ niềm tự hàosâu xa, sự trân trọng của nhà thơ về vai trò của Nhân dân; vận dụng nhiều chất liệu văn hoá,văn học dân gian để diễn tả ý tưởng

III TƯ LIỆU THAM KHẢO

1 Một số ý kiến về đoạn trích Đất nước:

- Tôi cố gắng thể hiện hình ảnh đất nước giản dị, gần gũi nhất Đó là cách để đi vào lòng người, đồng thời cũng là cách để tôi đi con đường riêng của tôi không lặp lại người khác.(Nguyễn Khoa Điềm)

- Đất nước với các nhà thơ khác là của những huyền thoại của những anh hùng nhưng với tôi là của những con người vô danh, của nhân dân (Nguyễn Khoa Điềm)

- Một Đất Nước như thế không thể có được bằng bút pháp miêu tả bên ngoài, cho nên tất yếu nhà thơ phải dùng hình thức suy ngẫm, liên tưởng, liệt kê, để dần dần đưa người đọc vào trí tưởng tượng của họ, vào kí ức của họ, nhìn Đất Nước trong chính tâm hồn họ

(Trần Đình Sử)

Trang 40

- Những sợi ngang dọc dệt nên hình tượng thơ Nguyễn Khoa Điềm đều óng ánh một màu sắc đặc biệt của chất liệu văn hóa dân gian (Nguyễn Quang Trung)

2 Chất liệu văn hóa dân gian trong “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm được đánh giá là một trong những gương mặt thơ tiêu biểu củathế hệ các nhà thơ trẻ tài năng thời chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta Đọc các bài thơ đượcđưa vào học trong chương trình phổ thông vài thập niên gần đây của ông như: Mẹ và Quả;Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; đặc biệt là bài thơ Đất Nước trích trong trường

ca “Mặt đường khát vọng” (Ngữ văn 12), có thể khẳng định rằng: khai thác chất liệu vănhoá dân gian, đặc biệt là văn học dân gian là “dấu vân tay”, là cá tính sáng tạo - nét phongcách nghệ thuật của tác giả, góp phần tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn ở thơ ông bởi: “sự kếthợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con ngườiViệt Nam” Trong bài viết này, chúng tôi mong muốn chỉ ra các loại chất liệu văn hoá đượcnhà thơ tìm tòi, khai thác và hiệu ứng nghệ thuật của nó mang lại cho độc giả, tạo nêntrường “cộng hưởng” khi thưởng thức cảm thụ bài thơ Đất Nước nói riêng, thơ NguyễnKhoa Điềm nói chung

Bài thơ Đất Nước trích phần đầu chương V bản trường ca “Mặt đường khát vọng”,được sáng tác tại chiến khu Trị -Thiên năm 1971, xuất bản 1974 Cảm hứng chủ đạo, tưtưởng bao trùm bài thơ là: “ĐẤT NƯỚC LÀ CỦA NHÂN DÂN” Theo đó bài thơ đượcsáng tác theo phương thức trữ tình - chính luận, có kết cấu 3 phần: phần 1: Đất Nước có từkhi nào và bắt đầu từ cái gì?; phần 2: Đất Nước là gì? phần 3: Đất Nước do ai làm ra? Khácvới các nhà thơ khác viết về Đất nước-Tổ quốc, Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận và quy chiếuĐất Nước dưới 3 phương diện: thời gian (chiều dài); không gian (chiều rộng); văn hoá(chiều sâu), nhất là chiều sâu văn hoá dân tộc

Trước hết, xin giới thuyết ngắn gọn khái niệm chất liệu văn hoá dân gian Dựa theo

Từ điển tiếng Việt, văn hoá dân gian là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do nhândân sáng tạo ra trong trường kì lịch sử thời xa xưa Theo đó, chất liệu văn hoá dân gian lànhững giá trị, những sản phẩm cảvật chất lẫn tinh thần (văn hoá vật thể và phi vật thể, đặcbiệt là văn học dân gian) góp phần tạo dựng, hun đúc nên nền văn hoá Việt Nam đậm đà bảnsắc dân tộc

Từ khái niệm ấy, soi chiếu vào bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, ta thấynhà thơ đã rất ý thức và có nhiều tìm tòi, khai thác vận dụng sáng tạo các giá trị, chất liệuvăn hoá để làm nổi bật tư tưởng chủ đạo của bài thơ: Đất Nước là của Nhân Dân, chứ khôngphải của các vương triều như quan niệm phong kiến ngày xưa

Ở phần đầu bài thơ (Đất Nước có từ khi nào và bắt đầu từ cái gì?), nhà thơ tập trung khaithác chất liệu văn hoá dân gian qua các thể loại văn học dân gian, các sản phẩm văn hoá vềphong tục, sản xuất, đặc biệt là ý nghĩa phồn thực của chúng làm nên bản sắc văn hoá dântộc Cụm từ “ngày xửa ngày xưa” là mô tuýp mở đầu quen thuộc của truyện dân gian Haihình ảnh “miếng trầu” bà ăn và “búi tóc” sau đầu của mẹ gợi ra nhiều ý nghĩa Đó không chỉ

là tập tục lâu đời ở người Việt khác xa với người Hán, mà còn gợi ra bao giá trị văn hoá đặcsắc của người Việt Gắn với mái tóc người phụ nữ có bao nhiêu câu tục ngữ, ca dao: “Hàmrăng mái tóc là góc con người”; “Tóc ngang lưng vừ chừng em búi/ Để chi dài bối rối lònganh ”… Hay tục ăn trầu gắn với miếng trầu đã kết tinh trong nó bao nhiêu giá trị sâu xa.Miếng trầu nhỏ nhắn nhưng không thể thiếu trong các nghi lễ trang trọng: hỏi cưới, giỗchạp Miếng trầu là vật xã giao: “miếng trầu là đầu câu chuyện”; miếng trầu kết duyên tìnhnghĩa vợ chồng, anh em: “miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người”; miếng trầu còn là vậtgiao duyên tình chồng - vợ “Trầu này trầu tính trầu tình/ trầu loan trầu phụng, trầu mình lấyta…” Chúng ta có cả một “văn hoá trầu”! Các hình ảnh “cái kèo cái cột, hạt gạo” là sảnphẩm văn hoá vật chất gắn với thói quen ở - ăn của người Việt và cả nền văn minh nông

Ngày đăng: 16/04/2019, 19:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w