Thừa kế thế vị và hoàn thiện quy định của Bộ luật Dân sự về thừa kế thế vị Bài tập học kỳ Luật Dân sự 1 Chuyên mục Bài tập học kỳ, Luật Dân sự 1 Trong giai đoạn phát triển của quá trình lập pháp, các quan hệ thừa kế luôn là một trong những mối quan hệ quan trọng. Với bản chất là một quan hệ tài sản, quan hệ thừa kế dưới tác động của nền kinh tế thị trường cũng trở nên phong phú và phổ biến trong giao lưu dân sự, Chính vì thế, chế định thừa kế có vị trí quan trọng và thuacj sự cần thiết trong hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự Việt Nam. Vấn đề quan trọng luôn được đặt ra hàng đầu trong giải quyết tranh chấp thừa kế là việc xác định ai là người thừa kế di sản.Để xác định những người có quyền hưởng thừa kế phải dựa vào mối quan hệ của người đó với người để lại di sản.Nếu thừa kế theo di chúc là sự biểu hiện ý chí của người để lại di sản thì việc xác định những người thuộc diện hưởng thừa kế chỉ xảy ra khi di sản được chia theo pháp luật. Thừa kế thế vị là một trường hợp của thừa kế theo pháp luật. Với mong muốn tìm hiểu về trường hợp thừa kế đặc biệt này, sau đây em xin đi sâu phân tích để làm rõ đề tài: “Thừa kế thế vị và hoàn thiện quy định của Bộ luật Dân sự về thừa kế thế vị”. Đây là vấn đề đòi hỏi kiến thức sâu rộng, do sự am hiểu về vấn đề này của em còn hạn hẹp nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đánh giá của thầy cô về bài viết để em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn NỘI DUNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỪA KẾ VÀ THỪA KẾ THẾ VỊ 1. Khái niêm thừa kế và quyền thừa kế 1.1. Khái niệm thừa kế Thừa kế di sản theo quan hệ pháp luật dân sự chính là sự dịch chuyển tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật. 1.2 Khái niệm quyền thừa kế Xuất phát từ những quan hệ xã hội đời thường và được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật, quyền thừa kế được hiểu như sau: Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế được hiểu là một chế định pháp luật bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ về việc dịch chuyển tài sản từ người chết cho những người còn sống khác theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc hoặc theo ý chí của Nhà nước được thể hiện trong các quy phạm pháp luật. Theo nghĩa hẹp, quyền thừa kế được hiểu là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể có quyền để lại di sản thừa kế hoặc có quyền hưởng di sản thừa kế của người chết để lại theo ý chí của người đó hoặc theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, dưới góc độ khoa học pháp lý, quyền thừa kế còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ pháp luật dân sự về thừa kế là quan hệ thừa kế được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh. Quan hệ này cũng bao gồm chủ thể, khách thể và nội dung. Quan hệ thừa kế là quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh được xác định là một quan hệ tuyệt đối giống quan hệ sở hữu , trong đó chỉ xác định được một bên chủ thể mang quyền là người để lại di sản hoặc những người thừa kế còn các chủ thể khác là những người phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền để lại di sản thừa kế và quyền hưởng di sản thừa kế của họ. 2. Khái niệm thừa kế theo pháp luật và thừa kế thế vị 2.1. Khái niệm thừa kế theo pháp luật Thừa kế theo di chúc là sự chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn sống theo ý chí của người có di sản. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào người để lại di sản chết cũng để lại di chúc hoặc di chúc do người này lập ra là hợp pháp. Xuất phát từ lí do này, chế định thừa kế theo pháp luật được coi là “sự phỏng đoán” ý chí của người để lại di sản. “Sự phỏng đoán” này ở mỗi nước là khác nhau, tùy thuộc vào quan niệm và phong tục tập quán. Nếu như ở thừa kế theo di chúc, người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức và nếu là cá nhân thì có thể không phải là người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản. Tuy nhiên, đối với thừa kế theo pháp luật thì chỉ có cá nhân mới được hưởng thừa kế và các cá nhân này phải có một trong ba mối quan hệ với người để lại di sản: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, không phải bất cứ cá nhân nào có một trong ba quan hệ này với ngườ để lại di sản cũng được hưởng thừa kế mà việc thừa kế được xác định theo hàng. Tương tự như vậy, không phải ai trong các hàng thừa kế cũng được hưởng di sản mà điều này còn phụ thuộc vào nguyên tắc ưu tiên của hàng thừa kế. Theo quy định tại Điều 674 BLDS 2005 thì: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”. 2.1.1. Diện thừa kế Diện thừa kế là phạm vi những người có thể được hưởng di sản do người chết để lại được xác định theo một trong ba quan hệ: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Người thừa kế theo pháp luật phải có một trong ba quan hệ này đối với người để lại di sản: Quan hệ hôn nhân: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn” (Điều 8, Luật HNGĐ 2000). Như vậy, chỉ coi là quan hệ hôn nhân giữa một người nam và một người nữ nếu họ kết hôn hợp pháp. Sau khi kết hôn, vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ đối với nhau và một trong những quyền của vợ chồng được pháp luật thừa nhận là “vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế” (Khoản 1, Điều 31, Luật HNGĐ 2000). Quan hệ hôn nhân hợp pháp được xác lập bằng việc đăng kí kết hôn theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong Luật HNGĐ 2000. Ngoài quan hệ hôn nhân hợp pháp, trong thực tiễn xuất hiện khái niệm “hôn nhân thực tế” quy định về những trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, đời sống chung hạnh phúc, mục đích hôn nhân đạt được, nhưng không có giấy đăng kí kết hôn. Vấn đề này được ghi nhận là một giải đáp tình thế nhằm giải quyết những vấn đề con chung của vợ chồng, tài sản của vợ chồng, vấn đề thừa kế di sản nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nhất là bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em. Quy định về vấn đề này trước đây được ghi nhận tại Thông tư số 112NCPL ngày 19 tháng 8 năm 1972 và được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện tại Nghị quyết số 352000NQQH ngày 9 tháng 6 năm 2000 quy định cụ thể về hôn nhân thực tế. Quan hệ huyết thống: là căn cứ rất quan trọng để xác định người thừa kế theo pháp luật – là quan hệ giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ (là cha, mẹ đối với con; ông, bà đối với cháu nội và cháu ngoại; cụ đối với chắt nội và chắt ngoại) hoặc bàng hệ (không trực tiếp sinh ra nhau nhưng có cùng một nguồn gốc chung: ví dụ như quan hệ giữa anh chị em ruột; quan hệ giữa bác, chú, cô, cậu, dì ruột với cháu ruột và ngược lại). Quan hệ nuôi dưỡng: có thể được hiểu là quan hệ giữa cha, mẹ nuôi đối với con nuôi và ngược lại, được xác định thông qua sự kiện nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật. Việc nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện do Luật HNGĐ quy định (Điều 68, Điều 69 Luật HNGĐ 2000). Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định một trường hợp ngoại lệ đặc biệt, đó là trường hợp con riêng với bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì cũng được thừa kế di sản của nhau. 2.1.2. Hàng thừa kế Không phải cá nhân nào trong diện thừa kế cũng được hưởng di sản thừa kế. Trên cơ sở xác định diện thừa kế, pháp luật quy định những người có thể được hưởng di sản thừa kế của người chết được xếp theo thứ tự các hàng thừa kế từ hàng thừa kế thứ nhất đến hàng thừa kế thứ ba và những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản (kỉ phần) bằng nhau. Hàng thừa kế thứ nhất: gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết Quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng và ngược lại: Vợ sẽ được thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của chồng và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ coi là vợ chồng nếu hai bên nam nữ kêt hôn hợp pháp. Đối với quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng cần lưu ý: Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản. Đối với trường hợp một người có nhiều vợ, nhiều chồng được pháp luật thừa nhận: Đó là các trường hợp có nhiều vợ nhiều chồng trước ngày 1311960 ở miền Bắc, trước ngày 2531977 ở miền Nam, cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc (trong khoảng thời gian từ 1954 đến năm 1975) lấy vợ, lấy chồng khác và cuộc kết hôn sau không bị tòa án hủy bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này, người chồng (vợ) được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của tất cả những người vợ (chồng) và ngược lại. Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ và ngược lại: Cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ được thừa kế theo pháp luật của nhau không chỉ là quy định của pháp luật thừa kế của Việt Nam mà là của hầu hết các nước trên thế giới. Con đẻ được hưởng thừa kế của cha mẹ đẻ không kể là con trong giá thú hay con ngoài giá thú và ngược lại. Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại: Trước đây, đã có giai đoạn pháp luật chỉ cho phép con nuôi được thừa kế của bố mẹ nuôi chứ không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của bố mẹ đẻ và anh chị em ruột, ngược lại cha đẻ, mẹ đẻ của người đang làm con nuôi cũng không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người con đẻ đó. Tuy nhiên, theo quy định của BLDS 1995, BLDS 2005 thì cha mẹ nuôi và con nuôi được thừa kế di sản của nhau và nếu một người đi làm con nuôi của người khác thì vừa có thể được thừa kế theo pháp luật của cha mẹ nuôi, vừa có thể được thừa kế theo pháp luật của cha mẹ đẻ và cha mẹ đẻ của người đi làm con nuôi người khác cũng được hưởng thừa kế của người con nuôi đó. Để có thể được hưởng thừa kế thì quan hệ nhận nuôi con nuôi phải hợp pháp theo quy định của Luật HNGĐ 2000. Hàng thừa kế thứ hai: gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Quan hệ thừa kế giữa ông nội, bà nội với cháu nội, giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại và ngược lại: ông bà nội là người sinh ra cha của cháu, ông bà ngoại là người đã sinh ra mẹ của cháu. Nếu cháu (ruột) chết thì ông bà nội, ông bà ngoại sẽ ở hàng thừa kế thứ hai của cháu và ngược lại. Quan hệ thừa kế giữa anh chị ruột với em ruột và ngược lại: Mặc dù pháp luật không quy định cụ thể nhưng có thể hiểu anh chị em ruột là anh chị em cùng cha hoặc cùng mẹ. Do vậy, nếu anh chi ruột chết trước em ruột thì em ruột được hưởng thừa kế của anh, chị ruột và ngược lại. Hàng thừa kế thứ ba: gồm cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Quan hệ thừa kế giữa cụ nội với chắt nội, cụ ngoại với chắt ngoại và ngược lại. Tương tự như quan hệ thừa kế giữa ông, bà (nội, ngoại) với cháu ruột, cụ nội, cụ ngoại sẽ thuộc hàng thừa kế thứ ba của chắt ruột và ngược lại. Quan hệ thừa kế giữa bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu ruột và ngược lại. Bác ruột, chú ruột, cô ruột là anh, chị, em (ruột) của bố đẻ của cháu; bác ruột, cậu ruột, dì ruột và anh, chị, em (ruột) của mẹ đẻ của cháu. Bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột. dì ruột thuộc hàng thừa kế thứ hai của cháu ruột khi cháu ruột chết và ngược lại. Khi chia thừa kế theo hàng thừa kế, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần bằng nhau, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản (nguyên tắc hàng trước được ưu tiên). Khi tất cả các hàng thừa kế đều không còn người thừa kế thì di sản thuộc về Nhà nước. 2.2. Khái niệm chung về thừa kế thế vị Điều 677 BLDS 2005 quy định về thừa kế thế vị như sau: “Trong trường hợp con của người để lai di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”. Theo nguyên tắc chung, người thừa kế là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, nhưng pháp luật thừa kế nước ta quy định trường hợp khi con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì quyền thừa kế thế vị của cháu vẫn được đảm bảo và nếu cháu cũng đã chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cũng tương tự, quyền thừa kế thế vị của chắt cũng sẽ không bị xâm phạm. Quy định của điều luật này có sự khác biệt so với quy định về thừa kế thế vị tại Điều 680 BLDS 1995. Điều 680 BLDS 1995 chỉ quy định thừa kế thế vị trong trường hợp con hoặc cháu chết trước người để lại di sản mà không quy định đến trường hợp cháu hoặc chắt có được thừa kế thế vị hay không nếu cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết cùng vào một thời điểm với ông, bà nội, ngoại hoặc các cụ nội, ngoại. Điểm mới này đã giải quyết thỏa đáng quyền thừa kế thế vị của các cháu nội, ngoại hoặc các chắt nội, ngoại trong trường hợp cha hoặc mẹ của cháu hoặc chắt chết trước hoặc cùng m ột thời điểm với ông, bà nội, ngoại hoặc các cụ nội, ngoại. Quy định trên không những phù hợp về mặt thực tế mà còn phù hợp với bản chất của thừa kế thế vị. Tuy nhiên, quy định này mới chỉ liệt kê các trường hợp thừa kế thế vị mà chưa định nghĩa thế nào là thừa kế thế vị. Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội do Nhà xuất bản Công an Nhân dân xuất bản năm 1999 đã định nghĩa: “Thừa kế thế vị là thừa kế bằng việc thay thế vị trí để hưởng thừa kế”. Mặt khác, theo tinh thần của điều luật trên, thừa kế thế vị chỉ được đặt ra khi người được thế vị (con hoặc cháu) chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản (ông, bà hoặc cụ). Vì thế có thể hiểu, thừa kế thế vị là việc cháu hoặc chắt được hưởng di sản của ông, bà hoặc cụ với tư cách thay thế vị trí của người cha hoặc người mẹ của mình để nhận phần di sản mà cha hoặc mẹ của mình được hưởng nếu còn sống. Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, không phát sinh từ căn cứ di chúc. Người thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì phần di chúc đó vô hiệu. Nói cách khác, thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo pháp luật mà được hiểu là trình tự hưởng di sản do pháp luật quy định. Cháu và chắt trong trường hợp này không thể được hiểu là thừa kế theo trình tự hàng thừa kế, vì nếu hiểu như vậy có nghĩa là cháu và chắt – mỗi người trong số họ sẽ đều được hưởng một phần di sản ngang nhau và ngang bằng với những người thừa kế cùng hàng khác. Điều này trái với bản chất của người thừa kế thế vị là tất cả những người thừa kế thế vị chỉ được hưởng chung một phần di sản (kỉ phần) mà cha hoặc mẹ của học được hưởng nếu còn sống mà thôi. II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ THEO QUY ĐỊNH CỦA BLDS 2005 1. Điều kiện hưởng thừa kế thế vị Như đã trình bày ở trên, thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, không phát sinh từ căn cứ di chúc. Chính vì vậy mà điều kiện để hưởng thừa kế thế vị của người thừa kế cũng phải thỏa mãn được những điều kiện hưởng di sản nói chung của người thừa kế theo pháp luật. Cụ thể: cháu phải còn sống vào thời điểm ông, bà chết mới là người thừa kế thế vị tài sản của ông, bà. Chắt phải sống vào thời điểm cụ chết mới là người thừa kế thế vị tài sản của cụ. Cũng trong điều kiện này, nhưng ở một hoàn cảnh đặc biệt hơn là cháu sinh ra sau khi ông, bà chết nhưng đã thành thai trước khi ông, bà chết cũng là người thừa kế thế vị tài sản của ông, bà chết; chắt sinh ra sau khi cụ chết nhưng đã thành thai trước khi cụ chết cũng là người thừa kế thế vị tài sản của cụ. Thừa kế thế vị sẽ không phát sinh nếu như trường hợp cháu hoặc chắt bị tước quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản của ông, bà hoặc cụ. Bên cạnh những điều kiện của người thừa kế theo pháp luật, muốn phát sinh quan hệ thừa kế thế vị cần có những điều kiện đặc thù khác. Điều 677 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp con của người để lai di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”. Theo quy định trên, cháu hoặc chắt được thừa kế thế vị của ông, bà nội, ngoại hoặc các cụ nội, ngoại với những điều kiện: Cha hoặc mẹ của cháu hoặc chắt chết trước hoặc cùng một thời điểm với ông, bà nội, ông, bà ngoại hoặc các cụ nội, cụ ngoại. Cháu hoặc chắt chỉ được thừa kế thế vị hưởng di sản của ông, bà hoặc của các cụ phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu hoặc chắt được hưởng nếu còn sống. 2. Các trường hợp thừa kế thế vị 2.1. Thừa kế thế vị trong trường hợp thông thường Như đã trình bày ở trên, vấn đề thừa kế thế vị được quy định tại Điều 677 BLDS 2005. Theo quy định này thì thừa kế thế vị là viieecj con thay thế vị trí của bố hoặc mẹ để hưởng di sản từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc cụ nội, cụ ngoại nếu bố, mẹ đã chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với những người này. Phần di sản mà người con được hưởng trong khối di sản của người để lại di sản thừa kế nói trên là phần di sản mà bố hoặc mẹ của người đó được hưởng nếu còn sống. Điều 677 BLDS 2005 chỉ quy định “con” của người để lại di sản mà không quy định cụ thể là con đẻ hau con nuôi, con trong giá thú hay con ngoài giá thú. Tuy nhiên, vấn đề này có thể xem xét trong tổng thể các quy định của pháp luật như quy định của Hiến pháp, BLDS, Luật HNGĐ… để có thể thấy rằng: pháp luật của Nhà nước ta không cho phép có sự phân biệt đối xử giữa con đẻ với con nuôi, con trong giá thú hay con ngoài giá thú; pháp luật thừa nhận giữa những người con này và cha, mẹ chúng đều có những quyền lợi và nghĩa vụ như nhau – không phải con đẻ, con trong giá thú thì sẽ được hưởng những quyền lợi cao hơn so với con nuôi và con ngoài giá thú. Mọi sự phân biệt đối xử đều có thể coi là trái với quy định của pháp luật. Thừa kế thế vị xét trên tổng thể về quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa người để lại di sản với con, cháu của người đó. Về quan hệ huyết thống: Thừa kế thế vị xét trên mối quan hệ huyết thống giữa người để lại di sản với người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là quan hệ cha con, mẹ con. Người cháu, người chắt có quan hệ huyết thống trực hệ với người để lại di sản có quyền thừa kế thế vị nhận di sản của ông, bà hoặc cụ khi cha, mẹ của cháu, chắt chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà hoặc cụ mà đáng lẽ nếu còn sống thì cha, mẹ của cháu hoặc chắt sẽ được hưởng. Về quan hệ nuôi dưỡng: Giữa con nuôi và cha, mẹ nuôi không có mối quan hệ huyết thống mà chỉ có quan hệ nuôi dưỡng nhau. Nhưng nếu con nuôi chết trước cha, mẹ nuôi thì con của người con nuôi đó được nhận thừa kế thế vị như các cháu có quan hệ huyết thống với người để lại di sản. Phương thức này cũng được áp dụng cho cháu là con đẻ của người con riêng của vợ hoặc của chồng – nếu con riêng và cha kế, mẹ kế đã thể hiện được nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, yêu thương nhau như cha con, mẹ con. 2.1.1. Cháu thế vị cha hoặc mẹ của cháu để hưởng di sản của ông, bà Theo quy định tại Điều 677 BLDS 2005, trường hợp bố chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông nội, bà nội thì cháu được thay thế vị trí của bố hưởng di sản của ông nôi, bà nội để lại; trường hợp mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông ngoại, bà ngoại thì cháu được thay thế vị trí của mẹ hưởng di sản thừa kế của ông ngoại, bà ngoại để lại. Quan hệ giữa “ông, bà”, “cháu”, “bố, mẹ” trong trường hợp này đều dựa trên mối quan hệ huyết thống. Khoản 1 Điều 63 Luật HNGĐ 2000 quy định về con chung của vợ chồng như sau: “Con sinh ra trong thời kì hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kì đó là con chung của vợ chồng”. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cha, mẹ và con, Điều 63 Luật HNGĐ 2000 còn quy định thêm nội dung “Con sinh ra trước ngày đăng kí kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng”. Bên cạnh đó, Điều 63 Nghị định số 702001NĐCP ngày 03102001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HNGĐ 2000 (Nghị định số 712001NĐCP) còn hướng dẫn: Con sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật thì được xác định là con chung của 2 người. Như vậy, con được sinh ra trong thời kì hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kì đó, cũng như con sinh ra trước ngày đăng kí kết hôn nhưng được cha mẹ thừa nhận đều được pháp luật công nhận là con chung của vợ chồng. Quan hệ giữa cha, mẹ và con trong trường hợp này dựa trên sự kiện thụ thai và sinh đẻ, con được sinh ra trong thời kì này mặc nhiên được suy đoán là con đẻ của vợ chồng. Đương nhiên cha mẹ và con đẻ có quyền thừa kế của nhau theo quy định của pháp luật và theo quy định về thừa kế thế vị. Trường hợp người chồng không công nhận mối quan hệ huyết thống này thì có quyền chứng minh mình không phải là cha đứa trẻ và Tòa án sẽ xác nhận về những chứng cứ chứng minh này (điểm b, mục 5 Nghị quyết số 022000NQHĐTP ngày 23122000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng 1 số quy định của Luật HNGĐ năm 2000). Đối với trường hợp con ngoài giá thú, việc xác định mẹ cho con ngoài giá thú thì người mẹ phải có nghĩa vụ chứng minh trước cơ quan pháp luật mình đã sinh ra đứa trẻ đó (bằng giấy chứng sinh hoặc 1 chứng cứ nào đó tương tự). Đối với việc xác định quan hệ cha con cho con ngoài giá thú, điểm b mục 5 Nghị quyết số 022000NQHĐTP quy định: “Khi có người yêu cầu Tòa án xác định một người nào đó là con của họ thì phải có chứng cứ, do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ”. Trong trường hợp người cha hoặc người mẹ lẩn tránh việc nhận con ngoài giá thú của mình thì theo yêu cầu của con đã thành niên, Tòa án sẽ xác định cha mẹ cho con theo trình tự luật định. Theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 BLDS 2005 có thể khẳng định: con ngoài giá thú có quyền thừa kế di sản của cha mẹ đẻ mình. Tóm lại, dù là con trong giá thú hay con ngoài giá thú thì giữa người để lại di sản, người được thừa kế thế vị và người thừa kế thế vị đều dựa trên mối quan hệ huyết thống. Quan hệ thừa kế thế vị sẽ phát sinh nếu như giữa ông, bà; bố, mẹ và các cháu có mối quan hệ huyết thống trực hệ với nhau và đáp ứng điều kiện bố hoặc mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông hoặc bà. 2.1.2. Chắt thế vị cha hoặc mẹ của chắt để hưởng di sản của cụ Chắt sẽ được thay thế vị trí của cha hoặc mẹ của chắt để hưởng di sản của cụ trong các trường hợp cụ thể sau đây: Trường hợp ông nội, bà nội chết trước người để lại đi sản là cụ, cha cũng chết trước người để lại di sản nhưng chết sau ông nội, bà nội thì chắt được hưởng phần di sản mà cha mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết. Trường hợp ông ngoại, bà ngoại chết trước người để lại đi sản là cụ, mẹ cũng chết trước người để lại di sản nhưng chết sau ông ngoại, bà ngoại thì chắt được hưởng phần di sản mà mẹ mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết. Trường hợp ông, bà, cha, mẹ đều chết cùng với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nếu con sống vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp ông, bà chết trước người để lại di sản, cha, mẹ chết sau ông, bà nhưng chết cùng với thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha, mẹ chắt được nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Nếu cụ không còn người có quyền hưởng di sản ở hàng thứ nhất thì trường hợp chắt thay thế vị trí của cha mẹ mình hưởng di sản của cụ sẽ phát sinh trong trường hợp ông, bà không được quyền hưởng di sản của cụ và cha, mẹ của chắt chết trước hoặc chết cùng thời điểm với cụ, khi đó chắt được thế vị cha, mẹ mình để hưởng thừa kế đối với di sản của cụ. 2.2. Thừa kế thế vị trong trường hợp có nhân tố con nuôi Theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì giữa con nuôi với các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ giống như con đẻ. Theo đó, quyền thừa kế của người được nhận nuôi được đảm bảo như đối với người con đẻ trong gia đình người nhận nuôi con nuôi – nghĩa là người con nuôi và những người khác trong gia đình người nhận nuôi như cha đẻ, mẹ đẻ của người nhận nuôi; con đẻ của người nhận nuôi, anh, chị, em ruột của người nhận nuôi sẽ là những người thừa kế theo pháp luật của nhau và quan hệ thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 cũng sẽ phát sinh khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định. Vấn đề thừa kế thế vị có nhân tố con nuôi trong BLDS hiện nay được quy định tại Điều 678, theo đó: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này” 2.3. Thừa kế thế vị của con riêng, cha dượng, mẹ kế Quy định về thừa kế thế vị giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế được ghi nhận tại Điều 27 Pháp lệnh thừa kế 1990, Điều 682 BLDS 1995 và cho đến nay, vấn đề này được sửa đổi, bổ sung tại Điều 679 BLDS 2005. Theo đó: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này”. Có thể hiểu điều luật này như sau: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, trình tự và điều kiện thừa kế do pháp luật quy định. Điều 676 BLDS 2005 quy định về những người thừa kế theo pháp luật được sắp xếp thành những hàng thừa kế nhất định, trong đó không có quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng, cha dượng, mẹ kế mà vấn đề này lại được quy định riêng như 1 trường hợp đặc biệt tại Điều 679 BLDS 2005. Từ quy định này có thể hiểu rằng: Sự quy định người thừa kế theo pháp luật, không liệt kê trường hợp con riêng, cha dượng, mẹ kế vào các hàng thừa kế vì không phải mặc nhiên trường hợp này được thừa kế di sản của nhau, mà cần phải đáp ứng những điều kiện cụ thể. Giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế chỉ phát sinh quan hệ thừa kế khi và chỉ khi giữa con riêng, cha dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như đối với cha mẹ đẻ của chính mình. Quan hệ giữa con riêng với cha dượng là quan hệ giữa người chồng với con riêng của người vợ. Quan hệ giữa con riêng với mẹ kế là quan hệ giữa người vợ với con riêng của chồng. Các bên trong 2 mối quan hệ này không có quan hệ huyết thống nên về nguyên tắc thì họ không phải là người thừa kế theo pháp luật của nhau. Tuy nhiên, nếu giữa họ có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau thì học được xác định tương tự như cha mẹ nuôi với con nuôi và vì thế họ sẽ là người thừa kế ở hàng thừa kế của nhau nhưng không đương nhiên mang tính hai chiều như quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Khi có căn cứ xác định giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì con của người con riêng đó hoàn toàn có quyền được thừa kế thế vị cha, mẹ họ để nhận di sản để lại của ông, bà mình khi cha, mẹ họ chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với ông, bà. Tất nhiên đây chỉ là trường hợp người thừa kế thế vị là con đẻ của người con riêng (người được thê vị). Đối với trường hợp con của người con riêng là con nuôi thì cần dựa vào những cách thức xác lập hình thức nuôi con khác nhau để quy định những hệ quả pháp lý khác nhau. 2.4. Thừa kế thế vị trong trường hợp có vi phạm khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân sự 2005 Hiến pháp năm 1992 và Điều 631 BLDS 2005 đều ghi nhận quyền hưởng thừa kế của cá nhân. Tuy nhiên trong đời sống xã hội có một số trường hợp cá biệt người thừa kế vi phạm nghiêm trọng hoặc có hành vi trái đạo đức xã hội bị pháp luật tước quyền hưởng di sản, Luật Dân sự nước ta cũng như Luật Dân sự của các nước khác trên thế giới đều có quy định về những người không được quyền hưởng di sản thừa kế. Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản nhưng người đó khi còn sống đã bị kết án về một trong các hành vi theo quy định tại khoản 1 Điều 643 BLDS 2005 thì cháu có được thừa kế thế vị hay không? Có hai quan điểm chính được đưa ra xung quanh vấn đề này: Quan điểm thứ nhất cho rằng: Trường hợp này cháu không được hưởng thừa kế thế vị bởi vì thừa kế thế vị chỉ phát sinh trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản nếu còn sống. Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Cơ sở thừa kế thế vị của cháu, chắt là dựa vào quyền thừa kế theo pháp luật của bố hoặc mẹ của họ nếu còn sống. Vì vậy, cháu không thể thừa kế thế vị của ông, bà nếu cha hoặc mẹ của cháu khi còn sống không có quyền hưởng (do bị tước quyền) thừa kế theo pháp luật của ông, bà. Quan điểm thứ hai cho rằng: Để bảo vệ quyền hưởng di sản của cháu, chắt khi bản thân họ không bị tòa án tước quyền, không bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản, họ có năng lực thừa hưởng thì pháp luật nên cho họ hưởng thừa kế thế vị thay cho cha, mẹ họ bị tước. Hơn nữa, trong thực tế, có những người con của người không được hưởng di sản thừa kế không hề mong muốn cha, mẹ mình có những hành vi không còn xứng đáng hưởng di sản thừa kế của người đã chết nhưng không ngăn cản được vì một lý do nào đó không hề có lỗi trong hành vi xử sự của cha, mẹ của họ. Theo em, pháp luật quy định không cho cháu (chắt) được thừa kế thế vị trong trường hợp cha hoặc mẹ của cháu, chắt khi còn sống đã bị kết án về một trong các hành vi theo quy định tại khoản 1 Điều 643 BLDS 2005. Vì cha mẹ của cháu, chắt khi còn sống đã không được hưởng thừa kế di sản của ông, bà. 3. Mối quan hệ giữa thừa kế thế vị và thừa kế theo hàng Quan hệ thừa kế theo hàng nói chung và quan hệ thế vị nói riêng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ: quan hệ thừa kế thế vị không phải là quan hệ thừa kế theo hàng nhưng hàng thừa kế lại là căn cứ để xác định quan hệ thừa kế thế vị trong một số trường hợp sau: Trường hợp thứ nhất: hàng thừa kế là căn cứ để xác định phần di sản mà người thừa kế thế vị được hưởng. Đó là trường hợp, con hoặc cháu của người để lại di sản là người được thừa kế theo hàng nhưng đã chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản. Do vậy, con của người con hoặc người cháu đó được thừa kế thế vị cha hoặc mẹ mình. Phần di sản mà cháu hoặc chắt thay thế cha, mẹ họ được hưởng tương ứng với phần di sản mà người cha, người mẹ của người thừa kế thế vị được hưởng từ di sản của ông, bà hoặc cụ. Tuy nhiên, dù người thừa kế thế vị chỉ là một người hay gồm nhiều người thì những người thừa kế thế vị cũng chỉ được hưởng chung một suất thừa kế được chia theo pháp luật mà người được thừa kế theo hàng (cha, mẹ người thừa kế thế vị) được hưởng nếu còn sống. Trường hợp thứ hai: hàng thừa kế là căn cứ để chắt được hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp: cụ chết, ông, bà là người thừa kế duy nhất ở hàng thừa kế thứ nhất nhưng ông, bà lại không có quyền hưởng do vi phạm Điều 643 BLDS 2005. Do vậy, những người ở hàng thừa kế thứ hai được hưởng thừa kế, trong đó có cháu nhưng cháu lại chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với cụ, nên chắt được thừa kế thế vị theo hàng (cháu) được hưởng nếu còn sống. Như vậy, nếu cháu không thuộc hàng thừa kế thứ hai thì chắt cũng không được thừa kế thế vị trong trường hợp trên và khi đó quyền lợi của cháu chưa được đảm bảo một cách triệt để. III. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ 1. Thực trạng áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án về thừa kế thế vị Việc xét xử các vụ án thừa kế là một loại việc khó và phức tạp, dễ mắc sai sót. Trên thực tế thi hành BLDS 2005, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với những quy định mới của BLDS nói chung và thừa kế nói riêng chưa kịp ban hành là một nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động xét xử của Tòa án. Nhiều quy định về thừa kế thế vị của BLDS 1995 tiếp tục được thừa kế trong BLDS 2005 nhưng thực tiễn pháp luật đã gặp nhiều vướng mắc do chưa có hướng dẫn đầy đủ, dẫn đến việc áp dụng thiếu thống nhất giữa các cấp Tòa án. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp do nhận thức của thẩm phán chưa thật sự đúng đắn hoặc do sai sót của thẩm phán khi giải quyết vụ án chưa xác định đúng khối di sản thừa kế, xác định sai thời điểm mở thừa kế, xác định chưa đúng những người thuộc diện và hàng thừa kế thế vị,… Từ thực tế đó, em xin đưa ra một số ý kiến đóng góp về những điều luật cần sửa đổi hoặc cần có hướng dẫn cụ thể nhằm giải quyết những khó khăn vướng mắc khi Tòa án xét xử những vụ án tranh chấp về thừa kế có liên quan đến thừa kế thế vị. 2. Hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về thừa kế thế vị 2.1. Thừa kế thế vị có nhân tố con nuôi Trường hợp người nhận nuôi con nuôi chết trước hoặc cùng một thời điểm với cha mẹ đẻ của họ thì người con nuôi của họ không được thừa kế thế vị. Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02HĐTP ngày 19101990 thì: “Con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế với cha mẹ đẻ và con đẻ của người nuôi. Do đó, con nuôi không phải là thừa kế theo pháp luật của cha mẹ và con đẻ của người nuôi”. Mặt khác, giữa người con nuôi với cha mẹ đẻ của người nhận nuôi con nuôi không tồn tại bất cứ quan hệ nào, họ không có quan hệ huyết thống, cũng không có nghĩa vụ nuôi dưỡng, do đó không có quan hệ thừa kế thế vị. Trường hợp người con nuôi chết trước hoặc cùng một thời điểm với cha nuôi, mẹ nuôi thì người con đẻ của người con nuôi không được thừa kế thế vị vì giữa con đẻ của người con nuôi với người con nuôi có quan hệ huyết thống với nhau, còn giữa cha mẹ của người con đẻ với ông bà đã nhận nuôi dưỡng cha mẹ họ không có quan hệ nuôi dưỡng. Như vậy, người con đẻ của người con nuôi không thể được coi là cháu của ông bà đã nhận nuôi cha mẹ họ. Trường hợp con nuôi chết trước hoặc cùng một thời điểm với cha nuôi, mẹ nuôi thì con nuôi của người con nuôi không được hưởng thừa kế thế vị. 2.2. Thừa kế thế vị của con riêng và cha dượng, mẹ kế Quy định tại Điều 679 về quan hệ thừa kế giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế hiện nay thì việc xác định quyền thừa kế thế vị là một vấn đề phức tạp và có những quan điểm khác nhau. Pháp luật cần làm sáng tỏ khái niệm “nuôi dưỡng” nói chung và khái niệm “chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ con” nói riêng. Pháp luật nên quy định nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế căn cứ vào việc giữa họ có thực sự thể hiện được nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con hay không và cần quy định những điều kiện nào được coi là chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Hơn nữa, việc chăm sóc, nuôi dưỡng cũng chỉ cần một bên có đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ con thì vẫn được thừa kế của nhau và trong trường hợp người con riêng chết trước hoặc cùng một thời điểm với cha dượng, mẹ kế thì con của người con riêng đó được hưởng thừa kế thế vị. 2.3. Thừa kế thế vị trong trường hợp con được sinh ra theo phương pháp khoa học Trong trường hợp con sinh theo phương pháp khoa học thì giữa con và cha, mẹ thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản có quan hệ xác định như cha mẹ đối với con đẻ và họ có quyền thừa kế của nhau. Vì vậy, khi người con sinh theo phương pháp khoa học chết trước hoặc cùng một thời điểm với cha, mẹ thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản thì con, cháu của người sinh ra theo phương pháp khoa học ấy được thừa kế thế vị. Người con sinh ra theo phương pháp khoa học không được quyền yêu cầu quyền thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi. Vì vậy, thừa kế thế vị đương nhiên không đặt ra giữa người con được sinh ra theo phương pháp khoa học và người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi. 2.4. Thừa kế thế vị trong trường hợp có vi phạm khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2005 Nếu cha hoặc mẹ của cháu, chắt khi còn sống đã bị kết án về một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 643 BLDS 2005 thì cháu, chắt vẫn được thừa kế thế vị để bảo vệ quyền hưởng di sản của cháu, chắt khi bản thân họ không bị tòa án tước quyền, không bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản, họ có năng lực thừa hưởng. KẾT LUẬN Quan hệ thừa kế về bản chất là quan hệ sở hữu nên việc giải quyết các tranh chấp trên thực tế không thỏa đáng hoặc không đảm bảo quyền và lợi ích của các đương sự sẽ gây ra rất nhiều hậu quả và gây bất bình long dân. Do vậy, cần phải xác định đúng, chính xác diện và hàng thừa kế sẽ giúp cho việc giải quyết tranh chấp trên thực tế được dễ dàng, nâng cao hiệu quả công tác xét xử, tạo niềm tin vào Nhà nước và Pháp luật.
Thừa kế vị hoàn thiện quy định Bộ luật Dân thừa kế vị Trong giai đoạn phát triển trình lập pháp, quan hệ thừa kế mối quan hệ quan trọng Với chất quan hệ tài sản, quan hệ thừa kế tác động kinh tế thị trường trở nên phong phú phổ biến giao lưu dân sự, Chính thế, chế định thừa kế có vị trí quan trọng thuacj cần thiết hệ thống quy phạm pháp luật dân Việt Nam Vấn đề quan trọng đặt hàng đầu giải tranh chấp thừa kế việc xác định người thừa kế di sản.Để xác định người có quyền hưởng thừa kế phải dựa vào mối quan hệ người với người để lại di sản.Nếu thừa kế theo di chúc biểu ý chí người để lại di sản việc xác định người thuộc diện hưởng thừa kế xảy di sản chia theo pháp luật Thừa kế vị trường hợp thừa kế theo pháp luật Với mong muốn tìm hiểu trường hợp thừa kế đặc biệt này, sau em xin sâu phân tích để làm rõ đề tài: “Thừa kế vị hoàn thiện quy định Bộ luật Dân thừa kế vị” Đây vấn đề đòi hỏi kiến thức sâu rộng, am hiểu vấn đề em hạn hẹp nên viết không tránh khỏi sai sót Em mong nhận ý kiến đánh giá thầy cô viết để em hoàn thiện Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỪA KẾ VÀ THỪA KẾ THẾ VỊ Khái niêm thừa kế quyền thừa kế 1.1 Khái niệm thừa kế Thừa kế di sản theo quan hệ pháp luật dân sự dịch chuyển tài sản quyền sở hữu tài sản cá nhân người chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu tài sản hưởng theo di chúc theo pháp luật 1.2 Khái niệm quyền thừa kế Xuất phát từ quan hệ xã hội đời thường điều chỉnh quy phạm pháp luật, quyền thừa kế hiểu sau: Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế hiểu chế định pháp luật bao gồm tổng hợp quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ việc dịch chuyển tài sản từ người chết cho người sống khác theo ý chí họ thể di chúc theo ý chí Nhà nước thể quy phạm pháp luật Theo nghĩa hẹp, quyền thừa kế hiểu quyền dân chủ quan chủ thể có quyền để lại di sản thừa kế có quyền hưởng di sản thừa kế người chết để lại theo ý chí người theo quy định pháp luật Ngoài ra, góc độ khoa học pháp lý, quyền thừa kế hiểu quan hệ pháp luật dân Quan hệ pháp luật dân thừa kế quan hệ thừa kế quy phạm pháp luật dân điều chỉnh Quan hệ bao gồm chủ thể, khách thể nội dung Quan hệ thừa kế quan hệ tài sản Luật Dân điều chỉnh xác định quan hệ tuyệt đối giống quan hệ sở hữu , xác định bên chủ thể mang quyền người để lại di sản người thừa kế chủ thể khác người phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền để lại di sản thừa kế quyền hưởng di sản thừa kế họ Khái niệm thừa kế theo pháp luật thừa kế vị 2.1 Khái niệm thừa kế theo pháp luật Thừa kế theo di chúc chuyển tài sản người chết cho người sống theo ý chí người có di sản Tuy nhiên, thực tế lúc người để lại di sản chết để lại di chúc di chúc người lập hợp pháp Xuất phát từ lí này, chế định thừa kế theo pháp luật coi “sự đoán” ý chí người để lại di sản “Sự đoán” nước khác nhau, tùy thuộc vào quan niệm phong tục tập quán Nếu thừa kế theo di chúc, người thừa kế theo di chúc cá nhân quan, tổ chức cá nhân người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản Tuy nhiên, thừa kế theo pháp luật có cá nhân hưởng thừa kế cá nhân phải có ba mối quan hệ với người để lại di sản: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng Tuy nhiên, cá nhân có ba quan hệ với ngườ để lại di sản hưởng thừa kế mà việc thừa kế xác định theo hàng Tương tự vậy, hàng thừa kế hưởng di sản mà điều phụ thuộc vào nguyên tắc ưu tiên hàng thừa kế Theo quy định Điều 674 BLDS 2005 thì: “Thừa kế theo pháp luật thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện trình tự thừa kế pháp luật quy định” 2.1.1 Diện thừa kế Diện thừa kế phạm vi người hưởng di sản người chết để lại xác định theo ba quan hệ: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng Người thừa kế theo pháp luật phải có ba quan hệ người để lại di sản: Quan hệ hôn nhân: “Hôn nhân quan hệ vợ chồng sau kết hôn” (Điều 8, Luật HN&GĐ 2000) Như vậy, coi quan hệ hôn nhân người nam người nữ họ kết hôn hợp pháp Sau kết hôn, vợ chồng có quyền nghĩa vụ quyền vợ chồng pháp luật thừa nhận “vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản theo quy định pháp luật thừa kế” (Khoản 1, Điều 31, Luật HN&GĐ 2000) Quan hệ hôn nhân hợp pháp xác lập việc đăng kí kết hôn theo trình tự, thủ tục quy định Luật HN&GĐ 2000 Ngoài quan hệ hôn nhân hợp pháp, thực tiễn xuất khái niệm “hôn nhân thực tế” quy định trường hợp nam nữ chung sống với vợ chồng, đời sống chung hạnh phúc, mục đích hôn nhân đạt được, giấy đăng kí kết hôn Vấn đề ghi nhận giải đáp tình nhằm giải vấn đề chung vợ chồng, tài sản vợ chồng, vấn đề thừa kế di sản nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp công dân, bảo vệ quyền lợi bà mẹ trẻ em Quy định vấn đề trước ghi nhận Thông tư số 112-NCPL ngày 19 tháng năm 1972 sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Nghị số 35/2000/NQ-QH ngày tháng năm 2000 quy định cụ thể hôn nhân thực tế Quan hệ huyết thống: quan trọng để xác định người thừa kế theo pháp luật – quan hệ người có dòng máu trực hệ (là cha, mẹ con; ông, bà cháu nội cháu ngoại; cụ chắt nội chắt ngoại) bàng hệ (không trực tiếp sinh có nguồn gốc chung: ví dụ quan hệ anh chị em ruột; quan hệ bác, chú, cô, cậu, dì ruột với cháu ruột ngược lại) Quan hệ nuôi dưỡng: hiểu quan hệ cha, mẹ nuôi nuôi ngược lại, xác định thông qua kiện nhận nuôi nuôi theo quy định pháp luật Việc nhận nuôi nuôi phải đáp ứng đầy đủ điều kiện Luật HN&GĐ quy định (Điều 68, Điều 69 Luật HN&GĐ 2000) Bên cạnh đó, pháp luật quy định trường hợp ngoại lệ đặc biệt, trường hợp riêng với bố dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng cha con, mẹ thừa kế di sản 2.1.2 Hàng thừa kế Không phải cá nhân diện thừa kế hưởng di sản thừa kế Trên sở xác định diện thừa kế, pháp luật quy định người hưởng di sản thừa kế người chết xếp theo thứ tự hàng thừa kế từ hàng thừa kế thứ đến hàng thừa kế thứ ba người thừa kế hàng hưởng phần di sản (kỉ phần) Hàng thừa kế thứ nhất: gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, đẻ, nuôi người chết - Quan hệ thừa kế vợ với chồng ngược lại: Vợ thừa kế hàng thừa kế thứ chồng ngược lại Tuy nhiên, coi vợ chồng hai bên nam nữ kêt hôn hợp pháp Đối với quan hệ thừa kế vợ chồng cần lưu ý: Trong trường hợp vợ, chồng chia tài sản chung hôn nhân tồn mà sau người chết người sống thừa kế di sản Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa tòa án cho ly hôn án định chưa có hiệu lực pháp luật, người chết người sống thừa kế di sản Người vợ chồng người thời điểm người chết dù sau kết hôn với người khác thừa kế di sản Đối với trường hợp người có nhiều vợ, nhiều chồng pháp luật thừa nhận: Đó trường hợp có nhiều vợ nhiều chồng trước ngày 13/1/1960 miền Bắc, trước ngày 25/3/1977 miền Nam, cán miền Nam tập kết Bắc (trong khoảng thời gian từ 1954 đến năm 1975) lấy vợ, lấy chồng khác kết hôn sau không bị tòa án hủy án, định có hiệu lực pháp luật Trong trường hợp này, người chồng (vợ) hưởng thừa kế hàng thừa kế thứ tất người vợ (chồng) ngược lại - Quan hệ thừa kế cha mẹ đẻ với đẻ ngược lại: Cha đẻ, mẹ đẻ, đẻ thừa kế theo pháp luật không quy định pháp luật thừa kế Việt Nam mà hầu giới Con đẻ hưởng thừa kế cha mẹ đẻ không kể giá thú hay giá thú ngược lại - Quan hệ thừa kế cha mẹ nuôi với nuôi ngược lại: Trước đây, có giai đoạn pháp luật cho phép nuôi thừa kế bố mẹ nuôi không thuộc diện thừa kế theo pháp luật bố mẹ đẻ anh chị em ruột, ngược lại cha đẻ, mẹ đẻ người làm nuôi không thuộc diện thừa kế theo pháp luật người đẻ Tuy nhiên, theo quy định BLDS 1995, BLDS 2005 cha mẹ nuôi nuôi thừa kế di sản người làm nuôi người khác vừa thừa kế theo pháp luật cha mẹ nuôi, vừa thừa kế theo pháp luật cha mẹ đẻ cha mẹ đẻ người làm nuôi người khác hưởng thừa kế người nuôi Để hưởng thừa kế quan hệ nhận nuôi nuôi phải hợp pháp theo quy định Luật HN&GĐ 2000 Hàng thừa kế thứ hai: gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột người chết; cháu ruột người chết mà người chết ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại - Quan hệ thừa kế ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại ngược lại: ông bà nội người sinh cha cháu, ông bà ngoại người sinh mẹ cháu Nếu cháu (ruột) chết ông bà nội, ông bà ngoại hàng thừa kế thứ hai cháu ngược lại - Quan hệ thừa kế anh chị ruột với em ruột ngược lại: Mặc dù pháp luật không quy định cụ thể hiểu anh chị em ruột anh chị em cha mẹ Do vậy, anh chi ruột chết trước em ruột em ruột hưởng thừa kế anh, chị ruột ngược lại Hàng thừa kế thứ ba: gồm cụ nội, cụ ngoại người chết; bác ruột, ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột người chết; cháu ruột người chết mà người chết bác ruột, ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột người chết mà người chết cụ nội, cụ ngoại - Quan hệ thừa kế cụ nội với chắt nội, cụ ngoại với chắt ngoại ngược lại Tương tự quan hệ thừa kế ông, bà (nội, ngoại) với cháu ruột, cụ nội, cụ ngoại thuộc hàng thừa kế thứ ba chắt ruột ngược lại - Quan hệ thừa kế bác ruột, ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu ruột ngược lại Bác ruột, ruột, cô ruột anh, chị, em (ruột) bố đẻ cháu; bác ruột, cậu ruột, dì ruột anh, chị, em (ruột) mẹ đẻ cháu Bác ruột, ruột, cô ruột, cậu ruột dì ruột thuộc hàng thừa kế thứ hai cháu ruột cháu ruột chết ngược lại Khi chia thừa kế theo hàng thừa kế, người thừa kế hàng hưởng phần nhau, người hàng thừa kế sau hưởng thừa kế, không hàng thừa kế trước chết, quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản từ chối nhận di sản (nguyên tắc hàng trước ưu tiên) Khi tất hàng thừa kế không người thừa kế di sản thuộc Nhà nước 2.2 Khái niệm chung thừa kế vị Điều 677 BLDS 2005 quy định thừa kế vị sau: “Trong trường hợp người để lai di sản chết trước thời điểm với người để lại di sản cháu hưởng phần di sản mà cha mẹ cháu hưởng sống; cháu chết trước thời điểm với người để lại di sản chắt hưởng phần di sản mà cha mẹ chắt hưởng sống” Theo nguyên tắc chung, người thừa kế người sống vào thời điểm mở thừa kế, pháp luật thừa kế nước ta quy định trường hợp người để lại di sản chết trước chết thời điểm với người để lại di sản, quyền thừa kế vị cháu đảm bảo cháu chết trước chết thời điểm với người để lại di sản tương tự, quyền thừa kế vị chắt không bị xâm phạm Quy định điều luật có khác biệt so với quy định thừa kế vị Điều 680 BLDS 1995 Điều 680 BLDS 1995 quy định thừa kế vị trường hợp cháu chết trước người để lại di sản mà không quy định đến trường hợp cháu chắt có thừa kế vị hay không cha mẹ cháu chắt chết vào thời điểm với ông, bà nội, ngoại cụ nội, ngoại Điểm giải thỏa đáng quyền thừa kế vị cháu nội, ngoại chắt nội, ngoại trường hợp cha mẹ cháu chắt chết trước m ột thời điểm với ông, bà nội, ngoại cụ nội, ngoại Quy định phù hợp mặt thực tế mà phù hợp với chất thừa kế vị Tuy nhiên, quy định liệt kê trường hợp thừa kế vị mà chưa định nghĩa thừa kế vị Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học Trường Đại học Luật Hà Nội Nhà xuất Công an Nhân dân xuất năm 1999 định nghĩa: “Thừa kế vị thừa kế việc thay vị trí để hưởng thừa kế” Mặt khác, theo tinh thần điều luật trên, thừa kế vị đặt người vị (con cháu) chết trước thời điểm với người để lại di sản (ông, bà cụ) Vì hiểu, thừa kế vị việc cháu chắt hưởng di sản ông, bà cụ với tư cách thay vị trí người cha người mẹ để nhận phần di sản mà cha mẹ hưởng sống Thừa kế vị phát sinh sở thừa kế theo pháp luật, không phát sinh từ di chúc Người thừa kế theo di chúc chết trước chết thời điểm với người để lại di sản phần di chúc vô hiệu Nói cách khác, thừa kế vị thừa kế theo pháp luật mà hiểu trình tự hưởng di sản pháp luật quy định Cháu chắt trường hợp hiểu thừa kế theo trình tự hàng thừa kế, hiểu có nghĩa cháu chắt – người số họ hưởng phần di sản ngang ngang với người thừa kế hàng khác Điều trái với chất người thừa kế người thừa kế vị hưởng chung phần di sản (kỉ phần) mà cha mẹ học hưởng sống mà II MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ THEO QUY ĐỊNH CỦA BLDS 2005 Điều kiện hưởng thừa kế vị Như trình bày trên, thừa kế vị phát sinh sở thừa kế theo pháp luật, không phát sinh từ di chúc Chính mà điều kiện để hưởng thừa kế vị người thừa kế phải thỏa mãn điều kiện hưởng di sản nói chung người thừa kế theo pháp luật Cụ thể: cháu phải sống vào thời điểm ông, bà chết người thừa kế vị tài sản ông, bà Chắt phải sống vào thời điểm cụ chết người thừa kế vị tài sản cụ Cũng điều kiện này, hoàn cảnh đặc biệt cháu sinh sau ông, bà chết thành thai trước ông, bà chết người thừa kế vị tài sản ông, bà chết; chắt sinh sau cụ chết thành thai trước cụ chết người thừa kế vị tài sản cụ Thừa kế vị không phát sinh trường hợp cháu chắt bị tước quyền hưởng di sản từ chối quyền hưởng di sản ông, bà cụ Bên cạnh điều kiện người thừa kế theo pháp luật, muốn phát sinh quan hệ thừa kế vị cần có điều kiện đặc thù khác Điều 677 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp người để lai di sản chết trước thời điểm với người để lại di sản cháu hưởng phần di sản mà cha mẹ cháu hưởng sống; cháu chết trước thời điểm với người để lại di sản chắt hưởng phần di sản mà cha mẹ chắt hưởng sống” Theo quy định trên, cháu chắt thừa kế vị ông, bà nội, ngoại cụ nội, ngoại với điều kiện: - Cha mẹ cháu chắt chết trước thời điểm với ông, bà nội, ông, bà ngoại cụ nội, cụ ngoại - Cháu chắt thừa kế vị hưởng di sản ông, bà cụ phần di sản mà cha mẹ cháu chắt hưởng sống Các trường hợp thừa kế vị 2.1 Thừa kế vị trường hợp thông thường Như trình bày trên, vấn đề thừa kế vị quy định Điều 677 BLDS 2005 Theo quy định thừa kế vị viieecj thay vị trí bố mẹ để hưởng di sản từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại cụ nội, cụ ngoại bố, mẹ chết trước chết thời điểm với người Phần di sản mà người hưởng khối di sản người để lại di sản thừa kế nói phần di sản mà bố mẹ người hưởng sống Điều 677 BLDS 2005 quy định “con” người để lại di sản mà không quy định cụ thể đẻ hau nuôi, giá thú hay giá thú Tuy nhiên, vấn đề xem xét tổng thể quy định pháp luật quy định Hiến pháp, BLDS, Luật HN&GĐ… để thấy rằng: pháp luật Nhà nước ta không cho phép có phân biệt đối xử đẻ với nuôi, giá thú hay giá thú; pháp luật thừa nhận người cha, mẹ chúng có quyền lợi nghĩa vụ – đẻ, giá thú hưởng quyền lợi cao so với nuôi giá thú Mọi phân biệt đối xử coi trái với quy định pháp luật Thừa kế vị xét tổng thể quan hệ huyết thống quan hệ nuôi dưỡng người để lại di sản với con, cháu người Về quan hệ huyết thống: Thừa kế vị xét mối quan hệ huyết thống người để lại di sản với người thuộc hàng thừa kế thứ quan hệ cha con, mẹ Người cháu, người chắt có quan hệ huyết thống trực hệ với người để lại di sản có quyền thừa kế vị nhận di sản ông, bà cụ cha, mẹ cháu, chắt chết trước chết thời điểm với ông, bà cụ mà sống cha, mẹ cháu chắt hưởng Về quan hệ nuôi dưỡng: Giữa nuôi cha, mẹ nuôi mối quan hệ huyết thống mà có quan hệ nuôi dưỡng Nhưng nuôi chết trước cha, mẹ nuôi người nuôi nhận thừa kế vị cháu có quan hệ huyết thống với người để lại di sản Phương thức áp dụng cho cháu đẻ người riêng vợ chồng – riêng cha kế, mẹ kế thể nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, yêu thương cha con, mẹ 2.1.1 Cháu vị cha mẹ cháu để hưởng di sản ông, bà Theo quy định Điều 677 BLDS 2005, trường hợp bố chết trước chết thời điểm với ông nội, bà nội cháu thay vị trí bố hưởng di sản ông nôi, bà nội để lại; trường hợp mẹ chết trước chết thời điểm với ông ngoại, bà ngoại cháu thay vị trí mẹ hưởng di sản thừa kế ông ngoại, bà ngoại để lại Quan hệ “ông, bà”, “cháu”, “bố, mẹ” trường hợp dựa mối quan hệ huyết thống Khoản Điều 63 Luật HN&GĐ 2000 quy định chung vợ chồng sau: “Con sinh thời kì hôn nhân người vợ có thai thời kì chung vợ chồng” Để đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp cha, mẹ con, Điều 63 Luật HN&GĐ 2000 quy định thêm nội dung “Con sinh trước ngày đăng kí kết hôn cha mẹ thừa nhận chung vợ chồng” Bên cạnh đó, Điều 63 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ 2000 (Nghị định số 71/2001/NĐ-CP) hướng dẫn: Con sinh vòng 300 ngày kể từ ngày người chồng chết kể từ ngày án, định Tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật xác định chung người Như vậy, sinh thời kì hôn nhân người vợ có thai thời kì đó, sinh trước ngày đăng kí kết hôn cha mẹ thừa nhận pháp luật công nhận chung vợ chồng Quan hệ cha, mẹ trường hợp dựa kiện thụ thai sinh đẻ, sinh thời kì suy đoán đẻ vợ chồng Đương nhiên cha mẹ đẻ có quyền thừa kế theo quy định pháp luật theo quy định thừa kế vị Trường hợp người chồng không công nhận mối quan hệ huyết thống có quyền chứng minh cha đứa trẻ Tòa án xác nhận chứng chứng minh (điểm b, mục Nghị số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng số quy định Luật HN&GĐ năm 2000) Đối với trường hợp giá thú, việc xác định mẹ cho giá thú người mẹ phải có nghĩa vụ chứng minh trước quan pháp luật sinh đứa trẻ (bằng giấy chứng sinh chứng tương tự) Đối với việc xác định quan hệ cha - cho giá thú, điểm b mục Nghị số 02/2000/NQ-HĐTP quy định: “Khi có người yêu cầu Tòa án xác định người họ phải có chứng cứ, nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ” Trong trường hợp người cha người mẹ lẩn tránh việc nhận giá thú theo yêu cầu thành niên, Tòa án xác định cha mẹ cho theo trình tự luật định Theo quy định Điều 676 Điều 677 BLDS 2005 khẳng định: giá thú có quyền thừa kế di sản cha mẹ đẻ Tóm lại, dù giá thú hay giá thú người để lại di sản, người thừa kế vị người thừa kế vị dựa mối quan hệ huyết thống Quan hệ thừa kế vị phát sinh ông, bà; bố, mẹ cháu có mối quan hệ huyết thống trực hệ với đáp ứng điều kiện bố mẹ chết trước chết thời điểm với ông bà 2.1.2 Chắt vị cha mẹ chắt để hưởng di sản cụ Chắt thay vị trí cha mẹ chắt để hưởng di sản cụ trường hợp cụ thể sau đây: Trường hợp ông nội, bà nội chết trước người để lại sản cụ, cha chết trước người để lại di sản chết sau ông nội, bà nội chắt hưởng phần di sản mà cha hưởng sống vào thời điểm người để lại di sản chết Trường hợp ông ngoại, bà ngoại chết trước người để lại sản cụ, mẹ chết trước người để lại di sản chết sau ông ngoại, bà ngoại chắt hưởng phần di sản mà mẹ hưởng sống vào thời điểm người để lại di sản chết Trường hợp ông, bà, cha, mẹ chết với người để lại di sản chắt hưởng phần di sản mà cha, mẹ hưởng sống vào thời điểm mở thừa kế Trường hợp ông, bà chết trước người để lại di sản, cha, mẹ chết sau ông, bà chết với thời điểm với người để lại di sản chắt hưởng phần di sản mà cha, mẹ chắt sống vào thời điểm mở thừa kế Nếu cụ không người có quyền hưởng di sản hàng thứ trường hợp chắt thay vị trí cha mẹ hưởng di sản cụ phát sinh trường hợp ông, bà không quyền hưởng di sản cụ cha, mẹ chắt chết trước chết thời điểm với cụ, chắt vị cha, mẹ để hưởng thừa kế di sản cụ 2.2 Thừa kế vị trường hợp có nhân tố nuôi Theo quy định Khoản Điều 24 Luật Nuôi nuôi 2010 nuôi với thành viên khác gia đình cha mẹ nuôi có đầy đủ quyền nghĩa vụ giống đẻ Theo đó, quyền thừa kế người nhận nuôi đảm bảo người đẻ gia đình người nhận nuôi nuôi – nghĩa người nuôi người khác gia đình người nhận nuôi cha đẻ, mẹ đẻ người nhận nuôi; đẻ người nhận nuôi, anh, chị, em ruột người nhận nuôi người thừa kế theo pháp luật quan hệ thừa kế vị theo quy định Điều 677 phát sinh đáp ứng đầy đủ điều kiện luật định Vấn đề thừa kế vị có nhân tố nuôi BLDS quy định Điều 678, theo đó: “Con nuôi cha nuôi, mẹ nuôi thừa kế di sản thừa kế di sản theo quy định Điều 676 Điều 677 Bộ luật này” 2.3 Thừa kế vị riêng, cha dượng, mẹ kế Quy định thừa kế vị riêng cha dượng, mẹ kế ghi nhận Điều 27 Pháp lệnh thừa kế 1990, Điều 682 BLDS 1995 nay, vấn đề sửa đổi, bổ sung Điều 679 BLDS 2005 Theo đó: “Con riêng bố dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng cha con, mẹ thừa kế di sản thừa kế di sản theo quy định Điều 676 Điều 677 Bộ luật này” Có thể hiểu điều luật sau: Thừa kế theo pháp luật thừa kế theo hàng thừa kế, trình tự điều kiện thừa kế pháp luật quy định Điều 676 BLDS 2005 quy định người thừa kế theo pháp luật xếp thành hàng thừa kế định, quy định quan hệ thừa kế riêng, cha dượng, mẹ kế mà vấn đề lại quy định riêng trường hợp đặc biệt Điều 679 BLDS 2005 Từ quy định hiểu rằng: Sự quy định người thừa kế theo pháp luật, không liệt kê trường hợp riêng, cha dượng, mẹ kế vào hàng thừa kế trường hợp thừa kế di sản nhau, mà cần phải đáp ứng điều kiện cụ thể Giữa riêng cha dượng, mẹ kế phát sinh quan hệ thừa kế riêng, cha dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ đẻ Quan hệ riêng với cha dượng quan hệ người chồng với riêng người vợ Quan hệ riêng với mẹ kế quan hệ người vợ với riêng chồng Các bên mối quan hệ quan hệ huyết thống nên nguyên tắc họ người thừa kế theo pháp luật Tuy nhiên, họ có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng học xác định tương tự cha mẹ nuôi với nuôi họ người thừa kế hàng thừa kế không đương nhiên mang tính hai chiều quan hệ thừa kế cha mẹ nuôi nuôi Khi có xác định riêng cha dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng cha con, mẹ người riêng hoàn toàn có quyền thừa kế vị cha, mẹ họ để nhận di sản để lại ông, bà cha, mẹ họ chết trước chết thời điểm với ông, bà Tất nhiên trường hợp người thừa kế vị đẻ người riêng (người thê vị) Đối với trường hợp người riêng nuôi cần dựa vào cách thức xác lập hình thức nuôi khác để quy định hệ pháp lý khác 2.4 Thừa kế vị trường hợp có vi phạm khoản Điều 643 Bộ luật dân 2005 Hiến pháp năm 1992 Điều 631 BLDS 2005 ghi nhận quyền hưởng thừa kế cá nhân Tuy nhiên đời sống xã hội có số trường hợp cá biệt người thừa kế vi phạm nghiêm trọng có hành vi trái đạo đức xã hội bị pháp luật tước quyền hưởng di sản, Luật Dân nước ta Luật Dân nước khác giới có quy định người không quyền hưởng di sản thừa kế Trong trường hợp người để lại di sản chết trước thời điểm với người để lại di sản người sống bị kết án hành vi theo quy định khoản Điều 643 BLDS 2005 cháu có thừa kế vị hay không? Có hai quan điểm đưa xung quanh vấn đề này: Quan điểm thứ cho rằng: Trường hợp cháu không hưởng thừa kế vị thừa kế vị phát sinh trường hợp người để lại di sản chết trước thời điểm với người để lại di sản sống Nếu cháu chết trước thời điểm với người để lại di sản chắt hưởng phần di sản mà cha mẹ chắt hưởng sống Cơ sở thừa kế vị cháu, chắt dựa vào quyền thừa kế theo pháp luật bố mẹ họ sống Vì vậy, cháu thừa kế vị ông, bà cha mẹ cháu sống quyền hưởng (do bị tước quyền) thừa kế theo pháp luật ông, bà Quan điểm thứ hai cho rằng: Để bảo vệ quyền hưởng di sản cháu, chắt thân họ không bị tòa án tước quyền, không bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản, họ có lực thừa hưởng pháp luật nên cho họ hưởng thừa kế vị thay cho cha, mẹ họ bị tước Hơn nữa, thực tế, có người người không hưởng di sản thừa kế không mong muốn cha, mẹ có hành vi không xứng đáng hưởng di sản thừa kế người chết không ngăn cản lý lỗi hành vi xử cha, mẹ họ Theo em, pháp luật quy định không cho cháu (chắt) thừa kế vị trường hợp cha mẹ cháu, chắt sống bị kết án hành vi theo quy định khoản Điều 643 BLDS 2005 Vì cha mẹ cháu, chắt sống không hưởng thừa kế di sản ông, bà Mối quan hệ thừa kế vị thừa kế theo hàng Quan hệ thừa kế theo hàng nói chung quan hệ vị nói riêng có mối quan hệ mật thiết với Điều thể chỗ: quan hệ thừa kế vị quan hệ thừa kế theo hàng hàng thừa kế lại để xác định quan hệ thừa kế vị số trường hợp sau: Trường hợp thứ nhất: hàng thừa kế để xác định phần di sản mà người thừa kế vị hưởng Đó trường hợp, cháu người để lại di sản người thừa kế theo hàng chết trước chết thời điểm với người để lại di sản Do vậy, người người cháu thừa kế vị cha mẹ Phần di sản mà cháu chắt thay cha, mẹ họ hưởng tương ứng với phần di sản mà người cha, người mẹ người thừa kế vị hưởng từ di sản ông, bà cụ Tuy nhiên, dù người thừa kế vị người hay gồm nhiều người người thừa kế vị hưởng chung suất thừa kế chia theo pháp luật mà người thừa kế theo hàng (cha, mẹ người thừa kế vị) hưởng sống Trường hợp thứ hai: hàng thừa kế để chắt hưởng thừa kế vị trường hợp: cụ chết, ông, bà người thừa kế hàng thừa kế thứ ông, bà lại quyền hưởng vi phạm Điều 643 BLDS 2005 Do vậy, người hàng thừa kế thứ hai hưởng thừa kế, có cháu cháu lại chết trước chết thời điểm với cụ, nên chắt thừa kế vị theo hàng (cháu) hưởng sống Như vậy, cháu không thuộc hàng thừa kế thứ hai chắt không thừa kế vị trường hợp quyền lợi cháu chưa đảm bảo cách triệt để III THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ Thực trạng áp dụng pháp luật xét xử vụ án thừa kế vị Việc xét xử vụ án thừa kế loại việc khó phức tạp, dễ mắc sai sót Trên thực tế thi hành BLDS 2005, văn hướng dẫn áp dụng pháp luật quy định BLDS nói chung thừa kế nói riêng chưa kịp ban hành nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động xét xử Tòa án Nhiều quy định thừa kế vị BLDS 1995 tiếp tục thừa kế BLDS 2005 thực tiễn pháp luật gặp nhiều vướng mắc chưa có hướng dẫn đầy đủ, dẫn đến việc áp dụng thiếu thống cấp Tòa án Bên cạnh đó, có trường hợp nhận thức thẩm phán chưa thật đắn sai sót thẩm phán giải vụ án chưa xác định khối di sản thừa kế, xác định sai thời điểm mở thừa kế, xác định chưa người thuộc diện hàng thừa kế vị,… Từ thực tế đó, em xin đưa số ý kiến đóng góp điều luật cần sửa đổi cần có hướng dẫn cụ thể nhằm giải khó khăn vướng mắc Tòa án xét xử vụ án tranh chấp thừa kế có liên quan đến thừa kế vị Hướng hoàn thiện quy định pháp luật thừa kế vị 2.1 Thừa kế vị có nhân tố nuôi Trường hợp người nhận nuôi nuôi chết trước thời điểm với cha mẹ đẻ họ người nuôi họ không thừa kế vị Theo hướng dẫn Nghị số 02-HĐTP ngày 19/10/1990 thì: “Con nuôi có quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi mà quan hệ thừa kế với cha mẹ đẻ đẻ người nuôi Do đó, nuôi thừa kế theo pháp luật cha mẹ đẻ người nuôi” Mặt khác, người nuôi với cha mẹ đẻ người nhận nuôi nuôi không tồn quan hệ nào, họ quan hệ huyết thống, nghĩa vụ nuôi dưỡng, quan hệ thừa kế vị Trường hợp người nuôi chết trước thời điểm với cha nuôi, mẹ nuôi người đẻ người nuôi không thừa kế vị đẻ người nuôi với người nuôi có quan hệ huyết thống với nhau, cha mẹ người đẻ với ông bà nhận nuôi dưỡng cha mẹ họ quan hệ nuôi dưỡng Như vậy, người đẻ người nuôi coi cháu ông bà nhận nuôi cha mẹ họ Trường hợp nuôi chết trước thời điểm với cha nuôi, mẹ nuôi nuôi người nuôi không hưởng thừa kế vị 2.2 Thừa kế vị riêng cha dượng, mẹ kế Quy định Điều 679 quan hệ thừa kế riêng cha dượng, mẹ kế việc xác định quyền thừa kế vị vấn đề phức tạp có quan điểm khác Pháp luật cần làm sáng tỏ khái niệm “nuôi dưỡng” nói chung khái niệm “chăm sóc, nuôi dưỡng cha con, mẹ con” nói riêng Pháp luật nên quy định nghĩa vụ nuôi dưỡng riêng cha dượng, mẹ kế vào việc họ có thực thể nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha con, mẹ hay không cần quy định điều kiện coi chăm sóc, nuôi dưỡng cha con, mẹ Hơn nữa, việc chăm sóc, nuôi dưỡng cần bên có đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng cha con, mẹ thừa kế trường hợp người riêng chết trước thời điểm với cha dượng, mẹ kế người riêng hưởng thừa kế vị 2.3 Thừa kế vị trường hợp sinh theo phương pháp khoa học Trong trường hợp sinh theo phương pháp khoa học cha, mẹ thực kĩ thuật hỗ trợ sinh sản có quan hệ xác định cha mẹ đẻ họ có quyền thừa kế Vì vậy, người sinh theo phương pháp khoa học chết trước thời điểm với cha, mẹ thực kĩ thuật hỗ trợ sinh sản con, cháu người sinh theo phương pháp khoa học thừa kế vị Người sinh theo phương pháp khoa học không quyền yêu cầu quyền thừa kế, quyền nuôi dưỡng người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi Vì vậy, thừa kế vị đương nhiên không đặt người sinh theo phương pháp khoa học người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi 2.4 Thừa kế vị trường hợp có vi phạm khoản Điều 643 Bộ luật Dân 2005 Nếu cha mẹ cháu, chắt sống bị kết án hành vi quy định khoản Điều 643 BLDS 2005 cháu, chắt thừa kế vị để bảo vệ quyền hưởng di sản cháu, chắt thân họ không bị tòa án tước quyền, không bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản, họ có lực thừa hưởng KẾT LUẬN Quan hệ thừa kế chất quan hệ sở hữu nên việc giải tranh chấp thực tế không thỏa đáng không đảm bảo quyền lợi ích đương gây nhiều hậu gây bất bình long dân Do vậy, cần phải xác định đúng, xác diện hàng thừa kế giúp cho việc giải tranh chấp thực tế dễ dàng, nâng cao hiệu công tác xét xử, tạo niềm tin vào Nhà nước Pháp luật [...]... thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này” Có thể hiểu điều luật này như sau: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, trình tự và điều kiện thừa kế do pháp luật quy định Điều 676 BLDS 2005 quy định về những người thừa kế theo pháp luật được sắp xếp thành những hàng thừa kế nhất định, trong đó không có quy định về quan hệ thừa. .. tranh chấp về thừa kế có liên quan đến thừa kế thế vị 2 Hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về thừa kế thế vị 2.1 Thừa kế thế vị có nhân tố con nuôi Trường hợp người nhận nuôi con nuôi chết trước hoặc cùng một thời điểm với cha mẹ đẻ của họ thì người con nuôi của họ không được thừa kế thế vị Theo hướng dẫn của Nghị quy t số 02-HĐTP ngày 19/10/1990 thì: “Con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế với cha... của người nhận nuôi, anh, chị, em ruột của người nhận nuôi sẽ là những người thừa kế theo pháp luật của nhau và quan hệ thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 cũng sẽ phát sinh khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định Vấn đề thừa kế thế vị có nhân tố con nuôi trong BLDS hiện nay được quy định tại Điều 678, theo đó: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế. .. được thừa kế thế vị theo hàng (cháu) được hưởng nếu còn sống Như vậy, nếu cháu không thuộc hàng thừa kế thứ hai thì chắt cũng không được thừa kế thế vị trong trường hợp trên và khi đó quy n lợi của cháu chưa được đảm bảo một cách triệt để III THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ 1 Thực trạng áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án về thừa kế thế vị Việc xét xử các vụ án thừa. .. cha nuôi, mẹ nuôi thì con nuôi của người con nuôi không được hưởng thừa kế thế vị 2.2 Thừa kế thế vị của con riêng và cha dượng, mẹ kế Quy định tại Điều 679 về quan hệ thừa kế giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế hiện nay thì việc xác định quy n thừa kế thế vị là một vấn đề phức tạp và có những quan điểm khác nhau Pháp luật cần làm sáng tỏ khái niệm “nuôi dưỡng” nói chung và khái niệm “chăm sóc, nuôi dưỡng... và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này” 2.3 Thừa kế thế vị của con riêng, cha dượng, mẹ kế Quy định về thừa kế thế vị giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế được ghi nhận tại Điều 27 Pháp lệnh thừa kế 1990, Điều 682 BLDS 1995 và cho đến nay, vấn đề này được sửa đổi, bổ sung tại Điều 679 BLDS 2005 Theo đó: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi... nhau để quy định những hệ quả pháp lý khác nhau 2.4 Thừa kế thế vị trong trường hợp có vi phạm khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân sự 2005 Hiến pháp năm 1992 và Điều 631 BLDS 2005 đều ghi nhận quy n hưởng thừa kế của cá nhân Tuy nhiên trong đời sống xã hội có một số trường hợp cá biệt người thừa kế vi phạm nghiêm trọng hoặc có hành vi trái đạo đức xã hội bị pháp luật tước quy n hưởng di sản, Luật Dân sự nước... trên sự kiện thụ thai và sinh đẻ, con được sinh ra trong thời kì này mặc nhiên được suy đoán là con đẻ của vợ chồng Đương nhiên cha mẹ và con đẻ có quy n thừa kế của nhau theo quy định của pháp luật và theo quy định về thừa kế thế vị Trường hợp người chồng không công nhận mối quan hệ huyết thống này thì có quy n chứng minh mình không phải là cha đứa trẻ và Tòa án sẽ xác nhận về những chứng cứ chứng... theo pháp luật mà người được thừa kế theo hàng (cha, mẹ người thừa kế thế vị) được hưởng nếu còn sống Trường hợp thứ hai: hàng thừa kế là căn cứ để chắt được hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp: cụ chết, ông, bà là người thừa kế duy nhất ở hàng thừa kế thứ nhất nhưng ông, bà lại không có quy n hưởng do vi phạm Điều 643 BLDS 2005 Do vậy, những người ở hàng thừa kế thứ hai được hưởng thừa kế, trong... kế giữa con riêng, cha dượng, mẹ kế mà vấn đề này lại được quy định riêng như 1 trường hợp đặc biệt tại Điều 679 BLDS 2005 Từ quy định này có thể hiểu rằng: Sự quy định người thừa kế theo pháp luật, không liệt kê trường hợp con riêng, cha dượng, mẹ kế vào các hàng thừa kế vì không phải mặc nhiên trường hợp này được thừa kế di sản của nhau, mà cần phải đáp ứng những điều kiện cụ thể Giữa con riêng và