Lí do chọn đề tài Như chúng ta đã biết hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặcbiệt mang tính nghệ thuật, ở đó trẻ sử dụng ngôn ngữ đặc trưng riêng của nó đólà: màu sắc, hình kh
Trang 1I MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặcbiệt mang tính nghệ thuật, ở đó trẻ sử dụng ngôn ngữ đặc trưng riêng của nó đólà: màu sắc, hình khối, đường nét, bố cục…để phản ánh, miêu tả với các hoạtđộng tô màu, vẽ, xé dán, cắt dán, nặn, chắp ghép…Từ đó, giúp trẻ nhận thức thếgiới xung quanh và phản ánh thế giới một cách chân thực trong trí tưởng tượngđầy ngộ nghĩnh, đáng yêu
Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻmẫu giáo đặc biệt là trẻ mẫu giáo Bé, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiệnmột cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những
gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và tạo cho trẻ những tình cảm, cảm xúc tích cực.Thông qua hoạt động tạo hình sẽ có sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triểncủa trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kỹnăng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tíchcực sáng tạo Cụ thể là:
Phát triển sự nhạy cảm, những cảm xúc, tình cảm thẩm mĩ, có nhu cầulàm ra cái đẹp Giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng cơ sở, tạo nền tảngcho sự tiếp thu nền giáo dục ở bậc học tiếp theo
Phát triển và tiếp tục duy trì ở trẻ lòng tự tin và khả năng cảm nhận về giátrị của mình Tiếp thu tri thức và hình thành thái độ tình cảm để trẻ tiếp tục thamgia vào cộng đồng xã hội
Tuy nhiên, trong thực tế, việc tổ chức hoạt động tạo hình đã mang lạinhững hiệu quả nhất định tới việc phát triển cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi, song cácphương pháp đã áp dụng chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong đợi Một sốphương pháp còn mang tính áp đặt, giáo viên thường chú ý đến sản phẩm trẻlàm ra mà ít chú ý đến kỹ năng tạo hình, quá trình làm ra sản phẩm; giáo viênthiếu sự linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ; mức độ hứngthú trong các hoạt động tạo hình của trẻ chưa cao, trẻ chưa thấy tâm đắc với sảnphẩm của mình tạo ra hay chưa biết tự đặt tên cho sản phẩm
Với những tồn tại đó, việc nghiên cứu tìm ra phương pháp để cải thiện làrất cấp thiết Nhận thức rõ vai trò và nhiệm vụ của một giáo viên đang giáo dụctrẻ độ tuổi mẫu giáo Bé Đặc biệt là trong giai đoạn phát triển hiện nay, vớimong muốn giúp trẻ hoạt động tạo hình tốt hơn, tôi đã nghiên cứu và đưa vào
vận dụng đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 3 - 4 tuổi trường mầm non Đông Yên, huyện Đông Sơn”
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ
3 - 4 tuổi
3 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 3 - 4
tuổi trường mầm non Đông Yên, huyện Đông Sơn
4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 2- Phương pháp lí luận: Đọc, phân tích, tổng hợp những tài liệu có liênquan nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho việc viết sáng kiến kinh nghiệm
- Phương pháp điều tra - phỏng vấn: Xây dựng, tiến hành phỏng vấn trẻ
(trẻ em)” (Trích: Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non - Lê Thanh Thủy - NXB Đại học sư phạm - năm 2007)
Hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượngsáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản(vẽ, phối màu, xé dán, nặn ) Trẻ thích tự tay vẽ được một cái gì đó dù các họatiết còn đơn giản như ngôi nhà, cái cây, bông hoa, mưa, ông mặt trời mang lạicho trẻ những cảm xúc thực sự khi tạo ra được một sản phẩm Còn đối vớinhững gì trẻ không thích, không hứng thú thì trẻ sẽ vẽ đại khái cho xong và cảmthấy hài lòng với sản phẩm đó Hơn nữa tư duy của trẻ gắn liền với cảm xúc, ýmuốn chủ quan nên trẻ ghi nhớ những gì trẻ cảm thấy thích thú và say mê thựchiện ý tưởng của mình
Trẻ mẫu giáo Bé hoạt động của bàn tay, ngón tay linh hoạt và khéo léo,khả năng quan sát và ghi nhớ đã có chủ định, các đặc điểm đặc trưng hình thànhtương đối đầy đủ Lứa tuổi này đang trong giai đoạn phát triển tư duy trực quanhành động và tư duy trực quan hình tượng Mọi hoạt động diễn ra xung quanhtrẻ đều là những đối tượng gây sự chú ý cho trẻ và kích thích trẻ tìm tòi khámphá, bắt chước theo nhu cầu Tuy nhiên, khả năng của trẻ còn hạn chế, trẻ dễ daođộng đặc biệt trong hoạt động nặn, vẽ…
Một đặc điểm rất rõ nét trong hoạt động tạo hình của trẻ là mang tính duy
kỷ Xem tranh của trẻ ta thấy cái mà trẻ quan tâm hơn cả trong quá trình vẽ đó là: “vẽ cái gì” chứ không phải là “vẽ như thế nào” Mẫu giáo Bé hoạt động còn
mang tính thụ động, kỹ năng thực hiện các bài tập còn vụng về chưa chính xác,sản phẩm thể hiện theo ý thích chủ quan, thái độ thực hiện theo ý nghĩ mang tínhchất vui chơi Vì vậy, để trẻ có kỹ năng tạo hình cần có sự hướng dẫn sáng tạocủa cô giáo Kỹ năng là yếu tố rất quan trọng để giúp trẻ tạo ra sản phẩm một
Trang 3cách tự tin và phát huy tố chất sáng tạo của trẻ, đặc biệt cũng là trang bị tốt chogiai đoạn lứa tuổi sau
Trong Chương trình chăm sóc - giáo dục mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo - NXB Giáo dục), hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo Bé bao gồm các nội
dung: Hoạt động vẽ, hoạt động nặn, hoạt động xé dán, hoạt động chắp ghép.Việc phát triển cho trẻ khả năng hoạt động tốt tất cả các nội dung tạo hình đó làmột yêu cầu cấp thiết và đòi hỏi phải có sự tập trung nghiên cứu chuyên sâu
Từ những cơ sở lí luận trên, tôi thấy việc cho trẻ mẫu giáo Bé làm quenvới hoạt động tạo hình là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quá trình giáo dụctrẻ để trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện, hài hòa nhân cách.Hiểu rõ được điều đó nên tôi đã lựa chọn bộ môn tạo hình đối với trẻ mẫu giáo
Bé làm đề tài nghiên cứu
2 Thực trạng vấn đề
2.1 Thực trạng
Năm học 2018 - 2019 tôi được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 3 - 4tuổi Lớp tôi có 02 giáo viên đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn Tổng số họcsinh trong lớp có 43 cháu trong đó: Nam: 23 cháu, nữ: 20 cháu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi gặp những thuận lợi và khó khăn nhưsau:
- Các tài liệu, tập san về hoạt động tạo hình do Phòng GD& ĐT cấp kịpthời Đặc biệt có máy vi tính kết nối Internet tạo điều kiện cho tôi cập nhật thôngtin một cách nhanh chóng và thuận tiện
- Bản thân có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy lại có trình độchuyên môn trên chuẩn, chịu khó, nhiệt tình năng động trong mọi nhiệm vụđược giao, luôn gần gũi phụ huynh được phụ huynh tin tưởng
- Nhận được sự giúp đỡ của đồng nghiệp, thường xuyên cùng nhau traođổi kinh nghiệm giảng dạy
- Phụ huynh quan tâm, thường xuyên quyên góp nguyên vật liệu phế thảicủa địa phương để cô trò có nguyên vật liệu để làm ra nhiều sản phẩm và thườngtrao đổi việc học tập của con em với cô giáo
Trang 4- 60% số trẻ yếu về kỹ năng vẽ, xé dán, nặn… nhiều bài vẽ chưa đạt yêucầu, sự sáng tạo và thể hiện bố cục bức tranh còn yếu, chưa biết phối hợp cácmảng mầu, khả năng nhận xét tranh của trẻ kém.
- Nguyên vật liệu thiên nhiên trong tạo hình chưa thực sự phong phú
- Số trẻ trong lớp quá đông lại chưa đồng đều về chất lượng, một số ít trẻcòn nhút nhát
- Một số trẻ còn mải chơi, chưa hứng thú tập trung chú ý trong giờ
2.2 Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học
Sau khi tiến hành khảo sát trên số trẻ là 43 cháu, tại thời điểm đầu nămhọc tôi thu được kết quả như sau:
Kết quả khảo sát tháng 9 năm 2018
TT Nội dung khảo sát số trẻ Tổng
Kết quả khảo sát
Số trẻ đạt
Tỷ lệ (%)
Số trẻ chưa đạt
Tỷ lệ (%)
1 Trẻ hứng thú tham gia HĐ tạo hình 43 14 32,6 29 67,4
2 Trẻ tạo được sản phẩm theo yêu cầu của cô 43 12 27,9 31 72,1
3 Trẻ có kỹ năng khi tham gia tạo hình 43 14 32,6 29 67,4
4 Trẻ đặt tên được SP của mình 43 13 30,3 30 69,7
* Nhận xét: Nhìn vào kết quả khảo sát đầu năm ta thấy:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động tạo hình chiếm tỉ lệ đạt mức thấp (32,6
%) Mức chưa đạt chiếm tỉ lệ cao có tới 67,4% trẻ ở mức chưa đạt
- Số trẻ tạo được sản phẩm theo yêu cầu của cô ở trong lớp mới chỉ đạt27,9%, có tới 72,1% trẻ ở mức chưa đạt
Đứng trước tinh hình như vậy tôi luôn đắn đo suy nghĩ thế nào để nângcao hoạt động tạo hình cho trẻ ngay càng phát triển hơn.Qua nghiên cứu tôi đãtìm ra một số biện pháp chinh mà tôi thực hiện và đã thu được kết quả khả quan
3 Các biện pháp nâng cao chất lượng HĐ tạo hình cho trẻ 3 - 4 tuổi trường mầm non Đông Yên
3.1 Biện pháp 1: Thường xuyên cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình
Giáo dục trẻ bằng các tác phẩm và hoạt động nghệ thuật tạo hình tạo điềukiện phát triển của trẻ khả năng cảm nhận cái đẹp, giáo dục ở chúng tình yêu đốivới cái đẹp, đồng thời hình thành và bồi dưỡng cho trẻ khả năng tạo ra cái đẹpgóp phần cải tạo thế giới xung quanh
“Các tác phẩm nghệ thuật tạo hình đặc biệt là các tác phẩm nghệ thuậttrang trí dân gian đóng vai trò là người giúp việc đắc lực nhất trong việc pháttriển tình cảm ý thức xã hội và nhân cách của trẻ em Các tác phẩm nghệ thuật
Trang 5này khẳng định các giá trị nhân cách truyền thống đặc trưng cho nền văn hóa màthông qua đó đứa trẻ sẽ hiểu được cái gì là đẹp, cái gì là xấu, cái gì tốt, cái gì làtồi, cái gì là đáng yêu và đáng quý Chính tình cảm thẩm mĩ, đạo đức được hìnhthành ở trẻ trong quá trình tiếp xúc nghệ thuật tạo hình sẽ lại là nguồn dự trữ vôcùng dồi dào cho hoạt động sáng tạo nghệ thuật tạo hình nói riêng và hoạt độngsáng tạo nói chung của trẻ sau này Làm quen với các tác phẩm nghệ thuật trẻ sẽ
có dịp làm giàu các kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử trong xã hội.”
(Trích: Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non - Lê Thanh Thủy - NXB Đại học sư phạm - năm 2007)
Nhận thức được mức độ cần thiết và tính chất tác động ban đầu của cáctác phẩm nghệ thuật tạo hình đối với quá trình hoạt động tạo hình của trẻ, tôi đãtạo mọi điều kiện tối đa nhất về thời gian, không gian, điều kiện để trẻ được tiếpxúc với chúng
* Các hình thức tổ chức cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật tạohình đã áp dụng:
- Trên các giờ hoạt động học có chủ định: Thông qua các hoạt động chính
là tạo hình còn tích hợp trong các hoạt động âm nhạc, phát triển ngôn ngữ, làmquen với toán, khám phá khoa học, hoạt động vui chơi đều có thể lựa chọn sửdụng các tác phẩm nghệ thuật tạo hình để minh họa, gợi mở như một loại giáo
cụ trực quan hấp dẫn và phù hợp với trẻ (tranh, ảnh nhỏ, bưu ảnh, tranh minhhọa các truyện…)
- Trang trí môi trường trong và ngoài lớp: Các đồ dùng hàng ngày, đồchơi có yếu tố trang trí, có chất lượng thẩm mỹ cao, màu sắc tươi sáng, hìnhdáng sinh động, bắt mắt, gây hứng thú cho trẻ
- Tổ chức các hoạt động mang tính nghệ thuật: Tổ chức tham quan, dãngoại thăm viếng các di tích lịch sử, bảo tàng, triển lãm (Nhà tưởng niệm Bác
Hồ, tượng đài nghĩa trang liệt sỹ…); tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động tổnghợp mang tính nghệ thuật như ngày hội mùa xuân, trung thu, sinh hoạt tập thể,hoạt động sân khấu, ngày hội vẽ tranh…
- Ngoài ra, tổ chức các buổi dạo chơi trong thiên nhiên, quan sát, trao đổitrò chuyện giúp trẻ liên hệ cái đẹp trong các tác phẩm nghệ thuật với cái đẹptrong thiên nhiên, tạo điều kiện cho trẻ phát triển óc thẩm mỹ, sáng tạo
* Khi tiến hành cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình, tôi
đã cố gắng lưu ý một số điểm sau để đạt được hiệu quả tốt nhất:
- Quan tâm đến sức tiếp thu của trẻ, không ôm đồm, trong một buổi làmquen chỉ giới thiệu một loại tranh để trẻ nắm rõ, nắm chắc kiến thức
- Bồi dưỡng cho trẻ kỹ năng tri giác, tri giác có tổ chức, toàn diện; trẻđược nghe, được nhìn, được sờ mó, vận động, nói…kết hợp trực quan hànhđộng với hoại động lời nói (trả lời, hỏi, trò chuyện, kể, đọc thơ, đố, miêu tả bằnglời nói…) thực sự rất cần thiết cho sự phát triển tư duy sáng tạo
- Chú ý về trình tự: trước hết là lôi cuốn, tạo yếu tố bất ngờ để gây sự chú
ý, hứng thú cho trẻ về tác phẩm, dần dần hình thành và phát triển lòng yêu nghệthuật và khả năng cảm thụ ở trẻ
Trang 6- Tạo điều kiện cho trẻ tập nhận xét, đánh giá về cái đẹp của tác phẩmbằng chính sự hiểu biết và khả năng cảm thụ của mình (tại sao cháu thích, tạisao cháu không thích…)
- Làm quen các tác phẩm nghệ thuật thông qua trò chơi, sử dụng các tìnhhuống chơi (ví dụ: trò chơi đóng kịch hóa thân vào nhân vật trong tác phẩm…)
3.2 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường để phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ:
Muốn thu hút được sự chú ý của trẻ trước hết phải tạo điều kiện cho trẻđược sống trong một không gian đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ Vì vậy, tôi đã sắpxếp, trang trí lớp học đẹp, thoáng, góc tạo hình luôn được thay đổi theo chủ đề,cho trẻ làm tranh bằng nhiều nguyên liệu khác nhau như: len, vải, nguyên liệuthiên nhiên, các loại hột, hạt, lá khô, ống hút Trang trí góc tạo hình bằng chínhsản phẩm của trẻ, tạo cho trẻ cảm giác mới lạ, thích thú Phụ huynh rất phấnkhởi khi các sản phẩm của con em mình được trang trí ở các góc của lớp
(Hình ảnh: Trẻ tô màu ngôi nhà bé ) (Trẻ hoàn thành sản phẩm)
Các mảng chính trong lớp như mảng chủ đề, các tiêu đề của các góc tôi
thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí
và tên gọi gần gũi với trẻ để gây ấn tượng cho trẻ
Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi chuyển chủ
đề tôi đã thay đổi nội dung chủ đề mới, cùng trẻ thảo luận và đặt tên cho chủ đề
và tên góc chơi Nội dung của các góc tôi giới thiệu sản phẩm bằng ngôn ngữnghệ thuật nhằm tích lũy cho trẻ vốn hiểu biết về nghệ thuật và say mê nghệthuật Từ đó kích thích lòng ham muốn tham gia tạo sản phẩm nghệ thuật đẹp đểtrang trí cho lớp học của mình
Ví dụ: Ở góc tạo hình, tôi giới thiệu đây là góc để các con hoạt động tạohình, chúng mình hãy cùng suy nghĩ một caí tên thật hay đặt cho góc nhé? Nào
ai có ý kiến? Cô gợi ý một số tên như: Họa sỹ tí hon, bé khéo tay, em cũng làhọa sỹ, sắc màu bé yêu…cho trẻ suy nghĩ và cùng thảo luận để lựa chọn hoặc có
ý kiến hay hơn
Trang 7Tiếp theo, cô gợi ý trẻ tạo ra những sản phẩm để trang trí cho góc thật đẹp
và mới lạ theo từng chủ đề, như vậy đã kích thích đươc tính sáng tạo nghệ thuậtcủa trẻ
Nơi trưng bày sản phẩm của trẻ tôi bố trí mỗi trẻ có riêng một ô và kýhiệu riêng của mình để trẻ được tự tay dán sản phẩm của mình lên trưng bày,được nhìn ngắm thỏa thích và hài lòng với sản phẩm nghệ thuật trẻ đã tạo ratrong quá trình hoạt động tích cực, say mê Đồng thời trẻ còn có thể so sánh vớicác bài của các bạn khác để nhận ra cái đẹp, học tập cái đẹp, kích thích lòng hammuốn hoạt động tạo hình hơn nữa
3.3.Biện pháp 3: Hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình dựa trên nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm
Phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm đang ngày càng trở nên đượcchú ý trong việc giáo dục trẻ mầm non bởi những hiệu quả tối ưu mà nó manglại Trong giờ tạo hình, hãy để trẻ tự thể hiện với những hiểu biết của trẻ Cô làngười động viên, khích lệ, hướng trẻ vào nội dung trẻ muốn, từ đó trẻ sẽ tự đúckết được những gì trẻ đã làm được một cách sâu sắc và ghi nhớ chúng vào bộnhớ một cách mãnh liệt nhất
Trẻ chính là trung tâm, là cá nhân mang tính quyết định đến hành động vàkết quả thực hiện, giúp trẻ tự ý thức được nhiệm vụ cơ bản và cốt lõi của chínhbản thân trẻ trong quá trình từ hình thành, nghiên cứu cho đến lựa chọn giảiquyết vấn đề mang lại hiệu quả cao
Không quá lạm dụng các sản phẩm mẫu và làm mẫu để kích thích trẻ tưduy tìm cách thể hiện Thực tế cho thấy các sản phẩm mẫu sẽ làm tê liệt cáccảm xúc đã có trước của trẻ, làm giảm tính hoạt động trí tuệ của trẻ, vì các hoạtđộng cần thiết để trẻ tạo hình đã được làm mẫu đầy đủ, trẻ luôn ghi nhớ, bắtchước Nếu trường hợp yêu cầu làm mẫu phải gợi ý, hướng dẫn chứ không làmngay
Ví dụ : đối với hoạt động xé dán: Hỏi trẻ “Xé từ đâu? Xé hình gì? Xé như
thế nào? ” tạo tình huống để trẻ làm giúp và tự đặt ra câu hỏi đồng thời tìm câu
trả lời
Ví dụ: Để đất mềm hơn thì ta phải nhào nặn, lăn, bóp… Trong quá
trình hoạt động luôn kích thích trẻ tri giác, nhận thức, so sánh, phân tích vàsáng tạo
Tích cực đưa ra câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinhnghiệm đã lĩnh hội được trong các hoạt động khác nhau Để trẻ miêu tả những gì
trẻ biết và trẻ tự làm, ví dụ: “Hãy cho biết tại sao?”, “Vì sao con biết?”, “Con
có suy nghĩ gì?”, “ con sẽ làm như thế nào?”…Trong hoạt động tạo hình trẻ
được tự do, thoải mái suy luận theo vô số cách mà trẻ nghĩ, trẻ làm như: vẽ mộtcon cá, nặn một củ cà rốt, hay xé dán một vài chiếc lá…
Ví dụ: Chủ đề giao thông, (đề tài: vẽ tàu hỏa) Hỏi trẻ: “Con vẽ như thế
nào, đầu tàu là hình gì? Các toa tàu, cửa sổ vẽ làm sao, bánh xe lăn là hình gì?” Hướng dẫn trẻ có thể thêm một số họa tiết gì cho phong phú…
Trang 8(Vẽ tàu hỏa)
Gợi ý để trẻ tự đặt tên cho sản phẩm của mình sao cho phù hợp: “Chúngmình cùng nhìn ngắm lại tác phẩm của mình và tìm cho nó một cái tên thật hay,ngộ nghĩnh nào, con sẽ đặt tên cho bài vẽ này là gì? ” Trẻ sẽ thích thú tìm ranhững cái tên đáng yêu, vui nhộn, cô có thể gợi ý giúp trẻ đặt tên cho phù hợpvới nội dung và chủ đề Cuối cùng trẻ tự thỏa mãn với sản phẩm của mình tạo
ra, thích thú và mong muốn, cố gắng sẽ làm đẹp hơn nữa ở lần sau dưới sự độngviên, khen ngợi của cô giáo
Tiêu biểu như sản phẩm vẽ phương tiện giao thông đường hàng không của
bé Khánh An với nhiều chi tiết phụ họa (con người, ông mặt trời, cây xanh, đámmây, đàn én) và tên gọi bé tự đặt:
(Tác phẩm: “ Bầu trời của em”- Bé Khánh Chi )
Trang 9Ví dụ: Làm máy bay và ô tô
Chuẩn bị: lon nước ngọt, xốp, keo nến
Số trẻ: 5 - 6 trẻ một nhóm
Hướng dẫn: cách cầm kéo cắt và gắn keo nến theo mẫu của cô để gắncánh thành chiếc máy bay Còn ô tô gắn từng miến xốp hình chữ nhật, bánh xehình tròn tạo thành chiếc ô tô tải
Trẻ đang cắt,gắn tạo thành Trẻ đã tạo ra sản phẩm máy bay
ô tô,máy bay và ô tô
3.4 Biện Pháp 4: Chuẩn bị đầy đủ, phong phú nguyên vật liệu tạo hình
Trong bất kể hoạt động nào, việc chuẩn bị điều kiện vật chất cũng đềuhết sức quan trọng và là khâu bắt buộc không thể thiếu hoặc sơ sài, ẩu đả.Chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn, màu sắcđẹp, phù hợp với hoạt động tạo hình và đặc biệt là mang lại hiệu quả tạo hìnhcao
Cụ thể:
* Đối với hoạt động vẽ:
- Cần thu thập và chuẩn bị giấy vẽ phù hợp với từng loại bút, loại màu đểtạo nên hiệu quả khi vẽ
Ví dụ : Đối với loại giấy mịn như A3, A4 bình thường có thể sử dụng
màu sáp nhưng nếu giấy croki thì phải sử dụng màu nước…
- Để trẻ không bị thất bại khi vẽ màu bằng sáp màu, bút dạ trên diện giấyrộng cần lưu ý chuẩn bị kích thước và hình thù của giấy phù hợp với khả năngcủa từng trẻ
- Sáp màu và phấn đều rất dễ gẫy, nên giữ chúng trong từng trường hợptùy theo
Trang 10- Tạo nhiều loại màu (Ví dụ: có thể cuốn bọc trong ống giấy) cơ hội chotrẻ tìm hiểu, khám phá đặc điểm, tính năng của các loại vật liệu, dụng cụ, cho trẻthử nghiệm, tạo nên các loại đường nét, hình dạng với các loại vật liệu khácnhau
- Các loại bút lông và màu bột, màu nước cần được bảo quản tốt, tránh đểmàu bị khô, đông đặc Khi sử dụng, cần hướng dẫn tỉ mỉ cho trẻ cách thức lấymàu, rửa bút, lau khô bút
Hình ảnh bài vẽ của cháu bằng màu nước chủ đề: “Thế giới thực vật”:
(Hoạt động vẽ hoa bằng vân tay)
* Đối với hoạt động nặn:
+ Vật liệu:
- Các loại đất sét tự nhiên: dạng ướt dẻo và dạng bột khô, sáp nặn màu(sáp có dầu), bột nặn màu (có nguồn gốc từ ngũ cốc), cát ướt
- Màu bột và keo để tô tượng đất đã khô
+ Dụng cụ nặn: Các loại bảng lót, bảng đế xoay, dao gỗ (tre), lược cũ, quetăm, khay để đất, khăn lau…
+ Lưu ý:
- Sáp nặn là những chất liệu mềm dẻo, dễ nặn nhưng có chất dầu, khôngnên dùng khăn quá ướt cho trẻ lau tay, cần dùng khăn giấy khô thấm dầu trướckhi rửa bằng xà phòng, hạn chế cho trẻ trộn lẫn các màu
- Đất sét là loại vật liệu dễ khô và trở nên rắn khi để trong không khíkhiến kết cấu hình nặn dễ bị hỏng, bởi vậy khi gắn ghép cần có que hoặc giâythép làm cốt, đồng thời dạy trẻ cách sử dụng các công cụ (dao, que…) để gắn,miết hàn các chỗ nối
- Khi cho trẻ vẽ màu vào tượng đất khô (chưa nung) bằng màu bột đã phavới keo cần dạy trẻ đưa bút phết, nhanh, gọn, không di đầu bút lông tránh làmrữa, mủn bề mặt hình nặn
Ví dụ: Giờ nặn cô dạy trẻ kỹ năng nặn,lăn tròn, ấn dẹt