1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập học kỳ bình đẳng giới 8 điểm một số vấn đề về thực tiễn thi hành biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế

13 229 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 115,5 KB

Nội dung

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 12 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định: Nam nữ bình đẳng trong lĩnh vực kinh doanh, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh... Biện pháp thúc đẩy bình đẩy bình đ

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ BÀI

NỘI DUNG

I Các khái niệm liên quan

1 Khái niệm giới tính

2 Khái niệm giới

3 Bình đẳng giới

II Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế

1 Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế

2 Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế

3 Thực tiễn thi hành biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.

III Kiến nghị nâng cao hiệu quả thi hành biện pháp thúc đẩy

bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.

KẾT BÀI

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

MỞ BÀI

Bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội chính là sự bình đẳng trên bình diện xã hội ( chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa,, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật…) Tuy nhiên, bình đẳng trên phương diện

xã hội phải đặt mối liên hệ mật thiết với bình diện tự nhiên Bài tập kỳ em chọn đề tài: “Một số vấn đề về thực tiễn thi hành biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế” để có thể đi sâu vào tìm hiểu một trong các lĩnh vực đấy Tuy nhiên do nhận thức còn nhiều hạn chế nên bài làm còn tồn tại những thiếu sót mong các thầy cô giáo có thể rút kinh nghiệm cho em

đề bài làm hoàn thiên hơn Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG

I Các khái niệm liên quan:

1 Khái niệm giới tính:

Theo khoản 2 Điều 5 Luật Bình đẳng giới: “Giới tính chỉ đặc điểm sinh học của nam, nữ”

Đặc điểm của giới tính:

- Thể hiện những đặc điểm sinh học của nam và nữ, có tính chất bẩm sinh, tự nhiên, biến đổi tuân theo quy luật sinh học, gắn liền với cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết đi

- Có tính đồng nhất: Những đặc điểm sinh học của nam hay nữ đều giống nhau ở mọi nơi, mọi nhóm dân cư trên thế giới

- Có tính chất bất biến: Không thay đổi theo thời gian, không gian

2 Khái niệm giới:

Theo khoản 1 Điều 5 Luật Bình đẳng giới: “Giới chỉ đặc điểm vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả mối quan hệ xã hội”

Đặc điểm của giới:

Trang 3

- Thể hiện những đặc điểm xã hội của nam và nữ, được hình thành do quá trình xã hội hóa cá nhân, do giáo dục và học hỏi, không mang tính bẩm sinh và di truyền, mà mang tính “tập nhiễm”

- Có tính đa dạng và khác nhau ở các vùng miền, ở các quốc gia, các nhóm người

- Luôn biến đổi theo không gian, thời gian dưới tác động của các yếu tố

xã hội

3 Bình đẳng giới:

Theo khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới: “ Biinhf đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của công đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”

Nội dung của bình đẳng giới:

- Nam nữ có vị trí, nganh nhau về mọi mặt, mọi lĩnh vực đời sống xã hội và gia đình

- Nam và nữ đều được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy năng lực của mình cho sự phát triển

- Nam nữ đều bình đẳng với nhau trong việc tiếp cận và kiểm soát nguồn lực và các lợi ích

- Nam nữ bình đẳng với nhau trong việc tham gia bàn bạc và ra quyết định

- Nam, nữ đều bình đẳng với nhau trong việc thủ hưởng các thành quả của sự phát triển

II Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế

1 Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế

a Cơ sở pháp lý:

Khoản 1 Điều 12 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định: Nam nữ bình đẳng trong lĩnh vực kinh doanh, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh

Trang 4

doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động

Điều 13 Luật Bình đẳng giới quy định:

“ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối

xử bình đẳng tại nơi làm việc vè việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm

xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện khác Nam nữ bình đẳng về tiêu chuẩn độ tuổi, khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành về có tiêu chuẩn chức danh.”

Các văn bản pháp luật khác như luật Doanh nghiệp, Luật thương mại,

Bộ luật Lao động… quy định các vấn đề thành lập các loại hình doanh nghiệp các hợp đồng thương mại… đều không có bất kỳ sự phân biệt đối

xử nào giữa nam và nữ trong mọi hoạt động kinh tế thương mại

b Nội dung

Hiến pháp năm 1993 quy định: “ Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng

Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dan trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuấ, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế: Kinh tế quốc doanh, kinh tế taaph thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức, thúc đẩy xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, mở rộng hợp tác kinh tế khoa học, kỹ thuật và giao lưu với thị trường thế giới” Phát triển kinh tế luôn phải gắn liền với công bằng xã hội bao gồm cả vấn đề giảm nghèo và bất bình đẳng giới Công bằng xã hội và mục tiêu bình đẳng giới không tách

Trang 5

rời những chính sách kinh tế sẽ đảm bảo được chất lượng cuộc sống cho tất

cả mọi người

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật về thành lập các loại hình doanh nghiệp ở các lĩnh vực đời sống không có bất kỳ sự hạn chế nào giữa nam

và nữ Tuy nhiên do nhiêu lý do khác nhau, số lượng các nữ doanh nhân vẫn thường còn hạn chế hơn nhiều so với nam giới

Nước ta đổi mới kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa

đã và đang tạo ra những cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề xã hội nhằm cải thiện đời sống cho người dân Tuy nhiên, cũng chính quá trình phát triển nên kinh tế nhiều thành phần đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, trong đó có sự bất bình đẳng giới Đó là sự bất bình đẳng giới trong lao động, việc làm và thu nhập Phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nông thôn là lực lượng đông đảo nhất của xã hội lại có thu nhập bình quân thấp hơn nam giới Trong khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức phụ nự cũng đóng vai trò rất to lớn

2 Biện pháp thúc đẩy bình đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế Theo khoản 6 điều 5 Luật bình đẳng giới: " Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được"

Những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế được quy định trong khoản 2 điều 12 Luật bình đẳng giới bao gồm:

"a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật.

Trang 6

b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật."

Những quy định cụ thể về việc ưu đãi thuế, tài chính và chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đã được cụ thể hoá trong các văn bản luật có liên quan trong từng ngành luật khác nhau như Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật liên quan đến chính sách xã hội

3 Thực tiễn thi hành biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.

Có thể nói, bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế nói riêng ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Trong lĩnh vực kinh tế tài chính đã có sự tham gia của cả nam và nữ vào cơ quan quản lý, lãnh đạo, trong hoạt động kinh tế, trong các ngành nghề kinh doanh Việc làm cho phụ nữ đã được quan tâm và đạt được những kết quả khích lệ Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị giảm xuống còn 5,29% Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, là quốc gia đạt được sự thay đổi khá lớn về xóa bỏ khoảng cách giới trong 20 năm qua

ở khu vực Đông Á Tuy nhiên với nhiều nguyên nhân khác nhau, bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế vẫn còn những hạn chế: Chênh lệch về tỷ lệ nam

nữ tham gia hoạt động kinh tế, tham gia quản lý, lãnh đạo ở các cấp trong hoạt động kinh tế còn khá cao (phụ nữ chưa bằng 1/3 nam giới) Tỷ lệ nữ là lao động phổ thông và công nhân chưa qua đào tạo cao hơn nam giới 1,5 lần Lao động nữ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chỉ bằng 42% so với lao động nam giới Thu nhập bình quân của lao động nữ bằng khoảng 79%

so với lao động nam Công việc gia đình là công việc không được trả công

và phần lớn đều do phụ nữ đảm nhận Sở dĩ có tình trạng này ngoài sự tác động bởi các yếu tố xã hội như định kiến giới, tư tưởng lạc hâu thì phần

Trang 7

lớn là do các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới chưa được tiến hành có hiệu quả

a Thực tiễn thi hành biện pháp ưu đãi thuế và tài chính cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ

Việc đảm bảo bình đẳng giới trong chính sách thuế đã được thể hiện qua những quy định cụ thể như khoản 2 điều 110 Bộ luật lao động 1994

quy định: " Nhà nước có chính sách ưu đãi, xét giảm thuế đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ."

Nghị định 23/CP ngày 18 tháng 4 năm 1996 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ cũng có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này tại điều

5, điều 6, điều 7 nghị định như sau:

"Điều 5 Doanh nghiệp có đủ một trong hai điều kiện sau đây là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ:

1/ Doanh nghiệp sử dụng thường xuyên từ 10 đến 100 lao động nữ và

có số lao động nữ từ 50% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp.

2/ Doanh nghiệp sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ và có số lao động nữ từ 30% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp.

Điều 6 Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ theo khoản 2, Điều

110 của Bộ Luật lao động được hưởng các chính sách ưu đãi dưới đây:

1- Trường hợp gặp khó khăn đặc biệt, có quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì được vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia về việc làm quy định tại mục d, khoản 2, Điều 6 của Nghị định số 72/CP, ngày 31 tháng 10 năm 1995 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của bộ Luật lao động về việc làm;

Trang 8

2- Trường hợp có khó khăn về tài chính, không tự giải quyết việc điều chuyển lao động nữ đang làm các công việc thuộc danh mục công việc cấm

sử dụng lao động nữ sang làm công việc khác thích hợp thì doanh nghiệp được lập dự án xin kinh phí hỗ trợ một lần từ quỹ quốc gia về việc làm theo mục b, khoản 2, Điều 6 của Nghị định số 72/CP, ngày 31 tháng 10 năm

1995 của Chính phủ;

3- Doanh nghiệp được ưu tiên sử dụng, một phần trong tổng số vốn dầu tư hàng năm của doanh nghiệp để chi cho việc cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ.

Điều 7 Việc xét giảm thuế theo khoản 2, Điều 110 của Bộ Luật lao

động được quy định như sau:

1- Các doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này được xét giảm thuế;

2- Được giảm thuế lợi tức; mức giảm không thấp hợp các khoản chi phí thêm do sử dụng nhiều lao động nữ mà doanh nghiệp tính được;

3- Khoản tiền được giảm thuế do doanh nghiệp quản lý và sử dụng để chi thêm cho lao động nữ;

4- Đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ nhưng sản xuất không có lãi thì các khoản chi phí tăng thêm do sử dụng nhiều lao động nữ được coi là một khoản chi hợp lệ."

Trong đó các khoản chi phí tăng thêm do việc sử dụng lao động nữ thường được nhắc đến là:

+ Thời gian nghỉ 60 phút/ ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tính theo số ngày công của những người lao động nữ thuộc diện được nghỉ quy thành tiền

+ Khoản trợ giúp thêm cho người lao động nữ có con trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo

Trang 9

+ Mua trang thiết bị đồ dùng cho nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức

+ Thời gian 30 phút vệ sinh riêng cho người lao động nữ tính số ngày công của người lao động nữ được nghỉ quy thành tiền

+ Giảm một giờ cho lao động nữ có thai đến tháng thứ 07 tính theo số ngày công của những người lao động nữ thuộc diện nghỉ quy thành tiền

+ Bồi dưỡng thêm cho lao động nữ sau khi đẻ

+ Thuê giáo viên để mở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức

+ Trang bị bảo hộ lao động (bổ sung thêm ngoài chế độ) cho phù hợp với người lao động nữ)

+ Xây dựng nhà tắm, nhà vệ sinh riêng cho người lao động nữ

+ Tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động nữ (theo định kỳ một năm một lần)

+ Tổ chức các ngày kỷ niệm của phụ nữ

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cũng quy định tại khoản 1 điều 15:

"1 Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ."

Mặc dù pháp luật đã quy định khá cụ thể nhưng quá trình thực hiện lại gặp phải rất nhiều khó khăn, hạn chế

Thực tiễn thực hiện biện pháp thúc đẩy ưu đãi thuế và tài chính cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ cho thấy việc quy định của pháp luật với việc thực hiện những quy định đó trong thực tế là khác xa nhau Biện pháp thúc đẩy được luật hoá, tưởng chừng như sẽ tạo điều kiện cho lao động nữ khắc phục được những hạn chế về đặc điểm giới tính để hoàn thành tốt hơn công việc của mình nâng cao vai trò, vị thế xã hội; giúp các doanh nghiệp sử dụng lao động nữ bù đắp chi phí để có trách nhiệm hơn trong công tác đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ thì thực tế lại trở thành

Trang 10

trở ngại lớn mà doanh nghiệp cũng như người lao động phải tự khắc phục trong khi chờ những chính sách của các cơ quan nhà nước

b Thực tiễn thi hành biện pháp hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm cho phụ nữ nông thôn

Xuất phát từ chính sách ưu tiên đối với phụ nữ ở nông thôn, những nơi

có điều kiện kinh tế khó khăn, khó có điều kiện tiếp cận các nguồn lực kinh

tế, Nhà nước đã đề ra những chính sách ưu đãi cho vay tín dụng với lãi suất thấp, hỗ trợ các khoản khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho chị em Hiện nay, hoạt động này đang thu được nhiều kết quả khả quan mang lại sự chuyển biến tích cực trong đời sống của nhiều chị em phụ nữ ở nông thôn

và đặc biệt là vùng sâu, vùng xa nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống

Thời gian qua theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, cùng với việc tăng cường đầu tư tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,

cơ hội và mức độ tiếp cận tín dụng ngân hàng của phụ nữ nông thôn cũng được tăng lên đáng kể, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển nông nghiệp, nông thôn

Bên cạnh đó, thông qua việc ký nghị quyết liên tịch với tổ chức Hội phụ nữ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng CSXH đã thành lập các tổ vay vốn tại địa phương để cung cấp vốn tín dụng cho chị em phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế gia đình

Thực tế cho thấy, cơ hội và mức độ tiếp cận tín dụng ngân hàng của phụ nữ nông thôn ngày càng được tăng lên, góp phần xóa đói giảm nghèo

và bình đẳng giới ở nông thôn Bên cạnh đó, việc ủy thác cho vay phụ nữ nông thôn thông qua Hội Liên hiệp phụ nữ cơ sở là một cách làm tốt, góp phần giúp phụ nữ dễ dàng tiếp cận và sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng hiệu quả hơn

Ngày đăng: 25/03/2019, 09:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w