Nhận xét chun g:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP mía đường sơn dương (Trang 97)

Trên cơ sở phân tích những đặc điểm và các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua, có thể nhận thấy công ty có những ƣu điểm và tồn tại sau:

a) Ƣu điểm:

Trong các năm từ 2008-20012 công ty đều làm ăn có hiệu quả biểu hiện qua tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí;

Lãi suất cơ bản trên cổ phiểu ở mức cao , đạt mức cao nhất năm 2011 đạt giá trị 40.805 đ/cổ phiếu. Lợi tức ở mức cao làm yên tâm các nhà đầu tƣ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty huy động vốn mở rộng sản xuất và hiện đại hóa thiết bị;

Trong những năm gần đây đặc biệt là năm 2010, công ty đã tiến hành đầu tƣ lắp đặt thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại. Sự đổi mới này phù hợp với các nguồn năng lực công ty hiện có và nó đã mang lại hiệu quả đƣa năng suất lên gần 2800 tấn mía/ngày;

- Sản phẩm của công ty đạt chất lƣợng cao đƣợc khách hàng chấp nhập nên dễ tiêu thụ, nhờ vậy mà lƣợng hàng tồn kho của công ty trong những năm qua luôn ở mức thấp;

- Hệ thống bán hàng của công ty hoạt động tốt, sản phẩm của công ty tiêu thụ cân bàng với sản xuất hằng năm, lƣợng hàng tồn kho ít;

- Nguyên nhân :

+ Công ty đã phát triển đƣợc vùng nguyên liệu ổn định;

+ Hệ thống dây chuyền công nghệ sản xuất và vùng nguyên liệu đƣợc đầu tƣ mở rộng; Doanh thu của công ty tăng cao cùng với đó là chất lƣợng sản phẩm của công ty đƣợc cải thiện rõ rệt đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng sản phẩm mía đƣờng chất lƣợng cao của thị trƣờng;

+ Công ty đã tận dụng đƣợc cơ hội thuận lợi trong năm 2010, 2011 khi đó sản lƣợng đƣờng thế giới sụt giảm, giá sản phẩm đƣờng tăng cao. Tận dụng cơ hội

này công ty đã mở rộng sản xuất chiếm lĩnh thị trƣờng và đạt mức tăng trƣởng cao về hiệu quả sản xuất kinh doanh.

+ Công ty đã chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng, sản phẩm tiêu thụ tốt cả thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu.

b) Những tồn tại:

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh không ổn định có chiều hƣớng sụt giảm nhanh từ năm 2011, nhất là năm 2012.

- Hiệu quả sử dụng chi phí chƣa cao: Tổng chi phí của công ty còn ở mức cao, tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng lợi nhuận, thậm chí năm 2011 đến 2012 tổng chi phí tăng nhƣng lợi nhuận lại sụt giảm nhanh, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, khả năng sinh lời của vốn chƣa cao.

- Dây chuyền sản xuất làm việc chƣa ổn định, việc đầu tƣ mở rộng sản xuất nâng công suất nhà máy sau 2 lần đầu tƣ bổ sung thiết bị còn một số bất cập, chƣa thực sự cân bằng, mất ổn định ở một số khâu trọng yếu ( điện, hơi , nƣớc)

- Hiệu suất thu hồi sản phẩm thấp so với các nhà máy đƣờng khu vực phía Bắc làm tiêu hao nguyên liệu dẫn đến giá thành sản phẩm sản phẩm cao.

- Hiệu suất sử dụng lao động chƣa cao, sinh lời lao động bình quân còn thấp.Thời gian sử dụng lao động trong năm chỉ trong vòng 5 đến 6 tháng. việc chỉ sản xuất mang tính thời vụ nên lao động không ổn định, thƣờng xuyên thay đổi .

- Các chỉ số khả năng thanh toán thanh toán nợ ngắn hạn, thanh toán nhanh ở mức thấp có thể dẫn đến việc vay vốn của các tổ chức tín dụng gặp khó khăn.

- Nguyên nhân:

* Nguyên nhân chủ quan:

+ Dây truyền sản xuất cũ, công suất thấp, hiệu suất thấp: Hiện nay trên thế giới các nhà máy đƣờng đều đƣợc thiết kế công suất từ 20 – 50 nghìn tấn mía cây/ngày. Dây truyền sản xuất của công ty có công suất ban bầu là 1000 tấn mía/ngày; Việc cải tiến nâng công suất dẫn đến máy móc thiết bị không đồng bộ: sau hai lần mở rộng nâng công suất , quá trình sản xuất đã bộc lộ những bất cập về

cân bằng trong dây truyền sản xuất, lƣợng hơi sản xuất dùng để phát điện và cung cấp năng lƣợng cho nấu đƣờng còn thiếu, các thùng chứa đệm và thiết bị dự phòng còn thiếu dẫn đến cả dây truyền phải dừng sản xuất khi có sự cố tại một vị trí, việc nâng công suất cũng dẫn dến những thiết bị cũ liên tục gặp sự cố trong quá trình làm việc làm ảnh hƣởng đến hiệu quả chung.

+ Chất lƣợng mía nguyên liệu thấp: Chất lƣợng nguyên liệu đƣợc biểu hiện chủ yếu bằng hàm lƣợng đƣờng trong mía, hàm lƣợng đƣờng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ giống mía, quy trình chăm sóc, thời gian thu hoạch;

+ Trình độ, năng lực của cán bộ kỹ thuật, công nghệ còn hạn chế, công tác chỉ huy vận hành còn lúng túng, phần lớn cán bộ kỹ thuật của công ty đều phát triển từ cán bộ nông trƣờng sang làm sản xuất mía đƣờng, mặc dù đã trải qua một số năm kinh nghiệm nhƣng vẫn chƣa đƣợc đào tạo cơ bản về điều hành và quản trị sản xuất, nhất là một dây truyền sản xuất phức tạp nhƣ nhà máy đƣờng đòi hỏi nhiều kiến thức kỹ năng về thiết bị, công nghệ, công tác chỉ huy sản suất, hiệp tác lao động tiên tiến;

+ Trình độ tay nghề công nhân và đội ngũ kỹ thuật còn hạn chế, theo thống kê có hơn 50% chƣa đƣợc đào tạo cơ bản. Do chỉ làm việc theo thời vụ khoảng 6 tháng nên sau vụ ép, Công ty bố trí cho lao động việc tự tìm việc làm dẫn đến nhiều công nhân sau khi đã tìm đƣợc việc làm mới ổn định xin chuyển công tác. Hệ quả là tới vụ ép sau công ty sẽ mất lao động kỹ thuật và phải nhận mới, những lao động này sẽ phải mất công đào tạo tích lũy nhiều năm mới có đƣợc kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm vận hành dây truyền sản xuất;

+ Chi phí nhân công, chi phí quản lý doanh nghiệp, có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng lợi nhuận nhiều lần;

+ Cơ cấu vốn vay mất cân đối, theo dữ liệu trong bảng cân đối kế toán vốn vay của công ty đã liên tục tăng nhƣng nguồn vốn vay chủ yếu là ngắn hạn, vốn vay dài hạn giảm điều này làm cho công ty có thể bị mất khả năng thanh toán tại thời điểm nào đó, gây mất uy tín đối với các tổ chức tín dụng. Tổng vốn vay và Lãi suất ngân hàng cao làm cho chi phí tài chính tăng, chi phí quản lý doanh nghiệp

tăng cao nhất là trong các năm 2011,2012 là những năm công ty đạt tỷ suất lợi nhuận thấp;

* Nguyên nhân khách quan:

+ Khủng hoảng kinh tế dẫn đến nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đƣờng kính trong nƣớc sụt giảm.

+ Từ năm 2008 đến 2012, lãi suất ngân hàng liên tục tăng cao làm tăng chi phí tài chính cho các doanh nghiệp. Với một doanh nghiệp có giá trị đầu tƣ vài trăm tỷ đồng thì chi phí này là khá lớn đè nặng lên vai các doanh nghiệp và cũng là nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

+ Sản lƣợng đƣờng thế giới tăng cao do các nƣớc sản xuất mía đƣờng chủ yếu nhƣ Brazin, Thái Lan liên tiếp đƣợc mùa làm cho giá đƣờng thế giới giảm dẫn đến giá đƣờng xuất khẩu giảm. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến lợi nhuận của công ty sụt giảm nhanh chóng trong năm 2012 và cũng đặt ra thách thức cần phải có những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong điều kiện thị trƣờng có biến động lớn.

+ Tình trạng buôn lậu đƣờng qua biên giới ở các tỉnh phía nam qua biên giới Campuchia diễn biến phức tạp. Thông tin từ VSSA (Hiệp hội mía đƣờng Việt Nam), hiện đƣờng nhập lậu đang chiếm đến 1/3 lƣợng đƣờng tiêu thụ trong nƣớc, nên ngành mía đƣờng gặp rất nhiều khó khăn. niên vụ 2012 - 2013, giá đƣờng nhập lậu qua biên giới thấp hơn giá thành sản xuất của các doanh nghiệp mía đƣờng trong nƣớc càng làm cho thị trƣờng đƣờng mía mất ổn định gây khó khăn cho các công ty sản xuất mía đƣờng nói chung và Công ty Cổ phần mía đƣờng Sơn Dƣơng nói riêng.

Với sự đầu tƣ mở rộng sản xuất công ty có bƣớc tăng trƣởng tốt trong giai đoạn từ 2008 đến 2011, nhƣng từ năm 2012, đi kèm với sự tăng trƣởng về doanh số, các khoản chi phí tăng cao nhƣng lợi nhuận lại giảm sút, làm hiệu quả sản xuất kinh doanh từ năm 2011 có chiều hƣớng suy giảm. Nếu chiều hƣớng này tiếp tục khả năng công ty sẽ dẫn tới thua lỗ trong năm 2013 và các năm tiếp theo.

Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Mía đƣờng Sơn Dƣơng em xin đƣa ra một số biện pháp dựa trên những hiểu biết và những kiến thức đƣợc học trong thời qua tại khoa Cao học ngành quản trị kinh

doanh Viện Đại học Mở Hà Nội với mong muốn đƣợc góp phần tạo ra đƣợc sự chuyển biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƢỜNG SƠN DƢƠNG

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP mía đường sơn dương (Trang 97)