LỜI MỞ ĐẦUCho đến trước khi Luật cạnh tranh 2004 được ban hành, hệ thống pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền ở Việt Nam hầu như chưa
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Cho đến trước khi Luật cạnh tranh 2004 được ban hành, hệ thống pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền ở Việt Nam hầu như chưa hình thành, các quy định về vấn đề này rất ít và nằm rải rác trong các văn bản như Luật Thương mại Việt Nam 1997, Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003, Luật Doanh nghiệp 1999,… Tuy nhiên, thực tế đặt ra một vấn đề là các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền của các doanh nghiệp trên thị trường không ngừng gia tăng và có diễn biến phức tạp Yêu cầu cấp thiết là phải nhanh chóng có một văn bản pháp luật riêng để điều chỉnh vấn đề này Luật cạnh tranh 2004 ra đời dựa trên yêu cầu cấp thiết đó
Trong nội dung bài viết này, cá nhân tôi sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề “Thực
trạng lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền theo pháp luật Việt Nam”.
Mong rằng, với những phân tích và những phương hướng mà bản thân đưa ra sẽ phần nào giúp cho hoạt động kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền ngày một hiệu quả hơn!
NỘI DUNG
I Thực trạng quy định của pháp luật về lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền
1 Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền
Kiểm soát và xử lý các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền (gọi tắt là hành vi lạm dụng) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của pháp luật cạnh tranh nhằm bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử Đặc trưng cơ bản của chế định pháp luật này là đối tượng áp dụng là những doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp đang có vị trí thống lĩnh, doanh nghiệp có vị trí độc quyền trên thị trường Luật cạnh tranh 2004 không đưa ra
một định nghĩa cụ thể về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyefn mà chỉ liệt kê nhưng hành vi bị coi làm lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền Theo đó, chỉ khi doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
1
Trang 2trường; doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện những hành vi được quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật cạnh tranh thì mới bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh Từ đây, có thể khái quát
thành khái niệm như sau: Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền là
những hành vi do doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường; doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện nhằm củng cố vị trí thống lĩnh, duy trì vị trí độc quyền bằng cách loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường; ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác không cho gia nhập thị trường, phát triển kinh doanh hoặc nhằm thu lợi nhuận độc quyền bằng cách bóc lột khách hàng 1
2 Xác định vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền
a Xác định vị trí thống lĩnh thị trường
Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam không đưa ra định nghĩa về vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp mà chỉ quy định các trường hợp có vị trí thống lĩnh
và căn cứ để xác định vị trí thống lĩnh Vị trí thống lĩnh trên thị trường được xác định dựa trên thị phần hoặc khả năng gây hạn chế cạnh tranh của một doanh
nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp.Theo Điều 11 Luật cạnh tranh thì doanh
nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp được xác định là có vị trí thống lĩnh thị trường khi thuộc 1 trong các trường hợp sau:
+ Một doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ
30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc “có khả năng gây hạn chế cạnh tranh
một cách đáng kể”2
+ Một nhóm doanh nghiệp cũng có thể được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường khi thỏa mãn đủ hai điều kiện sau:
+ Các doanh nghiệp đã hoặc đang thực hiện cùng một hành vi hạn chế cạnh tranh;
+ Tổng thị phần của nhóm doanh nghiệp đạt các mức sau: Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; ba doanh nghiệp có tổng
1 Trường đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Giáo trình luật cạnh tranh, 2010, trang
104;
2 Xem: Điều 22 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP
2
Trang 3thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan
b Xác định vị trí độc quyền
Luật cạnh tranh quy định: “Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền
nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan”3 Như vậy, khi chỉ tồn tại duy nhất một doanh nghiệp kinh doanh trên một thị trường hàng hóa, dịch vụ nhất định thì doanh nghiệp đó có vị trí độc quyền Do đó, khi xác định vị trí độc quyền, cơ quan cạnh tranh chỉ cần xác định 2 yếu tố:
+ Thị trường liên quan
+ Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường đó
Nếu kết luận đưa ra là chỉ có một doanh nghiệp duy nhất thì doanh nghiệp đó có
vị trí độc quyền Khi vị trí độc quyền được tạo lập hợp pháp thì công quyền không thể trừng phạt hay xóa bỏ vị trí đó Nhà nước và pháp luật chỉ có thể trừng phạt doanh nghiệp khi chúng sử dụng vị trí độc quyền như một lợi thế trong các quan hệ thị trường hay đặt các chủ thể khác vào tình trạng bất lợi
3 Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
a Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh
Hành vi này là việc doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá thành toàn bộ để thu hút khách hàng và gây khó khăn cho những doanh nghiệp cùng kinh doanh mặt hàng hoặc cung ứng cùng một loại dịch vụ Theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 116, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh là việc bán hàng, cung ứng dịch vụ với mức giá thấp hơn tổng các chi phí dưới đây:
+ Chi phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ hoặc giá mua hàng hóa để bán lại
+ Chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ
3 Theo Điều 12 Luật cạnh tranh 2004;
3
Trang 4Theo đó, cơ quản quản lí thị trường chỉ cần xác định và tính toán tất cả các chi phí đã được doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất, kinh doanh sản phẩm và giá bán thực tế của chúng rồi đem so sánh với nhau; nếu hành vi bán hàng, cung ứng dịch vụ với mức giá gây lỗ thì mặc nhiên sẽ bị coi là định giá hủy diệt nếu doanh nghiệp thực hiện hành vi có quyền lực thị trường và hành vi đó không thuộc những trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 2 điều 23 Nghị định 116/2005/NĐ-CP
b Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng
Với hành vi này, khách hàng là những người bị chịu thiệt hại bởi giá mà họ phải mua quá cao so với giá trị thực tế của sản phẩm hoặc phải bán hàng hóa với giá thấp hơn giá thành thực Giá mua, bán sản phẩm trên thị trường không được hình thành từ cạnh tranh mà do các doanh nghiệp thống lĩnh ấn định Theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 116 thì hành vi áp đặt giá mua hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng nếu giá mua tại cùng thị trường liên quan được đặt ra thấp hơn giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong điều kiện sau:
+ Chất lượng hàng hóa, dịch vụ đặt mua không kém hơn chất lượng hàng hóa, dịch vụ đã mua trước đó;
+ Không có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch họa hoặc biến động bất thường làm giá bán buôn hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan giảm tới mức dưới giá thành sản xuất trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp so với trước đó
Hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng nếu cầu về hàng hóa, dịch vụ không tăng đột biến tới mức vượt quá công suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp và thỏa mãn hai điều kiện sau:
+ Giá bán lẻ trung bình cùng thị trường liên quan trong thời gian tối thiểu
60 ngày liên tiếp được đặt ra tăng một lần vượt quá 5% hoặc tăng nhiều lần với
4
Trang 5tổng mức tăng vượt quá 5% so với giá đã bán trước khoảng thời gian tối thiểu đó;
+ Không có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ đó vượt quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá
Ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng là việc khống chế không cho phép các nhà phân phối, các nhà bán lẻ bán lại hàng hóa thấp hơn mức giá đã quy định trước
c Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng
Nhóm hành vi này gồm ba hành vi cụ thể sau:
Thứ nhất, hạn chế sản xuất, phân phối sản phẩm gây thiệt hại cho khách
hàng - là hành vi giảm khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ một cách giả tạo để lũng đoạn thị trường, làm biến động quan hệ cung cầu theo hướng có lợi cho doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường trong giao dịch với khách hàng
Thứ hai, hạn chế thị trường gây thiệt hại cho khách hàng - là việc doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh tự giới hạn khu vực bán hoặc giới hạn nguồn mua sản phẩm mà không có lý do chính đáng gây thiệt hại cho khách hàng
Thứ ba, hạn chế sự phát triển kỹ thuật, công nghệ làm thiệt hại cho khách
hàng - là việc doanh nghiệp thực hiện những hành vi nhằm cản trở đối thủ cạnh tranh tiến hành việc nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ hoặc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh Ví dụ như hành vi mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc không sử dụng hoặc hành vi đe dọa hoặc ép buộc người đang nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ phải ngừng hoặc hủy bỏ việc nghiên cứu đó
d Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh
Theo Nghị định 116/2005/NĐ-CP, đây là “hành vi phân biệt đối xử với các
doanh nghiệp về điều kiện mua bán, giá cả, thời hạn thanh toán, số lượng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ tương tự về mặt giá trị hoặc tính chất
5
Trang 6hàng hóa, dịch vụ để đặt một số doanh nghiệp vào vị trí cạnh tranh có lợi hơn
so với doanh nghiệp khác”4 ; vì vậy, nó còn được gọi là hành vi phân biệt đối xử
thương mại Hành vi này được cấu thành bởi hai yếu tố sau: thứ nhất, doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh đã áp dụng các điều kiện mua, bán, giá cả, thời hạn
thanh toán, số lượng khác nhau trong những giao dịch như nhau; thứ hai, hành
vi đã gây ra tình trạng bất bình đẳng giữa các khách hàng
e Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
Loại hành vi này bao gồm:
+ Hành vi áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua bán hàng hàng, dịch vụ là việc áp đặt những điều kiện tiên quyết mà khách hàng buộc phải chấp nhận để có thể ký kết được hợp đồng
+ Buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến
đối tượng hợp đồng (Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định: “là hành vi gắn việc
mua bán hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng với việc phải mua hàng hóa, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc thực hiện thêm một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết thực hiện hợp đồng” 5)
f Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới
Theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 116, ngăn cản việc gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới là hành vi tao ra những rào cản sau đây:
+ Yêu cầu khách hàng của mình không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới;
+ Đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ không chấp nhận phân phối những mặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới;
+ Bán hàng hóa với mức giá đủ để đối thủ cạnh tranh mới không thể gia nhập thị trường nhưng không thuộc trường hợp bán hàng dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh
4 Theo Điều 29 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP;
5 Theo khoản 2 Điều 130 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP;
6
Trang 74 Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền trước tiên chính là các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được quy định tại Điều 13 Luật Cạnh tranh, bởi
sở hữu vị trí độc quyền là mức độ cao hơn của sự thống lĩnh thị trường Ngoài
ra, Luật Cạnh tranh còn cấm các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền sau đây:
a Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng
Điều 32 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định: “Áp đặt các điều kiện bất
lợi cho khách hàng của doanh nghiệp có vị trí độc quyền là hành vi buộc khách hàng phải chấp nhận vô điều kiện những nghĩa vụ gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng”.
Các doanh nghiệp độc quyền có thể tự ý áp đặt trong hợp đồng các điều kiện bất lợi cho khách hàng, ví dụ như buộc khách hàng khi thực hiện hợp đồng cần phải thực hiện một hợp đồng phụ khác như mua một sản phẩm, dịch vụ kèm theo của hãng Bởi vì khách hàng không còn sự lựa chọn nào khác trong thị trường này nên vẫn buộc phải chấp nhận
b Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng
Điều 33 Nghị định 116/2005/NĐ-CP: “Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn
phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng là hành vi của doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện dưới một trong các hình thức sau:
1 Đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không cần thông báo trước cho khách hàng và không phải chịu biện pháp chế tài nào.
2 Đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết căn cứ vào một hoặc một số lý do không liên quan trực tiếp đến các điều kiện cần thiết để tiếp tục thực hiện đầy đủ hợp đồng và không phải chịu biện pháp chế tài nào”.
Doanh nghiệp thực hiện hành vi này xuất phát từ 2 lý do: một là có thể việc thực hiện hợp đồng này không đem lại đủ lợi ích cho doanh nghiệp như mong muốn (do tại thời điểm đó giá nguyên liệu đầu vào tăng, giá sản phẩm tăng cao
7
Trang 8hơn so với thời điểm kí kết hợp đồng); hai là có sự vô trách nhiệm của doanh nghiệp, không thực hiện nghĩa vụ đã giao kết trong thực hiện hợp đồng
II Thực trạng áp dụng pháp luật điều chỉnh hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền
1 Ưu điểm
Ngay từ khi ra đời Luật cạnh tranh đã được sự quan tâm lớn của đông đảo giới nghiên cứu, các nhà quản lý, các chủ thể kinh doanh, cũng như những người tiêu dùng Tuy nhiên, khác với nhiều đạo luật khác, Luật cạnh tranh là đạo luật đặc thù lần đầu tiên được ban hành ở Việt Nam trên cơ sở du nhập kiến thức, tiếp thu kinh nghiệm của một số nước tiên tiến trên thế giới Luật cạnh tranh đã mang lại những giá trị điều chỉnh không thể phủ nhận Với tính cách là
“Hiến pháp của luật kinh tế”, Luật cạnh tranh đã bước đầu xác định được những nguyên tắc cơ bản, cùng với hệ thống các quy định điều chỉnh trong lĩnh vực riêng biệt, là cơ sở pháp lý quan trọng để duy trì và đảm bảo một môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng, ngăn chặn hiệu quả hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền ở nước ta trong thời gian qua Việc ban hành đạo luật này cũng góp phần vào việc tiêu chuẩn hóa, hài hòa hóa pháp luật kinh tế để Việt Nam có có thể thực hiện được các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, Về căn bản, hệ thống pháp luật điều chỉnh hành vi lạm dụng vị
trí thống lĩnh, vị trí độc quyền đã quy định và điều chỉnh những vấn đề căn bản nhất về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền trong điều kiện của
cơ chế thị trường, làm cơ sở xây dựng môi trường pháp lý cho các hoạt động về cạnh tranh trong kinh doanh ở Việt Nam
Thứ hai, Mặc dù quan hệ cạnh tranh cũng như hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh, vị trí độc quyền ở nước ta chưa thật sự ổn định, phổ quát và chưa đặc trưng cho các quy luật cạnh tranh khách quan nhưng pháp luật điều chỉnh hành
vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền đã thể hiện những quy định tiên phong mở đường cho các hoạt động cạnh tranh Do có sự tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm và tư duy pháp lý của nhiều nước có nền kinh tế thị trường tiên tiến trong việc điều chỉnh phá luật về cạnh tranh, các quy phạm liên quan
8
Trang 9đến điều chỉnh hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thể hện tính
ổn định và khả năng dự đoán của pháp luât, thể hiện sự tương thích của pháp luật cạnh tranh nước ta với những chuẩn mực quan trọng trong pháp luật của các nước có nền kinh tế thị trường và hệ thống pháp luật phát triển cao
2 Hạn chế và hướng hoàn thiện
Mặc dù Luật cạnh tranh 2004 và các Nghị định hướng dẫn đã có nhiều nỗ lực để điều chỉnh các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết hoặc cần làm rõ mới đảm bảo thực thi có hiệu quả pháp luật Trong đó tập trung chủ yếu vào các vấn
đề sau:
Thứ nhất, theo Luật cạnh tranh 2004 của nước ta, danh sách các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là một danh sách đóng6 Luật cạnh tranh năm 2004 đã quy định rõ các hành vi này có lẽ để đảm bảo cho Luật cạnh tranh 2004 có được tính minh bạch Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi thì cách quy định này sẽ dẫn đến một hạn chế là không kịp thời điều chỉnh được những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền mới xuất hiện Bởi như chúng ta đã biết các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền trên thị trường luôn luôn tìm mọi cách khai thác vị thế của mình để thu lợi nhuận, vì thế mà các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền mới không ngừng xuất hiện Do vậy, việc luật cạnh tranh 2004 liệt kê một danh sách đóng các hành vi bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền như tại Điều 13, Điều 14 thì rất có khả năng, các doanh nghiệp có vị trí này sẽ tìm được cách “lách luật”_lạm dụng được vị thế của mình để gây hạn chế cạnh tranh mà vẫn không vi phạm pháp luật cạnh tranh
Thứ hai, trong số các nhóm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường,
lạm dụng vị trí độc quyền trên có hai nhóm hành vi có nhắc đến yếu tố gây thiệt
hại cho khách hàng Đó là “áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp
lý hoặc ấn định giá bán tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng” và “hạn chế sản
6 Điều 13, Điều 14 Luật cạnh tranh 2004;
9
Trang 10xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng” Chính việc quy định như vậy
đã khiến cho việc việc xử lý các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền gặp rất nhiều khó khăn Bởi một khi pháp luật đã quy định dấu hiệu “gây thiệt hại cho khách hàng” là dấu hiệu bắt buộc Do vậy, để chứng minh các hành vi này là vi phạm pháp luật cạnh tranh, các cơ quan có thẩm quyền phải có nghĩa vụ chứng minh được hậu quả “gây thiệt hại cho khách hàng” Theo quan điểm của tôi thì tất cả các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền không nên quy định dấu hiệu của hậu quả hành vi như một dấu hiệu bắt buộc của cấu thành vi phạm bởi vì việc lạm dụng
vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền của các doanh nghiệp có các vị trí này đều có tính chất, mức độ nguy hiểm cao đối với thị trường và đối với người tiêu dùng vì khả năng gây hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp này là rất lớn Với các cấu thành vi phạm vật chất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vụ việc và các bên liên quan phải tốn nhiều thời gian và chi phí cho công việc chứng minh hậu quả của hành vi, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả để kết luận
đó có phải hành vi vi phạm pháp luật hay không
Thứ ba, xác định thị trường liên quan và vị trí thống lĩnh của doanh
nghiệp cần phải cân nhắc mức giá định sẽ tăng lên khi điều tra và xem xét bổ sung thêm căn cứ để kết luận về vị trí thống lĩnh Trước hết về mức giá giả định, điểm c khoản 5 Điều 4 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP xác định mức giá của sản phẩm được điều tra tăng lên trên 10% trong thời hạn 6 tháng để kiểm tra khả năng thay đổi nhu cầu của khách hàng mà không khống chế mức tối đa Như đã phân tích, nếu không khống chế mức tối đa có thể tạo ra sự tùy tiện cho cơ quan
có thẩm quyền trong việc lựa chọn mức tăng giá cụ thể khi điều tra Một khi mức giá giả định là quá cao thì kết quả sẽ không chính xác bởi lúc đó khả năng thay thế nhu cầu sử dụng hoặc chấm dứt nhu cầu sử dụng từ phía khách hàng sẽ
là rất lớn Do đó, nên xác định một ngưỡng tối đa cho việc điều tra phản ứng của khách hàng khi xác định thị trường liên quan Thông thường, mức tối đa và tối thiểu chênh lệch với nhau không quá 5%
10