1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÁT âm TIẾNG ANH của SINH VIÊN MIỀN tây NAM bộ (NGHIÊN cứu NGỮ âm THỰC NGHIỆM) tt

27 164 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 919,53 KB

Nội dung

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Trên thế giới: Trên bình diện ngữ âm học thực nghiệm so sánh đối chiếu, nghiên cứu giao thoa giữa tiếng Anh L2 và tiếng mẹ đẻ L1 của người học từ những quốc gia khá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

LÊ KINH QUỐC

PHÁT ÂM TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN MIỀN TÂY NAM BỘ (NGHIÊN CỨU NGỮ ÂM THỰC NGHIỆM)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu

Mã số: 62.22.02.41

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH – ĐỐI CHIẾU

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2018

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN VĂN HUỆ

Phản biện độc lập 1: ………

Phản biện độc lập 2: ………

Phản biện 1: ………

Phản biện 2: ………

Phản biện 3: ………

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại ……… ……….…………

vào hồi …… giờ………ngày … tháng … năm ……

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU 0.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, tiếng Anh được xem là ngôn ngữ quốc tế, là hành trang không thể thiếu được cho thế hệ trẻ bước vào thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhằm đưa đất nước đến phồn vinh Cơ hội đang mở ra, thách thức đang đến với giáo dục Đại học trong việc nâng cao chất lượng đầu ra cho những sinh viên chuyên Anh,vì họ chính là đội ngũ thầy cô giáo nòng cốt trong việc đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa trình

độ, năng lực tiếng Anh cho nguồn nhân lực nước nhà

Thực tế cho thấy, qua các cuộc khảo sát năng lực tiếng Anh của giáo viên tiểu học, THCS và THPT, kết quả đạt chuẩn còn quá khiêm tốn, nhất là đối với kỹ năng nghe-nói Một trong những giải pháp cho vấn đề này là nâng cao chất lượng sản phẩm chuyên Anh từ các trường Đại học trong vùng, quan tâm đến

“năng lực phát âm tiếng Anh” của các sản phẩm đầu ra này, nghiên cứu lỗi phát âm tiếng Anh của họ, vì chính tạo sản lời nói của họ trong môi trường giáo dục và giao tiếp, tác động trực tiếp đến quá trình thụ đắc về cảm thụ và tạo sản lời nói của nhiều thế

hệ học trò mai sau Đây là lý do nghiên cứu đề tài

0.2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

Trên thế giới: Trên bình diện ngữ âm học thực nghiệm so

sánh đối chiếu, nghiên cứu giao thoa giữa tiếng Anh (L2) và tiếng

mẹ đẻ (L1) của người học từ những quốc gia khác nhau, đã có một số công trình tiêu biểu đề cập đến năng lực tạo sản và lỗi phát âm tiếng Anh của người học (Li) đối với các đơn vị đoạn tính và siêu đoạn tính như: (1) phẩm chất và trường độ của nguyên âm đơn Li của 40 người Hàn học tiếng Anh (luận án tiến

sĩ của Michael Carey, 2002); (2) lỗi phát âm nguyên âm, phụ âm

Li của 11 sinh viên Xu-đăng có L1 là tiếng A-rập (luận án tiến sĩ

Trang 4

của Tajeldin Ali, 2011); (3) tạo sản nguyên âm và phụ âm Li của

50 Trung Quốc nói tiếng Quan Thoại (Enli, 2014); (4) trọng âm

và ngữ điệu Li của hai nhóm người có L1 là tiếng Quan thoại và tiếng Hàn (luận án tiến sĩ của McGory, 1997); (5) trọng âm và nhịp điệu Li của người Việt ở Úc (luận án tiến sĩ của Nguyen Thị Anh Thư, 2004); (6) tầm âm vực Li của người Ý (luận án tiến sĩ của Urbani Martina, 2013); (7) trọng âm và tầm âm vực Li của người Nhật (Aoyama và Guion, 2007); (8) trọng âm chủ trên cơ chế trọng âm và tầm âm vực Li của người Tây Ban Nha (Verdugo, 2006); (9) trọng âm và trường độ nguyên âm Li của người Ma-rốc học TA, có L1 là tiếng A-rập (Yeou, 2004)

Ở Việt Nam: Ngôn ngữ học đối chiếu nghiên cứu tiếp xúc

ngôn ngữ và giao thoa ngôn ngữ là lĩnh vực khá mới mẻ và là một vùng đất có nhiều tiềm năng khai phá Những nhà ngôn ngữ học đi đầu trong lĩnh vực này như Bùi Khánh Thế (1978, 1993, 2005), Phan Ngọc và Phạm Đức Dương (1983), Lê Quang Thiêm (1986, 1987, 2004), Trần Trí Dõi (1996, 1999) Các nghiên cứu trong địa hạt này thiên về hướng phân tích lỗi của người học tiếng

và có thể quy về hai hướng nghiên cứu chính:

- Nghiên cứu lỗi của người học trong sự tiếp xúc, giao thoa

giữa hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng dân tộc Tiêu biểu là

các công trình của các tác giả: Bùi Khánh Thế (1978, 1993,

2005, 2013), Nguyễn Văn Lợi (1988), Đoàn Văn Phúc (1997), Phùng Thị Thanh (2007), Trương Văn Sinh (1991), Hà Quang Năng (1997), Đinh Lư Giang (2011), Nguyễn Thị Huệ (2010);

- Nghiên cứu lỗi của người học trong sự tiếp xúc, giao thoa

giữa hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng nước ngoài Các công

trình tiêu biểu: Nguyễn Thiện Nam (2001), Phạm Đăng Bình (2003), Đỗ Minh Hùng (2007), Nguyễn Thủy Minh (2006), Nguyễn Linh Chi (2009), Nguyễn Văn Phúc (1999), Phimsen Buarapha (2006), Đào Thị Thanh Huyền (2008), Đào Thị Hương Giang (2014), Soudchai Simmalavon (2016), Lê Văn Trung (2012), Phạm Thu Hương (2013)

Trang 5

Trong lĩnh vực nghiên cứu phát âm của người Việt học ngoại ngữ, lỗi ngữ âm - âm vị tiếng Anh là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm chính do tầm quan trọng của ngôn ngữ quốc tế này trong quá trình giao lưu hội nhập Đến nay, đã

có một số công trình nghiên cứu phát âm tiếng Anh của người Việt, nhưng chỉ tập trung nghiên cứu lỗi phát âm đối với một hay vài đơn vị ngôn ngữ đích trong cùng một cấp độ là đoạn tính hay siêu đoạn tính mà thôi Tiêu biểu là hai công trình nghiên cứu về lỗi phát âm các đơn vị đoạn tính tiếng Anh: (1) Lê Thanh Hòa (2016) nghiên cứu lỗi phát âm phụ âm và nguyên âm tiếng Anh của 2 nam và 12 nữ chuyên Anh thuộc trường Đại học Đồng Nai Tác giả ghi âm phát ngôn của CTV và sử dụng “phương pháp quan sát cảm thụ chủ quan của người nghiên cứu về các đặc trưng

và nét khu biệt ngữ âm-âm vị học giữa hai ngôn ngữ Việt-Anh

để đánh giá lỗi” đồng thời kết hợp so sánh với các “kết quả nghiên cứu ngữ âm-âm vị học tiếng Việt và tiếng Anh của tác giả đi trước” Ở đây, lỗi phụ âm và nguyên âm được tác giả thẩm nhận

và đánh giá dựa vào “thang đánh giá” với khung 5 bậc sai, tạm

chấp nhận, trung bình, khá và đúng, chứ không dựa vào các tham

số âm học được phân tích và truy xuất từ các phần mềm như

Praat hay Speech Analyzer; (2) Dương Thị Nụ (2009) sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu hệ thống phụ âm tiếng Anh và tiếng Việt để nghiên cứu lỗi phát âm 4 phụ âm tiếng Anh /ʃ, ʒ, tʃ,

dʒ/ Đến nay, đã có hai công trình nghiên cứu lỗi phát âm ở cấp

độ siêu đoạn tính tiếng Anh: (1) Nguyễn Huy Kỷ (2004) nghiên cứu ngữ điệu tiếng Anh của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm

Hà Nội Ngoài các phương pháp nghiên cứu chính như điều tra điền dã, khảo sát sư phạm, miêu tả, phân tích và tổng hợp, tác giả còn sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm nhưng chỉ với

“tư cách là phương tiện bổ trợ”; (2) Trần Thị Thanh Diệu (2013)

sử dụng phương pháp thực nghiệm ngữ âm học để khảo sát cách

phát âm trọng âm và ngữ điệu tiếng Anh của sinh viên Việt

Trang 6

Trọng âm từ (2 và 3 âm tiết) và trọng âm ngữ đoạn của sinh viên

(SV) được phân tích qua 2 tham số âm học là cường độ và cao

độ Về ngữ điệu, tác giả cũng sử dụng 2 tham số này để đo trung

bình hiệu số cường độ giữa đỉnh âm tiết chủ và đỉnh âm tiết cuối;

và hiệu số cao độ giữa âm tiết cuối và âm tiết chủ của hai câu

phức dạng nhận định xuống giọng cuối câu và của câu phức dạng

câu hỏi đuôi lên giọng cuối câu Tác giả miêu tả các kiểu lỗi trọng

âm và ngữ điệu của SV và đưa ra một số giải pháp khắc phục

Điểm mới của đề tài: (1) nghiên cứu năng lực phát âm tiếng

Anh của sinh viên Việt trên hai bình diện “đúng chuẩn” và “lệch chuẩn” đối với các đơn vị ngôn ngữ đích thuộc cả hai cấp độ chiết đoạn và siêu đoạn (nguyên âm, phụ âm, trọng âm; nhịp điệu, tầm

âm vực và ngữ điệu) trên cơ sở đối chiếu với tiếng Anh của người Anh bản ngữ đương đại và trên kết quả đối chiếu giữa RP chuẩn này với tiếng Việt ở miền Tây Nam Bộ; và (2) cách tiếp cận nghiên cứu các đơn vị ngôn ngữ Li của chúng tôi cũng khác biệt

so với các công trình nghiên cứu ngữ âm thực nghiệm đi trước

1.1 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Mục đích nghiên cứu

- Đánh giá năng lực phát âm tiếng Anh của sinh viên (SV) đối với các đơn vị đoạn tính và siêu đoạn tính trên hai phương diện “đúng chuẩn” và “lệch chuẩn”

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực phát âm tiếng Anh cho sinh viên

1.1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khảo sát, phân tích và đánh giá năng lực thể hiện nguyên âm,

phụ âm, trọng âm, nhịp điệu, tầm âm vực và ngữ điệu tiếng Anh của SV Xác định nguyên nhân gây ra những kiểu lỗi của các đơn vị chiết đoạn và siêu đoạn này, lý giải nguồn gốc lỗi

và đề xuất các biện pháp khắc phục

- Rút ra một số quy luật (hay khuynh hướng) chung về tạo sản

Li Đề xuất một số giải pháp cho chương trình đào tạo nhằm

nâng cao năng lực phát âm tiếng Anh của SV

Trang 7

1.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Các đơn vị đoạn tính và siêu đoạn tính trong phát âm tiếng Anh (Li) của SV, trên cơ sở so sánh đối chiếu với các đơn vị tương đương trong phát âm tiếng Anh (L2) của người Anh bản ngữ (BNA) và trên cơ sở kết quả đối chiếu giữa các đơn vị đoạn tính và siêu đoạn tính này trong phát âm L2 với các đơn vị tương đương trong phát âm tiếng Việt (L1) của SV

1.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.3.1 Ý nghĩa khoa học

Với sự trợ giúp của thiết bị ghi âm chuyên dụng và các phần mềm phân tích âm tích hợp với máy vi tính, kết quả phân tích ngữ âm thu được đã cho chúng tôi có cái nhìn “khách quan” và

“định lượng” về năng lực phát âm tiếng Anh của sinh viên Luận án góp phần làm rõ hơn diện mạo hệ thống ngữ âm-

âm vị học của phương ngữ Nam bộ và của hệ ngữ RP đương đại

ở miền Nam nước Anh với kho tư liệu (corpus) tương đối đầy đủ

về các đơn vị đoạn tính và siêu đoạn tính từ hai ngôn ngữ với dung lượng lưu trữ trên 100 giờ của các tập tin ghi âm

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở luận chứng cho hướng tiếp cận mới đối với những nhà thiết kế giáo trình ngữ âm với sự trợ giúp của một số thiết bị hay phần mềm phân tích âm Với kết quả nghiên cứu về các tham số âm học từ L1 và L2, các quy luật chi phối lỗi của SV miền Tây Nam Bộ, luận án có

Trang 8

thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các nhà giáo dục đại học và phổ thông trong vùng

Dưới góc nhìn sư phạm, dữ liệu ghi âm của nhóm người Anh bản ngữ đương đại trong kho tư liệu ngữ âm có thể được sử dụng

để bổ sung cho nguồn tài liệu giảng dạy môn Ngữ âm

Luận án đề ra một số giải pháp giảng dạy môn Ngữ âm thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin Thông qua một số phần mềm phân tích ngữ âm, trên cơ sở đối chiếu với các tham số âm học tương đương của người bản ngữ nói tiếng Anh, người học có thể tự hiệu chỉnh phát âm của mình

1.4 KHO TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1 Kho tư liệu và đối tượng tham gia nghiên cứu

Kho tư liệu gồm tập hợp các tập tin văn bản và các tập tin ghi âm từ 77 sinh viên chuyên Anh năm thứ ba thuộc 4 trường Đại học (Đại học An Giang, Đại học Cần Thơ, Đại học Đồng Tháp và Đại học Trà Vinh) và 7 người Anh bản ngữ, được thể hiện qua hai ngôn ngữ, tiếng Anh và tiếng Việt Trong đó, tư liệu ghi âm chứa trên 112 giờ phát ngôn, được thiết kế với 3 cấu trúc: câu chứa, bài đọc và đối thoại Luận án sử dụng dữ liệu phát ngôn của 50 sinh viên và 4 người Anh bản ngữ trong kho tư liệu làm ngữ liệu nghiên cứu Người nghiên cứu (người viết) là người trực tiếp thiết kế, tổ chức, giám sát, hỗ trợ quy trình ghi âm, phân tích

và đánh giá kết quả khảo sát trong suốt quá trình nghiên cứu

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp: (1) nghiên cứu ngữ âm học và âm vị học; (2) so sánh-đối chiếu; (3) logic học và toán học

và (4) ngữ âm thực nghiệm Phương pháp ngữ âm thực nghiệm

là phương pháp chính, được sử dụng để khảo sát năng lực thể hiện các đơn vị chiết đoạn và siêu đoạn trong Li của mỗi SV thông qua đối chiếu các tham số âm học như đỉnh cộng hưởng (formant), thời điểm khởi thanh (VOT - Voice Onset Time), trọng tâm cân bằng phổ (CoG - Center of Gravity), tỷ lệ biến thiên qua trục không (ZCR - Zero Crossings Rate), tần số cơ bản (F0), cường độ, trường độ, biến thiên âm vực, mức âm vực, quãng

âm vực và dạng sóng âm của từng đơn vị ngôn ngữ đích trong Li

Trang 9

với các tham số tương đương trong L2 và L1 Dữ liệu tạo sản Li, L1 và L2 được miêu tả, phân tích và truy xuất qua phần mềm Praat; được thống kê, xử lý qua phần mềm Excel và SPSS

1.5 BỐ CỤC LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được triển khai thành ba chương: Chương 1 Cơ sở lý luận; Chương 2 Năng lực phát âm các đơn vị đoạn tính tiếng Anh của sinh viên miền Tây Nam Bộ; và Chương 3 Năng lực thể hiện các đơn vị siêu đoạn tính trong phát âm tiếng Anh của sinh viên miền Tây Nam Bộ Chúng tôi cũng đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực phát âm tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngành Anh văn trong phần kết luận của luận án

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Các lý thuyết về lĩnh vực thụ đắc ngôn ngữ

Chúng tôi trình bày ba lý thuyết nổi trội liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai và đề cập đến lỗi của người học: lý thuyết phân tích đối chiếu (Lado, 1957), lý thuyết phân tích lỗi (Corder, 1971) và lý thuyết ngôn ngữ trung

gian (Selinker, 1972)

Định hướng quy trình đánh giá năng lực phát âm Li của SV

Năng lực phát âm một ngôn ngữ đích nào đó của người học

bao gồm năng lực cảm thụ và năng lực tạo sản lời nói Trong

khuôn khổ luận án, chúng tôi chỉ nghiên cứu năng lực phát âm tiếng Anh của sinh viên thông qua tạo sản lời nói của họ

Trên cơ sở lý thuyết phân tích đối chiếu, chúng tôi tiến hành

đối chiếu các đơn vị ngôn ngữ đích giữa tiếng Anh (L2) và tiếng Việt (L1); “tiên nghiệm” được chỗ nào chuyển di tiêu cực có khả năng xảy ra, chỗ nào chuyển di tích cực có thể phát huy tác dụng Trên cơ sở đó, chúng tôi định hướng nghiên cứu vào những khía cạnh đáng quan tâm của các đơn vị ngôn ngữ đích

Trên cơ sở lý thuyết phân tích lỗi, chúng tôi sử dụng mô hình

phân tích lỗi của Gass và Selinker (2001) với các bước sau: (1) chọn ngữ liệu; (2) xác định lỗi; (3) phân loại lỗi; (4) định lượng lỗi; (5) phân tích nguyên nhân gây ra lỗi; và (6) cách chữa lỗi

Trang 10

Trên cơ sở lý thuyết ngôn ngữ trung gian, chúng tôi sử dụng

cả ba hệ thống ngôn ngữ Li, L2 và L1 trong quá trình so sánh - đối chiếu nhằm nghiên cứu năng lực phát âm Li của SV Phát âm của SV đối với một đơn vị ngôn ngữ đích nào đó được xem là đúng chuẩn khi các tham số âm học đích của nó có giá trị “tương đồng” với các tham số âm học tương đương mà nhóm BNA thể hiện Phát âm được xem là “lệch chuẩn” khi các tham số âm học của đơn vị ngôn ngữ nào đó được SV thể hiện “khác biệt” so với nhóm BNA Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) từ phần mềm SPSS (phiên bản 16.0, mức ý nghĩa 5%) để xác định “đúng chuẩn” hay “lệch chuẩn” trong phát âm của mỗi SV cho từng đơn vị ngôn ngữ đích (Hình 1.4)

Hình 1.4 Quy trình đánh giá năng lực phát âm tiếng Anh của SV

Trang 11

Về nguyên âm, phụ âm, trọng âm, nhịp điệu, tầm âm vực và ngữ điệu của tiếng Anh và tiếng Việt

Trong các phần này chúng tôi (1) phân tích và đối chiếu mỗi đơn vị ngôn ngữ chiết đoạn và siêu đoạn giữa hai ngôn ngữ dựa trên cơ sở lý thuyết của các công trình nghiên cứu trước; (2) nêu

ra những vấn đề khó khăn mà SV có thể gặp phải trong việc thể hiện các đơn vị ngôn ngữ đích; và (3) định hướng cho quy trình khảo sát, phân tích và đánh giá các đơn vị ngôn ngữ đích

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trên cơ sở lý thuyết phân tích đối chiếu, lý thuyết phân tích lỗi, lý thuyết ngôn ngữ trung gian và kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học đi trước, chúng tôi đã vạch ra “quy trình đánh giá năng lực phát âm Li của SV” Kết quả của quá trình đối chiếu các đơn vị nguyên âm, phụ âm, ngôn điệu, trọng âm, nhịp điệu, và ngữ điệu giữa L1 và L2 đã cung cấp những nguyên nhân tiềm tàng của lỗi và những cơ sở lý luận để chúng tôi có thể phân tích, đánh giá, lý giải những đơn vị ngôn ngữ đích mà SV thể hiện “đúng chuẩn” và “lệch chuẩn” trong chương 2 và chương 3

CHƯƠNG 2 NĂNG LỰC PHÁT ÂM CÁC ĐƠN VỊ ĐOẠN TÍNH TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN MIỀN TÂY NAM BỘ 2.1 Năng lực phát âm nguyên âm tiếng Anh của sinh viên

Chúng tôi nghiên cứu năng lực phát âm nguyên âm đơn TA của mỗi SV thông qua đối chiếu (1) phẩm chất nguyên âm TA của mỗi SV với phẩm chất nguyên âm tương đương của nhóm BNA và (2) trường độ nguyên âm TA của mỗi SV với quy luật rút ngắn nguyên âm của BNA Tiến hành 4 thực nghiệm ngữ âm

Kết quả và thảo luận

Về phẩm chất nguyên âm

Không gian phổ “formant” nguyên âm của tiếng Anh rộng hơn tiếng Việt với 6 nguyên âm tiếng Anh /i:/, /u:/, /ʊ/, /ɔ:/, /ɒ/

và /ɑ:/ nằm ở ngoại vi tứ giác nguyên âm tiếng Việt (Hình 2.4)

Số SV thể hiện phẩm chất nguyên âm tương đồng và cận chuẩn chiếm tỷ lệ (1) khá cao ở các nguyên âm dòng trước /i:, e/;

Trang 12

(2) trung bình ở các nguyên âm dòng giữa /ɜ:, ʌ/; và (3) thấp ở các nguyên âm dòng sau /ɑ:, u:, ɒ, ɔ:/ (Bảng 2.1)

Bảng 2.1 Tỷ lệ phần trăm SV thể hiện phẩm chất nguyên âm Li tương đồng và cận chuẩn so với BNA

Nguyên âm /i:/ /e/ /ɜ:/ /ʌ/ /æ/ /ɪ/ /ʊ/ /ɑ:/ /u:/ /ɒ/ /ɔ:/

Bảng 2.2 Tỷ lệ SV thể hiện phẩm chất nguyên âm Li đúng chuẩn

Nguyên âm /ɜ:/ /e/ /ʌ/ /æ/ /ɪ, ʊ/ /i:, u:/ /ɒ/ /ɑ:, ɔ:/

Lý giải: So với không gian hoạt động lưỡi của BNA trong khoang

miệng, có ba khu vực nằm ở ngoại vi tầm hoạt động lưỡi mà SV

hành chức cho quá trình tạo sản hệ thống nguyên âm L1 (Hình

Trang 13

2.4) Tương ứng với 3 khu vực này là 3 không gian phổ “formant”

A, B và C Tuy nhiên, khả năng tiến lưỡi ra trước, đến lợi hay răng (vượt qua khu vực B) vẫn là tập quán mà SV có thể thực hiện một cách dễ dàng vì đây là thuộc tính cố hữu của lưỡi, hành chức tạo sản các phụ âm lợi /d, n, s, z, l/ và răng /tʰ, t/ trong tiếng Việt Do vậy, SV không có tập quán vận hành lưỡi trong hai không gian A (khu vực phía trong của khoang miệng) và C (khu vực trần của khoang miệng) để tạo sản những nguyên âm có phổ F1/F2 định vị trong hai khu vực trường phổ “formant” này

Số SV thể hiện những cặp nguyên âm có phẩm chất tương

tự nhau có tỷ lệ khá cao đối với cặp /i: - ɪ/ (68%), kế đến là /ɒ - ɑ:/ (34%); /ʊ - u:/ (32%); /ɔ: - ɒ/ (28%)

Lý giải: Phẩm chất của mỗi nguyên âm trong từng cặp nguyên âm căng/chùng /i:, ɪ/; /ʊ, u:/ và /ɔ:, ɒ/ tương tự nhau có thể giải thích là do hiện tượng chuyển di từ một nguyên âm có phát âm tương tự như /i/, /u/ và /ɔ/ trong L1 (theo thứ tự)

Về trường độ nguyên âm

Tỷ lệ SV rút ngắn trường độ nguyên âm đứng trước phụ âm

vô thanh khá cao (75%) Tuy nhiên, năng lực rút ngắn trường độ nguyên âm trong mối tương quan giữa nguyên âm căng và chùng trong ngữ cảnh trước phụ âm hữu thanh và vô thanh là khá thấp

Tỷ lệ SV rút ngắn “a” (/æ/) trong từ đứng sau trong mỗi cặp

từ có tỷ lệ khá cao (manage/management: 80%; man/manage: 60%; management/managementship: 50%) Tuy nhiên, số SV thể hiện “a” cùng đúng ở cả ba cặp từ chiếm tỷ lệ thấp (20%)

Lỗi về phẩm chất nguyên âm và biện pháp khắc phục

Dựa vào nguyên nhân gây ra lỗi (vị trí và độ cao của lưỡi đinh lượng bằng giá trị F1/F2) chúng tôi phân ra 8 kiểu lỗi chính; đồng thời đề ra những biện pháp khắc phục cụ thể đối với từng kiểu lỗi Biện pháp khắc phục chung là dịch chuyển lưỡi theo chiều hướng ngược lại khuynh hướng phạm lỗi

Lỗi về trường độ nguyên âm và biện pháp khắc phục

Lỗi về trường độ nguyên âm Li được phân thành hai kiểu lỗi: (1) rút ngắn trường độ nguyên âm trước phụ âm căng vô

Ngày đăng: 25/03/2019, 17:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w