Tội rửa tiền theo pháp luật quốc tế Rửa tiền Money laundering là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách tạo ra vẻ bên ngoài hợp pháp cho các khoản tiền hoặc tài sản khác có được từ hàn
Trang 1Bài tập 3.
1 Phân tích khái niệm, đặc điểm của tội phạm rửa tiền trong các văn bản pháp
lý quốc tế?
2 Phân tích nội dung cơ bản về quy định tội phạm ma túy trong các Công ước của Liên Hợp quốc?
3 Đánh giá tính tương thích của pháp luật hình sự Việt Nam với các văn bản pháp luật quốc tế về tội phạm khủng bố?
Trang 2BÀI LÀM
1 Phân tích khái niệm, đặc điểm của tội phạm rửa tiền trong các văn bản pháp lý quốc tế?
Tội rửa tiền theo pháp luật quốc tế
Rửa tiền (Money laundering) là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách tạo ra
vẻ bên ngoài hợp pháp cho các khoản tiền hoặc tài sản khác có được từ hành vi phạm tội Rửa tiền đã trở thành vấn nạn nghiêm trọng mang tính quốc tế, được cộng đồng thế giới rất quan tâm, vì nó gây ra hậu quả kinh tế, xã hội nghiêm trọng ảnh hưởng tới an ninh quốc gia và uy tín quốc tế của quốc gia, làm suy yếu nền kinh tế, cũng như cải tổ nền kinh tế Rửa tiền không chỉ giúp cho tội phạm che giấu được nguồn gốc của những khoản tiền bất hợp pháp, mà còn tạo ra cơ sở cho chúng hưởng thụ và sử dụng những đồng tiền đã được tẩy rửa để phục vụ cho những hoạt động tội phạm khác.Dưới góc độ pháp lý, rửa tiền là hành động chuyển lợi nhuận thu được từ hoạt động bất hợp pháp thành lợi nhuận thu được từ hoạt động hợp pháp Tội phạm rửa tiền là vấn đề quốc tế, có tính xuyên quốc gia và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách kinh tế toàn cầu
Khái niệm rửa tiền không được xây dựng trong quy định pháp luật quốc tế mà chỉ được đề cập bằng các hành vi cụ thể cần tội phạm hóa Công ước của Liên Hợp Quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần năm
1998 là Công ước đầu tiên có các quy định về đấu tranh chống rửa tiền ở cấp độ quốc tế Điểm b, khoản 1 Điều 3 của Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên quy định trong nội luật của mình các hành vi cố ý:
(i) Chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản đó thu được từ bất
kỳ hành vi phạm tội nào được quy định tại điểm (a) của khoản này hoặc từ việc tham gia vào hoạt động phạm tội đó với mục đích che giấu hoặc ngụy trang nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản hoặc giúp bất kỳ người nào có dính líu vào hành vi phạm tội như vậy trốn tránh trách nhiệm hình sự của hành vi đó;
Trang 3(ii) Che giấu hoặc ngụy trang bản chất thực sự nguồn gốc, địa điểm, chuyển nhượng, chuyển quyền sở hữu tài sản mà biết rõ tài sản đó thu được từ hoạt động phạm tội đã được quy định tại điểm (a) được quy định tại điểm này;
Nếu như Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần năm 1998 đề cập đến các hành vi rửa tiền với tư cách phái sinh từ các tội phạm ma túy thì Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đã đề cập đến vấn đề tội phạm hóa các hành vi này một cách độc lập Theo điểm (a) và (b) khoản (1) Điều 6 của Công ước, hợp pháp hóa tài sản do phạm tội mà có bao gồm các hành vi:
- Chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản, dù biết rằng những tài sản này do phạm tội mà có, nhằm che đậy hoặc che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản hoặc nhằm giúp đỡ bất cứ người nào liên quan đến việc thực hiện một hành vi phạm tội nguồn nhằm lẩn tránh những hậu quả pháp lý do hành vi của người đó gây ra;
- Che đậy hoặc che giấu bản chất thực sự, nguồn gốc, địa điểm, việc chuyển nhượng hoặc vận chuyển quyền sở hữu hoặc các quyền tài sản khác, dù biết rằng tài sản này do phạm tội mà có;
- Có được, sở hữu hoặc sử dụng tài sản (tuỳ theo quy định của pháp luật từng quốc gia), dù tại thời điểm nhận được tài sản, biết rằng đó là tài sản do phạm tội
mà có;
- Tham gia, liên kết hay thông đồng thực hiện, nỗ lực thực hiện và hỗ trợ, xúi giục, tạo điều kiện và hướng dẫn thực hiện bất kì một hành vi nào trong số các hành vi đã nêu ở trên
Như vậy, Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia khác với Công ước chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy ở ba điểm chính sau đây:
Một là, Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia quy định chung về tội rửa tiền đối với hành vi hợp pháp tài sản phát sinh từ tất cả các loại tội phạm chứ không phải từ riêng tội phạm về ma túy
Trang 4Hai là, Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia cho rằng rửa tiền là một tội phạm độc lập, không phải tội phạm về ma túy hay tội phạm nào khác mà
nó có liên quan
Ba là, Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia cho rằng chủ thể của tội rửa tiền là người khác với chủ thể của tội phạm nguồn đã tạo ra tiền cần “rửa”
đó Điều này thể hiện ở chỗ Công ước quy định dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm ở tất cả các điểm đều bao gồm “dù biết rằng những tài sản này do phạm tội mà có” Nếu chủ thể là chính người phạm các tội đã tạo ra “tiền bẩn” cần phải
“rửa” thì không cần đặt ra dấu hiệu “dù biết rằng” Quan điểm chủ thể là người khác, không phải bản thân người phạm tội nguồn có lẽ xuất phát từ nguyên tắc: Không ai phải chịu trách nhiệm hai lần về một hành vi phạm tội Quan điểm này cũng được thể hiện trong quy định về rửa tiền ở một số nước trên thế giới như: Đức, áo, Italia Ngược lại, quan điểm truy cứu trách nhiệm về hành vi rửa tiền đối với cả chính người phạm tội nguồn giống Công ước chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy lại thể hiện trong pháp luật Mỹ, Vương quốc Anh, Nhật Bản
Liên quan đến vấn đề trên, Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền quốc
tế thừa nhận cả hai quan điểm này Một mặt, tổ chức này khuyến nghị rằng trường hợp tội phạm nguồn diễn ra ở một nước còn việc rửa tiền lại được thực hiện ở một nước khác thì vẫn cấu thành tội rửa tiền bất kể người thực hiện nó là người thực hiện tội phạm nguồn hay không Đoạn 5 khuyến nghị 1 nêu: “Các tội phạm nguồn của tội rửa tiền nên mở rộng đến hành vi xảy ra ở một nước khác và cũng cấu thành tội phạm ở nước đó, và nếu như hành vi như vậy xảy ra ở trong nước thì cũng cấu thành một tội phạm nguồn” Theo khuyến nghị này các quốc gia nên coi
là tội phạm rửa tiền cả đối với trường hợp việc rửa tiền là hành vi tiếp nối của việc phạm một tội khác nhưng tội khác đó diễn ra ở nước ngoài Nhưng mặt khác, Lực lượng tài chính về chống rửa tiền quốc tế cũng thừa nhận việc các quốc gia không truy cứu hành vi rửa tiền của chính người phạm tội nguồn nếu đó là nguyên tắc pháp luật của quốc gia Điều này được quy định tiếp theo ngay tại đoạn 6 khuyến
Trang 5nghị 1: “Các nước có thể quy định tội rửa tiền không áp dụng đối với những người
đã thực hiện tội phạm nguồn nếu đó là nguyên tắc luật pháp cơ bản của nước mình”
Tóm lại, dưới góc độ pháp luật quốc tế, rửa tiền được hiểu là bất kỳ hành vi nào được cố ý thực hiện nhằm hợp pháp hóa các tài sản có được do phạm tội Hành vi
đó có thể được thực hiện bởi người thực hiện tội phạm nguồn đã tạo ra tiền bất hợp pháp hoặc người khác
2 Phân tích nội dung cơ bản về quy định tội phạm ma túy trong các Công ước của Liên Hợp quốc
a Quy định về tội phạm
Dựa vào các quy định của Hiến pháp, những nguyên tắc cơ bản của hệ thong pháp luật và tùy vào pháp luật của mỗi nước, cần áp dụng các biện pháp càn thiết
dể coi là tội phạm các hành vi dưới đây nếu cố ý thực hiện:
- Sản xuất, diều chế, chiết xuất, pha chế, cất giữ, biếu tặng, chào hàng, phân phối, mua bán, môi giới, gửi hàng, quá cảnh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu ma túy
và các chất hướng thần trái với các quy định của Công ước
- Trồng cây thuốc phiện, cây coca hay cây cần sa với mục đích sản xuất trái phép chất ma túy trái với quy định củoa công ước 1961 và 1961 sửa đổi
- Tàng trữ hoặc mua bán bất kỳ chất ma túy và chất hướng thần nào với mục đích thực hiện bất kỳ hoạt động nào quy định ở đoạn 1
- Điều chế, vạn chuyển hay cung cấp phương tiện nguyên liệu hoặc các chất trong bảng 1 và 2 mà biết rõ các chất đó được sử dụng để trồng trọt, sản xuất, điều chế trái phép các chất ma túy hoặc chat hướng thần
- Tổ chức, tài trợ hoặc chỉ đạo cho bất cứ hành vi phạm tội nào nói trên
- Chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tcài sản đó thu được từ bất kỳ hành vi phạm tội ma túy nào hoặc từ việc tham gia vàjo hoạt động phạm tội đó với mục đích che giấu hoặc ngụy trang nguồn gốc bất hơp pháp của tài sản hoặc giúp bất
kỳ người nào đã tham gia thực hiện tội phạm trốnj tránh trách nhiệm hình s
Trang 6-Che giấu hoặc ngụy trang hình thái tự nhiên, nguồn gốc, địa điểm, chuyển nhượng, chuyển quyền sở hữu mà biết rõ tài sản đó thu được từ các hoạt động phạm tội ma túy hoặc tham gia vào các hoạt động đó;
- Chiếm giữ hoặc sử dụng tài sản mà thời điểm đó biết rõ đấy là tài sản do phạm tội hoặc tham gia vào các hoạt động phạm tội ma túy
- Tàng trữ những phương tiện, nguyên liệu hoặc các chất liệt kê trong bảng 1 và bảng 2 mà biết rõ các chất đó được sử dụng để trồng trọt, sản xuất, điều chế trái phép các chất ma túy hoặc các chất hướng thần
- Kích động, xúi giục người khác phạm các tội được quy định kể trên hoặc sử dụng trái phép các chất ma túy và các chất hướng thần
- Tham gia cấu kết hoặc có âm mưu phạm các tội quy định kể trên, cũng như có hành vi giúp sức, xúi giục, thúc đẩy hoặc dụ dỗ người khác phạm bất kỳ tội nào kể trên
Dựa vào những quy định của Hiến pháp, những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật, các bên có thể có những biện pháp cần thiết để coi là tội phạm hình sự theo luật riêng của mỗi nước, khi hành vi đó là cố ý sử dụng, tang trữ hoặc trồng các loại cây có chất ma túy hoặc chất hướng thần phục vụ cho các nhu cầu cá nhân trái với quy định của công ước
Một trong các tội liệt kê, nếu thực hiện ở các nước khác nhau thì bị coi là một tội phạm riêng biệt thức, ý định hoặc mục đích được coi như một yếu tố cấu thành tôị phạm ma túy thể được xác định bằng những hoàn cảnh thực tế khách quan của vụ án
b Quy định hình phạt
Các hành vi bị coi là tội phạm ma túy cần bị trừng phạt thích đáng, đặc biệt là xử phạt tù hoặc các hình phạt tước quền tự do khác Căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của tội phạm, các bên đặt ra hình phạt tương ứng như tù giam hoặc các hình thức tước quyền tự do khác, phạt tiền và tịch thu tài sản Nếu người nghiện ma túy thực hiện những tội này, các bên có thể áp dụng đối với họ biện pháp điều trị, giáo
Trang 7dục, chăm sóc sau điều trị, phục hồi và tái hòa nhập vào xã hội thay cho việc thi hành án hoặc hình phạt, hoặc coi đó là biện pháp bổ sung vào hình phạt
c Quy định các tình tiêt tăng nặng trách nhiệm hình sự
cần quy định các tình tiết sau với ý nghĩa tăng nặng TNHS đối với các tội phạm
ma tuý:
- Phạm tội có tổ chức
- Tham gia những hoạt động phạm tội có tổ chức có tính chất quốc tế
- Tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp khác do hành vi phạm tội tạo ra
- Sử dụng vũ lực hoặc vũ khí để phạm tội
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội
- Lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên phạm tội
- Phạm tội trong trại giam hoặc trong cơ sở đào tạo hoặc cơ sở dịch vụ xã hội, hoặc trong vùng lân cận hoặcnhững nơi dành cho học sinh và sinh viên hoạt động vui chơi, thể thao, học hành và các hoạt động xã hội khác
- Tái phạm
d Quyền tài phán và dẫn độ tội phạm
Các tội nghiêm trọng do công dân trong nước hoặc người nước ngoài thực hiện sẽ
bị bên có lãnh thổ là nơi tội phạm thực hiện hoặc bên có lãnh thổ là nơi phát hiện
ra tội phạm khởi tố, nếu việc dẫn độlà không phù hợp với luật của bên bị yêu cầu
và nếu người phạm tội chưa bị khởi tố và chưa bị kết án Mỗi loại tội được liệt kê phải bị dẫn độ trong bất kỳ hiệp định dẫn độ nào hiện hành giữa các bên Các bên cam kết đưa các tội đó vào danh mục tội phạm bị dẫn độ, trong mọi hiệp ước dẫn
độ được ký giữa các bên
Nêú một bên coi dẫn độ là điều kiện tồn tại của một hiệp ước nhận được yêu cầu dẫn độ từ một bên khác không có hiệp ước dẫn độ với mình, thì họ có thể tùy ý lưạ chọn coi Công ước này là cơ sở pháp lý cho việc dẫn độ đối với các tội đã được liệt
kê trên Việc dẫn độ tuân theo các điều kiện khác do luật pháp của các bên được
Trang 8yêu cầu quy định; các bên nếu không coi dẫn độ là điều kiện tồn tại của một hiệp ước sẽ công nhận những tội danh dược liệt kê trên như những tội phạm bị dẫn độ giữa các bên, tùy thuộc vào các điều kiện do pháp luật của bên được yêu cầu quy định, chi phí việc dẫn độ được thực hiện phù hợp với luật pháp của bên êu cầu thực hiện Các bên có quền từ chối thực hiện việc dẫn độ trong trường hợp các cơ quan
có thẩm quền cho rằng tội phạm chưa đến mức nghiêm trọng
e Các quy định khác
- Cần có các biện pháp đảm bảo có cân nhắc đến tính chất nghiêm trọng của tội phạm và các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi xem xét tha trước thời hạn hoặc tha miễn có điều kiện các tội phạm nói trên
- Cần quy định thời hiệu truy cứu TNHS thỏa đáng đối với tội phamjma tú và thời hiệu dài hơn trong trường hợp người bị coi là phạm tội đãtrốn tránh pháp luật -Những quy định này không ảnh hưởng đến nguyên tắc tất cả các tội phạm đều phải được xác định, truy tố và trừng trị phù hợp với luật trong nước của mỗi bên
3 Đánh giá tính tương thích của pháp luật hình sự Việt Nam với các văn bản pháp luật quốc tế về tội phạm khủng bố?
a) Tội khủng bố theo pháp luật quốc tế
Khủng bố là một trong những loại hành vi đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của con người và đe doạ nghiêm trọng đến an ninh, trật tự của các quốc gia và cả cộng đồng quốc tế Trong những năm gần đây, hoạt động khủng bố
có xu hướng gia tăng với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi và tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng, khủng bố có tổ chức xuyên quốc gia đang trở thành thách thức lớn đối với hoà bình, an ninh quốc tế
Tóm lại, có thể hiểu một cách chung nhất theo pháp luật quốc tế và một số nước trên thế giới: Khủng bố là hành vi sử dụng vũ lực, đe doạ sử dụng vũ lực hoặc các phương tiện khác gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức gây hoảng loạn, khiếp đảm trong công chúng nhằm mục đích chính trị
Trang 9b) Tội khủng bố theo pháp luật hình sự Việt Nam
Theo pháp luật hình sự Việt Nam, tội khủng bố được coi là một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia Bộ luật Hình sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự năm 1999 đều thống nhất quy định như vậy và quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm này là tù chung thân và tử hình Đến năm 2009, theo Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự ngày 19/6/2009 của Quốc hội đã có những thay đổi liên quan đến tội khủng bố và các tội phạm có liên quan Theo đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự đã sửa đổi tên tội danh trong Điều 84 Bộ luật Hình sự năm 1999 từ “tội khủng bố” thành “tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” cho phù hợp với khách thể của tội phạm và thực tiễn đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm này Ngoài ra, trên tinh thần nội dung các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về chống khủng bố cũng như các khuyến nghị đặc biệt của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) yêu cầu phải hình sự hóa hành vi khủng bố, các tổ chức khủng bố
và hành vi tài trợ cho khủng bố, Luật sửa đổi đã bổ sung thêm tội khủng bố trong Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng với hành vi khủng bố nhằm mục đích gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, khác với hành vi khủng bố nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân Đặc biệt, Luật cũng bổ sung một tội phạm khác nữa là tội tài trợ khủng bố (Điều 230b
Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009) với hành vi huy động,
hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố, nhằm
xử lý và ngăn chặn loại tội phạm này
Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84), tội khủng bố (Điều 230a) và tội tài trợ cho khủng bố (Điều 230b Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009) được phản ánh thông qua nội dung các Điều luật này Việc phân tích các dấu hiệu pháp lý không thuộc phạm
vi của Chương này Tuy nhiên, cần lưu ý, tội khủng bố nhằm chống chính quyền
Trang 10nhân dân (Điều 84) quy định hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của nhân viên nhà nước, nhân viên tổ chức xã hội hoặc mọi công dân khác, người nước ngoài nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân hoặc gây khó khăn cho quan hệ quốc tế Đối với tội phạm này, mục đích chống chính quyền nhân dân hoặc gây khó khăn cho quan hệ quốc tế là dấu hiệu bắt buộc
Trong khi đó, tội khủng bố (Điều 230a) thể hiện bằng hành vi xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm mục đích gây ra sự hoảng sợ trong công chúng, xâm phạm đến trật tự công cộng, ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của nhân dân chứ không có mục đích chống chính quyền nhân dân hoặc gây khó khăn cho quan hệ quốc tế Còn tội tài trợ cho khủng bố (Điều 230b) thể hiện bằng một trong các hành vi sau nhằm tài trợ cho những người hoạt động khủng bố nêu tại Điều 230a Bộ luật Hình sự hiện hành: Huy động tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào nhằm hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân khủng bố; hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng
bố, qua đó xâm phạm đến trật tự công cộng, ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của nhân dân chứ không có mục đích chống chính quyền nhân dân hoặc gây khó khăn cho quan hệ quốc tế