1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NCKH ƯD - SỬ DỤNG QUÁ NHIỀU ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN

23 404 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI SỬ DỤNG QUÁ NHIỀU ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN CÓ LÀM GIẢM SỰ ĐA DẠNG VÀ PHONG PHÚ TRONG BÀI TẬP NẶN TẠO DÁNG CỦA HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC NOONG BUA? Tên tác giả, đơn vị công tác: - Vũ Hữu Cương - Khoa Tiểu học - Mầm non - Hà Thị Hương – Phòng Đào tạo - NCKH - Lê Kim Thoa – Khoa Tiểu học - Mầm non - Nguyễn Văn Nguyên - Tổ Bộ môn chung Trường cao đẳng phạm Điện Biên - Tỉnh Điện Biên Tóm tắt Một số giáo viên dạy mỹ thuật ở lớp 4 trường tiểu học Noong Bua – TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên khi dạy bài Tập nặn tạo dáng thường hay sử dụng nhiều đồ dùng trực quan. Tuy nhiên, đối với những môn như mỹ thuật, nhấn mạnh đến tính sáng tạo thì việc giáo viên sử dụng quá nhiều đồ dùng trực quan trong một bài học sẽ làm giảm sự đa dạng và phong phú các sản phẩm của học sinh, điều này chưa được khẳng định chắc chắn. Mục đích của nghiên cứu này là tìm ra sự khác biệt giữa việc sử dụng quá nhiều đồ dùng trực quansử dụng vừa đủ số lượng đồ dùng trực quan có ảnh hưởng như thế nào đến sự đa dạng và phong phú sản phẩm nặn của học sinh. 21 học sinh lớp 4 tham gia nghiên cứu được chia làm 2 nhóm; nhóm thực nghiệm (G1), nhóm đối chứng (G2). Bài kiểm tra đầu vào cho cả hai nhóm yêu cầu học sinh thực hiện 01 bài Tập nặn tạo dáng; 02 bài thực hành trong chương trình được thiết kế cho 2 nhóm theo hai hướng: G1 giáo viên thực nghiệm thiết kế bài dạy học theo hướng giảm bớt đồ dùng trực quan, G2 giáo viên thực nghiệm vẫn sử dụng nhiều đồ dùng trực quan như hiện trạng; sử dụng 01 bài kiểm tra đầu ra cho hai nhóm: Tập nặn tạo dáng. Các phép kiểm chứng độc lập thực hiện đối với bài kiểm tra đầu ra cho thấy sự khác biệt, nghiêng về nhóm thực nghiệm. 1 Giới thiệu Nghiên cứu này dựa trên đặc điểm tâm lí học và đặc điểm ngôn ngữ tạo hình của học sinh tiểu học. Hiện trạng học sinh được xem từ 10 đến 18 đồ dùng trực quan trước khi thực hiện bài tập nặn. Giáo viên cố gắng tổ chức bài học sinh động hơn bằng cách giới thiệu và cho HS xem nhiều đồ dùng trực quan mục đích giúp HS có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú. Kết quả là hầu hết học sinh thường bắt chước các đồ dùng trực quan được cho xem và sản phẩm của các em thể hiện sự thiếu sự đa dạng và phong phú. Vấn đề đặt ra là việc sử dụng quá nhiều đồ dùng trực quan có làm giảm sự đa dạng và phong phú của sản phẩm nặn trong bài tập nặn và tạo dáng hay không. Một trong những yêu cầu của học môn mỹ thuật đối với bất kỳ một cấp học nào đó là hướng tới sự sáng tạo. Sáng tạo bao gồm nhiều mức độ tùy theo từng lứa tuổi và cấp học. Đối với cấp tiểu học sáng tạo được hiều là khi học sinh tạo ra sản phẩm hoặc bài vẽ: không giống bài vẽ của các bạn, không lặp lại hoàn toàn bài vẽ của giáo viên hoặc những mẫu vật, tranh ảnh có sẵn; đặc biệt trong những phân môn như: vẽ trang trí, vẽ tranh, nặn tạo dáng thì một trong những cách biểu hiện sự sáng tạo trong bài học là học sinh tạo ra sản phẩm cần đa dạng và phong phú về chủ đề, hình dáng và màu sắc… Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia.org “… Sáng tạo là để tư tưởng được thoát ra khỏi các nền nếp kiến thức cũ mà đã từng được dùng để giải quyết vấn đề…” (Trích từ http://wikipedia.org) . Một nghiên cứu khác có liên quan của tác giả Bartel (2006) đã tìm ra rằng bắt chước không phải là cách phát triển một tinh thần sáng tạo cho học sinh vì học bắt chước khiến học sinh thụ động hơn. Đối với Marvin, bắt chước là một phản xạ theo bản năng trong việc học của học sinh, dẫn tới “học vẹt” và không khuyến khích tư duy sáng tạo (Trích dẫn tài liệu Tập huấn NCKH - 2008). Mục tiêu của nghiên cứu khoa học ứng dụng này là trả lời câu hỏi: Sử dụng quá nhiều đồ dùng trực quan có làm giảm sự đa dạng và phong phú 2 trong bài nặn và tạo dáng của học sinh trong bài nặn và tạo dáng của học sinh lớp 4 trường tiểu học Noong Bua Thành phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên? Phương pháp a. Khách thể nghiên cứu 21 học sinh lớp 4 Trường tiểu học Noong Bua, Thành phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên được chọn tham gia thực nghiệm này. Một nhóm được chọn là nhóm tham gia nghiên cứu (G1) và một nhóm là nhóm đối chứng (G2) * Danh sách học sinh nhóm thực nghiệm (G1) TT Họ và tên Giới tính Dân tộc Na m Nữ 1 Sùng A Của + H’Mông 2 Lù Thị Dung + Thái 3 Vì Thị Dung + Thái 4 Tòng Văn Hưởng + Thái 5 Tòng Văn Hoàn + Thái 6 Nguyễn Thị Huế + Kinh 7 Tòng Văn Kiên + Thái 8 Bùi Thị Nhung + Kinh 9 Lò Thị Phương + Thái 10 Hoàng Văn Phong + Kinh * Danh sách học sinh nhóm đối chứng (G2) 3 TT Họ và tên Giới tính Dân tộc Nam Nữ 1 Quàng Văn Chung + Thái 2 Lê Thị Chuyên + Kinh 3 Cà Thị Hằng + Thái 4 Nguyễn Thị Hường + Kinh 5 Phạm Thị Hương + Kinh 6 Lường Văn Hùng + Thái 7 Cà Thị Kim + Thái 8 Nùng T. Phương Mai + Thổ 9 Nguyễn T. Kim Nhung + Kinh 10 Thùng Văn Lượng + Thái 11 Quàng Thị Phiêng + Thái Nhóm thực nghiệm khi học bài Nặn và tạo dáng chỉ được giáo viên thực nghiệm cho xem một số lượng đồ dùng trực quan vừa đủ (theo thiết kế) và giáo viên tác động bình thường. Nhóm đối chiếu thì được xem nhiều đồ dùng trực quan (như thiết kế) và giáo viên tác động nhiều hơn. b. Thiết kế Phân nhóm tương đương trước khi phân chia ngẫu nhiên được thực hiện trong 1 lớp. Điều này đưa ra một thiết kế thực nghiệm hình thức với bài kiểm tra đầu vào (01) và bài kiểm tra đầu ra (02) như dưới đây. c. Đo lường 4 Nhóm KT đầu vào Tác động Thực nghiệm (G1) 01 Đưa ra 13 trực quan trong bài học Giáo viên hướng dẫn bình thường Đối chứng (G2) Đưa ra 13 trực quan trong bài học Giáo viên hướng dẫn tác động bình thường Nhóm KT đầu ra Tác động Thực nghiệm (G1) 02 Đưa ra 8 trực quan trong bài học Giáo viên hướng dẫn bình thường Đối chứng (G2) Đưa ra 18 trực quan Giáo viên hướng dẫn nhiều hơn Bài kiểm tra đầu vào trước tác động - Bài: Tập nặn, tạo dáng: Nặn con vật Bài kiểm tra đầu ra sau tác động - Bài 30: Tập nặn, tạo dáng: Đề tài tự chọn Cụ thể: TT Tên bài dạy Số lượng trực quan thường dạy Tranh, ảnh Mô hình Mẫu nặn Đồ chơi Hình vẽ trên bảng 1 Bài 16: Tập nặn, tạo dáng: Tạo dáng con vật hoặc ô - tô từ vỏ hộp 5 2 7 2 2 Giảm trực quan Giảm: 3 Giảm: 0 Giảm: 3 Giảm: 0 Giảm: 0 2 Bài 23: Tập nặn và tạo dáng: Tập nặn dáng người 6 4 3 2 2 Giảm trực quan Giảm: 2 Giảm: 2 Giảm: 1 Giảm: 0 Giảm: 0 3 Bài 30: Tập nặn và tạo dáng: Đề tài tự chọn 0 4 6 0 1 Giảm trực quan Giảm: 0 Giảm: 2 Giảm: 2 Giảm: 0 Giảm: 0 - Nhóm chuyên gia môn học và giáo viên thực nghiệm sử dụng thang điểm đo mức độ đa dạng và phong phú để đánh giá sản phẩm nặn (thang điểm 10). THANG ĐO MỨC ĐỘ ĐA DẠNG VÀ PHONG PHÚ (Cho 1 học sinh) T T Tiêu chí Điểm Ghi chú 1 Chủ đề sản phẩm phong phú, không bị ảnh hưởng nhiều bởi đồ dùng do GV cung cấp 2 Tạo ra sản phẩm nặn đa dạng về hình dáng, cấu trúc và đặc điểm của đối tượng 3 Phối hợp màu sắc đẹp, hài hòa 4 Thiết kế trình bày sản phẩm sinh động 5 Giới thiệu được sản phẩm. Tổng điểm: * Mỗi tiêu chí tương ứng với điểm số như sau: 5 + Tiêu chí 1 điểm tối đa: 3 điểm. + Tiêu chí 2 điểm tối đa: 3 điểm. + Tiêu chí 3 điểm tối đa: 2 điểm. + Tiêu chí 4 điểm tối đa: 1 điểm. + Tiêu chí 5 điểm tối đa: 1 điểm. - Tính độ tương quan giữa điểm các bài tập (để đảm bảo độ giá trị đồng quy). Bảng điểm kết quả kiểm tra: Nhóm G1 TT Họ và tên BKT ĐV B1 B2 B3 BKT ĐR – 02 KT GK 01 1 Sùng A Của 5 6 6 8 7 8 2 Lù Thị Dung 6 7 7 7 8 8 3 Vì Thị Dung 6 6 6 8 7 7 4 Tòng Văn Hưởng 7 8 8 8 8 9 5 Tòng Văn Hoàn 5 7 7 6 7 7 6 Nguyễn Thị Huế 6 7 8 8 8 9 7 Tòng Văn Kiên 7 6 6 7 7 8 8 Bùi Thị Nhung 6 7 6 6 7 7 9 Lò Thị Phương 7 6 6 7 7 7 10 Hoàng Văn Phong 6 6 7 8 7 8 Nhóm G2 6 Quy trình nghiên cứu Hoạt động ban đầu là cho cả hai nhóm thực hiện bài kiểm tra đầu vào (bài Nặn và tạo dáng: Nặn con vật), nhóm chuyên gia môn học tiến hành đánh giá sản phẩm thông qua thang đo mức độ đa dạng và phong phú, hai nhóm được học cùng số lượng đồ dùng trực quan và được hướng dẫn theo thiết kế. Học sinh được tự do lựa chọn chủ đề, chất liệu kết hợp để làm bài nặn và hoàn thành bài trong thời gian 1 tiết. Trong 2 bài học tiếp theo trong chương trình, giáo viên duy trì thực nghiệm đã thiết kế với hai nhóm, kết thúc bài thực hành số 30 theo 7 TT Họ và tên BKTĐV B1 B2 B3 BKT ĐR – KT GK 01 1 Quàng Văn Chung 6 6 7 6 7 7 2 Lê Thị Chuyên 6 8 7 7 8 7 3 Cà Thị Hằng 7 6 7 7 6 8 4 Nguyễn Thị Hường 7 6 8 7 8 7 5 Phạm Thị Hương 5 6 7 8 7 6 6 Lường Văn Hùng 6 7 8 7 7 7 7 Cà Thị Kim 6 6 5 6 6 7 8 Nùng T. Phương Mai 5 5 6 7 6 6 9 Nguyễn T. Kim Nhung 7 7 8 8 8 8 10 Thùng Văn Lượng 6 7 6 8 7 7 11 Quàng Thị Phiêng 6 6 8 7 7 8 chương trình, nhóm GV thực nghiệm sử dụng bài: Bài 30: Tập nặn tạo dáng: Đề tài tự chọn làm kiểm tra đầu ra cho cả hai nhóm G1 và G2. Phân tích dữ liệu và kết quả Phép kiểm nghiệm t-test độc lập cho thấy nhóm tham gia thực nghiệm đạt điểm cao hơn so với nhóm đối chứng cả ở bài kiểm tra đầu vào và đầu ra. Trong trường hợp này, sự khác biệt trong kết quả kiểm tra đầu ra có thể do khác biệt trong bài kiểm tra đầu vào. Để gạt bỏ ảnh hưởng của sự khác biệt ban đầu giữa các nhóm, điểm chênh lệch được tính bằng cách lấy điểm bài kiểm tra đầu ra trừ đi điểm bài kiểm tra đầu vào. Sau đó, hai nhóm được so sánh dựa trên điểm chênh lệch này. So sánh giá trị trung bình Phép đo Nhóm thực nghiệm (10 học sinh) Nhóm đối chứng (11 học sinh) Giá trị p của phép kiểm nghiệm t-test Quy mô ảnh hưởng Gía trị TB SD Gía trị TB SD Đầu vào 6.6 0,70 6,4 0,81 0,28 0,34 Đầu ra 7,8 0,79 7,1 0,70 0,11 0,88 Điểm chênh lệch 1,2 0,9 0,7 11,0 0,17 0.54 Như trong Bảng 1, giá trị trung bình điểm chênh lệch của nhóm nghiên cứu là 1,2 và nhóm đối chiếu là 0,7 như vậy chênh lệch điểm giữa hai nhóm là 0,54 nghiêng về phía nhóm tham gia thực nghiệm. Quy mô ảnh hưởng tương ứng là 0.24, theo tiêu chuẩn Cohen là mức ảnh hưởng nhỏ. Kết quả được khái quát trong biểu đồ Hình 1 dưới đây. 8 Kết luận và kiến nghị Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của việc đưa ra quá nhiều đồ dùng trực quan hoặc sử dụng vừa phải đồ dùng trực quan có ảnh hưởng như thế nào tới sự đa dạng và phong phú của sản phẩm nặn trong bài nặn và tạo dáng của HS lớp 4 Trường Tiểu học Noong Bua, TP Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên. Các kết quả cho thấy học sinh được xem quá nhiều đồ dùng trực quan trong dạy học bài nặn và tạo dáng có thể gặp trở ngại trong việc tạo cho sản phẩm nặn sự đa dạng và phong phú. Ngược lại, việc đưa ra vừa phải số lượng đồ dùng trực quan cho phù hợp với từng tiết học cụ thể, sẽ góp phần làm cho HS tích cực hơn trong việc tạo ra sản phẩm nặn đa dạng và phong phú. Điều này cho thấy việc giáo viên sử dụng quá nhiều đồ dùng trực quan trong một tiết dạy không phải cách tốt để khuyến khích học sinh tạo ra sự đa dạng và phong phú trong bài nặn và tạo dáng. 9 Hình 1: So sánh giá trị trung bình Tài liệu tham khảo - Tiến sĩ Soh Kay Cheng và Tiến sĩ Chris Tan - Tài tập huấn Dự án Việt – Bỉ về Nghiên cứu khoa học tác động tháng 10/2009. - Tình huống 1: Osman, N. & Zhang, S. J. (2007). Sử dụng quá nhiều ví dụ có cản trở tính sáng tạo hay không? Trường THCS Seng Kang, Singapore. - Trịnh Thiệp và Ưng Châu - Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật – Nxb Giáo dục –Năm 1999. - Nguyễn Quốc Toản (Chủ biên), Tuấn Nguyên Bình, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Võ Quốc Thạch – Mĩ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật – Nxb Giáo dục / Năm 2007. Một số Website tham khảo - http://wikipedia.org - http://www.moet.gov.vn - http://ebook.edu.net.vn - http://atl.edu.net.vn 10 [...]... trạng) - Một số GV ở trường Tiểu học Noong Bua (Phường Noong Bua – TP Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên) khi dạy môn Mĩ thuật, sử dụng quá nhiều đồ dùng trực quan trong bài dạy Nặn và tạo dáng: vật mẫu, tranh ảnh, mẫu nặn, đồ chơi, hình vẽ trên bảng - Sản phẩm nặn của học sinh bị hạn chế sự đa dạng và phong phú do ảnh hưởng của việc giáo viên sử dụng quá nhiều đồ dùng trực quan * Nguyên nhân - Một số GV quá. .. HỌC ỨNG DỤNG 1 Tên đề tài: SỬ DỤNG QUÁ NHIỀU ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN CÓ LÀM GIẢM SỰ ĐA DẠNG VÀ PHONG PHÚ TRONG BÀI NẶN VÀ TẠO DÁNG CỦA HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC NOONG BUA? 2 Tên tác giả, đơn vị công tác: - Vũ Hữu Cương - Khoa Tiểu học - Mầm non - Hà Thị Hương – Phòng Đào tạo - NCKH - Lê Kim Thoa – Khoa Tiểu học - Mầm non - Nguyễn Văn Nguyên - Tổ Bộ môn chung Trường cao đẳng phạm Điện Biên - Tỉnh Điện... số lượng đồ dùng trực quan khi dạy bài tập nặn và tạo dáng - Một số giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan nhưng chỉ để minh họa cho lời giảng - Khi thực hiện bài tập thực hành HS thường bắt trước các bài mẫu khi được GV hướng dẫn cho quan sát 11 - Đề tài tập trung nghiên cứu vào nguyên nhân: Một số GV quá coi trọng số lượng đồ dùng trực quan khi dạy bài tập nặn và tạo dáng 4 Giải pháp thay thế - GV giảm... Dự kiến giảm trực quan Giảm: 0 Giảm: 2 Mẫu nặn Đồ chơi Hình vẽ trên bảng 8 2 2 Giảm: 3 Giảm: 0 Giảm: 0 3 2 2 Giảm: 1 Giảm: 0 Giảm: 0 6 0 1 Giảm: 2 Giảm: 0 Giảm: 0 - Thiết kế kế hoạch bài học (sử dụng số lượng đồ dùng hợp lý) - Thời gian thực hiện giải pháp thay thế: 3 tháng; từ tháng 2/2009 đến tháng 5/2009 - Giả thuyết: + Bài dạy GV sử dụng đồ dùng trực quan vừa đủ thì sản phẩm nặn của HS sẽ đa dạng... hơn so với bài dạy GV sử dụng quá nhiều đồ dùng trực quan 5 Thiết kế - HS lớp 4A trường Tiểu học Noong Bua gồm 21 học sinh (đã có các kĩ năng nặn - tạo dáng), được chia làm 2 nhóm đảm bảo tương đương về trình độ trước khi chia nhóm ngẫu nhiên: G1 và G2 + Nhóm G1: 10 HS (nhóm thực nghiệm) + Nhóm G2: 11 HS (Nhóm đối chứng) - Thời gian học: G1 học buổi sáng; G2 học buổi chiều 12 - Sử dụng kiểm tra trước... mỗi con vật - Chia làm hai nhóm: + Đặt tên cho nhóm + Cử nhóm trưởng + Thư ký + Trật tự viên - Phiếu bài tập thảo luận - Các nhóm tham quan- Mô hình hình - Thảo luận câu hỏi và ghi chép ý kiến của các thành viên trong nhóm - Phiếu bài tập - Nhóm trưởng báo cáo kết quả thảo luận - Các nhóm lắng nghe và bổ xung ý kiến - Phiếu bài tập - Lắng nghe và ghi nhớ - Vật mẫu - Lắng nghe và ghi nhớ - Minh họa... học Trực quan - Chia nhóm - Gợi mở - Liên hệ thực tiễn cuộc sống III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Thời Nội dung gian 3p * Giới thiệu bài Hoạt động của GV - Tổ chức trò chơi - Giới thiệu bài mới: Bài 30: Tập nặn tạo dáng Đề tài tự chọn Hoạt động của HS Thiết bị/ ĐDDH - Lựa chọn trò chơi tổ chức cho nhóm chơi hoặc cả lớp - Lằng nghe 20 5p 1 Quan sát nhận 1 Hướng dẫn quan sát, xét nhận xét - Yêu cầu chia nhóm -. .. lượng đồ dùng trực quan khi dạy bài Nặn và tạo dáng * Cụ thể: TT Số lượng trực quan thường dạy Tên bài dạy Tranh, ảnh Mô hình Bài 16: Tập nặn, tạo dáng: 1 Tạo dáng con vật hoặc 5 2 ô - tô từ vỏ hộp Dự kiến giảm trực quan Giảm: 3 Giảm: 0 Bài 23: Tập nặn và tạo dáng: 2 6 4 Tập nặn dáng người Dự kiến giảm trực quan Giảm: 2 Giảm: 2 Bài 30: Tập nặn và tạo dáng: 3 0 4 Đề tài tự chọn Dự kiến giảm trực quan. .. cách nặn theo yêu cầu - Lắng nghe và ghi nhớ - Minh họa - Làm bài thực hành của từng cá nhân - Liên hệ hình ảnh trong thực tế - Lựa chọn chủ đề, ý tưởng, chất liệu thể hiện - Đất nặn, giấy màu, bút màu, phế liệu - Sản phẩm nặn của cá nhân - Trưng bày sản phẩm và chuẩn bị nội dung giới thiệu sản phẩm của nhóm - Sản phẩm nặn trình bày theo nhóm - Tham quan sản phẩm, - Sản phẩm 22 tham quan, gợi ý cách nhận... Yêu cầu chia nhóm - Tổ chức tham quan - Hướng dẫn phiếu bài tâp qua sát - Hướng dẫn quan sát, thảo luận và trình bày kết quả thảo luận * Tiểu kết - Tổ chức cho các nhóm thăm quan mô hình + Mô hình công viên tuổi thơ + Mô hình an toàn giao thông * Câu hỏi: - Quan sát các con vật và đồ vật trong mô hình em thích những con vật nào? - Hãy mô tả đặc điểm của các con vật và đồ vật mà em thích: + Chúng có đặc . giáo viên sử dụng quá nhiều đồ dùng trực quan. * Nguyên nhân - Một số GV quá coi trọng số lượng đồ dùng trực quan khi dạy bài tập nặn và tạo dáng. - Một số. này là tìm ra sự khác biệt giữa việc sử dụng quá nhiều đồ dùng trực quan và sử dụng vừa đủ số lượng đồ dùng trực quan có ảnh hưởng như thế nào đến sự đa

Ngày đăng: 28/08/2013, 12:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

ảnh Mô hình - NCKH ƯD - SỬ DỤNG QUÁ NHIỀU ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN
nh Mô hình (Trang 5)
Bảng điểm kết quả kiểm tra: - NCKH ƯD - SỬ DỤNG QUÁ NHIỀU ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN
ng điểm kết quả kiểm tra: (Trang 6)
Như trong Bảng 1, giá trị trung bình điểm chênh lệch của nhóm nghiên cứu là 1,2 và nhóm đối chiếu là 0,7 như vậy chênh lệch điểm giữa hai nhóm là  0,54 nghiêng về phía nhóm tham gia thực nghiệm - NCKH ƯD - SỬ DỤNG QUÁ NHIỀU ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN
h ư trong Bảng 1, giá trị trung bình điểm chênh lệch của nhóm nghiên cứu là 1,2 và nhóm đối chiếu là 0,7 như vậy chênh lệch điểm giữa hai nhóm là 0,54 nghiêng về phía nhóm tham gia thực nghiệm (Trang 8)
ảnh Mô hình - NCKH ƯD - SỬ DỤNG QUÁ NHIỀU ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN
nh Mô hình (Trang 12)
2 Tạo ra sản phẩm nặn đa dạng về hình dáng, cấu trúc và đặc điểm của đối tượng    - NCKH ƯD - SỬ DỤNG QUÁ NHIỀU ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN
2 Tạo ra sản phẩm nặn đa dạng về hình dáng, cấu trúc và đặc điểm của đối tượng (Trang 13)
Phụ lục 4: Bảng tính số liệu Phép kiểm chứng t-test  - NCKH ƯD - SỬ DỤNG QUÁ NHIỀU ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN
h ụ lục 4: Bảng tính số liệu Phép kiểm chứng t-test (Trang 17)
2 Tạo ra sản phẩm nặn đa dạng về hình dáng, cấu trúc và đặc điểm của đối tượng    - NCKH ƯD - SỬ DỤNG QUÁ NHIỀU ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN
2 Tạo ra sản phẩm nặn đa dạng về hình dáng, cấu trúc và đặc điểm của đối tượng (Trang 19)
+ Mô hình công viên tuổi thơ - NCKH ƯD - SỬ DỤNG QUÁ NHIỀU ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN
h ình công viên tuổi thơ (Trang 21)
có hình dáng khác nhau khi   chúng   chuyển   động,  do   vậy   khi   tạo   ra   sản  phẩm   cấn   tạo   cho   sản  phẩm   sự   đa   dạng   và  phong phú về: hình dáng,  màu sắc, đặc điểm riêng - NCKH ƯD - SỬ DỤNG QUÁ NHIỀU ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN
c ó hình dáng khác nhau khi chúng chuyển động, do vậy khi tạo ra sản phẩm cấn tạo cho sản phẩm sự đa dạng và phong phú về: hình dáng, màu sắc, đặc điểm riêng (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w