Các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng xuất FOB

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG VỀ INCOTERMS 2010 MÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CẦN BIẾT (Trang 29)

III. Thực tế áp dụng INCOTERMS 2010 của các doanh nghiệp Việt Nam vào xuất nhập khẩu

2. Các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng xuất FOB

2.1. Trước hết, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và các doanh nghiệp FDI. Nam và các doanh nghiệp FDI.

- Cạnh tranh về giá:

Các doanh nghiệp FDI có sự liên kết, quan hệ mật thiết và rộng rãi với các hãng tàu và các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước. Nhờ đó, cả ba sẽ cùng hạ giá phí để cùng có khách hàng và lợi nhuận. Chẳng hạn như, cả ba hợp tác với nhau trong chào giá sản phẩm, khi nhà sản xuất nhận được lời đề nghị chào giá sản phẩm thì họ sẽ có 2 bản chào phí, bản thứ nhất chào giá sản phẩm, bản thứ hai chào giá CIF. Khi nhà nhập khẩu nhận được 2 bản chào sẽ đem bản FOB đi tìm nhà

bảo hiểm và hãng tàu để thuê, tổng chi phí đó sẽ cao hơn giá CIF trong bản chào thứ hai. Đó là do họ đã cam kết với nhau tất cả cùng hạ phí. Hơn nữa, khi nhà sản xuất hạ giá sản phẩm nhưng có thể sẽ được hưởng hoa hồng từ nhà bảo hiểm và hãng tàu, còn hãng tàu và nhà bảo hiểm thì không mất chi phí tiếp thị và tìm kiếm khách hàng nên hạ giá thành thì cũng hợp lý. Để thực hiện được điều này là do các doanh nghiệp FDI có kinh nghiệm và mạng lưới rộng lớn trong việc xuất nhập khẩu hàng.

- Cạnh tranh về vốn

Vốn của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hay nhập khẩu một lô hàng là vốn đi vay từ các ngân hàng, họ không đủ vốn để trả cước phí vận tải và bảo hiểm, trong khi đó nhiều trường hợp các doanh nghiệp khi xuất khẩu được khách hàng ứng trước. Còn các doanh nghiệp FDI thì có vốn nhiều, nguồn hàng có nên dễ tạo điều kiện như chiết khấu cho sản phẩm hàng hóa tăng cạnh tranh đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

2.2. Hàng hóa xuất nhập khẩu

Hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu thô, gia công hoặc sơ chế có giá trị thấp nên tỉ lệ cước phí so với tiền hàng khá lớn. Và đối với mặt hàng là các sản phẩm gia công thì khách hàng họ thuê tàu cả chuyến đi và về nên doanh nghiệp Việt Nam sẽ không xuất CIF được.Thông thường tiền cước vận chuyển chiếm từ 7% đến 10% giá CIF của hàng hóa, nhưng do hàng xuất khẩu của Việt Nam thường cồng kềnh, giá trị thấp, nên tỷ lệ này thường cao hơn - có mặt hàng lên tới 50%.

2.3. Các doanh nghiệp FDI có sự hỗ trợ mạnh về vốn đầu tư khi cácdoanh nghiệp FDI kinh doanh thua lỗ doanh nghiệp FDI kinh doanh thua lỗ

Do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ hàng, chủ tàu, và các nhà bảo hiểm Việt Nam nên nhiều khi có tình trạng có hàng để xuất khẩu nhưng lại thiếu tàu chở hoặc ngược lại. Tóm lại thực trạng xuất FOB, nhập CIF hiện vẫn đang rất phổ biến ở Việt Nam. Dựa trên những nguyên nhân tồn tại thực trạng này, nên chăng cần nghĩ tới những biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp có thể tiến tới việc xuất CIF và nhập FOB trong quá trình hội nhập quốc tế ngày nay.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG VỀ INCOTERMS 2010 MÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CẦN BIẾT (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w