dân sự 1 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập 1, Nxb.CAND, 2012. 2. Bộ luật dân sự 2005, Nxb.Chính trị quốc gia, 2012. 3. Ths. Lê Quang Thành, Luật thừa kế, Nxb.Lao động, 2012 4. Bài viết: “Những vấn đề bất cập trong Bộ luật Dân sự 2005 và những kiến nghị sửa đổi”. Trang web: liendoanluatsu.org.vn 5. TS. Phùng Trung Tập, Phần thứ ba: Một số vấn đề bàn luận, Luật thừa kế Việt Nam, Nxb.Hà Nội, 2008.
Trang 1II MỞ ĐẦU
Vấn đề thừa kế là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và nhạy cảm bởi đây là vấn đề liên quan tới việc được nhận thêm một phần tài sản từ người khác mà không phải tự mình làm ra Trong đó, thừa kế theo di chúc lại càng nhiều vấn đề cần phải giải quyết hơn Nếu như thừa kế theo pháp luật có sự chia đều giữa người được hưởng di sản cùng hàng thừa kế thì thừa kế theo di chúc lại có người được nhiều – người được ít, người được tất cả - người lại không được gì Dẫn đến các tranh chấp phát sinh ngày càng đa dạng và ngày càng gia tăng về số lượng Yêu cầu việc giải quyết tại tòa phải kịp thời, đúng pháp luật mới có thể bảo đảm được quyền và lợi
ích hợp pháp của chủ thể Chính vì vậy mà em quyết định chọn đề bài số 10 “ Hãy chỉ ra những bất cập và định hướng hoàn thiện các quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 về thừa kế theo di chúc” làm đề tài nghiên cứu cho bài tập của mình.
II NỘI DUNG 1.Khái niệm thừa kế, di chúc, quyền thừa kế theo di chúc.
Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy dịnh trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống.Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại
di sản và quyền của người nhận di sản.Quyền chủ quan này phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.Di chúc là hành vi pháp lí đơn phương của người lập di chúc, do đó di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng
Trang 2Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác con sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc là chỉ định người thừa kế (cá nhân tổ chức ) và phân định tài, quyền sản cho họ, giao cho họ nghĩa vụ tài sản
…
2 Những bất cập của các quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 về thừa kế theo
di chúc
a Di sản dùng cho việc thờ cúng
Điều 648, 670 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng Tuy nhiên, việc hiểu “một phần tài sản trong khối di sản” được ghi trong điều luật chưa thống nhất nên trên thực tế áp dụng đã có những cách hiểu và vận dụng khác nhau, chưa thống nhất giữa các cơ quan chức năng Cụ thể có hai cách hiểu và vận dụng pháp luật một cách khác nhau đối với cùng một nội dung thủ tục công chứng di chúc chúng tôi nêu dưới đây
Cách hiểu thứ nhất: Một số người cho rằng “một phần tài sản trong khối di
sản” được hiểu là một phần tài sản trong một tài sản cụ thể, độc lập với tài sản khác Do đó, hiện nay có phòng công chứng chưa đồng ý việc công chứng di chúc
có nội dung để lại toàn bộ nhà, đất dành vào việc thờ cùng bởi họ cho rằng đối với một ngôi nhà cụ thể thì người lập di chúc chỉ được dành một phần của ngôi nhà đó
để thờ cúng, chứ không được để lại toàn bộ toàn bộ ngôi nhà để thờ cúng Do đó, dẫn đến trường hợp có người có hai hoặc ba (hoặc nhiều hơn) ngôi nhà trên các thửa đất khác nhau nay muốn lập di chúc để lại một ngôi nhà để thờ cúng nhưng không được công chứng di chúc
Trang 3Cách hiểu thứ hai: Một số cơ quan khác, trong đó có Phòng Công chứng lại
cho rằng cần phải hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là cần phải hiểu một phần tài sản của toàn bộ khối di sản mà người lập di chúc để lại, chứ không thể hiểu là một phần của từng tài sản đơn lẻ Nếu toàn bộ ngôi nhà gắn liền với đất là một phần tài sản trong khối di sản (còn có nhiều tài sản khác như tài khoản ở ngân hàng, vàng bạc
đá quý, nhà đất khác ) thì phải chứng thực di chúc với nội dung nói trên theo yêu cầu của người dân
Và còn một điểm nữa là theo truyền thống đạo đức của dân tộc ta, thông thường khi cha mẹ chết thì các con sẽ phải cùng góp với nhau để thờ cúng bố mẹ Nếu là con chết trẻ thì bố mẹ, vợ hoặc chồng sẽ là người đứng ra lo việc thờ cúng
Dù người lập di chúc không để lại một phần tài sản nào dùng cho việc thờ cúng thì
đó vẫn là nghĩa vụ mà những người thân thiết còn sống phải làm.Như vậy, điều luật này chỉ áp dụng khi trong di chúc có đề cập đến để lại một phần tài sản dùng cho việc thờ cúng.Trong luật có trình bày các trường hợp xảy ra rất lằng nhằng.Đầu tiên, trường hợp người được chỉ định quản lí di sản dùng cho thờ cúng không thực hiện đúng di chúc thì những người thừa kế còn lại có thể cử người khác Tiếp theo, trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lí di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lí di sản thờ cúng Sau đó, trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đã chết thì phần di sản này thuộc về người đang quản lí hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật Có thể thấy, Bộ luật đã dự liệu rất nhiều trường hợp nhưng vẫn chưa hoàn toàn kín kẽ Ví dụ, ở trường hợp thứ ba thì người đang quản lí di sản không hẳn đã là người thừa kế theo pháp luật
b Về tính hợp pháp của di chúc miệng, Người làm chứng cho việc lập di chúc
Khoản 5 Điều 652 BLDS quy định: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai
Trang 4người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện
ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực” Với quy định
này, nếu không được công chứng hoặc chứng thực trong thời hạn 05 ngày, di chúc miệng sẽ mất hiệu lực Tuy nhiên, Điều luật lại không quy định cụ thể nghĩa vụ thực hiện việc công chứng hoặc chứng thực Điều này gây ra cách hiểu khác sau,
có ý kiến xác định người hưởng di sản có thể thực hiện việc công chứng, chứng thực Ý kiến khác lại cho rằng, việc tiến hành công chứng hoặc chứng thực này chỉ
có thể do người làm chứng thực hiện (người thừa kế có thể đi cùng người làm chứng) Chính quy định chưa rõ nghĩa vụ công chứng, chứng thực nên việc đánh giá giá trị của di chúc miệng trong thực tiễn sẽ khác nhau Bên cạnh đó, nếu cho rằng bắt buộc người làm chứng phải thực hiện việc công chứng, chứng thực thì nếu
họ không thực hiện dẫn đến di chúc bị vô hiệu thì quyền và lợi ích của những người thừa kế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng Trong trường hợp này, sẽ phát sinh trách nhiệm của người làm chứng điều này là không hợp lý
Mặt khác, Điều 654 quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc như
sau: “Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: 1 Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; 2 Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; 3 Người chưa đủ
18 tuổi, người không có nưng lực hành vi dân sự” Việc quy định như trên của bộ
luật dân sự 2005 nhằm đảm bảo tính trung thực, bảo đảm nội dung của di chúc đúng với ý nguyện của người lập di chúc, tránh trường hợp người làm chứng thay đổi hoặc không ký xác thực vào bản di chúc Tuy nhiên, trên thực tế, người muốn lập di chúc miệng đang bị đe dọa tính mạng bởi bệnh tật hoặc già yếu thì những người ở xung quanh họ, người có thể làm chứng cho di chúc miệng của họ thì hầu hết lại là những người thân thiết, con – cháu, những người sẽ là người thừa kế theo
Trang 5di chúc hoặc theo pháp luật của họ Trường hợp người có thể làm chứng mà không
có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan ở bên cạnh họ khi họ đang hấp hối rất ít xảy ra trên thực tế
Mặt khác nữa, điều 655 quy định về di chúc bằng văn bản không có người
làm chứng như sau: “Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại điều 653 của Bộ luật này” Như vậy, việc có hay không người làm chứng quy định
tại điều 654 không còn quan trọng đối với việc lập di chúc bằng văn bản mà người lập có thể tự tay viết và tuân thủ đúng quy định tại điều 653 Việc quy định người không thể làm chứng cho việc lập di chúc chỉ quan trọng trong trường hợp người lập không thể tự tay viết cần phải có người viết hộ và cần ít nhất 2 người làm chứng, quy định tại điều 656.Hơn nữa, di chúc chỉ quy định về người không được làm chứng còn người có điều kiện như thế nào thì có thể trở thành người làm chứng thì Bộ luật chưa đề cập tới
Như vậy, có rất nhiều sự khác nhau giữa các hình thức lập di chúc: di chúc bằng miệng, di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng,…Dẫn đến các quy định về pháp luật không thể áp dụng cho cùng nhiều hình thức
c Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực
Theo khoản 2 điều 660 thì di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay
có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó thì có giá trị như một di chúc được công chứng, chứng thực Vậy trong trường hợp di chúc của người chỉ huy phương tiện thì có được xem là di chúc được công chứng, chứng thực không thì bộ luật chưa đề cập tới.Nếu không thì sẽ xử lý như thế nào nếu đó là di chúc miệng Nếu là
di chúc bằng văn bản thì có thể áp dụng trường hợp không có người làm chứng và
Trang 6có thể nhờ người gửi giữ di chúc nhưng là di chúc miệng thì sẽ không có tác dụng nếu trong thời hạn phải công chứng mà những người làm chứng trên con tàu đó hoặc máy bay đó không kịp quay trở về để công chứng, chứng thực giúp người chỉ huy Quy định này nhằm bảo vệ cho những người đi trên tàu biển, máy bay nhưng lại bỏ sót mất người chỉ huy phương tiện đó
Tương tự trường hợp trên thì khoản 2 điều 660 quy định về di chúc đối với người đang là công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của chỉ huy đơn vị thì cũng được xem là di chúc được công chứng, chứng thực Quy định trên cũng đã bỏ sót đối với trường hợp di chúc của người chỉ huy đơn vị Vấn đề lại vướng mắc ở đây đó là sự khác nhau giữa di chúc miệng và di chúc văn bản Di chúc miệng nhìn có vẻ rất đơn giản nhưng thực tế lại rất phức tạp Các quy định của bộ luật dân sự 2005 vẫn chưa cụ thể rõ ràng về hình thức di chúc miệng này
d Chế định di chúc chung của vợ chồng
Theo nguyên tắc chung di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế (Khoản 1 Điều 667) nhưng Điều 668 quy định di chúc chung có hiệu lực kể từ thời điểm người sau cùng chết, vậy sẽ xảy ra trường hợp người được chỉ định trong di chúc chết sau khi người vợ hoặc chồng chết nhưng trước khi người sau cùng chết thì người thừa kế sẽ không được hưởng di sản của người vợ hoặc chồng chết trước Mặt khác nếu người vợ hoặc chồng sống lâu hơn 10 năm kể từ thời điểm người chồng hoặc vợ chết thì thời hiệu về thừa kế đã hết, cho nên theo nguyên tắc chung người thừa kế theo di chúc mất quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản theo di chúc Mặt khác, quy định hạn chế quyền nhận di sản và quyền sử dụng tài sản của người thừa kế theo di chúc
Trang 7Để phù hợp với lý luận và thực tế, cần quy định theo hướng là nếu hai vợ chồng cùng lập di chúc mà một người chết thì phần di chúc của người đó có hiệu lực pháp luật và phần di sản chỉ định trong di chúc thuộc quyền sở hữu chung theo phần của người thừa kế với người vợ hoặc chồng còn sống, nhưng để đảm bảo cho việc khai thác sử dụng tài sản chung của vợ chồng có hiệu quả pháp luật hạn chế không cho người thừa kế theo di chúc yêu cầu chia tài sản chung
e Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Điều 669 BLDS khoản 1 quy định người không phụ thuộc vào nội dung của
di chúc là cha, mẹ, vợ, chồng nếu họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản thì sẽ được 2/3 của một suất thừa kế nếu di sản chia theo pháp luật Quy định này dựa trên nhiều cơ sở, trong đó quan hệ huyết thống và hôn nhân và gia đình là căn cứ quan trọng, trên cơ sở đó buộc người để lại di sản có nghĩa vụ chăm sóc về vật chất đối với người than thích trên Ngược lại, quy định tại khoản 1 Điều 669 hạn chế quyền định đoạt của người lập di chúc Trong trường hợp này người lập di chúc không để lại cho những người trên hưởng di sản phải có lý do chính đáng như
họ là những người có tài sản đủ sinh sống Vì vậy, trường hợp trên cần xem xét khả năng kinh tế của cha, mẹ, vợ, chồng, nếu họ không có khả năng lao động và không có điều kiện kinh tế thì pháp luật cho phép họ hưởng 1 phần di sản là hợp lí
f Quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung.
Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng phải
dựa trên nguyên tắc nhất trí Khoản 2 Điều 664 BLDS 2005 qui định: “Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình” Điều này tạo ra sự thống nhất
cao cho việc lập di chúc chung cũng như việc sửa đổi, bổ sung di chúc chung Tuy vậy, nếu một bên muốn thay đổi quyết định trong di chúc chung mà bên kia
Trang 8không đồng ý, thì các bên cũng không được quyền thay đổi Qui định này tạo ra những vấn đề bất cập sau:
Thứ nhất, phải chia thừa kế nhiều lần đối với di sản của người vợ hay chồng
chết trước.Thực tế cho thấy, một cá nhân có thể có nhiều sản nghiệp, bao gồm tài sản riêng của cá nhân và phần tài sản chung với vợ hay chồng, chưa kể có thể họ còn có nhiều vợ hay nhiều chồng hợp pháp khác Nếu xác định di chúc chung chỉ
có hiệu lực dựa vào “cái chết sau cùng”, thì sẽ có ít nhất hai lần “chia thừa kế” đối
với di sản của người vợ hay người chồng chết trước Lần thứ nhất là chia thừa kế đối với phần di sản là tài sản riêng hoặc những tài sản chung khác không định đoạt trong di chúc chung, dựa vào thời điểm mở thừa kế Lần thứ hai là chia thừa kế phần di sản định đoạt trong di chúc chung của vợ, chồng, khi di chúc chung có hiệu lực Người thừa kế của bên chết trước sẽ phải mất hai lần yêu cầu phân chia di sản và rất có thể, toà án sẽ phải hai lần thụ lý và giải quyết hai vụ tranh chấp khác nhau trên di sản của cùng một người Điều này không chỉ gây khó khăn cho người thừa kế của người chết trước, làm phức tạp thêm tính chất của vụ việc, mà còn gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế1, thậm chí, có thể còn vi phạm nguyên tắc “nhất sự bất tái cứu” trong tố tụng (vụ việc đã xét xử xong rồi thì toà án không thụ lý, giải quyết lại), vì phải tiến hành xét
xử nhiều lần để phân chia di sản của người chết
Thứ hai, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của
những người thừa kế của người vợ hay chồng chết trước.Quyền thừa kế đối với di sản của người chết trước phát sinh từ thời điểm mở thừa kế, nhưng cho đến khi di chúc chung chưa phát sinh hiệu lực, những người thừa kế của người chết trước sẽ không thể yêu cầu phân chia di sản của người chết đã được định đoạt trong di chúc chung và phần di sản liên quan tới phần nội dung di chúc chung bị vô hiệu, nếu có;
Trang 9hoặc trong trường hợp người vợ hay người chồng vẫn còn sống lâu hơn so với tuổi thọ của những người thừa kế hợp pháp của người chết trước (như cha, mẹ của người chết trước, người thừa kế là con riêng chưa thành niên đang đau yếu cần có tiền để chữa bệnh ), làm những người này mất quyền được hưởng di sản Điều này đã xâm phạm tới quyền thừa kế hợp pháp của công dân được hiến pháp và pháp luật bảo hộ
Thứ ba, gây khó khăn cho việc xác định phạm vi những người thừa kế và tư
cách của người được thừa hưởng di sản Nếu những người thừa kế (của vợ, chồng
đã quá cố hoặc những người được chỉ định trong di chúc chung) chết sau thời điểm
mở thừa kế, nhưng chết trước khi di chúc chung có hiệu lực, thì họ có còn được hưởng thừa kế nữa không, có chia thừa kế thế vị hay thừa kế chuyển tiếp không; hoặc những người trong diện thừa kế hợp pháp (của người vợ hoặc chồng còn sống), nhưng tư cách thừa kế của họ được xác định trước khi di chúc chung có hiệu lực (như vợ, chồng tái hôn hoặc con riêng với người vợ, chồng sau ), thì họ có được thừa kế bắt buộc đối với phần di sản đã được định đoạt trong di chúc chung hay không; hoặc những được chỉ định trong di chúc chung chết trước khi di chúc chung có hiệu lực, nhưng chết sau thời điểm mở thừa kế của người vợ hay chồng
đã quá cố, thì họ có thuộc thừa kế theo di chúc chung hay không là những vấn đề chưa được qui định trong pháp luật hiện hành, làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc xác định tư cách người thừa kế và các qui định khác có liên quan
Thứ tư, làm ảnh hưởng đến thời hiệu khởi kiện thừa kế đối với di sản của
người chết trước.Thời hiệu khởi kiện thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa
kế Nếu hết 10 năm đó mà người kia vẫn còn sống, thì thời hiệu khởi kiện xin chia thừa kế đối với phần di sản của người chết trước cũng không còn Nếu vì lý do nào
đó, chẳng hạn nội dung di chúc chung vi phạm pháp luật, có dấu hiệu lừa dối, giả mạo mà người thừa kế không biết để khởi kiện kịp thời (do di chúc chung chưa
Trang 10được công bố), đến khi người sau cùng chết mà thời hiệu khởi kiện không còn, thì quyền lợi của người thừa kế của người chết trước cũng như những người thừa kế hợp pháp của cả vợ, chồng có được bảo vệ không, cũng chưa được pháp luật qui định rõ
Thứ năm, nếu tình trạng không phân chia di sản kéo dài quá lâu, khiến cho
di sản là tài sản chung không còn nguyên vẹn do bị tiêu huỷ, giảm sút giá trị, hoặc
do sự đầu tư, sửa chữa, tu bổ làm tài sản tăng giá trị, thì hậu quả của nó càng hết sức phức tạp, việc xác định giá trị của tài sản chung trong trường hợp này sẽ rất khó khăn, sẽ càng tạo ra nhiều tranh chấp khác rất khó giải quyết
Như vậy, thời điểm phát sinh hiệu lực pháp luật của di chúc chung, không đơn giản chỉ là căn cứ để phân chia di sản theo di chúc chung, mà sẽ ảnh hưởng tới thời hiệu khởi kiện, quyền thừa kế di sản của người chết trước, xác định phạm vi những người thừa kế hợp pháp, xác định giá trị di sản của người chết và những biến động của nó Qua đó, sẽ làm cho việc chia thừa kế theo di chúc chung trở nên khó khăn, phức tạp thêm
g Vấn đề chấm dứt sự tồn tại của di chúc chung.
Di chúc chung có nhiều tính chất khác biệt so với di chúc cá nhân Dù vậy, nhà làm luật vẫn không dự liệu các căn cứ riêng biệt đương nhiên làm chấm dứt di chúc chung
Như đã biết, di chúc chung được hình thành dựa trên hai yếu tố quan trọng của quan hệ vợ - chồng, đó là tình cảm vợ - chồng và tài sản chung của vợ - chồng Nếu hai yếu tố này mất đi thì di chúc chung cũng không còn ý nghĩa Trên thực tế
sẽ phát sinh nhiều tình huống pháp lý khiến cho hai yếu tố trên bị thay đổi, như trường hợp: các bên vợ chồng ly hôn; chia tài sản chung trong khi hôn nhân đang tồn tại; một bên mất tích hoặc bị toà án tuyên bố chết và người còn lại đã kết hôn