Xu hướng hiện nay trên thế giới là thay đổi cơ cấu chăn nuôi theo hướng tăng tỷ lệ sản lượng thịt gia cầm. Trong những năm gần đây chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng ở Việt Nam đang rất phát triển. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Đặc biệt là các giống gà thả vườn do có chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng và phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở nông hộ. Trong những năm qua, để đáp ứng nhu cầu về con giống gà thả vườn, nước ta đã nhập nhiều giống gà nổi tiếng như gà Tam Hoàng, Sasso, Kabir, Lương Phượng… Bên cạnh những ưu điểm như khả năng sinh sản cao, tăng trọng nhanh… thì các giống gà nhập nội có nhiều nhược điểm như khả năng chống chịu bệnh kém, chất lượng thịt không đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. Hiện nay, Việt Nam đang phát triển những giống gà đặc trưng vùng miền và những giống gà cho năng suất, chất lượng cao. Chính vì vậy, một số giống gia cầm địa phương đang được chú trọng khôi phục và phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu đó. Trong rất nhiều giống gà địa phương đang được chú trọng phát triển hiện nay thì gà Lạc Thủy bước đầu được đánh giá là một trong những giống gà địa phương có nhiều ưu điểm và có thể đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Gà Lạc Thủy có thời gian nuôi gà thịt khoảng 44,5 tháng, chất lượng thịt khá tốt, tỷ lệ nuôi sống cao, mọc lông sớm và nhanh nên có khả năng thích nghi và chống chịu thời tiết tốt. Có thể chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt, bán chăn thả, thích hợp với quy mô hộ gia đình, trang trại và bán trang trại (Đỗ Thị Kim Dung, 2014). Bên cạnh đó, thì gà lai F1 (LT x LP) cũng đang là hướng phát triển giúp cải thiện khối lượng của gà địa phương. Ở Bắc Giang, gà Lạc Thủy và gà lai F1 (Lạc Thủy x Lương Phương) chưa được nghiên cứu và chăn nuôi trong sản xuất. Để phát huy tính đa dạng sinh học và có cơ sở khuyến cáo với người chăn nuôi về chọn gà nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt của gà Lạc Thủy và gà lai F1(LT x LP) tại huyện Việt Yên – tỉnh Bắc Giang”.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG - LÂM BẮC GIANG
NGUYỄN ĐĂNG THẮNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG THỊT
CỦA GÀ LẠC THỦY VÀ GÀ LAI F1(LT x LP) NUÔI
TẠI VIỆT YÊN - BẮC GIANG
Trang 2Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của giáo viênhướng dẫn: TS Nguyễn Trọng Kim và TS Đoàn Phương Thúy.
Sự quan tâm động viên giúp đỡ tạo điều kiện của lãnh đạo và cán bộ côngchức Đài thành phố Bắc Giang cơ quan nơi tôi đang công tác, gia đình, bạn bè,đồng nghiệp để tôi hoàn thành nhiệm vụ công tác, học tập và luận văn tốt nghiệp./
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bắc Giang, ngày 10 tháng 8 năm 2018
Tác giả
Nguyễn Đăng Thắng
Trang 3MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục các từ viết tắt iv
Danh mục các bảng biểu v
Danh mục các hình vi
Mở đầu 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Những đóng góp mới 2
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
Chương 1 Tổng quan tài liệu 3
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1 Cơ sở khoa học của lai tạo và ưu thế lai 3
1.1.2 Cơ sở khoa học của lai kinh tế 11
1.1.3 Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng 15
1.1.4 Khả năng chuyển hóa thức ăn 20
1.1.5 Khả năng cho thịt 22
1.1.6 Sức sống và khả năng kháng bệnh 28
1.2 Nguồn gốc, đặc điểm sinh học của gà Lạc Thủy và gà Lương Phượng 30
1.2.1 Gà Lạc Thủy 30
1.2.2 Gà Lương Phượng 31
1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 32
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 32
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 35
Chương 2 Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 37
2.1 Đối tượng nghiên cứu 37
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 37
2.3 Nội dung của đề tài 37
Trang 42.4 Phương pháp nghiên cứu 37
2.4.1 Phương pháp thiết kế thí nghiệm 37
2.4.2 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 39
2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 43
Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 44
3.1 Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm 44
3.1.1 Khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi 44
3.1.2 Sinh trưởng tuyệt đối 47
3.1.3 Sinh trưởng tương đối 51
3.2 Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn 53
3.3 Năng suất thịt của gà thí nghiệm 56
3.4 Một số chỉ tiêu về chất lượng thịt 58
3.5 Tỷ lệ mắc bệnh và nuôi sống gà thí nghiệm 60
3.5.1 Tỷ lệ mắc bệnh 60
3.5.2 Tỷ lệ nuôi sống 62
Kết luận và kiến nghị 66
1 Kết luận 66
2 Kiến nghị 66
Tài liệu tham khảo 67
Phụ lục 1 Một số hình ảnh của đề tài 73
Trang 5TTTĂ Tiêu tốn thức ăn
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 38
Bảng 2.2 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm 39
Bảng 2.3 Lịch phòng bệnh cho gà thí nghiệm 39
Bảng 2.4 Chỉ tiêu khảo sát năng suất thịt 41
Bảng 3.1 Khối lượng cơ thể gà Lạc Thủy và gà lai F1(LT x LP) qua các tuần tuổi (gram/con) 44
Bảng 3.2 Sinh trưởng tuyệt đối của gà Lạc Thủy và gà lai F1(LT x LP) (g/con/ngày) 48
Bảng 3.3 Sinh trưởng tương đối của gà Lạc Thủy và gà lai F1(LT x LP) (%) 51
Bảng 3.4 Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn của gà Lạc Thủy và gà lai F1(LT x LP) (n=3) 54
Bảng 3.6 Chất lượng thịt của gà Lạc Thủy và gà lai F1(LT x LP) 58
Bảng 3.7 Tỷ lệ mắc bệnh của gà Lạc Thủy và gà lai F1(LT x LP) 61
Bảng 3.8 Tỷ lệ nuôi sống của gà Lạc Thủy và gà lai F1(LT x LP) 63
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Khối lượng gà Lạc Thủy và gà lai F1(LT x LP) qua các tuần tuổi 47Hình 3.2 Sinh trưởng tuyệt đối của gà Lạc Thủy và gà lai F1(LT x LP) từ 1-17 tuần tuổi 50Hình 3.3 Sinh trưởng tương đối của gà Lạc Thủy và gà lai F1(LT x LP) từ 1-17 tuần tuổi
53Hình 3.4 Tỷ lệ nuôi sống của gà Lạc Thủy và gà F1(LT x LP) 64
Trang 8TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tác giả: Nguyễn Đăng Thắng
Tên luận văn: “Khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt của gà Lạc
Thủy và gà lai F1(LT x LP) tại huyện Việt Yên – tỉnh Bắc Giang”
Phương pháp nghiên cứu:
Nội dung 1: Khả năng sinh trưởng của gà Lạc Thủy và gà lai F1 (LT x LP).
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trên 300 gà Lạc Thủy và
300 gà lai F1 (LT x LP) ở 3 đợt thí nghiệm được lọc từ 1200 gà thí nghiệm (đượcđeo số)
- Phương pháp nghiên cứu: được xác định theo phương pháp thường quy sử
dụng trong chăn nuôi gia cầm và xác định các chỉ tiêu sinh trưởng tích lũy, sinhtrưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối
Nội dung 2: Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn của gà Lạc Thủy và gà lai F1 (LT x LP).
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trên 300 gà Lạc Thủy và 300 gà
lai F1 (LT x LP) ở 3 đợt thí nghiệm được lọc từ 1200 gà thí nghiệm (được đeo số)
- Phương pháp nghiên cứu: thống kê cân khối lượng được sử dụng thức ăn
hàng ngày cho đàn gà bằng cách lấy khối lượng thức ăn cho ăn trừ khối lượngthức ăn còn lại Sau đó xác định tiêu tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng
Nội dung 3: Năng suất thịt của gà Lạc Thủy và gà lai F1 (LT x LP).
- Đối tượng nghiên cứu: Mổ khảo sát 10 con (5 trống và 5 mái) của mỗi 01 lô
thí nghiệm trong mỗi đợt thí nghiệm (có 3 đợt thí nghiệm) ở thời điểm 17 tuầntuổi, gà được chọn với khối lượng bằng khối lượng trung bình của quần thể
Trang 9- Phương pháp nghiên cứu: xác định các chỉ tiêu về tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt đùi,
tỷ lệ thịt ngực, tỷ lệ thịt đùi, ngực và tỷ lệ mỡ bụng
Nội dung 4: Một số chỉ tiêu về chất lượng thịt của gà Lạc Thủy và gà lai F1 (LT x LP).
- Đối tượng nghiên cứu: Lấy mẫu từ 10 con mổ khảo sát (5 trống và 5 mái) của
mỗi 01 lô thí nghiệm trong mỗi đợt thí nghiệm (3 đợt thí nghiệm) ở thời điểm 17tuần tuổi, gà được chọn với khối lượng bằng khối lượng trung bình của quần thể
- Phương pháp nghiên cứu: xác định các chỉ tiêu về pH15, pH24, màu sắc thịt (L*,
a*,b*), độ dai thịt, tỷ lệ mất nước bảo quản và tỷ lệ mất nước chế biến
Nội dung 5: Tỷ lệ nuôi sống và tỷ lệ mắc bệnh của gà Lạc Thủy và gà lai F1 (LT x LP).
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 1200 gà thương phẩm
(600 gà Lạc Thủy và 600 gà lai F1(LT x LP) nuôi từ 1 ngày tuổi đến 120 ngàytuổi trong điều kiện nuôi nhốt để theo dõi tỷ lệ nuôi sống và tỷ lệ mắc bệnh của
02 đàn gà thí nghiệm trong 3 lần lặp lại
- Phương pháp nghiên cứu: xác định các chỉ tiêu về tỷ lệ nuôi sống và tỷ lệ mắc bệnh Kết quả chính và kết luận
- Khối lượng cơ thể gà Lạc Thủy và gà lai F1(LT x LP) tuân theo quy luậttăng dần qua các tuần tuổi và có sự chênh lệch giữa gà trống và gà mái (P<0,05);
và các lô thí nghiệm có sự sai khác ((P<0,05); trong đó, khối lượng cơ thể ở 17tuần tuổi là gà Lạc Thủy trống 2130,9g và mái 1624g thấp hơn so với của gà laiF1(LT x LP) trống 2248,5g và mái 1752,4g Sinh trưởng tuyệt đối và tương đốicủa gà Lạc Thủy cũng tuân theo qui luật phát triển của gia cầm
- Lượng thức ăn thu nhận của gà Lạc Thủy và gà lai F1(LT x LP) tăng dầntheo tuần tuổi, cùng theo đó là tiêu tốn thức ăn cũng tăng dần Tiêu tốn thức ăntrung bình (kg TĂ/kg tăng khối lượng) của gà Lạc Thủy trống 3,86 và mái 4,14 làcao hơn so với gà lai F1(LT x LP) trống 3,72 và mái 4,10
- Ở 120 ngày tuổi, năng suất thịt ở gà trống và gà mái Lạc Thủy; ở gà trống
và mái F1(LT x LP) là tương đương nhau (P>0,05) Tỷ lệ mỡ bụng ở gà trống làhầu như chưa có và ở gà mái tỷ lệ mỡ bụng cũng rất thấp
- Giá trị chất lượng thịt của gà lai F1(LT x LP) và gà Lạc Thủy có sự saikhác không có ý nghĩa thống kê
- Tỷ lệ nhiễm bệnh của gà lai F1(LT x LP) về mắc cầu trùng và bệnh đường
hô hấp dễ nhiễm hơn so với gà Lạc Thủy Tỷ lệ nuôi sống lúc 17 tuần tuổi của gàLạc Thủy là 92,67% và gà lai F1(LT x LP) là 91,67
Trang 10MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xu hướng hiện nay trên thế giới là thay đổi cơ cấu chăn nuôi theo hướngtăng tỷ lệ sản lượng thịt gia cầm Trong những năm gần đây chăn nuôi gia cầmnói chung và chăn nuôi gà nói riêng ở Việt Nam đang rất phát triển Nó chiếmmột vị trí quan trọng trong nguồn cung cấp thực phẩm cho con người Đặc biệt làcác giống gà thả vườn do có chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng được thị hiếu củangười tiêu dùng và phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở nông hộ Trong những nămqua, để đáp ứng nhu cầu về con giống gà thả vườn, nước ta đã nhập nhiều giống
gà nổi tiếng như gà Tam Hoàng, Sasso, Kabir, Lương Phượng… Bên cạnh những
ưu điểm như khả năng sinh sản cao, tăng trọng nhanh… thì các giống gà nhậpnội có nhiều nhược điểm như khả năng chống chịu bệnh kém, chất lượng thịtkhông đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng
Hiện nay, Việt Nam đang phát triển những giống gà đặc trưng vùng miền vànhững giống gà cho năng suất, chất lượng cao Chính vì vậy, một số giống giacầm địa phương đang được chú trọng khôi phục và phát triển nhằm đáp ứngnhững yêu cầu đó Trong rất nhiều giống gà địa phương đang được chú trọngphát triển hiện nay thì gà Lạc Thủy bước đầu được đánh giá là một trong nhữnggiống gà địa phương có nhiều ưu điểm và có thể đáp ứng nhu cầu thị hiếu củangười tiêu dùng Gà Lạc Thủy có thời gian nuôi gà thịt khoảng 4-4,5 tháng, chấtlượng thịt khá tốt, tỷ lệ nuôi sống cao, mọc lông sớm và nhanh nên có khả năngthích nghi và chống chịu thời tiết tốt Có thể chăn nuôi theo phương thức nuôinhốt, bán chăn thả, thích hợp với quy mô hộ gia đình, trang trại và bán trang trại(Đỗ Thị Kim Dung, 2014) Bên cạnh đó, thì gà lai F1 (LT x LP) cũng đang làhướng phát triển giúp cải thiện khối lượng của gà địa phương
Ở Bắc Giang, gà Lạc Thủy và gà lai F1 (Lạc Thủy x Lương Phương) chưađược nghiên cứu và chăn nuôi trong sản xuất Để phát huy tính đa dạng sinh học
và có cơ sở khuyến cáo với người chăn nuôi về chọn gà nuôi phù hợp với điều
kiện của địa phương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khả năng sinh
trưởng, năng suất, chất lượng thịt của gà Lạc Thủy và gà lai F1(LT x LP) tại huyện Việt Yên – tỉnh Bắc Giang”
Trang 112 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định được khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của gà Lạc Thủy
- Đánh giá được năng suất thịt và một số chỉ tiêu về chất lượng thịt của gà
Lạc Thủy và gà lai F1 (LT x LP)
- Đánh giá được khả năng chống đỡ bệnh tật và tỷ lệ nuôi sống của gà Lạc
Thủy và gà lai F1 (LT x LP) nhằm góp phần xác định hiệu quả trong chăn nuôi
4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
-Thăm dò thị hiếu người tiêu dùng để có cơ sở nhân rộng gà Lạc Thủy và
gà lai F1 (LT x LP) nuôi ở nông hộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Khuyến cáo cho người chăn nuôi lựa chọn loại gà nuôi có hiệu quả kinh tế cao
Trang 12Chương1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1 Cơ sở khoa học của lai tạo và ưu thế lai
1.1.1.1 Khái niệm về ưu thế lai
Hiện tượng ưu thế lai đã được biết và vận dụng từ lâu Điểu hình là việc tạocon La, kết quả lai khác loài giữa con ngựa cái (Equus Caballus) và lừa đực(Equus asinus) Con La nổi tiếng về sức khoẻ, sức dẻo dai và khả năng chịu nóng(Horn, 1978) Tuy nhiên việc nghiên cứu các hiện tượng trên một cách có hệthống mới bắt đầu từ hơn 200 năm nay
Trong công tác giống, bên cạnh việc chọn lọc và nhân giống thuần chủng quanhiều đời để cải tiến bản chất di truyền của vật nuôi, thì thông qua con đường lai tạo
sẽ đem lại hiệu quả trong thời gian ngắn hơn Ngày nay việc tạo ra các loại sảnphẩm phần lớn đều được thông qua lai tạo và việc lai tạo đã ảnh hưởng tốt đến sảnlượng và chất lượng của sản phẩm (Trần Đình Miên, 1994)
Sự lai tạo được sử dụng rất nhiều trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhằmkhai thác thế mạnh của con lai Bởi vì ưu thế lai cho sản phẩm cao nên nó đuợc
áp dụng nhiều trong chăn nuôi gà công nghiệp, gà bán công nghiệp ở các nướcđang phát triển Chính là lai giữa các giống khác nhau đã giúp cho việc quyếtđịnh chiến lược thích hợp về công tác giống
Bouwman (2000) cho rằng lợi ích to lớn của lai giống là xuất hiện sức mạnh ởcon lai còn gọi là ưu thế lai Con lai thường có sức chịu bệnh tật khoẻ hơn, sức sảnxuất sản phẩm tốt hơn, khả năng thụ tinh cũng được nâng cao Mặc dù vậy, ưu thếlai không thể đoán trước Sự khác biệt giữa hai giống càng lớn thì ưu thế lai cànglớn Ưu thế lai chỉ có thể xẩy ra ở một công thức lai nào đó, vì thế phải tiến hànhnhiều công thức lai khác nhau, ưu thế lai không di truyền, nếu tiếp tục cho giao phốiđời con lai với nhau thì kết quả sẽ là mất ưu thế lai và mất sự đồng đều Trong côngthức lai tạo, người ta còn quan tâm rất nhiều đến khả năng phối hợp, đó là cách chọnnhững con giống gốc lai phù hợp với nhau nhằm tạo nên những tổ hợp gen mới, baogồm các tính trạng vốn có ở giống gốc nhưng ở mức độ cao hơn theo mục đích(Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992) Con lai F1 vượt hơn bố mẹ về sức
Trang 13sống, sự sinh trưởng, phát triển, khả năng sản xuất, sức chống chịu cũng như khảnăng sử dụng các chất dinh dưỡng (Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, 1995).
1.1.1.2 Bản chất của ưu thế lai
Trong chăn nuôi, để nâng cao năng suất có rất nhiều con đường khácnhau, trong đó việc cải tiến bản chất di truyền luôn luôn được các nhà khoahọc quan tâm
Thuật ngữ “ưu thế lai” được nhà khoa học người Mỹ G.H.Shull đề cậpđến từ năm 1914, sau đó vấn đề ưu thế lai được sử dụng khá rộng rãi ở độngvật và thực vật
Tìm hiểu về bản chất của ưu thế lai có rất nhiều giả thuyết khác nhau TheoTrần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện (1995) có ba thuyết chính để giải thích hiệntượng ưu thế lai: Thuyết trội, thuyết siêu trội và thuyết gia tăng tác động của cácgen không cùng locus
- Thuyết trội:
Theo thuyết này trong điều kiện chọn lọc lâu dài, các gen trội phần lớn làcác gen có lợi và lấn át sự hoạt động của các gen lặn, do đó qua tạp giao có thểđem các gen trội của hai bên bố mẹ tổ hợp lại ở đời lai, làm cho đời lai có giá trịhơn bố mẹ (AA = Aa > aa)
Theo Davenport (1908), Keeble and Pelow (1910), Jones (1917), Kushner(1969): nhờ tác dụng lâu dài của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo gen trộithường là gen có ích, được biểu hiện ra kiểu hình sinh vật Biểu hiện kiểu hìnhcủa con lai là do các gen qui định, các gen này chính là sự tổ hợp các gen của bố
mẹ Các gen trội có thể biểu hiện thành kiểu hình, có thể ức chế các gen lặntương ứng tạo ra tác dụng lẫn nhau làm tăng các đặc điểm trội lên, các gen lặnbao giờ cũng bị che lấp, còn gen trội khi lai sẽ có tác động mạnh hơn nên biểuhiện ra kiểu hình có năng suất cao hơn
Các tính trạng số lượng như khả năng sinh trưởng, khả năng sinh sản được nhiều gen điều khiển nên rất hiếm các gen đồng hợp tử Thế hệ con đượctạo ra do lai giữa 2 cá thể sẽ được biểu hiện do tất cả các gen trội trong đó (mộtnửa thuộc gen trội đồng hợp tử của bố và một nửa gen trội của mẹ)
Khi cha mẹ xa nhau trong quan hệ huyết thống (khác dòng, khác giống) thìxác xuất để mỗi cặp cha mẹ truyền cho con những gen trội khác nhau càng tănglên, từ đó dẫn đến ưu thế lai càng tăng
Trang 14Những giải thích của thuyết trội vẫn chưa thoả đáng đối với một số hiện tượngkhác như: bên cạnh các gen trội có lợi vẫn có những gen trội có hại, hay một hiệntượng thực tế là khi tạp giao giữa các cá thể dị hợp tử với nhau để có con lai 4 dòngthì chúng lại có ưu thế lai cao hơn khi lai giữa 2 dòng.
- Thuyết siêu trội:
Thuyết này cho rằng sự tác động của các alen dị hợp tử Aa lớn hơn tác độngcủa các alen đồng hợp tử AA và aa (Aa>AA>aa)
Theo Kushner (1969) từ năm 1904 đã có quan niệm cho rằng: cơ sở của ưuthế lai chính ngay ở tính dị hợp tử theo nhiều yếu tố di truyền
Nhiều nhà khoa học cho rằng, sở dĩ có hiện tượng siêu trội là do hiệu ứngsinh lý của các gen khác nhau, những tác động lẫn nhau và các sản phẩm phảnứng của chúng tốt hơn so với tác động độc lập do các tổ hợp gen thuần sinh ra.Trong quá trình sinh hoá, trình tự khác nhau của các phản ứng vật chất khác nhau
đã tạo ra các vật chất khác nhau Do đó, phản ứng sinh hoá ở con lai sẽ mạnh hơn
ở con thuần, tất cả sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể lai,tăng cường sức sống cho cơ thể lai
Tuy vậy, theo thuyết này ưu thế lai được tạo nên do tác động của alen dịhợp tử cho nên không thể cố định được, nếu thuần hoá ưu thế lai sẽ giảm vì ưuthế lai không có khả năng di truyền
Kết hợp cả hai giả thuyết trên có quan điểm cho rằng sự thay đổi về trạngthái hoạt động sinh hoá của hệ thống enzim trong cơ thể sống đã tạo ra ưu thế lai,
đó là tính dị hợp tử của cơ thể mới
- Thuyết gia tăng tác động tương hỗ của các gen không cùng locus:
Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc (1998) nêu thuyết gia tăng tácđộng tương hỗ Thuyết này cho rằng sự tác động tương hỗ của các gen khôngcùng lô cút (tác động át gen) cũng tăng lên
Ví dụ: Đồng hợp tử AA và BB chỉ có một tác động tương hỗ giữa A và B.Nhưng trong dị hợp tử AA’ và BB’ có 6 loại tác động tương hỗ: A-B, A’-B’, A-B’,A’-B, A-A’, B-B’ (trong đó A-A’ và B-B’ là tác động tương hỗ giữa các gen cùngalen, còn 4 loại tác động tương hỗ khác là tác động tương hỗ giữa các gen khôngcùng alen) Ngoài ra còn có tác động tương hỗ cấp 2 như: A-A’-B’, A-A’-B và tácđộng tương hỗ cấp 3 như: A-A’-B’-B, A-B’-B-A’
Trang 15Ưu thế lai biểu hiện ở các mức độ khác nhau ở các tính trạng khác nhau:các tính trạng số lượng thường được thể hiện, các tính trạng chất lượng ít đượcthể hiện Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thì hiệu quả chọn lọc thuần chủngthấp, còn hiệu quả lai tạo lại cao, các tính trạng có hệ số di truyền cao thường có
ưu thế lai thấp
Ưu thế lai còn phụ thuộc vào khả năng phối hợp của các cặp bố mẹ Khinghiên cứu về khả năng phối hợp Lebedev (1972) cho rằng: muốn đạt ưu thế laisiêu trội thì phải cho giao phối giữa các dòng gà xuất phát khác nhau về kiểu gennhưng lại phải có khả năng phối hợp với nhau tốt
Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992) cho biết mức độ biểu hiện của
ưu thế lai cao hay thấp còn phụ thuộc vào sự tương quan âm hay dương giữa môitrường và kiểu di truyền
Khi nghiên cứu về ưu thế lai, nhiều nhà khoa học cho rằng ngoài quan niệmkhả năng kết hợp chung còn có khả năng kết hợp đặc biệt, khả năng này có được
là do đặc tính của dòng bố mẹ được chọn đã có từ trước
Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc (1998) cho rằng ưu thế lai là phần chênh lệch hơn hoặc kém của đời lai so với trung bình bố mẹ, mức độ biểu thị biểu hiện của ưu thế lai được xác định theo công thức:
(Quantitative character) là những tính trạng mà ở đó sự sai khác nhau giữa các cá
thể là sự sai khác nhau về mức độ hơn là sự sai khác về chủng loại và sự khác nhaunày chính là nguồn vật liệu cung cấp cho chọn lọc tự nhiên cũng như chọn lọc nhân
Trang 16tạo Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của gia cầm, được nuôitrong điều kiện cụ thể, thực chất là nghiên cứu các đặc điểm di truyền số lượng vàảnh hưởng của những tác động môi trường lên các tính trạng đó Tính trạng số lượng
còn được gọi là tính trạng đo lường (Metric character) vì sự nghiên cứu của chúng
phụ thuộc vào sự đo lường như mức độ tăng trọng của gà, kích thước các chiều đo,khối lượng trứng… Tuy nhiên, có những tính trạng mà giá trị của chúng có đượcbằng cách đếm như: số lợn con đẻ ra/lứa, số lượng trứng gà đẻ ra trong một năm vẫnđược coi là tính trạng số lượng Đó là những tính trạng số lượng đặc biệt Bộ phận ditruyền có liên quan đến tính trạng số lượng được coi là di truyền học số lượng
(Quantitative genetics.) Di truyền học số lượng vẫn lấy các quy luật di truyền của
Mendel làm cơ sở, nhưng do đặc điểm riêng của tính trạng số lượng so với các tính
trạng chất lượng (Quantitative character) đối tượng nghiên cứu của của di truyền
học Mendel về 2 phương diện: thứ nhất là các đối tượng nghiên cứu không thể chỉdừng lại ở mức độ cá thể mà phải được mở rộng tới mức độ quần thể bao gồm cácnhóm cá thể khác nhau, thứ hai là sự sai khác giữa các cá thể không chỉ là sự phânloại mà nó đòi hỏi phải có sự đo lường các cá thể
Nghiên cứu đặc điểm di truyền học của các tính trạng số lượng, bên cạnhviệc vận dụng các quy luật di truyền của Mendel còn phải sử dụng các các kháiniệm toán thống kê xác suất để phân tích các giá trị di truyền
Giá trị đo lường được của tính trạng số lượng trên một cá thể được gọi làgiá trị kiểu hình (Phenotypic value) của cá thể đó Các giá trị có liên quan đếnkiểu gen là giá trị kiểu gen (Genotypic value) và giá trị có liên hệ với môi trường
là sai lệch môi trường (Environmental evitation) Như vậy có nghĩa là kiểu genquy định một giá trị nào đó của cá thể và môi trường gây ra một sự sai lệch vớigiá trị kiểu gen theo hướng này hoặc hướng khác Quan hệ trên có thể biểu thịnhư sau:
P = G + E
Trong đó: P là giá trị kiểu hình
G là giá trị kiểu gen
E là sai lệch môi trườngNếu trung bình sai lệch môi trường của một quần thể bằng (0), thì trung bìnhgiá trị kiểu hình bằng trung bình giá trị kiểu gen Khi đó thuật ngữ trung bình quầnthể (population mean) là trung bình giá trị kiểu hình hoặc trung bình giá trị kiểu gen
Trang 17của quần thể và trung bình quần thể là tổng các tích số của từng giá trị kiểu gen vớitần số của nó khi đề cập đến các thế hệ kế tiếp nhau.
Giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ(minorgene) cấu tạo thành, đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thìrất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới tính trạng nghiêncứu, hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen (polygene) Môi trường có ảnhhưởng rất lớn đến tính trạng số lượng, trong khi đó đối với tính trạng chất lượng
là những tính trạng đơn gen thì rất ít khi bị ảnh hưởng bởi môi trường Tác độngcủa các nhân tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn, nước uống, khôngkhí… lên tính trạng số lượng rất lớn có thể làm kìm hãm hoặc phát huy và làmthay đổi các giá trị của tính trạng Giá trị kiểu gen được phân theo 3 phương thứchoạt động bao gồm: sự cộng gộp, sai lệch trội và tương tác giữa các gen
G = A + D + I
Trong đó: G là giá trị kiểu gen (geneotypic value)
A là giá trị cộng gộp (additive value)
D là sai lệch trội (dominancedeviation)
I là sai lệch tương tác (interaction deviation)
- Giá trị cộng gộp hay giá trị giống: Để đo lường giá trị truyền đạt từ bố mẹ
cho đời con phải có 1 giá trị đo lường mới có liên hệ với gen chứ không phải cóliên hệ với kiểu gen, đó là hiệu ứng trung bình của các gen Tổng các hiệu ứngtrung bình của các gen quy định tính trạng (tổng các hiệu ứng được thực hiện vớitừng cặp gen ở mỗi locus và trên tất cả các locus) được gọi là giá trị cộng gộphoặc giá trị giống của cá thể Nó là thành phần quan trọng của kiểu gen vì nó cốđịnh và có thể di truyền cho đời sau
- Sai lệch trội: Khi xem xét một locus duy nhất, sai lệch trội (D) được sinh
ra từ tác động qua lại giữa các cặp alen ở trong cùng một locus (đặc biệt là cácalen dị hợp tử) rất có ý nghĩa trong lai giống
- Sai lệch tương tác giữa các gen: Là sai lệch do tương tác của các gen
không cùng một locus, sai lệch này thường thấy trong di truyền học số lượng hơn
là di truyền học Mendel Ngoài ra, các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởngnhiều của môi trường E (environmental) và được chia làm hai loại là sai lệch môitrường chung Eg và sai lệch môi trường riêng Es
Trang 18+ Sai lệch môi trường chung Eg (general environmental deviation) là sai
lệch do các yếu tố môi trường có tính thường xuyên và không cục bộ tác độnglên toàn bộ các cá thể trong một nhóm vật nuôi
+ Sai lệch môi trường riêng Es (special environtmental deviation) là sai lệch
do các nhân tố môi trường có tính chất không thường xuyên và cục bộ tác độngriêng rẽ lên từng cá thể trong cùng một nhóm vật nuôi Tóm lại khi một kiểu hìnhcủa một cá thể được cấu tạo bởi từ hai locus trở lên thì giá trị kiểu hình của nóđược biểu thị như sau:
P = A + D + I + Eg + EsTheo Dickenson (1952) (dẫn theo Nguyễn Văn Thiện, 1995) thì vấn đềtương tác giữa kiểu di truyền và môi trường rất quan trọng đối với ngành chănnuôi gia cầm Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng ởtrên, ta thấy rằng muốn nâng cao năng suất vật nuôi cần phải:
- Tác động về mặt di truyền (G)
+ Tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc
+ Tác động vào các hiệu ứng trội (D) và át gen I bằng cách phối giống tạp giao
- Tác động về môi trường bằng cách cải tiến điều kiện chăn nuôi như: thức
ăn, thú y, chuồng trại Trong chăn nuôi, các giống vật nuôi luôn nhận được từ bố
mẹ một số gen quy định tính trạng số lượng nào đó và được xem như là đượcnhận từ bố mẹ một khả năng di truyền, tuy nhiên khả năng đó có phát huy tốt haykhông còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện của vật nuôi
1.1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai, trong đó có các yếu tố chủyếu sau: Nguồn gốc di truyền của bố mẹ:
Bố mẹ có nguồn gốc di truyền càng xa thì ưu thế lai càng cao Điều này giảithích tại sao khi lai giữa các dòng của các giống khác nhau lại có ưu thế lai caohơn khi lai giữa các dòng trong cùng một giống
Tính trạng nghiên cứu: Các tính trạng có hệ số di truyền càng thấp thì ưuthế lai càng cao, ngược lại các tính trạng có hệ số di truyền càng cao thì ưu thế laicàng thấp Các tính trạng số lượng thường được biểu hiện còn các tính trạng chấtlượng ít được biểu hiện hơn
Trang 19Công thức giao phối: Ưu thế lai còn phụ thuộc vào việc chọn con vật nàolàm bố, con vật nào làm mẹ Trong chăn nuôi gia cầm, để nâng cao năng suất thìngoài việc dựa trên cơ sở về khả năng sản suất của giống người ta còn đặc biệtquan tâm đến việc lựa chọn dòng mái có sức đẻ cao, tỷ lệ nuôi sống và tỷ lệ ấp
nở cao, thành thục sớm, khả năng vỗ béo cao; chọn dòng trống có khối lượng cơthể lớn, sinh trưởng nhanh và, tiêu tốn thức ăn thấp
Môi trường:
Mức độ biểu hiện của ưu thế lai chịu ảnh hưởng rõ rệt của môi trường sống.Theo Bavlow (1981) ở những thay đổi mức độ ưu thế lai thường xảy ra ở nhữngtrường hợp có liên quan đến địa điểm nuôi, mức độ dinh dưỡng, vị trí địa lý Hull et al (1963) cho rằng ưu thế lai bị ảnh hưởng bởi chế độ chăm sóc, chuồngtrại, nhiệt độ môi trường Mặt khác còn chịu ảnh hưởng của các mùa vụ ấp nởtrong năm
Tuổi:
Theo Aggrwal và cs (1979); Horn et al (1978) ưu thế lai của một số tínhtrạng chịu ảnh hưởng của tuổi trong giai đoạn đầu và ảnh hưởng bởi chu kỳ đẻ.Trong giai đoạn sinh trưởng đầu của gà thịt, ưu thế lai đối với thể trạng tăng từ 0(mới nở) lên 2-10% (lúc giết thịt 6-10 tuần tuổi), ưu thế lai với sức sống từ 0-6%,năng suất trứng/mái từ 2-10%, tăng đáng kể ở chu kỳ 2 so với chu kỳ đầu
Tính thích nghi của gia cầm đối với điều kiện ngoại cảnh:
Tính thích nghi của gia cầm chính là sự phản ứng của cơ thể đối với cáckích thích trong cơ thể và ngoài môi trường Khả năng thích nghi của con vật làyếu tố rất quan trọng giúp cho con vật sinh tồn và phát triển trong điều kiện sốngmới Di truyền và điều kiện ngoại cảnh là hai yếu tố có tác động cơ bản quyếtđịnh năng suất vật nuôi, có nghĩa là kiểu gen qui định một giá trị nào đó của cơthể và môi trường gây ra sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hướng này hoặchướng khác Con giống tốt được nuôi trong điều kiện phù hợp sẽ phát huy tối đatiềm năng di truyền, nhưng nếu điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi sẽ ảnh hưởngđến năng suất của con giống Ngược lại không có con giống tốt thì yếu tố ngoạicảnh cũng không thể nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi
Tính thích nghi của gia cầm có liên quan đến sự thay đổi di truyền, sinh lý,tính thích nghi bao gồm:
Trang 20+ Thích nghi về di truyền: Liên quan đến chọn lọc tự nhiên và chọn lọcnhân tạo Tính thích nghi di truyền đề cập đến các đặc tính di truyền, các đặc tínhnày giúp cho quần thể động vật sinh tồn trong một môi trường nhất định, nó liênquan đến sự tiến hoá qua nhiều thế hệ hay là sự biến đổi để có đặc tính di truyềnriêng biệt.
+ Thích nghi về sinh lý: Liên quan đến sự thay đổi của từng cá thể Tínhthích nghi sinh lý liên quan đến đặc điểm về sinh lý học, giải phẫu học và đặc điểmcủa con vật, giúp cho con vật củng cố sức khoẻ và nâng cao sức sống
Thích nghi bao gồm cả khả năng phát triển và sự điều chỉnh mối quan hệ củabản thân đối với sinh vật khác và môi trường xung quanh Con vật có khả năng thíchnghi tốt thì sẽ có khả năng tồn tại và phát triển, ngược lại sẽ bị đào thải
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, khi mới nhập vềmôi trường mới, việc quan tâm đầu tiên là tính thích nghi của con vật, giống có khảnăng thích nghi tốt mới có thể nhân giống và phát triển rộng rãi được
1.1.2 Cơ sở khoa học của lai kinh tế
Lai kinh tế là phương thức lai giữa hai cá thể thuộc hai dòng hoặc hai giốngkhác nhau, con lai F1 không sử dụng làm giống mà để khai thác sản phẩm thịt,trứng, sữa, lông, da lai kinh tế còn gọi là lai công nghiệp vì chỉ sử dụng F1 làmsản phẩm, nên sản phẩm có thể sản xuất nhanh, hàng loạt, có chất lượng trongmột đơn vị thời gian tương đối ngắn (Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện,1995) Người ta tiến hành lai kinh tế là để sử dụng ưu thế lai làm tăng nhanh mức
độ trung bình tính trạng giữa hai giống gốc, hai dòng thuần, nhất là đối với cáctính trạng khối lượng, tăng trọng, tăng các chiều đo Con lai có thể mang nhữngđặc tính trội của giống gốc bố, mẹ hoặc cũng có thể phối hợp được những đặctính của hai giống đó, có trường hợp con lai vẫn giữ nguyên tính bảo thủ của mộttrong hai giống
Năng suất vật nuôi phụ thuộc vào hai yếu tố, đó là bản chất di truyền và ngoạicảnh Do vậy trong chăn nuôi có hai hướng chủ yếu để nâng cao năng suất vật nuôi
là cải tiến bản chất di truyền của vật nuôi và cải tiến phương pháp chăn nuôi
Bên cạnh việc chọn lọc, nhân giống thuần chủng, lai tạo là phương pháp cảitiến di truyền có hiệu quả cao và nhanh Nhận thức điều này, từ lâu con người đãchú trọng công tác lai tạo Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện (1995) kể từnhững giống vật nuôi đầu tiên được tạo ra từ cuối thế kỷ XVIII, các giống mới
Trang 21đều được hình thành bằng con đường lai tạo và những giống gốc ban đầu ít nhiều
có pha máu giữa các giống khác nhau Cho đến nay việc tạo ra sản phẩm nhưthịt, sữa, trứng, lông phần lớn đều được thông qua lai tạo và việc lai tạo cũng
đã có ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng sản phẩm Các giống, dòngcàng thuần bao nhiêu thì con lai càng có ưu thế lai cao bấy nhiêu (Trần ĐìnhMiên, Nguyễn Văn Thiện, 1995) Trong lịch sử nghiên cứu về lai tạo, Darwin làngười đầu tiên nêu lên lợi ích của việc lai tạo, ông đã kết luận rằng lai là có lợi,
tự giao là có hại đối với động vật
Trong quá trình nghiên cứu di truyền, Mendel đã đưa ra một nguyên tắchoàn toàn mới để nghiên cứu đó là phương pháp lai, liên quan đến việc nghiêncứu đặc điểm di truyền của những tính trạng và đặc tính riêng rẽ
Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1975) cho rằng lai tạo nhằm mụcđích lay động tính bảo thủ sẵn có trong từng cá thể, từng dòng, từng giống, pháthuy những bản chất di truyền tốt của con lai tạo nên các tổ hợp lai mới có năngsuất cao hơn, hiệu quả chăn nuôi tốt hơn
Lai tạo còn nhằm sử dụng hiện tượng sinh học quan trọng đó là ưu thế lai,làm cho sức sống của con vật, sức miễn dịch đối với bệnh tật và các tính trạngkinh tế được nâng cao, đồng thời thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các
tổ hợp lai, ưu thế lai làm căn cứ cho việc chọn lọc giống gia súc (Lê Đình Lương,Phan Cự Nhân, 1994)
Từ những nguyên lý trên các nhà khoa học kết luận: để tăng năng suất vậtnuôi, trong công tác giống hiện nay chính là nhờ quá trình lai tạo Tuỳ theo mụcđích lai tạo mà các nhà tạo giống có thể áp dụng các phương pháp lai khác nhaunhư: Lai kinh tế, lai pha máu, lai cải tiến, lai gây thành, lai xa trong đó lai kinh
tế được áp dụng rộng rãi nhất Khi nghiên cứu phương pháp lai kinh tế, người tathường quan tâm đến khả năng phối hợp, bởi vì nếu khả năng phối hợp tốt sẽ tạo
ra ưu thế lai cao
Nguyễn Ân và cs (1983) khi nghiên cứu về lai kinh tế đã đưa ra kết luận: đểlai kinh tế có hiệu quả thì phải tiến hành chọn lọc tốt các dòng thuần chủng làm chocác cá thể dị hợp tử sẽ giảm đi và các cá thể đồng hợp tử tăng lên
Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới nhưWassen (1928), Kawahara (1960), Kushner (1954,1958), Fomla (1964) chorằng khi chọn đúng cặp bố mẹ cho giao phối thì con lai có sức sống cao ở thời
Trang 22kỳ phôi và hậu phôi, sản lượng trứng tăng và chi phí thức ăn giảm (Nguyễn
Ân và cs., 1983)
Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992) cho rằng trong thực tế chăn nuôikhông phải bất cứ giống nào, dòng nào cho lai cũng cho kết quả tốt, tức là khi chọnphối các cặp bố mẹ phải có khả năng phối hợp khả năng phối hợp phụ thuộc vàomức độ chọn lọc các giống gốc, nếu các giống gốc có áp lực chọn lọc cao, có tiến bộ
di truyền lớn thì khi cho lai với nhau có khả năng phối hợp cao
Giống gia súc, gia cầm là một quần thể lớn Trong giống lại bao gồm nhiềudòng, mỗi dòng lại có đặc điểm chung của giống, nhưng lại có những đặc điểm ditruyền riêng biệt Sự khác biệt mỗi dòng về kiểu gen chính là yếu tố quyết định
ưu thế lai
Trong công tác giống gia cầm hiện nay, thay thế cho phương pháp lai giữacác giống như trước đây phương pháp lai giữa các dòng là phổ biến Người ta laicác dòng gà khác biệt về kiểu gen, nhưng lại có khả năng kết hợp được trongcùng một cơ thể Vì vậy, mà phải chọn các dòng gà có khả năng kết hợp tốt.Trong công tác nhân giống thuần chủng, công tác chọn giống rất chặt chẽ,đàn giống được chọn ra từ những cá thể có năng suất cao hơn hẳn năng suất bìnhquân toàn đàn, nhưng không phải tất cả các cá thể có năng suất cao đều có chấtlượng di truyền tốt Vì thế, muốn nâng cao năng suất chất lượng thì người ta phảithực hiện phương pháp lai tạo Nhưng muốn đạt hiệu quả cao trong lai tạo thìchọn giống phải đi theo một hướng nhất định là chọn lọc có định hướng, nếukhông thì sự phối hợp giữa các dòng sẽ dẫn đến kết quả năng suất và chất lượngcon lai không đạt như mong muốn Do đó, muốn gia cầm lai có năng suất cao thìkhông thể cho giao phối một cách ngẫu nhiên mà phải cho giao phối giữa cácdòng đã được qui định, những dòng này đã được kiểm tra chất lượng, năng suấttheo một phương pháp chọn giống nhất định và được thực hiện nghiêm ngặttrong những cơ sở giống
Theo Hoàng Kim Loan (1973) gia cầm lai không những thể hiện được chấtlượng tổng hợp của các dòng thuần mà còn đạt hiệu quả của ưu thế lai từ 5-20%
Có thể nói đây là sự ưu đãi của thiên nhiên mà con người có thể sử dụng tốt, nếunắm được quy luật của phương pháp này và biết cách tổ chức sản xuất, sử dụngcác gia cầm lai giữa các dòng là một trong những vấn đề quan trọng nhất
Trang 23Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1975) thì trên thế giới, phươngpháp lai kinh tế được sử dụng rất nhiều, có những nước 80% sản phẩm thịt là dolai kinh tế Ở Việt Nam đã nghiên cứu công thức lai giữa các tổ hợp lai như: gàTam Hoàng với gà Ri, gà Hồ, gà Mía với gà Tam Hoàng, gà Kabir với gà Ri, gàRhode với gà Ri thường con lai F1 có khả năng cho thịt trứng cao hơn trungbình gà bố mẹ.
Trong công tác giống gia cầm, khi lai kinh tế người ta có thể dùng phươngpháp lai đơn hoặc lai kép, nhưng đôi khi cũng sử dụng phương pháp lai ngược
-Lai đơn:
Là phương pháp lai giữa con đực và con cái thuộc hai dòng, giống khácnhau để sản suất ra con lai F1, tất cả con lai F1 đều được sử dụng để nuôi thươngphẩm và không dùng để làm giống Trong công tác giống gia cầm lai đơn thườngđược sử dụng khi lai giữa các giống gà địa phương với các giống gà ngoại nhậpcao sản thường được sử dụng nhiều trong sản suất gà kiêm dụng trứng thịt nhằmtận dụng khả năng dễ nuôi, sức chống chịu cao của gà địa phương và khả năngsinh trưởng nhanh, sức đẻ cao, ấp nở tốt của gà cao sản nhập nội
-Lai kinh tế ngược:
Là phương pháp cho con đực và con cái thuộc hai giống khác nhau giaophối với nhau để tạo con lai F1, sau đó dùng con lai F1 giao phối trở lại với mộttrong hai giống xuất phát để tạo con lai F2 Tất cả con lai F2 đều được sử dụng
Trang 24nuôi thương phẩm và không dùng để làm giống Khi muốn củng cố, phát huynhững đặc tính tốt của một giống nào đó thì người ta thường lai ngược, vì con laiđời 2 mang 3/4 máu của giống đó.
1.1.3 Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
1.1.3.1 Khái niệm sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ do quá trình đồng hoá và dị hoá của
cơ thể, là sự tăng về chiều cao, dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ
cơ thể của con vật Đồng thời sinh trưởng chính là sự tích luỹ dần các chất dinh dưỡngchủ yếu là protein, nên tốc độ tích luỹ và sự tổng hợp các chất dinh dưỡng, cũng chính
là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sinh trưởng của cơ thể (Trần Đình Miên,Nguyễn Kim Đường, 1992) Về mặt sinh học: Sinh trưởng là quá trình tổng hợpprotein nên thường lấy tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng.Cường độ phát triển qua giai đoạn bào thai và giai đoạn sau khi sinh có ảnh hưởngđến chỉ tiêu phát triển của con vật Nhìn từ khía cạnh giải phẫu, sinh lý thì sự sinhtrưởng của các mô cơ diễn ra theo sơ đồ sau: Hệ thống tiêu hoá nội tiết - hệ thốngxương - hệ thống cơ bắp - mỡ
Thực tế chăn nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt cho thấy trong giai đoạn đầu của
sự sinh trưởng thì thức ăn dinh dưỡng được dùng tối đa cho sự phát trển củaxương, mô cơ, một phần rất ít lưu giữ cho cấu tạo của mỡ Đến giai đoạn cuốicủa sự sinh trưởng, nguồn dinh dưỡng vẫn được sử dụng nhiều để nuôi hệ thống
cơ xương, nhưng hai hệ thống này tốc độ phát triển đã giảm, càng ngày con vậtcàng tích luỹ dinh dưỡng để cấu tạo mỡ
Theo Chamber (1990) thì Mozan (1927) định nghĩa: sinh trưởng là sự tổnghợp quá trình tăng lên của các bộ phận trên cơ thể như thịt da, xương Tuy nhiên
có khi tăng khối lượng chưa phải là sinh trưởng, sự sinh trưởng thực sự phải làtăng các tế bào của mô cơ tăng thêm khối lượng, số lượng và các chiều của cơthể Tóm lại sinh trưởng phải trải qua 3 quá trình đó là:
- Phân chia để tăng khối lượng tế bào
- Tăng thể tích tế bào
- Tăng thể tích giữa các tế bào
Trong quá trình này thì sự phát triển của tế bào là chính, các đặc tính củacác bộ phận trong cơ thể hình thành lên quá trình sinh trưởng là sự tiếp tục thừahưởng các đặc tính di truyền của đời trước, nhưng hoạt động mạnh hay yếu, hoàn
Trang 25thiện hay không hoàn thiện còn phụ thuộc vào sự tác động của môi trường Trongcác tổ chức cấu tạo của cơ thể gia cầm thì khối lượng cơ chiếm nhiều nhất từ: 42
- 45 % khối lượng cơ thể Khối lượng cơ thể của con trống luôn lớn hơn con mái(không phụ thuộc vào lứa tuổi và từng loại gia cầm) (Ngô Giản Luyện, 1994)
- Các giai đoạn sinh trưởng của gà: Đối với gà, quá trình tích luỹ các chấtthông qua quá trình trao đổi chất đó, là sự tăng lên về khối lượng, kích thước tếbào và dịch thể trong mô bào ở giai đoạn phát triển đầu của phôi trên cơ sở tính
di truyền Sau khi nở thì sinh trưởng là do sự lớn dần của các mô, đó là sự tănglên về kích thước của tế bào và được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn gà con vàgiai đoạn trưởng thành
+ Giai đoạn gà con: Giai đoạn này gà sinh trưởng rất nhanh do lượng tế bàotăng nhanh, một số bộ phận của cơ quan nội tạng còn chưa phát triển hoàn chỉnhnhư các men tiêu hoá trong hệ tiêu hoá, do vậy thức ăn giai đoạn này cần chú ýđến thức ăn dễ tiêu, vì thức ăn giai đoạn này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinhtrưởng của gà Quá trình thay lông cũng diễn ra trong cùng một giai đoạn này, nólàm thay đổi quá trình trao đổi chất, tiêu hoá và hấp thu, do đó cần chú ý đến hàmlượng của các chất dinh dưỡng và axit amin thiết yếu trong khẩu phần ăn
+ Giai đoạn trưởng thành: Giai đoạn này các cơ quan trong cơ thể gà gần như
đã phát triển hoàn thiện, số lượng tế bào tăng chậm chủ yếu là quá trình phát dục.Quá trình tích luỹ các chất dinh dưỡng trong giai đoạn này một phần để duy trì cơthể, một phần để tích luỹ mỡ, tốc độ sinh trưởng chậm hơn giai đoạn gà con
+ Khối lượng cơ thể ở từng giai đoạn phát triển, chỉ tiêu này xác định sựsinh trưởng của cơ thể tại một thời điểm, nhưng lại không khẳng định được sự saikhác về tỷ lệ sinh trưởng giữa các thành phần của cơ thể trong cùng một thời gian
ở các độ tuổi Đơn vị tính được bằng g/con hoặc kg/con
+ Sinh trưởng tuyệt đối:
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước cơ thể trongmột đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2.39 - 77, 1997) Sinh trưởngtuyệt đối được tính bằng g/con/ngày Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thìhiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại
+ Sinh trưởng tương đối
Sinh trưởng tương đối được tính bằng tỷ lệ phần trăm tăng lên của khốilượng (thể tích, kích thước) của cơ thể khi kết thúc quá trình khảo sát so với thời
Trang 26điểm đầu khảo sát (TCVN 2.40 - 77, 1997) Gà con non có sinh trưởng tương đốicao sau đó giảm dần theo tuổi Sau giai đoạn trưởng là giai đoạn già cỗi, ở thời
kỳ này khối lượng không tăng mà có chiều hướng giảm Nếu vẫn có hiện tượngtăng khối lượng thì đây là do quá trình tích luỹ mỡ Thời kỳ này sớm hay muộnphụ thuộc vào giống, tuổi và điều kiện sống của con vật Thời kỳ già cỗi đượctính từ khi con vật ngừng sinh trưởng, khả năng sinh sản và mọi khả năng khácđều giảm (Lê Huy Liễu và cs., 2004)
- Đường cong sinh trưởng: Đường cong sinh trưởng biểu thị sinh trưởngcủa gia súc gia cầm nói chung Theo Chambers (1990), đường cong sinh trưởngcủa gà có 4 đặc điểm chính gồm 4 pha:
+ Pha sinh trưởng tích luỹ tăng tốc nhanh sau khi nở
+ Điểm uốn của đường cong tại thời điểm sinh trưởng có tốc độ cao nhất
+ Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn
+ Pha sinh trưởng tiệm cận có giá trị khi gà trưởng thành
Đồ thị sinh trưởng tích luỹ biểu thị một cách đơn giản nhất về đường congsinh trưởng Đường cong sinh trưởng không những được sử dụng để chỉ rõ vềkhối lượng mà còn làm rõ về mặt chất lượng, sự sai khác nhau giữa các dòng,giống, giới tính
Trần Long (1994) khi nghiên cứu về đường cong sinh trưởng của các dòngV1, V3, V5 trong giống gà Hybro (HV85) cho thấy các dòng đều phát triển theođúng quy luật sinh học Đường cong sinh trưởng của 3 dòng có sự khác nhau vàtrong mỗi dòng giữa gà trống và gà mái cũng có sự khác nhau: Sinh trưởng cao ở 7
- 8 tuần tuổi với gà trống và 6 - 7 tuần tuổi đối với gà mái
1.1.3.1 Những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng ở gia cầm
Theo Nguyễn Thị Mai và cs (2009), để đánh giá sức sản xuất thịt trên giacầm sống chúng ta dựa và các chỉ tiêu sau:
- Khối lượng cơ thể gia cầm: Khối lượng cơ thể là chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá khả năng cho thịt của gia cầm khi còn sống Khối lượng cơ thể phụthuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và có ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi giacầm thịt thương phẩm Tuỳ loài, giống gia cầm, trình độ chăn nuôi và thị hiếu củangời tiêu dùng mà khối lượng và tuôỉ giết thịt sẽ khác nhau Để có hiệu quả kinh
tế, tuổi giết thịt của hầu hết các loại gia cầm không nên vượt quá 10 - 12 tuần
Trang 27tuổi Các giống gà lông mầu thường kết thúc ở 56 – 80 ngày tuổi, đạt khối lượngtrung bình từ 1,8 – 2,5kg.
- Tốc độ mọc lông: Thường đánh giá bằng tốc độ mọc lông cánh (ở mộtngày tuổi) và lông đuôi (ở 10 ngày tuổi) của gia cầm
- Ngoại hình và sự phát triển của cơ ngực: Thường được đánh giá thông quatrạng thái béo hay gầy của cơ thể, độ dài của cơ ngực và độ lớn của góc ngực
- Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng: Đây là chỉ tiêu rấtquan trọng khi đánh giá khả năng cho thịt của gia cầm Nuôi gia cầm thịt thơngphẩm chỉ có hiệu quả cao khi tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượnghợp lý Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng khi nuôi gà broiler từ 2,2 – 2,6
kg (đối với các giống gà lông mầu)
- Khả năng sinh sản của đàn mẹ: Chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng khi đánhgiá sức sản xuất thịt là năng suất thịt hàng năm tính trên một gia cầm mẹ Vì thếkhả năng sinh sản của gia cầm bố mẹ hay cụ thể là số gia cầm con sinh ra từ mộtgia cầm mái trong một năm là một chỉ tiêu cần phải tính đến
- Tỷ lệ nuôi sống của con non và đàn mẹ: Tỷ lệ nuôi sống là tỷ lệ phần trămgiữa số gia cầm sống đến cuối kỳ và số con đầu kỳ Tỷ lệ nuôi sống có ảnhhưởng rất lớn đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi Đây là một chỉ tiêu kinh tế kỹthuật luôn phải tính đến trong bất kỳ một loại hình chăn nuôi nào
1.1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà như: dòng, giống,tính biệt, tốc độ mọc lông, dinh dưỡng và các điều kiện chăn nuôi
+ Ảnh hưởng của dòng, giống
Theo Chambers (1990) có nhiều gen ảnh hưởng đến sinh trưởng và pháttriển của cơ thể, có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung, có gen ảnh hưởngđến sự phát triển nhiều chiều, có gen thì ảnh hưởng theo nhóm tính trạng và cógen ảnh hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ
Goedfrey and Jaap (1952) cùng một số tác giả khác cho rằng các tính trạng
số lượng được quy định bởi ít nhất 15 cặp gen Theo Jaap (1969); Champman(1995) đều cho rằng kiểu di truyền về khối lượng cơ thể, phải do nhiều gen quyđịnh và ít nhất phải do một gen liên kết với giới tính (dẫn theo Phạm CôngHoằng, 2010)
Trang 28Cook et al (1956) đã xác định được hệ số di truyền tại 6 tuần tuổi về khối
lượng là 0,50; hệ số di truyền khối lượng cơ thể theo Godman và Godgry (1956) là0,43, ở 10 tuần tuổi theo Cook tính được là 0,5 và ở 6 tuần tuổi là 0,4 (dẫn theo NgôXuân Cảnh, 2011) Phùng Đức Tiến (1996) cho biết hệ số di truyền của tốc độ sinhtrưởng từ 0,4 - 0,5 Các tài liệu của Chambers J.R (1984); Siegel (1962) đã tổng kếtmột cách hoàn chỉnh về hệ số di truyền và tốc độ sinh trưởng Kết quả tính toán quaphân tích phương sai của con đực từ 0,4 - 0,6 Hệ số di truyền khối lượng cơ thểsống của gà 1 tháng tuổi là 0,33; 2 tháng tuổi là 0,46; 3 tháng tuổi là 0,44; 6 thángtuổi là 0,55 và của gà trưởng thành là 0,43 (dẫn theo Phạm Công Hoằng, 2010).Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) cho biết sự khác nhau giữa các giống gia cầm rấtlớn, giống kiêm dụng nặng hơn hướng trứng khoảng 500- 700g (từ 15- 30%) Kếtquả nghiên cứu 3 giống AA, Avian và BE88 nuôi tại Thái Nguyên của Nguyễn ThịThuý Mỵ (1997) cho thấy: khối lượng cơ thể của 3 giống khác nhau ở 49 ngày tuổilần lượt là: 2501,09g; 2423,28g và 2305,14g
+ Ảnh hưởng của tính biệt
Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể còn ảnh hưởng bởitính biệt, gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái Những sai khác nàyđược biểu hiện về mặt cường độ sinh trưởng, được quy định không phải dohoocmon sinh dục mà do các gen liên kết với giới tính
Theo Jull (1923) cho biết gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái
từ 24 - 32% Các tác giả cho rằng sự sai khác này do gen liên kết giới tính, nhữnggen này ở gà trống hoạt động mạnh hơn gà mái (dẫn theo Phạm Công Hoằng,2010) North (1990), đã rút ra kết luận: lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái là1%, tuổi càng tăng thì sự khác nhau càng lớn, ở 2 tuần tuổi hơn 5 %, 3 tuần tuổihơn 11%, 5 tuần tuổi hơn 17%, 6 tuần tuổi hơn 20%, 7 tuần tuổi hơn 23%, 8 tuầntuổi hơn 27%
+ Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến từng mô khác nhau, gây nên sự biến đổitrong quá trình phát triển của mô này đối với mô khác, dinh dưỡng còn ảnhhưởng đến biến động di truyền về sinh trưởng Theo Bùi Đức Lũng, Lê HồngMận (1993), để phát huy khả năng sinh trưởng cần cung cấp thức ăn với đầy đủcác chất dinh dưỡng và được cân bằng protein, các axit amin với năng lượng,ngoài ra những năm gần đây trong thức ăn hỗn hợp chúng ta đã bổ sung một số
Trang 29các chế phẩm hoá học không mang ý nghĩa về dinh dưỡng, nhưng nó có tác dụngkích thích về sinh trưởng và làm tăng chất lượng thịt.
Lê Hồng Mận và cs (1993) xác định được nhu cầu dinh dưỡng về proteinnuôi gà Broiler cho năng suất cao, thì ngoài năng lượng/Protein (ME/CP) trongkhẩu phần thức ăn cũng là vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm Dinh dưỡngcủa gia cầm gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần đều có tầm quan trọng và ýnghĩa riêng của nó Ở gà Broiler, một phần năng lượng để duy trì, một phần đểtăng khối lượng, cá thể có tốc độ tăng trưởng nhanh thì sẽ cần ít năng lượng đểduy trì hơn, tiêu tốn thức ăn ít hơn Tăng khối lượng nhanh do cơ thể đồng hoátốt, trao đổi chất được tăng cường làm cho việc sử dụng thức ăn có hiệu quả tốthơn Theo Chambers (1990) thì mối tương quan giữa khối lượng của gà Broiler vớilượng thức ăn tiêu tốn từ 0,5 - 0,9 Gà có tốc độ tăng khối lượng cao thì yêu cầuthức ăn có tỷ lệ protein cao hơn (Paudman et al., 1970); (Pym et al., 1998) Dinhdưỡng không chỉ cần thiết cho quá trình sinh trưởng mà còn cần thiết để thể hiệnkhả năng di truyền của sinh trưởng Sự ảnh hưởng của hàm lượng Chorocid, Sulfat
và lượng Natri, Phot pho trong chế độ dinh dưỡng đến sinh trưởng của gà
1.1.4 Khả năng chuyển hóa thức ăn
Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng phản ánh khả năng chuyển hoáthức ăn để sinh trưởng, hay nói cách khác tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượngcàng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại Để đạt được một khối lượng
cơ thể nào đó, với cơ thể sinh trưởng chậm sẽ mất thời gian dài hơn, năng lượngrành cho duy trì cao hơn dẫn đến thức ăn tiêu tốn nhiều hơn so với cơ thể có tốc
độ tăng khối lượng nhanh Khi sinh trưởng nhanh thì quá trình trao đổi chất của
cơ thể tốt hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn do đó tiêu tốn thức ăn giảm.Chambers J.R (1990) đã xác định hệ số tương quan di truyền giữa tăng khốilượng của cơ thể với tiêu tốn thức ăn, hệ số tương quan này thường rất cao từ:0,5- 0,9 còn tương quan di truyền giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là thấp
và âm (từ -0,2 đến - 0,8) Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng còn phụ thuộc vào
độ tuổi, đối với gà thịt thì giai đoạn đầu tiêu tốn thức ăn thấp hơn giai đoạn sau.Theo Nguyễn Thị Mai và cs (2009), Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sửdụng thức ăn của gà:
Trang 30- Loài, giống, dòng, cá thể: Mỗi loài, giống, dòng hay cá thể gia cầm đều cókiểu di truyền riêng, từ đó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất khác nhau nênhiệu quả sử dụng thức ăn cũng khác nhau.
- Kỹ thuật nhân giống: Trong kỹ thuật nhân giống thuần, cần tránh hiệntượng giao phối đồng huyết Trong các công thức lai, việc sử dụng ưu thế lai đã
có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn
- Tuổi gia cầm: Tuổi của gia cầm có ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá thức
ăn, từ đó có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn Tuy nhiên vấn đề quan trọnghơn là ở chỗ quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật nói chung và gia cầmnói riêng đều tuân theo qui luật phát triển theo giai đoạn và không đồng đều Tronggiai đoạn tuổi còn non, sự tăng trọng không chỉ là sự tăng lên về kích thước, vềkhối lượng của tế bào mà còn là tăng lên cả về số lượng tế bào nên cường độ sinhtrưởng hay sinh trưởng tương đối là rất cao nên hiệu quả sử dụng thức ăn cũng tốthơn Mặt khác, trong giai đoạn tuổi còn non, khả năng tích luỹ mỡ rất hạn chế nêntiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng thường thấp hơn, hiệu quả sử dụng thức
ăn tốt hơn so với tuổi trưởng thành
- Công nghệ chế biến thức ăn: Công nghệ chế biến thức ăn bao gồm mức độhiện đại của các thiết bị chế biến; kích cỡ hạt nghiền; xử lý các chất độc hại trongnguyên liệu thức ăn chăn nuôi; kỹ thuật trộn; dạng thức ăn khi chế biến và qui trìnhcông nghệ chế biến Tất cả những vấn đề này đều có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụngthức ăn của gia cầm Ví dụ công nghệ ép đùn sử dụng trong qui trình chế biến thức ănchăn nuôi đã làm tăng tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dỡng trong một số loại nguyên liệuthức ăn (đỗ tương, ngô…), từ đó mà ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn Thức
ăn dạng viên giúp cho gia cầm thu nhận thức ăn tốt hơn, thu nhận đầy đủ các chấtdinh dưỡng trong hỗn hợp thức ăn và giảm thiểu được sự mất mát thức ăn trong quátrình ăn nên cũng làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn Việc xử lý tốt các chất độc hại
có trong nguyên liệu thức ăn (Antitripsin trong đỗ tương, HCN) sẽ góp phần nâng caohiệu quả sử dụng thức ăn Ngay trong kỹ thuật trộn, nếu không trộn đều hỗn hợp thức
ăn, nhất là với các loại thức ăn có hoạt tính sinh học (vitamin và khoáng vi lượng) chỉ
sử dụng với tỷ lệ nhỏ trong hỗn hợp cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn
- Tính chất của khẩu phần: Khẩu phần đầy đủ và cân bằng các chất dinhdưỡng sẽ giúp cho gia cầm sử dụng thức ăn hiệu quả nhất Nếu hàm lượng xơtrong khẩu phần cao, gia cầm phải tốn thêm năng lượng để tiêu hoá xơ, để loạithải xơ ra khỏi cơ thể nên sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn Thức ăn không
Trang 31cân bằng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là không cân bằng axit amin sẽ làm giảmđáng kể hiệu quả sử dụng thức ăn
- Kỹ thuật bảo quản thức ăn: Kỹ thuật bảo quản thức ăn cũng ảnh hưởng đếnhiệu quả sử dụng thức ăn Nếu thức ăn bảo quản không tốt, quá hạn sử dụng, mấtmùi thơm, bị ôi, mốc không những làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn mà còn ảnhhưởng đến sức khoẻ và khả năng sản xuất của gia cầm
- Tiểu khí hậu chuồng nuôi: Tiểu khí hậu chuồng nuôi bao gồm nhiệt độ, độ
ẩm, sự thông thoáng không phù hợp và những yếu tố stress đều làm giảm hiệuquả sử dụng thức ăn
Qui trình chăn nuôi: Qui trình chăn nuôi bao gồm phương thức nuôi, qui
mô đàn, kỹ thuật cho ăn, máng ăn, máng uống, bổ sung sỏi v.v… đều ảnh hưởngđến hiệu quả sử dụng thức ăn của gia cầm
1.1.5 Khả năng cho thịt
Khả năng cho thịt là đặc điểm kinh tế quan trọng trong ngành chăn nuôi, nóđược thể hiện bằng năng suất và chất lượng thịt ở tuổi giết mổ
1.1.5.1 Năng suất cho thịt
Theo Ricard, Rouvier (1997) ta thấy mối tương quan giữa khối lượng sống
và khối lượng thân thịt là rất cao, thường là 0,9; còn giữa khối lượng sống vàkhối lượng mỡ bụng thấp hơn thường từ: 0,2- 0,5 Các giống, các dòng khácnhau thì năng suất thịt cũng khác nhau
Chambers (1990) cho biết giữa các dòng luôn có sự khác nhau di truyền vềnăng suất thân thịt, hay năng suất thịt đùi, thịt ngực (phần thịt ăn được không cóxương) Ngoài ra năng suất thịt còn phụ thuộc vào tính biệt và chế độ dinh dưỡng.Theo Nguyễn Thị Thủy (2012), gà Lương Phượng khi nuôi với khẩu phầnthay thế 100% bột cá Tra thì cho kết quả không sai khác gì về các chỉ tiêu quầythịt so với gà ăn khẩu phần 100% bột cá biển Tuy nhiên, về thành phần dinhdưỡng thì khi càng tăng cao tỷ lệ bột cá tra trong khẩu phần thì hàm lượng chấtbéo trong thịt sẽ tăng, điều này có thể giải thích được nguyên do là từ bản chấtcủa bột cá tra có hàm lượng béo cao
Những chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt khi giết mổ
Trang 32Theo Nguyễn Thị Mai và cs (2009), để đánh giá sức sản xuất thịt khi giết
mổ gia cầm sống chúng ta dựa và các chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ thân thịt (thịt xẻ): Tỷ lệ thân thịt là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thânthịt và khối lượng sống Khối lượng thân thịt là khối lượng thịt móc hàm đã cắt đầu
ở đoạn giữa xương chẩm và xương atlas; cắt chân ở đoạn giữa khớp khuỷu
Tỷ lệ thịt ngực (thịt ức, thịt lườn): Tỷ lệ thịt ngực có thể tính bằng hai côngthức Tỷ lệ thịt ngực là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thịt ngực trái nhân với hai
và khối lượng sống hoặc là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thịt ngực trái nhânvới hai và khối lượng thân thịt
Tỷ lệ thịt đùi: Tỷ lệ thịt đùi có thể tính bằng hai công thức Tỷ lệ thịt đùi là tỷ
lệ phần trăm giữa khối lượng thịt đùi trái nhân với hai và khối lượng sống hoặc là
tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thịt đùi trái nhân với hai và khối lượng thân thịt
Tỷ lệ phần ăn được: Tỷ lệ phần ăn được là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượngphần ăn được và khối lượng sống Phần ăn được bao gồm da, cơ, mỡ và nội tạng
ăn được Nội tạng ăn được bao gồm tim, gan đã bỏ túi mật, dạ dày cơ đã bỏ màngsừng và chất chứa bên trong
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt gia cầm
Mức sống của con người càng cao thì nhu cầu tiêu thụ thịt càng lớn vànhững sản phẩm thịt chất lượng cao (ít mỡ giàu protein) đòi hỏi ngày càng nhiều.Thịt gia cầm là một trong những loại thịt có thể đáp ứng được yêu cầu này Nângcao năng suất thịt và cải thiện chất lượng thịt là mục tiêu phấn đấu không ngừngcủa các nhà chăn nuôi
Theo Mai Thế Sang (2009), Nhiều tác giả cho biết, năng suất thịt phụ thuộcvào loài, giống, tuổi, giới tính, chế độ dinh dưỡng, quy trình chăm sóc, quản lý và
vệ sinh thú y Giữa các giống, dòng gia cầm khác nhau luôn có sự khác nhau về
hệ số di truyền của năng suất thân thịt
Theo Nguyễn Thị Mai và cs (2009), các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản
xuất thịt gia cầm, bao gồm:
Kiểu thể trạng: Hướng sản xuất của gia cầm phần lớn được xác định bằngkiểu hình thể trạng, nó liên quan mật thiết đến ngoại hình và thể chất của các dòng.giống khác nhau Gà kiểu hình thịt thường có khối lượng, kích thớc lớn, cơ thểrộng và sâu Bộ lông vũ xốp, đầu to, mào nhỏ, lng rộng, phẳng Ngực rất pháttriển, xương lườn, xơng lỡi hái dài và thẳng, góc ngực rộng, cơ lườn và cơ đùi
Trang 33chiếm tỷ lệ cao so với khối lượng toàn cơ Chân vững chắc, ống chân to, bàn chândày Thể chất rắn chắc, bụng kém phát triển, khả năng đẻ kém hơn so với cácgiống kiêm dụng và kém hơn rất nhiều so với các giống chuyên trứng Tất cả cácgiống gà tây, ngỗng và một số giống vịt có kiểu hình chuyên thịt rất đặc trưng.Không những năng suát mà chất lượng thịt gia cầm cũng phụ thuộc vào kiểu thểtrạng Nó liên quan đến tỷ lệ các tổ chức thịt, cấu trúc của tổ chức cơ, thành phầnhoá học và giá trị dinh dưỡng của thịt.
Loài, giống, và giới tính: Loài, giống và giới tính khác nhau thì khả năngcho thịt cũng khác nhau Nó biểu hiện rõ rệt nhất là chỉ tiêu khối lượng cơ thể ởtuổi trưởng thành Gà tây trưởng thành có khối lượng 14 - 18 kg; ngỗngtrưởngthành 6 - 8 kg; vịt thịt 3 - 4 kg; gà 2 - 4 kg và bồ câu 0,5 – 1,0kg Thôngthường như một quy luật, con trống thường nặng hơn con mái
Đặc biệt ở gà tây khối lượng con trống và con mái khác nhau rất rõ rệt Contrống nặng hơn con mái tới 50 - 60% Gà, vịt, ngỗng trống thường nặng hơn conmái cùng loài 25 - 30% Riêng bồ câu con trống lớn hơn mái từ 5 - 10% Sự khácnhau về khối lượng giữa con trống và con mái là do các gen liên kết giới tính xácđịnh Ngay trong cùng một loài, sự khác biệt về khối lượng giữa các giống cũng rấtlớn Các giống vịt hướng thịt có khối lượng gấp đôi các giống vịt hướng trứng Gàgiống kiêm dụng nặng hơn gà hướng trứng từ 500 - 700 gam (15-30%) Ngoài rangời ta còn nhận thấy khối lượng của gia cầm còn khác nhau theo tuổi và theo cáthể Khối lượng gia cầm thường tăng dần suốt năm đầu Khối lượng gia cầm hainăm tuổi nặng hơn gia cầm một năm tuổi từ 10 - 20%
Tốc độ sinh trưởng: Tốc độ sinh trưởng quyết định sức sản xuất thịt của giacầm Nó mang tính di truyền và liên quan đến những đặc điểm trao đổi chất Đặcđiểm này có một ý nghĩa kinh tế rất lớn bởi vì những gia cầm non có tốc độ sinhtrưởng nhanh thì có thể vỗ béo và giết thịt sớm hơn Gia cầm non phát triển rấtnhanh, sau hai đến ba tháng tuổi nó tăng lên hàng chục lần so với khối lượng banđầu Gà con giống chuyên thịt một ngày tuổi nặng trung bình 38 - 40g, đã tăng lên
1500 – 2000g ở 5 tuần tuổi, tăng 40 lần so với khi mới nở Để đánh giá sức sinhtrưởng của gia cầm ngời ta thường dùng các chỉ tiêu nh sinh trưởng tích luỹ, sinhtrưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối
Tốc độ sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưloài, giống, giới tính, đặc điểm di truyền của mỗi cá thể, chế độ dinh dưỡng vàđiều kiện nuôi dưỡng chăm sóc v.v
Trang 34Tốc độ mọc lông: Tốc độ mọc lông là một trong những đặc tính di truyền cóliên quan đến sinh trưởngvà phát triển của cơ thể Người ta thấy rằng những giacầm non mọc lông nhanh thì sinh trưởng phát dục tốt trong các điều kiện khácnhau Có mối tương quan thuận giữa tốc độ mọc lông và khả năng sinh trưởngcủa cơ thể gia cầm Có thể chọn những gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh ngay
từ khi một ngày tuổi theo độ dài của lông cánh, và 10 ngày tuổi theo độ dài lôngđuôi Những con có tốc độ mọc lông nhanh thì ngay khi mới nở, lông cánh hàng
sơ cấp đã có 5 – 7 lông ống nhỏ, chiều dài lông cánh dài hơn lông tơ trên thânkhoảng 30%; 10 ngày tuổi lông đuôi đã có độ dài khoảng 1,0 – 1,5 cm, chúng bắtđầu mọc lông đuôi ở ngày tuổi thứ 5 Những gà mọc lông chậm, ở tuổi này hầu
nh cha mọc lông đuôi, lông đuôi bắt đầu mọc ở 20 ngày tuổi thứ
Sự phát triển của cơ lườn (cơ ngực): Khối lượng cơ lườn là một chỉ tiêuquan trọng có liên quan chặt chẽ với sức sản xuất thịt Bình thường cơ lườnchiếm khoảng 40% khối lượng toàn cơ hoặc 18% khối lượng toàn thân Để đánhgiá sự phát triển của cơ lườn, người ta thường dùng chỉ số "độ lớn góc ngực".Giữa độ lớn góc ngực, khối lượng cơ lườn và khối lượng sống của gia cầm cómối liên quan chặt chẽ Vì vậy khi chọn lọc các dòng gà thuần chủng h ớng thịt
để giữ lại làm giống, cần chú ý chỉ tiêu này Các dòng trống, con trống phải có độlớn góc ngực 70 – 750, con mái phải có độ lớn góc ngực 65 – 700, Các dòng mái,con trống phải có độ lớn góc ngực 65 – 700, con mái phải có độ lớn góc ngực 60– 650 Cách xác định độ lớn góc ngực: Cố định gia cầm, hai chân kéo thẳng, đầuchúc xuống phía dới Một tay cầm lưng, còn một tay cầm giác kế, hai đầu giác kếđặt vào ngực ở khoảng cách đầu trước xương lưỡi hái về phía đầu 1cm và đọc kếtquả ghi trên giác kế Khi đo cần chú ý giác kế phải giữ vuông góc với xương lưỡihái; giác kế khép chặt nhưng không ấn chặt vào xương lưỡi hái
Chi phí thức ăn cho tăng khối lượng cơ thể: Mục tiêu cơ bản của ngànhchăn nuôi gia cầm lấy thịt là khai thác sản phẩm ở thời hạn ngắn nhất với tiêu tốnthức ăn ít nhất Thức ăn liên quan chặt chẽ đến khả năng sinh trưởng của giacầm Gia cầm có tốc độ sinh trưởngcàng nhanh bao nhiêu thì nhu cầu về dinhdưỡng càng cao bấy nhiêu Trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt, muốn có hiệu quảkinh tế cao, cần phải xác định tuổi giết thịt phù hợp nhất Khi xác định chỉ tiêunày, không chỉ tính khối lượng của gia cầm khi giết thịt mà phải tính đến tiêu tốn
và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng Bởi vì thức ăn chiếm đến 70% trong tổnggiá thành sản phẩm chăn nuôi Chi phí thức ăn cho 1kg thịt là một yếu tố rất quan
Trang 35trọng ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gia cầm lấy thịt Hiện nay ở các nướctiên tiến, ngời ta thường giết thịt gia cầm ở độ tuổi từ 35 – 60 ngày tuỳ theo cácgiống khác nhau.
Tuy nhiên nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượngthịt Ngoài qui trình kỹ thuật nuôi gia cầm trong thời gian ngắn với năng suất cao
để giảm chi phí thấp nhất cho 1 kg thịt, còn có các qui trình nuôi dài ngày vớinăng suất thấp hơn để sản xuất thịt gia cầm sạch, chất lượng cao Đơng nhiên giáthành của loại thịt này sẽ cao hơn nhiều
Mức sinh sản và tỷ lệ nuôi sống: Mức sinh sản và tỷ lệ nuôi sống của giacầm có ảnh hưởng tới sức sản xuất thịt Chỉ tiêu tổng hợp quan trọng nhất đểđánh giá sức sản xuất thịt là số kg thịt sản xuất ra từ một gà mái giống trong mộtnăm, vì vậy nó phụ thuộc vào sức sinh sản của đàn giống bố mẹ và tỷ lệ nuôisống Tóm lại, sức sản xuất thịt của gia cầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khácnhau Mỗi yếu tố có tầm quan trọng riêng, vì vậy trong chăn nuôi gia cầm lấythịt, cần nắm vững các yếu tố này để có một quy trình nuôi dưỡng thích hợp,nhằm thu được sản phẩm ở mức tối đa với hiệu quả cao nhất
1.1.5.2 Chất lượng thịt
Thịt gia cầm cũng như thịt các loại gia súc khác, thành phần hoá học baogồm protein, hydratcacbon, lipit, vitamin, chất khoáng và nước Nhìn chung thịtgia cầm có giá trị sinh học cao Nó được biểu hiện bằng mức dinh dưỡng cao, tínhngon miệng và khả năng đồng hoá tốt Các loại gia cầm khác nhau thì thành phầnhoá học của thịt cũng khác nhau Thịt gia cầm trung bình có 18% protein Giá trịdinh dưỡng của thịt được đánh giá qua tỷ lệ các chất có trong thành phần của tổchức cơ Các tổ chức cơ càng nhiều thì giá trị dinh dỡng của thịt càng cao Tổ chức
mỡ càng nhiều thì hàm lượng protein càng giảm và độ hấp thu thấp đi Sự phân bố
mỡ trong thớ thịt và tỷ lệ xương cũng có ý nghĩa quan trọng, nó làm giảm chấtlượng của thịt Giá trị dinh dưỡng của thịt các loại gia cầm khác nhau cũng khácnhau Thịt gà và gà tây có giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại khác Thịt các loàithuỷ cầm ở các phần khác nhau đều có màu đỏ Màu của thịt thuỷ cầm không phụthuộc vào vị trí và chức năng của cơ Ở gà và gà tây tùy vị trí và chức năng mà các
tổ chức có màu khác nhau, cơ ngực và cơ cánh có màu trắng, cơ đùi và các cơ cònlại có màu sẫm hơn và màu đỏ Thịt trắng có giá trị sinh học cao hơn thịt đỏ, nókhông những có hàm lượng protein cao hơn mà tỷ lệ giữa các axit amin cân đốihơn Hàm lượng protein trong thịt ngực (thịt lườn, thịt ức) thường cao hơn trong
Trang 36thịt đùi khoảng 2%, hàm lượng mỡ giảm 2,5 lần Giá trị sinh học của thịt trắng vàthịt đỏ phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng, giống, tuổi cũng nh loài gia cầm, hướngchọn lọc và điều kiện nuôi dưỡng Giá trị dinh dỡng của thịt gia cầm cao khôngnhững biểu hiện ở mức độ protein cao mà còn biểu hiện ở chỗ chứa đầy đủ cácnhóm chất dinh dưỡng cần thiết ở mức độ cân đối như năng lượng, các chất khoáng
và các vitamin Tính ngon miệng của thịt gia cầm còn liên quan đến đặc điểm hìnhthái của tổ chức cơ (đường kính, cấu trúc sợi cơ …) và tính chất lý học của nó (độmềm và độ ớt) Đặc điểm này khác nhau ở các loài và các giống gia cầm
Những sợi cơ của gia cầm rất mỏng, các tổ chức liên kết giữa chúng nhỏhơn các loại gia súc khác Ở ngỗng và vịt những sợi cơ dày hơn, mô liên kết giữachúng thô hơn so với ở thịt gà và gà tây Ngay trong cùng một giống thì đườngkính sợi cơ của con đực cũng lớn hơn ở con cái Sự khác nhau này còn tăng dầntheo tuổi của gia cầm
Thịt gia cầm có tính ngon miệng và mùi vị hấp dẫn, điều này liên quan đếnđặc điểm sinh thái của tổ chức cơ và tính chất lý học của nó như độ mềm, độướt Những sợi cơ của thịt gà rất mỏng và các tổ chức liên kết giữa chúng nhỏhơn thịt một số loài gia súc khác
Theo Chambers (1990) thì tốc độ sinh trưởng có tương quan âm với tỷ lệ
mỡ (-0,32) và khoáng tổng số (- 0,14) Chất lượng thịt phụ thuộc vào thành phầnhoá học của thịt và có sự khác nhau giữa các dòng, giống, cùng một chế độ chămsóc và nuôi dưỡng, cùng một lứa tuổi và cùng một giống thì không có sự khácnhau về thành phần hoá học của thịt Prias (1984) đã xác định được hệ số ditruyền về tỷ lệ thịt xẻ như: Độ ẩm là 0,38; protein là 0,47; mỡ là 0,48 và khoáng
là 0,25 (dẫn theo Đỗ Thị Kim Dung, 2014)
Ngoài ra việc đánh giá chất lượng thịt còn dựa theo độ béo, tròn của thân hình,mùi vị, độ ngọt, độ mềm và cứng của thịt Các khuyết tật như lở loét da, có chứa u
và tổn thương, gãy lườn , cũng ảnh hưởng đến chất lượng thịt
Khi gia cầm còn sống, cần đặc biệt chú ý đến sức khoẻ của chúng, tốc độmọc lông, thời điểm thay lông đều ảnh hưởng đến chất lượng thịt Gia cầmmọc lông muộn đặc biệt là lông lưng, các chân lông ở dưới da làm giảm chấtlượng thịt Sự biến dạng của xương ngực, xương chân và xương chậu đều làmcho chất lượng thịt không đạt yêu cầu Mỗi nước có sự đánh giá gia cầm sốngkhác nhau, chủ yếu người ta xét đến cấu trúc thân, khối lượng, phát triển của bộ
Trang 37lông Sự phát triển của cơ ngực và cơ dưới đùi có ý nghĩa lớn không chỉ đến sốlượng mà cả đến chất lượng thịt Sau khi giết thịt, việc đánh giá chất lượng thịtdựa vào các chỉ tiêu: Lườn không được nhô ra, hướng của lườn song song vớitrục của thân Da phải nhẵn, không rách, không có lông măng Thịt tươi, ngon,mịn, sáng, hàm lượng mỡ không quá cao Sự hao hụt nhiềuhay ít sau khi mổ,sau khi bảo quản và sau khi chế biến phản ánh chất lượng thịt tốt hay không tốt.Trong thịt có chứa hàm lượng nước nhất định, điều đó sẽ làm tăng sự ngonmiệng của thịt Các công trình nghiên cứu đã chứng minh là độ ngon miệng phụthuộc vào hàm lượng tuyệt đối của nước trong thịt Thịt có hàm lượng nướctuyệt đối cao do khả năng giữ nước kém nên mất nhiều nước làm giảm giá trị.Ngược lại, thịt có hàm lượng nước tuyệt đối thấp có khả năng giữ nước cao, thìloại thịt này chất lượng cao ăn ngon hơn.
1.1.6 Sức sống và khả năng kháng bệnh
Sức sống và khả năng kháng bệnh ở gia cầm là những tính trạng di truyềnđặc trưng cho từng loài, giống, dòng, cá thể và được xác định bởi khả năng chốngchịu những ảnh hưởng của dịch bệnh và ngoại cảnh môi trường, nó là yếu tốquan trọng giúp chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao Trong cùng một giống, sứcsống của mỗi dòng khác nhau là khác nhau, các cá thể khác nhau thì khác nhaunhưng vẫn nằm trong giới hạn của phẩm giống (Đỗ Thị Kim Dung, 2014)
Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm là yếu tố quan trọng giúp chochăn nuôi đạt hiệu quả Tổn thất do dịch bệnh ở gia cầm là rất lớn nên cần phải cónhững biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa để giảm bớt tổn thất đó Khi đàn gà bịmắc bệnh tỷ lệ chết tăng cao, dễ lây nhiễm và mắc các bệnh khác, nhất là các bệnhtruyền nhiễm Để điều trị và đề phòng các loại dịch bệnh phải cần rất nhiều kinhphí để mua vacxin tiêm phòng, thuốc kháng sinh để chữa bệnh, cùng hàng loạt cácbiện pháp thú y khác (Phạm Công Hoằng, 2010)
Lê Viết Ly (1995) cho biết, động vật thích nghi tốt thể hiện ở sự giảm khốilượng cơ thể thấp nhất khi bị stress, có sức sinh sản tốt, sức kháng bệnh cao, sốnglâu và tỷ lệ chết thấp Đặng Vũ Bình (2002) cho biết, sức sống được thể hiện ở thểchất và được xác định bởi tính di truyền, có thể chống lại những ảnh hưởng bất lợicủa môi trường, cũng như ảnh hưởng khác của dịch bệnh Sự giảm sức sống ở giaiđoạn hậu phôi có thể do tác động của các gen nửa gây chết, nhưng chủ yếu là dotác động của môi trường Sức sống của vật nuôi được xác định thông qua khả năngchống đỡ bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh Trong chăn nuôi
Trang 38người ta thường lấy tỷ lệ nuôi sống để đánh giá sức sống của vật nuôi trong giaiđoạn khảo nghiệm, như giai đoạn nuôi từ sơ sinh đến khi giết mổ hoặc loại thải.Gavora (1990) khi nghiên cứu về sức sống của gia cầm cho biết: sức sống được thểhiện ở thể chất và được xác định trước hết bởi khả năng có tính di truyền ở cơ thểđộng vật chống lại những ảnh hưởng bất lợi của môi trường cũng như ảnh hưởngkhác của dịch bệnh Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc rất lớn vào yếu tố dinh dưỡng,giống, kỹ thuật, chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu, mùa vụ,… Ngoài các yếu
tố trên thì vấn đề nhiễm bệnh của gia cầm cũng là yếu tố cơ bản dẫn đến thất bạitrong chăn nuôi Gia cầm rất mẫn cảm với dịch bệnh, khi mắc bệnh thường lây lannhanh và dẫn đến tỷ lệ chết cao, dễ kế phát các bệnh khác, đặc biệt bệnh truyềnnhiễm Theo Đặng Vũ Bình (2002), hệ số di truyền về sức sống ở gia cầm thấp (h2
= 0,05 - 0,1) Tuy nhiên, theo Lerner and Mundsen (1938), hệ số di truyền về sứcsống của gà là 0,13 (dẫn theo Đỗ Thị Kim Dung, 2014); còn theo Nguyễn VănThiện (1995) lại cho rằng hệ số di truyền về sức sống của gà là 0,33
Khi điều kiện sống thay đổi (thức ăn, thời tiết, khí hậu, quy trình chăm sócnuôi dưỡng…) gà lông màu có khả năng thích nghi tốt với môi trường sống
(Phan Cự Nhân, 2001) Hill et al (1954) đã tính được hệ số di truyền của sức
sống là 0,66 (dẫn theo Đỗ Thị Kim Dung, 2014) Gavora (1990) cho rằng, hệ số
di truyền của sức kháng bệnh là 0,25
Theo Trần Long và cs (1996), tỷ lệ nuôi sống của gà Ri giai đoạn gà con (0
- 6 tuần tuổi) đạt 93,3 % Nguyễn Đăng Vang và cs (1997) cho biết tỷ lệ nuôisống của gà Ri giai đoạn gà con (0 - 9 tuần tuổi); gà hậu bị (10 - 18 tuần tuổi) và
gà sinh sản (19 - 23 tuần tuổi) đạt tương ứng là 92,11 %; 96 - 97,22 % và 97,25 % Sức đề kháng ở các loài giống, thậm chí là các cá thể khác nhau là khácnhau Theo kết quả nghiên cứu của Trần Đình Miên và cs (1992), Lê Thị Nga vàcs (2000), ở giai đoạn 1 - 16 tuần tuổi; tỷ lệ nuôi sống của gà Ri là 96,5 - 100
%; của gà Ác là 88,28 %; của gà Mía là 92,33 - 93,9 %
Theo King (1996) cho rằng: tỷ lệ nuôi sống và sức kháng bệnh phụ thuộcvào giống, dòng, tính biệt Con trống có sức đề kháng mạnh hơn con mái do có
sự tác động khác nhau của hormone
Nêu ra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu đối với sức sống
và năng suất của gà, Ngô Giản Luyện (1994) đã xác định được, ở gà Hybro nuôi
Trang 39tại Việt Nam thì những gà mái có số lượng bạch cầu cao ở độ tuổi 60 và 110 ngày
sẽ tương ứng với sức sống và sản lượng trứng cao
Phan Cự Nhân (2001) cho rằng sức sống và khả năng kháng bệnh còn phụthuộc vào thức ăn, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng cũng như tuổi của gia cầm Trongchăn nuôi, để nâng cao tỷ lệ nuôi sống, sức đề kháng, giảm tổn thất do bệnh tật gây
ra, bên cạnh việc cần tiến hành các biện pháp phòng bệnh thú y và chăm sóc, nuôidưỡng phù hợp với từng loại vật nuôi thì một vấn đề hết sức quan trọng là cần chọnnuôi giống vật nuôi có khả năng thích nghi cao Vấn đề này chỉ có thể xác định đượcthông qua các thử nghiệm trong thực tế
Đặng Vũ Bình (2002) cho biết: sức sống thể hiện ở thể chất và xác định trướchết bởi khả năng có tính di truyền ở động vật có thể chống lại những ảnh hưởngkhông thuận lợi của môi trường cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh
Robertson, Lerner (1994) xác định hệ số di truyền tỷ lệ nuôi sống và sứckháng bệnh thấp, phụ thuộc vào dòng, giống Giới tính và phụ thuộc nhiều nhấtvào yếu tố nuôi dưỡng
1.2 NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GÀ LẠC THỦY VÀ GÀ LƯƠNG PHƯỢNG
1.2.1 Gà Lạc Thủy
Gà Lạc Thủy nguồn gen của nước ta, phân bố nhiều ở huyện Mỹ Đức – HàNội, Huyện Lạc Thủy - Hòa Bình Quần thể gà phát triển rất rộng với quy môtrang trại và gia trại, có hộ gia đình nuôi tới 500 con còn trung bình nuôi từ 50 -
100 con Năm 2012 khi tiến hành chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi chonông dân ở huyện Lạc Thủy - Hòa Bình, Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vậtnuôi - Viện Chăn nuôi Quốc gia đã nhận thấy đây là giống gà có năng suất chấtlượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu và chăn nuôi của hầu hết các vùng củanước ta, nguồn gen quý này đã được các nhà khoa học của trung tâm Thựcnghiệm và Bảo tồn vật nuôi chọn lọc, lưu giữ và nhân giống những con giống đạttiêu chuẩn cung cấp cho bà con chăn nuôi Căn cứ vào Hợp đồng số 18/2013/HD
- KHCN ngày 8/5/2013 của Sở Khoa học công nghệ tỉnh Hòa Bình với Trungtâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi về việc nghiên cứu khoa học công nghệthực hiện đề tài” Nghiên cứu nhân thuần, chọn lọc và bảo tồn nguồn gen gà LạcThủy” gà bản địa Lạc Thủy đã được tìm kiếm và đưa về Trung tâm Thực nghiệm
và Bảo tồn vật nuôi - Viện Chăn nuôi Quốc gia nuôi bảo tồn theo phương pháp
Trang 40Bảo tồn ngoại vi (Ex - situ conservation) với mục đích nghiên cứu đặc điểmngoại hình, một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà địa phươngLạc Thủy Trong quá trình nuôi tại trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôiđàn gà địa phương Lạc Thủy đã được theo dõi và chăm sóc nuôi dưỡng theođúng quy trình của trung tâm và đã có những kết quả ban đầu.
Gà địa phương Lạc Thủy có ngoại hình khá đồng nhất với con mái có màulông nâu lá chuối khô, con trống có màu đỏ tía Tốc độ mọc lông nhanh, có thểthích nghi với điều kiện thời tiết quanh năm của nước ta Gà địa phương LạcThủy chủ yếu có kiểu mào là mào cờ, màu mắt nâu vàng, màu chân vàng nhạt.Các chiều đo cơ thể tại thời điểm 38 tuần tuổi của gà Lạc Thủy: dài thân, dàicánh, dài lườn, cao thân ở con trống và con mái lần lượt là 24,20 và 22,45cm;25,74 và 23,28cm; 17,65 và 15,41cm; 11,12 và 8,72cm Tuổi đẻ đầu của gà LạcThủy là khá sớm từ 136 đến 140 ngày và đẻ đỉnh cao ở tuần 31 – 32, tỷ lệ đẻ đỉnhcao đạt 51,02%; tỷ lệ đẻ bình quân là 33,58%; năng suất trứng/mái/40 tuần tuổiđạt 49,42 quả; tỷ lệ trứng giống là 85,97% Tỷ lệ trứng có phôi/trứng ấp đạt93,21%; tỷ lệ nở/trứng ấp đạt 87,11% Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn gà con đạt92,86%; tỷ lệ nuôi sống giai đoạn gà dò đạt 80% ở con trống và 90,93% ở conmái (Đỗ Thị Kim Dung, 2014)
1.2.2 Gà Lương Phượng
Gà Lương Phượng hay còn gọi là Lương Phượng hoa là một giống gà xứ từvùng ven sông Lưỡng Phượng của Trung Quốc, đây là giống gà thịt cao sản và cónăng suất cao Chúng là là một phẩm giống mới, nuôi chăn thả lấy thịt đã được cácnhà tạo giống gà tại Nam Ninh (Quảng Tây-Trung Quốc) nghiên cứu và chọn lọctrong thời gian dài
Gà Lương Phượng được đưa vào nuôi ở Việt Nam từ năm 1996 Gà có ngoạihình gần giống gà Ri, màu sắc lông đa dạng Tuổi trưởng thành, gà mái có màu lôngvàng tuyền, vàng đốm hoa hoặc đen đốm hoa; gà trống có màu lông nâu đỏ, cườm cổvàng ánh kim, có con điểm lông đen ở vai, lông đuôi dài xanh đen, cánh ốp sát thân,chân cao trung bình màu vàng Tỷ lệ màu lông ở gà mái trưởng thành lúc 140 ngàytuổi ở gà là: vàng rơm 25 - 32%; đen đốm hoa, vàng đốm hoa 68- 75% ở gà trốnglông nâu đỏ và 100% cá thể có mào đơn Gà Lương Phượng có tốc độ mọc lôngnhanh chiếm tỷ lệ 89,15%; chỉ có 10,84% mọc lông chậm Khối lượng cơ thể lúc mớisinh: 34,5 g, lúc 8 tuần tuổi đạt 1,2 - 1,3 kg Khối lượng gà lúc 20 tuần tuổi con trống2,0 - 2,2 kg, gà mái 1,7 - 1,8 kg/con Gà giết mổ, da vàng, thịt ngon, đậm đà