Lợi ích khi xuất khẩu theo CIF, CFR, CPT, CIP

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG VỀ INCOTERMS 2010 MÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CẦN BIẾT (Trang 30)

III. Thực tế áp dụng INCOTERMS 2010 của các doanh nghiệp Việt Nam vào xuất nhập khẩu

3. Lợi ích khi xuất khẩu theo CIF, CFR, CPT, CIP

Dựa vào nền tảng Incoterm 2010 và cách phân nhóm của các điều kiện vẫn dùng thuật ngữ nhóm C để gọi chung cho các điều kiện CFR, CIF, CPT, CIP. Như vậy, các lợi ích thu được khi các doanh nghiệp xuất khẩu theo nhóm C.

• Nguồn thu ngoại tệ gia tăng

Đối với các điều kiện này người bán chịu trách nhiệm về chi phí nhiều hơn FOB nên giá bán với điều kiện CIF bao giờ cũng cao hơn FOB nên nguồn thu ngoại tệ sẽ gia tăng. Do đó, nếu các nhà xuất khẩu lựa chọn điều kiện CIF thay thế FOB sẽ góp phần bình ổn cán cân thanh toán và hạn chế tình trạng nhập siêu.

-Lợi ích đối với quốc gia: nếu trong năm 2007, giả sử tất cả các doanh nghiệp trong toàn quốc đều xuất khẩu theo điều kiện CIF, chúng ta sẽ xuất khẩu được 50,86 tỷUSD, thay vì chỉ xuất khẩu được 47,54 tỷ USD theo điều kiện FOB, như kế hoạch của Bộ Thương mại. Phần ngoại tệ tăng thêm 3,32 tỷ USD cho quốc gia là do thu được tiền bảo hiểm và cước tàu.

- Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng hoá từ: 0,2% - 0,9% tr ên trị giá CIF, tuỳ theo loại hàng hoá.

- Tỷ lệ cước tàu từ 5 – 10% trên trị giá CIF, tuỳ theo tỷ trọng của hàng hoá, địa điểm giao hàng, phương tiện vận chuyển (tàu hoặc container).

- Tỷ lệ bảo hiểm (I) và cước tàu (F): Theo bảng tính trên lấy trung bình là 7%.

Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tàu (hoặc container): Các công ty này của Việt nam rất thiếu việc làm, nếu các nhà xuất khẩu liên hệ mua bảo hiểm hàng hoá và thuê tàu (container) trong nước, chắc chắn sẽ làm tăng doanh số cho các doanh nghiệp này, giải quyết thêm việc làm cho cộng đồng của chúng ta, hơn là đểcác công ty nước ngoài thu được phí bảo hiểm và cước tàu.

Đối với các cán bộ nghiệp vụ trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Theo thông lệ của các công ty bảo hiểm và hãng tàu, luôn luôn trích lại một tỷ lệ gọi là “tiền hoa hồng - commiss ion” cho những người giao dịch trực tiếp với họ. Số tiền nàykhông hề ảnh hưởng đến tiền hàng (cost) của doanh nghiệp. Thay vì phí bảo hiểm và cước tàu nước ngoài được hưởng, nếu các cán bộ nghiệp vụ trình Giám đốc phương án xuất khẩu theo điềukiện CIF, thì họ rất xứng đáng được nhận khoản hoa hồng trên, chúng ta không nên coi đó là tiền hối lộ, như lâu nay nhiều người thường quan niệm.

• Tăng nguồn vốn vay đối với doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp

Nếu xuất khẩu theo điều kiện nhóm C, sẽ thu được trị giá ngoại tệ cao hơn, so với việc xuất khẩu theo điều kiện nhóm F. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thiếu vốn, có thể dùng thư tín dụng (L/C) thế chấp tại ngân hàng, sẽ vay được số tiền cao hơn. Doanh nghiệp rất chủ động trong việc giao hàng, không phải lệ thuộc vào việc điều tàu (hoặc container) do người nhập khẩu chỉ định. Đôi khi vì lệ thuộc vào khách nước ngoài, tàu đến chậm làm hư hỏng hàng hoá đã tập kết tại cảng hoặc trong kho, nhất là hàng nông sản.

• Tạo điều kiện cho các công ty vận tải ở Việt Nam phát triển

Trong thời gian qua, các công ty vận tải của Việt Nam phát triển chưa mạnh so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore,… nguyên nhân chủyếu là do “cầu” chưa tăng. Do đó, nếu các nhà xuất khẩu chọn điều kiện nhóm C thay thế nhóm F thì sẽ “cầu” tất yếu sẽ gia tăng, vì đối với nhóm C, nhà xuất khẩu chịu chi phí vận tải chính nên chủ yếu sẽ thuê các công ty vận tải ở Việt Nam vận chuyển. Khi đó các công ty vận tải có cơ hội để phát triển mạng lưới vận tải quốc tế, góp phần khẳng định vị thế của công ty vận tải ở Việt Nam trên thị trường thế giới.

Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ở nước ta tăng liên tục nhưng hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu phát triển còn thấp. Do đó, nếu các nhà xuất khẩu chọn điều kiện nhóm C (điều kiện CIP và CIF) thay nhóm F thay thì các công ty bảo hiểm ở Việt Nam có cơ hội để nâng cao chất lượng và phát triển dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu.

• Tạo thêm việc làm cho người lao động

Như đã trình bày ở trên, đối với điều kiện nhóm C sẽ góp phần làm tăng nguồn ngoại tệ, tạo điều kiện để các công ty vận tải, bảo hiểm... ở Việt Nam phát triển. Khi đó các công ty vận tải ho ặc bảo hiểm sẽ thuê thêm lao động. Hơn nữa, để thực hiện điều kiện nhóm C, nhà xuất khẩu cần có thêm cán bộ giỏi về nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm. Do đó, việc lựa chọn điều kiện nhóm C, cácn hà xuất khẩu Việt Nam góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển.

• Nhà xuất khẩu chủ động trong việ c giao hàng

Đối với điều kiện nhóm C, nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải nên biết rõ thời gian nào các phương tiện vận tải sẵn sàng nhận hàng nên nhà xuất khẩu chủ động trong việc thu gom và tập kết hàng hóa. Trong khi đó nếu xuất khẩu theo điều kiện nhóm F , nhà xuất khẩu bị lệ thuộc vào việc điều phương tiện vận tải do người nhập khẩu chỉđịnh và đôi khi chậm trễcó thể làm hư hỏng hàng hóa đã tập kết tại cảng hoặc kho.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG VỀ INCOTERMS 2010 MÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CẦN BIẾT (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w