1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số bất cập trong các quy định của bộ luật dân sự về thừa kế theo di chúc

20 350 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 34,8 KB

Nội dung

Theo quy định này thì di chúc phải có các yếu tố sau: Đó là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải của bất cứ chủ thể nào khác Mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản là di

Trang 1

MỞ ĐẦU

Thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng có vị trí vô cùng quan trọng trong các chế định pháp luật, là hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ các quyền của công dân Chính vì vậy, thừa kế theo di chúc đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đuợc đối với đời sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng xã hội Mỗi nhà nuớc dù có các xu thế chính trị khác nhau, nhưng đều coi thừa kế là một quyền cơ bản của công dân và đuợc ghi nhận trong Hiến pháp Ở Việt Nam, Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 đuợc xem là kết quả cao của quá trình pháp điển hoá những quy định của pháp luật về thừa kế Nó kế thừa và phát triển những quy dịnh phù hợp với thực tiễn, không ngừng hoàn thiện dể bảo vệ quyền lợi của nguời thừa kế một cách có hiệu quả nhất Tuy nhiên thực tế đã cho thấy các tranh chấp về thừa kế nói chung và tranh chấp về thừa kế theo di chúc nói riêng có xu hướng ngày càng tăng với tính chất ngày càng phức tạp

Sự áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các cấp tòa án, sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế của các cá nhân là những yếu tố làm cho tranh chấp về thừa kế theo di chúc ngày một tăng đồng thời làm cho các vụ kiện tranh chấp về thừa kế

bị kéo dài, không dứt điểm Đó có thể là do sự phát triển mạnh mẽ từng ngày, từng giờ của đời sống kinh tế - xã hội của đất nuớc, nên pháp luật về thừa kế hiện hành vẫn chưa thể trù liệu hết những truờng hợp, tình huống xảy ra trên thực tế Nhưng mặt khác cũng có một phương diện đáng xem xét là một số quy định pháp luật về thừa kế vẫn còn nhiề bất cập như không phù hợp với thực tế, mang tính chung chung, mang tính chất khung, chưa chi tiết, chưa rõ ràng, lại chưa có văn bản huớng dẫn thi hành cho từng vấn dề cụ thể Vì vậy, dẫn đến nhiều quan điểm trái nguợc nhau, nên khi áp dụng vào thực tế sẽ xảy ra tình trạng không nhất quán trong cách hiểu cung nhu cách giải quyết Ðiều đó đã

Trang 2

xâm phạm quyền thừa kế của công dân, đôi khi còn gây bất ổn trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội

Chính vì những lý do đó em đã chọn đề tài “Một số bất cập trong các quy định của Bộ luật Dân sự về thừa kế theo di chúc”

NỘI DUNG

1 Một số khái niệm cơ bản

1.1 Khái niệm di chúc và thừa kế theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết Theo quy định này thì di chúc phải có các yếu tố sau:

Đó là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải của bất cứ chủ thể nào khác

Mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản là di sản của mình cho người khác

Chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết

Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của nguời lập di chúc, do đó di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của của giao dịch dân sự nói chung

và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng Vì vậy, một nguời muốn định đoạt tài sản của mình bằng di chúc cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật

về thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo di chúc là một trong hai hình thức thừa kế đuợc pháp luật quy

định Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của nguời đã chết cho những nguời còn sống theo quyết định của những nguời dó truớc khi chết đuợc thể hiện trong di chúc Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc là chỉ định người thừa kế (cá nhân, tổ chức) và phân định tài sản, quyền tài sản cho họ, giao cho họ nghĩa vụ tài sản…

Trang 3

1.2 Người lập di chúc

Người lập di chúc chỉ định một hoặc nhiều người trong di chúc và cho họ hưởng một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình Nếu trong di chúc có nhiều người thì việc phân chia di chúc cho mỗi người được hưởng bao nhiêu phụ thuộc vào ý chí của người có tài sản Người có tài sản thể hiện ý chí của mình nhưng ý chí đó có được thể hiện hay không phụ thuộc vào hình thức biểu lộ ý chí

Người lập di chúc là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi, có các quyền sau đây:

Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế

Người lập di chúc có quyền để lại di sản cho bất cư cá nhân hoặc tổ chức nào Người được nhận di sản có thể là cá nhân trong hay ngoài diện thừa kế theo quy định của pháp luật hoặc cũng có thể là Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội… Quyền định đoạt của người lập di chúc còn được thể hiện thông qua việc họ truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật mà không nhất thiết phải nêu lí do, người lập di chúc có thể chỉ định một hay nhiều người thừa kế theo luật không được hưởng di sản thừa kế của mình

Phân định di sản cho từng người thừa kế

Phân định di sản cho người thừa kế trong trường hợp có nhiều người cùng được thừa kế Người lập di chúc có quyền phân chia di sản cho mỗi người không nhất thiết phải ngang nhau và không cần phải nêu lí do Nếu không phân định di sản trong di chúc thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc

Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng

Trang 4

Di tặng là một phần tài sản mà người lập di chúc tặng cho người khác với một ý nghĩa kỉ niệm

Với ý nghĩa trên, giữa người lập di chúc và người được hưởng di sản có một quan hệ thân thiết nhất định Người có tài sản muốn giữ tình cảm tốt đẹp đó bằng cách tặng một món quà làm kỉ miệm Người được hưởng tài sản di tặng có quyền sở hữu đối với phần tài sản đó mà không phải gánh chịu nghĩa vụ của người chết để lại Trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán các nghĩa vụ thì phần tài sản di tặng được sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ còn lại của người chết

Nhà nước tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân, cho nên Pháp lệnh thừa kế trước đây và ngày nay Điều 670 BLDS đã quy định người lập di chúc

có quyền chỉ định người thừa kế thực hiện việc thờ cúng

Điều 670 BLDS quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:

“1 Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng

Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng

Trong trường hợp tất cả người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần

di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong

số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật

Trang 5

2 Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng”

Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản

Người lập di chúc có quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế hoặc giao nghĩa vụ cho một người mà không cho họ hưởng di sản, trong trường hợp này người được giao nghĩa vụ không bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ đó Còn trong trường hợp giao nghĩa vụ và cho hưởng di sản thì người được giao nghĩa

vụ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản được hưởng đó

Chỉ định người giữ di chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản

Bộ luật Dân sự quy định người lập di chúc có quyền chỉ định người giữ

di chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản Việc chỉ định người giữ di chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản hoàn toàn theo ý chí tự nguyện của người lập di chúc Người lập di chúc có thể cử một người vừa giữ

di chúc, đồng thời quản lí di sản và phân chia di sản Nhưng người lập di chúc vẫn có thể cử nhiều người, mỗi người làm một việc riêng

Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy di chúc

Sửa đổi di chúc là việc người lập di chúc có thể thay thế một phần quyết định cũ của mình với các phần trong di chúc trước đó Thông thường sự sửa đổi

di chúc đã lập được biểu hiện ở những mặt như: sửa đổi người được hưởng thừa

kế, sửa đổi quyền và nghĩa vụ cho người thừa kê, sửa đổi về câu chữ

Bổ sung di chúc là việc người lập di chúc thêm một phần vào nội dung của di chúc Cũng như việc sửa đổi di chúc, phần bổ sung cũng có thể không hợp pháp nếu như lúc bổ sung di chúc người đó không còn minh mẫn hoặc nội

Trang 6

dung của nó trái với pháp luật, đạo đức xã hội Nếu người lập di chúc mà bổ sung di chúc, mà phần bổ sung vẫn hợp pháp thì phần di chúc đã lập và phần bổ sung đều có hiệu lực pháp luật Tuy nhiên có những trường hợp phần di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn với nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật Trường hợp này được coi là sửa đổi di chúc

Thay thế di chúc là việc người để lại di sản lập di chúc khác thay thế cho

di chúc cũ vì họ cho rằng những quyết định của mình trong di chúc trước không còn phù hợp với ý chí của họ nữa Do đó, di chúc trước coi như không có, vì chính người lập di chúc hủy bỏ nếu như việc thay thế di chúc trong lúc họ vẫn còn minh mẫn sáng suốt Một người lập nhiều di chúc vào thời điểm khác nhau

mà nội dung của di chúc không phủ định lẫn nhau trong trường hợp này tất cả

di chúc đều có hiệu lực Ngược lại, nếu nội dung của các di chúc phủ định nhau thì coi đó là thay thế di chúc

Hủy bỏ di chúc là việc mà người để lại di chúc từ bỏ di chúc của mình bằng cách không công nhận di chúc của mình lập ra là có giá trị Trường hợp này được coi là không có di chúc Do vậy di sản thừa kế sẽ được giải quyết theo pháp luật Việc hủy bỏ di chúc có thể được thực hiện dưới các hình thức như: người lập di chúc tự tiêu hủy tất cả di chúc đã lập hay người lập di chúc lập một

di chúc khác tuyên bố hủy di chúc đã lập

1.3 Người thừa kế theo di chúc

Người nhận di sản thừa kế (người được chỉ định trong di chúc) là những người có quyền nhận di sản do người chết để lại theo sự định đoạt trong di chúc

Người thừa kế theo di chúc có thể là người trong hàng thừa kế, ngoài hàng thừa kế, hoặc cơ quan, tổ chức kể cả Nhà nước Tuy nhiên, người thừa kế

Trang 7

theo di chúc cũng cần phải có những điều kiện quy định ở Điều 635 BLDS Cụ thể là: Nếu người được chỉ định thừa kế là cá nhân thì người đó phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế, vì chỉ những người còn sống mới có năng lực pháp luật dân sự để hưởng quyền Tuy nhiên, người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết thì họ vẫn là người thừa kế theo di chúc của người để lại di sản Còn trong trường hợp người thừa kế là cơ quan, tổ chức thì cở quan, tổ chức phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

Người thừa kế có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản Nếu nhận di sản thì phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng với phần di sản mà mình đã nhận Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân

2 Một số bất cập trong các quy định của Bộ luật Dân sự về thừa kế theo di chúc

2.1 Bất cập và hướng hoàn thiện các quy định của Bộ luật Dân sự về người lập di chúc và quyền của người lập di chúc

2.1.1 Bất cập trong các quy định của Bộ luật Dân sự về người lập di chúc

và quyền của người lập di chúc

Những quy đinh của BLDS 2005 về người lập di chúc và quyền của người lập di chúc đã tương đối đầy đủ, rõ ràng Nhưng bên cạnh đó cũng có khồn ít những quy định còn bất cập, không cụ thể dẫn đến nhiều cách hiểu và

áp dụng khác nhau, gây khó khăn trong quá trình xét xử các vấn đề có liên quan

Theo quy định của BLDS 2005 thì di chúc chỉ được coi là hợp pháp khi người lập di chúc phải đáp ứng được một số yêu cầu về khả năng nhận thức, độ tuổi… Thế nhưng quy định của BLDS 2005 về năng lực hành vi dân sự của

Trang 8

người lập di chúc vẫn còn một số vướng mắc Điều 647 BLDS 2005 quy định người lập di chúc gồm:

“1 Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức hoặc làm chủ được hành vi của mình

2 Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”

Lập di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của một người nhằm chuyển tài sản của mình cho những người thừa kế Để di chúc có giá trị pháp lý thì người lập di chúc phải đáp ứng những yêu cầu về độ tuổi, nhận thức…Thế nhưng ở đây lại nảy sinh bất cập vì di chúc được xem là một giao dịch dân sự nên điều kiện để có hiệu lực của di chúc không những phải đáp ứng các yêu cầu tại Điều 647 BLDS 2005 mà còn phải thỏa mãn những yêu cầu của BLDS 2005

về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 122, đó là:

“1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện

2 Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”

Theo đó thì người đã thành niên có quyền lập di chúc (trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc những bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình), nhưng đối với trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Điều 23 BLDS 2005 thì pháp luật lại không quy định là người đó lập di chúc thì có cần sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật hay không Mặt khác, tại Khoản 1 Điều 23 BLDS 2005 quy định: “Người

Trang 9

nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.” còn Khoản 2 Điều 23 lại quy định: “ Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Tòa án quyết định Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành

vi dân sự pháp có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch phục vụ nhu cầu hàng ngày”

Thế nhưng tại Khoản 1 Điều 647 BLDS 2005 lại quy định cho những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Điều 23 BLDS 2005 có quyền lập

di chúc với tư cách như một người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự mà không cần đến người đại diện Trong khi đó tại Khoản 2 Điều 23 BLDS 2005 lại quy định một người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nhưng đã bị hạn chế theo quyết định của bản án có hiệu lực pháp luật, thì khi người đó xác lập giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trương hợp giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày Như vậy trường hợp di chúc

do người bị hạn chế năng lực dân sự lập mà không có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật thì có hiệu lực hay không, pháp luật vẫn chưa quy định rõ

Ngoài ra quy định về điều kiện lập di chúc của người từ đủ mười lăm đến dưới mười tám tuổi vẫn còn một số điểm chưa rõ như sau:

Về thời điểm mà cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý cho cá nhân ở độ tuổi này lập di chúc vẫn chưa xác định rõ về mặt thời gian là trước khi lập di chúc, sau khi lập di chúc hay lúc đang lập di chúc thì mới có giá trị pháp lý, hoặc cũng có thể cả ba thời điểm đều được

Về hình thức đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ cho việc lập di chúc cũng chưa được pháp luật quy định rõ Điều này sẽ dẫn đến nhiều cách

Trang 10

hiểu khác nhau như: cha, mẹ hoặc người giám hộ phải thể hiện sự đồng ý của mình thành văn bản hay chỉ cần ký tên, điểm chỉ…vào bản di chúc

Trong Điều 654 BLDS 2005 có quy định:

“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc trừ những người sau đây:

1 Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

2 Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

3 Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự”

Từ đây làm phát sinh ra một bất cập nữa đó là việc đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ khi ký tên vào di chúc để thể hiện sự đồng ý có bị xem là vi phạm những điều kiện về người làm chứng cho việc lập di chúc hay không? Và

di chúc đó có giá trị pháp lý không? Điều này cần được pháp luật xem xét lại

Di chúc thể hiện ý chí chủ quan của người có tài sản muốn để lại một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình sau khi chết cho ai đó Để đảm bảo tính khách quan của di chúc thì yêu cầu đối với người lập di chúc là tinh thần phải minh mẫn, còn việc người lập di chúc thể hiện bằng phương thức nào là do người lập di chúc lựa chọn Tuy nhiên Khoản 3 Điều 652 BLDS 2005 quy định người bị hạn chế về mặt thể chất khi lập di chúc phải có người làm chứng và phải đi công chứng chứng thực Khi đó sẽ có những trường hợp người bị ốm, sức khỏe yếu nhưng vẫn còn minh mẫn và tự mình lập di chúc viết tay nhưng không công chứng nhưng vẫn có chứng thực, thì di chúc này vẫn vô hiệu Từ đây, có thể thấy với quy định này thì dù người lập di chúc có thể hiện ý chí của mình một cách khách quan thì ý chí của họ thể hiện trong di chúc cũng không được xem là hợp pháp, điều này thật sự là chợp lý khi quyền định đoạt tài sản của họ trong tình trạng minh mẫn lại không được pháp luật thừa nhận Mặt khác, quy định này lại mâu thuẫn với Điều 655 BLDS: di chúc bằng văn bản

Ngày đăng: 27/03/2019, 13:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w