Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về thừa kế theo di chúc, nhưng việc hiểu, áp dụng những quy định đó trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp về thừa kế theo di chúc còn có bất cập.. T
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN VĂN TỊNH
THỪA KẾ THEO DI CHÚC THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2005
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN VĂN TỊNH
THỪA KẾ THEO DI CHÚC THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2005
Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số : 60 38 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phùng Trung Tập
HÀ NỘI - 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Văn Tịnh
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Chương 1: KHÁI NIỆM THỪA KẾ THEO DI CHÚC, ĐẶC ĐIỂM
6
1.1 Khái niệm thừa kế, quyền thừa kế và thừa kế theo di chúc 6
Chương 2: THỪA KẾ THEO DI CHÚC THEO QUY ĐỊNH CỦA
16
2.1 Các điều kiện có hiệu lực của di chúc 16
2.1.2 Quyền tự định đoạt ý chí của người lập di chúc (ý chí của
người lập di chúc)
18
2.2 Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc và hiệu lực của
di chúc
34
2.2.1 Sửa đổi, bổ sung, thay thế và hủy bỏ di chúc 34
2.3 Di chúc chung của vợ, chồng và hiệu lực di chúc chung của
vợ, chồng
43
Trang 52.3.1 Di chúc chung của vợ, chồng 43 2.3.2 Hiệu lực di chúc chung của vợ, chồng 48 2.3 Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 51
Chương 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THỪA
KẾ THEO DI CHÚC VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO
DI CHÚC
58
3.1 Thực trạng giải quyết những tranh chấp về thừa kế theo di
chúc tại Tòa án nhân dân
58
3.2 Thực trạng pháp luật quy định về các điều kiện có hiệu lực
của di chúc
73
3.2 Một số kiến nghị về hoàn thiện những quy định pháp luật về
các điều kiện có hiệu lực của di chúc
79
3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện về chủ thể lập di chúc 79 3.2.2 Kiến nghị hoàn thiện về việc hủy bỏ di chúc 79 3.2.3 Kiến nghị hoàn thiện về di chúc miệng 80 3.2.4 Kiến nghị hoàn thiện về di chúc chung của vợ chồng 80
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thừa kế là một quan hệ pháp luật phổ biến trong đời sống xã hội Trong giai đoạn hiện nay khi số lượng và giá trị tài sản của cá nhân ngày càng
đa dạng, phong phú thì vấn đề thừa kế di sản cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp về thừa kế Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về thừa kế theo di chúc, nhưng việc hiểu, áp dụng những quy định đó trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp về thừa kế theo di chúc còn có bất cập Nguyên nhân của tình trạng nêu trên là do pháp luật quy định chưa rõ ràng, còn thiếu những văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, còn có nhiều vấn đề có sự nhận thức khác nhau liên quan đến cách hiểu, áp dụng điều luật… Có những vấn đề pháp luật quy định chưa rõ và có nhiều cách hiểu khác nhau như: Di chúc thế nào là hợp pháp? Di chúc phải đáp ứng những điều kiện gì? Trường hợp nào thì một người không được làm chứng cho việc lập di chúc? Trường hợp nào thì không được viết hộ di chúc…Đặc biệt, trong giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại Tòa án nhân dân thì việc nhận thức, áp dụng pháp luật của các Thẩm phán khi xét xử các vụ án có sự khác nhau Có những vụ việc phải giải quyết đi, giải quyết lại nhiều lần, tốn kém tiền của, công sức… của Tòa án và gây hoài nghi trong nhân dân
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Thừa kế theo di chúc theo Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005" làm luận án Thạc sĩ là yêu cầu cấp thiết, có tính
lý luận và có giá trị thực tiễn sâu sắc
2 Tình hình nghiên cứu luận văn
Thừa kế theo di chúc là một hình thức thừa kế được quy định qua các thời kỳ phát triển lập pháp ở Việt Nam Nghiên cứu về thừa kế theo di chúc ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay không ít, các công trình này được thực hiện dưới dạng khóa luận, luận văn, luận án Tuy nhiên, nghiên cứu về thừa
Trang 7kế theo di chúc được thực hiện tại các thời điểm khác nhau và cách xa nhau
kể từ trước khi có Pháp lệnh thừa kế ngày 30 tháng 8 năm 1990, là dựa theo các Thông tư của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, như Thông tư
số 81-TANDTC ngày 24 tháng 7 năm 1981, hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế Kế sau đó là Pháp lệnh thừa kế, Bộ luật Dân sự năm
1995, Bộ luật Dân sự hiện hành năm 2005 Vì vậy, các công trình nghiên cứu
về thừa kế theo di chúc có các nội dung tương ứng với quy định của pháp luật tại các thời kỳ khác nhau là rất khác nhau Trước khi Bộ luật Dân sự năm
2005 được ban hành, có một số khóa luận của sinh viên và luận văn thạc sĩ viết về thừa kế theo di chúc như: Nguyễn Mạnh Hùng với đề tài: "Thừa kế
theo di chúc ở Việt Nam hiện nay; Vũ Hải Yến với đề tài: "Một số vấn đề cơ
bản về di chúc" và một số công trình nghiên cứu về thừa kế nói chung như:
Nguyễn Minh Tuấn với luận văn thạc sĩ với đề tài: "Những quy định chung về
thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam"; Phùng Trung Tập với luận án tiến sĩ
với đề tài: "Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến
nay"; Phạm Văn Tuyết với đề tài: "Thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam" Những công trình này nghiên cứu về thừa kế rộng
hơn, mà không tập trung nghiên cứu sâu về thừa kế theo di chúc nói riêng
Nguyễn Hồng Nam với đề tài luận văn thạc sĩ: "Các điều kiện có hiệu
lực của di chúc" Phân tích các điều kiện có hiệu lực của di chúc, mà không
nghiên cứ thừa kế theo di chúc nói chung Như vậy, kể từ khi Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực pháp luật (2006), chưa có một công trình khoa học nào
Trang 8chúc được quy định trong Bộ luật Dân sự của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 (có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2006) Qua đó, tác giả so sánh, đối chiếu với những quy định pháp luật trước khi Bộ luật Dân sự năm 2005 được ban hành để làm nổi bật tính hiện đại của những quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc trong Bộ luật Dân sự năm 2005 Đồng thời, đề tài cũng có sự so sánh (ở diện hẹp) về thừa kế theo di chúc ở các nước như Nhật Bản, Cộng hòa Pháp với Việt Nam để làm nổi bật những nét đặc thù và tính hiện đại của pháp luật Việt Nam quy định về thừa kế theo di chúc Đồng thời luận văn cũng nêu rõ những bất cập, những vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung
Bộ luật Dân sự liên quan đến thừa kế theo di chúc
4 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về thừa kế theo di chúc theo quy định của pháp luật ở Việt Nam
- Luận văn tập trung nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, hiệu quả điều chỉnh của những quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc Luận văn tìm
ra những điểm phù hợp với đời sống xã hội và những điểm cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định về thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự
- Qua nghiên cứu, tác giả luận văn có những kiến nghị nhằm hoàn thiện một bước những quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc, giúp các nhà lập pháp bổ sung những quy định còn thiếu về thừa kế theo di chúc để đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của xã hội trong quan hệ thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng
5 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, luận văn sử dụng phương pháp luận
Trang 9của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Bên cạnh đó, những phương pháp khoa học khác như: So sánh, phân tích, tổng hợp, thống
kê cũng được sử dụng để giải quyết những vấn đề mà đề tài đã đặt ra
Một số vụ án giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc cũng được
sử dụng có chọn lọc để bình luận và các số liệu thống kê của ngành Tòa án nhân dân cũng được tham khảo để việc nghiên cứu được toàn diện và sâu sắc hơn
6 Kết quả đạt được và những điểm mới của luận văn
- Luận văn phân tích có hệ thống những quy định pháp luật về thừa kế
theo di chúc Qua nghiên cứu, luận văn chỉ ra những quy định phù hợp với quan hệ thừa kế theo di chúc và những điểm còn bất cập về thừa kế theo di chúc trong Bộ luật Dân sự năm 2005
- Kết quả nghiên cứu đề tài, tác giả đã có những điểm mới sau đây: + Luận văn hệ thống hóa được những quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc ở Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành, là cơ sở để nghiên cứu toàn diện và hệ thống những quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005
+ Luận văn chỉ ra những hạn chế, những vấn đề còn thiếu của những quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc trong Bộ luật Dân sự năm 2005, phân tích những quy định về thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, qua đó có những kiến nghị khoa học nhằm hoàn thiện
Trang 107 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái niệm thừa kế theo di chúc, đặc điểm và điều kiện có
hiệu lực của di chúc
Chương 2: Thừa kế theo di chúc theo quy định của pháp luật hiện
hành và những bất cập
Chương 3: Thực trạng giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc và
những giải pháp hoàn thiện pháp luật quy định về thừa kế theo di chúc
Trang 11DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ph Ăngghen (1961), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của
nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội
2 Trần Hữu Biền và Đinh Văn Thanh (1995), Hỏi đáp về pháp luật thừa kế,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội
3 Bộ Tài chính (2004), Hệ thống văn bản pháp luật mới về đất đai, nhà ở và
thuế nhà đất, Nxb Tài chính, Hà Nội
4 Bộ Tư pháp (2014), Dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005, Hà Nội
5 Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch Chính
phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định sửa đổi, bổ sung một số quy lệ và chế định trong dân luật
6 Chính phủ (2005), Báo cáo số 165/CP-NN ngày 21/11/2005 trình Quốc
hội kết quả kiểm tra thi hành Luật Đất đai, Hà Nội
7 Đỗ Văn Đại (2009), Luật thừa kế Việt Nam, bản án và bình luận bản án,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
8 Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dân sự
Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh
9 Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về thừa kế trong Luật Dân
sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh
10 Hội đồng Nhà nước (1990), Pháp lệnh Thừa kế, Hà Nội
11 Trần Thị Huệ (2011), Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam-
những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội
Trang 1216 Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội
17 Quốc hội (1986), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội
18 Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội
19 Quốc hội (1993), Luật Đất đai, Hà Nội
20 Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội
21 Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội
22 Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội
23 Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội
24 Quốc hội (2005), Luật nhà ở, Hà Nội
25 Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội
26 Quốc hội (2013), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội
27 Quốc hội (2014), Luật Đất đai, Hà Nội
28 Phùng Trung Tập (2004), Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam
từ 1945 đến nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội
29 Phùng Trung Tập (2008), Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội
(Tái bản năm 2010)
30 Tòa án nhân dân tối cao (1968), Thông tư số 594-NCPL ngày 27/8/1968
hướng dẫn giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế, Hà Nội
31 Tòa án nhân dân tối cao (1981), Thông tư số 81-TANDTC ngày 24/7/1981
hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế, Hà Nội
32 Tòa án nhân dân tối cao (1990), Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990
hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế, Hà Nội
33 Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình lý luận chung về Nhà
nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội
34 Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật dân sự, Tập 1,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội
35 Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật dân sự, Tập 2,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội
Trang 1336 Nguyễn Minh Tuấn (2007), Cơ sở lý luận và thực tiễn của những qui định
chung về thừa kế trong Bộ luật Dân sự, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội
37 Nguyễn Minh Tuấn (2009), Pháp luật thừa kế của Việt Nam - Những vấn
đề lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội
38 Đinh Trung Tụng (Chủ biên) (2005), Bình luận những nội dung mới của
Bộ luật Dân sự 2005, Nxb Tư pháp, Hà Nội
39 Phạm Văn Tuyết (2004), Thừa kế theo di chúc trong qui định của Bộ luật
Dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội
40 Phạm Văn Tuyết (2010), Thừa kế - quy định của pháp luật và thực tiễn áp
dụng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
41 Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ
điển bách khoa và Nxb Tư pháp, Hà Nội