LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình Nhà nước thực hiện hoạt động quản lí xã hội thì không thểnào tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm, nhầm lẫn bởi các quan hệ xã hội rất phongphú, đa dạng, phức tạp và luôn ở trạng thái vận động phát triển gây những tổn thấtcho những người bị thiệt hại Nhà nước đã quy định bồi thường nhằm hạn chế,giảm thiểu thiệt hại; và để được bồi thường thì người bị thiệt hại phải tuân theo
những thủ tục do pháp luật quy định Chính vì thế nhóm em xin chọn đề tài: “Đềnghị nhóm: (i) trình bày trình tự, thủ tục giải quyết một vụ việc bồi thường củaNhà nước theo quy định của pháp luật Việt nam hiện hành: (ii) minh họa trìnhtự, thủ tục này bằng một vụ việc cụ thể; và (iii) mô hình hóa trình tự, thủ tụcnày” để có thể đi sâu vào nghiên cứu làm rõ vấn đề trên.
Trang 2I. Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết một vụ việc bồi thường của nhànước theo quy định của pháp luật Việt nam hiện hành
Thủ tục giải quyết bồi thường hiểu theo nghĩa rộng là trình tự thực hiện vàgiải quyết yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại Theo qui định của pháp luậtViệt Nam hiện hành, thủ tục giải quyết việc bồi thường bao gồm trình tự cơ bảnsau đây:
- Yêu cầu giải quyết việc bồi thường- Thụ lí đơn yêu cầu bồi thường
- Xác minh thiệt hại và thương lượng với người bị thiệt hại - Ban hành và chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường
1 Yêu cầu giải quyết việc bồi thường
Trước hết người bị thiệt hại phải gửi đơn yêu cầu người có thẩm quyền giảiquyết khiếu nại, tố cáo xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụtheo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo Trong quyết định giải quyết khiếunại phải xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại(Điều 15 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước).
Về lý thuyết trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phát sinh khi thỏa mãncác điều kiện làm phát sinh trách nhiệm này Tuy nhiên trên thực tế để được bồithường người bị thiệt hại phải yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyếtviệc bồi thường.
Khi nhận được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hànhcông vụ, người yêu cầu bồi thường phải gửi hồ sơ yêu cầu bồi thường đến cơ quancó trách nhiệm bồi thường Hồ sơ có thể được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệthống bưu chính viễn thông đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
Theo Điều 16 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước, hồ sơ yêu cầu
bồi thường bao gồm:
- Đơn yêu cầu bồi thường;
- Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi tráipháp luật của người thi hành công vụ;
- Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.
2 Thụ lí đơn yêu cầu bồi thường
Theo Điều 17 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định:
Khi nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phảikiểm tra và xác định tính hợp lệ của đơn và các giấy tờ, tài liệu kèm theo; trườnghợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu bồi thường bổ sung.
Đối với những văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hànhvi trái pháp luật của người thi hành công vụ mà người yêu cầu bồi thường không
Trang 3có khả năng cung cấp thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường có trách nhiệm thuthập những văn bản đó.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờhợp lệ, nếu xác định yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thìcơ quan đã nhận hồ sơ phải thụ lí và thông báo bằng văn bản về việc thụ lí đơn chongười yêu cầu bồi thường; trường hợp cơ quan nhận đơn cho rằng vụ việc khôngthuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì phải trả lại hồ sơ và hướng dẫn ngườiyêu cầu bồi thường gửi đơn đến cơ quan quản lí Nhà nước vê công tác bồi thườngđể được xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo qui định tại Chương IVcủa Nghị định 16/2010/NĐ-CP ngày 3/3/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một số điều của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
3 Xác minh thiệt hại và thương lượng
Xác minh thiệt hại và thương lượng là khâu quan trọng trong quá trình giảiquyết bồi thường; cần được tiến hành kĩ lưỡng, khách quan, công khai, minh bạchnhằm xác định chính xác thiệt hại.
3.1 Xác minh thiệt hại
Vấn đề liên quan đến xác minh thiệt hại được quy định tại Điều 18 Luậttrách nhiệm bồi thường của Nhà nước:
Về thời hạn: thời hạn xác minh thiệt hại là 20 ngày kể từ ngày thụ lí đơn yêu
cầu bồi thường; trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, hoặc phải xác minh tạinhiều địa điểm thì thời hạn xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 40 ngày.
Về cơ sở và chủ thể xác minh thiệt hại: thiệt hại được xác minh trên cơ sở tài
liệu, chứng cứ do người yêu cầu bồi thường cung cấp Người đại diện của cơ quancó trách nhiệm bồi thường tổ chức xác minh thiệt hại Căn cứ vào tính chất, nộidung của vụ việc, cơ quan có trách nhiệm bồi thường có thể tổ chức việc định giátài sản, giám định thiệt hại về tài sản, giám định thiệt hại về sức khỏe hoặc lấy ýkiến của các cơ quan có liên quan về việc giải quyết bồi thường Chi phí định giá,giám định được lấy từ ngân sách nhà nước Người bị thiệt hại chỉ được yêu cầuđịnh giá, giám định lại với điều kiện họ không đồng ý với kết quả định giá, giámđịnh và yêu cầu của họ phải được cơ quan có trách nhiệm bồi thường chấp thuận.Trong trường hợp này, người bị thiệt hại phải chịu chi phí định giá, giám định lạitrừ trường hợp kết quả địnhg ía, giám định chứng minh yêu cầu định giá, giámđịnh lại là có căn cứ.
3.2 Thương lượng việc bồi thường
Theo khoản 2 Điều 7 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy
định: việc bồi thường “ được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có
trách nhiệm bồi thường với người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ”.
Thủ tục thương lượng đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch,
Trang 4bảo vệ lợi ích cho các chủ thể liên quan Kết quả thương lượng là cơ sở để quyếtđịnh việc bồi thường.
Thành phần thương lượng gồm đại diện cơ quan có trách nhiệm bồi thườngvà người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ Trong trường hợp cần thiết,người thi hành công vụ gây ra thiệt hại được mời tham gia vào thương lượng
Thời hạn thực hiện việc thương lượng là 30 ngày kể từ ngày kết thúc việcxác minh thiệt hại Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thươnglượng có thể kéo dài thêm nhưng không quá 45 ngày ( điều 19 Luật trách nhiệmbồi thường của Nhà nước)
Địa điểm thương lượng là trụ sở của cơ quan có trách nhiệm bồi thườnghoặc trụ sở của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người bị thiệt hại cư trú,trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Việc thương lượng phải lập thành biên bản và phải ghi rõ những nội dungsau:
- Ngày, tháng, năm tiến hành thương lượng;
- Địa điểm thương lượng, thành phần tham gia thương lượng;- Ý kiến của các bên tham gia thương lượng;
- Những nội dung thương lượng thành hoặc không thành.
Biên bản thương lượng phải có chữ kí của các bên và gửi cho người bị thiệthại một bản ngay sau khi kết thúc thương lượng.
4 Ban hành và chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng, cơ quan cótrách nhiệm bồi thường phải ra quyết định giải quyết định giải quyết bồi thường.Và phải có các nội dung chính sau đây:
- Tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường;- Tóm tắt lí do yêu cầu bồi thường;
- Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường;- Mức bồi thường;
- Quyền khởi kiện tại Tòa án trong trường hợp không tán thành với quyết địnhgiải quyết bồi thường;
- Hiệu lực của giải quyết bồi thường.
Quyết định giải quyết bồi thường phải được gửi cho người bị thiệt hại, cơquan cấp trên trực tiếp của cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người thi hànhcông vụ gây ra thiệt hại
Việc chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại domột trong những người sau đây thực hiện:
- Đại diện của cơ quan có trách nhiệm bồi thường;
- Đại diện ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân bị thiệt hại cư trú, tổ chức bịthiệt hại đặt trụ sở, trong trường hợp chuyển giao quyết định giải quyết bồithường thông qua ủy ban nhân dân cấp xã;
Trang 5- Những người khác do pháp luật quy định.
Việc chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường được thực hiện theo thủ
tục qui định tại Điều 10 Nghị định 16/2010/NĐ-CP.
Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày , kể từ ngày ngườibị thiệt hại nhận được quyết định.
Thủ tục giải quyết bồi thường bao gồm cả thủ tục thông thường va thủ tục tốtụng
5 Chi trả tiền bồi thường
Căn cứ vào quyết định giải quyết bồi thường đã có hiệu lực của cơ quan cótrách nhiệm bồi thường hoặc bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòaán , cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện việc chi trả tiền bồi thường chongười bị thiệt hại theo qui định tại Chương VI Luật Trách nhiệm bồi thường thiệthại của nhà nước.
Trình tự, thủ tục cấp và chi trả tiền bồi thường được quy định rõ ràng tại
Điều 54 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được chia thành bốn bước
cơ bản:
Bước 1: Chuyển hồ sơ đề nghị bồi thường.
Bước 2: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị bồi thường.Bước 3: Cấp kinh phí bồi thường.
Bước 4: Chi trả tiền bồi thường.
II.Minh họa trình tự, thủ tục giải quyết việc bồi thường của nhà nướcthông qua ví dụ cụ thể
Nội dung của vụ án như sau: Cuối tháng 4/1998, Cơ quan cảnh sát điều tra
- công an tỉnh Thái Bình ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can với ôngLương Ngọc Phi – Giám đốc công ty khai thác chế biến nông hải sản xuất khẩuHoà Bình có trụ sở tại thành phốThái Bình - về hành vi “lạm dụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản xã hội chủ nghĩa” Ngày 1/5/1998 ông Phi bị bắt giam, sau đó, toàn bộtài sản của ông Phi và công ty đã được Cơ quan cảnh sát điều tra- Công an tỉnhphát mại với giá rẻ.
Ngày 29/9/1999, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Thái Bình đã đưa vụ án raxét xử và tuyên phạt ông Phi 14 năm tù về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tàisản XHCN” và 3 năm tù về tội “trốn thuế” Tổng hợp hình phạt, ông Phi phải nhậnlà 17 năm tù
Trang 6Ông Phi kháng cáo, ngày 25 và 26/4/2000, Toà phúc thẩm, TAND Tối caoxét xử phúc thẩm và tuyên: “Lương Ngọc Phi không phạm tội “lạm dụng tín nhiệmchiếm đoạt tài sản XHCN” Huỷ phần “trốn thuế” của bản án sơ thẩm, trả hồ sơ đểđiều tra lại Sau khi điều tra lại, ngày 12/12/2003, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh raquyết định đình chỉ điều tra và trả tự do cho ông Phi
Ngay sau khi được minh oan, ông Phi đã tiến hành đòi bồi thường với sốtiền yêu cầu bồi thường là 54 tỷ đồng chia đều cho hai cơ quan TAND tỉnh TháiBình và công an (CA) tỉnh Sau khi thụ lý và đưa vụ án ra xét xử nhưng phiên tòađã liên tục bị hoãn, ngày 26/8/2013, TAND thành phố Thái Bình tiếp tục mở phiêntoà xét xử vụ kiện trên Hội đồng xét xử (HĐXX) khẳng định, việc bồi thườngkhông thuộc trách nhiệm của CA tỉnh, vì vậy đã bác yêu cầu khởi kiện của ông Phiđòi CA tỉnh Thái Bình bồi thường thiệt hại về tài sản với số tiền 27 tỷ đồng.HĐXX tuyên buộc TAND tỉnh Thái Bình phải bồi thường cho ông Phi số tiền trên21 tỷ đồng vì đã ra bản án oan, gây thiệt hại về tài sản cho ông.
Như vậy, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho ông Phi theo căn cứ tạiKhoản 2 Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước Cụ thể: Trong vụ việcnày, ông Phi đã bị tạm giam và sau đó có quyết định hủy phần “Trốn thuế” và đìnhchỉ điều tra vụ án của Tòa phúc thẩm TANDTC Đồng thời, quyết định của các cơquan tiến hành tố tụng đã gây ra nhiều thiệt hại cho ông Phi về cả vật chất lẫn tinhthần.
Trình tự, thủ tục để giải quyết việc bồi thường cho ông Lương Ngọc Phiđược tiến hành như sau:
Bước thứ nhất, yêu cầu giải quyết việc bồi thường.
Ông Phi gửi đơn yêu cầu(1) Chủ tịch tỉnh Thái Bình là người có thẩm quyềngiải quyết khiếu nại, tố cáo xác định hành vi trái pháp luật do người thi hành côngvụ gây ra theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo Quyết định giải quyếtkhiếu nại của chủ tịch tỉnh Thái Bình phải xác định hành vi trái pháp luật củangười thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại cho ông Lương Ngọc Phi
Khi nhận được văn bản xác định hành vi vi phạm của người thi hành côngvụ, ông Phi gửi hồ sơ yêu cầu bồi thường đến TAND và CA tỉnh Thái Bình Hồ sơyêu cầu bồi thường của ông Phi phải đảm bảo đầy đủ chính xác theo quy định tạiĐiều 16 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Bước thứ hai, thụ lý đơn yêu cầu bồi thường.
Khi nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường của ông Phi, cơ quan có tráchnhiệm bồi thường (cụ thể là TAND tỉnh Thái Bình và CA tỉnh Thái Bình) phảikiểm tra và xác định tính hợp lệ của đơn và các giấy tờ, tài liệu kèm theo đã đúngvới các quy định trong Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước và các văn bản liên
Trang 7quan Nếu chưa phù hợp thì các cơ quan này có trách nhiệm hướng dẫn ông Phi bổsung cho đúng theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 17 Luật trách nhiệm bồithường của Nhà nước)
Sau khi cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường xem xét và xácđịnh TAND tỉnh Thái Bình có trách nhiệm bồi thường cho ông Phi, Cơ quan CAtỉnh không có trách nhiệm bồi thường phù hợp với quy định tại khoản 2 điều 17Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Chánh án TAND tỉnh Thái Bình ra quyết định cử người đại diện thực hiệnviệc giải quyết bồi thường Người đại diện giải quyết bồi thường phải đáp ứng cácđiều kiện được quy định tại Điều 7 Nghị định 16/2010/NĐ-CP Trường hợp, Chánhán TAND tỉnh Thái Bình là người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc là một trongnhững người liên quan của người thi hành công vụ gây thiệt hại, thì tập thể lãnhđạo của TAND tỉnh Thái Bình cùng thảo luận, cử một đại diện lãnh đạo cơ quanchịu trách nhiệm việc giải quyết bồi thường.
Bước thứ ba, xác minh thiệt hại và thương lượng
Đối với việc xác minh thiệt hại Theo Điều 18 Luật trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước quy định thì:
Thời hạn: Kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi người được cử chịu trách
nhiệm giải quyết bồi thường tiến hành xác minh thiệt hại của Ông Phi trong vòng20 ngày, hoặc có thể kéo dài không quá 40 ngày nếu có tình tiết phức tạp hoặc phảixác minh lại nhiều điểm
Cơ sở và chủ thể xác minh thiệt hại: Xác minh thiệt hại trên cơ sở tài liệu và
chứng cứ do ông Phi cung cấp trong hồ sơ yêu cầu bồi thường TAND tỉnh TháiBình tổ chức việc định giá tài sản, giám định về sức khỏe của ông Phi Các chi phíđịnh giá, giám định được lấy từ ngân sách nhà nước Nếu ông Phi không đồng ývới kết quả định giá và giám định và yêu cầu của ông Phi được TAND tỉnh TháiBình chấp thuận thì ông được yêu cầu định giá và giám định lại Ông Phi phải chịuchi phí định giá và giám định lại trừ trường hợp kết quả định giá, giám định chứngminh yêu cầu định giá, giám định lại là có căn cứ.
Đối với việc thương lượng việc bồi thường Thương lượng là thủ tục bắt
buộc trong giải quyết bồi thường thiệt hại
Thành phần thương lượng gồm: ông Lương Ngọc Phi và người đại diện của
TAND tỉnh Thái Bình.
Thời hạn thương lượng là 30 ngày kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt
hại Thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng không quá 45 ngày Tuy nhiên, trong vụviệc này, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình và ông Lương Ngọc Phi đã tiến hànhthương lượng nhưng không thành
Trang 8Địa điểm thương lượng là trụ sở của TAND tỉnh Thái Bình.
Việc thương lượng được lập thành biên bản (2)
Bước thứ tư, ban hành và chuyển giao quyết định giải quyết bồithường.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc thương lượng, Tòa án nhân dân
tỉnh Thái Bình phải ra quyết định giải quyết bồi thường (3) Việc thương lượng giữaông Phi và Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình không thành nên trong quyết định giảiquyết bồi thường có thêm nội dung quyền khởi kiện tại Tòa án với quyết định giảiquyết bồi thường
Quyết định giải quyết bồi thường được gửi đến ông Phi, người thi hành côngvụ, Tòa án nhân dân tối cao Việc chuyển giao quyết định giải quyết bồi thườngcho ông Phi do đại diện của TAND tỉnh Thái Bình thực hiện Đại diện TAND tỉnhThái Bình trực tiếp chuyển quyết định bồi thường đến cho ông Phi Ông Phi kí vàobiên bản và được tính là ngày nhận được quyết định giải quyết bồi thường Quyếtđịnh bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ông Phi nhận được quyết định.Ông Phi không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường của TAND tỉnh TháiBình và ông đã khởi kiện yêu cầu Tòa án Thành phố Thái Bình giải quyết việc bồithường Sau đó, Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình đã giải quyết việc bồithường theo thủ tục tố tụng dân sự và quyết định TAND Thành phố Thái Bình phảibồi thường cho ộng Lương Ngọc Phi 21,4 tỷ đồng.
Bước thứ năm, chi trả tiền bồi thường
Căn cứ vào quyết định giải quyết bồi thường đã có hiệu lực của TANDthành phố Thái Bình thực hiện việc chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hạitheo quy định tại Chương VI Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Đến ngày 29/8/2013, TAND TP.Thái Bình mới xét xử vụ việc và tuyênTAND tỉnh Thái Bình phải bồi thường ông Phi hơn 21 tỷ đồng Án đã tuyên nhưngđến nay, TAND tỉnh Thái Bình không kháng án và cũng không có bất cứ phản hồinào về việc sẽ trả tiền cho ông Phi
2 Phụ lục 2
Trang 9Người bị thiệt hại
Thương lượngXác minh thiệt hại
Quyết định giải quyết bồi thường thiệt hại
Hồ sơ yêu cầu BTTH
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Không thụ lý
Thực hiện chi trả việc việc bồi thường
Trả lại hồ sơ thụ lý
(3) (3)
III.Mô hình hóa trình tự, thủ tục
(1): 2 năm kể từ ngày có quyết định về việc họ thuộc trường hợp được bồi thường;(2): 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
(3): 20 ngày kể từ ngày thụ lí đơn yêu cầu, trong trường hợp đặc biệt cũng khôngquá 40 ngày;
(4): 30 ngày kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, trường hợp đặc biệt cũngkhông quá 45 ngày;
Trang 10(5): 10 ngày kể từ ngày kết thúc việc thương lượng;
(6): 5 ngày kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật.(7): Nếu không thuộc trách nhiệm giải quyết thì cơ quan tiếp nhận phải trả lại hồsơ.
KẾT LUẬN
Xét thấy trong quá trình giải quyết một vụ bồi thường của nhà nước theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam hiện hành còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc chưarõ ràng minh bạch, những người bị thiệt hại nếu không kiên trì, không có kiến thứcpháp luật sẽ khó có thể đòi lại được công lý Những phân tích trên đã phần nàogiúp chúng ta hiểu thêm về những quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết bồithường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra, góp phần giúp cho người dân cóthể hiểu rõ và thực hiện tốt pháp luật làm cho các quy định của pháp luật dần đivào cuộc sống và xây dựng một xã hội công bằng văn minh, phát triển hơn nữa