1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chế định thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam

29 278 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 387 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ  CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM Tiểu luận cuối kì ( Môn học: Pháp luật đại cương ) Buổi: SÁNG THỨ 7 Tiết: 34 Nhóm thực hiện: NHÓM PLKH HỌC KÌ 1 Năm học: 2016 GVHD: THẦY NGUYỄN MINH THU TP Hồ Chí Minh 14122016 Họ tên sinh viên thực hiện đề tài 1. Nguyễn Hoài Phong (NT) – 16142178 01686749683 2. Nguyễn Hoàng Long – 16142139 01695048829 3.Trần Ngọc Vũ Kha – 16142127 0966890823 4. Đinh Mạnh Hùng – 16141037 01203366429 Giảng viên hướng dẫn: THẦY NGUYỄN MINH THU ĐIỂM NHẦN XÉT CỦA GV Giáo viên kí tên MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU………………………………………………………………1 1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………………….1 2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………….........2 3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………....3 4. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………………...3 PHẦN 2: NỘI DUNG………………………………….………………………...4 CHƯƠNG 1: CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM I. Các khái niệm 1. Khái niệm thừa kế………………………………………………….……………………....4 2. Khái niệm quyền thừa kế…………………………………………………………...……..4 3. Khái niệm quyền sở hữu cá nhân………………………………………………..……….4 II. Một số quy định về thừa kế 1. Người để lại di sản thừa kế…………………………………………………….….……...5 2. Di sản thừa kế………………………………………………………………….…………..5 3. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế 3.1 Thời điểm mở thừa kế………………………………………….……..………….…...5 3.2 Địa điểm mở thừa kế……………………………………………….……..…….…….5 4. Người thừa kế, người quản lí di sản 4.1 Người thừa kế di sản…………………………………………….……………….…..6 4.2 Người quản lí di sản…………………………..…………………….…………….….6 5. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế…………………………………….……….……….……6 6. Các hình thức thừa kế 6.1 Thừa kế theo di chúc…………………………………………….…….……………..6 6.2 Thừa kế theo pháp luật………….………………………………….……………….14 6.3 Thanh toán và phân chia tài sản……………………………….………………….16 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1. Nhu cầu hoàn thiện những quy định chung về thừa kế………………………………....18 1.1 Sự cần thiết hoàn thiện những quy định chung về thừa kế…………………….….…....18 1.2 Phương hướng hoàn thiện những quy định chung về thừa kế………………………….19 2. Giải pháp hoàn thiện những quy định chung về thừa kế………………………………..19 2.1 Quyền của người thừa kế…………………………………………………………….…….19 2.2 Di sản………………………………………………………………………………….……...20 2.3 Di sản dùng trong việc thờ cúng…………………………………………………………..20 2.4 Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế…………………………….21 2.5 Từ chối nhận di sản……………………………………………………………………..…..22 PHẦN 3: KẾT LUẬN…………………………………………....…………..…….23 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật, là hình thức hợp pháp chủ yếu để bảo vệ các quyền công dân. Chính vì vậy thừa kế đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được đối với đời sống mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Mỗi nhà nước dù có các xu thế chính trị khác nhau, nhưng đều coi thừa kế là một quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận trong Hiến pháp. Ở Việt Nam sớm nhận thức được vai trò đăc biệt quan trọng của thừa kế, nên ngay trong những ngày đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa các quy định về thừa kế đã được xây dựng và thực hiện trên thực tế tại các điều 19 Hiến pháp 1959 “Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo vệ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân”. Điều 27 Hiến pháp 1980 “Nhà nước bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân”. Điều 58 Hiến pháp 1992 “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế công dân” ,… và đặc biệt là sự ra đời của Bộ luật Dân sự 1995, sau đó Bộ luật Dân sự 2005 đã đánh dấu một bước phát triển của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng. Bộ luật Dân sự 2005 được xem là kết quả cao của quá trình phát triển hóa những quy định của pháp luật về thừa kế. Nó kế thừa và phát triển những quy định phù hợp với thực tiễn, không ngừng hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi của người thừa kế một cách có hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên về thực tiễn, do sự phát triển mạnh mẽ từng ngày, từng giờ của đời sống kinh tế xã hội của đất nước, nên pháp luật về thừa kế hiện hành vẫn chưa thể trù liệu hết những trường hợp, tình huống xảy ra trên thực tế. Còn một số quy định của pháp luật về thừa kế mang tính chung chung, chưa chi tiết, chưa rõ ràng, lại chưa có văn bản hướng dẫn thi hành cho từng vấn đề cụ thể. Vì vậy, còn nhiều quan điểm trái ngược nhau, nên khi áp dụng vào thực tế xảy ra tình trạng không nhất quán trong cách hiểu cũng như cách giải quyết. Điều đó đã xâm phạm quyền thừa kế của công dân, đôi khi còn gây bất ổn trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. Trong bối cảnh hội nhập với thực trạng nền kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền thì vấn đề tài sản thuộc sở hữu cá nhân ngày càng phong phú, thừa kế di sản cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp phức tạp. Hằng năm tòa án nhân dân các cấp đã xử lí và giải quyết hàng ngàn vụ án thừa ké. Nhiều vụ tranh chấp thừa kế phải xét xử nhiều lần nhưng tính thuyết phục không cao. Có những bản án quyết định của toàn án vẫn bị coi là chưa “thấu tình đạt lí”… Sở dĩ còn những tồn tại bất cập đó là do nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến là do các quy định của pháp luật về thừa kế chưa đồng bộ, nhất quán, cụ thể,… Chính vì điều đó nên trong thời gian gần đây nhiều Văn kiện của Đảng như Nghị quyết 48 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2011, Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới,…đã xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu, sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời kì đổi mới, trong đó có pháp luật và thừa kế. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn vấn đề: “Pháp luật về thừa kế” để làm đề tài tiểu luận. Đây là một đề tài có ý nghĩa quan trọng cấp bách cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu Tôi xác định chọn đề tài này dựa trên cơ sở những mục đích nghiên cứu rõ ràng như quy định về người để lại di sản thừa kế, người thừa kế, thời điểm và thời gian mở thừa kế, di sản thừa kế, người quản lí di sản,…và những điểm mới trong chế định thừa kế. Sự thừa kế tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác là một quy luật khách quan nhưng các quan hệ thừa kế ở mỗi chế độ xã hội được giải quyết như thế nào là do chủ quan của con người quyết định. Vì vậy quyền thừa kế trong điều kiện quy định của nước ta hiện nay được thể hiện như một phương tiện để củng cố sở hữu của công dân, củng cố quan hệ hôn nhân và gia đình, bảo vệ lợi ích của những người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Pháp luật của nước ta bảo vệ những lợi ích cơ bản của mỗi người lao động trên cơ sở bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích chung của toàn xã hội, góp phần xóa bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến để lại. Thông qua quyền thừa kế, giáo dục tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với gia đình. Do đó xác định được những người thừa kế cũng như phương thức chia tài sản trong pháp luật về thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các chức năng vai trò của xã hội. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của thừa kế là các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người chết để lại. Tuy nhiên một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân đã chết không thể chuyển cho những người thừa kế (tiền cấp dưỡng) vì pháp luật chỉ có người đó mới có quyền hưởng. 4. Phạm vi nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này được xác định trong phạm vi các quy phạm pháp luật về thừa kế ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Nhưng đặc biệt tập trung nghiên cứu các quy phạm pháp luật về thừa kế từ năm 1996 dến nay. Qua đó chúng ta có thể so sánh đối chiếu với những quy định pháp luật trước khi Bộ luật dân sự được ban hành để làm nổi bật tính hiện đại của những quy định về thừa kế và thực tiễn áp dụng chúng trong quá trình thực thi pháp luật. LỜI KẾT Đẻ giải quyết vấn đề đặt ra không những phải có kiến thức, năng lực mà còn phải có kinh nghiệm thực tế. Mặc dù đã rất cố gắng nghiên cứu nhưng do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận sự góp ý của thầy cố và các bạn. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM I. Các khái niệm 1. Khái niệm thừa kế Thừa kế tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người, là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người chết cho người khác còn sống theo truyền thống, phong tục tập quán của từng dân tộc. Người hưởng tài sản, có nghĩa vụ duy trì, phát triển giá trị vật chất, giá trị tinh thần và truyền thống, tập quán do thế hệ trước để lại. Trong xã hội có giai cấp, quan hệ thừa kế là đối tượng điều chỉnh của pháp luật, Nhà nước điều chỉnh quan hệ thừa kế nhằm đạt những mục đích nhất định. 2. Khái niệm quyền thừa kế Quyền thừa kế là quyền chủ quan của cá nhân có quyền để lại tài sản, thành quả lao động, các quyền và lợi ích của mình cho người khác hưởng. Người thừa kế có quyền nhận di sản và hưởng giá trị vật chất, giá trị tinh thần và các lợi ích khác phát sinh từ di sản. Mặt khác, người thừa kế và những người tham gia vào quan hệ thừa kế có nghĩa vụ giữ gìn bảo vệ các giá trị văn hoá đó. Theo nghĩa khách quan, quyền thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho những người khác theo ý muốn của người đó khi còn sống hoặc theo một trình tự nhất định. Mặt khác, các quy phạm pháp luật ghi nhận và qui định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền của người có tài sản, quyền của người thừa kế và các chủ thể khác trong quan hệ thừa kế. 3. Khái niệm quyền sở hữu cá nhân Quyền sở hữu của cá nhân là tiền đề phát sinh quyền thừa kế, ngược lại quyền thừa kế là một căn cứ quan trọng làm phát quyền sở hữu tư nhân. Từ mối quan hệ đó cho thấy nghiên cứu về thừa kế cần xuất phát từ bản chất của quan hệ sở hữu trong các xã hội khác nhau. II. Một số quy định về thừa kế 1. Người để lại di sản thừa kế Người để lại di sản thừa kế là người mà sau khi chết có tài sản để lại cho người khác theo trình tự thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. 2. Di sản thừa kế Di sản thừa kế là tài sản thuộc quyền sở hữu của người đã chết và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ di sản, tài sản và các lợi ích khác do pháp luật qui định. 3. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế 3.1 Thời điểm mở thừa kế Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế và những người liên quan đến di sản. Xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định di sản thừa kế, người thừa kế và những người liên quan đến việc thừa kế, thời điểm có hiệu lực của di chúc. 3.2 Địa điểm mở thừa kế Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản, nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn tài sản. Địa điểm mở thừa kế có ý nghĩa xác định các vấn đề sau: + Nơi làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế; + Tòa án có thẩm quyền sẽ giải quyết việc thừa kế; + Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp di sản thừa kế. 4. Người thừa kế, người quản lí di sản 4.1 Người thừa kế di sản Người thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ gia đình với người để lại di sản. Người thừa kế theo pháp luật là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết (sinh ra trong vòng 300 ngày sau khi mở thừa kế). Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc tổ chức được chỉ định trong di chúc. Tổ chức còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì được hưởng di sản. Nếu đình chỉ hoạt động trước thời điểm chia di sản thì coi như không có người thừa kế theo di chúc, vì thành viên của tổ chức không có tư cách chủ thể hưởng di sản. Sau khi mở thừa kế, vấn đề chia di sản có thể được đặt ra ngay, điều này phụ thuộc vào những người thừa kế. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều trường hợp sau một thời gian dài, những người thừa kế mới yêu cầu chia di sản. Như vậy, trong thời gian chưa chia di sản, thì cần phải có người quản lý di sản để tránh sự hư hỏng, mất mát. 4.2 Người quản lí di sản Người quản lý di sản có thể là quản lý di sản thừa kế, hoặc quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng. Phụ thuộc vào mục đích quản lý di sản mà người quản lý di sản sẽ có các quyền và nghĩa vụ tương ứng. Sau khi mở thừa kế, nếu di sản chưa chia thì người quản lý di sản sẽ quản lý cho đến khi nào những người thừa kế có yêu cầu chia di sản. 5. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế (chương XXII điều 645Bộ luật dân sự) Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. 6. Các hình thức thừa kế 6.1 Thừa kế theo di chúc Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằn chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc: Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nếu được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Người lập di chúc có các quyền sau đây: + Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; + Phân định phần di sản cho từng người thừa kế; + Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; + Giao nghĩa vũ cho người thừa kế; + Chỉ định người giữ di chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản. Hình thức di chúc: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc bằng miệng. Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình. Di chúc bằng văn bản bao gồm: di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có công chứng, di chúc bằng văn bản có chứng thực. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc bằng miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc bằng miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. Di chúc hợp pháp: Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối đe dọa hoặc cưỡng ép; b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp nếu có đủ các điều kiện được quy định trên. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại cùng kí tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Nội dung di chúc bằng văn bản : Di chúc phải ghi rõ: a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản để lại và nơi có di sản; đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng kí hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ kí hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Người làm chứng cho việc lập di chúc: Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; người có quyền nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; người chưa đủ 18 tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Người lập di chúc phải tự tay viết và kí vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của Bộ luật dân sự. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng. Người lập di chúc phải kí hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ kí, điểm chỉ của người lập di chúc và kí vào bản di chúc. Việc lập di chúc phải tuân theo quy định tại điều 653 và điều 654 của bộ luật dân sự. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực: Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc. Thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: Viêc lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây: + Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc kí hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn kí vào bản di chúc; + Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không kí hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải kí xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng, Người không được công chứng, chứng thực di chúc: Công chứng viên, người có thầm quyền của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn không được công chứng, chứng thực đối với di chúc, nếu họ là: + Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; + Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật: + Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc. Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực: Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực bao gồm: + Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực; + Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó; + Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện cơ sở đó; + Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị; + Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó; + Di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lí hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó. Di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở: Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc. Thủ tục lập di chúc tại chỗ ở được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng theo quy định tại điều 658 của Bộ luật dân sự. Sửa chữa, bổ sung, hủy bỏ, thay thế di chúc: Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc bất cứ lúc nào. Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và bổ sung có hiệu quả như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ có phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ. Di chúc chung của vợ chồng: Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc bất cứ lúc nào. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc thì phải được sự đồng ý của người kia, nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình. Gửi giữ di chúc: Người lập di chúc có thể yêu cầu cơ quan công chứng lưu giữ bản di chúc hoặc gửi người khác giữ bản di chúc. Trong trường hợp cơ quan công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của pháp luật về công chứng. Cá nhận giữ bản di chúc có các nghĩa vu sau đây: + Giữ bí mật nội dung di chúc; + Giữ gìn bảo quản di chúc nếu di chúc bị thất lạc; nếu bản di chúc bị hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc; + Giao lại di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền cong bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ kí của người giao, người nhận và có chữ kí của hai người làm chứng. Di chúc bị thất lạc hư hại Kể từ thời diểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về kế thừa theo pháp luật. Trong trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy được di chúc thì di sản được chia theo di chúc. Hiệu lực pháp luật của di chúc: Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc 1 phần trong những trường hợp sau đây: + Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; + Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời đểm thứa kế. Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan tổ chức sẽ được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thùa kế chỉ còn một phần thì di chúc về phần di sản còn lại vẫn còn hiệu lực pháp luật. Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại choi người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn còn hiệu lực pháp luật. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật. Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng: Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời diểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ chồng cùng chết. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con đã thành niên mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng phần di sản bằng 23 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 23 suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật dân sự. Di sản dùng vào việc thờ cúng: Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lí để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng theo di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lí để thờ cúng. Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lí di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lí di sản thờ cúng. Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lí hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản vào việc thờ cúng. Di tặng: Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này. Công bố di chúc: Trong trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại cơ quan công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc. Trong trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thỏa thuận cử người công bố di chúc. Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc. Người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc. Trong trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng. Giải thích nội dung di chúc: Trong trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì người công bố di chúc và những người thừa kế phải cùng nhau gải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì coi như không có di chú và việc chia di sản được áp dụng theo quy định về thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực. 6.2 Thừa kế theo pháp luật Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc cùng thởi điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người ập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế. Người thừa kế theo pháp luật: Những người thừa kế theo pháp luật: được quy định theo thứ tự sau đây: + Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; + Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; + Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Thừa kế thế vị: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ: Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo qui định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật dân sự. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế: Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo qui định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật dân sự. Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác: Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn lại sống vẫn được thừa kế di sản. Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản. 6.3. Thanh toán và phân chia di sản Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể hộp mặt để thỏa thuận những việc sau đây: + Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chi định trong di chúc; + Cách thức phân chia di sản: Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thảo thuận của những người thừa kế theo pháp luật. Người phân chia di sản được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thỏa thuận. Thứ tự ưu tiên thanh toán: Các nghĩa vụ tài sản và các chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây: + Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; + Tiền cấp dưỡng còn thiếu; + Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; + Tiền công lao động; + Tiền bồi thường thiệt hại; + Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước; + Tiền phạt; + Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác; + Chi phí cho việc bảo quản di sản; + Các chi phí khác. Phân chia di sản theo di chúc: Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp di chúc xác định phận chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đén thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lõi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỉ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang có vào thời điểm phân chia di sản. Phân chia di sản theo pháp luật: Khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra, được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia. Hạn chế phân chia di sản: Trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời gian nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia. Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định, nhưng không quá ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án cho chia di sản thừa kế. Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế; Trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phái thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trường hợp có thỏa thuận khác. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1. Nhu cầu hoàn thiện những qui định chung về thừa kế 1.1 Sự cần thiết hoàn thiện những qui định chung về thừa kế Hoàn thiện Bộ luật Dân sự nói chung và các qui định chung nói riêng rất cần thiết vì những yêu cầu sau đây: + Hiện nay việc quản lý kinh tế của nước ta đang dần dần hoàn thiện cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có tác động mạnh mẽ đến các giao lưu dân sự trong tương lai đó là các quan hệ sở hữu, hợp đồng. + Các quan hệ sở hữu đang phát triển theo cơ chế thị trường, cho nên pháp luật điều chỉnh những quan hệ này phải phù hợp với quá trình phát triển của các quan hệ sở hữu. Vì vậy, Bộ luật Dân sự cần phải tiếp tục hoàn thiện các chế định sở hữu, hợp đồng và thừa kế...để tạo cơ sở phát triển kinh tế xã hội và thoả mãn nhu cầu vật chất tinh thần của nhân dân. + Chế định thừa kế đã phát huy được hiệu quả điều chỉnh các quan hệ thừa kế. Tuy nhiên, còn hạn chế, bất cập cần tiếp tục hoàn thiện, đó là các vấn đề về di sản, nhận di sản, từ chối nhận di sản, di sản thờ cúng, thời hiệu khởi kiện. 1.2 Phương hướng hoàn thiện những qui định chung về thừa kế Trong cơ chế thị trường, cá nhân được phép làm những gì pháp luật không cấm và không trái với đạo đức xã hội, vì thế cần phải mở rộng phạm vi quyền của người thừa kế. Hiện nay pháp luật qui định người thừa kế có quyền nhận di sản và quyền từ chối nhận di sản nhưng trong thực tế người thừa kế có thể nhường quyền thừa kế cho người thừa kế khác. Để tạo điều kiện cho các giao lưu dân sự phát triển, cần qui định người thừa kế có quyền bán, tặng cho người khác quyền nhận di sản. Còn một số qui định chung chưa cụ thể, hoặc hiểu theo nhiều nghĩa, cho nên cần cụ thể hoá các điều luật này để không cần thiết có văn bản hướng dẫn. Xây dựng các qui định chung tương thích với các qui định khác trong Bộ luật Dân sự như: thời hiệu, di sản dùng vào việc thờ cúng, xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu… 2. Giải pháp hoàn thiện những quy định chung về thừa kế 2.1 Quyền của người thừa kế Điều 632 BLDS qui định người thừa kế có quyền nhận di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trong điều luật này dùng từ hoặc có thể dẫn đến sự hiểu không chính xác như người thừa kế nhận di sản theo di chúc thì không nhận di sản theo pháp luật. Vì vậy, thay từ hoặc thành từ và. Theo nghĩa này, người lập di chúc định đoạt một phần di sản, phần còn lại chia theo pháp luật. Nếu người thừa kế được hưởng một phần di sản theo di chúc, phần di sản không định đoạt trong di chúc chia theo pháp luật thì người thừa kế tiếp tục hưởng theo pháp luật. 2.2 Di sản (Điều 634) Di sản bao gồm tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết, hoa lợi, lợi tức từ di sản và các tài sản khác do pháp luật qui định. Theo qui định như trên, các tài sản khác phát sinh sau khi chết là di sản, như tiền bảo hiểm tính mạng của người để lại thừa kế khi họ tham gia vào hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hoa lợi phát sinh từ di sản thừa kế khi chưa chia, quyền kế tiếp thực hiện hợp đồng khi chưa hết thời hạn. 2.3 Di sản dùng vào việc thờ cúng (Điều 670) 1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần không quá một phần năm (15) di sản dùng vào việc thờ cúng … Việc qui định một phần di sản là bao nhiêu, vấn đề này xuất phát từ cơ sở thực tiễn có tính lịch sử. Theo truyền thống của ông cha ta từ xưa, lập hương hoả không quá 120 điền sản ( Điều 390 LHĐ). Theo Điều 406 BLTK, hương hoả không quá 15 tài sản. Như vậy, các Bộ luật trước đây đều khống chế một số lượng tài sản để làm hương hoả. Vì thế, trong BLDS cần phải qui định rõ ràng vấn đề này. Theo truyền thống của cha ông ta gần đây dùng 15 tài sản là hợp lý. Đoạn 4 khoản 1 Điều 670 BLDS cần bổ sung như sau: “Trong trường hợp tất cả những người thừa kế đều đã chết và thời hiệu thừa kế đã hết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.” Di sản thờ cúng được giao cho người chỉ định trong di chúc quản lý. Nếu người này chết, di sản tiếp tục được chuyển cho người khác quản lý. Trường hợp thời hiệu về thừa kế đã hết và tất cả người thừa kế hàng thứ nhất đều đã chết, thì di sản thuộc về người đang quản lý di sản là người trong diện thừa kế. Như vậy di sản này không dùng để thờ cúng nữa, nếu thoả mãn hai điều kiện là không còn người thừa kế mà lẽ ra được hưởng phần di sản thờ cúng nếu người lập di chúc không dành phần đó làm di sản thờ cúng. Mặt khác, thời hiệu thừa kế đã hết thì di sản sẽ thuộc về người thực tế đang quản lý di sản đó. Khoản 2 Điều 670 BLDS được bổ sung như sau: 2. “Trong trường hợp phần di sản còn lại của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì thì phải dùng phần di sản dùng vào việc thờ cúng để thực hiện nghĩa vụ.” Khoản 2 Điều này qui định rõ, sau khi mở thừa kế, nếu người chết còn nghĩa vụ thì dùng phần di sản chia thừa kế để thực hịên nghĩa vụ. Nếu không đủ sẽ dùng phần di sản để thờ cúng thực hiện nghĩa vụ. Qui định này, phù hợp với mục đích dành di sản để thờ cúng và phù hợp với qui định về di tặng. 2.4 Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế (Điều 636) Điều 636 cần phải qui định rõ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, cụ thể như sau: 1. Kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền nhận di sản. 2. Việc nhận di sản có thể thực hiện bằng cách thông báo cho những người thừa kế, người quản lý di sản hoặc cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc người thưa kế thực hiện các hành vi thể hiện ý chí của mình nhận di sản. 3. Những hành vi sau đây được coi là nhận di sản: a) Người thừa kế chuyển quyền nhận di sản cho người thừa kế khác; b) Người thừa kế bán cho người khác quyền nhận di sản thừa kế; c) Người thừa kế chết sau thời điểm mở thừa kế, coi như mặc nhiên nhận di sản. Việc cụ thể hóa các hành vi nhận di sản của người thừa kế như trên là cần thiết. Bởi vì, nếu người thừa kế đã nhận di sản thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ đối với người để lại thừa kế phải thực hiện cho mình nghĩa vụ đó. Mặt khác, người thừa kế có quyền sử dụng di sản được thừa kế, thu hoa lợi, lợi tức, đồng thời phải gánh chịu các nghĩa vụ của người chết để lại tương ứng với phần di sản được hưởng hoặc phải bồi thường thiệt hại do di sản thừa kế gây thiệt hại cho người khác, khi người thừa kế đã nhận di sản. 2.5 Từ chối nhận di sản (Điều 642) Bổ sung khoản 3, 4 Điều 642 BLDS như sau: 1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản. Việc từ chối này phải lập thành văn bản được giao cho người thừa kế, hoặc người quản lý di sản, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế. 3. Trường hợp người thừa kế từ chối nhận di sản mà không thực hiện nghĩa vụ tài sản với người khác, thì người có quyền sẽ yêu cầu Tòa án cho nhận di sản thay người thừa kế để khấu trừ nghĩa vụ. 4. Trong thời hạn từ chối nhận di sản, người thừa kế đã từ chối nhận di sản có quyền hủy bỏ việc từ chối đó nếu bị ép buộc, lừa dối. Khoản 3 điều luật này qui định rõ quyền của người chủ nợ trong trường hợp người thừa kế cố tình không thực hiên nghĩa vụ của mình. Khi người thừa kế có nghĩa vụ tài sản đối với người khác không thực hiện mà từ chối nhận di sản, sẽ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người chủ nợ. Nên pháp luật qui định cho chủ nợ có quyền nhận di sản thay cho người thừa kế. Khoản 4 cho phép người đã từ chối nhận di sản có quyền hủy việc từ chối đó trong thời hạn từ chối nhận di sản, vì lý do bị ép buộc hoặc bị lừa dối. PHẦN 3: KẾT LUẬN Quyền con người là một phạm trù pháp lý, chỉ các quyền cơ bản như quyền dân sự, chính trị, kinh tế. Con người sinh ra có quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Các quyền này là bản tính tự nhiên của con người mà Nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ, tạo điều kiện cho mọi người thực thi quyền của mình một cách tốt nhất. Ở Việt Nam, quyền con người được ghi nhận trong hiến pháp. Mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng các quyền dân sự, kinh tế, chính trị của cá nhân. Nhà nước lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu và tạo ra những cơ hội thuận lợi cho mọi công dân phát huy tối đa khả năng của mình trong lao động sản xuất, kinh doanh, trong học tập, nghiên cứu khoa học và các lĩnh vực khác. Luật dân sự điều chỉnh quan hệ sở hữu và quan hệ thừa kế của cá nhân trong phần thứ hai và thứ tư của BLDS. Qua một thời gian thực hiện BLDS thấy còn những bất cập về lý luận và chưa phù hợp với thực tiễn. Vì vậy việc nghiên cứu những phần này để làm rõ nội dung cơ bản của các qui định và đề xuất kiến nghị hoàn thiện các qui định đó có ý nghĩa thiết thực. Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của các qui định chung về thừa kế, đề tài đã thu được một số kết quả cơ bản sau: 1. Hệ thống hóa và phát triển cơ sơ lý luận của các qui định chung về thừa kế. 2. Xây dựng, phát triển một số khái niệm cơ bản trong phần qui định chung về thừa kế như: khái niệm qui định chung, thời điểm mở thừa kế, địa điểm mở thừa kế, chủ thể quyền thừa kế, nhận di sản, di sản, di tặng. 3. Trong luận án đã phân tích, đánh giá một cách khoa học nội dung các qui định chung về thừa kế, tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham khảo để áp dụng thống nhất các qui định chung về thừa kế. 4. Trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung các qui định chung về thừa kế theo hướng loại bỏ một số qui định không phù hợp với lý luận và thực tiễn. Xây dựng, hoàn thiện một số điều luật cùng điều chỉnh một đối tượng. Qui định rõ ràng, cụ thể nội dung một số điều luật để dễ áp dụng, không cần thiết phải có văn bản hướng dẫn thi hành. 5. Nhà nước ta cần hoàn thiện pháp luật về thừa kế theo hướng mở rộng các quyền của người để lại thừa kế và người thừa kế. Cho phép người để lại thừa kế có quyền đưa ra các điều kiện cho người thừa kế hưởng di sản. Mặt khác, mở rộng các trường hợp thừa kế thế vị, để bảo vệ quyền của người thừa kế. 6. Hiện nay, trong BLDS thời hiệu xác lập quyền sở hữu 30 năm đối với bất động sản (Điều247 BLDS) và thời hiệu về thừa kế 10 năm (Điều 645 BLDS), hai loại thời hiệu này không tương thích, cho nên gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Vì thế cần phải qui định hai loại thời hiệu này cùng một thời hạn. Qua nghiên cứu các qui định chung về thừa kế, luận án sẽ đưa ra một số kiến nghị hướng hoàn thiện pháp luật và sửa đổi, bổ sung một số điều luật trong phần qui định chung về thừa kế, nội dung các kiến nghị này đã được phân tích, đánh giá. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. “Pháp luật đại cương” TS. Lê Minh Toàn (Chủ biên), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Xuất bản năm 2009 2. Website: http:www.luatviet.orgHomenghiencuutraodoidansutotungdansu20098374Nhungvuongmackhiapdungchedinhthuake.aspx 3. Giáo trình Pháp luật đại cương, Bộ Giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, xuất bản năm 2015

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ

MINH KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT

NAM

Tiểu luận cuối kì ( Môn học: Pháp luật đại cương )

Buổi: SÁNG THỨ 7 Tiết: 3-4 Nhóm thực hiện: NHÓM PLKH HỌC KÌ 1 Năm học: 2016 GVHD: THẦY NGUYỄN MINH THU

TP Hồ Chí Minh 14-12-2016

Trang 2

Họ tên sinh viên thực hiện đề tài

1 Nguyễn Hoài Phong (NT) – 16142178 - 01686749683

2 Nguyễn Hoàng Long – 16142139 - 01695048829 3.Trần Ngọc Vũ Kha – 16142127 - 0966890823

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU………1

1 Tính cấp thiết của đề tài……….1

2 Mục đích nghiên cứu……… 2

3 Đối tượng nghiên cứu……… 3

4 Phạm vi nghiên cứu……… 3

PHẦN 2: NỘI DUNG……….……… 4

CHƯƠNG 1: CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM I Các khái niệm 1 Khái niệm thừa kế……….……… 4

2 Khái niệm quyền thừa kế……… …… 4

3 Khái niệm quyền sở hữu cá nhân……… ……….4

II Một số quy định về thừa kế 1 Người để lại di sản thừa kế……….….…… 5

2 Di sản thừa kế……….………… 5

3 Thời điểm, địa điểm mở thừa kế 3.1 Thời điểm mở thừa kế……….…… ………….… 5

3.2 Địa điểm mở thừa kế……….…… …….…….5

4 Người thừa kế, người quản lí di sản 4.1 Người thừa kế di sản……….……….… 6

4.2 Người quản lí di sản……… ……….……….….6

5 Thời hiệu khởi kiện về thừa kế……….……….……….……6

6 Các hình thức thừa kế 6.1 Thừa kế theo di chúc……….…….……… 6

6.2 Thừa kế theo pháp luật………….……….……….14

6.3 Thanh toán và phân chia tài sản……….……….16

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHỮNG

Trang 4

1 Nhu cầu hoàn thiện những quy định chung về thừa kế……… 18

1.1 Sự cần thiết hoàn thiện những quy định chung về thừa kế……….….… 18

1.2 Phương hướng hoàn thiện những quy định chung về thừa kế……….19

2 Giải pháp hoàn thiện những quy định chung về thừa kế……… 19

2.1 Quyền của người thừa kế……….…….19

2.2 Di sản……….…… 20

2.3 Di sản dùng trong việc thờ cúng……… 20

2.4 Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế……….21

2.5 Từ chối nhận di sản……… … 22

PHẦN 3: KẾT LUẬN……… ………… …….23 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọngtrong các chế định pháp luật, là hình thức hợp pháp chủ yếu để bảo vệ các quyền côngdân Chính vì vậy thừa kế đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được đối với đời sốngmỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội Mỗi nhà nước dù có các xu thế chính trị khácnhau, nhưng đều coi thừa kế là một quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận trongHiến pháp

Ở Việt Nam sớm nhận thức được vai trò đăc biệt quan trọng của thừa kế, nên ngaytrong những ngày đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa các quy định về thừa kế đã được xâydựng và thực hiện trên thực tế tại các điều 19 Hiến pháp 1959 “Nhà nước chiếu theo phápluật bảo vệ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân” Điều 27 Hiến pháp 1980 “Nhànước bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân” Điều 58 Hiến pháp 1992 “Nhà nước bảo

hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế công dân” ,… và đặc biệt là sự ra đời của Bộluật Dân sự 1995, sau đó Bộ luật Dân sự 2005 đã đánh dấu một bước phát triển của phápluật Việt Nam nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng Bộ luật Dân sự 2005 được xem

là kết quả cao của quá trình phát triển hóa những quy định của pháp luật về thừa kế Nó kếthừa và phát triển những quy định phù hợp với thực tiễn, không ngừng hoàn thiện để bảo

vệ quyền lợi của người thừa kế một cách có hiệu quả cao nhất

Tuy nhiên về thực tiễn, do sự phát triển mạnh mẽ từng ngày, từng giờ của đời sốngkinh tế - xã hội của đất nước, nên pháp luật về thừa kế hiện hành vẫn chưa thể trù liệu hếtnhững trường hợp, tình huống xảy ra trên thực tế Còn một số quy định của pháp luật vềthừa kế mang tính chung chung, chưa chi tiết, chưa rõ ràng, lại chưa có văn bản hướng dẫnthi hành cho từng vấn đề cụ thể Vì vậy, còn nhiều quan điểm trái ngược nhau, nên khi ápdụng vào thực tế xảy ra tình trạng không nhất quán trong cách hiểu cũng như cách giảiquyết Điều đó đã xâm phạm quyền thừa kế của công dân, đôi khi còn gây bất ổn trong đờisống sinh hoạt của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội

Trang 6

Trong bối cảnh hội nhập với thực trạng nền kinh tế thị trường và xây dựng nhà nướcpháp quyền thì vấn đề tài sản thuộc sở hữu cá nhân ngày càng phong phú, thừa kế di sảncũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp phức tạp Hằng năm tòa án nhân dân các cấp đã xử lí

và giải quyết hàng ngàn vụ án thừa ké Nhiều vụ tranh chấp thừa kế phải xét xử nhiều lầnnhưng tính thuyết phục không cao Có những bản án quyết định của toàn án vẫn bị coi làchưa “thấu tình đạt lí”… Sở dĩ còn những tồn tại bất cập đó là do nhiều nguyên nhân trong

đó phải kể đến là do các quy định của pháp luật về thừa kế chưa đồng bộ, nhất quán, cụthể,…

Chính vì điều đó nên trong thời gian gần đây nhiều Văn kiện của Đảng như Nghịquyết 48 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2011, Nghịquyết số 08 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trongthời gian tới,…đã xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu, sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thốngpháp luật trong thời kì đổi mới, trong đó có pháp luật và thừa kế

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn vấn đề: “Pháp luật về thừa kế” để làm đề tàitiểu luận Đây là một đề tài có ý nghĩa quan trọng cấp bách cả về phương diện lý luậncũng như thực tiễn

2 Mục đích nghiên cứu

Tôi xác định chọn đề tài này dựa trên cơ sở những mục đích nghiên cứu rõ ràng nhưquy định về người để lại di sản thừa kế, người thừa kế, thời điểm và thời gian mở thừa kế,

di sản thừa kế, người quản lí di sản,…và những điểm mới trong chế định thừa kế Sự thừa

kế tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác là một quy luật khách quan nhưng các quan hệthừa kế ở mỗi chế độ xã hội được giải quyết như thế nào là do chủ quan của con ngườiquyết định Vì vậy quyền thừa kế trong điều kiện quy định của nước ta hiện nay được thểhiện như một phương tiện để củng cố sở hữu của công dân, củng cố quan hệ hôn nhân vàgia đình, bảo vệ lợi ích của những người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không

có khả năng lao động

Trang 7

Pháp luật của nước ta bảo vệ những lợi ích cơ bản của mỗi người lao động trên cơ sởbảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích chung của toàn xã hội, góp phần xóa bỏ những tàn tíchcủa chế độ phong kiến để lại Thông qua quyền thừa kế, giáo dục tinh thần trách nhiệmcủa mỗi thành viên đối với gia đình Do đó xác định được những người thừa kế cũng nhưphương thức chia tài sản trong pháp luật về thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc thựchiện các chức năng vai trò của xã hội.

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của thừa kế là các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người chết để lại.Tuy nhiên một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân đã chết không thể chuyển chonhững người thừa kế (tiền cấp dưỡng) vì pháp luật chỉ có người đó mới có quyền hưởng

4 Phạm vi nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài này được xác định trong phạm vi các quy phạm pháp luật vềthừa kế ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử Nhưng đặc biệt tập trung nghiên cứu cácquy phạm pháp luật về thừa kế từ năm 1996 dến nay Qua đó chúng ta có thể so sánh đốichiếu với những quy định pháp luật trước khi Bộ luật dân sự được ban hành để làm nổi bậttính hiện đại của những quy định về thừa kế và thực tiễn áp dụng chúng trong quá trìnhthực thi pháp luật

LỜI KẾT

Đẻ giải quyết vấn đề đặt ra không những phải có kiến thức, năng lực mà còn phải có kinhnghiệm thực tế Mặc dù đã rất cố gắng nghiên cứu nhưng do trình độ và kinh nghiệm cònhạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy rất mong nhận sự góp ý của thầy cố

và các bạn

Trang 8

PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

I Các khái niệm

1 Khái niệm thừa kế

Thừa kế tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người, là việc chuyển dịch tài sản(của cải) của người chết cho người khác còn sống theo truyền thống, phong tục tập quán củatừng dân tộc Người hưởng tài sản, có nghĩa vụ duy trì, phát triển giá trị vật chất, giá trị tinhthần và truyền thống, tập quán do thế hệ trước để lại Trong xã hội có giai cấp, quan hệ thừa

kế là đối tượng điều chỉnh của pháp luật, Nhà nước điều chỉnh quan hệ thừa kế nhằm đạtnhững mục đích nhất định

2 Khái niệm quyền thừa kế

Quyền thừa kế là quyền chủ quan của cá nhân có quyền để lại tài sản, thành quả laođộng, các quyền và lợi ích của mình cho người khác hưởng Người thừa kế có quyền nhận

di sản và hưởng giá trị vật chất, giá trị tinh thần và các lợi ích khác phát sinh từ di sản Mặtkhác, người thừa kế và những người tham gia vào quan hệ thừa kế có nghĩa vụ giữ gìn bảo

vệ các giá trị văn hoá đó

Theo nghĩa khách quan, quyền thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnhviệc chuyển dịch tài sản của người chết cho những người khác theo ý muốn của người đókhi còn sống hoặc theo một trình tự nhất định Mặt khác, các quy phạm pháp luật ghi nhận

và qui định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền của người có tài sản, quyền của ngườithừa kế và các chủ thể khác trong quan hệ thừa kế

3 Khái niệm quyền sở hữu cá nhân

Quyền sở hữu của cá nhân là tiền đề phát sinh quyền thừa kế, ngược lại quyền thừa kế

là một căn cứ quan trọng làm phát quyền sở hữu tư nhân Từ mối quan hệ đó cho thấy

Trang 9

nghiên cứu về thừa kế cần xuất phát từ bản chất của quan hệ sở hữu trong các xã hội khácnhau.

II Một số quy định về thừa kế

1 Người để lại di sản thừa kế

Người để lại di sản thừa kế là người mà sau khi chết có tài sản để lại cho người kháctheo trình tự thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật

2 Di sản thừa kế

Di sản thừa kế là tài sản thuộc quyền sở hữu của người đã chết và hoa lợi, lợi tức phátsinh từ di sản, tài sản và các lợi ích khác do pháp luật qui định

3 Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

3.1 Thời điểm mở thừa kế

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết, làm phát sinh quyền và nghĩa

vụ của người thừa kế và những người liên quan đến di sản Xác định thời điểm mở thừa kế

có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định di sản thừa kế, người thừa kế và những người liênquan đến việc thừa kế, thời điểm có hiệu lực của di chúc

3.2 Địa điểm mở thừa kế

Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản, nếu không xácđịnh được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn tàisản Địa điểm mở thừa kế có ý nghĩa xác định các vấn đề sau:

+ Nơi làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế;

+ Tòa án có thẩm quyền sẽ giải quyết việc thừa kế;

+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp di sản thừa kế

4 Người thừa kế, người quản lí di sản

4.1 Người thừa kế di sản

Trang 10

Người thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ gia đình với người để lại disản Người thừa kế theo pháp luật là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh

ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sảnchết (sinh ra trong vòng 300 ngày sau khi mở thừa kế)

Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc tổ chức được chỉ định trong di chúc

Tổ chức còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì được hưởng di sản Nếu đình chỉ hoạtđộng trước thời điểm chia di sản thì coi như không có người thừa kế theo di chúc, vì thànhviên của tổ chức không có tư cách chủ thể hưởng di sản

Sau khi mở thừa kế, vấn đề chia di sản có thể được đặt ra ngay, điều này phụ thuộcvào những người thừa kế Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều trường hợp sau một thờigian dài, những người thừa kế mới yêu cầu chia di sản Như vậy, trong thời gian chưa chia

di sản, thì cần phải có người quản lý di sản để tránh sự hư hỏng, mất mát

4.2 Người quản lí di sản

Người quản lý di sản có thể là quản lý di sản thừa kế, hoặc quản lý di sản dùng vàoviệc thờ cúng Phụ thuộc vào mục đích quản lý di sản mà người quản lý di sản sẽ có cácquyền và nghĩa vụ tương ứng Sau khi mở thừa kế, nếu di sản chưa chia thì người quản lý disản sẽ quản lý cho đến khi nào những người thừa kế có yêu cầu chia di sản

5 Thời hiệu khởi kiện về thừa kế (chương XXII điều 645-Bộ luật dân sự)

Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế củamình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế

Trang 11

Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thầnhoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình Người

từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nếu được cha mẹ hoặc người giám hộđồng ý

Người lập di chúc có các quyền sau đây:

+ Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

+ Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

+ Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

+ Giao nghĩa vũ cho người thừa kế;

+ Chỉ định người giữ di chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản

- Hình thức di chúc:

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bảnthì có thể di chúc bằng miệng Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằngchữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình

Di chúc bằng văn bản bao gồm: di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, dichúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có công chứng, di chúcbằng văn bản có chứng thực

Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc cácnguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằngmiệng Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc bằng miệng mà người di chúc còn sống,minh mẫn, sáng suốt thì di chúc bằng miệng mặc nhiên bị hủy bỏ

- Di chúc hợp pháp:

Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúcminh mẫn sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối đe dọa hoặc cưỡng ép; b) Nộidung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy địnhcủa pháp luật

Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản vàphải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý

Trang 12

Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải đượcngười làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp phápnếu có đủ các điều kiện được quy định trên

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuốicùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làmchứng ghi chép lại cùng kí tên hoặc điểm chỉ Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người dichúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực

- Nội dung di chúc bằng văn bản :

Di chúc phải ghi rõ: a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; b) Họ, tên và nơi cư trú củangười lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõcác điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản để lại và nơi có

di sản; đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ

Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng kí hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗitrang phải được đánh số thứ tự và có chữ kí hoặc điểm chỉ của người lập di chúc

- Người làm chứng cho việc lập di chúc:

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; người có quyềnnghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; người chưa đủ 18 tuổi, người không cónăng lực hành vi dân sự

- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng:

Người lập di chúc phải tự tay viết và kí vào bản di chúc Việc lập di chúc bằng vănbản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của Bộ luật dân sự

Trang 13

chứng xác nhận chữ kí, điểm chỉ của người lập di chúc và kí vào bản di chúc Việc lập dichúc phải tuân theo quy định tại điều 653 và điều 654 của bộ luật dân sự.

- Di chúc có công chứng hoặc chứng thực:

Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc

- Thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thịtrấn:

Viêc lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấnphải tuân theo thủ tục sau đây:

+ Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặcngười có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn Công chứngviên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập dichúc đã tuyên bố Người lập di chúc kí hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhậnbản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình Công chứngviên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn kívào bản di chúc;

+ Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản dichúc, không kí hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người nàyphải kí xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thựccủa Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập dichúc và người làm chứng,

- Người không được công chứng, chứng thực di chúc:

Công chứng viên, người có thầm quyền của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấnkhông được công chứng, chứng thực đối với di chúc, nếu họ là:

+ Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

+ Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theopháp luật:

+ Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc

Trang 14

- Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực:

Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực baogồm:

+ Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại độitrở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực;

+ Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huyphương tiện đó;

+ Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác

có xác nhận của người phụ trách bệnh viện cơ sở đó;

+ Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừngnúi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị;

+ Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quanlãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó;

+ Di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, người đangchấp hành biện pháp xử lí hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận củangười phụ trách cơ sở đó

- Di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở:

Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc.Thủ tục lập di chúc tại chỗ ở được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại cơ quan côngchứng theo quy định tại điều 658 của Bộ luật dân sự

- Sửa chữa, bổ sung, hủy bỏ, thay thế di chúc:

Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc bất cứ lúc nào Trongtrường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và bổ sung có hiệu quảnhư nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ cóphần bổ sung có hiệu lực pháp luật Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúcbằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ

- Di chúc chung của vợ chồng:

Ngày đăng: 12/02/2019, 20:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w