1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thừa kế theo di chúc trong quy định của bộ luật dân sự năm 2005 (BTL 8 điểm)

21 282 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 117,5 KB

Nội dung

Tuy vậy, nếu không hiểu rõ những quy định của pháp luật về thừa kếtheo di chúc để nhận thức được quyền định đoạt tài sản của mình chỉ đượcthực hiện trong phạm vi nào, khi lập di chúc cần

Trang 1

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU

B NỘI DUNG

I Một số khái niệm về thừa kế.

II Khái niệm di chúc và thừa kế theo di chúc.

3 Người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

4 Di sản không có người thừa kế thuộc nhà nước

IV Di sản thừa kế

1 Tài sản riêng của người chết

2 Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác

Trang 2

1 Điều kiện về chủ thể

2 Điều kiện về nội dung của di chúc

3 Điều kiện về hình thức của di chúc

VII Thời điểm có hiệu lực của di chúc, thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

1 Thời điểm có hiệu lực của di chúc

2 Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

C KẾT BÀI

Trang 3

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Các tranh chấp về thừa kế nói chung và tranh chấp về thừa kế theo dichúc nói riêng có xu hướng ngày càng tăng trong thực tế với tính chất ngàycàng phức tạp Sự áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các cấp tòa án,

sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế của các cá nhân là những yếu tố làm chotranh chấp về thừa kế theo di chúc ngày một tăng đồng thời làm cho các vụkiện tranh chấp về thừa kế bị kéo dài, không dứt điểm Hơn nữa, khi đờisống vật chất của con người càng cao, người ta càng nghĩ đến việc định đoạttài sản như thế nào trước khi chết thông qua việc lập di chóc

Tuy vậy, nếu không hiểu rõ những quy định của pháp luật về thừa kếtheo di chúc để nhận thức được quyền định đoạt tài sản của mình chỉ đượcthực hiện trong phạm vi nào, khi lập di chúc cần phải tuân thủ những điềukiện gì thì việc để lại thừa kế theo di chúc của họ lại là nguyên nhân làmbùng phát tranh chấp giữa những người thừa kế của họ về sau này Việc địnhđoạt tài sản của người lập di chúc không đúng phạm vi luật định có thể cònlàm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của một số người khác dẫn đến nhữngtranh chấp như đã và đang xảy ra trong thực tế là một trong những nguyênnhân làm tổn hại đến truyền thống đạo đức đã có từ lâu đời của dân tộc

Em xin được phép chọn đề bài số 15 với nội dung “Thừa kế theo di

chúc trong quy định của Bộ luật dân sự năm 2005”

Bài làm còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô góp ý, bổ sung để nhómhoàn thiện bài tập này cũng như trong những bài tập tiếp theo!

B NỘI DUNG

I Một số khái niệm về thừa kế.

Dưới khía cạnh xã hội: việc người chết để lại tài sản cho người còn

sống lo cuộc sống và nối tiếp thế hệ sau là một quy luật tồn tại từ bao đờinày, vì vậy việc pháp luật cụ thể hóa thừa kế thành một chương trong BLDS

là phù hợp với đời sống xã hội

Trang 4

Dưới khía cạnh kinh tế: Thừa kế có mầm mống và xuất hiện ngay

trong thời kỳ sơ khai của xã hội, xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu vìthế thừa kế là một phạm trù kinh tế tồn tại ở bất kỳ xã hội nào kể cả khi xãhội chưa có nhà nước và pháp luật

Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự: trong đó các chủthể có những quyền và nghĩa vụ nhất định Trong quan hệ này, người có tàisản, trước khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác.Những người có quyền nhận di sản họ có thể nhận hoặc không nhận di sản(trừ trường hợp pháp luật có quy định khác)

Thừa kế dưới góc độ là một chế định pháp luật dân sự: là tổng hợp

các quy phạm pháp luật, điều chỉnh về việc chuyển dịch tài sản của ngườichết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định đồng thờiquy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền vànghĩa vụ của người thừa kế

II Khái niệm di chúc và thừa kế theo di chúc.

1 Khái niệm di chúc

Theo Điều 646 BLDS 2005 quy định: “di chúc là sự thể hiện ý chí

của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết ”

- Di chúc là một hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc,

do đó phải tuân thủ các điều kiện của giao dịch dân sự nói chung và điều

Trang 5

2 Thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo di chúc là một trong hai hình thức thừa kế được phápluật quy định Được hiểu là việc chuyển giao tài sản theo ý chí của người đểlại di sản thừa kế Nội dung cơ bản của hành vi này là xác định rõ ngườithừa kế, các điều kiện và phân chia di sản Trong trường hợp cụ thể, quyềnđịnh đoạt của người lập di chúc được pháp luật thừa nhận toàn bộ, nhưngtrong một số trường hợp khác thì quyền tự định đoạt của người lập di chúclại bị hạn chế

Di chúc là giao dịch dân sự một bên, do vậy di chúc cũng cần thỏamãn các điều kiện có hiệu lực của di chúc Bộ luật dân sự năm 2005 đượcthông qua kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VI là cơ sở pháp lí vững chắc trongviệc quy định về thừa kế nói chung và các điều kiện có hiệu lực của thừa kếtheo di chúc nói riêng

III Chủ thể của quan hệ thừa kế theo di chúc

b Độ tuổi của người lập di chúc và năng lực hành vi

Theo quy định tại Điều 647 BLDS, của người lập di chúc phải thỏamãn các điều kiện sau đây (khoản 1)

“Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó

bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý (Khoản 2)”.

Trang 6

Quy định trên đã làm sáng tỏ một số điều kiện và cũng là căn cứ đểxác định chủ thể lập di chúc Nhìn chung, chủ thể lập di chúc là người địnhđoạt tài sản của mình thông qua hành vi pháp lý đơn phương của họ Vì vậyđiều kiện về độ tuổi và năng lực hành vi trí tuệ của cá nhân người lập dichúc là điều kiện tiên quyết trong việc xác định di chúc có giá trị pháp lý haykhông có giá trị pháp lý Một di chúc hợp pháp phải thỏa mãi không nhữngcác điều kiện theo quy định tại Điều 652, mà còn phải thỏa mãn các điềukiện của giao dịch dân sự quy định tại Điều 122 BLDS.

b, Quyền của người lập di chúc Người lập di chúc là cá nhân có các quyền sau đây:

Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa

di chúc có thể truất quyền hưởng di sản thừa kể của mình đối với một haynhiều người

Phân định phần di sản cho từng người thừa kế (khoản 2 điều 648)

Trong trường hợp có nhiều người căng được thừa kế, người lập dichúc có quyền phân chia di sản cho mỗi người không nhất thiết là phảingang nhau và cũng không phải nêu lí do Nếu không phân định di sản trong

di chúc thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong dichúc

Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng

(khoản 3 điều 648)

Giao nghĩa vụ cho người thừa kế (khoản 4 điều 648)

Trang 7

Đây là điểm mới của BLDS 2005 so với BLDS 1995 Quyền củangười lập di chúc không bị bó hẹp trong quyền giao nghĩa vụ cho người thừa

kế trong phạm vi di sản nữa, mà người lập di chúc có thể giao nghĩa vụ nhưchăm sóc ông bà, bố mẹ…hoặc có thể thanh toán nghĩa vụ về tài sản chomình vượt quá phần tài sản có của người lập di chúc để lại và được ngườithừa kế đồng ý

Trong trường hợp người lập di chúc giao nghĩa vụ cho một người màkhông cho họ hưởng di sản thì không bắt buộc người được giao nghĩa vụphải thực hiện nghĩa vụ đó

Chỉ định người giữ di chúc, người quản lí di sản, người phân chia

di sản (khoản 5 điều 648)

Người lập di chúc có quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lí

di sản, người phân chia di sản Việc chỉ định hoàn toàn theo ý chí tự nguyệncủa người lập di chúc Tuy nhiên việc thực hiện hay không tùy thuộc vào ýchí chủ quan của người được chỉ định Đây không phải là nghĩa vụ pháp lí

mà nó là biểu hiện tinh thần tự nguyện, giúp đỡ người khác

Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc (điều 662)

+ Sửa đổi di chúc : là việc người lập di chúc thay thế một phần quyếtđịnh cũ của mình đối với các phần trong bản di chúc đã lập trước đó

+ Bổ sung di chúc: Người lập di chúc có quyền bổ sung vào nội dungcủa di chúc những quyết định mới của mình như việc thêm người thừa kế,người giữ di chúc, người quản lí di sản…

+ Thay thế di chúc: Là việc người để lại di sản lập di chúc khác thaythế cho di chúc cũ vì họ cho rằng những quyết định trong di chúc cũ khôngcòn phù hợp với ý chí của họ nữa

+ Hủy bỏ di chúc: Là việc người để lại thừa kế từ bỏ di chúc của mìnhbằng cách không công nhận di chúc do mình lập ra là có giá trị Trongtrường hợp này được coi là không có di chúc

Trang 8

Việc hủy bỏ di chúc có thể được thực hiện dưới 2 hình thức đó là:Người lập di chúc tự tiêu hủy tất cả di chúc đã lập và người lập di chúc lậpmột di chúc khác tuyên bố hủy di chúc đã lập.

2 Người thừa kế

Theo quy định tại điều 635 – BLDS 2005 cho thấy người thừa kế theo

di chúc có thể là cá nhân hay tổ chức , cơ quan , nhà nước

Người nhận di sản thừa kế là những người có quyền nhận di sản dongười chết để lại theo sự định đoạt trong di chúc, phải đảm bảo những điềukiện sau đây :

Đối với cá nhân :

Thứ nhất, cá nhân đó phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa

kế

Thứ hai, nếu là thai nhi sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kếthì phải thành thai trước khi người để lại di sản chết

Thứ ba, người thừa kế không thuộc trường hợp “ không được hưởng

quyền di sản” theo khoản 1 điều 643 BLDS 2005

Đối với “người’’ thừa kế là cơ quan , tổ chức :

Điều kiện bắt buộc là cơ quan , tổ chức đó phải tồn tại vào thời điểm

mở thừa kế

Trong trường hợp cơ quan , tổ chức được người để lại di sản chỉ địnhtrong di chúc là người thừa kế mà không tồn tại vào thời điểm mở thừa kếthì sẽ không được hưởng di sản

Từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ sauđây :

Quyền của người thừa kế ( điều 642 BLDS 2005 ):

+ Có quyền nhận di sản thừa kế

Trang 9

+ Có quyền từ chối nhận di sản , trừ trường hợp việc từ chối này nhằm

để trốn tránh nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác

Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản , người từ chốiphải báo cho những người thừa kế khác , người được giao nhiệm vụ phânchia tài sản Công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân xã, phường , thịtrấn nơi mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản Người thừa kế có nghĩa vụliên quan đến di sản thừa kế ( bảo quản , sửa chữa ) và các nghĩa vụ khác ,cho nên pháp luật quy định thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng kể từngày mở thừa kế Sau 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế , nếu không từ chốinhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế

Nghĩa vụ của người thừa kế ( điều 637 BLDS 2005 ) :

Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sảntrong phạm vi di sản do người chết để lại , trừ trường hợp có thỏa thuậnkhác

Việc thực hiện những nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại đượctiến hành như sau:

Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do ngườichết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của nhữngngười thừa kế

Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiệnnghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phầntài sản mà mình đã nhận , trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Trong trường hợp Nhà nước , cơ quan , tổ chức hưởng di sản theo dichúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như ngườithừa kế là cá nhân

3 Người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Điều 669 BLDS 2005 quy định: “Những người sau đây vẫn được

hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp

Trang 10

luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng

Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.”

Nội dung của quy định này được hiểu là: Xét về nguyên tắc thì ngườihưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc sẽ không được hưởngmột phần di sản nào Nhưng pháp luật cho phép họ hưởng hai phần ba củamột suất mà đáng lẽ ra họ được hưởng trong điều kiện bình thường Mộtsuất thừa kế ở đây được tính bằng tổng di sản chia cho số người ở hàng thừa

kế thứ nhất Căn cứ vào đó để xác định hai phần ba của một suất thừa kếtheo pháp luật

Quy định này bảo vệ quyền được hưởng thừa kế của một số đối tượngtrước những quyết định bất lợi của người để lại di sản đối với họ Tuy nhiên

nó lại nằm ngoài dự định của người để lại di sản và ảnh hưởng đến quyền lợicủa những người thừa kế khác

4 Di sản không có người thừa kế thuộc nhà nước

Có hai trường hợp để Nhà nước đứng ra nhận di sản thừa kế của một

cá nhân:

TH1: Người có tài sản lập di chúc để lại di sản cho Nhà nước

Trong trường hợp này, Nhà nước chính là người thừa kế theo di chúc TH2: Di sản không có người nhận thừa kế Điều 644 BLDS 2005: Tàisản không có người nhận thuộc Nhà nước “Trong trường hợp không cóngười thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyềnhưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiệnnghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước”

Trang 11

Theo quy định này thì di sản đó sẽ thuộc sở hữu toàn dân Nhà nước làđại diện chủ sở hữu đối với phần di sản đó Điều luật cũng xác định rõ ràngtrách nhiệm của cơ quan Nhà nước khi nhận di sản không người thừa kế:phải thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại.

IV Di sản thừa kế

Dưới góc độ của khoa học luật Dân sự có thể hiểu di sản thừa kế làtoàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chết để lại, là đốitượng của quan hệ pháp luật liên quan đến việc dịch chuyển tài sản củangười đó sang cho những người hưởng thừa kế được nhà nước thừa nhận vàbảo đảm thực hiện

Theo Điều 634 BLDS 2005: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người

chết, phần tài sản của người chết trong phần tài sản chung với người khác”

Các quyền về tài sản mà người chết để lại: Quyền tài sản là quyền trịgiá được bằng tiền Các quyền này thường phát sinh từ các giao dịch dân sự

mà khi còn sống người để lại di sản tham gia Ví dụ: quyền yêu cầu bồithường thiệt hại đối với bên vi phạm hợp đồng, quyền đòi bồi thường thiệthại do gây thiệt hại, quyền được hưởng các lợi ích phát sinh từ quyền tácgiả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền sử dụng đất cũng được xác định là disản thừa kế Tuy nhiên những quyền tài sản trong tương lai nhưng lại gắnliền với nhân thân người chết không phải là di sản Ví dụ: tiền lương hưu,tiền trợ cấp thương tật, tiền cấp dưỡng…

1 Tài sản riêng của người chết

Tài sản riêng của người chết được hiểu là tài sản thuộc quyền sở hữucủa riêng người để lại di sản, người để lại di sản có toàn quyền trong việcchiếm hữu, sử dụng, định đoạt những tài sản đó mà không chịu sự chi phốihay sự ràng buộc nào với chủ thể khác

Trong quan hệ vợ chồng, tài sản riêng của vợ , chồng bao gồm: tài sản

mà mỗi người có trước thời kì kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng

Trang 12

cho riêng trong thời kì hôn nhân, tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trongthời kì hôn nhân, đồ dùng, tư trang cá nhân

2 Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác

a) Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung hợp nhất

Tại Khoản 1 Điều 217 BLDS 2005: “Sở hữu chung hợp nhất là sở

hữu chung mà trong đó phần sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung”

Theo Điều 27 Luật Hồn nhân và Gia đình 2000, tài sản chung của vợchồng là tài sản chung hợp nhất, bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thunhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợppháp khác của vợ chồng trong thời kì hôn nhân; tài sản mà vợ chồng đượcthừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồngthỏa thuận là tài sản chung

Trong trường hợp gia đình có con trưởng thành có thu nhập theo nghềnghiệp, được tặng cho hoặc được thừa kế và có đóng góp công sức, tiền củavào việc duy trì, phát triển khối tài san chung của gia đình thì họ cũng cóquyền sở hữu đối với tài sản chung của gia đình Khi người này chết đi, phầntài sản của họ trong khối tài sản chung với gia đình là di sản thừa kế của họ

b) Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung theo phầnKhoản 1 Điều 216 BLDS 2005: “Sở hữu chung theo phần là sở hữuchung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác địnhđối với tài sản chung” Khi một trong các đồng chủ sở hữu chết thì phần tàisản thuộc sở hữu của người đó trong khối tài sản chung (cộng với hoa lợi,lợi tức nếu có) sẽ là di sản thừa kế của người này

3 Di sản dành cho việc thờ cúng

Điều này được quy định taị điều 670 BLDS 2005, chúng ta thấy trongtrường hợp người lập di chúc có để lại phần di sản dựng vào việc thờ cúng

Ngày đăng: 21/03/2019, 15:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w