Phạm vị trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động thi hành án môn luật bồi thường nhà nước

12 136 0
Phạm vị trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động thi hành án   môn luật bồi thường nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC TRANG MỞ ĐÂU NỘI DUNG I.Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt 1 1 1 1 động thi hành án hình sự 2 Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong 2 hoạt động thi hành án hình sự II Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động 2 thi hành án hình sự 1.Ra quyết định thi hành án tử hình đối với người có đủ điều kiện 2 theo quy định tại Điều 35 BLHS 2 Giam người quá thời hạn thi hành án phạt tù theo bản án, quyết định của tòa án 4 3 Không thực hiện quyết định hoãn thi hành án đối với người bị kết án, quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù 4.Không thực hiện quyết định giảm án tù, quyết định đại xá, 4 5 quyết định đặc xá III Nhận xét chung về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong 8 hoạt động thi hành án hình sự KẾT LUẬN 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU Thi hành án hình sự là hoạt động có khả năng gây thiệt hại tương đối phổ biến Trong quá trình tổ chức thi hành án, việc áp dụng các quyết định cũng như thực hiện hành vi của người có thẩm quyền đều có nguy cơ gây ra thiệt hại cho cá 1 nhân, tổ chức có liên quan Thực tế nhiều năm qua cho thấy, các quy định về giải quyết bồi thường thiệt hại do cơ quan nhà nước nói chung, trong đó có thiệt hại do cơ quan thi hành án gây ra đã bộc lộ nhiều bất cập Việc ban hành Luật Bồi thường nhà nước nhằm giải quyết thực trạng này là cần thiết Sự ra đời của luật trách nhiện bồi thường của Nhà nước năm 2009 và những văn bản hướng dẫn thi hành đã luật hoá cao hơn, chặt chẽ hơn về trách nhiệm bồi thường của nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do các cán bộ, công chức nhà nước gây ra trong các hoạt động quản lý hành chính công quyền, tố tụng và thi hành án Tạo được cơ chế pháp lý mới, đồng bộ, đảm bảo có hiệu quả để tổ chức, doanh nghiệp, công dân bị thiệt hại được thực hiện quyền đòi bồi thường thiệt hại một cách chính đáng, công bằng do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra NỘI DUNG I.Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 1.Khái niệm trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là trách nhiệm pháp lí trong đó Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong một số lĩnh vực hoạt động của Nhà nước Thi hành án hình sự là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án hình sự sử dụng quyền lực nhà nước để đưa các bản án, quyết định hình sự (hình phạt tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chết, trục xuất, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, án treo, biện pháp tư pháp) thực hiện trên thực tế Hoạt động thi hành án hình sự nhằm thuyết phục, giáo dục, cải tạo những người chấp hành án đồng thời răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật qua đó góp phần củng cố trật tự pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa 2 Như vậy, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự chính là trách nhiệm pháp lí trong đó Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động thi hành án hình sự 2 Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự Điều 19 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của những người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự gây ra Các hành vi trái pháp luật của những người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự mà Nhà nước có trách nhiệm bồi thường có các đặc điểm sau: Phải là hành vi trái pháp luật của những người có thẩm quyền trong quá trình tổ chức thi hành án hình sự Các hành vi này vi phạm các quy định của Luật thi hành án hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thi hành án hình sự trong quá trình tổ chức thi hành án hình sự Các hành vi trái pháp luật của những người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường nhà nước theo quy định tại Điều 39 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước Các hành vi trái pháp luật của những người có thẩm quyền đã gây thiệt hại cho người chấp hành án hình sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thi hành án dân sự Các hành vi trái pháp luật của những người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự phải được xác định trong quyết định giải quyết khiếu nại nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong thi hành án hình sự theo quy định tại Mục 1 Chương VIII Luật thi hành án hình sự hoặc quyết định giải quyết tố cáo của cơ quan có thẩm quyền giải 3 quyết tố cáo trong thi hành án hình sự theo quy định tại Mục 2 Chương VIII Luật thi hành án hình sự II Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự 1.Ra quyết định thi hành án tử hình đối với người có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 35 BLHS Theo Điều 35 BLHS năm 1999, tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng Tính chất đặc biệt của hình phạt này là tước đi mạng sống, quyền được sống của một con người đã được hiến pháp ghi nhận Khi bản án tử hình được đưa ra thi hành án thì khả năng khắc phục oan, sai là không thể Do đó, để thực hiện nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa cũng như để đạt được mục đích của hình phạt là giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội , có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới nên BLHS đã quy định không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dười 36 tháng tuổi Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm từ hình phạt tử hình chuyển thành tù trung thân Do đó, trước khi quyết định thi hành án tử hình đối với người bị kết án là phụ nữ thì Chánh án tòa án đã xét xử sơ thẩm phải tổ chức kiểm tra lại các điều kiện không áp dụng điều kiện tử hình được quy định tại Điều 35 BLHS Nếu có căn cứ người bị kết án có điều kiện quy định tại Điều 35 BLHS thì Chánh án tòa án đã xét xử sở thẩm không ra quyết định thi hành án và báo cáo Chánh án tòa án nhân dân tối cao để xem xét chuyển hình phạt tử hình thành chung thân cho người bị kết án Nếu người phải chấp hành hình phạt là phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người bị kết án tử hình đã được ân giảm mà chánh án tòa án đã xét xử sơ thẩm vẫn ra quyết định thi hành án tử hình đối với họ thì Nhà 4 nước có trách nhiệm bồi thường Cơ sở của việc Nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường là do chánh án tòa án đã xét xử sơ thẩm cố ý ra quyết định thi hành án tử hình đối với người mà lẽ ra họ không phải chấp hành án tử hình do họ có đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 35 HLHS Ví dụ : Tại bản án hình sự phúc thẩm số 822/2007/HSPT,Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xử phạt Giàng A Chử tử hình vì tội vẫn chuyển trái phép chất ma túy Sau khi xét xử phúc thẩm, Giàng A Chử có đơn xin ân giảm hình phạt tử hình Tại quyết định số 1021/QĐ- CTN ngày 06/8/2008 chủ tịch nước ân giảm tử hình cho Giàng A Chử tuy nhiên, cơ quan thi hành án không thi hành quyết định ân giảm của chủ tịch nước mà vẫn ra quyết định thi hành án tử hình đối với Giàng A Chử, trong trường hợp này Nhà nước có trách nhiệm bồi thường 2 Giam người quá thời hạn thi hành án phạt tù theo bản án, quyết định của tòa án Về nguyên tắc, khi người chấp hành án phạt tù đã chấp hành xong thời hành theo bản án, quyết định của tòa án thì các cơ quan thi hành án hình sự cấp cho họ giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù Nếu cơ quan thi hành án hình sự vẫn giam người chấp hành án khi họ đã chấp hành xong án phạt tù dẫn đến người chấp hành bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường Ví dụ 1: Tòa án nhân dân tỉnh TN, tại Bản án hình sự sơ thẩm số 68/1999/HSST ngày 19/8/1999, đã áp dụng các điểm a, n khoản 1 Điều 93; các điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS, xử phạt Huỳnh Quang T: 15 năm tù giam và Huỳnh Thanh V: 12 năm tù đều về tội “giết người” Sau xét xử sơ thẩm, ngày 20/8/2000, Huỳnh Quang T và Huỳnh Thanh V kháng cáo xin giảm hình phạt.Tại bản án hình sự phúc thẩm số 558/2002/HSPT ngày 10/9/2000, Tòa phúc thẩm TANDTC tại thành phố Hồ Chí Minh giữ nguyên phần trách nhiệm hình sự 5 của bản án sơ thẩm Hết thời hạn 12 năm chấp hành án phạt tù, tuy nhiên Huỳnh Thanh V không được cơ quan thi hành án Công an Quận 10, TP Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù Quá thời hạn chấp hành án phạt tù 3 tháng, cơ quan thi hành án Công an Quận 10 mới thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đã chấp hành án phạt tù gây thiệt hại về sức khỏe về cho V Trong trường hợp trên Nhà nước có trách nhiệm bồi thường 3 Không thực hiện quyết định hoãn thi hành án đối với người bị kết án, quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù Theo quy định tại Điều 24 Luật thi hành án hình sự năm 2010 thì chánh án tòa án đã ra quyết định thi hành án phạt tù có quyền ra quyết định hoãn thi hành án phạt tù khi có các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 61 BLHS Đó là, người bị xử phạt tù bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục; phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi; là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt Ví dụ: Theo quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù số 13/2012/QĐ-CA ngày 16/7/2012 của TAND tỉnh Quảng Ninh đối với người bị kết án là Lê Thị Thu Hà, sinh năm 1990, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại tổ 30A, khu Tân Lập 4, phường Cẩm Thủy, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, được hoãn chấp hành hình phạt tù 18 tháng tù về tội “mua bán trái phép chất ma túy” tại Bản án hình sự sơ thẩm số 137/2010/HSST ngày 25/10/2010 của TAND tỉnh Quảng Ninh do chị đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi (tại thời điểm xét xử sơ thẩm, con trai chị Hà, cháu Hoàng Phúc Minh mới được 13 tháng tuổi) Tuy nhiên, chị Hà không được hoãn chấp hành hình phạt tù, mà vẫn phải chấp hành ngay quyết định thi hành hình phạt tù số 334/2010/QĐ-CA ngày 29/11/2010 của TAND tỉnh Quảng Ninh Ngày 27/7/2012, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kiến nghị số 168/KN-VKSQN yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an 6 thành phố Cẩm Phả thực hiện quyết định hoãn thi hành hình phạt tù đối với chị Hà Như vây, Cơ quan thi hành án hình sự Công an thành phố Cẩm Phả đã không thực hiện quyết định hoãn thi hành án phạt tù, nếu quyết định trên gây thiệt hại cho chị Hà thì chị được nhà nước bồi thường 1 4.Không thực hiện quyết định giảm án tù, quyết định đại xá, quyết định đặc xá Giảm án tù, đặc xá, đại xá là chính sách thể hiện sự khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước và truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam đối với người phạm tội bị kết án phạt tù, khuyến khích họ phấn đấu, rèn luyện, tiến bộ, trở thành người có ích cho xã hội Đối với người đang chấp hành hình phạt tù khi có các điều kiện quy định tại Điều 58, 59 BLHS thì được tòa án giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù Khi quyết định của tòa án về việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù có hiệu lực pháp luật thì các cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm thi hành quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù Nếu các cơ quan có thẩm quyền thi hành án hình sự nhận được quyết định của tòa án về việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù mà không thực hiện dẫn đến gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản…cho người đang chấp hành hình phạt tù thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường Tại bản án sơ thẩm số 50/HSST ngày 17/ 7 /2001, Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang xử phạt tù 7 năm đối với Nguyễn Mạnh Hưng về tội hiếp dâm Nguyễn Mạnh Hưng đã thụ án được 6 năm, trong quá trình thi hành án phạt tù, Hung có những biểu hiện ăn năn , hối lỗi, cải tạo tốt, được khen thưởng nhiều lần Ngày 10/04/2006, Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang căn cứ theo Điều 58 BLHS, có quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho Nguyễn Mạnh Hưng tù từ 7 năm xuống còn 6 năm Tuy nhiên cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh Tuyên Quang không thi hành quyết định trên, không giảm thời gian chấp hành hình 1 http://tapchikiemsat.org.vn/?mod=viewtopic&parent_id=96&id=1805 7 phạt tù, gây thiệt hại về sức khỏe và tài sản cho Hưng Trong trường hợp trên Nhà nước có trách nhiệm bồi thường Đối với người bị kết án phạt tù khi có điều kiện tại Điều 10 Luật đặc xá thì được Hội đồng tư vấn đặc xá đệ trình danh sách lên Chủ tịch nước Theo Điều 18 Luật đặc xá thì khi có quyết định đặc xá của Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù trung thân thì giám thị trại giam, giám thị trại giam thuộc Bộ công an, Bộ quốc phòng, giám đốc công an tỉnh, tư lệnh quân khu và tương đương có trách nhiệm tổ chức công bố và thực hiện quyết định đặc xá đối với người được đặc xá; cấp giấy chứng nhận đặc xá cho người được đặc xá và thông báo bằng văn bản cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được đặc xá về cư trú Tuy nhiên, trong trường hợp người bị kết án phạt tù đã có quyết định đặc xá của Chủ tịch nước nhưng thì giám thị trại giam, giám thị trại giam thuộc Bộ công an, Bộ quốc phòng, giám đốc công an tỉnh, tư lệnh quân khu và tương đương không tổ chức thực hiện quyết định đặc xá của chủ tịch nước mà gây thiệt hại cho người bị kết án phạt tù thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường Ví dụ 1: Tòa án nhân dân tỉnh TN, tại Bản án hình sự sơ thẩm số 68/2001/HSST ngày 19/8/2001, đã áp dụng các điểm a, n khoản 1 Điều 93; các điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS, xử phạt Huỳnh Quang T: 15 năm tù giam và Huỳnh Thanh V: 20 năm tù đều về tội “giết người” Sau xét xử sơ thẩm, ngày 20/8/2001, Huỳnh Quang T và Huỳnh Thanh V kháng cáo xin giảm hình phạt.Tại bản án hình sự phúc thẩm số 558/2002/HSPT ngày 10/9/2002, Tòa phúc thẩm TANDTC tại thành phố Hồ Chí Minh giữ nguyên phần trách nhiệm hình sự của bản án sơ thẩm Năm 2010, nhân dịp kỉ niệm Ngàn năm Thăng Long, Huỳnh Thanh V có đầy đủ những điều kiện quy định tại Điều 10 Luật đặc xá về điều kiện được đề nghị đặc xá và đã có đơn xin được đặc xá Chủ tịch nước xem xét, quyết 8 định đặc xá cho Huỳnh Thanh V, tuy nhiên, quyết định đặc xá của Chủ tịch nước không được giám thị trại giam thực hiện gây nên thiệt hại về tài sản cho Huỳnh Thanh V Trong trường hợp này, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường Theo quy định tại Điều 84 Hiến pháp năm 1992 thì đại xá do Quốc hội quyết định Đây là trường hợp căn cứ vào tình hình kinh tế chính trị cũng như diễn biến tội phạm trong từng thời kì mà Quốc hội quyết định đại xá cho những hành vi phạm tội hay loại tội phạm Đối với hành vi phạm tội được đại xá thì người đang chấp hành án hình sự được tha tội hoàn toàn, phục hồi toàn bộ quyền công dân và được coi như không phạm tội Người được đại xá sẽ không có án tích trong lí lịch tư pháp của mình Như vậy,khi có quyết định đại xá thì cơ quan thi hành án hình sự phải trả tự do ngay cho những người có hành vi phạm tội được đại xá Nếu cơ quant hi hành án không thực hiện quyết định đại xá dẫn đến thiệt hại cho người được đại xá thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường III Nhận xét chung về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự Giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự là một hoạt động khó khăn, phức tạp do phải áp dụng các quy định của pháp luật về bồi thường nhà nước và pháp luật chuyên ngành, đồng thời tuân thủ theo thủ tục chặt chẽ Đây cũng là hoạt động nhạy cảm vì trực tiếp liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi của cán bộ, công chức và quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Một trong những mục tiêu của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nói chung và trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự nói riêng là xác lập một cơ chế pháp lý thuận lợi cho người bị thiệt hại trong việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường Tuy nhiên, qua thực tế giải quyết yêu cầu bồi thường đã bộc lộ một số hạn chế, làm cho người bị thiệt hại gặp khó khăn trong việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường Đó là quy định của pháp luật về căn cứ thực hiện quyền yêu cầu 9 bồi thường chưa tạo thuận lợi cho người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của mình; quy định của pháp luật về thời hiệu yêu cầu bồi thường gây ra vướng mắc cho người bị thiệt hại trong quá trình thực hiện quyền yêu cầu bồi thường Cơ quan có trách nhiệm bồi thường còn lúng túng trong hoạt động giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả… Những khó khăn, vướng mắc đó đặt ra yêu cầu cấp thiết là những cơ quan có thẩm quyền cần khẩn trương ban hành các Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện việc giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự và thi hành án hình sự; thông qua việc theo dõi tình hình giải quyết bồi thường, kịp thời phát hiện những hạn chế, vướng mắc của pháp luật về bồi thường nhà nước để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định KẾT LUẬN Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác thực hiện luật trách nhiệm bồi thường của Nhà Nước, việc triển khai pháp luật về trách nhiệm bồi thường Nhà nước của các cơ quan, đơn vị cũng còn một số hạn chế nhất định Do đây là công tác mới, chưa có thực tiễn nên việc triển khai đôi khi còn lúng túng; nội dung triển khai chưa đi vào chiều sâu, chủ yếu còn lồng ghép việc triển khai với những nội dung khác Do thiếu người nên một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện đúng quy định phân công cán bộ pháp chế làm đầu mối quản lý và theo dõi công tác bồi thường trong cơ quan, đơn vị mình; cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường chưa có kinh nghiệm, chuyên môn trong giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm về bồi thường của Nhà nước Để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giải quyết bồi thường trong thời gian tới cần mở các lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường và thực hiện giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật Trách 10 nhiệm về bồi thường của Nhà nước Đồng thời, cần có văn bản hướng dẫn việc xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại trong khi thi hành công vụ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Luật thi hành án hình sự năm 2010 2.Bộ luật hình sự 1999 3.Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 4 Tập bài giảng Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, trường ĐH luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2011 5 Nghị định của Chính phủ số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/03/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 11 6 http://thongtinphapluat.vn/vi/news/Phap-luat-dan-su/Ve-luat-trach-nhiem-boi- thuong-cua-nha-nuoc-trong-cac-hoat-dong-quan-ly-hanh-chinh-hoat-dong-to-tunghoat-dong-thi-hanh-an-1216/ 12 ... pháp luật người thi hành công vụ gây hoạt động thi hành án hình Đặc điểm trách nhiệm bồi thường Nhà nước hoạt động thi hành án hình Điều 19 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước quy định Nhà nước. .. thi hành công vụ gây NỘI DUNG I.Khái quát chung trách nhiệm bồi thường Nhà nước 1.Khái niệm trách nhiệm bồi thường Nhà nước hoạt động thi hành án hình Trách nhiệm bồi thường Nhà nước trách nhiệm. .. chung trách nhiệm bồi thường Nhà nước hoạt động thi hành án hình Giải bồi thường hoạt động thi hành án hình hoạt động khó khăn, phức tạp phải áp dụng quy định pháp luật bồi thường nhà nước pháp luật

Ngày đăng: 25/03/2019, 11:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan