Khái ni m di chúc và th a k theo di chúc ệ ừ ế Khái niệm di chúc được quy định tại điều 646 Bộ luật dân sự năm 2005: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mìn
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LỚP : 3722 NHÓM : A2
“Thừa kế theo di chúc theo quy định trong
Bộ luật dân sự năm 2005”
Trang 2Hà Nội – 2013
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
I Khái quát chung về thừa kế theo di chúc 2
1 Khái niệm di chúc và thừa kế theo di chúc 2
2 Người lập di chúc 3
3 Người thừa kế theo di chúc 6
4 Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 7
5 Điều kiện có hiệu lực của di chúc 8
6 Hiệu lực pháp luật của di chúc 11
7, Di sản dùng vào việc thờ cúng 12
8 Di tặng 13
II – Ưu điểm và hạn chế trong những quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc .13
1 Ưu điểm 13
2 Hạn chế 17
KẾT BÀI 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 3đó đáng kể nhất là do nhận thức của người dân về pháp luật thừa kế còn hạn chế.Cũng như nhận thức về pháp luật nói chung của người Việt Nam, nhận thức phápluật về thừa kế của người Việt còn nhiều hạn chế, người dân đã không nhận thấyđược vai trò của pháp luật là một nguyên nhân quan trọng của việc phát sinh nhữngtranh chấp về thừa kế Xuất phát từ suy nghĩ đó, em quyết định lựa chọn đề bài số
16 : “Thừa kế theo di chúc theo quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005” làm đề
tài nghiên cứu trong bài tập lớn học kỳ của mình
Trang 4I Khái quát chung v th a k theo di chúc ề ừ ế
1 Khái ni m di chúc và th a k theo di chúc ệ ừ ế
Khái niệm di chúc được quy định tại điều 646 Bộ luật dân sự năm 2005: “Di
chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Như vậy, di chúc phải có đủ ba yếu tố :
- Thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải của bất cứ chủ thểnào khác
- Mục đích của viêc lập di chúc là chuyển di sản của mình chongười khác
- Di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người đó chếtThừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho ngườikhác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong dichúc Nội dung cơ bản cuat hừa kế theo di chúc là chỉ định người thừa kế và phânđịnh tài sản, quyền và nghĩa vụ tài sản
2 Người lập di chúc
Tại điều 647 Bộ luật dân sự 2005 quy định về người lập di chúc:
1 Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó
bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
2 Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Người lập di chúc có các quyền nhất định và được pháp luật quy định TheoĐiều 648 BLDS, người lập di chúc có các quyền sau đây:
a Quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản
Trang 5Quyền chỉ định người thừa kế là quyền tự lựa chọn và chỉ định xem ai
hoặc những ai được hưởng tài sản khi người lập di chúc chết Thông thường, mộtngười bao giờ cũng mong muốn sau khi đã chết, tài sản của mình sẽ được dịchchuyển cho những người gần gũi nhất Ngay cả khi người để lại di sản không để lại
di chúc, tài sản của họ cũng được dịch chuyển cho những người thừa kế theo hàng,thì đây cũng chỉ là sự phỏng đoán của pháp luật về ý chí của người để lại di sản,nên về cơ bản là phù hợp với mong muốn của người để lại di sản
Truất quyền hưởng di sản: Vì thừa kế theo pháp luật chỉ là sự dự liệu đểdịch chuyển tài sản khi không thể dịch chuyển theo ý chí của người để lại di sản,nên có những người thừa kế dù đã đáp ứng được đầy đủ các điều kiện và có quyềnhưởng di sản theo pháp luật nhưng quyền hưởng di sản đó sẽ bị mất nếu họ bịngười để lại di sản truất quyền thừa kế Tôn trọng ý chí của người để di sản, phápluật thừa kế của nước ta cho phép người lập di chúc phế truất quyền hưởng di sảncủa một người thừa kế nào đó nếu muốn
b Quyền phân định di sản cho từng người thừa kế:
Khi người để lại tài sản lập di chúc đã xác định người hưởng di sản thì dùkhông xác định mỗi người thừa kế được hưởng bao nhiêu di sản cũng đã bao hàm
cả việc phân chia tài sản Tuy nhiên, theo luật định, người lập di chúc có quyềnphân chia một cách cụ thể cho người thừa kế nào hưởng phần di sản là bao nhiêuhoặc hưởng phần di sản là hiện vật gì Có 3 trường hợp:
- Phân định tổng quát
- Phân định theo tỷ lệ
- Phân định cụ thể
c Quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
Di tặng là giao dịch tặng cho có hiệu lực sau khi người tặng cho chết (tặngcho có điều kiện phát sinh hiệu lực) Người lập di chúc có quyền định đoạt một
Trang 6phần di sản để di tặng cho người khác hưởng Tương tự như giao dịch tặng cho,người được chỉ định hưởng phần di sản di tặng thường là những người có mối quan
hệ thân quen trước đó, có quyền sở hữu đối với phần di sản di tặng kể từ khi nhận
di sản
Thờ cúng là tập quán uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta nhằm nhắc nhởcháu con tưởng nhớ công ơn của người đ chết Trường hợp ngươì lập di chúc códành một phần tài sản để làm di sản thờ cúng thì người được chỉ định trong di chúc
sẽ quản lý sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức, một phần chi phí cho việc chăm lo phần mộcủa người chết, còn lại thực hiện việc thờ cúng cha, mẹ, ông bà và tổ tiên
d Quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế:
Người lập di chúc có quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế thực hiệnmột công việc vì lợi ích vật chất của người khác mà đáng lẽ khi còn sống, người đểlại di sản phải thực hiện Nghĩa vụ được xét đến ở đây là nghĩa vụ về tài sản, ngườithừa kế không phải thực hiện những nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân củangười để lại di sản
đ Quyền chỉ định người giữ di chúc, quản lý di sản, phân chia di sản:
Người lập di chúc bao giờ cũng mong muốn di chúc của mình không bịthất lạc hư hỏng, ý nguyện không bị người khác xâm phạm, di sản còn nguyên vẹnđến lúc trao tài sản cho người thừa kế, di sản được chia theo đúng ý chí chủ quancủa người lập di chúc, vì dự liệu trước các nguyện vọng của người lập di chúc,pháp luật trao cho người lập di chúc quyền chỉ định người giữ di chúc, quản lý disản, phân chia di sản:
e, Quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc:
Vì di chúc được lập ra là do ý chí, tình cảm chủ quan của người lập dichúc nên nó có tính khả biến, nếu người lập di chúc có sự thay đổi ý chí thì việcđịnh đoạt trong di chúc sẽ bị thay đổi, pháp luật cho phép người lập di chúc có
Trang 7quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc đã lập, và việc này tiến hành theo hình thứcnào cũng được, miễn là sự sửa đổi, bổ sung là ý chí tự nguyện, minh mẫn, hợp phápcủa người lập di chúc
- Sửa đổi di chúc: là việc người lập di chúc bằng ý chí tự nguyện củamình phủ nhận một phần di chúc đã lập, những phần di chúc còn lại vẫn có hiệulực pháp luật, phần bị sửa đổi sẽ không có hiệu lực mà thay vào đó, pháp luậtcăn cứ vào ý chí thể hiện trong sự sửa đổi sau cùng
- Bổ sung di chúc: là việc người lập di chúc quy định thêm một số vấn
đề mà trong di chúc đã lập chưa nói đến làm cho di chúc cụ thể, chi tiết hơn, cả
di chúc đã lập và phần bổ sung đều có hiệu lực như nhau, trường hợp có mâuthuẫn thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật
- Hủy bỏ di chúc: là người lập di chúc lại bằng ý chí tự nguyện củamình truất bãi di chúc đã lập Pháp luật chỉ xác định một trường hợp được coi làhủy bỏ di chúc là khi người lập di chúc thay thế di chúc đã lập, tuy nhiên nếu dichúc đã bị người đó đốt, xé, tiêu hủy hay tuyên bố trước mọi người về việc phếtruất di chúc thì cũng nên coi là việc hủy bỏ di chúc
- Thay thế di chúc: Thay thế di chúc là việc lập di chúc khác thay thế di
chúc được lập Việc thay thế di chúc có thể ghi rõ trong nội dung của di chúchoặc lập một di chúc khác có nội dung phủ định nội dung di chúc được lập Nếumột người lập nhiều di chúc cùng định đoạt một tài sản cho nhiều người khácnhau, thì di chúc cuối cùng có giá trị, những di chúc trước đó được coi là đ bịthay thế
3 Ng ườ i th a k theo di chúc ừ ế
Sau khi mở thừa kế, nếu có di chúc và di chúc hợp pháp thì di sản đượcchia cho người thừa kế Người được chỉ định trong di chúc là người thừa kế theo dichúc nếu họ có đủ năng lực hưởng di sản (không mất quyền hưởng di sản) Người
Trang 8thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc tổ chức Trường hợp người thừa kế là
cá nhân, thì có thể là người trong hoặc ngoài diện thừa kế Người thừa kế theo dichúc được hưởng phần di sản chỉ định trong di chúc, ngoài ra có thể được hưởngphần di sản chia theo pháp luật, nếu họ là người thừa kế theo pháp luật Ngườiđược chỉ định thừa kế là cá nhân thì phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế.Trường hợp người được chỉ định trong di chúc chết trước thời điểm mở thừa kế, thì
di chúc không có hiệu lực, di sản được chia cho người thừa kế theo pháp luật
Trường hợp di chúc chỉ định một thai nhi sẽ hưởng thừa kế sinh ra sau khi
mở thừa kế mà còn sống, thì cá nhân đó có được hưởng thừa kế theo di chúc haykhông Vấn đề này được qui định trong thừa kế theo pháp luật nhưng không quiđịnh trong thừa kế theo di chúc Tuy nhiên, trường hợp này áp dung tương tự phápluật để xác định thai nhi được chỉ định trong di chúc đ thành thai vào thời điểm mởthừa kế hay chưa và nếu sinh ra sau thời điểm mở thừa kế mà còn sống thì sẽ đượchưởng thừa kế theo di chúc Người thừa kế theo di chúc có thể là cơ quan, tổ chứcthì cơ quan, tổ chức được thành lập hợp pháp và còn tồn tại vào thời điểm mở thừa
kế Người thừa kế theo di chúc có các nghĩa vụ được người lập di chúc giao cho vàcác nghĩa vụ khác như người thừa kế theo pháp luật Nếu người thừa kế theo phápluật được hưởng di sản theo di chúc và theo pháp luật, thì phải thực hiện nghĩa vụcủa người để lại di sản trong phạm vi toàn bộ di sản được hưởng
4 Ng ườ i th a k không ph thu c vào n i dung c a di chúc ừ ế ụ ộ ộ ủ
Theo nguyên tắc chung của luật dân sự, người lập di chúc có quyền quyếtđịnh tối cao đối với tài sản của mình, tuy nhiên một số trường hợp pháp luật hạnchế quyền định đoạt của người lập di chúc nhằm đảm bảo quyền và lợi ích củanhững người trong diện thừa kế là những người có quan hệ hôn nhân huyết thốngnhư bố, mẹ, vợ hoặc chồng…
Trang 9Theo qui định của pháp luật, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa
kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật Tuy nhiên, nếungười lập di chúc không cho hoặc truất quyền hưởng di sản của một số người thânthích thì họ được hưởng một phần di sản không phụ thuộc vào ý chí của người lập
di chúc Phạm vi người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được quiđịnh tại Điều 669 BLDS được hưởng phần di sản bằng ít nhất 2/3 suất của mộtngười thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật trừ trường hợp họ
từ chối hưởng di sản hoặc không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 642hoặc khoản 1 Điều 643 BLDS Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của dichúc gồm:
- Cha, mẹ, vợ (chồng), con chưa thành niên;
- Con đã thành niên mất khả năng lao động
5 Đi u ki n có hi u l c c a di chúc ề ệ ệ ự ủ
Một di chúc được coi là hợp pháp phải đáp ứng các yêu cầu của pháp luật được quiđịnh tại Điều 652 BLDS Gồm các điều kiện sau đây
a) Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể
Người lập di chúc theo quy định tại Điều 647 Bộ luật dân sự phải là người từ
đủ 18 tuổi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18
có thể lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý Người lập di chúcminh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc
Để có sự rõ ràng, thống nhất trong cách hiểu của người dân, các cơ quan nhànước có thẩm quyền cần phải có quy định cụ thể: Sự đồng ý hay không đồng ý củacha, mẹ hoặc người giám hộ đối với việc lập di chúc của người từ tròn mười lămtuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được thể hiện trước khi di chúc được lập bằngmột văn bản riêng
b) Người lập di chúc tự nguyện
Trang 10Tự nguyện của người lập di chúc được hiểu là sự thống nhất giữa ý chí và sựbày tỏ ý chí của họ Sự thống nhất trên chính là sự thống nhất giữa mong muốn chủquan - mong muốn bên trong của người lập di chúc với hình thức thể hiện ra bênngoài sự mong muốn đó Cụ thể, sẽ bị coi là không có sự thống nhất nói trên nếu dichúc được lập ra trong những trường hợp sau:
- Di chúc được lập ra khi người lập di chúc không còn minh mẫn, sáng suốt
- Di chúc được lập ra dưới sự tác động của người khác
Di chúc sẽ bị coi là không có tính tự nguyện khi được lập trong nhữngtrường hợp sau đây: Người lập di chúc bị đe dọa; Người lập di chúc bị lừa dối;Người lập di chúc bị cưỡng ép
c) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội
Việc lập di chúc có nội dung không trái pháp luật của một người mới chỉ làviệc họ thực hiện bổn phận của một công dân Ngoài bổn phận công dân, họ cònphải thực hiện bổn phận làm người Đạo làm người đòi hỏi các cá nhân khi lập dichúc phải luôn hướng tới phong tục tập quán truyền thống nhân bản và tinh thầntương thân tương ái, đoàn kết trong cộng đồng gia đình cũng như trong cộng đồngdân tộc Vì vậy nếu nội dung di chúc có nội dung trái với đạo đức xã hội cũng sẽ bịcoi là không hợp pháp
d) Hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật
Chỉ những di chúc lập ra đúng với hoàn cảnh mà pháp luật đã dự liệu cũngnhư phù hợp với thủ tục, trình tự mà pháp luật đã quy định đối với từng loại di chúctương ứng thì di chúc đó mới được coi là đã thỏa mãn các điều kiện này Hình thứccủa di chúc gồm:
- Hình thức văn bản (văn tự) là chữ viết bằng tay hoặc đánh máy được thểhiện trên một chất liệu nhất định, chất liệu này được nhà nước cho phép sử dụng và
Trang 11thừa nhận như chất liệu giấy in, giấy viết Ngoài ra, việc lập di chúc phải tuân theothủ tục do pháp luật qui định Di chúc thể hiện dưới các dạng văn bản sau:
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (Điều 655 BLDS)
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Điều 656 BLDS)
Di chúc bằng văn bản có chứng thực của UBND x, phường, thị trấn chứngnhận của Công chứng nhà nước (Điều 657 BLDS)
Ngoài ra, pháp luật dự liệu các trường hợp người lập di chúc không thể đến
cơ quan công chứng hoặc UBND để chứng thực hoặc chứng nhận di chúc, thìnhững người có thẩm quyền chứng nhận theo qui định tại Điều 660 BLDS có giá trịpháp lý như di chúc có chứng thực, chứng nhận Đối với các trường hợp sau thì thủtục lập di chúc tương tự như lập tại cơ quan công chứng, UBND Bao gồm:
Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đạiđội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu Công chứng nhà nước chứngnhận hoặc UBND x, phường thị trấn chứng thực;
Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉhuy phương tiện đó;
Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng
có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó;
Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùngrừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị;
Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơquan lãnh sự, đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước đó
Trang 12 Di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, ngườiđang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữabệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.
- Hình thức di chúc miệng
Di chúc miệng sự thể hiện ý chí của lập di chúc bằng lời nói trước mặt ngườikhác Để đảm bảo tính khách quan của di chúc, pháp luật qui định trình tự thủ tụcghi lại nội dung của di chúc qu các bước sau:
+ Người lập di chúc ở trong tình trạng không thể lập được di chúc viết nhưtính mạng bị đe dọa nghiêm trọng hoặc không có điều kiên lập di chúc viết như tainạn, cán bộ chiến sĩ công an, quân đội làm nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm…
+ Người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng trước mặt ít nhất haingười làm chứng
+ Một người làm chứng ghi chép lại nội dung di chúc, sau đó hai người làmchứng cùng ký vào bản chép nội dung di chúc
+Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người lập di chúc tuyên bố ý chí, bản ghichép nội dung di chúc phải công chững hoặc chứng thực Sau 3 tháng kể từ ngàylập di chúc miệng nếu người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt và có điềukiện lập di chúc bằng văn bản thì di chúc miệng không còn giá trị Đây là trườnghợp tự động mất hiệu lực của di chúc không cần phải thông qua thủ tục pháp lýnào
6 Hi u l c pháp lu t c a di chúc ệ ự ậ ủ
Di chúc hợp pháp làm phát sinh qyền, nghĩa vụ của người thừa ké theo dichúc nếu tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của di chúc Trường hợp di chúc viphạm Điều 652BLDS thì vô hiệu, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ củangười được chỉ định trong di chúc Trường hợp di chúc hợp pháp nhưng do yếu tố