106 TĂNG ĐỘNG CƠ HỌC TẬP VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN BẰNG ĐIỂM QUÁ TRÌNH ThS. Hà Thanh Bích Loan Ở bậc đại học, quá trình học tập nói chung và quá trình học môn tiếng Anh nói riêng, nhất là theo học chế tín chỉ, đều nhấn mạnh đến quá trình tự học và nghiên cứu của sinh viên. Mặc dù ngay từ những ngày đầu của năm học thứ nhất nhà trường có hướng dẫn cho sinh viên về phương pháp học tập và sinh hoạt trong môi trường đại học, nhưng không phải sinh viên nào cũng ý thức được việc phải tự nỗ lực trao dồi kiến thức thì mới mong có kết quả học tập tốt, nhất là môn tiếng Anh – một ngoại ngữ bắt buộc đối với sinh viên ở hầu hết các trường đại học có đào tạo chuyên ngành về Kinh tế. Không giống với các môn học khác, môn ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng, nếu có năng khiếu hoặc lòng say mê thì việc học sẽ thuận lợi hơn. Song, không phải ai cũng có các yếu tố trên. Vậy, làm thế nào để khuyến khích sinh viên học tốt môn tiếng Anh, đặc biệt là những em không có khiếu về môn này? Bài viết muốn đề cập đến vấn đề động cơ và biện pháp làm tăng động cơ học tiếng Anh của sinh viên. Động cơ học tập là gì? Theo tác giả Penny Ur (1996), động cơ học tập nói chung và động cơ học tiếng Anh nói riêng là một yếu tố mà có nó người học sẽ nỗ lực và chủ động trong quá trình học nhằm đạt mục tiêu là sự tiến bộ, là kết quả học tập tốt (trang 274). Xét về mục tiêu học ngoại ngữ thì động cơ có hai loại: động cơ hội nhập (integrative motivation) và động cơ phương tiện (instrumental motivation). Những người có tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh, khi sống và làm việc, hoặc học tập ở những nước có ngôn ngữ chính là tiếng Anh thường có động cơ hội nhập: học tiếng Anh với mục đích để hòa nhập vào đời sống xã hội, nền văn hóa ở đó. Với môi trường mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính thức, như ở Việt Nam chẳng hạn, người học học ngoại ngữ, hay tiếng Anh, với mục đích là phục vụ cho công việc, cho nghề nghiệp của họ: giao tiếp trong môi trường làm việc, nghiên cứu chuyên môn, đi du học, được tăng lương, thăng tiến trong công việc, … khi đó động cơ học tiếng Anh của họ thuộc động cơ phương tiện (trang 274). Xét về bản thân người học thì động cơ có 2 loại: động cơ nội tại (intrinsic motivation) và động cơ ngoại lai (extrinsic motivation). Với động cơ nội tại, sự yêu thích ngôn ngữ Anh, nền văn hóa của nó, … là yếu tố giúp người học có niềm say mê trong học tập. Động cơ ngoại lai, theo tác giả Penny Ur (1996), gồm các yếu tố tác động từ bên ngoài như: (1) sự tiến bộ dần trong quá trình học (success and its rewards), (2) kết quả học tập chưa đạt như mong muốn (failure), (3) sự bắt buộc của chương trình học (authoritative demands), (4) các bài kiểm tra (tests), và (5) sự ganh đua trong học tập (competition). Với nội dung và phạm vi bài viết này, tác giả chủ yếu bàn về yếu tố thứ tư (tests) trong số năm yếu tố vừa kể trên, vì như Penny Ur (1996) đã khẳng định: “The motivating power of tests appears clear: learners who know they are going to be tested on a specific material next week will normally be more motivated to study it carefully than if they had been told to learn it.” (trang 279) 107 Động cơ học tập của sinh viên hiện nay là gì? Theo tài liệu học tập môn “Tâm lý học sư phạm đại học” của Tiến sĩ Nguyễn Mỹ Lộc, Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, có ba nhân tố cơ bản quyết định việc theo đuổi đại học của thế hệ trẻ: (i) cơ hội có công việc và con đường công danh, (ii) sự cung ứng học bỗng và các trợ cấp, (iii) học vì sự hứng thú, học để biết. Và các yếu tố làm tăng động cơ học tập của sinh viên hiện nay: + Yếu tố khái quát mang tính cốt lõi: sinh viên nào cũng mong muốn là sau khi tốt nghiệp có được việc làm với mức lương cao. + Các yếu tố cụ thể: a. Học bổng b. Bảng điểm đẹp để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng c. Tốt nghiệp với bằng loại Khá trở lên để dễ xin việc làm Theo một cuộc khảo sát gần đây của hai tác giả Phan Văn Hòa và Lê Viết Hà (Đại học Đà Nẵng), 70% (trong tổng số 100 học sinh có độ tuổi từ 16 đến 18, đã học tiếng Anh được 5 năm) cho rằng học tiếng Anh là để phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai: có được việc làm với vị trí và mức lương cao. Điều này phần nào cho thấy rằng động cơ học tiếng Anh của học sinh, sinh viên hiện nay chủ yếu là động cơ phương tiện: giỏi tiếng Anh để có việc làm lương cao, có cơ hội du học, … Nhấn mạnh vào quá trình sử dụng các kỹ năng tiếng Anh (process rather than product) Quá trình (process) làm cho kết quả (product) trở nên tất yếu [the end product of some process. Smith, M. K. (1999)]: sinh viên tham gia tích cực vào quá trình học trên lớp (thực hành nhiều) thì sẽ có được kỹ năng và khối kiến thức tích lũy phục vụ cho kỳ thi cuối kỳ, như vậy sinh viên sẽ thấy ít áp lực hơn mỗi khi học bài thi. Cụ thể là tạo điều kiện cho sinh viên sử dụng thường xuyên các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, nhất là từ vựng và cấu trúc diễn đạt bằng cả văn nói và văn viết. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng việc học một ngoại ngữ không thể thiếu yếu tố thực hành (luyện tập), và tùy theo mức độ thường xuyên mà kết quả mang lại sẽ tương ứng. Thật vậy, theo Penny Ur (1996), kiến thức có được thường thông qua quá trình củng cố bài học bằng cách luyện tập: là một hoạt động mà thông qua đó người học củng cố và đạt được kiến thức, kỹ năng một cách hiệu quả. Tác giả nhấn mạnh: “The most important classroom activity of the teacher is to initiate and manage activities that provide students with opportunities for effective practice.” (trang 20) Như vậy, từ tính hiệu quả tất yếu của sự luyện tập thường xuyên các kỹ năng ngôn ngữ và từ động cơ học tiếng Anh của đa phần sinh viên hiện nay (động cơ phương tiện), để khích lệ sự chuyên cần phấn đấu của các em, những bài tập thực hành các kỹ năng cần được “nâng lên” thành những bài kiểm tra nhỏ (hay nói một cách chính xác là những bài tập có tính điểm) vì hai lý do: (1) mục đích của các bài kiểm tra là để giảng viên biết được sinh viên đã tiếp thu đến đâu, những điểm nào cần phải được giảng kỹ hơn hoặc ôn kỹ lại (Penny Ur, trang 10), và điều chỉnh kịp thời về phương pháp giảng dạy cho phù hợp với trình độ sinh viên của mỗi lớp. (2) cũng thông qua bài kiểm tra, bản thân sinh viên tự biết mình có tiến bộ hay không. Nếu sinh viên tiến bộ thì đó cũng chính là một động lực thúc đẩy các em tiếp tục phấn đấu (Penny Ur, 1996). 108 Như vậy, nếu một nhân viên đi làm bình thường với tiền lương, thưởng là để ghi nhận kết quả lao động của họ thì sinh viên được chấm điểm cho sự chăm chỉ, chuyên cần trong học tập để có kết quả tốt sau khi ra trường. Đối với việc học theo học chế tín chỉ thì sinh viên phải tự học ở nhà nhiều hơn và dành nhiều thời gian chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, nghĩa là kết quả học tập của sinh viên phụ thuộc nhiều hơn vào quá trình tự thân vận động. Và điều này đòi hỏi sinh viên phải tự ý thức cao việc học của mình để có động cơ học tập tốt. Do đó, một trong những yếu tố tạo động cơ học tập cho sinh viên là đánh giá quá trình học tập (quá trình rèn luyện các kỹ năng của từng môn học, thái độ học tập, …). Hay nói cách khác, “việc đánh giá quá trình trở thành phương tiện thúc đẩy việc học tập của sinh viên.” (theo bài giảng của Thạc sĩ Nguyễn Thị Ánh Hồng, môn “Lý luận giảng dạy đại học”, ngày 14/04/2011). Hiện nay, phần lớn điểm số môn tiếng Anh tại trường Đại học Kinh tế nằm ở điểm cuối kỳ (70%) nên sinh viên thường đi học đầy đủ vào buổi đầu tiên để biết xem cuối kỳ hình thức và nội dung thi thế nào, quá trình học có những cột điểm gì rồi quyết định đi học thường xuyên hay thỉnh thoảng. Điều này cho thấy động lực học tập của sinh viên chủ yếu là điểm đánh giá. Tỉ lệ điểm quá trình Theo các cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 4/ 2011 trong nhiều trường Đại học, Cao đẳng ở Thành phố Hồ Chí Minh (đề tài: “Sinh viên mong muốn gì ở giảng viên”) của các nhóm giảng viên tham gia lớp học “Lý luận giảng dạy đại học” khóa 18 do trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức, phần lớn sinh viên mong muốn được đánh giá toàn bộ quá trình học tập bao gồm các bài tập nhóm, thuyết trình, phần tham gia xây dựng bài của cá nhân, các bài làm trên lớp, … chứ không tập trung quá nhiều vào bài thi cuối khóa. Về ý kiến của sinh viên, một số lớp của trường Đại học Văn Lang mà người viết có tham gia giảng dạy thì đa số các em nói rằng ít khi chủ động tự học ở nhà trừ phi đó là phần bài tập bắt buộc của giảng viên để lấy điểm chuyên cần thì các em mới chịu làm. Một số em thú nhận: “Cô ơi, tụi em thường lười lắm, nên cô cứ cho bài tập bắt buộc, ví dụ như bài tập từ vựng, cho tụi em về nhà làm và hôm sau cô kiểm tra nghiêm khắc và chấm điểm thì tụi em sẽ tự ý thức hơn trong việc học của mình.” Một trường hợp khác, trong thiết kế chương trình môn học Kinh tế vĩ mô cho Chương trình giảng dạy Kinh tế Fullfright của Thạc sĩ Châu Văn Thành (Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế) tỉ lệ điểm đánh giá như sau: 20%: đi học đầy đủ, tham gia xây dựng bài qua thảo luận nhóm ở lớp 20%: điểm bài tập về nhà (bốn bài tập lớn) 30%: thi giữa kỳ 30%: thi cuối kỳ Một ví dụ tương tự của tiến sĩ Nguyễn Hữu Lam (Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế) cho môn học Thay đổi và phát triển tổ chức: 45%: bài tập nhóm và trình bày trên lớp. Một học viên tham gia 3 nhóm. (Điểm của mỗi nhóm trình bày là 15%.) 15%: vẽ bản đồ khái niệm của bản thân về “Thay đổi và phát triển tổ chức”. 40%: thi cuối khóa 109 Như vậy, việc dùng điểm quá trình để ràng buộc thì sinh viên sẽ phải tự thân vận động nhiều hơn, có thái độ tích cực hơn trong học tập. Đề xuất Nên chăng tỉ lệ điểm quá trình của môn tiếng Anh được tăng lên thành 50% thay vì 30% như hiện nay. Như vậy các em sẽ không dám mạo hiếm với 50% còn lại của bài thi cuối kỳ mà sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động ở lớp. Một ví dụ cho các cột điểm của các kỹ năng (của mỗi học kỳ, 45 tiết/học kỳ, mỗi buổi học 4 tiết, tất cả 11 buổi) như sau: d. Listening: 10% (3 bài kiểm tra nhỏ (tương đương 3 cột điểm) hướng TOEIC: questions-responses, short conversations, và short talks). e. Speaking: 10% (thuyết trình theo cặp hoặc nhóm: 1 cột điểm). Tiêu chí chấm điểm chủ yếu là phát âm và độ lưu loát. f. Reading: 10% (những bài tập trong quyển Practice Book (Further Skill Work) hoặc lấy từ giáo trình TOEIC bất kỳ: 3 cột điểm). g. Writing: 10% (viết thư thương mại, đề tài dựa theo các bài tập trong quyển Practice Book, hoặc quyển Workbook của Market Leader: 2 cột điểm). h. Vocabulary, grammar and structures: 10% (cho đặt câu với từ mới học để sinh viên nhớ nghĩa và cách dùng của từ vừa học, viết đúng ngữ pháp và cấu trúc, hoặc kiểm tra từ vựng, ngữ pháp ở bất kỳ dạng nào khác: 2 cột điểm). Tùy theo tình hình mỗi lớp mà giáo viên điều chỉnh số bài và nội dung kiểm tra cho mỗi kỹ năng, miễn là có 5 cột điểm lớn (mỗi cột là 10%) tương ứng 50% tổng điểm của môn học. Về nội dung bài kiểm tra: giảng viên có thể đưa đề kiểm tra lên slides cho cả lớp nhìn đó và trả lời trên giấy tập học trò (hoặc lấy những bài tập trong quyển Practice book), như vậy đỡ tốn chi phí và thời gian đi photo. Ngoài ra, giảng viên chọn nội dung bài kiểm tra sao cho sinh viên không có nguồn đáp án, mức độ vừa phải theo trình độ của lớp sao cho sinh viên không thấy nản lòng vì khó quá hoặc xem thường vì nội dung dễ quá không còn động lực phấn đấu. Qua mỗi bài kiểm tra nhỏ, giảng viên có thể theo sát và biết được khả năng của sinh viên mình đi đến đâu, từ đó có thể điều chỉnh kịp thời phương pháp giảng dạy cũng như nội dung bài tập cho phù hợp với đặc thù của mỗi lớp. Về cách tổ chức bài kiểm tra cho sinh viên: giảng viên sẽ linh động tùy buổi học và nội dung chương trình đến đâu thì kiểm tra đến đó. Các kỹ năng kiểm tra không báo trước cho sinh viên, mà quy định trước là mỗi ngày đều có kiểm tra những bài đã học (điều này buộc sinh viên phải tự học bài và làm bài ở nhà trước khi đến lớp), và thời điểm kiểm tra là ngẫu nhiên: có thể đầu, giữa hoặc cuối buổi học. Tùy tính chất của từng bài kiểm tra mà có thể cho sinh viên làm bài theo đôi, nhóm, hoặc cá nhân. Thời lượng kiểm tra thường từ 10 đến không quá 20 phút tùy nội dung. Giảng viên sửa bài ngay sau khi kiểm tra để sinh viên tự xác định mình đã làm sai những chỗ nào và tại sao sai để ôn lại bài tốt hơn. Về cách tính điểm: giảng viên chấm và lưu điểm bài kiểm tra của sinh viên thật công bằng và nghiêm túc (ngày kiểm tra, kỹ năng kiểm tra, điểm của mỗi bài, …), như vậy sinh viên sẽ không có thái độ lơ là trong học tập. Điểm của mỗi kỹ năng 110 sẽ được tính theo trung bình cộng của các cột bài kiểm tra. Thiếu một bài kiểm tra thì nhận cột điểm 0. Về việc chấm điểm: có thể nói, theo cách này thì giảng viên sẽ hơi vất vả trong việc chấm bài và quản lý điểm cho sinh viên, nhưng bù lại sinh viên sẽ học rất tích cực trên lớp vì nó liên quan trực tiếp đến điểm số, đến đậu-rớt, điều mà bất kỳ sinh viên nào cũng quan tâm. Tuy nhiên, vì là những bài tập nhỏ nên việc chấm điểm sẽ không mất nhiều thời gian, đặc biệt là đối với các bài tập nhóm vì số bài sẽ ít lại so với bài làm cá nhân. Lời kết Một tâm lý chung trong sinh viên là các em quan tâm đến điểm số, dù điểm số không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác năng lực của sinh viên nhưng nó có ảnh hưởng đến thái độ học tập của các em. Với môn tiếng Anh, việc cho các em thực hành thường xuyên trên lớp có tính điểm không ngoài mục tiêu cốt lõi là giúp cho các em học tốt hơn: rèn luyện sử dụng các kỹ năng tiếng Anh thường xuyên hơn cả ở nhà và ở lớp. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi mức độ thường xuyên của việc học tiếng Anh tại trường đại học hiện nay đa số là chỉ có mỗi tuần một buổi, trong khi sự luyện tập đòi hỏi phải diễn ra nhiều hơn (Practice makes perfect.). Với hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên và đồng loạt cho cả lớp thì việc quản lý điểm sẽ chặt chẽ hơn: mỗi sinh viên điều có cột điểm như nhau; không có vấn đề sinh viên khá, giỏi giành quyền ưu tiên lấy điểm; vắng mặt bài kiểm tra sẽ bị điểm không; sự hiện diện của sinh viên trên bài kiểm tra được điểm danh qua chữ ký trong danh sách lớp và được giảng viên phối hợp lớp trưởng kiểm tra kỹ lưỡng, … Các nghiên cứu đã chứng minh: học ngoại ngữ không phải ai cũng có năng khiếu và lòng đam mê, do đó trong một lớp không thể có toàn sinh viên có khiếu hay lòng yêu thích học tiếng Anh. Để khích lệ, động viên các em tự nổ lực, kiên trì phấn đấu học tốt môn học này – môn học mà có ảnh hưởng nhiều đến điều kiện tốt nghiệp cũng như việc làm của các em sau khi ra trường – việc thường xuyên chấm điểm cho các bài tập thực hành sẽ làm tăng động cơ học tập của các em và đồng thời các em sẽ từng bước thành thạo hơn khi sử dụng tiếng Anh. Tài liệu tham khảo: 1. Ur, P. (1996). A Course in Language Teaching: Practice and Theory. Cambridge University Press 2. Harmer, J. (1991). Teaching and Learning English. Longman Group UK Limited. 3. Brown, D. (1994). Teaching English by Principles: An Interactive Aprroach to Language Pedagogy. Prentice Hall Regents 4. Phan Văn Hòa & Lê Viết Hà (2009). “Nghiên cứu về động cơ học tiếng Anh của học sinh trung học phổ thông ở Quảng Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 5(34). 2009 5. Smith, M. K. (1999) “Learning theory”, the encyclopedia of informal education, www.infed.org/biblio/b-learn.htm 6. Phạm Ngọc Thạch (2011). “Mối liên hệ giữa động cơ và kết quả học tập”, http://web.hanu.vn/dec/mod/forum/discuss.php?d=985 . Châu Văn Thành (Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế) tỉ lệ điểm đánh giá như sau: 20%: đi học đầy đủ, tham gia xây dựng bài qua thảo luận nhóm ở lớp 20%: điểm bài tập về nhà (bốn bài tập. em, những bài tập thực hành các kỹ năng cần được “nâng lên” thành những bài kiểm tra nhỏ (hay nói một cách chính xác là những bài tập có tính điểm) vì hai lý do: (1) mục đích của các bài kiểm. hiện vào tháng 4/ 2 011 trong nhiều trường Đại học, Cao đẳng ở Thành phố Hồ Chí Minh (đề tài: “Sinh viên mong muốn gì ở giảng viên”) của các nhóm giảng viên tham gia lớp học “Lý luận giảng dạy