PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, vốn đầu tư cho việc xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông nói chung, hệ thống đường bộ nói riêng ngày càng tăng nên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã được cải thiện đáng kể (trong các năm qua, đã xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp được 11.859 km đường) tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận tải hàng hoá, hành khách với chất lượng dịch vụ được nâng dần. Tuy nhiên, hệ thống đường bộ của nước ta còn yếu kém, lạc hậu: tỷ lệ quốc lộ, tỉnh lộ được trải mặt bê tông xi măng, bê tông nhựa, đá nhựa chiếm 13,91% tổng chiều dài đường bộ; còn 13,2% đường đất; tỷ lệ đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cấp cao (cấp I-III) còn thấp, riêng quốc lộ mới đạt 41% chiều dài, một số tuyến chưa thông; năm 2007, tỷ lệ chất lượng quốc lộ đạt loại 1, 2 (tốt, khá) chỉ chiếm 23,53%, trung bình 45,5%, còn lại khoảng trên 30% là loại 5, 6 (xấu và rất xấu). Theo chu kỳ, khoảng thời gian giữa 2 lần sửa chữa vừa là 5 hoặc 8 năm đối với đường bê tông nhựa, bê tông xi măng và tương ứng là 15 hoặc 25 năm giữa 2 lần sửa chữa lớn. Đối với các loại mặt đường cấp thấp hơn, khoảng thời gian còn ngắn hơn rất nhiều. Trước những năm 1990, đầu tư vào phát triển đường bộ chỉ có duy nhất một nguồn vốn là NSNN; sau đó có thêm nguồn vốn tín dụng trong nước, ODA; sau những năm 2000 đã có thêm vốn của các doanhnghiệp và vốn từ các thành phần kinh tế tư nhân, theo hình thức BOT, BTO, BT... Theo các tổ chức tiền tệ thế giới, chúng ta có khối lượng tài sản đường bộ rất lớn và trong 5- 10 năm tới, cần có thêm các hình thức đầu tư kết hợp nhà nước - tư nhân (còn gọi là kết hợp công tư - PPP) và huy động từ nguồn phí do người sử dụng chi trả theo nguyên tắc người sử dụng đường bộ phải đóng góp phí sử dụng đường. Có thể nói, nguồn vốn cho việc xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã được đa dạng hoá, xã hội hoá và cần tiếp tục duy trì, bởi vì nguồn vốn ODA, vay ưu đãi... có thể sẽ giảm sau khi nền kinh tế của nước ta vượt qua một ngưỡng nhất định. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế do đất nước đã trải qua các cuộc chiến tranh kéo dài, thường xuyên gặp phải thiên tai; kinh tế đất nước còn rất khó khăn nên trừ các quốc lộ trục chính được khôi phục, cải tạo, nâng cấp, còn lại phần lớn chưa được vào cấp kỹ thuật, nhiều tuyến đường, nhiều cầu yếu kể cả trên các quốc lộ cần phải được sửa chữa, thay thế, xây dựng mới. Việc đầu tư xây dựng mới đường bộ được hầu hết các nước quan tâm nhưng Việt Nam cũng ở như các nước, đó là thiếu vốn cho bảo trì đường bộ ( BTĐB). Trong những năm qua, việc bố trí vốn cho quản lý, BTĐBđã được cố gắng đến mức cao nhất nhưng cũng chỉ mới đáp ứng được 30-50% nhu cầu. Đã có thêm các hình thức như chủ đầu tư tự vay vốn để sửa chữa, cho thu phí hoàn vốn trên một vài tuyến lưu lượng xe cao nhưng cũng chỉ là biện pháp tạm thời. Thực trạng các nước trong đó có nước ta, do thiếu vốn nên chỉ tập trung giải quyết một số công việc cấp bách dẫn đến tình trạng cầu, đường bộ xuống cấp, không bảo toàn được vốn đầu tư, nếu không có giải pháp hữu hiệu thì không những không thúc đẩy mà có thể còn kìm hãm phát triển KT-XH. Sở GTVT Lạng Sơn đang được giao quản lý 495 km quốc lộ, 718 km đường tỉnh và một sô đường đô thị. Thực hiện đề án “Đổi mới toàn diện công tác quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ” Sở đã thực hiện công tác đấu thầu và đặt hàng công tác quản lý, bảo trì đối với tất cả các tuyến đường. Công tác quản lý, bảo trì ngày được các cấp các ngành quan tâm, thực hiện; yêu cầu đòi hỏi cần tăng cường Công tác quản lý, bảo trì trên các tuyến đường để đảm bảo giao thông an toàn và thông suốt, kế hoạch bảo trì giao ngày càng tăng năm 2013 là 144,501 tỷ đồng (sửa chữa đường bộ trung ương 79,1 tỷ đồng, Vốn quỹ BTĐBtỉnh 20,145 tỷ đồng, sự nghiệp giao thông địa phương 45,256 tỷ đồng). Năm 2015 là 178,708 tỷ đồng (sửa chữa đường bộ trung ương 97,794 tỷ đồng, Vốn quỹ BTĐBtỉnh 32,840 tỷ đồng, sự nghiệp giao thông địa phương 48,074 tỷ đồng). Năm 2015 khoảng 240 tỷ đồng (sửa chữa đường bộ trung ương đã giao 138,286 tỷ đồng, Vốn quỹ BTĐBtỉnh khoảng 40 tỷ đồng, sự nghiệp giao thông địa phương khoảng 50 tỷ đồng). Sở GTVT Lạng Sơn nhận thấy rằng: để thực hiện đề án “Đổi mới toàn diện công tác quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ” và thực hiện nhiệm vụ của quản lý bảo trì quốc lộ, đường tỉnh có hiệu quả, việc thành lập Ban quản lý BTĐB,Sở GTVT Lạng Sơn là rất cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, công tác quản lý vốn BTĐBcòn có những hạn chế, bất cập: Vốn đầu tư thấp, tiến độ triển khai còn chậm, quy mô công trình nhỏ,... xuất phát từ quy trình quản lý vốn chưa thống nhất, đội ngũ nhân sự còn thiếu kiến thức, kỹ năng và các nội dung quản lý vốn BTĐBchưa được thực hiện hiệu quả. Chính vì những lý do đó, học viên quyết định lựa chọn để tài: “Quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở giao thông vận tải Lạng Sơn” làm đối tượng nghiên cứu luận văn thạc sĩ với mong muốn đóng góp một phần công sức vào việc hoàn thiện công tác quản lý vốn BTĐB của Sở GTVT Lạng Sơn, qua đó, góp phần vào sự phát triển ngành GTVT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Quản lý vốn BTĐB là vấn đề hết sức quan trọng lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực GTVT. Công tác đầu tư xây dựng các công trình đường bộ diễn ra một cách tràn lan, trong khi công tác quản lý bảo trì các công trình chưa được quan tâm, nguồn vốn dành cho công tác BTĐB luôn trong tình trạng “thiếu trước, hụt sau”. “Mười đồng đầu tư, không thể bằng một đồng bảo trì” đó là một câu nói hoàn toàn đúng trong thực tế công tác đầu tư, sử dụng và bảo dưỡng các tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn cả nước. Vì vậy, đề tài nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý BTĐB được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các nhà nghiên cứu làm công tác quản lý nguồn vốn BTĐB. Ở Việt Nam, trong một vài năm gần đây, lĩnh vực nghiên cứu về quản lý vốn NSNN đã được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện như: - Luận án tiến sĩ: “Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam” của tác giả Bùi Mạnh Cường (2012). Luận án đã làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN. Sử dụng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN để đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010. Luận án đã đề xuất định hướng, hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2020. - Luận án tiến sĩ: “Chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng các công trình giao thông tại Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Ánh Tuyết (2012), Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã xây dựng mô hình quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông theo hướng tích cực và năng động, mô hình không chỉ quan tâm đến đầu tư xây dựng mà còn quan tâm đến quản lý khai thác công trình một cách hiệu quả. Mô hình là sự liên kết hữu cơ (có thực hiện, có phản hồi, điều chỉnh, hoàn thiện) giữa các mô đun Quy hoạch - Đầu tư xây dựng - Quản lý khai thác. - Luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện QLNN đối với đầu tư XDCB từ vốn ngân sách trong ngành GTVT Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Bình (2012), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong luận án đưa ra cách tiếp cận mới về QLNN đối với đầu tư XDCB từ vốn NSNN theo năm khâu của quá trình đầu tư XDCB, gồm: QLNN trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch; lập, thẩm định, phê duyệt dự án; triển khai các dự án; nghiệm thu, thẩm định chất lượng, bàn giao công trình; và thanh quyết toán. Các nội dung này được nghiên cứu có tính đến sự tác động của các yếu tố môi trường luật pháp, cơ chế chính sách, tổ chức quản lý, năng lực bộ máy và thanh tra, kiểm tra giám sát đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong ngành GTVT. - Luận án tiến sĩ: “QLNN về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội” của tác giả Hồ Thị Hương Mai (2015), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đã làm rõ thêm lý luận QLNN về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị từ khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá QLNN vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; từ khâu lập kế hoạch, huy động, phân bổ, thanh quyết toán và đặc biệt làm rõ vai trò của công tác kiểm tra, giám sát trong toàn bộ quy trình quản lý. Dựa trên dữ liệu thu thập từ điều tra và phỏng vấn và các báo cáo, nghiên cứu đã công bố, luận án phân tích tổng thể quá trình QLNN về vốn đầu tư trong phát triển triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội giai đoạn 2008-2013, chi tiết trên tất cả các khâu, từ các căn cứ xây dựng, quá trình thực hiện và kết quả thực hiện, từ đó chỉ ra thành công và hạn chế cũng như nguyên nhân của QLNN về vốn đầu tư trong phát triển triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội trong giai đoạn này. - Luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu giải pháp huy động và sử dụng vốn cho BTĐB” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Dung (2018), Trường Đại học GTVT. Luận án đã phân tích, làm rõ ý nghĩa và sự cấp thiết của công tác BTĐB; đánh giá khách quan thực trạng công tác huy động và sử dụng vốn cho BTĐBở Việt Nam từ năm 2009 đến nay, chỉ ra được những kết quả, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế đó. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp với thực tế, giúp cho các cơ quan quản lý đường bộ có thể vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam để huy động và sử dụng hiệu quả vốn cho BTĐB, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH. Ngoài ra còn có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo khác cũng đề cập đến vấn đề quản lý vốn BTĐB. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và hoàn thiện chính sách quản lý vốn BTĐB trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn dưới góc độ chuyên ngành quản lý kinh tế. Chính vì vậy, tôi hy vọng đây là một trong những công trình nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn BTĐB đối với các Sở GTVT. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phân tích thực trạng quản lý vốn BTĐB của Sở GTVT Lạng Sơn để đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn này. Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận văn xác định một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây trong quá trình nghiên cứu: - Xác định khung lý thuyết về quản lý vốn BTĐB của Sở GTVT tỉnh. - Phân tích thực trạng quản lý vốn BTĐB của Sở GTVT Lạng Sơn; Đánh giá những điểm mạnh, những điểm yếu cùng các nguyên nhân dẫn đến những điểm yếu trong công tác quản lý vốn này. - Đề xuất một số phương hướng giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý vốn BTĐB của Sở GTVT Lạng Sơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý vốn BTĐB của Sở GTVT Lạng Sơn. Quản lý vốn BTĐB bao gồm quản lý huy động và quản lý sử dụng nguồn vốn BTĐB. Tuy nhiên trong phạm vi luận văn này, nghiên cứu được giới hạn ở công tác quản lý sử dụng nguồn vốn BTĐB của Sở GTVT Lạng Sơn, không nghiên cứu công tác quản lý huy động nguồn vốn BTĐB. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý vốn BTĐB của Sở GTVT Lạng Sơn tiếp cận theo nội dung quản lý. + Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. + Về thời gian: Số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được thu thập trong giai đoạn 2014-2017; Số liệu sơ cấp được thu thập trong 02 tháng 7 và 8 năm 2018; Những phương hướng và giải pháp được đề xuất đến năm 2025.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Trang 2Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS LÊ THỊ ANH VÂN
HÀ NỘI - 2018
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi Số liệuđược nêu trong luận văn là trung thực và có trích nguồn Kết quả nghiên cứutrong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trìnhnghiên cứu nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Hương Trà
Trang 4Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô giáo lãnh đạo Nhàtrường, lãnh đạo các khoa, phòng, trung tâm của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,các thầy, cô giáo gia giảng dạy khóa học đã giúp học viên có những kiến thức đểthực hiện luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Thị Anh Vân, Giảng viênTrường Đại học Kinh tế Quốc dân, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ học viêntrong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Xin trân trọng cảm ơn UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Tài chính, Sở GTVT và các
Sở, ban, ngành ở tỉnh Lạng Sơn; Cảm ơn đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ
để hoàn thành luận văn
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếusót Kính mong nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và cácbạn bè, đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Thị Hương Trà
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI 9
1.1 Vốn bảo trì đường bộ 9
1.1.1 Khái niệm về vốn bảo trì đường bộ 9
1.1.2 Đặc điểm của vốn bảo trì đường bộ 10
1.1.3 Phân loại vốn bảo trì đường bộ 11
1.2 Quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giao thông vận tải 12
1.2.1 Khái niệm quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giao thông vận tải .12 1.2.2 Mục tiêu của quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giao thông vận tải 14
1.2.3 Nguyên tắc quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giao thông vận tải.15 1.2.3 Bộ máy quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giao thông vận tải 15
1.2.4 Nội dung quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giao thông vận tải 16
1.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giao thông vận tải 20
1.3.Kinh nghiệm về quản lý vốn bảo trì đường bộ của một số địa phương trong nước và bài học rút ra cho tỉnh Lạng Sơn 22
1.3.1 Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An 22
1.3.2 Bài học rút ra cho tỉnh Lạng Sơn 24
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH LẠNG SƠN 26
2.1 Tình hình phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn .26 2.2 Bộ máy quản lý vốn bảo trì đường bộ tại tỉnh Lạng Sơn 28
2.4 Thực trạng quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn 30
2.4.1 Thực trạng xây dựng và giao kế hoạch vốn bảo trì đường bộ 30
2.4.2 Thực trạng thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn bảo trì đường bộ 34
Trang 62.4.4 Thực trạng kiểm tra vốn bảo trì đường bộ 51
2.5 Đánh giá quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn 53
2.5.1 Điểm mạnh trong quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn 53
2.5.2 Điểm yếu trong quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn 54
2.5.3 Nguyên nhân của điểm yếu trong quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn 56
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI LẠNG SƠN 59
3.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giao thông vận tải Lạng Sơn đến năm 2025 59
3.1.1 Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh Lạng Sơn 59
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giao thông vận tải Lạng Sơn đến năm 2025 60
3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giao thông vận tải Lạng Sơn 61
3.2.1 Hoàn thiện xây dựng và giao kế hoạch vốn bảo trì đường bộ 61
3.2.2 Hoàn thiện thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn bảo trì đường bộ 64
3.2.3 Hoàn thiện cấp phát, thanh toán và quyết toán vốn bảo trì đường bộ 66 3.2.4 Hoàn thiện kiểm tra vốn bảo trì đường bộ 68
3.2.5 Giải pháp khác 71
3.3 Một số kiến nghị 78
KẾT LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7Chữ viết tắt Ý nghĩa
BOT Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao
BT Xây dựng-Chuyển giao
BTĐB Bảo trì đường bộ
BTO Xây dựng-Chuyển giao -Vận hành
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GTVT Giao thông vận tải
HĐND Hội đồng nhân dân
Trang 8Bảng 2.1: Hiện trạng GTVT tỉnh Lạng Sơn đến năm 2017 26Bảng 2.2: Lưu đồ xây dựng và giao kế hoạchvốn BTĐB tỉnh Lạng Sơn 31Bảng 2.3: Kế hoạch chi vốn BTĐB tại tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2017 32Bảng 2.4: Cơ cấu kế hoạch chi vốn BTĐB tại tỉnh Lạng Sơn giai đoạn
2014-17 33Bảng 2.5: Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác xây dựng kế hoạch chi
vốn và giaokế hoạch chi vốn BTĐB tỉnh Lạng Sơn 33Bảng 2.6: Lưu đồ thẩm định phương án sử dụngvốn BTĐB tỉnh Lạng Sơn35Bảng 2.7: Kết quả thẩm định phương án sử dụng vốn BTĐB tỉnh Lạng Sơn
giai đoạn 2014-2017 36Bảng 2.8: Kết quả thẩm định phương án sử dụng vốn BTĐB tỉnh Lạng Sơn
giai đoạn 2014-2017 (theo giá trị) 38Bảng 2.9: Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác thẩm định phương án sử
dụng vốn của các dự án BTĐBtỉnh Lạng Sơn 39Bảng 2.10: Đánh giá của đại diện các chủ đầu tưvề công tác thẩm định phương
án sử dụng vốn của các dự án BTĐB tỉnh Lạng Sơn 39Bảng 2.11: Lưu đồ cấp phát tạm ứng, thanh toánvốn BTĐB tỉnh Lạng Sơn 41Bảng 2.12: Tình hình thực hiện và giải ngân vốn BTĐB của tỉnh Lạng Sơn
giai đoạn 2014-2017 44Bảng 2.13: Số dư tạm ứng cho BTĐB tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2017 45Bảng 2.14: Lưu đồ quyết toán vốn BTĐB tỉnh Lạng Sơn 46Bảng 2.15: Quyết toán vốn BTĐB tại tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2017 .49Bảng 2.16: Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác cấp phát, thanh toán,
quyết toán vốn BTĐB tỉnh Lạng Sơn 50Bảng 2.17: Đánh giá của đại diện các chủ đầu tưvề công tác cấp phát, thanh
toán, quyết toán vốn BTĐB tỉnh Lạng Sơn 50Bảng 2.18: Kết quả kiểm tra vốn BTĐB tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2017 51Bảng 2.19: Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác kiểm tra vốn BTĐB tỉnh
Lạng Sơn 52Bảng 2.20: Đánh giá của đại diện các chủ đầu tưvề công tác kiểm tra vốn
BTĐB tỉnh Lạng Sơn 53
HÌNH
Hình 1.1: Quy trình quản lý vốn BTĐB 13Hình 2.2: Bộ máy quản lý vốn BTĐB tại tỉnh Lạng Sơn 29
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, vốnđầu tư cho việc xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông nói chung, hệthống đường bộ nói riêng ngày càng tăng nên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
đã được cải thiện đáng kể (trong các năm qua, đã xây dựng mới, cải tạo, nâng cấpđược 11.859 km đường) tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận tải hàng hoá, hànhkhách với chất lượng dịch vụ được nâng dần Tuy nhiên, hệ thống đường bộ củanước ta còn yếu kém, lạc hậu: tỷ lệ quốc lộ, tỉnh lộ được trải mặt bê tông xi măng,
bê tông nhựa, đá nhựa chiếm 13,91% tổng chiều dài đường bộ; còn 13,2% đườngđất; tỷ lệ đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cấp cao (cấp I-III) còn thấp, riêng quốc lộmới đạt 41% chiều dài, một số tuyến chưa thông; năm 2007, tỷ lệ chất lượng quốc
lộ đạt loại 1, 2 (tốt, khá) chỉ chiếm 23,53%, trung bình 45,5%, còn lại khoảng trên30% là loại 5, 6 (xấu và rất xấu) Theo chu kỳ, khoảng thời gian giữa 2 lần sửa chữavừa là 5 hoặc 8 năm đối với đường bê tông nhựa, bê tông xi măng và tương ứng là
15 hoặc 25 năm giữa 2 lần sửa chữa lớn Đối với các loại mặt đường cấp thấp hơn,khoảng thời gian còn ngắn hơn rất nhiều
Trước những năm 1990, đầu tư vào phát triển đường bộ chỉ có duy nhất mộtnguồn vốn là NSNN; sau đó có thêm nguồn vốn tín dụng trong nước, ODA; saunhững năm 2000 đã có thêm vốn của các doanhnghiệp và vốn từ các thành phầnkinh tế tư nhân, theo hình thức BOT, BTO, BT
Theo các tổ chức tiền tệ thế giới, chúng ta có khối lượng tài sản đường bộ rấtlớn và trong 5- 10 năm tới, cần có thêm các hình thức đầu tư kết hợp nhà nước - tưnhân (còn gọi là kết hợp công tư - PPP) và huy động từ nguồn phí do người sử dụngchi trả theo nguyên tắc người sử dụng đường bộ phải đóng góp phí sử dụng đường
Có thể nói, nguồn vốn cho việc xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầnggiao thông đường bộ đã được đa dạng hoá, xã hội hoá và cần tiếp tục duy trì, bởi vìnguồn vốn ODA, vay ưu đãi có thể sẽ giảm sau khi nền kinh tế của nước ta vượtqua một ngưỡng nhất định Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ còn
Trang 10chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế do đất nước đã trải qua các cuộc chiến tranhkéo dài, thường xuyên gặp phải thiên tai; kinh tế đất nước còn rất khó khăn nên trừcác quốc lộ trục chính được khôi phục, cải tạo, nâng cấp, còn lại phần lớn chưađược vào cấp kỹ thuật, nhiều tuyến đường, nhiều cầu yếu kể cả trên các quốc lộ cầnphải được sửa chữa, thay thế, xây dựng mới Việc đầu tư xây dựng mới đường bộđược hầu hết các nước quan tâm nhưng Việt Nam cũng ở như các nước, đó là thiếuvốn cho bảo trì đường bộ ( BTĐB) Trong những năm qua, việc bố trí vốn cho quản
lý, BTĐBđã được cố gắng đến mức cao nhất nhưng cũng chỉ mới đáp ứng được 50% nhu cầu Đã có thêm các hình thức như chủ đầu tư tự vay vốn để sửa chữa, chothu phí hoàn vốn trên một vài tuyến lưu lượng xe cao nhưng cũng chỉ là biện pháptạm thời Thực trạng các nước trong đó có nước ta, do thiếu vốn nên chỉ tập trunggiải quyết một số công việc cấp bách dẫn đến tình trạng cầu, đường bộ xuống cấp,không bảo toàn được vốn đầu tư, nếu không có giải pháp hữu hiệu thì không nhữngkhông thúc đẩy mà có thể còn kìm hãm phát triển KT-XH
30-Sở GTVT Lạng Sơn đang được giao quản lý 495 km quốc lộ, 718 km đườngtỉnh và một sô đường đô thị Thực hiện đề án “Đổi mới toàn diện công tác quản lý,bảo trì hệ thống quốc lộ” Sở đã thực hiện công tác đấu thầu và đặt hàng công tácquản lý, bảo trì đối với tất cả các tuyến đường Công tác quản lý, bảo trì ngày đượccác cấp các ngành quan tâm, thực hiện; yêu cầu đòi hỏi cần tăng cường Công tácquản lý, bảo trì trên các tuyến đường để đảm bảo giao thông an toàn và thông suốt,
kế hoạch bảo trì giao ngày càng tăng năm 2013 là 144,501 tỷ đồng (sửa chữa đường
bộ trung ương 79,1 tỷ đồng, Vốn quỹ BTĐBtỉnh 20,145 tỷ đồng, sự nghiệp giaothông địa phương 45,256 tỷ đồng) Năm 2015 là 178,708 tỷ đồng (sửa chữa đường
bộ trung ương 97,794 tỷ đồng, Vốn quỹ BTĐBtỉnh 32,840 tỷ đồng, sự nghiệp giaothông địa phương 48,074 tỷ đồng) Năm 2015 khoảng 240 tỷ đồng (sửa chữa đường
bộ trung ương đã giao 138,286 tỷ đồng, Vốn quỹ BTĐBtỉnh khoảng 40 tỷ đồng, sựnghiệp giao thông địa phương khoảng 50 tỷ đồng)
Sở GTVT Lạng Sơn nhận thấy rằng: để thực hiện đề án “Đổi mới toàn diệncông tác quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ” và thực hiện nhiệm vụ của quản lý bảotrì quốc lộ, đường tỉnh có hiệu quả, việc thành lập Ban quản lý BTĐB,Sở GTVTLạng Sơn là rất cần thiết
Trang 11Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, công tác quản lý vốn BTĐBcòn
có những hạn chế, bất cập: Vốn đầu tư thấp, tiến độ triển khai còn chậm, quy môcông trình nhỏ, xuất phát từ quy trình quản lý vốn chưa thống nhất, đội ngũ nhân
sự còn thiếu kiến thức, kỹ năng và các nội dung quản lý vốn BTĐBchưa được thựchiện hiệu quả
Chính vì những lý do đó, học viên quyết định lựa chọn để tài: “Quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở giao thông vận tải Lạng Sơn” làm đối tượng nghiên cứu
luận văn thạc sĩ với mong muốn đóng góp một phần công sức vào việc hoàn thiệncông tác quản lý vốn BTĐB của Sở GTVT Lạng Sơn, qua đó, góp phần vào sự pháttriển ngành GTVT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Quản lý vốn BTĐB là vấn đề hết sức quan trọng lý luận và thực tiễn trong lĩnhvực GTVT Công tác đầu tư xây dựng các công trình đường bộ diễn ra một cách tràn lan,trong khi công tác quản lý bảo trì các công trình chưa được quan tâm, nguồn vốn dànhcho công tác BTĐB luôn trong tình trạng “thiếu trước, hụt sau” “Mười đồng đầu tư,không thể bằng một đồng bảo trì” đó là một câu nói hoàn toàn đúng trong thực tế côngtác đầu tư, sử dụng và bảo dưỡng các tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn cả nước
Vì vậy, đề tài nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý BTĐB được rất nhiều ngườiquan tâm, đặc biệt là các nhà nghiên cứu làm công tác quản lý nguồn vốn BTĐB
Ở Việt Nam, trong một vài năm gần đây, lĩnh vực nghiên cứu về quản lý vốnNSNN đã được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện như:
- Luận án tiến sĩ: “Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN
ở Việt Nam” của tác giả Bùi Mạnh Cường (2012) Luận án đã làm rõ những vấn đề
về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN Xâydựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồnvốn NSNN Sử dụng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tưphát triển từ nguồn vốn NSNN để đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội ởViệt Nam giai đoạn 2005-2010 Luận án đã đề xuất định hướng, hệ thống giải phápnâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN ở Việt Namtrong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2020
Trang 12- Luận án tiến sĩ: “Chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng các côngtrình giao thông tại Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Ánh Tuyết (2012), Học viện chính trị
- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Tác giả đã xây dựng mô hình quản lý đầu tư xâydựng các công trình giao thông theo hướng tích cực và năng động, mô hình không chỉquan tâm đến đầu tư xây dựng mà còn quan tâm đến quản lý khai thác công trình mộtcách hiệu quả Mô hình là sự liên kết hữu cơ (có thực hiện, có phản hồi, điều chỉnh,hoàn thiện) giữa các mô đun Quy hoạch - Đầu tư xây dựng - Quản lý khai thác
- Luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện QLNN đối với đầu tư XDCB từ vốn ngân sáchtrong ngành GTVT Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Bình (2012), Trường Đạihọc Kinh tế Quốc dân Trong luận án đưa ra cách tiếp cận mới về QLNN đối vớiđầu tư XDCB từ vốn NSNN theo năm khâu của quá trình đầu tư XDCB, gồm:QLNN trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch; lập, thẩm định, phê duyệt dự án; triểnkhai các dự án; nghiệm thu, thẩm định chất lượng, bàn giao công trình; và thanhquyết toán Các nội dung này được nghiên cứu có tính đến sự tác động của các yếu
tố môi trường luật pháp, cơ chế chính sách, tổ chức quản lý, năng lực bộ máy vàthanh tra, kiểm tra giám sát đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong ngành GTVT
- Luận án tiến sĩ: “QLNN về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giaothông đô thị Hà Nội” của tác giả Hồ Thị Hương Mai (2015), Học viện Chính trịQuốc gia Hồ Chí Minh Luận án đã làm rõ thêm lý luận QLNN về vốn đầu tư trongphát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị từ khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giáQLNN vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; từ khâu lập kếhoạch, huy động, phân bổ, thanh quyết toán và đặc biệt làm rõ vai trò của công táckiểm tra, giám sát trong toàn bộ quy trình quản lý Dựa trên dữ liệu thu thập từ điềutra và phỏng vấn và các báo cáo, nghiên cứu đã công bố, luận án phân tích tổng thểquá trình QLNN về vốn đầu tư trong phát triển triển kết cấu hạ tầng giao thông đôthị Hà Nội giai đoạn 2008-2013, chi tiết trên tất cả các khâu, từ các căn cứ xâydựng, quá trình thực hiện và kết quả thực hiện, từ đó chỉ ra thành công và hạn chếcũng như nguyên nhân của QLNN về vốn đầu tư trong phát triển triển kết cấu hạtầng giao thông đô thị Hà Nội trong giai đoạn này
- Luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu giải pháp huy động và sử dụng vốn choBTĐB” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Dung (2018), Trường Đại học GTVT Luận
án đã phân tích, làm rõ ý nghĩa và sự cấp thiết của công tác BTĐB; đánh giá khách
Trang 13quan thực trạng công tác huy động và sử dụng vốn cho BTĐBở Việt Nam từ năm
2009 đến nay, chỉ ra được những kết quả, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhâncủa những khó khăn, hạn chế đó Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp cótính khả thi cao, phù hợp với thực tế, giúp cho các cơ quan quản lý đường bộ có thểvận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam để huy động và sử dụnghiệu quả vốn cho BTĐB, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH
Ngoài ra còn có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo kháccũng đề cập đến vấn đề quản lý vốn BTĐB Tuy nhiên, chưa có một công trình nàonghiên cứu một cách có hệ thống và hoàn thiện chính sách quản lý vốn BTĐB trênđịa bàn tỉnh Lạng Sơn dưới góc độ chuyên ngành quản lý kinh tế Chính vì vậy, tôi
hy vọng đây là một trong những công trình nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quảquản lý vốn BTĐB đối với các Sở GTVT
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phântích thực trạng quản lý vốn BTĐB của Sở GTVT Lạng Sơn để đề xuất các giải phápphù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn này
Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận văn xác định một số nhiệm vụ nghiêncứu cụ thể sau đây trong quá trình nghiên cứu:
- Xác định khung lý thuyết về quản lý vốn BTĐB của Sở GTVT tỉnh
- Phân tích thực trạng quản lý vốn BTĐB của Sở GTVT Lạng Sơn; Đánh giánhững điểm mạnh, những điểm yếu cùng các nguyên nhân dẫn đến những điểm yếutrong công tác quản lý vốn này
- Đề xuất một số phương hướng giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý vốnBTĐB của Sở GTVT Lạng Sơn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý vốn BTĐB của Sở GTVT Lạng Sơn.
Quản lý vốn BTĐB bao gồm quản lý huy động và quản lý sử dụng nguồnvốn BTĐB Tuy nhiên trong phạm vi luận văn này, nghiên cứu được giới hạn ởcông tác quản lý sử dụng nguồn vốn BTĐB của Sở GTVT Lạng Sơn, không nghiêncứu công tác quản lý huy động nguồn vốn BTĐB
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý vốn BTĐB của Sở GTVT LạngSơn tiếp cận theo nội dung quản lý
Trang 14Thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn BTĐB
Xây dựng và giao kế hoạch vốn BTĐB (1) Đảm bảo nguồn
vốn NSNN được sử dụng một cách hiệu quả;
(2) Góp phần cải thiện
và nâng cao đời sống của người dân;
(3) Góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất;
(4) Tạo được lòng tin của nhân dân đối với ngành GTVT
+ Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
+ Về thời gian: Số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được thu thập tronggiai đoạn 2014-2017; Số liệu sơ cấp được thu thập trong 02 tháng 7 và 8 năm 2018;Những phương hướng và giải pháp được đề xuất đến năm 2025
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Quá trình nghiên cứu
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết về quản lý vốnBTĐBcủa Sở GTVT
Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu
Bước 3: Xử lý số liệu và tiến hành phân tích thực trạng quản lý vốnBTĐBcủa Sở GTVT Lạng Sơn trong giai đoạn 2014-2017
Bước 4: Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoànthiện quản lý vốn BTĐB của Sở GTVT Lạng Sơn đến năm 2025
5.2 Khung nghiên cứu
\
Khung nghiên cứu của luận văn
Nguồn: Học viên xây dựng
Trang 155.3 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu
5.3.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
a) Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp
Hệ thống thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:
- Thông tin từ những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quản lývốn BTĐB của Sở GTVT
- Số liệu thống kê về vốn BTĐB của Sở GTVT Lạng Sơn
- Các báo cáo của các Sở chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lạng Sơn (Sở Tàichính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở GTVT, ) liên quan đến công tác quản lý vốnBTĐBcủa Sở GTVT Lạng Sơn giai đoạn 2014-2017
- Số liệu từ các bài viết, luận văn, luận án, đã công bố cũng được luận vănlựa chọn, đánh giá và tận dụng trong quá trình nghiên cứu
b) Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp
Luận văn tiến hành phát phiếu khảo sát cho 02 nhóm đối tượng:
- 45 cán bộ quản lý vốn BTĐB tại UBND tỉnh, KBNN tỉnh Lạng Sơn Sốphiếu phát ra là 45, số phiếu thu về là 45, trong đó, tất cả 45 phiếu đều hợp lệ
- 25 đại diện các chủ đầu tư các dự án đầu tư BTĐB trên địa bàn tỉnh LạngSơn Số phiếu phát ra là 25, số phiếu thu về là 22, trong đó 22 phiếu hợp lệ
Bảng câu hỏi được thiết kế theo dạng câu hỏi đóng, sử dụng thang đo likert 5bậc Bảng hỏi được phát trực tiếp hoặc sử dụng email, và được thực hiện trongtháng 07 và tháng 08 năm 2018
Điểm số bình quân đánh giá mỗi tiêu chí được đưa ra được phân loại nhưsau:Dưới 2 điểm là: Kém; Từ 2 điểm đến dưới 2,5 điểm là: Yếu; Từ 2,5 điểm đếndưới 3,5 điểm là: Trung bình; Từ 3,5 điểm đến dưới 4,5 điểm là: Tốt; Từ 4,5 điểmđến 5 điểm là: Rất tốt
5.3.2 Phương pháp xử lý thông tin, số liệu
- Số liệu thứ cấp thu thập được sẽ được chọn lọc, so sánh, đối chiếu, tính tỷ
lệ phần trăm để phục vụ cho nghiên cứu
- Thông tin, số liệu sơ cấp thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềmExcel trước khi đưa vào phân tích trong luận văn
Trang 16- Luận văn vận dụng các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu khoa họcnhư phương pháp phân tích, tổng hợp, tư duy logic, các phương pháp kỹ thuật nhưthống kê, so sánh và đánh giá trong nghiên cứu lý luận cũng như trong đánh giáthực tiễn
6 Kết cấu của đề tài
Nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 03 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giao thôngvận tải
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giaothông vận tải Lạng Sơn
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý vốn bảo trì đường
bộ của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn
Trang 17Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ VỐN BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
1.1 Vốn bảo trì đường bộ
1.1.1 Khái niệm về vốn bảo trì đường bộ
1.1.1.1.Tổng quan vềbảo trì đường bộ
Bảo trì đường bộ hay bảo trì công trình đường bộlà tập hợp các hoạt độngnhằm duy trì hoạt động bình thường của công trình đường bộ và đảm bảo an toàncho các đối tượng sử dụng đường bộ Các hoạt động đó bao gồm: Kiểm tra, quantrắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình đường bộ, không baogồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình Trong các hoạtđộng bảo trì công trình đường bộ, thì hai hoạt động: bảo dưỡng thường xuyên vàsửa chữa đường bộ là phức tạp và quan trọng nhất, chiếm tỉ trọng chi phí cao nhất
- Trên góc độ kỹ thuật, bảo trì công trình đường bộ là thực hiện các côngviệc bảo dưỡng và sửa chữa đường bộ nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đườngđang khai thác
- Trên góc độ đầu tư, bảo trì công trình đường bộ là giai đoạn sau đầu tư đưacông trình của dự án vào khai thác sử dụng
1.1.1.2.Khái niệm về vốn bảo trì đường bộ
-Vốn là từ dùng để chỉ một yếu tố sản xuất do hệ thống kinh tế tạo ra Vốn
có nghĩa là nguồn lực cho sản xuất Muốn tiến hành tái sản xuất cần chi phí về đấtđai, tài chính (vốn) và lao động.Như vậy có thể hiểu: Vốn là biểu hiện bằng tiền, tất
cả các nguồn lực đã bỏ ra để đầu tư Các nguồn lực có thể là của cải vật chất, là tàinguyên thiên nhiên, là sức lao động, là các tài sản vật chất khác.Các phạm trù vốn,tài sản và đầu tư tồn tại đan xen nhau Có vốn mới thực hiện được đầu tư và kết quảcủa đầu tư lại tạo ra tài sản và vốn
- Vốn đầu tư là yếu tố đầu vào quan trọng, được sử dụng vào quá trình sản
xuất của doanh nghiệp và nền kinh tế tổng thể của một quốc gia Đó là tất cả những
Trang 18gì mà doanh nghiệp, nền kinh tế sử dụng vào quá trình sản xuất, nhằm mục đích tạo
ra khối lượng sản phẩm, hàng hoá có giá trị lớn hơn giá trị bỏ ra ban đầu
Dưới góc độ quản lý kinh tế, vốn đầu tư được xem là toàn bộ các chi phíđược đưa vào sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt độngKT-XH
Như vậy, mặc dù chưa có khái niệm chính thức về vốn BTĐB, nhưng quaviệc khái quát những khái niệm về vốn, vốn đầu tư và khái niệm BTĐB, luận văn
xác định khái niệm vốn BTĐB như sau: Vốn bảo trì đường bộ là toàn bộ chi phí
bỏ ra để thực hiện mục đích duy trì hoạt động bình thường của công trình đường bộ
và đảm bảo an toàn cho các đối tượng sử dụng đường bộ.
Vốn BTĐB là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích nhằm bảo đảm vàduy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình đường bộ theo quy định củathiết kế trong quá trình khai thác, sử dụng
Những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, vốn đầu tư cho việc bảodưỡng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hệ thống đường bộ ngày càng tăng nên kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ đã được cải thiện đáng kể Thực tế hiện nay, nguồnvốn cho việc bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thôngđường bộ đã được đa dạng hóa Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộtrên cả nước vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, còn nhiều tuyến đườngchưa được cải tạo, nâng cấp, đường chưa vào cấp kỹ thuật, cầu yếu còn nhiều, hàngnăm lại thường xuyên gặp thiên tai như bão, lũ, lụt nên càng cần thiết phải chú trọngnhiều hơn cho công tác BTĐB
1.1.2 Đặc điểm của vốn bảo trì đường bộ
Vốn BTĐB có những đặc trưng cơ bản sau đây:
- Vốn BTĐB là một bộ phận của vốn đầu tư phát triển Vốn cho công tác
BTĐB là giá trị một bộ phận tích lũy của nền kinh tế bao gồm phần tiết kiệmcủa khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm củachính phủ trong và ngoài nước được huy động cho công tác BTĐB Việc sửdụng vốn BTĐB luôn gắn chặt với đặc điểm hoạt động bảo trì công trình giaothông đường bộ
Trang 19- Nhu cầu vốn BTĐB không ổn định Vốn BTĐB vừa dành cho công tác bảo
dưỡng thường xuyên vừa dành cho công tác sửa chữa định kỳ hoặc đột xuất theotính chất công việc bảo trì, do vậy, nhu cầu vốn không ổn định, đòi hỏi luôn đảmbảo một lượng vốn sẵn sàng và thủ tục cấp vốn linh hoạt để khắc phục hậu quả thiêntai hoặc các nguyên nhân bất khả kháng khác
- Hiệu quả sử dụng vốn BTĐB thường được nhìn nhận ở hiệu quả KT-XH, cơ
hội thu hồi vốn thấp Phần lớn các dự án đầu tư xây dựng hệ thống giao thông
đường bộ có hiệu quả đa mục tiêu, trong đó hiệu quả KT-XH đóng vai trò chủ yếu.Lợi ích mà chúng mang lại thường phát huy trong thời gian dài, hiệu quả của vốnđầu tư thường khó đo lường trực tiếp mà được đánh giá thông qua hiệu quả hoạtđộng của các lĩnh vực, các ngành khác trong nền kinh tế Do đó, cơ hội thu hồi vốntrực tiếp thấp, nếu Nhà nước không có các chính sách ưu đãi thì khó thu hút đượcvốn từ khu vực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này
- Khả năng thất thoát vốn BTĐB lớn Cũng như vốn dành cho xây dựng
đường bộ, vốn cho công tác bảo trì thường phát sinh trong thời gian dài, sử dụngcho nhiều loại công việc có tính chất đặc điểm khác nhau, có thể do nhiều đơn vịcùng thực hiện Từ đó, đòi hỏi công tác quản lý, giám sát sử dụng vốn phải thật chặtchẽ, tránh thất thoát, lãng phí
1.1.3 Phân loại vốn bảo trì đường bộ
Có nhiều cách phân loại vốn BTĐB tùy thuộc vào mục đích của ngườinghiên cứu Trong luận văn này, vốn BTĐB được phân loại theo 02 tiêu thức cơbản sau:
- Phân loại theo nguồn hình thành vốn BTĐB, bao gồm: vốn nhà nước, vốn
của dân cư và kinh tế tư nhân, vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA)
+ Vốn Nhà nước, gồm: Vốn NSNN; Vốn tín dụng đầu tư phát triển củaNhà nước; Vốn từ chính sách thu phí giao thông Vốn Nhà nước là nguồn vốnđầu tư quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động cho đầu tư xâydựng và BTĐB
Vốn NSNN là nguồn vốn được sử dụng với tính chất như “vốn mồi” hoặc hỗtrợ một phần để thu hút các nguồn vốn khác vào bảo trì đường bộ
Trang 20Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển
từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự
án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồnvốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay
Vốn từ chính sách thu phí giao thông: Các loại phí này bao gồm: Thu phí sửdụng đường bộ; thu phí thu hàng năm đối với kiểu loại phương tiện; phụ thu đối vớiphương tiện vận tải nặng; thu phí và tiền phạt với xe quá khổ, quá tải;
+ Vốn của dân cư và kinh tế tư nhân, gồm: Vốn của doanh nghiệp tư nhân vàcác nhà đầu tư trong nước; Vốn của dân cư
Vốn của doanh nghiệp tư nhân và các nhà đầu tư trong nước: Các tuyếnđường đầu tư theo hình thức BOT thì kinh phí để bảo trì tuyến đường được lấy từchi phí bảo trì được quy định trong hợp đồng BOT Tại Việt Nam, các Nhà đầu tưBOT bảo trì bằng vốn BOT với tổng chiều dài khoảng gần 10% chiều dài quốc lộ.Ngoài ra, huy động vốn từ tư nhân có thể dưới các hình thức bán quyền thu phí, chothuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn tài sản hạ tầng đường bộ
Vốn của dân cư Tại các vùng nông thôn, có thể huy động hình thức cộngđồng dân cư ở nông thôn tự thực hiện công tác bảo trì bằng nguồn lực tại chỗ
+ Vốn viện trợ phát triển chính thức là các khoản viện trợ không hoàn lạihoặc cho vay với điều kiện ưu đãi (về lãi suất thời gian ân hạn và trả nợ) của các cơquan chính thức thuộc các nước và các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ(NGO) Ở Việt Nam, Vốn ODA dành cho đầu tư xây dựng và BTĐB giai đoạn2011-2015 chiếm vị trí quan trọng với tỷ lệ trung bình là 27% tổng vốn đầu tư Vớilĩnh vực bảo trì, để thu hút được nguồn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỷ trọngvốn, mức độ thu hồi vốn, quản lý nhà nước, đặc biệt là hiệu quả sử dụng vốn
- Phân loại theo nội dung kinh tế, bao gồm: vốn cho xây dựng lắp đặt, vốn
cho mua sắm máy móc thiết bị, vốn kiến thiết cơ bản khác
1.2 Quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giao thông vận tải
1.2.1 Khái niệm quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giao thông vận tải
Nhìn nhận vấn đề một cách khái quát, có thể hiểu rằng: Quản lý vốn BTĐB
là tổng thể các biện pháp, công cụ, cách thức mà Nhà nước tác động vào quá trình
Trang 21Quản lý, thanh toán và tất toán tài khoản vốn đầu tư XDCB (cơ quan KBNN)
hình thành (huy động), phân phối (cấp phát) và sử dụng vốn từ NSNN để đạt cácmục tiêu KT-XH đề ra trong từng giai đoạn
Tuy nhiên như đã đề cập, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản
lý sử dụng vốn BTĐB của Sở GTVT Do đó, khái niệm này được xác định như
sau: Quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở GTVT là việc Sở GTVT sử dụng tổng
thể các biện pháp, công cụ tác động vào quá trình phân bổ và sử dụng vốn BTĐB cho đầu tư các dự án duy trì hoạt động bình thường của công trình đường bộ trên địa bàn tỉnh.
- Chủ thể quản lý vốn BTĐB ngoài Sở GTVT còn có các cơ quan chính
quyền, các cơ quan chức năng được phân cấp quản lý vốn đầu tư từ NSNN Mỗi cơquan chức năng thực hiện quản lý ở từng khâu trong quy trình quản lý vốn Cụ thể:
+ Cơ quan kế hoạch và đầu tư (ở cấp tỉnh là Sở Kế hoạch và Đầu tư) chịutrách nhiệm quản lý khâu phân bổ kế hoạch vốn
+ KBNN quản lý kiểm soát thanh toán, hạch toán kế toán, tất toán tài khoảnvốnBTĐB
+ Cơ quan tài chính (ở cấp tỉnh là Sở Tài chính) chịu trách nhiệm quản lýđiều hành nguồn vốn và quyết toán vốn đầu tư
+ Chủ đầu tư có chức năng quản lý sử dụng vốn đúng nguyên tắc, đúng mụcđích sử dụng vốn và đúng định mức
Hình 1.1: Quy trình quản lý vốn BTĐB
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các quy định về dự án đầu tư
Trang 22Ghi chú: 1a, 1b, 1c - quan hệ công việc giữa cơ quan chủ đầu tư với từng cơquan chức năng; 2a, 2b - trình tự giải ngân vốn đầu tư cho các chủ đầu tư.
-Đối tượng quản lý vốn BTĐB là nguồn vốn được cấp phát theo kế hoạch với
quy trình rất chặt chẽ gồm nhiều khâu: xây dựng cơ chế chính sách, xây dựng kếhoạch, xây dựng dự toán, định mức tiêu chuẩn, chế độ kiểm tra báo cáo, phân bổ dựtoán năm, phân bổ hạn mức kinh phí hàng quý có chia ra tháng, cấp phát, hạch toán
kế toán thu chi quỹ, báo cáo quyết toán
Quan hệ giữa vốn đầu tư và quy trình dự án rất chặt chẽ Vốn đầu tư chỉđược giải ngân và cấp phát cho việc sử dụng chỉ sau khi dự án (công trình) đầu tưđược cấp có thẩm quyền phê duyệt Việc quyết toán vốn BTĐB chỉ khi dự án đượcnghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng
- Mục tiêu quản lý vốn BTĐB là bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích, đúng
nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định và có hiệu quả cao, đảm bảo thực hiệncác mục tiêu cơ bản của công tác BTĐB: (1) Cung ứng dịch vụ giao thông theocông suất thiết kế một cách an toàn và hiệu quả; (2) Duy trì đặc tính kỹ thuật, kéodài tuổi thọ của công trình đường bộ; (3) Đảm bảo môi trường cảnh quan đường bộhấp dẫn
1.2.2 Mục tiêu của quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giao thông vận tải
Mục tiêu của quản lý sử dụng vốn BTĐB bao gồm:
- Đảm bảo sử dụng có hiệu quả vốn BTĐB nhằm thỏa mãn được các mụctiêu trên của công tác bảo trì, bằng cách đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn, sử dụng đúngmục đích, quản lý chặt chẽ, tránh thất thoát lãng phí
- Góp phần cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt (vật chất, tinh thần) củangười dân, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và vận chuyển hành khách
- Góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất bằng việc thực hiện tốt chức năngđưa thành phẩm từ nơi sản xuất đến với thị trường, phục vụ cho tiêu dùng, cho sảnxuất và đời sống
- Tạo được lòng tin của nhân dân đối với ngành GTVT Việc đảm bảo chấtlượng công trình giao thông, đảm bảo sự tiện lợi, an toàn cho người tham gia giaothông là một nhân tố rất quan trọng trong việc tạo lòng tin của nhân dân đối với ngành
Trang 231.2.3 Nguyên tắc quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giao thông vận tải
Công tác quản lý vốn BTĐB phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi các công việc quản lý vốn từ lập kế hoạchvốn, cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn BTĐB phải tuân thủ pháp luật, quy địnhtrong quản lý Quỹ BTĐB;vốn BTĐB phải được sử dụng đúng mục đích, đúng kếhoạch và đảm bảo tính kế hoạch, cân đối của Quỹ BTĐB
- Nguyên tắc tập trung dân chủ
Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi việc quản lý sử dụng vốn BTĐB cần đượcthực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng chủ thể; táchbạch giữa chức năng QLNN của cơ quan Nhà nước với hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp
- Nguyên tắc công khai, minh bạch:
Với nguyên tắc này, người dân cần biết rõ việc quản lý sử dụng vốnchoBTĐBđược thực hiện như thế nào, sử dụng có đúng mục đích không, hiệu quả
sử dụng cao hay thấp
- Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả:
Nguyên tắc này thể hiện ở việc cung cấp dịch vụ đường bộ chất lượng tốtnhất với chi phí thấp nhất, bảo trì được nhiều km đường nhất với chi phí cho phép
- Nguyên tắc công bằng:
Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo sự công bằng, hợp lý trongphân bổ, sử dụng vốn giữa các vùng, giữa các địa phương trên địa bàn tỉnh, giữavốn dành cho bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa công trình đường bộ
- Nguyên tắc ổn định:
Đảm bảo các nguồn vốn huy động cho BTĐB được ổn định, sử dụng có kếhoạch, hiệu quả
1.2.3 Bộ máy quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giao thông vận tải
Ở Việt Nam hiện nay, nguồn vốn BTĐB được tập trung vào Quỹ BTĐB,Quỹ này do Hội đồng quản lý quỹ thực hiện quản lý Quỹ được phân cấp thành Quỹtrung ương và Quỹ địa phương Quỹ trung ương được sử dụng cho công tác bảo trì,
Trang 24quản lý hệ thống quốc lộ; Quỹ địa phương được sử dụng cho công tác bảo trì, quản
lý hệ thống đường bộ địa phương, do địa phương chịu trách nhiệm bảo trì, quản lýtheo phân cấp của HĐND cấp tỉnh
Ở cấp tỉnh, bộ máy quản lý vốn BTĐB bao gồm các cơ quan, đơn vị sau:
- Ban quản lý dự án và nhà thầu
Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này sẽ được đề cập cụ thể hơn khiphân tích thực trạng bộ máy quản lý ở chương tiếp theo
1.2.4 Nội dung quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giao thông vận tải
1.2.4.1 Xây dựng và giao kế hoạch vốn bảo trì đường bộ
a) Xây dựng kế hoạch vốn bảo trì đường bộ
Ở cấp tỉnh, hàng năm,căn cứ vào kế hoạch thu, chi tài chính của Quỹ BTĐBtrung ương giao, Sở GTVT chịu trách nhiệm lập kế hoạch chi vốn BTĐB trong năm
ở địa phương Kế hoạch chi vốn BTĐB sau khi được lập sẽ gửi Sở tài chính để xemxét trình UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh quyết định theo quy định của Luật NSNN.Sau khi kế hoạch được phê duyệt sẽ được gửi Sở GTVT, Sở Tài chính và KBNNtỉnh tổ chức thực hiện
Nội dung kế hoạch sử dụng vốn BTĐB bao gồm: tổng mức đầu tư của các dựánBTĐB; phương án cấp vốn theo tiến độ và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế-tàichính, hiệu quả KT-XH của dự án
Trong quá trình thực hiện dự án thường có những khó khăn vướng mắc dokhách quan hoặc chủ quan ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của
dự án BTĐB Việc rà soát điều chỉnh được tiến hành theo thẩm quyền (thường làđịnh kỳ) để bổ sung điều chỉnh kế hoạch, chuyển vốn các dự án không thực hiệnđược sang các dự án thực hiện nhanh Bảo đảm đẩy nhanh tiến độ giải ngân manglại hiệu quả cao trong quản lý vốn BTĐB
Trang 25b) Giao kế hoạch vốn bảo trì đường bộ
Sau khi kế hoạch chi vốn BTĐB được HĐND, UBND tỉnh phê duyệt, SởGTVT xây dựng phương án phân bổ vốn BTĐBvà gửi Sở Tài chính thẩm tra
Sở Tài chính thẩm tra phương án phân bổ vốn BTĐB về chấp hành cácnguyên tắc phân bổ vốn như: Điều kiện, cơ cấu chi Sở Tài chính xem xét các thủtục đầu tư của các dự án BTĐB Trường hợp đúng được chấp nhận bằng thông báocủa Sở Tài chính Trường hợp không đúng quy định, không đủ thủ tục thì Sở Tàichính có văn bản đề nghị Sở GTVT điều chỉnh lại
Sau khi Sở Tài chính thẩm tra chấp nhận, Sở GTVT giao chỉ tiêu kế hoạchcho các đơn vị sử dụng vốn BTĐB, các chủ đầu tư các dự án BTĐB để thực hiện.Đồng thời gửi KBNN nơi các đơn vị, các dự án BTĐB mở tài khoản để theo dõilàm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn
1.2.4.2 Thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn bảo trì đường bộ
Công việc thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn BTĐB chỉ ápdụng đối với các dự án (nhiệm vụ chi có tính chất đầu tư)
Sau khi giao kế hoạch vốn, các dự án BTĐB được duyệt cấp vốn phải đượcthẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn mà các chủ đầu tư xây dựngnhằm đảm bảo hiệu quả tối đa của đầu tư
Sở Tài chính là đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định tính khả thi của phương
án sử dụng vốn BTĐB do các chủ đầu tư các dự án BTĐB gửi lên Việc thẩm địnhnày tập trung vào một số nội dung chủ yếu:
- Sự phù hợp của dự án đối với nguồn vốn đầu tư; sự phù hợp về mục đích,đối tượng đầu tư bằng nguồn vốn dự kiến sử dụng
- Sự đầy đủ của các khối lượng sử dụng để xác định tổng mức đầu tư; sự hợp
lý, phù hợp với quy định, hướng dẫn của nhà nước đối với các chi phí sử dụng đểtính toán, xác định các chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng
Trang 261.2.4.3 Cấp phát, thanh toán và quyết toán vốn bảo trì đường bộ
a) Cấp phát, thanh toán vốn BTĐB
Căn cứ vào dự toán chi BTĐB được giao, cơ quan, đơn vị thực hiện đề nghịKBNN nơi giao dịch cấp phát tạm ứng, thanh toán cho các đơn vị cung ứng sảnphẩm, dịch vụ công ích về BTĐB theo quy định hiện hành
Căn cứ để KBNN thực hiện cấp phát tạm ứng, thanh toán vốn BTĐB gồm:
- Có trong danh mục, dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao;
- Căn cứ số dư trong tài khoản của cơ quan, đơn vị tại KBNN nơi giao dịch;
- Quyết định chuyển kinh phí từ Quỹ BTĐB cho các đơn vị được giao dựtoán chi vốn BTĐB;
- Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựngđối với nhiệm vụ chi có tính chất đầu tư theo quy định bắt buộc phải lập báo cáokinh tế - kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng; kết quả đấu thầu, đặt hàng, giao kếhoạch của cấp có thẩm quyền;
- Hợp đồng thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện quản
lý, bảo trì công trình đường bộ;
- Biên bản nghiệm thu sản phẩm và bản thanh toán kinh phí sản phẩm quản
lý, bảo trì công trình đường bộ hoàn thành;
- Duyệt chi của Thủ trưởng đơn vị được giao quản lý kinh phí của QuỹBTĐB, cùng hồ sơ chứng từ theo quy định hiện hành
KBNN nơi giao dịch kiểm tra các căn cứ trên, thực hiện kiểm soát các khoảnchi từ Quỹ BTĐB trước khi cấp phát tạm ứng, thanh toán theo đề nghị của Thủtrưởng đơn vị được giao quản lý kinh phí theo quy định hiện hành, cụ thể:
- Đối với nhiệm vụ chi có tính chất thường xuyên: Việc tạm ứng và thanhtoán thực hiện theo quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN quaKBNN, Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016 về việc sửa đổi, bổ sungmột số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính
và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có)
- Đối với nhiệm vụ chi có tính chất đầu tư: Việc tạm ứng và thanh toán thực
Trang 27hiện theo quy định của pháp luật đối với các khoản chi từ nguồn kinh phí thườngxuyên các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cho sửa chữa, cải tạo mở rộng,nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có, bảo trì trụ sở.
b) Quyết toán vốn BTĐB
Sở Tài chính chủ trì thống nhất với Sở GTVT trình UBND tỉnh quy định về lập,xét duyệt, thẩm định, thông báo quyết toán năm đối với Quỹ BTĐB địa phương chophù hợp (gồm cả phần ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địaphương để cấp cho Quỹ BTĐB địa phương) và tổng hợp chung vào báo cáo quyết toánngân sách địa phương theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn
Cuối năm, nguồn kinh phí của Quỹ BTĐB địa phương còn dư sẽ đượcchuyển sang năm sau thực hiện theo quy định của Luật NSNN và các văn bảnhướng dẫn
Đối với nhiệm vụ chi có tính chất đầu tư phải thực hiện quyết toán theo quyđịnh của Bộ Tài chính đối với việc quyết toán kinh phí sửa chữa, bảo trì, cải tạo,nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn chi thường xuyên theo quy định của LuậtNSNN và các văn bản hướng dẫn
1.2.4.4 Kiểm tra vốn bảo trì đường bộ
Ở cấp tỉnh, để đảm bảo việc sử dụng vốn BTĐB đúng mục đích, có hiệuquả,Sở GTVT có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính thực hiện kiểm tra định kỳ,đột xuất tình hình quản lý, sử dụng, thanh toán vốn BTĐB địa phương
Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện các khoản chi không đúng chế độ, chisai nội dung quy định của pháp luật hiện hành thì đều phải xuất toán thu hồi vàoQuỹ BTĐB địa phương theo phân cấp; đồng thời cá nhân ra quyết định chi sai phảichịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật
Việc kiểm tra việc sử dụng vốn BTĐB được thực hiện trong toàn bộ quátrình đầu tư, từng giai đoạn trong chu trình của đầu tư; kiểm tra việc hình thành vàhoạt động của cơ quan chủ đầu tư, việc thanh toán và quyết toán vốn đầu tư, việcthực hiện các mục tiêu của từng dự án đầu tư, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụcủa cán bộ, công chức, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơquan quản lý nhà nước về vốn BTĐB
Trang 281.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giao thông vận tải
1.2.5.1 Nhóm nhân tố thuộc về bộ máy quản lý vốn
- Năng lực quản lý của người lãnh đạo trong quản lý nguồn vốn BTĐB.Người lãnh đạo quyết định từ việc hoạch định chính sách, lựa chọn dự án đầu
tư, đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một
cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyềnhạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy hoạtđộng Do đó, năng lực của người lãnh đạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việcđảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nguồn vốn BTĐB
- Năng lực chuyên môn của các cán bộ trực tiếp thực hiện
Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai lệchtrong các khâu thực hiện đầu tư BTĐB, các cán bộ thực hiện ở các khâu thực hiệnđúng trình tự sẽ kiểm soát được việc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Ví
dụ như thẩm định tốt sẽ tránh được thất thoát, lãng phí, áp dụng sai định mức ,quản lý dự án tốt sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian cho dự án, đưa dự án hoànthành theo đúng tiến độ góp phần đảm bảo tránh lãng phí vốn bảo trì
1.2.5.2 Nhóm nhân tố thuộc về đối tượng sử dụng vốn
Các đối tượng sử dụng vốn ở đây là các chủ đầu tư và các nhà thầu Họ chính
là những nhân tố trực tiếp sử dụng nguồn vốn BTĐB để triển khai các kế hoạch vànhững mục tiêu đề sẵn.Có thể khái quát một số năng lực cơ bản của chủ đầu tư, nhàthầu ảnh hưởng đến quản lý vốn BTĐB như sau:
- Năng lực tài chính
Năng lực tài chính là một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng trong việcđánh giá năng lực của một nhà đầu tư, nhà thầu Yếu tố này phản ánh một cách trựctiếp khả năng quản lý các nguồn lực của doanh nghiệp, trong đó có nguồn vốn sửdụng trong các dự án Tức lŕ, doanh nghiệp có năng lực tŕi chính mạnh thì phần nàochứng tỏ rằng doanh nghiệp thực hiện quản lý dự án, quản lý vốn của dự án tốt Do
đó, năng lực tài chính lành mạnh là một trong những căn cứ để Sở GTVT xem xétquyết định phê duyệt chủ đầu tư dự ánBTĐB Đối với nhà thầu, năng lực tài chính
Trang 29mạnh sẽ là cơ sở để họ thi công dự án một cách suôn sẻ, liên tục và đảm bảo chấtlượng công trình.
- Chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm: nhân lực quản lý và đội ngũnhân viên Nhà đầu tư, nhà thầu có đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực sẽ đảm bảoviệc quản lý vốn đầu tư dự án BTĐB được tốt hơn, bài bản và hiệu quả hơn Nhàđầu tư, nhà thầu có đội ngũ nhân viên (nhân viên phòng, ban, lao động phổ thông)
có năng lực sẽ đảm bảo việc triển khai BTĐB đúng tiến độ, đảm bảo chất lượngcông trình Qua đó, đảm bảo hiệu quả công tác quản lý vốn BTĐB của địa phương
- Năng lực máy móc, thiết bị, khoa học, công nghệ
Nhóm yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng triển khai thi công dự
án BTĐB, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng của các công trình Do đó, trong quátrình lựa chọn chủ đầu tư (đối với Sở GTVT) và lựa chọn nhà thầu (đối với chủ đầutư), yếu tố năng lực máy móc, thiết bị, khoa học, công nghệ luôn là một trongnhững yếu tố hàng đầu cần xem xét
1.2.5.3 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô
- Môi trường luật pháp
Quá trình đầu tư vào lĩnh vực BTĐB bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, sửdụng nguồn lực lớn, thời gian tiến hành các hoạt động lâu dài, không gian rộng trêntoàn lãnh thổ, nên môi trường pháp luật ổn định và có hiệu lực là một yếu tố quan trọng
để quản lý sử dụng vốn đầu tư hiệu quả Môi trường pháp luật đối với hoạt động đầu tưbao gồm toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư, từhiến pháp cơ bản đến các hoạt động cụ thể Hệ thống luật pháp đồng bộ, hoàn chỉnh,tính pháp lý của các quy chế quản lý đầu tư, quy chế đấu thầu, quy chế quản lý sử dụngvốn được nâng cao, cơ chế phân bổ nguồn lực và giám sát đầu tư được thực hiện chặtchẽ, hoạt động đầu tư được minh bạch, giúp cho việc quản lý vốn không bị thất thoát,lãng phí Vốn đầu tư được sử dụng càng hiệu quả thì khả năng thu hút nó càng lớn
- Các chính sách quản lý sử dụng vốn BTĐB
Hoạt động BTĐB diễn ra trên phạm vi rộng, khả năng thất thoát vốn lớn, vìthế các chính sách quản lý sử dụng vốn cần phải đồng bộ, chặt chẽ, có sự kiểm tra,
Trang 30giám sát thường xuyên của các cơ quan có thẩm quyền Một đặc điểm khác của vốn
đó là việc bố trí vốn phải kịp thời, đồng bộ, do đó để sử dụng hiệu quả vốn cần cócác chính sách riêng biệt, đảm bảo tính chủ động, linh hoạt trong công tác bảo trì
- Tình hình kinh tế
Môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng tới chi phí, rủi ro, rào cản cạnh tranhcủa hoạt động đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, trong đó có hiệu quả sửdụng vốn BTĐB
- Nhận thức của các cấp, các ngành cũng như của người dân về vai trò quantrọng của công tác BTĐB trong quá trình phát triển giao thông đường bộ, coi hoạtđộng bảo trì là công tác gắn liền với quá trình sử dụng đường bộ; tỷ lệ phân chia phí
sử dụng đường bộ; điều kiện địa chất, thời thiết, khí hậu; áp dụng tiến bộ khoa họccông nghệ trong quá trình bảo trì là những nhân tố có tác động nhất định đến hiệuquả sử dụng vốn BTĐB
1.3.Kinh nghiệm về quản lý vốn bảo trì đường bộ của một số địa phương trong nước và bài học rút ra cho tỉnh Lạng Sơn
1.3.1 Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An
Nghệ An là địa phương được các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều
về thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực QLNN trên tất cả các lĩnhvực, đặc biệt là QLNN ở lĩnh vực BTĐB Năm 2016, Nghệ An đã được Bộ GTVTchấp thuận chuyển một số tuyến đường địa phương (tổng chiều dài là 620,45km)lên quốc lộ; đồng thời, tỉnh cũng chuyển một số tuyến đường huyện (với tổngchiều dài 470 km) lên đường tỉnh Đây là nỗ lực của tỉnh nhằm giảm áp lực lênngân sách về kinh phí duy tu bảo dưỡng giao thông Theo số liệu tổng hợp, hiệnnay, Sở GTVT thực hiện quản lý, bảo trì 36 tuyến đường bộ (tổng chiều dài1.737,5 km); 8 tuyến đường sông với tổng kinh phí thực hiện trong năm là 244,58
tỷ đồng Qua tiếp cận triển khai cơ chế quản lý công tác bảo trì trên địa bàn tỉnh cónhững nét nổi trội cụ thể:
- Trên cơ sở nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lývốn bảo trì của Trung ương ban hành, UBND tỉnh Nghệ An đã cụ thể hoá các côngtrình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp Điểm nổi trội của UBND
Trang 31tỉnh Nghệ Anlà đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư côngtrình bảo trì: từ xin chủ trương đầu tư; chọn địa điểm đầu tư; lập và phê duyệt quyhoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án đầu tư; thanh toán chi phí lập dự án; thẩm địnhphê duyệt dự án; lập thiết kế tổng dự toán; bố trí và đăng ký vốn đầu tư; tổ chức đấuthầu hoặc chỉ định thầu; tổ chức thi công; quản lý chất lượng trong thi công; cấpphát vốn; nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; đến thanh quyết toán và bảo hànhcông trình Gắn với các bước theo trình tự trên là thủ tục, hồ sơ cần có trách nhiệm,quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành vốn đầu
tư xây dựng
- Đền bù, giải phóng mặt bằng các điểm đen an toàn giao thông thuộc nguồnvốn bảo trì là khâu phức tạp nhất trong quá trình thực hiện dự án BTĐB, trong thực
tế rất nhiều dự án, công trình của Trung ương cũng như các địa phương chậm tiến
độ, gây lãng phí và một phần thất thoát vốn do ách tắc ở khâu này Nghệ An là điểmsáng trong cả nước đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng các điểm đenATGT thuộc nguồn vốn bảo trìtrong thời gian qua, thành công của địa phương nàyxuất phát từ các yếu tố:
Thứ nhất, UBND tỉnh đã ban hành được các Quy định về đền bù thiệt hại khi
nhà nước thu hồi đất Quy định nêu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi, nguyêntắc, phương pháp, phân loại tài sản và đơn giá đền bù Điểm đặc biệt của quy định,đền bù đối với đất thu hồi để chỉnh trang đô thị được đền bù theo nguyên tắc “Nhànước và nhân dân cùng làm”, định chế này được HĐND tỉnh ban hành Nghị quyếtriêng Nội quy của quy định này dựa trên lôgic: khi Nhà nước thu hồi đất để chỉnhtrang đô thị, đã làm tăng giá trị điều kiện sống môi trường của khu vực này thìngười dân được hưởng nguồn lợi trực tiếp từ đầu tư của Nhà nước phải hy sinh,đóng góp một phần nguồn lực của mình tương ứng
Thứ hai, ngoài chế định đền bù chi tiết và cụ thể, UBND tỉnh Nghệ An rất
coi trọng công tác tuyên truyền gắn với thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở, kết hợp vớichính sách khen thưởng đối với các đối tượng thực hiện giải phóng vượt tiến độ vàcưỡng chế kịp thời các đối tượng cố ý chống đối không thực hiện giải phóng mặtbằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã được đáp ứng
Trang 32Thứ ba, trong công tác cải cách hành chính cũng như trong đền bù, giải
phóng mặt bằng thì vai trò, trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vai trò của cá nhân lãnhđạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với các trường hợpxung yếu Tác động tới niềm tin của nhân dân đối với sự quan tâm của Nhà nước,mặt khác gia tăng áp lực về trách nhiệm của bộ máy quản lý, bắt buộc công chức vàviên chức không ngừng tự trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệpcủa mình để đáp ứng nhu cầu công việc
Qua một số kinh nghiệm triển khai cơ chế liên quan đến vốn bảo trì từNSNN ở tỉnh Nghệ An, đặc biệt là vai trò cá nhân lãnh đạo chủ chốt về tinh thần
“gương mẫu”, “dám làm”, “dám chịu trách nhiệm”, đây là điểm cần được đúc kếtthành bài học kinh nghiệm quản lý của các tỉnh khác
1.3.2 Bài học rút ra cho tỉnh Lạng Sơn
Đối với việc nghiên cứu trên, ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm vềquản lý sử dụng vốn BTĐB cho tỉnh Lạng Sơn như sau:
Một là,bảo trì nói chung và bảo trì các công trình giao thông từ nguồn NSNN
nói riêng hiệu quả cũng không cao hơn các doanh nghiệp tư nhân đầu tư Tỉnh LạngSơn bước đầu đã kêu gọi, huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cơ sở hạtầng trên địa bàn tỉnh và đã có một số dự án đang được triển khai bằng hình thức đốitác công tư (PPP) theo hình thức hợp đồng BT Trong giai đoạn khó khăn về nguồnvốn hiện nay, tỉnh Lạng Sơn cần tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn NSNN từ Trungương và địa phương, các nguồn vốn vay ODA, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI,kết hợp với kêu gọi, huy động các nguồn lực từ bên ngoài tham gia đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng nói chung và xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng để tiếtkiệm các chi phí đầu tư xây dựng, nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm thiểu rủi ro trongquá trình triển khai thực hiện dự án
Hai là, đổi mới quản lý theo hướng đề cao luật pháp, tính minh bạch và trách
nhiệm của người quyết định đầu tư, người quyết định đầu tư là người chủ dự án có
đủ trình độ chuyên môn, có tài sản bảo đảm, chịu trách nhiệm và được hưởng từ kếtquả đầu tư
Trang 33Ba là, Đổi mới quản lý trước tiên là khâu chuẩn bị đầu tư, đặc biệt là thiết kế
và dự toán công trình phải đầy đủ trước khi khởi công xây dựng
Bốn là, việc ký hợp đồng cung cấp vật tư và thực hiện dịch vụ đều được thực
hiện bằng cách đấu thầu công khai chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt
Năm là, thực hiện Luật Đầu tư công năm 2014 các dự án, công trình XDCB
bằng vốn NSNN kéo dài nhiều năm và được Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhândân tỉnh theo phân cấp quyết định phê duyệt dự án và số tiền được phân phối hàngnăm; đồng thời giao cho kho bạc nhà nước quản lý chặt chẽ chi (thanh toán) vàquyết toán các dự án này
Trang 34Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Bảng 2.1: Hiện trạng GTVT tỉnh Lạng Sơn đến năm 2017
Đơn vị: km
1 Tổng chiều dài đường Quốc lộ qua địa bàn 554
6 Tổng chiều dài đường thôn, bản, ngõ, xóm 10.759
7 Tổng chiều dài đường tuần tra biên giới 278
8 Tổng chiều dài đường sắt qua địa bàn 94
Nguồn: Sở GTVT Lạng Sơn
Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể vànhân dân đã nhận thức sâu sắc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây
Trang 35dựng và phát triển GTVT; xác định phát triển GTVT phải đi trước một bước làmtiền đề phát triển KT-XH Từ nhận thức đó, các cấp, các ngành và nhân dân đã pháthuy những tiềm năng, lợi thế của từng địa bàn, cơ sở, khắc phục khó khăn, tranh thủcác nguồn vốn trung ương, vốn ODA và huy động các nguồn khác cho đầu tư pháttriển GTVT Qua đó tạo được sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành độngcủa nhân dân, đặc biệt là việc phát triển giao thông nông thôn gắn với Chương trìnhmục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp,xuất hiện nhiều tấm gương tốt, điển hình tiên tiến, góp phần thúc đẩy phong tràoxây dựng giao thông nông thôn phát triển không ngừng.
Một số kết quả đạt được trong việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông củatỉnh Lạng Sơn những năm qua:
- Về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: Đến hết năm 2017, có213/226 xã (đạt 94,2%) có đường ô tô đến trung tâm xã đi được 4 mùa, tỷ lệ mặtđường được nhựa hóa, bê tông hóa đường tỉnh đạt 82,42%, đường huyện đạt34,93%, tỷ lệ cứng hóa đường GTNT là 3.781,5km/13.405km đạt 28,2%
- Tuyến cao tốc Bắc Giang - TP Lạng Sơn được Bộ GTVT quyết định đầu tư
2 dự án, phân đoạn Km45+100-Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường QL1đoạn Km1+800-Km106+500, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn theo hình thức hợpđồng BOT; Dự án đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, phân đoạn Km1+800-Km45+100, đây là các dự án có tầm quan trọng đặc biệt đối với tỉnh Lạng Sơn nóiriêng và các tỉnh vùng Đông - Bắc và cả nước nói chung, là tuyến nằm trong hànhlang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng
- Hoàn thành đầu tư nâng cấp các đoạn tuyến Quốc lộ 4A, 4B và 279 đạt tiêuchuẩn đường cấp IV miền núi: đoạn Km29 - Km40 Quốc lộ 4A; đoạn Km47 -Km58 Quốc lộ 4B; đoạn Km143 - Km183 Quốc lộ 279; 100% các tuyến đườngQuốc lộ trên địa bàn tỉnh đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; cải tạo, nâng cấp 16tuyến đường tỉnh, đường huyện, xây dựng mới cầu 17/10 địa bàn thành phố LạngSơn, cầu Yên Bình, cầu Hoà Lạc trên địa bàn huyện Hữu Lũng, đang triển khai thicông cầu Lộc Bình, huyện Lộc Bình; cầu Kỳ Cùng, thành phố Lạng Sơn, khắc phụctình trạng giao thông bị gián đoạn trong mùa mưa lũ, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu
Trang 36thông hàng hoá, góp phần phát triển KT-XH.
- Các tuyến đường đấu nối với đường tuần tra biên giới, đường trong khu vựcphòng thủ tỉnh đã được khởi công xây dựng phục vụ phát triển KT-XH, kết hợpcủng cố quốc phòng, an ninh, đã hoàn thành dự án đường nội bộ cửa khẩu HữuNghị giai đoạn I; hoàn thành dự án đường Pác Luống - Tân Thanh; hoàn chỉnh hệthống đường nội bộ khu vực cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình; đang triển khai xâydựng đường Hữu Nghị - Bảo Lâm (huyện Cao Lộc), đường phục vụ xuất nhập khẩuđấu nối với khu kiểm soát Khả Phong (Trung Quốc), đường Lũng Vài - Bản Pẻn,
ĐT 229 (Lũng Vài - Bình Độ - Tân Minh) Hoàn thành giai đoạn I và bàn giao đưavào sử dụng 106,96km/278km đường tuân tra biên giới; chuẩn bị đầu tư 90 km giaiđoạn II (trong tổng số 171 km đoạn còn lại từ cửa khẩu Chi Ma đến Pò Mã, Mốc1000/2- Mốc 1224)
- Hoàn thành, đưa vào sử dụng các công trình cải tạo, nâng cấp đường TrầnĐăng Ninh (đoạn Na Làng - Phai Trần); đường Bà Triệu (đoạn Lý Thái Tổ -Nguyễn Đình Chiểu); tập trung xây dựng một số tuyến đường trong khu đô thị mớiPhú Lộc, Nam Hoàng Đồng, Khu dân cư N16 và N20
Nhìn chung, các công trình hạ tầng giao thông cơ bản đã phát huy được hiệu
quả đầu tư, góp phần đảm bảo nhu cầu đi lại cho nhân dân, đảm bảo an toàn giaothông, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đảm bảo an ninh quốcphòng cho địa phương
2.2 Bộ máy quản lý vốn bảo trì đường bộ tại tỉnh Lạng Sơn
Xét ở địa phương cấp tỉnh mà cụ thể là tỉnh Lạng Sơn, bộ máy quản lý vốnBTĐB bao gồm: HĐND, UBND tỉnh, cơ quan chủ quản của chủ đầu tư (Sở GTVT),
cơ quan tài chính (Sở Tài chính), KBNN, các chủ đầu tư các dự án BTĐB, các nhàthầu thi công Nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị này như sau:
- HĐND tỉnh (phê duyệt kế hoạch, quyết toán vốn BTĐB);
- UBND tỉnh (cấp quyết định đầu tư);
- Sở Tài chính(thẩm tra phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư; chuyểnnguồn để KBNN thanh toán; quyết toán; theo dõi, giám sát, đánh giá, điều chỉnh kếhoạch sử dụng vốn; kiểm tra việc sử dụng vốn);
Trang 37Về đội ngũ cán bộ, công chức quản lý vốn BTĐB tại tỉnh Lạng Sơn: phầnlớn cán bộ, công chức đã được đào tạo cơ bản, cho nên nhìn chung về việc quản lývốn BTĐB từ khâu lập, thẩm định phương án đầu tư cho đến nghiệm thu bàn giaocông trình đưa vào sử dụng đều thực hiện tốt.
Trang 382.4 Thực trạng quản lý vốn bảo trì đường bộ của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn
2.4.1 Thực trạng xây dựng và giao kế hoạch vốn bảo trì đường bộ
Căn cứ vào dự toán chi từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ bổ sung cho cácđịa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Tài chính giao dự toán chi bổsung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để cấp kinhphí cho Quỹ BTĐB địa phương
Căn cứ dự toán chi bảo trì đường bộ được ngân sách trung ương bổ sung cómục tiêu cho Quỹ BTĐB địa phương và nhu cầu chi quản lý, BTĐB do địa phươngquản lý, Sở GTVT thống nhất với Sở Tài chính trình UBND tỉnh dự toán chi từngân sách địa phương cho Quỹ BTĐB địa phương và quy định việc lập, giao dựtoán chi của Quỹ BTĐB địa phương theo phân cấp của HĐND tỉnh cho phù hợp.Cấp kinh phí từ NSNN cho Quỹ BTĐB địa phương:
- Đối với phần bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương choQuỹBTĐBđịa phương: Sở Tài chính thực hiện cấp phát kinh phí cho Quỹ BTĐBđịa phương theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt (tiến độ cấp phát kinh phíhàng quý)
- Đối với phần bổ sung từ ngân sách địa phương cho Quỹ BTĐB địa phương:
Sở GTVT thống nhất với Sở Tài chính trình UBND tỉnh quy định mức cấp cụ thể từnguồn ngân sách địa phương bổ sung cho Quỹ BTĐB địa phương
Như vậy, cũng giống như Quỹ BTĐB trung ương, thủ tục cấp phát vốn củaQuỹ BTĐB địa phương cũng rất phức tạp, qua nhiều cấp, thời gian trình duyệt dàinên tính chủ động đáp ứng nhiệm vụ bảo trì gặp khó khăn, giảm hiệu quả sử dụngvốn BTĐB
Trang 39Ra thông báo lập kế hoạch vốn BTĐB cho năm kế hoạch
Xây dựng kế hoạch chi vốn BTĐB
năm kế hoạch
Ph
ê du yệt Xây dựng kế hoạch giao vốn căn cứ trên kế hoạch chi vốn BTĐB được UBND tỉnh phê duyệt
Giao chỉ tiêu kế hoạch cho các chủ
đầu tư
Duyệt
Không duyệt
Thẩm định kế hoạch chi vốn BTĐB
và trình UBND tỉnh xem xét
Th ẩ
m tra
Duyệt
Không duyệt
Bảng 2.2: Lưu đồ xây dựng và giao kế hoạchvốn BTĐB tỉnh Lạng Sơn Trách nhiệm
thực hiện Trình tự công việc Tài liệu liên quan
Sở Tài chính
Ý kiến thẩm tra kế hoạch giao vốn BTĐB năm KH
được giao
Nguồn: Thông tin từ Sở GTVT Lạng Sơn
Công tác lập kế hoạch vốn bảo trì hàng năm là khâu ảnh hưởng rất lớn đếncông tác quản lý vốn bảo trì, nếu không thực hiện tốt cũng dễ gây ra lãng phí, thấtthoát một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như: Bố trí kế hoạch vốn bảo trì hàng nămquá phân tán, không sát với tiến độ thi công của dự án đã được phê duyệt, khôngphân bổ nguồn vốn kịp thời dẫn đến thời gian hoàn thành công trình bị kéo dài, ảnhhưởng đến giá trị hoàn thành dự án khi giá trị thị trường và các cơ chế chính sáchthay đổi; Không đủ điều kiện để bố trí kế hoạch vẫn ghi vào kế hoạch đầu tư hàngnăm làm cho việc triển khai kế hoạch gặp khó khăn, phải chờ đợi,
Đối với việc điều chỉnh kế hoạch vốn BTĐB đã giao trong năm kế hoạch:
Trang 40Căn cứ tiến độ thi công các dự án, khả năng giải ngân của từng dự án đã được giao
kế hoạch vốn đầu tư, Sở GTVT phối hợp với Sở Tài chính tham mưu với UBNDtỉnh điều chỉnh kế hoạch vốn đã giao (tăng hoặc giảm) Sở Tài chính tổng hợpchung, báo cáo UBND để trình HĐND tỉnh cho phép điều chỉnh kế hoạch vốnBTĐB Thời gian điều chỉnh thường vào tháng 9 hoặc tháng 10 hàng năm
Nguyên tắc lập kế hoạch vốn BTĐB tại Lạng Sơn như sau:
- Đối với các dự án đã hoàn thành, bàn giao nhưng chưa cấp đủ vốn theo dựtoán đã phê duyệt: Cần ưu tiên bố trí vốn cho các dự án này
- Đối với các dự án đang triển khai: Tập trung vốn cho các dự án ưu tiên, có
ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển KT-XH của tỉnh để đẩy nhanh tiến độtrên cơ sở rà soát, đánh giá tính cấp thiết của danh mục các dự án đề xuất Các dự
án dự kiến hoàn thành trong năm cũng được ưu tiên bố trí vốn để đẩy nhanh tiến
độ Sau đó mới cân đối vốn cho các dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ đượcphê duyệt
Những năm qua, nhìn chung, công tác kế hoạch vốn BTĐB của tỉnh LạngSơn đã thực hiện, phân bổ theo đúng hướng dẫn của các Bộ, ngành, Trung ươngđảm bảo hài hòa giữa các dự án, đảm bảo triển khai thực hiện dự án theo kế hoạch.Tuy nhiên, nguồn vốn cho công tác BTĐB của Sở GTVT Lạng Sơn cơ bản vẫn phụthuộc chính vào nguồn vốn từ NSNN
Bảng 2.3: Kế hoạch chi vốn BTĐB tại tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2017 St
Nguồn: Thông tin từ Sở GTVT Lạng Sơn
Bảng số liệu trên có thể nhận thấy, công tác xây dựng kế hoạch chi vốnBTĐB ngày càng có chiều hướng xấu đi khi chênh lệch giữa số kế hoạch và số thựchiện ngày càng lớn: Năm 2014, tỷ lệ chênh lệch chỉ có 0,28%, nhưng các năm sau
đó, tỷ lệ chênh lệch tăng cao, lần lượt là 7,75%, 3,38% và 6,98%
Bảng 2.4: Cơ cấu kế hoạch chi vốn BTĐB tại tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-17