Bên cạnh các chủ thể khi tham gia hoạt động thương mại phải đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật thì còn có những chủ thể không phải đăng kí kinh doanh mà vẫn được phép hoạt độ
Trang 1Quan hệ kinh tế là quan hệ xảy ra phổ biến trong đời sống xã hội Qua tiến trình lịch sử, các quan hệ kinh tế dần phát triển và vận động theo quy luật xã hội, tạo nên tính
đa dạng và phức tạp của các quan hệ này Từ khi nhà nước xuất hiện, nhà nước đã sử dụng các thiết chế pháp lý để điều chỉnh những quan hệ này Các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động, một mặt, kế thừa những yếu tố văn hóa truyền thống, mặt khác tiếp thu các hình thức kinh doanh mới theo quá trình hội nhập quốc tế Bên cạnh các chủ thể khi tham gia hoạt động thương mại phải đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật thì còn có những chủ thể không phải đăng kí kinh doanh mà vẫn được phép hoạt động buôn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ Bài học kì này tôi xin phân tích đề tài:
“Tìm hiểu pháp luật điều chỉnh hoạt động của cá nhân thực hiện hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh”.
1 Khái niệm cá nhân thực hiện hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
1.1 Định nghĩa
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ- CP quy định chi tiết về cá nhân oạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng kí kinh doanh thì cá nhân thực hiện hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng kí
kinh doanh (CNHĐTM) là “cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là thương nhân theo quy định của Luật Thương mại”.
1.2 Đặc điểm của CNHĐTM
Thứ nhất, về điều kiện chủ thể
CNHĐTM là một hoặc một vài người thực hiện hoạt động buôn bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ Pháp luật Thương mại không có quy định nào liên quan tới điều
Trang 2kiện về chủ thể để các chủ thể này được phép hoạt động thương mại thường xuyên, độc
lập không phải đăng kí kinh doanh “Tuy nhiên, theo pháp luật dân sự và pháp luật bảo vệ trẻ em thì chủ thể hoạt động kinh doanh này bắt buộc phải từ đủ 6 tuổi trở lên
và không hạn chế độ tuổi tối đa, phải có đủ nhận thức để tham gia hoạt động buôn bán
hàng hóa và cung ứng dịch vụ” [1] Tuy nhiên, mặc dù pháp luật thương mại không
quy định cụ thể và rõ ràng, song những điều kiện có thể được xem xét dưới góc độ pháp luật chuyên ngành khác mà CNHĐTM chịu sự điều chỉnh Chẳng hạn, những cá nhân bị mắc bệnh truyền nhiễm sẽ không được phép tham gia hoạt động kinh doanh các mặt hàng về thực phẩm ăn uống; những cá nhân không có bằng lái xe mô tô, xe gắn máy sẽ không được hoạt động kinh doanh vận chuyển bằng xe mô tô, xe gắn máy,… Các CNHĐTM này thông thường không bắt buộc phải có những yêu cầu về trình độ chuyên môn, giới tính, vốn cũng như quốc tịch
Thứ hai, về địa điểm kinh doanh
Khác với các chủ thể đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và thương mại, ví dụ như loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, các CNHĐTM không phải đăng kí kinh doanh, do đó họ sẽ không bị bắt buộc phải có trụ sở chính để thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa cũng như cung ứng dịch vụ Phần lớn, địa
điểm kinh doanh của các chủ yếu là lưu động hoặc bán cố định Đặc điểm này bị chi
phối bởi tính chất nhỏ lẻ trong hoạt động buôn bán hàng hóa cũng như cung ứng dịch
vụ Tuy nhiên, chính vì không bắt buộc có địa điểm kinh doanh rõ ràng nên vấn đề khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại của các chủ thể này gặp nhiều khó khăn, nhất là bộ phận người tiêu dùng
Thứ ba, về tính chất nhỏ lẻ, đơn giản
Các hàng hóa và dịch vụ mà CNHĐTM buôn bán, vận chuyển và cung cấp là những hàng hóa, dịch vụ mang tính phổ biến và nhỏ lẻ, đó có thể là những sản phẩm tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày như bánh, kẹo, nước uống, bóng bay,…;các dịch vụ bổ
Trang 3trợ cuộc sống như sửa chữa đồng hồ, xe đạp, cắt tóc không đòi hỏi nguồn vốn cao Hơn nữa, để vận chuyển một cách dễ dàng, nên CNHĐTM thường mang theo số lương ít hàng hóa Còn đối với hoạt động cung ứng dịch vụ, CNHĐTM thường cung ứng những dịch vụ đơn giản, phổ biến, thời gian thực hiện dịch vụ ngắn theo hình thức hợp đồng miệng
Thứ tư, về tính độc lập
Hoạt động kinh doanh của những CNHĐTM phải mang tính độc lập Tức là tự bản thân cá nhân này tham gia vào hoạt động kinh doanh, tự quyết định các mặt hàng, dịch vụ cũng như địa điểm kinh doanh mà không bị chịu sự chi phối, điều hành của các chủ thể kinh tế khác Tức là, vừa là người đầu tư vốn, đồng thời vừa là người thực hiện
Tự làm, tự hưởng theo công sức bản thân bỏ ra Các CNHĐTM này không thuê nhân công theo hợp đồng lao động nhưng có thể hợp tác dân sự với nhau, như hợp tác giữa các thành viên trong gia đình
Thứ năm, về tính thường xuyên
Hoạt động thương mại thường xuyên là những hoạt động nhằm mục đích sinh lợi
hợp pháp và được thực hiện hàng ngày [1] Nó không phải là các hoạt động dân sự
mang tính mùa vụ Bản thân CNHĐTM khi thực hiện nó sẽ được lặp đi lặp lại hàng ngày, việc thực hiện hoạt động này là nguồn thu nhập chủ yếu của CNHĐTM này
Thứ sáu, các CNHĐTM không phải đăng kí kinh doanh
Pháp luật thương mại không bắt buộc những chủ thể này phải đăng kí kinh doanh
Thứ bảy, CNHĐTM sẽ phải chịu trách nhiệm tài sản vô hạn
Do CNHĐTM tự bỏ vốn để đầu tư kinh doanh và có không chịu sự chi phối của các chủ thể khác, do đó khi xảy ra những vấn đề pháp lý liên quan đến bồi thường thiệt
Trang 4hại thì các CNHĐTM tự bỏ tiền của chính mình để khắc phụ những hậu quả pháp lý bất lợi đó, nó khác với hình thức trách nhiệm hữu hạn của công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn
1.3 Cơ sở của việc điều chỉnh pháp luật về CNHĐTM
Các hoạt động thương mại diễn ra dưới các hình thức khác nhau của đời sống kinh tế xã hội Nhà nước thừa nhận các loại hình kinh doanh này và tạo một hành lang pháp lý phù hợp cho chúng có môi trường phát triển Các hình thức kinh doanh của CNHĐTM mang tính nhỏ lẻ, dễ thay đổi theo quy luật cung cầu, khó kiểm soát hết các hoạt động kinh doanh của các chủ thể này do đó pháp luật không đòi hỏi các chủ thể
này đăng kí kinh doanh [1] Hơn nữa, các hình thức kinh doanh của cá nhân hoạt động
thương mại có nguồn gốc từ lâu đời trong lịch sử cũng như văn hóa của người Việt Do tập quán buôn bán nhỏ lẻ, không gian trao đổi hàng hóa thường không có địa điểm cố
định nên đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc kinh doanh theo hình thức này[1]; Hơn
thế nữa, số lượng các cá nhân hoạt động thương mại ngày càng tăng, khó có thể thống
kê được Việc không bắt buộc các chủ thể này đăng kí kinh doanh góp phần giảm thiểu các thủ tục hành chính trong quản lý kinh tế
Mặt khác, Hiến pháp cũng thừa nhận quyền tự do kinh doanh của công dân, nên vấn đề hoạt động kinh doanh của CNHĐTM được điều chỉnh chủ yếu trong Nghị định
số 39/2007/NĐ- CP ngày 16/03/2007 Ngoài ra, còn được đề cập trong Nghị định số 99/2011/NĐ- CP ngày 27/10/2011
2 Các hoạt động kinh doanh của CNHĐTM
Có rất nhiều các căn cứ khác nhau để phân loại hoạt động kinh doanh của CNHĐTM như địa điểm kinh doanh, hình thức kinh doanh, chủ thể kinh doanh hoặc
kết hợp các căn cứ như trên Dựa trên quan điểm của Chu Tùng Anh [1] thì tôi sẽ phân
loại các hoạt động kinh doanh của CNHĐTM theo địa điểm kinh doanh và hình thức kinh doanh như sau:
Trang 5Thứ nhất, buôn bán rong
Buôn bán rong là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong (điểm a) khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP) Mặt hàng buôn bán rong không phải là đồ ăn, thức uống cũng như các vật dụng nhỏ lẻ
Ví dụ:
Hoạt động buôn bán các mặt hàng như bán sách báo, tạp chí, bán quần áo rong, bán bóng bay, bán cá cảnh, chậu hoa cảnh loại nhỏ,…
Thứ hai, buôn bán vặt, bán quà vặt
Buôn bán vặt là là hoạt động mua, bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định (điểm b) khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ- CP) Cách phân loại này có thể bị nhầm lẫn giữa hình thức buôn bán rong, bởi lẽ nhà làm luật cũng
không chỉ ra được thế nào là “những vật dụng nhỏ lẻ”.
Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định (điểm c) khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ- CP)
Ví dụ:
Hoạt động buôn bán các mặt hàng như cam, quýt, mít, dừa,…;xôi, cháo, chè, trà đá,…
Thứ ba, buôn chuyến
Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ (điểm d) khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/ NĐ- CP)
Trang 6Thứ tư, thực hiện các dịch vụ
Các dịch vụ được thực hiện bao gồm đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa
xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không
có địa điểm cố định (điểm đ) khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ- CP)
Các hoạt động dịch vụ khác có thể là sơn móng tay, biểu diễn xiếc ngoài trời,
múa rối, xe ôm,…[1].
3 Phạm vi hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại
3.1 Phạm vi hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại
Cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ theo Khoản Điều 5 Nghị định số 39/2007/NĐ- CP Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP quy định:
“1 Cá nhân hoạt động tương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch
vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh;
c) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật”.
Trang 7Theo cách phân loại của Chu Tùng Anh [1], về hàng hóa, CNHĐTM không được
phép kinh doanh các hàng hóa bị cấm kinh doanh và hàng hóa hạn chế kinh doanh Các hàng hóa bị cấm kinh doanh bao gồm: Vũ khí quân dụng dùng trong mục đích quốc phòng và an ninh (Điều 5 của Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12); các chất ma túy (Điều 61 Hiến pháp năm 1992, SĐBS năm 2001, Điều 194 Bộ Luật Hình sự năm 2009); các hóa chất độc hại (Khoản 1 Điều 7 Luật Hóa chất năm 2007, Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT); các sản phẩm phản động và phi văn hóa; các loại pháo nổ (Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009); các loại động vật- thực vật hoang dã, quý hiếm (Khoản 9 Điều 12 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, khoản 3 Điều 7 Luật bảo vệ môi trường năm 2005); các loại thuốc chữa bệnh chưa được sử dụng tại Việt Nam; các phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm (Khoản 8 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005); các loại hàng hóa không đạt tiêu chuẩn chất lượng như lương thực, thực phẩm, đồ uống không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, các loại hàng hóa không đạt tiêu chuẩn chất lượng về thông số kĩ thuật, nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác và tính năng sử dụng
Các hàng hóa hạn chế kinh doanh bao gồm: Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ; Vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amôn (NH4NO3) hàm lượng cao
từ 98,5% trở lên; Hàng hóa có chứa chất phóng xạ, thiết bị phát bức xạ hoặc nguồn phóng xạ; Hóa chất bảng 2 và bảng 3 (theo Công ước quốc tế); Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến);
Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác; Rượu các loại [1].
Trang 8Các dịch vụ không được phép kinh doanh, là các dịch vụ mà nhà nước cấm và các dịch vụ hạn chế kinh doanh Các dịch vụ bị cấm kinh doanh là những dịch vụ đi ngược lại những lợi ích của nhà nước, làm ảnh hưởng tiêu cực đối với các giá trị chuẩn mực đạo đức cũng như các thuần phong mĩ tục của dân tộc Các dịch vụ cấm kinh doanh bao gồm: đẻ thuê (mang thai hộ), dịch vụ mại dâm (cung cấp, môi giới mại dâm); buôn bán người; dịch vụ điều tra bí mật nhà nước, tổ chức, cá nhân (gián điệp, thám tử); tổ chức đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức; thuê giết người hoặc giết người thuê; dịch vụ môi giới kết hôn hoặc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; dịch vụ cho vay nặng lãi; các dịch vụ mang tính chất mê tín, dị đoan;… và các dịch vụ bắt buộc phải đăng kí kinh doanh
Các dịch vụ hạn chế kinh doanh là những dịch vụ không thiết yếu đối với đời sống, khi kinh doanh những dịch vụ này bắt buộc phải đăng kí kinh doanh để cơ quan
chức năng có thể kiểm soát được các dịch vụ này: Kinh doanh vũ trường; Kinh doanh massage, karaoke; Kinh doanh casino; trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy jackpot, máy slot và các loại máy tương tự; Kinh doanh đặt cược; Kinh doanh golf bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gold;…[2]
Trường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, CNHĐTM mại phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ này
CNHĐTM phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí liên quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh Trường hợp kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, CNHĐTM phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ này
Nhà nước cũng nghiêm cấm CNHĐTM gian lận trong cân, đong, đo, đếm và cung cấp các thông tin sai lệch, dối trá hoặc thông tin dễ gây hiểu lầm về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ hoặc bản chất của hoạt động thương mại mà mình thực hiện
Trang 93.2 Phạm vi địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại
Khoản 1 Điều 6 Nghị định đưa ra các trường hợp cấm kinh doanh tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm sau đây:
1) Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác;
2) Khu vực các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế;
3) Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam;
4) Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển;
5) Khu vực các trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
6) Nơi tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông, bao gồm cả đường bộ và đường thủy Phần đường bộ bao gồm lối ra vào khu chung cư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè, lòng đường, lề đường của đường đô thị, đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động thương mại;
7) Các tuyến đường, khu vực (kể cả khu du lịch) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm CNHĐTM thực hiện các hoạt động thương mại;
8) Khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh theo quy định từ phần 1 đến phần 7 Trên đây nhưng không được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc khu vực đó có biển cấm CNHĐTM thực hiện các hoạt động thương mại
Trang 10Cá nhân hoạt động thương mại hoạt động trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại phải thực hiện các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo nội quy do ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại ban hành và được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (khoản 6 Điều 4 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP)
Nhà nước nghiêm cấm CNHĐTM chiếm dụng trái phép, tự ý xây dựng, lắp đặt
cơ sở, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại và trưng bày hàng hóa ở bất kỳ địa điểm nào trên đường giao thông và nơi công cộng; lối ra vào, lối thoát hiểm hoặc bất kỳ khu vực nào làm cản trở giao thông, gây bất tiện cho cộng đồng và làm mất
mỹ quan chung Trường hợp tiến hành hoạt động thương mại ở các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời thì ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này, cá nhân hoạt động thương mại phải bảo đảm thực hiện theo đúng quy hoạch và sự cho phép đó Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ mệnh lệnh hợp pháp của người thi hành công vụ trong trường hợp được yêu cầu di chuyển hàng hóa; phương tiện, thiết
bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại để tránh làm cản trở hoặc tắc nghẽn giao thông trong trường hợp khẩn cấp hoặc vì lý do an ninh và các hoạt động xã hội khác theo quy định của pháp luật (Khoản 2, 3, 4 Điều 6 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP)
Trong hoạt động thương mại, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả các quy định về thực hiện nếp sống văn minh), vệ sinh phòng bệnh, môi trường, phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống thiên tai và giao thông vận tải Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại thực hiện các hoạt động kinh doanh mà làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khoẻ, an toàn và phúc lợi chung của cộng đồng, xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc làm ảnh hưởng đến quyền bảo mật thông tin cá nhân
Khi kinh doanh lưu động, cá nhân hoạt động thương mại phải đặt, để các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ bán hàng và hàng hóa ngăn nắp, trật tự; phải có dụng