1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác tuyển dụng cán bộ, công chức nhà nước của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

10 192 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 95 KB

Nội dung

Công tác tuyển dụng cán bộ công chức của nhà nước phải thực hiện theo các quy định của Luật pháp nhà nước, về nội dung, phương pháp, đối tượng…tuyển dụng đều được quy định cụ thể tại các

Trang 1

Thực trạng công tác tuyển dụng cán bộ, công chức nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện theo Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 và Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi năm 2003.

*

* *

Quản trị nguồn nhân lực là thiết kế các chính sách và thực hiện các lĩnh vực hoạt động nhằm làm cho con người đóng góp giá trị hữu hiệu nhất cho tổ chức, bao gồm các lĩnh vực như: hoạch định nguồn nhân lực, phân tích và thiết

kế công việc, tuyển mộ và lựa chọn; đào tạo và phát triển; đánh giá thành tích và thù lao; sức khoẻ và an toàn lao động

Sau khi học môn quản trị nguồn nhân lực, tôi lựa chọn đề tài về tuyển dụng để nghiên cứu và tìm hiểu sâu vì biết rằng một công việc chỉ tốt khi có người thực hiện công việc tốt, do vậy ban lãnh đạo của một tổ chức cần phải dành thời gian để tìm kiếm và tuyển dụng cán bộ phù hợp Để thực hiện tốt công việc này, cần thiết phải lập quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên Cần soạn thảo ra các chính sách về tuyển dụng và đào tạo cũng như thống nhất chính sách trước khi tiến hành tuyển dụng nhân viên mới Để xác định các kỹ năng và nhiệm vụ cần thiết, phải soạn thảo các bản mô tả công việc và tiến hành sàng lọc

và lựa chọn những ứng viên tốt nhất bằng các hình thức tuyển mộ hay tuyển dụng

Thực sự tuyển mộ hay tuyển dụng là cả một quá trình phức tạp mà trước

đó nhà quản trị phải phân tách công việc và hoạch định tài nguyên nhân sự một cách cụ thể Một khái niệm về quá trình tuyển mộ hay tuyển dụng được sử dụng

rộng rãi là “Tuyển mộ hay tuyển dụng là tiến trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn tìm việc làm” Việc tuyển

mộ hay tuyển dụng thường rất tốn kém, cho nên cấp quản trị cần phải bảo đảm rằng họ đang sử dụng các phương pháp và các nguồn nhân sự hữu hiệu nhất

Trang 2

Sau đây tôi đi sâu phân tích thực trạng công tác tuyển dụng cán bộ, công chức nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan nơi tôi làm việc Công tác tuyển dụng cán bộ công chức của nhà nước phải thực hiện theo các quy định của Luật pháp nhà nước, về nội dung, phương pháp, đối tượng…tuyển dụng đều được quy định cụ thể tại các văn bản hướng dẫn có liên quan Phạm vi nghiên cứu của bài viết này là việc tuyển dụng thực hiện theo Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 và Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi năm 2003, nghĩa là thực trạng công tác tuyển dụng của Cơ quan tôi từ năm 1998 đến năm 2009

Từ 01/01/2010, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 bắt đầu có hiệu lực; Chính phủ đã có Nghị định 24/2010/NĐ-CP, ngày 15/3/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức có hiệu lực từ 01/5/2010; việc tuyển dụng cán bộ công chức nhà nước sẽ có nhiều đổi mới theo hướng tốt hơn nhưng cho đến nay chưa có cơ quan cấp Bộ nào thực hiện việc tuyển dụng theo các quy định mới do còn thiếu các văn bản hướng dẫn của các Bộ có liên quan

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm

vi quản lý của Bộ Về cơ cấu tổ chức của Bộ bao gồm các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước (các Cục, Vụ) và các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ (các Viện, Trường, Trung tâm…) Việc tuyển dụng cán bộ, công chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ năm 1998-2009 phải thực hiện theo Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 và Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi năm 2003 và các văn bản hướng dẫn có liên quan

1 Thực trạng công tác tuyển dụng cán bộ, công chức

Trang 3

* Giai đoạn từ năm 1998 đến 2002 (thực hiện theo Pháp lệnh cán bộ,

công chức năm 1998): Nghị định 95/1998/NĐ-CP của Chính phủ quy định các

Bộ, ngành phải thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức để thực hiện tuyển dụng công chức cho các đơn vị Do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý rất nhiều đơn vị ở các vùng khác nhau, số lượng công chức lớn với nhiều ngạch khác nhau, khó có điều kiện để tiến hành tổ chức kỳ thi tuyển chung Thực tế, Bộ đã thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức của Bộ do một đồng chí Thứ trưởng làm Chủ tịch Hội đồng Theo nhu cầu bổ sung công chức,

Bộ thành lập các Ban coi thi, Ban chấm thi của từng đơn vị và có chế độ giám sát chặt chẽ từ khâu xác định nhu cầu tuyển dụng, thông báo công khai việc tuyển dụng, xét duyệt hồ sơ dự tuyển và tổ chức thi tuyển theo đúng quy định Tuy nhiên, các đơn vị ở vùng sâu, vùng xa rất khó có điều kiện tổ chức thi tuyển, do Nhà nước chưa có quy định xét tuyển

Trong 4 năm, Bộ đã tổ chức thành công 06 kỳ thi tuyển công chức, tuyển được 139 công chức khối hành chính; 72 kỳ thi tuyển công chức cho các đơn vị

sự nghiệp, tuyển dụng được 1.588 công chức các ngạch, trong đó: 695 ngạch nghiên cứu viên, 727 giảng viên và giáo viên trung học; 375 kỹ sư và kiểm dịch viên động thực vật; 55 công chức các ngạch về y tế

* Giai đoạn từ năm 2003 đến 2009 (thực hiện theo Pháp lệnh cán bộ,

công chức sửa đổi năm 2003): Giai đoạn này, Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa

đổi bổ sung năm 2003 đã quy định tách biệt công chức và viên chức trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý và có sự thay đổi về phương pháp tuyển dụng, tiếp nhận, điều động cán bộ, công chức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức và viên chức trong Bộ; thực hiện công khai, dân chủ, nghiêm túc trong công tác này Bước đầu thí điểm mô tả vị trí công việc của các công chức để thực hiện tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng công chức theo vị trí công việc

Trang 4

- Về tuyển dụng viên chức: Bộ yêu cầu đơn vị phải làm rõ nhu cầu tuyển

dụng khi đơn vị sự nghiệp có nhu cầu tuyển dụng viên chức Căn cứ vào biên chế đã giao, hiện trạng đội ngũ viên chức của đơn vị, yêu cầu nhiệm vụ của đơn

vị có tính đến hướng phát triển của đơn vị để rà soát, phê duyệt và tổ chức thực hiện Các đơn vị phải nêu số lượng, chuyên ngành đào tạo được tuyển, hình thức tổ chức tuyển dụng, đơn vị thành lập Hội đồng tuyển dụng, …và chuẩn bị

kỹ lưỡng kế hoạch, đề thi và đáp án, thông báo công khai nhu cầu tuyển dụng trước khi thi tuyển, xét tuyển; sau khi đơn vị tổ chức thi tuyển, báo cáo Bộ về hồ

sơ tuyển dụng để xem xét phê duyệt kết quả tuyển dụng Các đơn vị được chủ động tổ chức tuyển dụng nhưng có sự giám sát, hướng dẫn của Bộ

- Về tuyển dụng công chức: Hàng năm, Bộ tổ chức thi tuyển công chức

theo đúng quy định hiện hành, công tác tổ chức thi tuyển chu đáo, chặt chẽ, không để xảy ra sai sót Trên cơ sở quy định của Nghị định 117/2003/NĐ-CP,

Bộ ban hành văn bản số 4186/TCCB ngày 16/12/2003 về rà soát việc phân công nhiệm vụ, bố trí sử dụng công chức của các đơn vị, đồng thời xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức trên cơ sở nhu cầu bổ sung công chức theo vị trí công tác

Trước khi tổ chức thi tuyển, Bộ chỉ đạo các đơn vị đã tiến hành xác định nhu cầu tuyển dụng, thực hiện nhiều đợt rà soát để thống nhất, phê duyệt số lượng, trình độ, chuyên ngành cần thiết của các vị trí tuyển dụng Hội đồng thi của Bộ tổ chức thi 3 môn: Quản lý hành chính nhà nước; Ngoại ngữ và Tin học

- Tiếp nhận công chức: Các viên chức thuộc Bộ trước khi vào công chức

đều được Hội đồng tuyển dụng của đơn vị xem xét, kiểm tra nghiệp vụ, chuyên môn, sau đó Bộ điều biệt phái về đơn vị thử việc từ 3 – 6 tháng trước khi quyết định chính thức Từ năm 2006, việc tiếp nhận và điều động về đội ngũ công chức của Bộ được thực hiện theo qua kiểm tra, sát hạch theo nội dung Thông tư

số 74/2005/TT-BNV ngày 26/7/2006 của Bộ Nội vụ: thông báo công khai trên

Trang 5

báo, trên trang Web của Bộ về nhu cầu tuyển chọn công chức; thành lập các Ban kiểm tra sát hạch để tuyển chọn công chức theo đúng yêu cầu của công việc

Việc tổ chức tuyển dụng công chức trong thời kỳ này là công khai, nghiêm túc, không xảy ra các vi phạm, khiếu kiện Từng bước nâng cao được chất lượng tuyển dụng do tổ chức thi tuyển, tiếp nhận công chức theo tiêu chuẩn

cụ thể phù hợp với yêu cầu công việc

2 Các bước tuyển dụng nhân sự (Mô tả theo Lưu đồ sau)

Trách nhiệm

Mô tả/ Biểu mẫu

Trưởng các phòng,

bộ phận

Phòng/Bộ phận

Quản lý nhân sự

Lãnh đạo đơn vị

Lãnh đạo đơn vị

Hội đồng Tuyển

dụng

- Xét tuyển (với

CC, LĐHĐ)

- Xét duyệt Hồ

sơ (thi tuyển CC) Lãnh đạo đơn vị

(1)Lãnh đạo đơn vị

(2) Hội đồng Tuyển

dụng cơ sở

h i tu yể n C C

Xác định nhu cầu tuyển dụng

(2) Trình Hội đồng

tuyển dụng của Bộ

Lãnh đạo đơn vị duyệt

Phê duyệt

Trình Bộ

Lập kế hoạch tuyển dụng

Tổ chức thực hiện xét, thi tuyển

(1) Báo cáo Bộ KQ xét tuyển; ký HĐLĐ

Trang 6

Phòng/Bộ phận

Quản lý nhân sự

2.1 Xác định nhu cầu tuyển dụng: Trên cơ sở định hướng phát triển của

các đơn vị thuộc Bộ và hoạch định của Lãnh đạo Bộ, các phòng/ bộ phận trong các đơn vị thuộc Bộ xác định nhu cầu tuyển dụng của phòng/bộ phận của mình

và chuyển về phòng/bộ phận quản lý nhân sự Phòng Quản lý nhân sự lập kế hoạch tuyển dụng của đơn vị cơ sở tập hợp nhu cầu của các phòng/ bộ phận và trình Ban Lãnh đạo của đơn vị phê duyệt

2.2 Lập kế hoạch tuyển dụng: Theo yêu cầu công việc để tập hợp nhu cầu

tuyển dụng, lập kế hoạch tuyển dụng công chức, lao động hợp đồng

2.3 Lãnh đạo đơn vị phê duyệt kế hoạch tuyển dụng và tổ chức thực hiện

việc xét tuyển (với xét tuyển công chức), hoặc trình Bộ (với thi tuyển công chức)

2.4 Tổ chức thực hiện xét, thi tuyển:

- Đối với xét tuyển công chức: Sau khi được Trưởng đơn vị phê duyệt kế

hoạch, nhu cầu tuyển dụng, phòng/ bộ phận quản lý nhân sự có nhiệm vụ tổ chức thực hiện, bao gồm các bước: Thông báo yêu cầu tuyển dụng (gồm: Vị trí cần tuyển, số lượng; vị trí, nhiệm vụ; tiêu chuẩn; yêu cầu hồ sơ; thời gian ) → Tiếp nhận và phân loại hồ sơ → Thành lập Hội đồng xét tuyển → Tổ chức thi hoặc xét tuyển theo quy định→ Báo cáo Lãnh đạo phê duyệt kết quả→ Báo cáo

Bộ kết quả xét tuyển→ Ký kết hợp đồng thử việc (03 tháng)

Trường hợp đặc biệt, Trưởng các đơn vị thuộc Bộ chỉ định tuyển dụng chuyển đến Phòng/ bộ phận quản lý nhân sự thực hiện, không qua trình tự các bước trên

- Đối với thi tuyển công chức, công chức dự bị: Tổ chức Hội đồng tuyển dụng của đơn vị xét duyệt hồ sơ → Tập hợp Hồ sơ→ báo cáo Lãnh đạo đơn vị

Lưu hồ sơ

Trang 7

kết quả xét duyệt hồ sơ → Trình Hội đồng tuyển dụng của Bộ→ Tiếp nhận, phân công nhiệm vụ cho công chức mới được tuyển dụng→ hướng dẫn công chức dự bị, tập sự→ Đánh giá hiệu quả tuyển dụng (Đánh giá hiệu quả tuyển dụng được thực hiện trong đánh giá cán bộ, công chức hàng năm)

2.5 Lập hồ sơ theo dõi và quản lý cán bộ, công chức: Hồ sơ nhân sự của

cán bộ công chức được lưu giữ tại Phòng/bộ phận quản lý nhân sự của các đơn

vị thuộc Bộ và được cập nhật hàng năm

3 Những hạn chế và nguyên nhân của công tác tuyển dụng

* Những hạn chế trong công tác tuyển dụng:

- Quy định và hướng dẫn việc tuyển dụng công chức dự bị chưa sát thực Chưa có sự khác biệt trong điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển công chức và công chức dự bị

- Một số văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 95/1998/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức chưa kịp thời, nhiều trường hợp ban hành chậm - Cơ chế quản lý mới đối với công chức, công chức dự bị, viên chức vẫn đang trong trạng thái vừa làm, vừa nghiên cứu hoàn thiện nên các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa thống nhất và chưa đầy đủ nên công tác triển khai gặp khó khăn, tâm lý thận trọng vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, chờ văn bản hướng dẫn mới

- Việc phân định giữa công chức và viên chức còn là điều mới với nhiều người, áp lực thi vào công chức nặng nề hơn

- Việc quản lý nhà nước đối với viên chức chuyên ngành gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thực hiện được do không có cơ chế giám sát việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức của Bộ đối với địa phương và các ngành khác

Trang 8

- Hệ thống tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức chưa được thay đổi ngoài việc tách công chức và viên chức sự nghiệp, chưa có định hướng chung cho việc xây dựng bổ sung tiêu chuẩn chức danh nên khó xây dựng văn bản mới

về hướng dẫn nội dung, hình thức tuyển dụng, thi nâng ngạch viên chức chuyên ngành Tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức (ban hành theo QĐ số 414/TCCP-VC do Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ ban hành năm 1993) chưa

cụ thể, một số điểm không còn phù hợp Chưa có phương pháp xác định cơ cấu ngạch công chức, viên chức chuyên ngành

- Chưa quy định thống nhất mẫu hồ sơ tuyển dụng, chưa phân định giữa thi tuyển công chức và công chức dự bị Chưa có văn bản thống nhất quy định

về trình tự, thủ tục trong tiếp nhận, điều động, cán bộ, công chức giữa các Bộ, ngành và địa phương

- Có chế độ khuyến khích tuyển dụng người có học vị cao nhưng chưa có chế độ đối với những người đã trong biên chế tự học tập nâng cao trình độ

- Đổi mới cơ chế quản lý tuyển dụng, quản lý biên chế, nhưng thực tế Bộ Nội vụ chưa hướng dẫn, thống nhất các bước đi chung của các Bộ, ngành, đồng

bộ giữa tự chủ về tài chính và tự chủ biên chế, tuyển dụng

- Khó khăn về nguồn kinh phí cho công tác tuyển dụng công chức, viên chức Với quy định mức thu lệ phí thi như hiện nay, các đơn vị tổ chức thi tuyển không đủ kinh phí để tổ chức kỳ thi

* Nguyên nhân chủ yếu:

- Thiếu quy định tiêu chuẩn về kinh nghiệm công tác đối với người dự thi tuyển công chức

- Chưa có chế độ xếp bậc lương cao hơn đối với những người trúng tuyển

có đủ năng lực, trình độ và đã có kinh nghiệm công tác phù hợp với vị trí tuyển dụng

Trang 9

- Chưa có quy định thống nhất trình tự, thủ tục thuyên chuyển, điều động cán bộ công chức giữa các bộ, ngành, địa phương

4 Kết luận

Việc tuyển dụng cán bộ công chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện theo Pháp lệnh cán bộ công chức đã tạo bước chuyển cơ bản trong việc quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, đã đưa dần công tác quản lý nhân sự vào nề nếp và theo quy định, từ tuyển dụng, đánh giá, thi nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật, đề bạt đến đào tạo bồi dưỡng sát với tính chất công việc của cán bộ, công chức, viên chức, công khai và dân chủ hơn Bước đầu đã làm

rõ hơn về nhiệm vụ, trình độ, chuyên ngành và điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể của

vị trí công việc, làm cơ sở cho công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Việc bổ sung vào đội ngũ cán bộ, công chức theo phương pháp thi tuyển đã đảm bảo chọn được người có đủ tiêu chuẩn, trình độ của vị trí công tác, thực hiện được công khai, công bằng xã hội Tuy nhiên, trong công tác tuyển dụng còn nhiều hạn chế như nêu trên và để hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước ta đã xây dựng và công bố Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định 24/2010/NĐ-CP, ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức sẽ tạo những bước đột phá nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng cán bộ, công chức trong những năm tới

* Tài liệu tham khảo:

- Bài giảng môn Quản trị nguồn nhân lực – Chương trình Đào tạo Quản trị Doanh nghiệp Quốc tế GAMBA của trường Đại học GRIGGS

- Quản trị nhân sự- Nguyễn Hữu Thân, Nhà xuất bản Lao động xã hội năm 1998.

Trang 10

- Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Pháp lệnh cán bộ công chức từ năm 1998 đến năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày đăng: 03/04/2019, 09:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w