1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nhóm cạnh tranh bt tình huống lạm dụng vị trí thống lĩnh độc quyền

13 206 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 29,84 KB

Nội dung

Giả sử doanh nghiệp A chính là công ty con trực thuộc hang hàng không Z, theo anh/chị, ngoài quyết định xử phạt đối với các hành vi vi phạm, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể áp d

Trang 1

ĐỀ BÀI

Doanh nghiệp A là doanh nghiệp nhà nước độc quyền trên thị trường dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không dân dụng ở Việt Nam Hãng hàng không Y và Z là hai khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp A Doanh nghiệp A ký hợp đồng dịch vụ cung cấp xăng dầu thường xuyên cho các chuyến bay của hãng Y và Z

Tháng 2/2008 do thị trường xăng dầu thế giới biến động thất thường, doanh nghiệp A đã quyết định tăng giá xăng do mình cung cấp thêm 15% Doanh nghiệp A có gửi thông báo tới hãng hàng không Y, thông báo sẽ chính thức tăng giá xăng cung cấp cho các chuyến bay kể từ ngày 1/4/2008 Không chấp nhận với việc tăng giá này của A, hãng Y đã gửi thông báo lại cho doanh nghiệp A, trong đó yêu cầu doanh nghiệp A không được đơn phương tăng giá xăng dầu hàng không do mình cung cấp

Tuy nhiên sáng ngày 1/4/2008, do hãng Y không chấp nhận mức giá mà doanh nghiệp A đưa ra, vì vậy A đã gửi công văn cho các chi nhánh yêu cầu từ chối cung cấp xăng cho các chuyến bay của hãng Y, khiến hãng phải tạm hoãn lịch bay của tất cả các chuyến bay ngày 1/4/2008

Hãng Y đã gửi công văn lên Tổng cục hàng không Viêt Nam yêu cầu giải quyết, vì vậy doanh nghiệp A đã buộc phải cung cấp xăng trở lại cho các chuyến bay của hãng Y ngay trong ngày 1/4/2008 Hỏi:

1 Hành vi của doanh nghiệp A có thể vi phạm những quy định nào của Luật cạnh tranh 2004

2 Hãng Y gửi công văn lên Tổng cục hàng không Việt Nam yêu cầu giải quyết trong trường hợp này, vậy Cục quản

lý cạnh tranh có thể tham gia giải quyết vụ việc này sẽ như thế nào? Sau khi giải quyết, doanh nghiệp A không đồng ý với quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thì Doanh nghiệp A phải làm gì?

Trang 2

3 Giả sử doanh nghiệp A chính là công ty con trực thuộc hang hàng không Z, theo anh/chị, ngoài quyết định xử phạt đối với các hành vi vi phạm, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và

đề nghị biện pháp khắc phục nào để đảm bảo cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xăng dầu hàng không ở Việt Nam

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Luật Cạnh tranh là một công cụ pháp lý mới của Nhà nước trong quá trình Việt Nam chuyển sang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Luật Cạnh tranh cùng với Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Hàng không dân dụng tạo thành một khuôn khổ pháp

lý đồng bộ cho hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường Qua việc nghiên cứu về tình tiết vụ việc cụ thể dưới đây, có ý nghĩa quan trọng khẳng định vai trò của pháp luật cạnh tranh mà cụ thể là các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vi phạm pháp luật cạnh tranh, đảm bảo trật tự thị trường lành mạnh ở nước ta hiện nay

II NỘI DUNG

1 Hành vi của doanh nghiệp A có thể vi phạm những quy định nào của Luật Cạnh tranh 2004?

Doanh nghiệp A đã có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh độc quyền Một hành vi được xem là lạm dụng vi trí thống lĩnh độc quyền trên thị trường nếu thỏa mãn 2 điều kiện: Doanh nghiệp có vị trí độc quyền trên thị trường và đã, đang thực hiện 1 trong những hành vi hạn chế cạnh tranh Căn cứ vào tình huống nhận thấy doanh nghiệp A là doanh nghiệp nhà nước có vị trí độc quyền trên thị trường dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không dân dụng ở Việt Nam Mặt khác từ tháng 2/2008 lấy lí do thị trường xăng dầu thế giới biến động thất thường, doanh nghiệp A đã quyết định tăng giá xăng mình cung cấp lên 15% Đến ngày 1/4/2008 do hãng Y không chấp nhận việc tăng giá này, doanh nghiệp

A đã gửi công văn cho chi nhánh yêu cầu từ chối cung cấp xăng cho các chuyến

Trang 3

bay của hãng Y, khiến cho hãng Y phải tạm hoãn lịch bay của tất cả các chuyến bay Hành vi của doanh nghiệp A đã vi phạm luật cạnh tranh tại khoản 1, khoản

2 và khoản 3 điều 14 về hanh vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm:

“ Cấm doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:

1 Các hành vi quy định tại Điều 13 của Luật này;

2 Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;

3 Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.”Cụ thể

Thứ nhất, doanh nghiệp A áp đặt các điều kiện bất lợi cho doanh nghiệp

Y: Việc doanh nghiệp A từ chối cung cấp nhiên liệu cho hang Y xét về quan hệ hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp có thể coi là bình thường Tuy nhiên ở trường hợp này, A là doanh nghiệp độc quyền cung cấp xăng dầu tại các sân bay Việt Nam nên hãng Y không có sự lựa chọn nào khác Việc doanh nghiệp A gửi công văn cho các chi nhánh yêu cầu từ chối cung cấp xăng cho các chuyến bay của hãng Y, khiến cho hãng Y không thể thực hiện lịch bay như dự kiến, đẩy hãng Y vào tình trạng tê liệt Ứng xử này của doanh nghiệp A gây ảnh hưởng nghiêm trọng dến sự sống còn của hãng Y

Thứ hai, doanh nghiệp A lợi dụng vị trí độc quyền đơn phương thay đổi hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng “Đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết căn cứ vào một hoặc một số lý do không liên quan trực tiếp đến các điều kiện cần thiết để tiếp tục thực hiện đầy đủ hợp đồng

và không phải chịu biện pháp chế tài nào” Doanh nghiệp A đã kí hợp đồng

cung cấp xăng dầu thường xuyên cho các chuyến bay của hãng Y Lấy lí do thị trường thế giới biến động, doanh nghiệp A quyết định tăng giá xăng mình cung cấp lên 15% và yêu cầu hãng Y phải chấp nhận Hành vi áp đặt giá bán của doanh nghiệp A là bất hợp lí, gây thiệt hại cho hãng Y bởi lẽ nhu cầu về hàng hóa dịch vụ không tăng đột biến tới mức vượt quá mức công suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp Nghị định 116/2005 về quy định chi tiết hướng dẫn thi hành 1 số điều luật cạnh tranh 2004 có quy định về hành vi áp đặt

Trang 4

giá bán hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý xảy ra trong 2 trường hợp sau đây:

“a) Giá bán lẻ trung bình tại cùng thị trường liên quan trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp được đặt ra tăng một lần vượt quá 5%; hoặc tăng nhiều lần với tổng mức tăng vượt quá 5% so với giá đã bán trước khoảng thời gian tối thiểu đó;

b) Không có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ đó vượt quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá.”

Như vậy, Doanh nghiệp A tăng giá xăng do mình cung cấp lên 15% trong khoảng thời gian từ tháng 2/2008 đến ngày 1/4/2008 là vi phạm quy định luật cạnh tranh, doanh nghiệp A không phải trong tình trạng vượt quá công suất sản xuất hoặc cầu về mặt hàng xăng dầu của Y và Z quá cao khiến cho doanh nghiệp này phải tăng giá thành cao như vậy Hơn nữa lấy lý do thị trường xăng dầu thế giới biến động thất thường để có thể tăng giá 1 cách đột biến như vậy là không hợp lý bởi mặc dù thị trường trong nước và thế giới có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng những biến động thất thường này không thể là nguyên nhân duy nhất để doanh nghiệp A tăng giá lên tận 15% mà không có sự suy xét

kĩ càng thấu đáo

Ngoài ra, Doanh nghiệp A còn vi phạm quy định về áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh Điều 29 nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định về việc áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong điều kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh là hành vi phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp

về điều kiện mua bán giá cả, thời hạn thanh toán, số lượng trong những giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ để đặt 1 hoặc 1 số doanh nghiệp vào vị trí cạnh tranh có lợi hơn so với doanh nghiệp khác

Doanh nghiệp A đang có giao dịch mua bán dịch vụ cung cấp xăng dầu với các hãng Y và Z Các giao dịch cung cấp xăng dầu thường xuyên với 2 hãng

Trang 5

trên là những giao dịch như nhau, được xem xét với thời điểm thiết lập và thực hiện giao dịch vụ cùng thời gian và biến động của thị trường, các điều kiện về quan hệ cung cầu, mức độ cạnh tranh và về tình hình tài chính Tuy nhiên, doanh nghiệp A đã áp dụng điều kiện thương mại khác nhau về giá giữa 2 hãng

Y và Z khi chỉ tăng giá xăng 15% đối với hãng Y Về hợp đồng cung ứng xăng dầu thì không được có bất kỳ sự phân biệt nào giữa các hãng hàng không Bởi

lẽ, hợp đồng cung ứng xăng dầu hàng không hiện nay là độc quyền của doanh nghiệp A, mặc nhiên hãng Y không được lựa chọn nhà cung ứng nào khác Vì vậy, vấn đề phải được xem xét giải quyết dựa trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, không gây đình trệ tới hoạt động vận tải hàng không quốc gia Trong bất kỳ trường hợp nào, không được có sự phân biệt đối xử giữa các hãng hàng không về cấp nhiên liệu

 Như vậy, có thể kết luận doanh nghiệp A có thể vi phạm những quy định pháp luật cạnh tranh áp đặt các điều kiện bất lợi cho hãng Y, về ấn định giá bán, thay đổi nội dung hợp đồng không có lý do chính đáng, áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong giao dịch

2 Hãng Y gửi công văn lên Tổng cục hàng không Việt Nam yêu cầu giải quyết trong trường hợp này, vậy Cục quản lý cạnh tranh có thể tham gia giải quyết vụ việc này sẽ như thế nào? Sau khi giải quyết, doanh nghiệp

A không đồng ý với quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thì Doanh nghiệp A phải làm gì?

2.1 Cục quản lý cạnh tranh có thể tham gia giải quyết vụ việc này sẽ như thế nào

Theo nghị định 06- 2006/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cục quản lí cạnh tranh ta thấy rằng: Cục Quản lý cạnh tranh là tổ chức trực thuộc Bộ Thương mại có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt

Trang 6

Nam; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện trong thương mại quốc tế liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ (khoản 1 điều 1)

Ta thấy rằng doanh nghiệp A là doanh nghiệp cung cấp xăng dầu độc quyền trên thị trường Vì vậy về giá cả của xăng dầu sẽ do nhà nước quản lý theo điều 15 luật cạnh tranh Ở đây, doanh nghiệp A đã tự ý tăng giá xăng dầu lên 15% mà chưa có sự thông báo chung của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,

vì vậy doanh nghiệp A đã vi phạm vào điều 13 Luật cạnh tranh về các hành vi

thống lĩnh thị trường bị cấm là “Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng”

Ở đây, theo nghị định số 06/2006/NĐ-CP và Luật cạnh tranh thì cơ quan quản lý cạnh tranh có thể tham gia vào vụ việc này để:

- Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh

và hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

- Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

Nếu thấy dấu hiệu sai phạm Cơ quan quản lý cạnh tranh có thể xử lý theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng

2.2 Sau khi doanh nghiệp A không đồng ý với quyết định xử lý của hội đông cạnh tranh có thể khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo khoản 1 điều 107

Luật cạnh trạnh “Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh”

Đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh gồm có:

1 Đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại;

b) Tên, địa chỉ của bên làm đơn khiếu nại;

Trang 7

c) Số, ngày, tháng, năm của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại;

d) Lý do của việc khiếu nại và yêu cầu của bên làm đơn khiếu nại;

đ) Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên làm đơn khiếu nại

2 Đơn khiếu nại phải được gửi cho cơ quan đã ban hành quyết định xử lý

vụ việc cạnh tranh kèm theo các chứng cứ bổ sung (nếu có) chứng minh cho khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp

Sau khi nhận đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, cơ quan

đã ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn khiếu nại theo quy định của pháp luật

Những phần của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại thì chưa được đưa ra thi hành

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại, cơ quan thụ lý đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có trách nhiệm xem xét đơn khiếu nại, chuyển đơn khiếu nại kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh

và kiến nghị của mình đối với đơn khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh hoặc Bộ trưởng Bộ Thương mại

Theo quy định tại Điều 115 Luật Cạnh tranh: “Khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại

1 Trường hợp không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại ra Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền.

2 Trường hợp Tòa án thụ lý đơn khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều này,

Bộ trưởng Bộ Thương mại, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh có trách nhiệm chỉ đạo chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Tòa án trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.”

Trang 8

Những phần của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không bị khởi kiện

ra Tòa án vẫn được tiếp tục đưa ra thi hành

3.Giả sử doanh nghiệp A chính là công ty con trực thuộc hãng hàng không Z:

3.1.Ngoài quyết định xử phạt đối với các hành vi vi phạm, Hội đồng xử

lý vụ việc cạnh tranh có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:

Xét thấy: Hành vi của Doanh nghiệp A có thể vi phạm quy định của pháp luật Cạnh tranh về hành vi hạn chế cạnh tranh, mà cụ thể là quy định tại khoản

1, 2 và 3 Điều 14 Luật Cạnh tranh 2004 là áp đặt các điều kiện bất lợi cho hãng

Y, về ấn định giá bán, thay đổi nội dung hợp đồng không có lý do chính đáng,

áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong giao dịch (theo như câu 1 đã phân tích) Vì vậy, với hành vi vi phạm trên doanh nghiệp A phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật Cụ thể:

Theo quy định tại Điều 117 Luật cạnh tranh 2004 về các hình thức xử phạt pháp luật về cạnh tranh và các biện pháp khắc phục hậu quả thì đối với mỗi hành vi vi phạm, các tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức sau đây: Cảnh cáo, phạt tiền, bên cạnh đó có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt

bổ sung như: thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm hoặc buộc khắc phục hậu quả như cải chính công khai, chia tách doanh nghiệp

đã sáp nhập, hợp nhất, buôn bán lại phần doanh nghiệp đã mua, loại bỏ những điều khoản vi phạm ra khỏi họp đồng hoặc giao dịch kinh doanh Nếu gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, lợi ích của các tổ chức, cá nhân khác thì còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật

Điều 4 Nghị định số 120/2005/ NĐ -CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, cũng quy định về các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh cụ thể, trong

đó có hình thức xử phạt bổ sung:

Trang 9

“3 Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh.”

Tháng 7/2006, Hội đồng Cạnh tranh đã chính thức ra mắt Được biết, Hội đồng Cạnh tranh được thành lập theo Nghị định số 05/2006/NĐ-CP của Chính phủ nhằm thực thi Luật Cạnh tranh có hiệu quả Theo đó, Hội đồng Cạnh tranh

là một cơ quan thực thi quyền lực Nhà nước độc lập, có chức năng xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh như thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế Tại khoản

1 Điều 3 nghị định này đã quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng cạnh tranh:

“Hội đồng cạnh tranh có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1.Tổ chức xử lý các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật”

Mặt khác, áp dụng Điều 119 khoản 1 Luật cạnh tranh 2004 về thẩm

quyền xử phạt, xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh:

“1 Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh có các quyền hạn sau đây:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh;

d) Áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 3 Điều

117 của Luật này;

Trang 10

đ) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

e) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật này.”

Đồng thời áp dụng khoản 2 Điều 24 về hành vi lạm dụng vị trí độc quyền Nghị định số 120/2005/ NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh:

“2 Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt

bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;

b) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh liên quan;

c) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;

d) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;

đ) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có

lý do chính đáng;

e) Buộc khôi phục lại hợp đồng đã huỷ bỏ mà không có lý do chính đáng.”

Vậy trong trường hợp nêu trên, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể

áp dụng hình thức bổ sung bên cạnh hình phạt chính đó là:

- Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng mà cụ thể là những điều kiện bất lợi mà doanh nghiệp A đã áp đặt đối với hãng hàng không

Y và Z

Ngày đăng: 27/03/2019, 11:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w