III. Thực tế áp dụng INCOTERMS 2010 của các doanh nghiệp Việt Nam vào xuất nhập khẩu
4. xuất các giải pháp đểcác doanh nghiệp Việt Nam sử dụng các điều CIF CFR, CPT, CIP khi xuất khẩu
CFR, CPT, CIP khi xuất khẩu
• Tạo hành lang pháp lý và diễn đàn để các doanh nghiệp xuất khẩu, bảo hiểm và vận tải trong nước cũng như ngoài nước hợp tác với nhau.
Ngoài việc tham gia vào các diễn đàn sẵn có trong khu vực và thế giới nhưWTO, ASEAN...., các doanh nghiệp xuất khẩu, bảo hiểm và vận tải cần chủ động tạo các diễn đàn hợp tác riêng của mình. Chính phủ cũng cấn tiến hành các chương trình hợp tác, các hội thảo cho doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia tìm kiếm cơ hội cũng như chia sẽ kinh nghiệm.
• Thay đổi tư duy doanh nghiệp
Như phân tích ở trên, cán cân thuơng mại của Việt Nam có được cải thiện nhiều hay không một phần không nhỏ từ nhận thức của các doanh nghiệp trong việc xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện nhóm C hay nhóm F. Do đó đầu tiên là chúng ta cần phải hỗ trợ và thúc đẩy tư duy doanh nghiệp. Bộ Thương mại, các Sở Thương mại, các Hiệp hội ngành hàng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố, và cao hơn sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phải là cầu nối và nguồn tư vấn tin cậy cho cộng đồng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc tuyên dương khen thưởng cổ vũ động viên tinh thần doanh nghiệp cũng như tuyên truyền cổ động các doanh nghiệp có thành tích trong hoạt động xuất khẩu, thoả mãn điều kiện xuất khẩu theo điều kiện CIF cần được phát huy nhiều hơn nữa ở tất cả các cấp.
• Tư vấn các hãng bảo hiểm vận tải uy tin cũng như xây dựng hệ thống vận tải và bảo hiểm tốt.
Trong ngắn hạn:
Cơ quan hữu trách cung cấp đầy đủ thông tin của hãng bảo hiểm và hãng tàu uy tin trong và ngoài nước.
Thông tin về dịch vụbảo hiểm: Các doanh nghiệp có thể liên hệ với các chi nhánh củaTổng công ty Bảo hiểm Việt Nam trên toàn quốc, hoặc các Công ty Bảo Minh, Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện, Công ty bảo hiểm Bảo Long, Công ty cổphần bảo hiểm xăng dầu (PJ ICO)...Các doanh nghiệp có thể tham khảo tỷ lệ phí bảo hiểm do Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (BẢO VIỆT) cung cấp.
Thông tin về hãng tàu: Theo nguồn của Thương vụ Việt Nam tại Chi Lê: Hiện nay có 31 hãng tàu biển và đại lý tại Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng liên hệ với bất kỳ hãng tàu nào để yêu cầu họ cung cấp cước container, hoặc giá cước thuê tàu chở hàng.
Tất cả các công ty bảo hiểm và hãng tàu, sẽ đáp ứng ngay các yêu cầu của các khách hàng, khi có yêu cầu.
Trong dài hạn:
Xây dựng hệ thống các hãng tàu có đủ năng lực đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và có khả năng cạnh trạnh được với các hãng tàu uy tín của nước ngoài.
Đầu tư và phát triển các công ty bảo hiểm trong nước có đủ năng lực về vốn và nghiệp vụ để có thể hoạt động trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Tăng cường hoạt động marketing tạo thương hiệu cho doanh nghiệp bảo hiểm, tiếp tục phổ biến luật kinh doanh bảo hiểm đến doanh nghiệp tạo niềm tin cho khách hàng.
Tiếp tục phát huy chính sách: bảo hiểm tín dụng xuất khẩu theo chủ trương mới của Thủ tướng Chính phủ nhằm khuyến khích, động viên doanh nghiệp tìm được các khách lớn và thị trường mới và cạnh tranh được với thương nhân nước ngoài bằng biện pháp bán hàng trả chậm, tức là cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu. Theo đó, nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 20% phí bảo hiểm,doanh nghiệp chỉ phải chi trả 80%.
• Tạo nguồn nhân lực đủ chuyên môn nghiệp vụ
Trong quá trình thảo luận các điều khoản hợp đồng với đối tác nước ngoài, ngoài trình độngoại ngữcần có, nhân viên xuất nhập khẩu cần có các kiến thức căn bản về luật thương mại của nước doanh nghiệp nhập hàng.Doanh nghiệp cũng cần kết hợp với cơ quan xúc tiến thương mại cũng như sựhỗ trợ từSở, Bộ Công Thương, Chính phủtiến hành các khóa huấn luyện về nghiệp vụ
thương thảo bảo hiểm và vận tải. Khi các doanh nghiệp tự tin về kỹ năng chuyên môn, chính sách nhà nước đầy đủvà thuận tiện sẽ là tiền đề đi đến xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện nhóm C.
KẾT LUẬN
Việc sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms như thế nào vốn là vấn đề đối với không chỉ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và còn cần nhiều sự quan tâm của các cấp bộ ngành liên quan.
Quan phân tích nội dung Incoterms 2010 cho thấy việc lựa chọn các điều kiện thương mại này ảnh hưởng nhiều đến tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngoài ra nó còn ảnh hưởng rộng tới hoạt động của các ngành dịch vụ có liên quan như giao nhận vận tải và bảo hiểm, và nó quyết định một số lợi ích ngoại thương của một quốc gia.
Tại Việt Nam hiện nay, khi mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, việc áp dụng Incoterms 2010 một cách hiệu quả là một trong những phương pháp cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, do tính mới mẻ của Incoterms 2010, nên không tránh khỏi những thiếu sót cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng. Doanh nghiệp thường sử dụng theo thói quen giống Incoterms 2000 và chưa hiểu hết được những thay đổi của Incoterms 2010. Điều này làm giảm hiệu quả kinh doanh của bản thân doanh nghiệp, và còn gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia.
Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm vững, vận dụng linh hoạt các điều kiện này trong từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó đòi hỏi các cơ quan hữu quan khác phải có sự phối hợp đồng bộ. Nhiệm vụ này đặt ra không chỉ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, mà là của tất cả các cơ quan ban ngành có liên quan về thương mại, vận tải, bảo hiểm, tài chính, hải quan…
Đây là vấn đề vừa mang tính vi mô, vừa mang tính vĩ mô. Các doanh nghiệp cần phải trau dồi kiến thức, kinh nghiệm của mình trong kinh doanh xuất nhập khẩu và cả trong các lĩnh vực khác có liên quan, mặt khác Nhà nước cũng cần phải có những chính sách, định hướng cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp về mọi mặt.
TÀI LIỆU THAM KHẢOSÁCH SÁCH
1. PGS.TS. Hà Thị Ngọc Oanh (Chủ biên), TS. Đoàn Xuân Huy Minh, ThS. Trần Thị Thu Hiền, 2014. Giáo trình Kinh doanh thương mại quốc tế. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
2. Phòng Thương mại quốc tế (ICC), 2010. INCOTERMS 2010. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông.
TRANG WEB
1. http://donga.edu.vn/NCKH/tabid/1220/cat/1518/ArticleDetailId/4400/ArticleId/4398/D efault.aspx
2. http://thuongmaiwto.com/vi/trang-chinh/Incoterms/Cac-phien-ban-cua-Incoterms-249/
3. http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx? ID=795&Category=Tin%20v%E1%BA%AFn%20th%E1%BB%91ng%20k %C3%AA&Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%AD