Bên cạnh các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kì nhất định, thì ngƣời ta còn sử dụng các chỉ tiêu bộ phận để phân tích hiệu quả kinh tế của từng mặt hoạt động, từng yếu tố cụ thể. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận đảm nhận 2 chức năng sau:
- Phân tích có tính chất bổ sung cho chỉ tiêu tổng hợp để trong một số trƣờng hợp kiểm tra và khẳng định rõ kết luận đƣợc rút ra từ các chỉ tiêu tổng hợp.
- Phân tích hiệu quả của từng mặt hoạt động, hiệu quả sử dụng từng yếu tố sản xuất kinh doanh nhằm tìm biện pháp tối đa hoá chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp, đây là chức năng chủ yếu của chỉ tiêu này.
a) Hiệu quả sử dụng lao động
Trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, lao động của con ngƣời có tính chất quyết định nhất. Sử dụng lao động có hiệu quả sẽ làm tăng khối lƣợng sản phẩm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu sau để đánh giá xem doanh nghiệp đã sử dụng lao động có hiệu quả hay không.
- Sức sản xuất của lao động: (năng suất lao động)
DTT
W =
LĐ
Trong đó: W - sức sản xuất của lao động trong kỳ DTT - Doanh thu thuần đạt đƣợc trong kỳ LĐ - Tổng số lao động sử dụng trong kỳ
- Sức sinh lợi của lao động:
LNST HLĐ =
LĐ
HLĐ - Sức sinh lợi của lao động LNST - Lợi nhuận đạt đƣợc trong kỳ LĐ - Tổng số lao động sử dụng trong kỳ
Hai chỉ tiêu phản ánh đầy đủ về hiệu quả sử dụng lao động trong kỳ của doanh nghiệp cả về số lƣợng và chất lƣợng. Tuy nhiên để đánh giá toàn diện hơn về hiệu quả sử dụng lao động, ngƣời ta chỉ còn sử dụng một số chỉ tiêu nhƣ hiệu quả sử dụng lao động hoặc hiệu suất sử dụng thời gian lao động. Các chỉ tiêu này cho phép ta đánh giá hiệu quả sử dụng lao động và sử dụng số lƣợng thời gian lao động hiện có, giảm lƣợng lao động dƣ thừa, nâng cao hiệu suất sử dụng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Hiệu quả sử dụng vốn:
- Sức sinh lợi của vốn kinh doanh (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh)
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp từ một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
LNST PV =
VKD
PV - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh LNST - Lợi nhuận sau thuế
VKD - Tổng nguồn vốn kinh doanh bình quân
- Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu)
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp từ một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
LNST
PVCSH =
VCSH
PVCSH - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu LNST : - Lợi nhuận sau thuế
VCSH : - Tổng nguồn vốn kinh doanh bình quân
Các chỉ tiêu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp: một đồng vốn kinh doanh, vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó có tác dụng khuyến khích việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm đồng vốn trong mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.
- Số vòng quay vốn :
DTT SVV =
VVKD
SVV - Số vòng quay toàn bộ vốn DTT - Doanh thu thuần
VVKD - Vốn kinh doanh trong kỳ
c) Hiệu quả sử dụng tài sản :
- Hiệu quả sử dụng tài sản cố định:
+ Sức sản xuất tài sản cố định :
Chỉ tiêu này cho thấy sức sản xuất của tài sản cố định, cứ một đồng tài sản cố định bỏ ra thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu.
DTT
W TSCĐ =
TSCĐBQ W TSCĐ - Sức sản xuất tài sản cố định DTT - Doanh thu thuần
TSCĐBQ - Tài sản cố định bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản cố định bỏ ra thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng lớn.
LNST H TSCĐ =
TSCĐBQ H TSCĐ - Sức sinh lợi tài sản cố định LNST - Lợi nhuận sau thuế
TSCĐBQ - Tổng tài sản cố định
- Hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động:
+ Sức sản xuất của tài sản lưu động :
DTT
W TSLĐ =
TSLĐBQ W TSLĐ - Sức sản xuất tài sản lƣu động DTT - Doanh thu thuần
TSLĐBQ - Tài sản Lƣu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ nhất định tài sản lƣu động luân chuyển đƣợc bao nhiêu vòng hay một đồng tài sản lƣu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Nó có thể đƣợc dùng để so sánh giữa các thời kỳ của một đơn vị hoặc giữa các đơn vị cùng quy mô trong một thời kỳ.
+ Sức sinh lợi của tài sản lưu động
LNST H TSLĐ =
TSLĐBQ H TSLĐ - Sức sinh lợi tài sản lƣu động LNST - Lợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động, chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản lƣu động bỏ ra sẽ đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn hơn hiệu quả sử dụng vốn lƣu động trong kỳ càng cao.
d) Hiệu quả sử dụng chi phí:
Để phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ta cần phân tích chỉ tiêu doanh thu trên tổng chi phí và lợi nhuận trên tổng chi phí.
- Sức sản xuất của chi phí:
DTT WCP =
TCPBQ
WCP - Sức sản xuất của chi phí DTT - Doanh thu thuần
TCPBQ - Tổng chi phí bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu.
- Sức sinh lợi của chi phí:
LNST HCP =
TCPBQ HCP - Sức sinh lợi của chi phí LNST - Lợi nhuận sau thuế
TCPBQ - Tổng chi phí bình quân trong kỳ
Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp thƣờng dùng. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.