Những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP mía đường sơn dương (Trang 103)

Qua việc phân tích và đánh giá những ƣu điểm, nhƣợc điểm , cùng với việc nghiên cứu phƣơng hƣớng nhiệm vụ của công ty trong niên vụ 2013-2014 của công

ty cổ phần Mía đƣờng Sơn Dƣơng , em xin đƣợc đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới, nội dung và việc thực hiện các nhóm giải pháp nhƣ sau:

3.2.1. Nhóm giải pháp cải tiến thiết bị công nghệ :

* Cơ sở của biện pháp :

Từ một dây truyền sản xuất mía đƣờng nhỏ công suất 1000 tấn mía cây/ ngày , năm 2009 công ty đã đầu tƣ mở rộng bổ sung thiết bị , kéo dài dây truyền nâng công suất đến 2800 tấn/ngày. Quá trình vừa sản xuất vừa đầu tƣ cải tạo dẫn đến mất cân bằng trong dây truyền. Một số thiết bị hoạt động quá công suất.

Hiệu suất thu hồi sản phẩm còn thấp so với một số nhà máy trong khu vực phía bắc, hiện trạng này có một phần nguyên nhân từ chất lƣợng mía nhƣng cũng có nguyên nhân từ việc thất thoát do thiết bị ép hoạt động chƣa hiệu quả.

Thiết bị năng lƣợng Lò hơi chƣa cung cấp đủ năng lƣợng cho phát điện và năng lƣợng nhiệt cho phân xƣởng chế luyện,các thiết bị chứa đệm không có diện tích mở rộng đáp ứng nhu cầu sản xuất liên tục.

* Nội dung cua biện pháp :

- Cải tiến nâng cao năng suất của lò hơi;

- Tiếp tục cải tiến nâng cao hiệu suất của hệ thống máy ép; - Nâng cao sức chứa của các thiết bị chứa đệm;

- Thay thế dần những máy móc cũ thƣờng xuyên sự cố trong dây truyền.

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguyên liệu:

a) Cơ sở của biện pháp:

So với các nhà máy đƣờng khu vực phía bắc, Tỷ lệ mía trên đƣờng của công ty rất thấp, cụ thể là:

Chỉ số 2008 2009 2010 2011 2012 BQ

Tỷ lệ mía /đƣờng 9,03 9,0 9,05 10 10,55 9,53 Giá 1 tấn mía (1000đ/tấn) 700 750 850 850 900 810

- Chất lƣợng nguyên liệu thấp do hàm lƣợng đƣờng trong mía thấp, năng suất mía bình quân thấp so với khu vực phía bắc, giống mía sau nhiều năm không đƣợc cải tạo, chọn lọc dẫn đến thoái hóa; Trình độ canh tác của nông dân trồng mía trong khu vực còn hạn chế, Cán bộ kỹ thuật của công ty chƣa đƣợc tổ chức tốt để có những biện pháp giải quyết những tồn tại của vùng nguyên liệu. Chất lƣợng nguyên liệu thấp làm giảm hiệu quả sản xuất do tốn nguyên, nhiên vật liệu và làm giảm chất lƣợng sản phẩm.

Vùng nguyên liệu không tập chung dẫn đến việc thu mua vận chuyển khó khăn mất nhiều thời gian , quá trình lƣu bãi sau thu hoạch làm tổn thất đƣờng do vi sinh vật.

b) Nội dung của biện pháp:

- Kiện toàn và tăng cƣờng tổ chức bộ máy của phòng nguyên liệu

Kiện toàn đổi mới lực lƣợng cán bộ làm công tác nguyên liệu, thực hiện cơ chế phân cấp trách nhiệm, quyền hạn và nhiệm vụ rõ ràng. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của những cán bộ làm nguyên liệu để họ vừa là những “sứ giả” của Công ty vừa là ngƣời bạn tin cậy của nhà nông tại các xã trồng mía. Xây dựng và thực hiện đúng quy chế, chính sách, chế độ tiền lƣơng, phải gắn thu nhập với kết quả phát triển vùng nguyên liệu và sản lƣợng mía. Hàng năm Xí nghiệp cần tổ chức đánh giá, thi tuyển và chọn lọc đội ngũ cán bộ làm công tác nguyên liệu để có hƣớng bồi dƣỡng, đào tạo. Thực hiện việc luân chuyển cán bộ giữa các trạm nguyên liệu nhằm tạo điều kiện phát huy năng lực của từng cán bộ.

Tiến hành đầu tƣ, xây dựng và nâng cấp các trạm nguyên liệu, trang bị và áp dụng công nghệ thông tin để theo dõi và quản lý tốt vùng nguyên liệu mía, từng bƣớc chuyển việc giao dịch ký hợp đồng và thanh toán với bà con nông dân tại các trạm nguyên liệu, tạo thuận lợi cho ngƣời dân trồng mía.

- Có chính sách đầu tƣ cho ngƣời trồng mía

Năm 2013-2014 vùng nguyên liệu của Công ty sẽ là 10.002 ha, một con số không phải ít. Nhƣng để đạt đƣợc mục tiêu đề ra còn là một việc khó khăn hơn rất

nhiều, đòi hỏi phải có những điều chỉnh về chính sách hỗ trợ đầu tƣ hợp lý. Hiện nay nhu cầu về vốn để đầu tƣ thâm canh tăng năng suất ngày càng cao, những diện tích mới mở rộng chi phí sẽ rất cao, nhiều ngƣời dân sẽ gặp khó khăn trong việc làm đất và hiống mía. Vì vậy Công ty nên đầu tƣ toàn bộ về chi phí làm đất và giống mía ban đầu và giống mía sẽ đƣợc Công ty vận chuyển đến tận ruộng không tính cƣớc phí, nhằm giảm chi phí ban đầu cho ngƣời trồng mía đồng thời tạo ra đƣợc thiện cảm ngay từ ban đầu trong ngƣời dân trồng mía.

Trong quá trình sản xuất mía, hộ nghèo là những hộ gặp nhiều khó khăn nhất vì không đủ vốn đầu tƣ nên năng suất và sản lƣợng mía thƣờng không cao, họ đang vẫn ở trong vòng luẩn quẩn của đói nghèo, đòi hỏi cần phải có một cú huých và tác nhân thực hiện cú huých đó chính là Công ty qua công tác đầu tƣ. Công ty phải linh hoạt trong việc đầu tƣ cho các nhóm hộ, cần phải ƣu tiên những hộ nghèo tăng thêm lƣợng vốn ứng trƣớc so với mức bình quân cho họ sản xuất.

Công ty phối hợp với địa phƣơng tìm kiếm các nguồn huy động vốn cho nông dân.

- Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất

Hiện nay vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần mía đƣờng Sơn Dƣơng vẫn rất manh mún và phát triển tự phát, phần lớn là hình thức sản xuất hộ gia đình với quy mô nhỏ, ngoài trồng mía thì ngƣời dân còn trồng những cây khác. Công ty cần có chính sách động viên ngƣời dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, dồn điền, đổi thửa nhằm tập trung ruộng đất từng bƣớc hình thành các trạng trại mía hoặc vận động ngƣời trồng mía tự nguyện tham gia thành lập các hợp tác xã mía đƣờng.

- Đổi mới phƣơng thức tiêu thụ

Đối với hoạt động mua mía: Áp dụng hình thức mua mía linh hoạt, có thể

cho phép ngƣời trồng mía đƣợc lựa chọn hình thức bán mía theo chữ đƣờng nhƣ hiện nay hoặc bán mía xô, tức là chỉ căn cứ vào số lƣợng mà không căn cứ vào chất lƣợng mía. Hình thức mua bán mía theo chữ đƣờng có nhiều ƣu điểm, nhƣng một số ngƣời trồng mía còn chƣa tin tƣởng vào quá trình phân tích chất lƣợng của Công ty.

Vì vậy, Công ty cần hƣớng dẫn và giải thích rõ phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng mía, xây dựng cơ chế giám sát, kiểm tra với sự tham gia của đại diện ngƣời trồng mía trong khâu lấy mẫu và phân tích chất lƣợng;

Mặt khác, Công ty cần mở rộng các hình thức mua mía cho ngƣời trồng mía đƣợc lựa chọn hình thức bán mía để đáp ứng nguyện vọng chính đáng của họ. Có thể là thu mua theo chữ lƣợng đƣờng, mua theo hình thức mía xô hoặc Công ty có thể áp dụng biện pháp thu mua mía theo giống, quy định giá cho từng giống mía nhất định nhằm khuyến khích ngƣời dân trồng những giống mía mới, hoàn thiện bộ ba giống mía (chín sớm, chín trung bình và chín muộn).

Về giá mua mía: Gía mua mía thể hiện mối quan hệ cung cầu mía nguyên

liệu trên thị trƣờng. Gía mía là động lực khuyến khích ngƣời dân mở rộng diện tích trồng mía và nâng cao năng suất chất lƣợng mía nguyên liệu. Hiện nay trên địa bàn trồng mía nguyên liệu của công ty, nhiều nơi ngƣời dân đã phải bỏ mía trồng các cây trồng khác vì giá mía quá thấp. Để duy trì đƣợc vùng nguyên liệu ổn định thì chính sách giá mua mía là rất cần thiết.

Công tác vận chuyển mía: Đầu tƣ phát triển hợp lý hơn nữa, hoàn thiện bộ

máy của Xí nghiệp vận tải, Công ty cần đầu tƣ thêm các xe vận chuyển mía tại ruộng, tiến dần đến cho ngƣời dân có nhu cầu vay vốn mua xe vận tải để tăng thu nhập. Đầu tƣ nâng cấp đƣờng giao thông vì đã có nhiều trƣờng hợp do đƣờng xá lầy lội trogn mùa mƣa nên không thể vận chuyển mía làm cho chất lƣợng nguyên nhiệu giảm sút nghiêm trọng.

- Xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa công ty và ngƣời trồng mía.

Quan tâm đầu tƣ đích đáng cho vùng sản xuất nguyên liệu đồng thời tăng cƣờng mối liên doanh liên kết chặt chẽ giữa Công ty và ngƣời dân trồng mía trong vùng để đảm bảo nguồn nguyên liệu đủ số lƣợng, đáp ứng yêu cầu chất lƣợng cho sản xuất kinh doanh là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu của Công ty. Nếu mối quan hệ giữa ngƣời trồng mía và Công ty chƣa chặt chẽ, chƣa khăng khít thì tình hình sản xuất đƣờng sẽ thiếu ổn định, thiếu sự phát triển bền vững.

Tuy Nhà nƣớc có can thiệp vào việc quy hoạch vùng nguyên liệu mía và Công ty có các chính sách đầu tƣ cho phát triển vùng nguyên liệu mía nhƣng những chính sách đó có thúc đẩy ngƣời dân tham gia trồng mía hay không lại tuỳ thuộc vào lợi ích kinh tế mang lại từ kết quả trồng mía. Do đó Công ty phải thể hiện cho ngƣời trồng mía thấy những lợi ích kinh tế mà họ nhận đƣợc khi tham gia trồng mía lớn hơn khi trồng các loại khác. Giải pháp cụ thể của Công ty nhƣ sau:

+ Hỗ trợ cho các hộ trồng mía.

Công ty cần phối hợp với chính quyền địa phƣơng xây dựng chính sách cho ngƣời trồng mía. Hỗ trợ vồn đầu tƣ cho trồng mía, hỗ trợ ban đầu và hỗ trợ mở rộng vùng nguyên liệu, ứng trƣớc giống, vật tƣ sản xuất, cho vay vốn với lãi suất ƣu đãi để ngƣời trồng mía có khả năng thâm canh mía…có những cam kết nhất định với ngƣời trồng mía, qua đó tạo niềm tin cho các hộ trồng mía, khiến họ yên tâm trồng mía và thực hiện đúng nhƣ cam kết hợp đồng. Cụ thể Công ty cần tiến hành:

Cho vay vốn đến từng hộ gia đình trồng mía nhằm khai hoang phục hoá, mua vật tƣ và đầu tƣ giống;

Trợ giá bằng các hình thức khác nhau nhƣ: trợ giá bằng phân bón, sửa chữa đƣờng giao thông;

Có chính sách dành tỷ lệ thích đáng quỹ phúc lợi, khen thƣởng hàng năm của công ty cho ngƣời trồng mía và các địa phƣơng có thành tích tăng diện tích, thâm canh tăng năng suất, chất lƣợng mía và gắn bó với Công ty. Hàng năm Công ty tiến hành tổng kết và khen thƣởng cho các địa phƣơng, đơn vị và những hộ trồng mía có năng suất, chất lƣợng cao;

+ Tạo liên kết hợp tác chặt chẽ giữa công ty với người trồng mía.

Cây mía là cây công nghiệp yêu cầu cần có sự gắn kết giữa ngƣời dân và Nhà máy chế biến, do đó để phát triển đƣợc vùng nguyên liệu ổn định thì Công ty cần có những biện pháp tạo sự gắn kết chặt chẽ với ngƣời dân trồng mía, cụ thể:

Tăng cƣờng sự hợp tác gắn bó chặt chẽ hơn nữa với các địa phƣơng và ngƣời trồng mía, nhất là đối với các xã có diện tích và sản lƣợng mía lớn, những xã vùng

gần Công ty. Quan tâm bảo đảm lợi ích hài hoà của ngƣời trồng mía với Công ty đặc biệt là giá mua mía phải khuyến khích động viên đƣợc nông dân đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất và chất lƣợng mía, tăng thu nhập trên đất trồng mía. Với những hộ dân có diện tích từ 3ha trở lên, hàng năm bán trên 300 tấn mía sẽ đƣợc kết nạp vào Hiệp hội mía đƣờng Lam Sơn và đƣợc tham gia mua bảo hiểm an dƣỡng hƣu trí, tham gia quỹ phòng chống rủi ro…;

Bán cổ phần cho ngƣời trồng mía: Công ty cần tiến hành bán cổ phần cho ngƣời trồng mía qua đó gắn lợi ích của ngƣời dân trồng mía với lợi ích của Công ty. Thực hiện theo hƣớng này có thể theo các hình thức nhƣ: Công ty có thể tiến hành bán cổ phần cho ngƣời dân trồng mía với giá ƣu đãi, ngƣời dân có thể góp cổ phần vào công ty bằng giá trị ruộng đất trồng mía (kèm theo các quy chế);

3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng lao động của Công ty

a) Cơ sở đề xuất

Qua chƣơng 2 mục 2.1.5 mục b đặc điểm về lao động và việc phân tích hiệu quả sử dụng lao động . Hiện nay lao động của Công ty chủ yếu là lao động phổ thông và học nghề ( chiếm khoảng 65%), những ngƣời có trình độ đại học, cao đẳng chỉ chiếm khoảng 20%, trong đó chủ yếu là các công nhân lao động gián tiếp. Đội ngũ lao động với trình độ chuyên môn nhƣ vậy rất khó đáp ứng đƣợc các yêu cầu công tác ở các vị trí của Công ty, nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ;

Dây chuyền công nghệ sản xuất đƣờng mía là một hệ thống tổ hợp Năng lƣợng - Cơ khí - Hóa sinh – Vi sinh khá phức tạp đòi hỏi lao động có kỹ thuật có tính tổ chức kỷ luật cao mới có khả năng vận hành , cải tiến dây chuyền đạt hiệu suất thu hồi sản phẩm cao. Hiệu suất thu hồi sản xuất đƣờng của công ty đang ở mức thấp so với các nhà máy trong khu vực Miền bắc.

Yếu tố con ngƣời có tầm quan trọng trong việc quyết định quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty cần có những chính sách tuyện dụng hợp lý để đạt đƣợc mục tiêu nâng cao chất lƣợng lao động và đào tạo tay nghề cho công nhân.

b) Nội dung biện pháp nâng cao tay nghề và ý thức kỷ luật của công nhân - Đào tạo và đào tạo lại:

Để nâng cao hơn trình độ của công nhân viên và cán bộ quản lý sản xuất, Công ty cần phải tổ chức bồi dƣỡng ,đào tạo và đào tạo lại nhân lực trong công ty. Đây không chỉ là yêu cầu từ phía công ty mà nó còn thể hiện xu hƣớng của xã hội đáp ứng yêu cầu trình độ chuyên môn ngày càng cao ở mỗi vị trí trong công ty.

+ Bồi dưỡng công nhân kỹ thuật:

Để đạt đƣợc điều đó hàng tháng, hàng quý hay hàng năm Công ty phải tổ chức kiểm tra tay nghề công nhân, trên cơ sở đó để phân loại:

Công nhân có tay nghề khá trở lên; Công nhân có tay nghề trung bình; Công nhân có tay nghề kém cần bỗi dƣỡng thêm. Trong đó công nhân có tay nghề kém cần phân ra hai loại: Công nhân yếu về kiến thức chuyên môn và công nhân yếu về tay nghề trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo cho thích hợp;

Đối với công nhân yếu về kiến thức chuyên môn: tổ chức mở lớp đào tạo để nâng cao trình độ hiểu biết về chuyên môn, ngành nghề. Công ty có thể tự tổ chức hoặc cử công nhân theo học các khoá ngắn hạn do các trung tâm bồi dƣỡng có uy tín mở;

Đối với công nhân có tay nghề yếu: tuỳ theo tình hình sản xuất mà có thể tách khỏi sản xuất để đào tạo tập trung hoặc tổ chức đào tạo kèm cặp. Tốt nhất là phân công những công nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm hƣớng dẫn những công nhân này. Sau khi tổ chức đào tạo phải tiến hành kiểm tra trƣớc khi để những họ trở lại sản xuất. Nếu không đạt yêu cầu Công ty có thể đào tạo lại hoặc có những biện pháp cứng rắn hơn;

Đối với ngƣời có khả năng thì luân phiên cử đi học Sau đại học, Đại học, Cao đẳng để nâng cao dần mặt bằng trình độ học vấn của công ty.

+ Bồi dưỡng cán bộ quản lý sản xuất :

Cán bộ quản lý sản xuất của công ty đa phần là công nhân làm việc lâu năm ở công ty, tuy có nhiều kiến thức, kinh nghiệm sản xuất nhƣng lại yếu về kỹ năng

quản lý sản xuất. Do vậy việc thƣờng xuyên bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý sản xuất cho đội ngũ cán bộ quản lý và trƣởng ca là giải pháp khá quan trọng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP mía đường sơn dương (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)