Hoạt động tạo hình là một hoạt động cóđầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất
Trang 17 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 3
8 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến : 4
9 2 3 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi học tốt
môn tạo hình ở trường Mầm non Đông Tiến – Huyện
Đông Sơn – Tỉnh Thanh hóa
Lúc sinh thời Bác Hồ nói:
“Trẻ thơ như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành ngoan”
Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồnnhiên như tờ giấy trắng Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình
Trang 2chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ,thần tiên Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhànước, của xã hội và của mỗi gia đình Đối với việc giáo dục phát triển nhâncách toàn diện cho trẻ em, hoạt động tạo hình có một vị trí rất quan trọng Hoạtđộng tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo,
nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúngnhìn thấy trong thế giới xung quanh Hoạt động tạo hình là một hoạt động cóđầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ
em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năngban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo.{1}
Hiểu được tầm quan trọng đó, tôi luôn tìm tòi những biện pháp, phương pháptốt nhất để giúp trẻ hoạt động tích cực trong lĩnh vực này Trẻ em là niềm hạnhphúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc Việc bảo vệ và chăm sóc,giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình.Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, giúp trẻ nhậnthức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới thông qua các hình tượng nghệthuật, trong các hình thức hoạt động mang tính nghệ thuật, ở trường mầm non córất nhiều các họat động, nhiều môn học phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo, là
cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới Trẻ biết sáng tạo, lao động trongtương lai Chính vì vậy việc thực hiện tốt các hoạt động tạo hình trong trườngmầm non sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằmphát triển toàn diện cho trẻ Những sản phẩm trẻ tạo ra rất đơn giản, ngộ nghĩnhsinh động Trẻ biết đánh giá khái quát cao, trẻ phản ánh ấn tượng của bản thânkhông phụ thuộc vào thực tế Trẻ rất thích sử dụng mầu sặc sỡ mang tính chấtphản ánh biểu tượng Mỗi sản phẩm của trẻ mang một nội dung, một tên gọikhác nhau Trẻ tham gia vào hoạt đông tạo hình đã giúp trẻ hình thành các đứctính tốt như: yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp Trong thực tế việc tổchức các hoạt động tạo hình theo phương pháp hiện hành cũng đã mang lại hiệuquả tới việc phát triển nhân cách {2}
Phát triển thẩm mỹ là một trong năm lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ Mầm non.Trẻ mẫu giáo là thời kỳ nhạy cảm với những “cái đẹp”, có thể coi đây là thời kỳ phát cảm những xúc cảm thẩm mỹ - những xúc cảm tích cực, dễ chịu được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với “cái đẹp”, tạo nên trạng thái tinh thầnkhoan khoái khiến đứa trẻ cảm thấy gắn bó thiết tha với con người và cảnh vật xung quanh, làm nảy sinh ở trẻ lòng mong muốn làm những điều tốt lành để đem niềm vui đến cho mọi người, thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới
lạ hấp dẫn Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc, hay một bông hoa đẹp, bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh… Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ Vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai.{3}
Trang 3Nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non là một phương tiện pháttriển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ pháttriển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xungquanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượngsáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻphát triển toàn diện nhân cách.
Chính vì vậy việc thực hiện tốt các hoạt động tạo hình trong trường mầm non
sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm phát triểntoàn diện cho trẻ Những sản phẩm trẻ tạo ra rất đơn giản, ngộ nghĩnh sinh động.Trẻ biết đánh giá khái quát cao, trẻ phản ánh ấn tượng của bản thân không phụthuộc vào thực tế Trẻ rất thích sử dụng mầu sặc sỡ mang tính chất phản ánhbiểu tượng Mỗi sản phẩm của trẻ mang một nội dung, một tên gọi khác nhau.Trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình đã giúp trẻ hình thành các đức tính tốt như:yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp Trong thực tế việc tổ chức các hoạtđộng tạo hình theo phương pháp hiện hành cũng đã mang lại hiệu quả tới việcphát triển nhân cách {4}
Song phương pháp đó khi giáo viên áp dụng để thực hiện thì chưa linh hoạt,chưa thực sự đáp ứng và chưa phát huy hết khả năng sáng tạo, chưa đúng vớitinh thần đổi mới, nên khi tổ chức chưa lôi cuốn được trẻ, chưa phát huy đượctính chủ động, sáng tạo của trẻ Các phương pháp hoạt động tạo hình lâu nayđang được sử dụng còn mang tính áp đặt, dập khuôn theo mẫu, sao chép, chưaphát huy hết khả năng sáng tạo và sự linh hoạt của người giáo viên khi tổ chứchoạt động tạo hình Vậy giáo viên phải làm gì, làm như thế nào để trẻ có thể vẽ,nặn, cắt, tô mầu và làm đẹp sản phẩm.Và đó chính là lý do tôi viết sáng kiến
“Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi học tốt môn tạo hình ở trường mầm non Đông Tiến – Huyện Đông Sơn – Tỉnh Thanh hóa’’
1 2 Mục đích nghiên cứu:
* Nghiên cứu vấn đề này là để tìm cách vận dụng phương pháp giáo dục áp dụng vào bài dạy, hướng dẫn trẻ làm quen với hoạt động tạo hình đạt kết quả cao
- Giúp giáo viên có được các phương pháp và biện pháp tốt để nâng cao chấtlượng dạy trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi học hoạt động tạo hình
- Nhằm nâng cao tỷ lệ bé khéo tay của lớp góp phần nâng cao tỷ lệ bé khéo taytrong toàn trường
- Giúp bản thân và đồng nghiệp nhận thức rõ trách nhiệm to lớn của giáo viênmầm non trong giai đoạn phát triển hiện nay
1 3 Đối tượng nghiên cứu :
“Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi học tốt môn tạo hình ở trườngmầm non Đông Tiến - Huyện Đông sơn - Tỉnh Thanh Hóa’’
1 4 Phương pháp nghiên cứu :
Trang 4+ Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ( tức là nhóm phương pháp nghiên cứuxây dựng cơ sở lý thuyết ):
Gồm các phương pháp phân tích –tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu nhằmxác lập cơ sở lý luận đề tài
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ( tức là nhóm phương pháp điều tra,khảo sát thực tế, thu thập thông tin ):
- Phương pháp thực hành áp dụng trên trẻ
- Nghiên cứu qua khảo sát thực tế
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp quan sát đàm thoại
Đề tài lần đầu tiên được nghiên cứu, ứng dụng tại lớp mẫu giáo bé A2 ,Trường mầm non Đông Tiến – Đông sơn - Thanh Hóa
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2 1 Cơ sở lý luận :
Để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm yêu cầu giáo viên phảixây dựng được môi trường xã hội và môi trường vật chất, trong và ngoài lớp học Khi sắp xếp môi trường giáo dục giáo viên cần phải nhạy bén trong vấn đề sắp xếp phù hợp các góc chơi, học liệu, nguyên vật liệu phải đa dạng phong phú
cả trong lớp và ngoài trời Bởi vì môi trường giáo dục có ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập của trẻ và ảnh hưởng đến nội dung và kết quả mong đợi, còn môi trường bên trong và bên ngoài lớp học đều rất quan trọng chúng cung cấp nhiều cơ hội học tập và vui chơi khác nhau của trẻ Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nhân cách con người {5}
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3 - 4 tuổi, trẻ thích tìm tòi ham hiểubiết Mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ còn rất mới lạ, trẻ chưa có khái niệm vềcái gì cụ thể Trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạchlạc Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tìnhcảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh Để tạo ra một sản phẩm đẹptrước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻmới hoàn thành sản phẩm đó được Chính từ các hoạt động đó sẽ làm phát triểntình cảm thẩm mỹ của trẻ
Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, sự kiên trì và khả năng chú ý của trẻ chưa cao, rất
dễ dẫn đến sự nhàm chán và không hào hứng với công việc được giao, người lớnkhông thể nào ép buộc trẻ hoàn thành nhiệm vụ được Như vậy nhiệm vụ đặt racho mỗi giáo viên là phải tạo được sự hứng thú tích cực trong trẻ, tổ chức mộthoạt động tạo hình nhẹ nhàng, giáo viên chỉ là người định hướng và trẻ phải chủđộng tích cực trong mọi hoạt động tạo hình
Nhận thức rõ trách nhiệm to lớn của giáo viên mầm non trong giai đoạn pháttriển hiện nay Như NQ hội nghị lần thứ hai BCH TW Đảng (Khoá VIII) đã nêu:
Trang 5“Giáo viên mầm non là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hộitôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, đủ tài” Là một giáo viên mầm non tôi đã trảiqua một quá trình nghiên cứu tìm tòi, tích cực học hỏi và vận dụng “Một số biệnpháp để giúp trẻ học tốt môn tạo hình, và thực hiện hiệu quả chuyên XD môitrường GD lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi’’ {6}
2 2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến :
Bên cạnh học hỏi các kinh nghiệm của chị em trong trường tôi còn tìm tòi cáckinh nghiệm qua sách báo, internet và học hỏi những kinh nghiệm của cáctrường bạn để tự trau dồi thêm những kiến thức cho mình Từ đó, có những biệnpháp giúp trẻ học tốt môn phương pháp tạo hình hơn
Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo nên trẻ gặp nhiều khó khăn trong hoạtđộng tạo hình: Cơ ngón tay và cổ tay còn yếu, khả năng tập trung chưa cao, đặcbiệt sự khéo léo của trẻ còn hạn chế
Quá trình tổ chức tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, cô chưa chú ý dạy kỹnăng tạo hình cho trẻ
Chưa có khả năng tạo cảm hứng cho trẻ khi học tạo hình
Chưa biết tận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ,
và việc tìm kiếm các nguyên vật liệu sẵn có để đưa vào hoạt động tạo hình củatrẻ còn hạn chế , phần lớn giáo viên còn ngại , chưa chịu khó tìm tòi , học hỏi Trang thiết bị đồ dùng dạy học chưa phong phú, chưa hấp dẫn trẻ
Nhận thức của một số phụ huynh học sinh còn chưa đồng đều, còn cho rằngviệc cho trẻ đến trường chỉ là chơi chứ học vẫn chỉ là thứ yếu
Số trẻ trong lớp vẫn chưa đồng đều về chất lượng, số ít cháu còn nhút nháttrong khi thể hiện ý tưởng của mình Nhiều trẻ lần đầu tiên được đưa đến trườnghọc
Trang 62 3 Kết quả khảo sát :
+Khảo sát đầu năm :
Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng cho trẻ để nắm bắt được khả năng tạohình của trẻ, từ đó có biện pháp phù hợp
Bảng kháo sát thực trạng của trẻ trước khi áp dụng sáng kiến.
Kỹ năng tạo hình của trẻ
Qua khảo sát như trên, tôi thấy kết quả trên trẻ chưa cao là điều tôi cần phảisuy nghĩ làm thế nào để tổ chức hoạt động tạo hình đạt hiệu quả cao và tạo chotrẻ học một cách thoải mái, tự tin, không gò bó, trẻ luôn hứng thú trong giờ học
Vì vậy khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ theo quan điểm xây dựng môitrường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần phải đạt kết quả cao hơn
Xuất phát từ những thực tế trên tôi đã đề ra một số biện pháp thực hiện sau
2 4 Các biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi học tốt môn tạo hình ở trường Mầm non Đông Tiến – Huyện Đông Sơn – Tỉnh Thanh Hóa :
Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ.
Môi trường là điều kiện, là phương tiện để trẻ hoạt động Chính vì vậy tôi luôntạo điều kiện để trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh để từngbước cung cấp các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ tự khám phá bằngcách huy động sự tham gia của các giác quan, các qúa trình tâm lí khác nhau đểlĩnh hội các khía cạnh khác nhau của sự vật
Tạo cơ hội để trẻ khám phá đối tượng (quan sát, nghe, hỏi, tiếp xúc và miêutả) và tự diễn đạt nhận thức cảm xúc của mình về đối tượng
Tạo môi trường tạo hình cho trẻ để trẻ có thể tạo ra được các sản phẩm tạohình đẹp, có sự sáng tạo thì điều quan trọng người giáo viên phải tạo được hứngthú trong hoạt động tạo hình với trẻ Một trong các cách tạo hứng thú tạo hình
Trang 7cho trẻ đó là tạo môi trường trong và ngoài lớp học Khi tạo môi trường tạo hìnhcần phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ (Đẹp, màu sắc sặc sỡ, các hình ảnh phải ngộnghĩnh, và phải đa dạng về chủng loại) Đồng thời giáo viên cần phải luôn gợi
mở để trẻ chú ý đến môi trường mà giáo viên đã tạo, và thường xuyên thay đổinội dung trang trí theo từng chủ đề để trẻ không bị nhàm chán
VD 1: Trong lớp học với chủ đề: "Thế giới động vật" ở góc tạo hình tôi nặn một
số con vật mẫu to, mịn, đẹp có màu sắc như: cá, cua, tôm, rùa, gà, thỏ, mèo,trâu, sóc, voi, hươu cao cổ bày ở giá trưng bày sản phẩm hay treo tranh vẽ hoặc
xé dán về các con vật để cung cấp kiến thức cho trẻ, khi trẻ vào góc chơi hay giờđón trả trẻ tôi thu hút gợi ý trẻ quan sát những sản phẩm đó và đặt câu hỏi (đây
là con gì? con vật này sống ở đâu? cô nặn con vật này như thế nào? ), từ đókích thích lòng ham muốn say mê học tạo hình của trẻ
VD 2: Trong lớp học tôi dành một mảng tường để treo những bức tranh vẽ của
trẻ để trẻ có thể tự so sánh bài của ai đẹp hơn, nếu bài của trẻ chưa đẹp thì lầnsau trẻ sẽ phải cố gắng hơn
Khi cho trẻ ra "hoạt động ngoài trời" tôi tạo môi trường cho trẻ bằng cách chotrẻ dùng phấn vẽ trên sân các loại cây, hoa, quả thoả sức cho trẻ sáng tạo vàthể hiện các sản phẩm tạo hình
Hình ảnh 1: Hoạt động ngoài trời
Vì vậy việc tạo môi trường tạo hình hấp dẫn cho trẻ chính là một việc làm rấtquan trọng góp phần nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ Để trẻ có được những
kỹ năng, kỹ xảo, có sự hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động tạo hình và thểhiện sự sáng tạo trong khi tạo ra các sản phẩm thì điều trước tiên cần phải giúptrẻ có được các biểu tượng, có được những xúc cảm về các đối tượng mà trẻ cầnphải tái tạo
Ví dụ 1: Để trẻ có thể vẽ, nặn đàn gà con với các hình ảnh sinh động và ngộ
nghĩnh thì trước đó tôi đã quay phim về đàn gà con đang hoạt động ngoài sânvườn, với các hình ảnh có chú gà con mỏ đang cắp con giun, có chú gà con danghai cánh chạy Khi cho trẻ xem đoạn video , sau đó tôi đặt câu hỏi để trẻ tậptrung vào một số chi tiết như: các con thấy hình dáng của các chú gà con như thếnào ( Đầu như thế nào, mình như thế nào )
Trang 8Ví dụ 2: Khi tổ chức cho trẻ vẽ hoặc tô màu "vườn hoa mùa xuân", tôi cho trẻ
tìm hiểu về các loại hoa, cho trẻ được quan sát, sờ, ngửi, trẻ sẽ có được sự nhậnxét về sự giống và khác nhau về màu sắc, hình dáng giữa các loại hoa như: hoahồng màu đỏ, cánh hoa tròn, lá có răng cưa, thân cành có nhiều gai Hoa cúcmàu vàng, cánh hoa nhỏ, dài các loài hoa đều có cánh, nhuỵ , đài, lá, cành vàlàm đẹp cho thiên nhiên
Để tổ chức thành công giờ hoạt động học có chủ đích môn tạo hình đạt hiệuquả cao, người giáo viên cần phải có được các thủ thuật vào bài khác nhau, phùhợp với từng tiết dạy để gây được hứng thú và thu hút sự chú ý cho trẻ vào giờhọc Trong quá trình tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình trong giờ hoạtđộng chung giáo viên phải có được hình thức tổ chức tiết học sao cho thật thoảimái, không gò ép, mọi phương pháp đưa ra phải phù hợp với khả năng, với nhậnthức của trẻ và phải có tác dụng phát huy tính tích cực chủ động ở trẻ
Ví dụ 1: Trong giờ dạy trẻ nặn hay vẽ củ cà rốt giáo viên thực hiện như sau:
Vào bài: Cô giáo kể một câu chuyện ngắn về chú thỏ: Nhà bạn thỏ lông vàng cómột khu vườn bên cạnh một con suối, trong khu vườn bạn thỏ trồng rất nhiều càrốt, hôm qua bạn thỏ ra vườn nhổ cà rốt mang về nhà để làm thức ăn cho cả nhà,nhưng khi đi qua con suối bạn thỏ bị trượt chân ngã, toàn bộ số cà rốt trồngđược đã bị rơi xuống suối và trôi đi mất, bạn thỏ đang rất lo lắng không biếttrong mùa đông này cả nhà thỏ lấy gì để ăn Sau khi kể chuyện cô giáo đặt câuhỏi: các con có muốn giúp đỡ bạn thỏ tìm thức ăn cho gia đình không ?chúngmình hãy cùng nặn ( vẽ) thật nhiều củ cà rốt để tặng cho bạn thỏ nhé!
Ví dụ 2: Trong giờ dạy trẻ xé dán thuyền trên biển Vào bài giáo viên cho trẻ
xem một đoan video về tàu thuyền đang lưu thông trên biển , sau đó thông báosắp tới có một chương trình thi làm tranh về biển, ban tổ chức chương trình cógiấy mời lớp tham dự (Giáo viên đọc nội dung giấy mời cho trẻ nghe) để tạohứng thú cho trẻ -> Tiếp đó giáo viên đặt các câu hỏi để trẻ nói lên lời nhận xétcủa mình về các hình ảnh mà trẻ vừa được quan sát trên màn hình như: Các conthấy biển như thế nào? trên biển có phương tiện giao thông gì?, để xé dán đượcthuyền trên biển thì chúng mình phải làm những gì?, sau khi gợi ý để trẻ nói lênnhận xét của mình, giáo viên cho trẻ quan sát một số bức tranh xé dán thuyềntrên biển do giáo viên chuẩn bị rồi mới tiến hành cho trẻ thực hiện các hoạt độngtiếp theo
Trang 9Hình ảnh 2: Trẻ xé dán thuyền trên biển
Trong quá trình cung cấp biểu tượng về đối tượng tạo hình tôi chỉ cho trẻ thấyđược những nét đặc trưng nổi bật, những cái đẹp gần gũi trẻ Đồng thời giúp trẻphân tích, so sánh tổng hợp tìm ra những đặc điểm riêng, chung của những đồvật cùng nhóm, cùng loại Từ đó giúp trẻ tìm ra phương thức thể hiện trongnhững tình huống khác nhau
Ví dụ : Vẽ “Vườn hoa” có bông cao, bông thấp, bông cánh tròn, bông cánh
nhọn, bông mầu vàng, bông màu đỏ… Nếu trẻ đã được ngắm vườn hoa trongthực tế thì khi tạo hình trẻ sẽ biết sử dụng phối hợp các kỹ năng vẽ nét cong, nétcong tròn khép kín, nét xiên, nét thẳng và tô màu để vẽ vườn hoa sinh động vàđẹp hơn
Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: bầy đồ chơi đẹp, xắp xếp cácnguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lý đẹp mắt, Từ đây tạo cho trẻ cảm giácthích thú và mong muốn được tái tạo
Biện pháp 2: Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ lấy trẻ làm trung tâm:
Trong giờ học nói chung và giờ học tạo hình nói riêng hãy để trẻ tự thể hiện,
cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo Trẻ cần được động viên
để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật,trẻ muốn được lựa chọn
+ Cái trẻ muốn làm (nội dung)
+ Làm thế nào để đạt được (quá trình)
+ Cái hoàn thành sẽ như thế nào (kết quả, sản phẩm)
Mong muốn của trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo hình khácnhau Sự thể hiện mang tính cá nhân, bởi vì trẻ luôn tiếp cận theo đặc tính riêngcủa mình
Tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm
đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò, tìm
Trang 10cách giải quyết vấn đề của trẻ Hãy để tự trẻ miêu tả những gì trẻ biết và có thểlàm.
Ví dụ: “Hãy cho cô biết vì sao”,“Vì sao con lại biết”, “Con có suy nghĩ gì”,
“Còn gì để”, “ Hay có cách nào khác để”, “ con có suy nghĩ gì ”…
Với những cử chỉ, hành động, lời nói tạo ra cho trẻ thấy là trẻ được đánh giátốt (khá) qua việc làm của trẻ.Ví dụ khi đánh giá sản phẩm của trẻ , tôi tạo cơhội để trẻ được tự nhận xét đánh giá sản phẩm của mình như “ Con thấy bài làmcủa con như thế nào ? Có đẹp không ? Vì sao ? … Ở đây nguyên vật liệu thì tôiluôn để ở trạng thái mở giúp trẻ dễ lấy để sử dụng khi vào hoạt động trẻ, kếthợp với lời gợi ý trẻ vào góc chơi Từ đó giúp trẻ được củng cố và làm quenkiến thức đó giúp trẻ tăng thêm vốn kiến thức, kỹ năng hơn trong giờ hoạt độngchung
Hình ảnh 3: Trẻ sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên có sẵn
Không lạm dụng các sản phẩm mẫu và làm mẫu, càng ít làm mẫu và càng ít
sử dụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tư duy và tìm kiếm cách thể hiện
Thực tế cho thấy các sản phẩm mẫu sẽ làm tê liệt các cảm xúc đã có trước củatrẻ, làm giảm tính tích cực hoạt động trí tuệ của trẻ, vì các hoạt động cần thiết đểtạo hình đã được làm mẫu đầy đủ, trẻ luôn ghi nhớ, bắt trước Ví dụ: “Để đấtmềm ra chúng ta làm như thế nào?” Trong khi làm mẫu tôi luôn coi trọng quanđiểm của trẻ, làm cho trẻ phát triển khả năng so sánh, phân tích, suy nghĩ vềnhiệm vụ Động viên kích thích trẻ tự tìm, tự sáng tạo trong khi thể hiện
Ví dụ: Với chủ đề “ Động vật” ở góc tạo hình tôi cho trẻ làm bức tranh về các
con vật từ các nguyên vật liệu như lá cây khô, len, khối gỗ, vỏ lạc, khuy, hạtngô để cung cấp kiến thức cho trẻ Khi trẻ vào góc chơi hoặc giờ đón trả trẻ tôithu hút, gợi ý trẻ quan sát những sản phẩm đó
Trang 11Hình ảnh 4: Trẻ làm tranh bằng các nguyên vật liệu lá cây, len, khối
gỗ, vỏ lạc, khuy, hạt ngô
Biện pháp 3: Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình:
Khi thực hiện hoạt động tạo hình, nguyên vật liệu không thể thiếu được Vậy
để hoạt động tạo hình có hiệu quả, việc sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là vôcùng quan trọng
Tôi thường sưu tầm , tìm kiếm những nguyên vật liệu là những loại đồ dùng,dụng cụ dễ kiếm Có thể trẻ tự kiếm như lá cây, phế liệu hư, vỏ hộp, thùngcattong, quần áo cũ, bông, vải vụn, vỏ ngao, vỏ hến, vỏ cây giấy, hồ dán, kéo, …những nguyên vật liệu này dễ tìm, dễ kiếm và sẳn có ở địa phương
Sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình để lựa chọn, để khuyến khích khảnăng sáng tạo của trẻ
Để đảm bảo khi sử dụng nguyên vật liệu tạo hình tôi cân nhắc những điểmsau:
+ An toàn (không nhọn, không có cạnh sắc, không độc hại,…)
+ Rẻ tiền (những nguyên vật liệu ở địa phương)
+ Dễ kiếm, tận dụng : Ví dụ: vỏ ốc, hến, hạt na, bưởi, len, …)
+ Dễ bảo quản hay cất giữ
+ Dễ cầm: (phù hợp với tầm tay của trẻ)
+ Dễ cung cấp kinh nghiệm bao gồm cả giác quan
+ Dễ sửa chữa
+ Tạo cơ hội để lựa chọn và sắp xếp nguyên vật liệu
+ Luôn quan sát sự tưởng tượng và sử dụng trí nhớ linh hoạt
Vì đồ dùng, đồ chơi còn nhiều hạn chế tôi luôn huy động trẻ tìm kiếm nguyênvật liệu, phế thải có sẵn ở địa phương