1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng Luật hành chính.doc

72 5K 63
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái Quát Chung Về Luật Hành Chính
Chuyên ngành Luật Hành Chính
Thể loại bài giảng
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 750,5 KB

Nội dung

Bài giảng Luật hành chính.doc

Trang 1

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH

Bài 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH

I KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1 Khái niệm và đặc điểm quản lý.

2 Quản lý nhà nước.

3 Quản lý hành chính nhà nước.

II LUẬT HÀNH CHÍNH-MỘT NGÀNH LUẬT ĐỘC LẬP VỚI HỆ THÔNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1 ối tượng điều chỉnh của luật hành chính Đ

2 Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính Việt Nam.

III MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT HÀNH CHÍNH VỚI MỘT SỐ NGÀNH LUẬT KHÁC

1 Luật hành chính và luật hiến pháp.

2 Luật hành chính và luật đất đai.

3. Luật hành chính và luật hình sự

4 Luật hành chính và luật dân sự

5 Luật hành chính và luật lao động.

6 Luật hành chính và luật tài chính.

IV HỆ THỐNG NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA LUẬT HÀNH

CHÍNH VIỆT NAM

1 Hệ thống ngành luật hành chính Việt nam.

2 Vai trò của luật hành chính Việt nam.

V KHOA HỌC LUẬT HÀNH CHÍNH

1 Ðối tượng nghiên cứu.

2 Nhiệm vụ của khoa học luật hành chính.

3 Phương pháp nghiên cứu

4 Nguồn tài liệu.

VI MÔN HỌC LUẬT HÀNH CHÍNH

I KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1.Khái niệm và đặc điểm quản lý

Có nhiều cách giải thích khác nhau cho thuật ngữ "hành chính" và "luật hành chính" Tuynhiên, tất cả đều thống nhất ở một điểm chung: Luật Hành chính là ngành luật về quản lý nhànước Do vậy, thuật ngữ "hành chính" luôn luôn đi kèm và được giải thích thông qua khái niệm

"quản lý" và "quản lý nhà nước"

a Quản lý

Khái niệm quản lý

Một cách tổng quát nhất, quản lý được xem là quá trình "tổ chức và điều khiển các hoạt độngtheo những yêu cầu nhất định"[1], đó là sự kết hợp giữa tri thức và lao động trên phương diệnđiều hành Dưới góc độ chính trị: quản lý được hiểu là hành chính, là cai trị; nhưng dưới góc

độ xã hội: quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy Dù duới góc độ nào đi chăng nữa, quản lývẫn phải dựa những cơ sở, nguyên tắc đã được định sẳn và nhằm đạt được hiệu quả của việcquản lý, tức là mục đích của quản lý

Tóm lại, quản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào nhữngquy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theođúng ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã đặt ra từ trước Là một yếu tố thiết

Trang 2

yếu quan trọng, quản lý không thể thiếu được trong đời sống xã hội Xã hội càng phát triển caothì vai trò của quản lý càng lớn và nội dung càng phức tạp Từ đó, quản lý thể hiện các đặcđiểm:

Ðặc điểm của quản lý

+ Quản lý là sự tác động có mục đích đã được đề ra theo đúng ý chí của chủ thể quản lý đối vớicác đối tượng chịu sự quản lý "Ðúng ý chí của người quản lý" cũng đồng nghĩa với việc trả lờicâu hỏi tai sao phải quản lý và quản lý để làm gì

+ Quản lý là sự đòi hỏi tất yếu khiùù có hoạt động chung của con người C.Mác coi quản lý xãhội là chức năng đặc biệt sinh ra từ tính chất xã hội hoá lao động

+ Quản lý trong thời kỳ nào, xã hội nào thì phản ánh bản chất của thời kỳ đó, xã hội đó Ví dụ:

ở thời kỳ công xã nguyên thủy thì hoạt động quản lý còn mang tính chất thuần túy, đơn giản vìlúc này con người lao động chung, hưởng thụ chung, hoạt động lao động chủ yếu dựa vào sănbắn, hái lượm, người quản lý bấy giờ là các trưởng làng, tù trưởng Thời kỳ này chưa có nhànước nên hoạt động quản lý dựa vào các phong tục, tập quán chứ chưa có pháp luật để điềuchỉnh

+ Quản lý muốn được thực hiện phải dựa trên cơ sở tổ chức và quyền uy Quyền uy là thểthống nhất của quyền lực và uy tín Quyền lực là công cụ để quản lý bao gồm hệ thống phápluật và hệ thống kỷ luật nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ

và phân cấp quản lý rành mạch Uy tín thể hiện ở kiến thức chuyên môn vững chắc, có nănglực điều hành, cùng với phẩm chất đạo đức cách mạng và bản lĩnh chính trị vững vàng, đảmbảo cả hai yếu tố "tài" và đức" Uy tín luôn gắn liền với việc biết đổi mới, biết tổ chức và điềuhành, thực hiện "liêm chính, chí công, vô tư" Nói một cách ngắn gọn, có quyền uy thì mớiđảm bảo sự phục tùng của cá nhân đối với tổ chức Quyền uy là phương tiện quan trọng để chủthể quản lý điều khiển, chỉ đạo cũng như bắt buộc đối với đối tượng quản lý trong việc thựchiện các mệnh lệnh, yêu cầu mà chủ thể quản lý đề ra

2 Quản lý nhà nước

Nhà nước

Hệ thống chính trị của nhà nước ta bao gồm: Ðảng Cộng sản Việt nam, Mặt trận tổ quốc Việtnam, các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt nam Trong cơ chế tổng hợp quản lý đất nước, nhà nước là chủ thể duy nhất thực hiệnchức năng quản lý (quản lý nhà nước) Sự quản lý của nhà nước trên cơ sở đại diện cho toàn xãhội, cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, dưới sựlãnh đạo của Ðảng, theo pháp luật

Trang 3

nước) chính là quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp - được thực hiện bởi ít nhất một bên

có thẩm quyền hành chính nhà nước trong quan hệ chấp hành, điều hành

Quản lý hành chính nhà nước trước hết và chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống cơ quan hànhchính nhà nước: Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương các cấp, không kể một số

tổ chức thuộc nhà nước mà không nằm trong cơ cấu quyền lực như các doanh nghiệp

Ðặc điểm của quản lý hành chính nhà nước

1 Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động vừa mang tính chấp hành, vừa mang tính điều hành.

- Các cơ quan hành chính nhà nước thực thi quyền hành pháp, không có quyền lập pháp và tưpháp nhưng góp phần quan trọng vào qui trình lập pháp và tư pháp Tính chấp hành của hoạtđộng quản lý hành chính nhà nước được thể hiện ở sự thực hiện trên thực tế các văn bản hiến

pháp, luật, pháp lệnh và nghị quyết của cơ quan lập pháp- cơ quan dân cử.

- Tính điều hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở chổ là để đảm bảo chocác văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực được thực hiện trên thực tế thì các chủ thể củaquản lý hành chính nhà nước phải tiến hành các hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với

các đối tượng quản lý thuộc quyền.

- Ðể đảm bảo sự thống nhất của hai yếu tố này đòi hỏi rất nhiều yêu cầu Trong đó, quản lýhành chính nhà nước trước hết phải bảo đảm việc chấp hành văn bản của cơ quan dân cử đaịdiện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, từ đó mà thực hiện quản lý điều hành Mọi hoạtđộng chấp hành và điều hành đều phải xuất phát từ mục đích nhằm phục vụ cho nhân dân, đảmbảo đời sống xã hội cho nhân dân về mọi mặt, tương ứng với các lĩnh vực trong quản lý hànhchính nhà nước

2 Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chủ động và sáng tạo Ðiều này thể hiện ở việc các chủ thể quản lý hành chính căn cứ vào tình hình, đặc điểm của từng đối tượng quản lý để đề ra các biện pháp quản lý thích hợp Tính chủ động sáng tạo còn thể

hiện rõ nét trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính đểđiều chỉnh các hoạt động quản lý nhà nước Tính chủ động sáng tạo được quy định bởi chínhbản thân sự phức tạp, đa dạng, phong phú của đối tượng quản lý và đòi hỏi các chủ thể quản lýphải áp dụng biện pháp giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách có hiệu quả nhất Tuynhiên, chủ động và sáng tạo không vượt ra ngoài phạm vi của nguyên tắc pháp chế xã hội chủnghĩa và kỷ luật nhà nước Ðể đạt được điều này, đòi hỏi tôn trọng triệt để tất cả các nguyêntắc trong hệ thống các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước

3 Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được bảo đảm về phương diện tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.

- Trước hết là bộ máy cơ quan nhà nước - đây là hệ thống cơ quan nhiều về số lượng, biên chế;phức tạp về cơ cấu tổ chức; đa dạng về chức năng, nhiệm vụ cũng như phương pháp hoạt động;

có cơ sở vật chất to lớn, có đối tượng quản lý đông đảo, đa dạng, chủ thể chủ yếu là cơ quanhành chính nhà nước, đó là điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ quản lý Các cơ quanhành chính trực tiếp xử lý công việc hàng ngày của Nhà nước, thường xuyên tiếp xúc với dân,giải quyết các yêu cầu của dân, là cầu nối quan trọng của Ðảng, nhà nước với nhân dân Nhândân đánh giá chế độ, đánh giá Ðảng trước hết thông qua hoạt động của bộ máy hành chính

- Bảo đảm tính liên tục và ổn định trong hoạt động quản lý Liên tục để tránh lối làm việc hôhào, theo phong trào Tính ổn định nhằm để đảm bảo các hoạt động như: lưu trữ hồ sơ, giấy tờ

Ðó có thể nói là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước đối với xã hội

4 Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có mục tiêu chiến lược, có chương trình và có kế hoạch để thực hiên mục tiêu Công tác quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có mục đích

và định hướng Vì vậy, phải có chương trình, kế họach dài hạn, trung hạn và hàng năm Có các

chỉ tiêu vừa mang tính định hướng, vừa mang tính pháp lệnh; có hệ thống pháp luật vừa được

Trang 4

áp dụng thực thi triệt để cho hoạt động quản lý, vừa tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đặtdưới sự quản lý ấy.

5 Quản lý hành chính nhà nước XHCN không có sự cách biệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa chủ thể quản lý và chủ thể của quản lý (chủ thể chịu sự quản lý) Cán bộ quản lý nhà nước phải là

"công bộc" của nhân dân, biết lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân, thu hút được rộng rãi

quần chúng nhân dân tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội Chống quan liêu, cửaquyền, hách dịch, ức hiếp quần chúng

6 Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao Ðó chính là nghiệp vụ của một nền hành chính

văn minh, hiện đại Khi nói đến một "nền kinh tế tri thức"- nền kinh tế mà ở đó giá trị của trithức, của sự hiểu biết được đặt lên hàng đầu-thì đội ngũ quản lý nền kinh tế tri thức ấy phải cómột tầm vóc tương xứng Quản lý nhà nước khác với hoạt động chính trị ở chổ: trình độ kiếnthức chuyên môn và kỹ năng quản lý thực tiễn làm tiêu chuẩn hàng đầu

7 Tính không vụ lợi: Quản lý hành chính nhà nước lấy việc phục vụ lợi ích công làm động cơ

và mục đích của hoạt động Quản lý hành chính nhà nước không phải vì lợi ích thù lao, càngkhông theo đuổi mục đích kinh doanh lợi nhuận Cán bộ hành chính vì vậy phải bảo đảm "cầnkiệm, liêm chính, chí công, vô tư"

II LUẬT HÀNH CHÍNH-MỘT NGÀNH LUẬT ĐỘC LẬP TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1 Ðối tượng điều chỉnh của luật hành chính

Ðối tượng điều chỉnh của một ngành luật nói chung là những quan hệ xã hội xác định các đặctính cơ bản giống nhau và do những quy phạm thuộc ngành luật đó điều chỉnh Cùng vớiphương pháp điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh là tiêu chuẩn để phân biệt ngành luật này vớingành luật khác

Ðối tượng điều chỉnh của luật hành chính Việt Nam là những quan hệ xã hội chủ yếu và cơ bảnhình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, hay nói khác hơn đối tượng điều chỉnhcủa luật hành chính là những quan hệ xã hội hầu hết phát sinh trong hoạt động chấp hành vàđiều hành của nhà nước

Nhìn chung, đối tượng điều chỉnh của luật hành chính bao gồm những vấn đề sau:

+ Việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến chế độ làm việc, hoàn chỉnh các quan hệ côngtác của các cơ quan nhà nước

+ Các hoạt động quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội trêntừng địa phương và từng ngành

+ Trực tiếp phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân Ðây phải được xác định là mụctiêu hàng đầu của quản lý hành chính

+ Khen thưởng, trao danh hiệu cho các cá nhân tổ chức có đóng góp và đạt được những thànhquả nhất định trong lĩnh vực hành chính nhà nước hoặc trong các lĩnh vực của đời sống xã hộitheo luật định; xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự quản lý hành chính nhànước

Căn cứ vào phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh của luật hành chính Việt Nam ta có thểchia các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hành chính thành hai nhóm lớn

* Nhóm 1: Những quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trong phạm vi các cơ quan hành chính nhà nước (ngoại trừ hoạt động trong quan hệ công tác nội bộ), với mục đích chính là đảm bảo trật tự quản lý, hoạt động bình thường của các cơ quan hành chính nhà nước.

Nhóm này thường được gọi ngắn gọn là nhóm hành chính công Nói một cách ngắn gọn, quan

hệ pháp luật hành chính công được hình thành giữa các bên chủ thể đều mang tư cách có thẩm quyền hành chính nhà nước khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính đó.

Trang 5

Ðây là nhóm những quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh cơ bản của luật hành chính Thông quaviệc thiết lập những quan hệ loại này, các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện các chứcnăng cơ bản của mình Những quan hệ này rất đa dạng, phong phú bao gồm những quan hệđược chia thành 2 nhóm nhỏ như sau:

* Quan hệ dọc

1 Quan hệ hình thành giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới theo hệ thống dọc Ðó là những cơ quan nhà nước có cấp trên, cấp dưới phụ thuộc nhau về chuyên môn kỷ thuật, cơ cấu, tổ chức

Ví dụ: Mối quan hệ giữa Chính phủ với UBND tỉnh Cần Thơ; Bộ Tư pháp với Sở Tư pháp

2 Quan hệ hình thành giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cấp dưới trực tiếp nhằm thực hiện chức năng theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Mối quan hệ giữa Bộ Tư pháp với UBND tỉnh Cần Thơ; giữa Sở Thương mại tỉnh Cần

Thơ với UBND huyện Ô Môn

3 Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị, cơ sở trực thuộc.

Ví dụ: Quan hệ giữa Bộ Giáo dục - Ðào tạo với Trường đại học Cần Thơ, Giữa Bộ Y tế và các

- Một khi quyết định vấn đề gì thì cơ quan này phải được sự đồng ý, cho phép hay phê chuẩn của cơ quan kia trong lĩnh vực mình quản lý.

Ví dụ: Mối quan hệ giữa Bộ Tài chính với Bộ Giáo dục - Ðào tạo trong việc quản lý ngân sách

Nhà nước; giữa Sở Lao động Thương binh -Xã hội với các Sở khác trong việc thực hiện chínhsách xã hội của Nhà nước

- Phải phối hợp với nhau trong một số lĩnh vực cụ thể

Ví dụ: Thông tư liên Bộ do Bộ giáo dục đào tạo phối hợp với Bộ tư pháp ban hành về vấn đềliên quan đến việc đào tạo cử nhân Luật

Thông tư liên ngành do Bộ trưởng Bộ tư pháp phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân tối cao liên quan đến lĩnh vực tội phạm ban hành

3 Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị, cơ sở trực thuộc trung ương đóng tại địa phương đó.

Ví dụ: quan hệ giữa UBND tỉnh Cần Thơ với Trường đại học Cần Thơ.

Thực tiễn của hoạt động quản lý hành chính nhà nước cho thấy trong một số trường hợp phápluật quy định có thể trao quyền thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành cho một số các cơquan nhà nước khác (không phải là cơ quan hành chính nhà nước), các tổ chức, cá nhân Ðiềunày có nghĩa là hoạt động quản lý hành chính nhà nước không chỉ do các cơ quan hành chínhnhà nước tiến hành

Hoạt động của các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức hoặc cá nhân được trao quyền có tất

cả các hậu quả pháp lý như hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước nhưng hoạt động này chỉ giới hạn trong việc thực hiện hoạt động chấp hành điều hành

Trang 6

Ngoài ra, mỗi cơ quan nhà nước đều có chức năng cơ bản riêng và muốn hoàn thành chức năng

cơ bản của mình, mỗi cơ quan nhà nước phải tiến hành những hoạt động như kiểm tra nội bộ,nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận của

cơ quan, công việc văn phòng, đảm bảo những điều kiện vật chất cần thiết Ðây là hoạt động tổ

chức nội bộ còn gọi là quan hệ công tác nội bộ khác với quan hệ pháp luật hành chính, nhưng

có quan hệ chặt chẽ với hoạt động hành chính Nếu hoạt động này được tổ chức tốt thì hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính ấy sẽ cao và ngược lại, nếu việc tổ chức nội bộ quá

cồng kềnh thì hoạt động hành chính của cơ quan đó sẽ mang lại hiệu quả không cao

* Nhóm 2: Các quan hệ quản lý hình thành khi các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trong các trường hợp cụ thể liên quan trực tiếp tới các đối tượng không có thẩm quyền hành chính nhà nước hoặc tham gia vào quan hệ

đó không với tư cách của cơ quan hành chính nhà nước, với mục đích chính là phục vụ trực tiếp nhân dân, đáp ứng các quyền và lợi hợp pháp của công dân, tổ chức.

Nói ngắn gọn, đây là quan hệ pháp luật hành chính tư, hình thành giữa một bên chủ thể tham gia với tư cách chủ thể có thẩm quyền hành chính nhà nước và một bên chủ thể tham gia không với tư cách chủ thể có thẩm quyền hành chính nhà nước Nhóm này được gọi ngắn gọn

là nhóm hành chính tư" Ðây là mục đích cao nhất của quản lý hành chính nhà nước khi cơ

quan hành chính- cơ quan được xem là công bộc của nhân dân, quản lý hành chính vì quyền lợinhân dân, vì trật tự chung cho toàn xã hội, bao gồm các quan hệ cụ thể sau đây:

1 Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh Các đơn vị kinh tế này được đặt dưới sự quản lý thường xuyên của

cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền.

Ví dụ: Giữa UBND huyện Ô Môn với Hợp tác xã sản xuất nhà nước trên địa bàn huyện Ô

Môn

2 Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng.

Ví dụ: Quan hệ giữa Chính phủ với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của

Mặt trận

3 Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch đang làm ăn cư trú tại Việt Nam.

Ví dụ: quan hệ giữa cảnh sát với cá nhân (gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài, người

không quốc tịch) vi phạm luật lệ giao thông

*Mối liên hệ giữa hành chính tư và hành chính công

Thật ra mọi sự phân chia chỉ mang tính chất tương đối để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trínhnghiên cứu Hai lĩnh vực hành chính tư và hành chính công liên quan trực tiếp và tương hỗ chomục đích của quản lý hành chính nhà nước Quản lý hành chính công là cơ sở để bảo đảm hoạtđông bình thường của cơ quan hành chính nhà nước Trong khi đó, quản lý hành chính tư thểhiện rõ trực tiếp mục đích của quản lý hành chính, giữ gìn trật tự quản lý xã hội theo nguyênvọng của nhân dân Trong quá trình quản lý, có những công việc liên quan đền cả hai lĩnh vựchoặc rất khó phân biệt giữa hai phạm vi: hành chính tư và hành chính công Chẳng hạn như khinhận được đơn khiếu nại về việc cấp giấy phép xây dựng cho một cá nhân công dân đối với cơquan hành chính nhà nước cấp dưới, cơ quan cấp trên trực tiếp ra chỉ thị buộc cơ quan hànhchính cấp dưới phải xem xét lại quyết định của cơ quan ấy Trường hợp này phát sinh này có 3quan hệ pháp luật hành chính (hai quan hệ pháp luật hành chính tư, một quan hệ pháp luậthành chính công)

Trên cơ sở phân tích đặc điểm của các vấn đề liên quan đến luật hành chính, đối tượng điềuchỉnh của luật hành chính, có thể đưa ra định nghĩa luật hành chính như sau:

Trang 7

Luật hành chính là một ngành luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và ổn định chế độ công tác nội bộ của mình, các quan hệ xã hội trong quá trình các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhân thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước đối với các vấn đề cụ thể do pháp luật quy định.

Ngoài ra có thể định nghĩa luật hành chính một cách ngắn gọn hơn: Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước.

Như vậy, qua định nghĩa trên ta thấy rằng chỉ có thể nói đến điều chỉnh bằng pháp luật hành chính khi trong quan hệ quản lý phải có ít nhất một bên có thẩm quyền với tư cách là chủ thể thực hiện chức năng chấp hành và điều hành của nhà nước Nếu cơ quan hành chính nhà nước hoạt động không phải trong phạm vi, lĩnh vực thẩm quyền của mình, không sử dụng quyền lực

nhà nước, thì hoạt động đó được thực hiện không phải thuộc đối tượng điều chỉnh của phápluật hành chính

2 Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính Việt Nam

Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là cách thức tác động đến các quan hệ xã hội bằngpháp luật Phương pháp điều chỉnh là yếu tố quan trọng để xác định ngành luật đó có phải làngành luật độc lập hay không Ngoài ra, phương pháp điều chỉnh còn góp phần xác định phạm

vi điều chỉnh của các ngành luật trong trường hợp những quan hệ xã hội có chỗ gần kề hoặcđan xen với nhau

Ðặc trưng của phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là tính mệnh lệnh đơn phương, xuấtphát từ quan hệ quyền uy - phục tùng giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước và ra nhữngmệnh lệnh bắt buộc đối với bên có nghĩa vụ phục tùng Sự áp đặt ý chí được thể hiện trong cáctrường hợp sau:

- Cả hai bên đều có những quyền hạn nhất định do pháp luật quy định nhưng bên này quyếtđịnh vấn đề gì thì phải được bên kia cho phép, phê chuẩn Ðây là quan hệ đặc trưng của hànhchính công

- Một bên có quyền đưa ra những yêu cầu, kiến nghị còn bên kia có thẩm quyền xem xét, giảiquyết, có thể thỏa mãn những yêu cầu, kiến nghị này hoặc có thể bác bỏ

- Một bên có quyền ra các mệnh lệnh yêu cầu còn bên kia phải phục tùng các yêu cầu, mệnhlệnh đó

- Một bên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính buộc đối tượng quản lý phảithực hiện mệnh lệnh của mình Sự bất bình đẳng còn thể hiện rõ nét trong tính chất đơnphương và bắt buộc của các quyết định hành chính

Các cơ quan hành chính nhà nước và các chủ thể quản lý hành chính nhà nước, dựa vào thẩmquyền của mình trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình có quyền ra những mệnh lệnh hoặc đề

ra các biện pháp quản lý thích hợp đối với từng đối tượng quản lý cụ thể Những quyết định ấy

có tính chất đơn phương vì chúng thể hiện ý chí của chủ thể quản lý hành chính nhà nước trên

cơ sở quyền lực đã được pháp luật quy định

Ngoài ra, có những trường hợp phương pháp thoả thuận được áp dụng trong quan hệ pháp luậthành chính, còn gọi là "quan hệ pháp luật hành chính theo chiều ngang" Cụ thể như khi banhành các văn bản liên bộ, liên ngành, liên tịch (ví dụ: Thông tư Liên Bộ của Bộ Tư pháp và

Bộ Xây dựng; Thông tư liên tịch giữa Mặt trận Tổ Quốc Việt nam và Bộ giáo dục ) Tuynhiên, các "quan hệ pháp luật hành chính theo chiều ngang" cũng là tiền đề cho sự xuất hiện

Trang 8

"quan hệ pháp luật hành chính theo chiều dọc" Suy cho cùng, các quan hệ pháp luật hànhchính cũng không hoàn toàn bình đẳng tuyệt đối Trên những đặc quyền hành chính và thể chếhành chính, các bên chấp nhận những đề nghị của nhau, cùng phục vụ cho mục đích quản lýhành chính nhà nước.

Tóm lại: Phương pháp điều chỉnh chủ yếu của luật hành chính Việt Nam là phương pháp mệnh

lệnh đơn phương Nó được xây dựng trên các nguyên tắc sau:

- Một bên được nhân danh nhà nước sử dụng quyền lực để đưa ra các quyết định hành chínhcòn bên kia phải tuân theo những quyết định ấy

- Quyết định hành chính phải thuộc phạm vi thẩm quyền của bên nhân danh nhà nước, vì lợiích nhà nước, lợi ích xã hội, trên cơ sở pháp luật có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bênhữu quan và được đảm bảo thi hành bằng sự cưỡng chế nhà nước

Từ các phân tích trên, có thể kết luận được Luật Hành chính là ngành luật độc lập trong hệthống pháp luật Việt nam, có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh đặc thù gắn liềnvới khái niệm quản lý hành chính nhà nước

III MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT HÀNH CHÍNH VỚI MỘT SỐ NGÀNH LUẬT

KHÁC.

Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật khác nhau, mỗi ngành luật điều chỉnhnhững quan hệ xã hội nhất định với những đối tượng riêng và bằng những phương pháp điềuchỉnh nhất định Ngoài việc phân biệt các ngành luật với nhau nhằm làm rõ sự đặc thù của mỗingành luật, còn phải thấy được mối quan hệ giữa chúng trong một chỉnh thể hoàn chỉnh: hệthống pháp luật Việt nam

1 Luật hành chính và luật hiến pháp

Luật hiến pháp là ngành luật có đối tượng điều chỉnh là những quan hệ xã hội cơ bản nhất,quan trọng nhất như chính sách cơ bản của nhà nước trong lĩnh vực đối nội đối ngoại; chế độkinh tế - chính trị; các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị của nước ta; thiếtlập bộ máy nhà nước Ðối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp rộng hơn đối tượng điều chỉnhcủa luật hành chính

Luật hành chính giữ vai trò quan trọng trong việc cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy phạm phápluật nhà nước để từ đó điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành

và điều hành của nhà nước Ngược lại, các vấn đề quyền công dân, về tổ chức bộ máy bộ máynhà nước được qui định cơ bản trong hiến pháp, thể hiện rõ tính ưu việt trong các qui phạmpháp luật hành chính

2 Luật hành chính và luật đất đai

Luật Hành chính nói ngắn gọn là ngành luật về quản lý nhà nước Quản lý hành chính nhànước trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội là những mảng tương ứng của luật hành chính.Luật đấi đai là một ví dụ Luật đất đai, về phương diện hành chính là ngành luật về quản lýhành chính nhà nước trong lĩnh vực đất đai, xuất hiện, thay đổi và chấm dứt khi có quyết địnhgiao đất của cơ quan nhà nước

Tuy nhiên, các quan hệ pháp luật này có những nét đặc thù riêng ở nước ta, "đất đai thuộc sởhữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý"[1] Vì vậy không có khái niệm "chuyển nhượngquyền sở hữu đất", mà chỉ có khái niệm "chuyển nhượng quyền sử dụng đất" Hơn nữa, luậtđất đai không chỉ được cơ quan hành chính nhà nước điều chỉnh như một lĩnh vực có tính đặcthù riêng, mà còn được điều chỉnh trên cơ sở quan hệ pháp luật dân sự liên quan đến các hợpđồng cầm cố, thế chấp đất đai Vì vậy, theo quan điểm được nhiều nhà nghiên cứu hiện naythống nhất, luật đất đai là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt nam, có quan hệ chặtchẽ sơ khởi với quan hệ pháp luật hành chính:

Trang 9

- Luật đất đai là ngành luật điều chỉnh quan hệ giữa nhà nước, với tư cách là chủ sở hữu duynhất đối với đất đai.

- Trong quan hệ pháp luật đất đai, nhà nước có tư cách vừa là chủ sở hữu, vừa là người thựchiện quyền lực nhà nước

3 Luật hành chính và luật hình sự

Cả hai ngành luật này đều có các chế định pháp lý quy định hành vi vi phạm pháp luật và cáchình thức xử lý đối với người vi phạm Trong cả hai quan hệ pháp luật này, ít nhất là một bêntrong quan hệ nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước

- Hơn nữa, việc phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm hành chính đôi khi khá phức tạp, nhất

là những trường hợp vi phạm hành chính "chuyển hoá" thành tội phạm

- Luật hành chính qui định nhiều nguyên tắc có tính bắt buộc chung, ví dụ như: qui tắc an toàngiao thông, qui tắc phòng cháy chữa cháy, qui tắc lưu thông hàng hoá, văn hoá phẩm Trongmột số trường hợp, khi vi phạm qui tắc ấy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Ví dụ như:hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, trốn thuế Những hành vi nêu trên nếu đượcthực hiện lần đầu với số lượng không lớn thì là vi phạm hành chính, còn nếu với số lượng lớnhoặc đã bị xử lý hành chính mà còn tái phạm thì đó là tội phạm Tuy nhiên, giữa chúng có sựkhác biệt cơ bản sau:

Luật hình sự quy định hành vi nào là tội phạm, hình phạt nào áp dụng cho hành vi phạm tội,điều kiện, thủ tục áp dụng Ðể xác định hành vi nào thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hình

sự cần phải xem xét các yếu tố cấu thành của tội phạm về mặt chủ quan, khách quan, chủ thể,khách thể Thêm nữa, luật hình sự phân biệt với luật hành chính ở tính chất hành vi có tính chấtnguy hiểm cao, mức độ thiệt hại lớn hơn

Còn luật hành chính lại quy định về các hành vi vi phạm hành chính, các hình thức xử lý viphạm hành chính và các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý đối với cá nhân, tổ chức vi phạmhành chính Sự khác nhau giữa hai ngành luật này là ở tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính không phải là hìnhphạt vi phạm hành chính mà là chế tài đối với vi phạm hành chính "Hình phạt" trong hệ thốngpháp luật Việt nam chỉ được qui định và áp dụng trong luật hình sự mà thôi

4 Luật hành chính và luật dân sự

Ðối tượng điều chỉnh của luật dân sự là những quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa tiền tệ

và các quan hệ nhân thân phi tài sản Luật dân sự quy định nội dung quyền sở hữu, những hìnhthức chuyển nhượng, sử dụng, định đoạt tài sản và phương pháp điều chỉnh của luật dân sự làphương pháp bình đẳng, thỏa thuận Trong quan hệ pháp luật dân sự các chủ thể bình đẳng vớinhau về quyền và nghĩa vụ Trong khi đó đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là các quan

hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chấp hành-điều hành Luật hành chính quy định những vấn

đề như thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong quản lý nhà vắng chủ, trưng mua tài sản Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh đơn phương, dựa trên nguyên tắcquyền uy - phục tùng Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thể trực tiếp điều chỉnhquan hệ tài sản thông qua việc ban hành quyết định chuyển giao tài sản giữa các cơ quan, tổchức đó Một số cơ quan quản lý có quyền ra quyết định tịch thu, kê kiên tài sản hoặc phạt tiền.Nhưng trong cơ chế quản lý mới hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước chủ yếu điều chỉnhquan hệ tài sản một cách gián tiếp thông qua các quyết định về kế hoạch, tiêu chuẩn, chấtlượng, về cơ chế định giá

Mặt khác, trong nhiều trường hợp, các cơ quan quản lý nhà nước cũng tham gia trực tiếp vàoquan hệ pháp luật dân sự Nhưng ở đây, các cơ quan đó không hoạt động với tư cách trực tiếp

Trang 10

thực hiện chức năng quản lý nhà nước, mà tham gia với tư cách một pháp nhân, do vậy khôngthuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật hành chính.

5 Luật hành chính và luật lao động

Nhiều qui phạm của Luật Hành chính và Luật lao động đan xen, phối hợp để điều chỉnh nhữngvấn đề cụ thể liên quan tới hoạt động công vụ, lao động viên chức, tuyển dụng, cho thôi việcđối với viên chức nhà nước, nhưng điều chỉnh từ những góc độ khác nhau Nếu luật lao động

"nội dung" của việc quản lý trong lĩnh vực quan hệ lao động, "trình tự ban hành" các quan hệlao động ấy lại được qui định trong luật hành chính Nói một cách cụ thể:

Luật lao động điều chỉnh những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người laođộng như quyền nghỉ ngơi, quyền được trả lương, quyền hưởng bảo hiểm xã hội và bảo hộ laođộng

Luật hành chính xác định thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực laođộng, đồng thời điều chỉnh những quan hệ xã hội liên quan đến việc tổ chức quá trình lao động

và chế độ công vụ, thủ tục tuyển dụng, thôi việc, khen thưởng

Hai ngành luật này quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện:

- Quan hệ pháp luật hành chính là phương tiện thực hiện quan hệ pháp luật lao động

Ví dụ: Sau khi thi đậu và được công nhận vào ngạch công chức, cán bộ A được hưởng các chế

độ nghỉ lễ, tử tuất do luật lao động qui định

- Quan hệ pháp luật lao động lại là tiền đề của quan hệ pháp luật hành chính

Ví dụ: Sau khi ký hợp đồng lao động với xí nghiệp (doanh nghiệp nhà nước), cá nhân A với tưcách là thành viên của tập thể lao động xí nghiệp đó, có quyền tham gia quản lý trong doanhnghiệp theo nhiệm vụ được phân công

6 Luật hành chính và luật tài chính

Luật tài chính là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hoạt động tài chính

của nhà nước, trong đó bao gồm cả các lĩnh vực về thu chi ngân sách, phân phối nguồn vốn củanhà nước mang tính chất tiền tệ liên quan đến nguồn thu nhập quốc dân Nhìn một cách tổngquát, luật tài chính và luật hành chính đều điều chỉnh hoạt động tài chính của nhà nước:

+ Là một bộ phận chấp hành, điều hành nhà nước, luật tài chính cũng sử dụng phổ biến phươngpháp mệnh lệnh

+ Luật hành chính qui định cơ chế kiểm toán nhằm đảm bảo tính đúng đắn trong các quan hệtài chính

+ Luật hành chính chứa đựng các QPPL qui định thẩm quyền của các cơ quan của các công táctài chính vừa là qui phạm của luật hành chính, đồng thời là nguồn của luật tài chính

Tuy vậy, không chỉ có nguồn gốc liên quan chặt chẽ đến luật hành chính, mà còn có mối quan

hệ với luật hiến pháp và một phần của luật dân sự Các nguyên tắc của luật dân sự được ápdụng trong một số hoạt động tài chính như tín dụng, thuế còn luật tài chính đa phần là điềuchỉnh chính các quan hệ tín dụng, thuế ấy

IV HỆ THỐNG NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ VAI TRÒ LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM.

1 Hệ thống ngành luật hành chính Việt nam

Luật hành chính gồm tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ quản lýnhà nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, có mối quan hệ mật thiết với nhau tạothành một chỉnh thể thống nhất gọi là hệ thống ngành luật hành chính Việt Nam Hệ thống nàyđược phân chia theo các tiêu chí sau:

1 Theo chủ thể quản lý và chủ thể của quản lý:

Trang 11

- Qui phạm phâp luật Hănh chính công.

- Qui phạm phâp luật Hănh chính tư

2 Theo phạm vi quản lý:

- Quản lý hănh chính nhă nước nói chung

- Quản lý nhă nước trong câc lĩnh vực đời sống xê hội

3 Theo câch thức tiếp cận:

- Quản lý hănh chính nhă nước vă chủ thể quản lý vă chủ thể của quản lý hănh chính nhă nước

- Câch thức quản lý hănh chính nhă nước, những phương thức nhằm bảo đảm phâp chế XHCN

2 Vai trò của luật Hănh chính Việt nam

Luật hănh chính Việt Nam lă một ngănh luật về quản lý nhă nước, đóng một vai trò hết sứcquan trọng trong mọi mặt của đời sống xê hội Cụ thể:

a Về phương diện chính trị:

- Tạo cơ sở vững chắc cho việc xđy dựng vă không ngừng hoăn thiện bộ mây nhă nước, việcbảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toăn xê hội;

- Góp phần quan trọng trong việc bảo vệ vă tăng cường phâp chế xê hội chủ nghĩa

b Về phương diện kinh tế

- Ðóng vai trò quan trọng trong việc xđy dựng, phât triển nền kinh tế quốc dđn;

- Thúc đẩy câc lĩnh vực kinh tế phât triển đồng bộ, nđng cao đời sống nhđn dđn

c Về phương diện xê hội

- Tăng cường bảo vệ quyền vă lợi ích hợp phâp của công dđn, của tập thể, của nhă nước;

- Hướng tới mục tiíu cao cả nhất của thể chế hănh chính, đồng thời cũng lă bản chất của chế

độ XHCN lă phục vụ cho nhđn dđn vă "công bộc" của nhđn dđn

V KHOA HỌC LUẬT HĂNH CHÍNH.

Khoa học luật hănh chính lă một ngănh khoa học phẫp lý chuyín ngănh, bao gồm một hệthống những cơ sở lý luận, học thuyết khoa học, phạm trù, quan niệm về ngănh Luật Hănhchính Sự phât triển của môn khoa học năy liín quan chặt chẽ đến quâ trình ra đời vă phât triểncủa hệ thống văn bản phâp luật điều chỉnh hoạt động quản lý hănh chính nhă nước

1.Ðối tượng nghiín cứu

Lă hoạt động quản lý hănh chính nhă nước, những quan hệ hình thănh trong quâ trình quản lýhănh chính nhă nước vă việc điều chỉnh những quan hệ ấy, hệ thống phâp luật hănh chính văhiệu quả của hoạt động quản lý hănh chính nhă nước Cụ thể như sau:

- Quản lý hănh chính nhă nước, chủ thể quản lý vă chủ thể của quản lý hănh chính nhă nước

- Câch thức quản lý hănh chính nhă nước

- Những phương thức nhằm bảo đảm phâp chế XHCN vă kỷ luật nhă nước

- Quản lý hănh chính nhă nước trong trong lĩnh vực qui hoạch xđy dựng: những phât hiện mới

mẻ trong lĩnh vực hănh chính tư

- Tố tụng hănh chính vă câc vấn đề có liín quan

- Quản lý hănh chính nhă nước trong một số lĩnh vực của đời sống xê hội

2 Nhiệm vụ của khoa học luật hănh chính

Trang 12

Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước, nghiên cứu tổng kết thực tiễn hoạtđộng của các cơ quan hành chính nhà nước, thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật trongquản lý hành chính nhà nước, đề xuất những ý kiến nhằm hoàn thiện các chế định pháp luậthành chính Cải cách nền hành chính, đảm bảo bộ máy hành chính thực sự là công bộc củanhân dân.

3 Phương pháp nghiên cứu

- Khoa học luật hành chính có mối quan hệ mật thiết với các ngành khoa học xã hội cơ bảnnhư: triết học, kinh tế chính trị, lý luận nhà nước và pháp luật, khoa học luật hiến pháp

- Khoa học luật hành chính cũng có mối liên hệ mật thiết với nhiều môn khoa học nghiên cứu

về hoạt động nghiên cứu, đặc biệt là khoa học quản lý Sự phát triển của cả các ngành khoa họcnày là yếu tố quan trọng góp phần và tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước

Ngoài ra, khoa học luật hành chính cũng sử dụng hàng loạt phương pháp cụ thể để nghiên cứu

về những quan hệ xã hội về hành chính như: phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh phápluật, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội học,phương pháp thực nghiệm

4 Nguồn tài liệu

Nghiên cứu luật hành chính và quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở đường lối, chính sáchcủa Ðảng, học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước "dân là gốc"Thông qua thực tiễn của hoạt động quản lý, bổ sung và rút kinh nghiêm

VI MÔN HỌC LUẬT HÀNH CHÍNH.

Luật hành chính là một ngành Luật độc lập, gắn liền với sự phát triển nhà nước và pháp luật,

có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt nam Ðể đánh giá hiệu quảhoạt động của một bộ máy nhà nước, người ta không thể không xem xét đến hoạt động của cơquan hành chính nhà nước, cơ quan được xem là "bộ mặt" của bộ máy nhà nước, trãi dài từtrung ương đến địa phương với đội ngũ viên chức đông đảo nhất Luật Hành chính, vì thế làmột ngành luật có phạm vi nghiên cứu rộng, trên tất các các lĩnh vực của đời sống xã hội vềphương diện quản lý nhà nước Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận khoahọc luật hành chính và khà năng áp dụng những kiến thức thực tiễn trên một số lĩnh vực quản

lý cơ bản của đời sống xã hội vào thực tế Trong môn học Luật Hành chính, sinh viên sẽnghiên cứu những nội dung tương ứng với các bốn phần sau đây:

Bài 2

Trang 13

CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

I KHÁI NIỆM VÀ HỆ THỐNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1 Khái niệm.

2 Hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước

II CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

A Các nguyên tắc chính trị-xã hội

1 Nguyên tắc Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước.

2 Nguyên tắc nhân dân tham gia quản lý hành chính nhà nước.

3 Nguyên tắc tập trung dân chủ.

4 Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc.

5 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

B Các nguyên tắc tổ chức kỹ thuật

6 Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa giới hành chính.

7 Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng

8 Phân định chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh

Quản lý hành chính nhà nước là một hoạt động có mục đích Những mục đích, mục tiêu cơ bảnđịnh ra trước cho hoạt động quản lý và kết quả của việc đạt được mục đích, mục tiêu đó phảnánh hiệu quả của việc quản lý Hiệu quả của quản lý vì vậy phải được tiến hành trên cơ sởnhững nguyên tắc nhất định Ðặc biệt, khi Luật hành chính thực định vẫn còn chưa được tậptrung- chỉ là tập hợp các văn bản về quản lý nhà nước, tồn tại dưới nhiều hình thức văn bảnpháp lý không cao, thì nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước là một đòi hỏi bức thiết và sựtuân thủ hệ thống các nguyên tắc càng đòi hỏi chặt chẽ

I KHÁI NIỆM VÀ HỆ THỐNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.

1 Khái niệm

a) Thế nào là nguyên tắc?

Nguyên tắc trước hết được hiểu là "Ðiều cơ bản định ra, nhất thiết phái tuân theo trong mộtloạt việc làm"[1] Trong quản lý hành chính nhà nước, các nguyên tắc cơ bản là những tưtưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lý, từ bản chất của chế độ,được quy định trong pháp luật làm nền tảng cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước

Dưới góc độ của luật hành chính, nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước là tổng thểnhững quy phạm pháp luật hành chính có nội dung đề cập tới những tư tưởng chủ đạo làm cơ

sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước Mỗi nguyên tắc quản lý đều

có những hình thức biểu hiện khác nhau

b) Ðược qui định ở đâu?

Các nguyên tắc quản lý nhà nước nói chung và những nguyên tắc quản lý hành chính nhà nướcnói riêng đã được quy định trong pháp luật như quy định trong hiến pháp, luật, văn bản dướiluật Những nguyên tắc được quy định trong hiến pháp được xem là nguyên tắc cơ bản nhất

c) Ðặc điểm

1 Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước mang tính chất khách quan bởi vì chúng đượcxây dựng, đúc kết từ thực tế cuộc sống và phản ánh các quy luật phát triển khách quan Tuynhiên, các nguyên tắc trên cũng mang yếu tố chủ quan bởi vì chúng được xây dựng bởi conngười mà con người dựa trên những nhận thức chủ quan để xây dựng

Trang 14

2 Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có tính ổn định cao nhưng không phải lànguyên tắc bất di bất dịch Nó gắn liền với quá trình phát triển của xã hội, tích lũy kinhnghiệm, thành quả của khoa học về quản lý hành chính nhà nước.

3 Tính độc lập tương đối với chính trị Hệ thống chính trị của nhà nước Việt nam được thựchiện thông qua: các tổ chức chính trị xã hội (Ðảng, Mặt trận tổ quốc ), và bộ máy nhà nước(Lập pháp, hành pháp, tư pháp) Trong hệ thống nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có cảnhững nguyên tắc riêng, đặc thù trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước Tuy nhiên giữahoạt động chính trị và quản lý nhà nước có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ Các quan điểm chínhtrị là cơ sở của việc tổ chức hoạt động quản lý hành chính nhà nước và hoạt động quản lý hànhchính nhà nước thực hiện tốt không chỉ đòi hỏi được trên pháp luật (luật), mà còn phải thựchiện đúng đắn các quan điểm chính trị (chính sách)

4 Mỗi nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có nội dung riêng, phản ánh những khía cạnhkhác nhau của quản lý hành chính nhà nước Tuy nhiên, những nguyên tắc này có mối quan hệchặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất Việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ tạo tiền

đề cho việc thực hiện có hiệu quả nguyên tắc khác Vì thế nên các nguyên tắc quản lý hành

chính nhà nước luôn thể hiện tính hệ thống, tính thống nhất và đây là một thuộc tính vốn cócủa chúng

2 Hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước

Các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước có nội dung đa dạng, có tính thống nhất vàliên hệ chặt chẽ với nhau Vì thế cần phải xác định được chúng gồm những nguyên tắc cơ bảnnào, cần phải phân loại chúng một cách khoa học để xác định được vị trí, vai trò của từngnguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước, từ đó xây dựng và áp dụng hệ thống cácnguyên tắc một cách có hiệu quả vào thực tiễn quản lý hành chính nhà nước

Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được biểu hiện cụ thể trong hoạt động tổ chức, nó baogồm hai mặt: tổ chức chính trị và tổ chức kỹ thuật Dựa trên những cơ sở khoa học về quản lý

nhà nước ta chia các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước thành hai nhóm là nhóm những nguyên tắc chính trị-xã hội và nhóm những nguyên tắc tổ chức kỹ thuật Tuy nhiên, sự

phân chia này cũng chỉ mang tính chất tương đối vì yếu tố tổ chức kỹ thuật và chính trị trongquản lý hành chính nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ nhau Việc thực hiện các nguyên tắc tổchức kỹ thuật là để thực hiện một cách đúng đắn các nguyên tắc chính trị-xã hội và việc thựccác nguyên tắc chính trị - xã hội là cơ sở để thực hiện các nguyên tắc tổ chức kỹ thuật

Hệ thống các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước bao gồm:

Nhóm những nguyên tắc chính trị-xã hội

1 Nguyên tắc Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước;

2 Nguyên tắc nhân dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước;

3 Nguyên tắc tập trung dân chủ;

4 Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc;

5 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa;

Nhóm những nguyên tắc tổ chức kỹ thuật

6 Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ;

7 Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng

8 Phân định chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh

II CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.

Trang 15

động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.

b) Nội dung nguyên tắc

Thực tế lịch sử đã chỉ rõ, sự lãnh đạo của Ðảng là hạt nhân của mọi thắng lợi của cách mạngViệt Nam Bằng những hình thức và phương pháp lãnh đạo của mình, Ðảng cộng sản giữ vaitrò quyết định đối với việc xác định phương hướng hoạt động của nhà nước trên mọi lĩnh vực;

sự lãnh đạo của Ðảng đối với nhà nước mang tính toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa xãhội Sự lãnh đạo đó chính là việc định hướng về mặt tư tưởng, xác định đường lối, quan điểmgiai cấp, phương châm, chính sách, công tác tổ chức trên lĩnh vực chuyên môn

Nguyên tắc Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước biểu hiện cụ thể ở các hình thứchoạt động của các tổ chức Ðảng:

1 Trước hết, Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước bằng việc đưa ra đường lối, chủ trương, chính sách của mình về các lĩnh vực hoạt động khác nhau của quản lý hành chính nhà nước Trên cơ sở đường lối chủ trương, chính sách của Ðảng Các chủ thể quản lý hành

chính nhà nước xem xét và đưa ra các quy định quản lý của mình để từ đó đường lối, chủtrương, chính sách của Ðảng sẽ được thực hiện hóa trong quản lý hành chính nhà nước Trênthực tế, đường lối cải cách hành chính nhà nước được đề ra trong nghi quyết đại hội đại biểuÐảng cộng sản Việt nam lần thứ VI và thứ VII và trong Nghị quyết trung ương khoá VIII vềxây dựng, hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam, mà trọng tâm là cảicách một bước nền hành chính quốc gia là kim chỉ nam cho hoạt động quản lý hành chính nhànước

2 Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước thể hiện trong công tác tổ chức cán bộ Các tổ chức Ðảng đã bồi dưỡng, đào tạo những Ðảng viên ưu tú, có phẩm chất và năng lực gánh vác những công việc trong bộ máy hành chính nhà nước, đưa ra các ý kiến về việc bố trí

những cán bộ phụ trách vào những vị trí lãnh đạo của các cơ quan hành chính nhà nước Tuynhiên vấn đề bầu, bổ nhiệm được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước theo trình tự, thủ tục dopháp luật quy định, ý kiến của tổ chức Ðảng là cơ sở để cơ quan xem xét và đưa ra quyết địnhcuối cùng

3 Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước thông qua công tác kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng trong quản lý hành chính nhà nước Thông qua kiểm tra xác định tính hiệu quả, tính thực tế của các chủ trương chính sách mà Ðảng đề ra

từ đó khắc phục khiếm khuyết, phát huy những mặt tích cực trong công tác lãnh đạo

4 Sự lãnh đạo của Ðảng trong quản lý hành chính nhà nước còn được thực hiện thông qua uy tín và vai trò gương mẫu của các tổ chức Ðảng và của từng Ðảng viên Ðây là cơ sở nâng cao

uy tín của Ðảng đối với dân, với cơ quan nhà nước.

5 Ðảng chính là cầu nối giữa nhà nước và nhân dân Sự lãnh đạo của Ðảng là cơ sở bảo đảm

sự phối hợp của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, lôi cuốn nhân dân lao động tham giathực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước ở tất cả các cấp quản lý

6 Ðây là nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước, cần được vận dụng một cách khoa học và sáng tạo cơ chế Ðảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trong quản

lý hành chính nhà nước, tránh khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò lãnh đạo của Ðảng cũng như khuynh hướng hạ thấp vai trò lãnh đạo của Ðảng trong quản lý hành chính nhà nước Vì

vậy, đường lối, chính sách của Ðảng không được dùng thay cho luật hành chính, Ðảng khôngnên và không thể làm thay cho cơ quan hành chính nhà nước Các nghị quyết của Ðảng khôngmang tính quyền lực- pháp lý Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả hoạt động quản lý nhà nướckhông thể tách rời sự lãnh đạo của Ðảng

2 Nguyên tắc nhân dân tham gia quản lý hành chính nhà nước

a) Cơ sở pháp lý

Trang 16

Ðiều 2 - Hiến pháp 1992 nêu rõ: Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.

b) Nội dung nguyên tắc

Việc tham gia đông đảo của nhân dân lao động vào quản lý hành chính nhà nước thông qua cáchình thức trực tiếp và gián tiếp tương ứng như sau:

1 Tham gia gián tiếp:

* Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước

Các cơ quan trong bộ máy nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước, việc nhândân tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là hình thức tham gia tích cực, trực tiếp

và có hiệu quả nhất trong quản lý hành chính nhà nước Người lao động nếu đáp ứng các yêucầu của pháp luật đều có thể tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp vào công việc quản lýhành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

- Người lao động có thể tham gia trực tiếp vào cơ quan quyền lực nhà nước với tư cách làthành viên của cơ quan này - họ là những đại biểu được lựa chọn thông qua bầu cử hoặc với tưcách là các viên chức nhà nước trong các cơ quan nhà nước Khi ở cương vị là thành viên của

cơ quan quyền lực nhà nước, người lãnh đạo trực tiếp xem xét và quyết định các vấn đề quantrọng của đất nước, của từng địa phương trong đó có các vấn đề quản lý hành chính nhà nước.Khi ở cương vị là cán bộ viên chức nhà nước thì người lao động sẽ sử dụng quyền lực nhànước một cách trực tiếp để thực hiện vai trò người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, có điềukiện biến những ý chí, nguyện vọng của mình thành hiện thực nhằm xây dựng đất nước giàumạnh

- Ngoài ra, người lao động có thể tham gia gián tiếp vào hoạt động của các cơ quan nhà nướcthông qua việc thực hiện quyền lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay mặt mình vào cơ quanquyền lực nhà nước ở trung ương hay địa phương Ðây là hình thức tham gia rộng rãi nhất củanhân dân vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước

* Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội

- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân lao động tham gia tích cực vào hoạt động củacác tổ chức xã hội Các tổ chức xã hội là công cụ đắc lực của nhân dân lao động trong việcthực hiện quyền tham gia vào quản lý hành chính nhà nước Thông qua các hoạt động của các

tổ chức xã hội, vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân lao động được phát huy Ðây là mộthình thức hoạt động có ý nghĩa đối với việc bảo đảm dân chủ và mở rộng nền dân chủ ở nướcta

2 Tham gia trực tiếp

* Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở

- Ðây là hoạt động do chính nhân dân lao động tự thực hiện, các hoạt động này gần gủi và thiếtthực đối với cuộc sống của người dân như hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môitrường, Những hoạt động này xảy ra ở nơi cư trú, làm việc, sinh hoạt nên mang tính chất tựquản của nhân dân

- Thông qua những hoạt động mang tính chất tự quản này người lao động là những chủ thểtham gia tích cực nhất, quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của họ được tôn trọng

và bảo đảm thực hiện

* Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước

- Ðiều 53-Hiến pháp 1992 quy định công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội,tham gia thảo luận những vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhànước, các tổ chức xã hội hay chính người dân trực tiếp thực hiện

- Kiểm tra các cơ quan quản lý nhà nước

Trang 17

- Tham gia trực tiếp với tư cách là thanh viên không chuyên trách trong hoạt động cơ quanquản lý, các cơ quan xã hội.

- Tham gia với tư cách là thành viên của tập thể lao động trong việc giải quyết những vấn đềquan trọng của cơ quan

Việc trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhànước là một hình thức có ý nghĩa quan trọng để nhân dân lao động phát huy vai trò làm chủcủa mình

Ðây là nguyên tắc được nhà nước ta thừa nhận và bảo đảm thực hiện Nguyên tắc này thể hiệnbản chất dân chủ sâu sắc giữ vai trò quan trọng thiết yếu trong quản lý hành chính nhà nước.Nhân dân không chỉ có quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước;thực hiện khiếu nại tố cáo nếu cho rắng cán bộ hành chính nhà nước vi phạm quyền lợi của họhoặc thực hiện không đúng đắn, mà còn có quyền tự mình tham gia vào hoạt động quản lý nhànước, trực tiếp thể hiện quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động Ðiều này này khẳng định vaitrò hết sức đặc biệt của nhân dân lao động trong quản lý hành chính nhà nước, đồng thời xácđịnh những nhiệm vụ mà nhà nước phải thực hiện trong việc đảm bảo những điều kiện cơ bản

để nhân dân lao động được tham gia vào quản lý hành chính nhà nước Ðiểm thú vị về mặt lýluận của nguyên tắc vì vậy chỉ có ý nghĩa khi được bảo đảm thực hiện trên thực tế Có thể mởrộng, tăng cường quyền của công dân trong hoạt động quản lý, nhưng không được phép hạnchế, thu hẹp những gì mà Hiến pháp đã định

3 Nguyên tắc tập trung dân chủ

a) Cơ sở pháp lý

Ðây là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của nhà nước ta nên việc thực hiện quản

lý hành chính nhà nước phải tuân theo nguyên tắc này Ðiều 6-Hiến pháp 1992 quy định :Quốchội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo

nguyên tắc tập trung dân chủ.

b) Nội dung nguyên tắc

Nguyên tắc tập trung dân chủ bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ, vừađảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnhđạo tập trung

¨ Tuy nhiên, đây không phải là sự tập trung toàn diện và tuyệt đối, mà chỉ đối với những vấn

đề cơ bản, chính yếu nhất, bản chất nhất Sự tập trung đó bảo đảm cho cơ quan cấp dưới, cơ quan địa phương có cơ sở và khả năng thực hiện quyết định của trung ương; đồng thời, căn cứ

trên điều kiện thực tế của mình, có thể chủ động sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề củađịa phương và cơ sở Cả hai yếu tố này vì thế phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ Chúng cómối quan hệ qua lại, phụ thuộc và thúc đẩy nhau cùng phát triển trong quản lý hành chính nhànước

¨ Tập trung dân chủ thể hiện quan hệ trực thuộc, chịu trách nhiệm và báo cáo của cơ quan quản lý trước cơ quan dân chủ ; phân định chức năng, thẩm quyền giữa cơ quan quản lý các cấp, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung của cấp trên của trung ương và quyền chủ động của cấp

dưới Ngoài ra, đó là hệ thống "song trùng trực thuộc" của nhiều cơ quan quản lý, bảo đảm sựkết hợp tốt nhất sự lãnh đạo tập trung theo ngành với quyền quản lý tổng thể của địa phương

¨ Có sự phân cấp rành mạch Quyền lực nhà nước không phải được ban phát từ cấp trên xuống

cấp dưới Sự phân quyền cho từng cấp là cần thiết nhưng phải đồng thời được kết hợp với việcxác định vai trò của từng cấp hành chính: trung ương, tỉnh, huyện, xã Từ khi ra đời, mỗi cấp

đã có "sứ mệnh lịch sử" và vai trò quản lý hành chính nhà nước riêng, đặc thù Có những chứcnăng được thực hiện ở cấp dưới lại có hiệu quả hơn cấp trên, hoặc có những chức năng tất yếuphải được thực hiện ở cấp cơ sở Hương ước làng xã là một ví dụ Hương ước không thể được

Trang 18

"lập ra" ở cấp huyện, cấp mà có thể có rất nhiều làng xã với những tập quán và lối sống khácnhau Từ đó, nguyên tắc tập trung dân chủ được biểu hiện cụ thể như sau:

- Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp Ðiều 6-Hiến pháp 1992 quy định : Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội

và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Như vậy, Hiến pháp quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụngquyền lực nhà nước thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước do chính họ bầu ra để thay mặtmình trực tiếp thực hiện những quyền lực đó Ðể thực hiện chức năng quản lý hành chính nhànước, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và nó luôn có sự phụ thuộc vàocác cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp

+ Các cơ quan quyền lực nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành lập, thayđổi, bãi bỏ các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp

+ Trong hoạt động, các cơ quan hành chính nhà nước luôn chịu sự chỉ đạo, giám sát của cơquan quyền lực nhà nước và chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình với cơ quan quyềnlực nhà nước cùng cấp

Tất cả sự phụ thuộc này nhằm mục đích bảo đảm cho hoạt động của hệ thống cơ quan hànhchính nhà nước, phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động, bảo đảm sựtập trung quyền lực vào cơ quan quyền lực-cơ quan do dân bầu và chịu trách nhiệm trước nhândân

- Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, của địa phương đối với trung ương.

Nhờ có sự phục tùng này cấp trên và trung ương mới tập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo,giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương, nếu không có sự phục tùng sẽ xảy ra tìnhtrạng cục bộ địa phương, tùy tiện, vô chính phủ

+ Sự phục tùng ở đây là sự phục tùng mệnh lệnh hợp pháp trên cơ sở quy định của pháp luật.+ Mặt khác, trung ương cũng phải tôn trọng ý kiến của cấp dưới, địa phương về công tác tổchức, hoạt động và về các vấn đề khác của quản lý hành chính nhà nước

+ Phải tạo điều kiện để cấp dưới, địa phương phát huy sự chủ động, sáng tạo nhằm hoàn thànhtốt nhiệm vụ được giao, nhằm chủ động thực hiện được "thẩm quyền cấp mình" Có như thếmới khắc phục tình trạng quan liêu, áp đặt ý chí, làm mất đi tính chủ động sáng tạo của địaphương, cấp dưới

- Sự phân cấp quản lý.

Là sự phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước.Mỗi cấp quản lý có những mục tiêu, nhiệm vụ, thẩm quyền và những phương thức cần thiết đểthực hiện một cách tốt nhất những mục tiêu, nhiệm vụ của cấp mình

Phân cấp quản lý là một biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ Tuy nhiên, việc phân cấpphải đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Phải xác định quyền quyết định của trung ương đối với những lĩnh vực then chốt, những vấn

đề có ý nghĩa chiến lược để đảm bảo sự phát triển cân đối hài hòa của toàn xã hội, bảo đảm sựquản lý tập trung và thống nhất của nhà nước trong phạm vi toàn quốc

+ Phải mạnh dạn phân quyền cho địa phương, các đơn vị cơ sở để phát huy tính chủ động sángtạo trong quản lý, tích cực phát huy sức người, sức của, đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đờisống nhằm hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao phó

+ Phải phân cấp quản lý cụ thể, hợp lý trên cơ sở quy định của pháp luật Hạn chế tình trạngcấp trên gom quá nhiều việc, khi không làm xuể công việc ấy thì giao lại cho cấp dưới Phâncấp quản lý phải xác định chức năng cơ quan Mỗi loại việc chỉ được thực hiện bởi một cấp cơquan, hoặc một vài cấp cơ quan Cấp trên không phải lúc nào cũng thực hiện được một số chứcnăng một cách có hiệu quả như cấp dưới

Trang 19

- Sự hướng về cơ sở

Hướng về cơ sở là việc các cơ quan hành chính nhà nước mở rộng dân chủ trên cơ sở quản lýtập trung đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống các đơn vị kinh tế, văn hóa xã hội trực thuộc.Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi tạo ra của cải vật chất trực tiếp phục

vụ đời sống nhân dân Vì thế nhà nước cần có các chính sách quản lý thống nhất và chặt chẽ,cung cấp và giúp đỡ về vật chất nhằm tạo điều kiện để đơn vị cơ sở hoạt động có hiệu quả Cónhư vậy hoạt động của các đơn vị này mới phát triển một cách mạnh mẽ theo đúng định hướng

xã hội chủ nghĩa Ðây cũng chính là việc thực hiện "dân là gốc" trong hoạt động quản lý hànhchính nhà nước

- Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc songtrùng trực thuộc Ðối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung một mặt phụ thuộc vào cơquan quyền lực nhà nước cùng cấp, mặt khác phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước cấptrên

Ví dụ: UBND Tỉnh A một mặt chịu sự chỉ đạo của HÐND Tỉnh A theo chiều ngang, một mặtchịu sự chỉ đạo của Chính phủ theo chiều dọc

Ðối với cơ quan chuyên môn, một mặt phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩmquyền chung cùng cấp, mặt khác nó phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩmquyền chuyên môn cấp trên trực tiếp

Ví dụ: Sở Tư pháp Tỉnh B, một mặt phụ thuộc vào UBND Tỉnh B, mặt khác phụ thuộc vào Bộ

Tư pháp

Nguyên tắc song trùng trực thuộc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bảo đảm sựthống nhất giữa lợi ích chung của nhà nước với lợi ích của địa phương, giữa lợi ích ngành vớilợi ích của lãnh thổ

4 Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc

a) Cơ sở pháp lý

Việt Nam là nước có nhiều dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Các dân tộc đều có quyềnbình đẳng với nhau trong mọi lĩnh vực "Nhà nước CH XHCN Việt nam là nhà nước thống

nhất của các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt nam

Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc" (Ðiều 5- Hiến pháp 1992)

b) Nội dung nguyên tắc

- Trong công tác lãnh đạo và sử dụng cán bộ:

Nhà nước ưu tiên đối với con em các dân tộc ít người, thực hiện chính sách khuyến khích vềvật chất, tinh thần để họ học tập Số cán bộ nhà nước là người dân tộc ít người cũng chiếm một

số lượng nhất định trong cơ quan nhà nước, tạo điều kiện cho người dân tộc ít người cùng thamgia quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của họ và các vấn đềquan trọng khác của đất nước

- Trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội

+ Nhà nước chú ý tới việc đầu tư xây dựng công trình quan trọng về kinh tế, quốc phòng ở cácvùng dân tộc ít người, một mặt khai thác những tiềm năng kinh tế, xóa bỏ sự chênh lệch giữacác vùng trong đất nước, đảm bảo nâng cao đời sống vật chất tinh thần của các dân tộc ítngười

+ Nhà nước có những chính sách đúng đắn đối với người đi xây dựng vùng kinh tế mới, tổchức phân bố lại lao động một cách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi để cácdân tộc ít ngườinâng cao về mọi mặt

- Những ưu tiên cho các dân tộc ít người là sự cần thiết không thể phủ nhận nhằm bù đắpphần nào cho việc thiếu thốn điều kiện, đồng thời để tất cả các dân tộc có thể đủ điều kiên để

Trang 20

vươn lên trong xã hội Tuy nhiên, sự ưu tiên chính sách sẽ mất đi tác dụng nếu vượt khỏiphạm vi khuyến khích, động viên Nếu sự ưu tiên quá lớn, chắc chắn sẽ dẫn đến việc cùngmột vị trí giống nhau, nhưng hai khả năng không tương đồng nhau Ðiều này sẽ dẫn đếnnhững khó khăn nhất định trong công việc chung cũng như cho chính bản thân người được

pháp chế xã hội chủ nghĩa" (Ðiều 12- Hiến pháp 1992)

b) Nội dung nguyên tắc

Biểu hiện của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước nhưsau:

1 Trong lĩnh vực lập quy

Khi ban hành quy phạm pháp luật thuộc phạm vi thẩm quyền của mình, các cơ quan hànhchính nhà nước phải tôn trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa, phải tôn trọng vị trí cao nhấtcủa hiến pháp và luật, nội dung văn bản pháp luật ban hành không được trái với hiến pháp vàvăn bản luật, chỉ được ban hành những văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền

và hình thức, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định

2 Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật

Việc áp dụng quy phạm pháp luật phải tuân theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tức làphải phù hợp với yêu cầu của luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác, phải thiết lập tráchnhiệm pháp lý đối với các chủ thể áp dụng quy phạm pháp luật, mọi vi phạm phải xử lý theopháp luật, áp dụng pháp luật phải đúng nội dung, thẩm quyền và phải tôn trọng những văn bảnquy phạm pháp luật do chính cơ quan ấy ban hành

3 Trong lĩnh vực tổ chức

Ðể đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước đòi hỏi việc thực hiện pháp chế phảitrở thành chức năng quan trọng của mọi cơ quan quản lý và ngay trong bộ máy quản lý cũngphải có những tổ chức chuyên môn thực hiện chức năng này Vi phạm nguyên tắc pháp chế xãhội chủ nghĩa trong lĩnh vực tổ chức là vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắcnhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước, vi phạm mối quan hệgiữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau

4 Trong việc quản lý nói chung

Mở rộng, bảo đảm các quyền dân chủ của công dân Mọi quyết định hành chính và hành vihành chính đều phải dựa trên quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trực tiếp hoặc gián tiếp.Ngược lại, việc hạn chế quyền công dân chỉ được áp dụng trên cơ sở hiến định

5 Phải chịu trách nhiệm trước xã hội và pháp luật

Các chủ thể quản lý hành chính nhà nước phải chịu trách nhiệm do những sai phạm của mìnhtrong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, xâm phạm đến lợi ích tới quyền và lợi ích hợppháp của công dân và phải bồi thường cho công dân Chính vì vậy, hoạt động quản lý gắn liềnvới một chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt đối với một chủ thể quản lý Chế độ trách nhiệm ấythông qua pháp luật và các hệ thống kỷ luật nhà nước Cụ thể hơn, yêu cầu của quản lý đặtdưới sự thanh tra, kiểm tra giám sát và tài phán hành chính để pháp chế được tuân thủ thốngnhất, mọi vi phạm đều bị phát hiện và xử lý theo đúng pháp luật Sự kiểm tra và giám sát ấy,trước hết phải được bảo đảm thực hiện chính từ chủ thể quản lý Tự kiểm tra với tư cách tổ

Trang 21

chức chuyên môn vì thế cũng rất cần thiết như sự kiểm tra, giám sát từ phía các cơ qaun nhànước tương ứng, các tổ chức xã hội và công dân.

B Các nguyên tắc tổ chức -kỹ thuật

1 Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa giới hành chính.

Ngành là một phạm trù chỉ tổng thể những đơn vị, tổ chức sản xuất, kinh doanh có cùng một

cơ cấu kinh tế-kỹ thuật hay các tổ chức, đơn vị hoạt động với cùng một mục đích giống nhau

Có sự phân chia các hoạt động theo ngành tất yếu dẫn đến việc thực hiện hoạt động quản lýtheo ngành

Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý ở các đơn vị, các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội có

cùng cơ cấu kinh tế-kỹ thuật hay hoạt động với cùng một mục đích giống nhau nhằm làm chohoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng đượcyêu cầu của nhà nước và xã hội Hoạt động quản lý theo ngành được thực hiện với hình thức,qui mô khác nhau, có thể trên phạm vi toàn quốc, trên từng địa hay một vùng lãnh thổ

Quản lý theo địa giới hành chính là quản lý trên một phạm vi địa bàn nhất định theo sự phânvạch địa giới hành chính của nhà nước Quản lý theo địa giới hành chính ở nước ta được thựchiện ở bốn cấp:

- Cấp Trung ương (cấp nhà nước)

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

- Xã, phường, thị trấn

Nội dung của hoạt động quản lý theo địa giới hành chính gồm đề ra các chủ trương, chínhsách, có quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên một phạm vi toàn lãnh thổ Bắtđầu từ qui hoạch xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng cho sản xuất, đời sống dân cư sống vàlàm việc trên lãnh thổ Tiếp đó, có sự tổ chức điều hòa phối hợp sự hợp tác, quản lý thống nhất

về khoa học công nghệ, liên kết, liên doanh các đơn vị kinh tế, văn hóa, xã hội trên lãnh thổ Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, quản lý theo ngành luôn được kết hợp chặt chẽvới quản lý theo địa giới hành chính Ðây chính là sự phối hợp giữa quản lý theo chiều dọc củacác Bộ với quản lý theo chiều ngang của chính quyền địa phương theo sự phân công tráchnhiệm và phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp Sự kết hợp này là một nguyên tắc cơ bảntrong quản lý hành chính nhà nước, mang tính cần thiết, khách quan Nội dung của quản lýtheo điạ giới hành chính:

+ Xây dựng qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trên lãnh thổ, nhằm xây dựng cơcấu kinh tế có hiệu quả từ trung ương tới địa phương

+ Qui hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng cho sản xuất và đời sống dân cư sống và làm việc trênmột địa giới hành chính Ðầu tư kinh tế luôn được khuyến khích và chù ý trong quá trình lập

dự án hạ tầng Tuy nhiên, phải có kế hoạch và định hướng, tránh tình trạng "đầu tư đi trước,qui hoạch theo sau", làm sự phát triển và an cư bị xáo trộn, gây mất cân bằng trong quản lýkinh tế-xã hội

+ Tổ chức điều hoà, phối hợp, hợp tác liên doanh giữa các đơn vị kinh tế trực thuộc Trungương về những mặt có liên quan đến linh tế- xã hội trên địa bàn lãnh thổ; bảo đảm cho các điềukiện ở địa phương phục vụ cho phương hướng phát triển của trung ương, và đa dạng hoá cáckhả năng, ngành nghề phát triển

+ Tổ chức, chăm lo đời sống nhân dân trên một địa bàn lãnh thổ, không kể các nhân, tổ chức

đó do Trung ương hay địa phương quản lý Mặt khác, bảo đảm sự chấp hành pháp luật chínhsách của địa phương, không trái với Trung ương

2 Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng

Khi thực hiện hoạt động quản lý ngành đòi hỏi các chủ thể quản lý phải thực hiện rất nhiềuviệc chuyên môn khác nhau như lập quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, quản lý thực hiện

Trang 22

các khoản thu chi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật Do khối lượng công việc quản

lý ngày càng nhiều và mang tính chất phức tạp nên đòi hỏi tính chyên môn hóa cao, vì thế nhucầu quản lý theo chức năng luôn được đặt ra

Quản lý theo chức năng là quản lý theo từng lĩnh vực chuyên môn nhất định của hoạt động

quản lý hành chính nhà nước Cơ quan quản lý theo chức năng là cơ quan quản lý một lĩnh vựcchuyên môn hay một nhóm các lĩnh vực chuyên môn có liên quan với nhau

Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng nhằm đảm bảo việc thực hiện có hiệuquả từng chức năng quản lý riêng biệt của các đơn vị, tổ chức trong ngành, đồng thời bảo đảmmối quan hệ liên ngành, làm cho toàn bộ hoạt động của hệ thống ngành được phối hợp chặtchẽ, có hiệu quả

Ví dụ: Trong lĩnh vực xây dựng, có sự kết hợp giữa Bộ Xây dựng, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ

Giao thông vân tải Trong đó, Bộ Xây dựng có vai trò trung tâm, kết hợp với các bộ và các cơquan hữu quan lập nên các dự án qui hoạch xây dựng tương ứng

Theo quy định của pháp luật, hệ thống các cơ quan chuyên môn được hình thành để thực hiệnviệc quản lý theo chức năng Theo hệ thống dọc có bộ, sở, phòng, ban chuyên môn quản lýchức năng, chịu sự quản lý của cơ quan quản lý theo chức năng có thẩm quyền ở cấp trên.Nguyên tắc này thể hiện quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan quản lý theo chức năng trong việcthực hiện các hoạt động quản lý hành chính nhà nước Cụ thể:

- Các cơ quan quản lý theo chức năng có quyền ban hành các quy phạm pháp luật, các mệnhlệnh cụ thể liên quan đến chức năng quản lý của mình theo quy định của pháp luật, có tính chấtbắt buộc thực hiện đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành

- Các cơ quan quản lý theo chức năng kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chủ trương domình đề ra, xử lý hay đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm các chính sách, chủtrương đó theo quy định của pháp luật

Có thể nói nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng là một nguyêntắc có tầm quan trọng rất lớn trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, nó giúp cho hoạtđộng của bộ máy hành chính nhà nước có sự đồng bộ và thống nhất với nhau Nếu thiếu sự liênkết này, hoạt động của ngành trở nên thiếu đồng bộ, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả củahoạt động quản lý hành chính nhà nước

3 Phân định chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh.

Theo Hiến pháp 1992 nước CHXHCN Việt nam, nền kinh tế nước ta là "nền kinh tế hàng hoánhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN"(Ðiều 15) Liên quan đến chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, có các vấn đề sau:

1 + Tuy nắm quyền sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu, nhà nước không phải là người trựctiếp kinh doanh Các cơ quan nhà nước định ra chiến lược, qui hoạch và định hướng kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý có cơ sở pháp lý ổn định vững chắc Các tổ chứckinh doanh có nhiệm vụ chấp hành và cụ thể hoá chiến lược và kế hoạch kinh tế- xã hội củanhà nước, thực hiện cơ chế kinh doanh, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước, chịu sự kiểm tra,giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

2 + Nhà nước có chức năng tổ chức và điều chỉnh nền kinh tế quốc dân bằng những biện pháp

vĩ mô: thông qua các biện pháp kinh tế, hành chính, tạo khung cho cạnh tranh lành mạnh trongsản xuất kinh doanh Các tổ chức kinh doanh trực tiếp thực hiện kinh doanh như: xây dựng,vận tải, ngân hàng trong phạm vi vĩ mô, nhằm tạo nhiều của cải vật chất thiết yếu cho xã hội,tránh sự độc quyền của tư nhân, có thể ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế quốc dân

3 + Khác với các mối quan hệ trong hoạt động chấp hành điều hành, các quan hệ trong hoạtđộng kinh doanh của các tổ chức kinh doanh được điều chỉnh bình đẳng theo quan hệ pháp luậtdân sự, luật thương mại

Trang 23

4 + Nếu các cơ quan nhà nước hoạt động bằng ngân sách nhà nước, thì các tổ chức kinh doanh

là những tổ chức độc lập tự chủ về tài chính, tự cấp vốn và hạch toán kinh tế

5 + Việc quản lý trong hành lang pháp lý chặt chẽ thông qua các cơ quan quản lý hành chínhnhà nước sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế thuận lợi, thông thoáng, tự chủ và đạt hiệuquả cao

CÂU HỎI

1 Thế nào là nguyên tắc? Giải thích các đặc điểm của hệ thống các nguyên tắc?

2 Tại sao việc quản lý hành chính nhà nước phải tuân thủ hệ thống các nguyên tắc quản lýhành chính nhà nước? Theo anh (chị), nguyên tắc nào là quan trọng nhất trong hệ thống cácnguyên tắc trên? Giải thích tại sao?

Bài 3:

QUY PHẠM VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

I QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

1 Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính.

2 Nội dung của quy phạm pháp luật hành chính.

3 Phân loại quy phạm pháp luật hành chính.

4 Hiệu lực và vấn đề thực hiện quy phạm pháp luật hành chính.

II QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

1 Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính.

2 Cấu thành của quan hệ pháp luật hành chính.

3 Phân loại quan hệ pháp luật hành chính.

I QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH.

1 Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính

a) Khái niệm

Trước hết, qui phạm được hiểu là điều qui định chặt chẽ phải tuân theo Trong đời sống hàngngày, ta vẫn thường gặp những khái niệm như qui phạm đạo đức, qui phạm pháp luật Tuynhiên, khác với qui phạm đạo đức, qui phạm pháp luật được ban hành bởi nhà nước và mangtính cưỡng chế nhà nước Ðể thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội, các cơquan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh hoạtđộng quản lý hành chính nhà nước Các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý hànhchính nhà nước chính là quy phạm pháp luật hành chính

Như vậy, quy phạm pháp luật hành chính là các quy tắc xử sự chung do cơ quan Nhà nước, các cán bộ nhà nước có thẩm quyền ban hành, chủ yếu điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước (hay còn gọi là hoạt động chấp hành - điều hành của Nhà nước) có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với những đối tượng có liên quan.

b) Ðặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính

Qua khái niệm trên cho thấy quy phạm pháp luật hành chính là một trong những dạng quyphạm pháp luật và nó có những đặc điểm sau:

1 Là qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung Giống như các qui phạm pháp luật khác, qui

phạm pháp luật hành chính có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng có liên quan và

được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế nhà nước Những qui phạm này xác định hành vi của cacù đối tượng có liên quan: được làm gì, không được làm gi và làm như thế nào Các qui

tắc xử sự này được ban hành theo thủ tục, trình tự chắt chẽ theo pháp luật Khi có một quan hệpháp luật hành chính cụ thể tương ứng phát sinh, qui tắc xử sự chung trên sẽ là căn cứ để ra

Trang 24

văn bản áp dụng Tuy vậy, dù có hay chưa có văn bản áp dụng, qui phạm pháp luật trên vẫn tồntại và không mất đi giá trị pháp lý trừ khi hết hiệu lực.

2 Ðược ban hành bởi những cơ quan nhà nước và cán bộ nhà nước có thẩm quyền ở các cấp

khác nhau với, mục đích cụ thể hóa các quy phạm pháp luật hành chính của các cơ quan quyềnlực nhà nước và các cơ quan nhà nước cấp trên Vì các văn bản pháp luật do các cơ quan quyềnlực nhà nước ban hành trong lĩnh vực quản lý hành chính mới chỉ quy định một cách chungnhất nên chúng đòi hỏi phải được cụ thể hóa trong từng lĩnh vực của quản lý hành chính

Ví dụ: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được Uớy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày

6/7/1995 quy định một cách chung nhất về vấn đề xử lý vi phạm hành chính Dựa trên nhữngquy định chung này, Chính phủ ban hành một loạt các văn bản quy phạm pháp luật hành chínhquy định cụ thể về xử lý vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực khác nhau, đó là các Nghịđịnh số 87, 88/CP ngày 12/12/1995 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vănhóa-xã hội; Nghị định số 01/CP ngày 3/1/1996 quy định về xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực thương mại v.v

3 Tính thống nhất: mặc dù quy phạm pháp luật hành chính được ban hành bởi những cơ quan khác nhau, có hiệu lực pháp lý cũng như phạm vi thi hành khác nhau nhưng về cơ bản chúng

hợp thành một hệ thống thống nhất Tính thống nhất của các quy phạm pháp luật hành chínhđược bảo đảm bởi hệ thống các nguyên tắc trong luật hành chính, đặc biệt là nguyên tắc phápchế xã hội chủ nghĩa và nguyên tắc tập trung dân chủ Những nguyên tắc này đòi hỏi:

+ Các quy phạm pháp luật hành chính do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành phải phùhợp với Hiến pháp, Nghị quyết và Pháp lệnh của các cơ quan quyền lực nhà nước

+ Những quy phạm pháp luật hành chính do các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyềnchuyên môn ban hành phải phù hợp với những quy phạm pháp luật hành chính do cơ quanhành chính nhà nước có thẩm quyền chung ban hành

+ Các quy phạm pháp luật hành chính phải được ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thứcpháp luật đã quy định

+ Việc ban hành các quy phạm pháp luật hành chính của cơ quan cấp dưới đòi hỏi phải phùhợp với những quy phạm pháp luật hành chính do cấp trên ban hành

+ Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan địa phương ban hành để thi hành ở địaphương phải phù hợp với quy phạm pháp luật hành chính do các cơ quan ở trung ương banhành để thi hành trong cả nước

4 Những qui phạm pháp luật hành chính ban hành chủ yếu điều chỉnh những quan hệ xã hội

phát sinh trong lĩnh vực hành chính nhà nước Ðiều này đồng nghĩa với sẽ có những văn bản thứ yếu phát sinh trong lĩnh vực khác của nhà nước Thật vậy, ngoài việc xác định thẩm quyền

của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực lao động, luật hành chính đồng thời điềuchỉnh những quan hệ xã hội liên quan đến việc tổ chức quá trình lao động và chế độ công vụ

5 Các quy phạm pháp luật hành chính được đặt ra, sửa đổi hay bãi bỏ trên cơ sở những quy luật phát triển khách quan của xã hội và những đặc điểm cụ thể trong từng giai đoạn Hiện nay, qui phạm pháp luật Hành chính là tổng hợp các qui phạm về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực tương ứng với cáclĩnh vực quản lý của đời sống xã hội Vì vậy, qui phạm pháp luật

hành chính hiện tại được ban hành bởi khá nhiều cơ quan, có hiệu lực pháp lý khác nhau và thihành khác nhau, cũng như tính ổn định các văn bản này không cao Tuy nhiên, đây không phải

là bản chất của qui phạm pháp luật hành chính Tuy tính đa dạng về văn bảncác cấp gắn liềnvới qui phạm hành chính, nhưng về lâu dài sẽ phải có một Bộ Luật hành chính hoặc Luật hànhchính thống nhất điều chỉnh các mối quan hệ chung nhất chứa đựng một cách có hệ thống hơncác qui phạm pháp luật hành chính

2 Nội dung của quy phạm pháp luật hành chính

Các quy phạm pháp luật hành chính có thể có những nội dung cơ bản sau:

Trang 25

- Quy phạm pháp luật hành chính quy định địa vị pháp lý của các bên tham gia quan hệ quản lýhành chính nhà nước tức là xác định quyền và nghĩa vụ cũng như mối liên hệ chủ yếu giữa cácbên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước Ðiều này liên quan trực tiếp tới bản thânquan hệ pháp luật hành chính cụ thể Ta có các trường hợp sau:

+ QPPL hành chính trong quan hệ pháp luật hành chính công: chủ thể có thẩm quyền hànhchính nhà nước- chủ thể có thẩm quyền hành chính nhà nước

+ QPPL hành chính trong quan hệ pháp luật hành chính tư: chủ thể có thẩm quyền hành chínhnhà nước- chủ thể không có thẩm quyền hành chính nhà nước hoặc tham gia không với tư cáchchủ thể có thẩm quyền hành chính nhà nước

- Quy phạm pháp luật hành chính xác định những thủ tục, trình tự cần thiết cho việc thưc hiệnquyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính và một số quan hệ phápluật khác như quan hệ pháp luật lao động, tài chính, đất đai

- Quy phạm pháp luật hành chính xác định các biện pháp khen thưởng và các biện pháp cưỡngchế hành chính đối với các đối tượng quản lý

3 Phân loại quy phạm pháp luật hành chính

Ðể phân loại các quy phạm pháp luật hành chính có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau Tuynhiên, trong giới hạn của chương trình học ta chỉ phân loại dựa trên một số tiêu chí chủ yếu.Các tiêu chí đó là các căn cứ về nội dung pháp lý, về tính chất của những quan hệ được quyphạm pháp luật hành chính điều chỉnh, về thời gian áp dụng, cơ quan ban hành cũng như căn

cứ vào phạm vi hiệu lực pháp lý của các quy phạm hành chính

a) Căn cứ vào nội dung pháp lý của quy phạm pháp luật hành chính ta có ba loại quy phạm:+ Quy phạm đặt nghĩa vụ: là quy phạm buộc các đối tượng có liên quan phải thực hiện nhữnghành vi nhất định

+ Quy phạm trao quyền: là quy phạm trao quyền cho các đối tượng có liên quan quyền thựchiện những hành vi nhất định Qui phạm trao quyền được thể hiện rõ trong quan hệ pháp luậthành chính công khi cấp trên ban hành qui phạm trao quyền cho cấp dưới

+ Quy phạm ngăn cấm: là quy phạm buộc các đối tượng có liên quan tránh thực hiện nhữnghành vi nhất định

b) Căn cứ vào tính chất của những quan hệ được điều chỉnh ta có hai loại quy phạm:

+ Quy phạm nội dung: là quy phạm quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệquản lý hành chính nhà nước

+ Quy phạm thủ tục: là quy phạm quy định trình tự thủ tục mà các bên phải tuân theo trong khithực hiện quyền và nghĩa vụ của mình

c) Căn cứ vào cơ quan ban hành ta có các quy phạm sau:

+ Những quy phạm do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành.

+ Những quy phạm do Chủ tịch nước ban hành.

+ Những quy phạm do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểmsát nhân dân tối cao ban hành

+ Những quy phạm do cơ quan hành chính nhà nước ban hành.

+ Những quy phạm do các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị-xã hội phối hợp ban hành.

Lưu ý rằng qui phạm pháp luật hành chính không chỉ được ban hành bởi cơ quan hành chínhnhà nước, mà cả các cơ quan khác trong hệ thống cơ quan nhà nước

Ví dụ: Quốc hội (hệ thống cơ quan dân cử), Hội đồng thẩm phán TAND tối cao (hệ thống cơquan tư pháp)

Tuy nhiên, tất cả các văn bản của các tổ chức xã hội với tư cách độc lập của tổ chức xã hội đó,trong mọi trường hợp, không được xem là văn bản QPPL hành chính

Ví dụ: Văn kiện của Ðảng Cộng sản Việt nam có tính chất chỉ đạo cho hoạt động quản lý hànhchính nhà nước, nhưng hoàn toàn không phải là văn bản QPPL hành chính

Trang 26

d) Căn cứ vào thời gian áp dụng chúng ta có ba loại quy phạm, đó là: quy phạm áp dụng lâudài, quy phạm áp dụng có thời hạn và những quy phạm tạm thời.

+ Quy phạm áp dụng lâu dài: là quy phạm mà trong văn bản ban hành chúng không ghi thờihạn áp dụng, do vậy, chúng chỉ hết hiệu lực khi cơ quan có thẩm quyền tuyên bố bãi bỏ haythay thế chúng bằng những quy phạm khác

+ Quy phạm áp dụng có thời hạn: là những quy phạm mà trong văn bản ban hành chúng có ghithời hạn áp dụng Thường là những quy phạm được ban hành để điều chỉnh những quan hệ xãhội phát sinh trong tình huống đặc biệt, khi tình huống này không còn thì quy phạm cũng hếthiệu lực

Ví dụ: Quyết định về 5 biện pháp phòng chống lũ của tỉnh Cần thơ năm 2001, chỉ áp dụng choviệc phòng chống mùa lũ của năm 2001 của tỉnh Cần thơ

+ Quy phạm tạm thời: là những quy phạm được ban hành để áp dụng thử Nếu sau thời gian ápdụng thử mà xét thấy nó phù hợp thì sẽ ban hành chính thức Có những trường hợp được banhành thí điểm, áp dụng giới hạn ở một số địa phương nhất định Sau một thời gian đánh giáhiệu quả hoạt động trên thực tế, sẽ ban hành đồng loạt

Ví dụ: Văn bản QPPL về xoá đói giảm nghèo ở TP HCM, về thí điểm thực hiện một cửa mộtdấu ở TP HCM

e) Căn cứ vào phạm vi hiệu lực pháp lý ta có hai loại sau:

+ Quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực trên phạm vi cả nước

+ Quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực pháp lý ở từng địa phương

Việc phân loại này sẽ được phân tích cụ thể trong phần sau về hiệu lực của QPPL hành chính

4 Hiệu lực và vấn đề thực hiện quy phạm pháp luật hành chính

a/ Hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính

Quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực về thời gian và không gian

· Hiệu lực về thời gian

- Ðối với những quy phạm pháp luật hành chính được quy định trong văn bản luật, nghị quyếtcủa Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày

Chủ tịch nước ký lệnh công bố (trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác).

Ví dụ: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày06/07/1995, có qui định văn bản pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01/08/1995

- Ðối với những quy phạm pháp luật hành chính được quy định trong văn bản pháp luật củaChủ tịch nước (lệnh, quyết nghị) thì có hiệu lực kể từ ngày đăng công báo (trừ trường hợp vănbản đó quy định ngày có hiệu lực khác)

- Ðối với quy phạm hành chính được quy định trong văn bản pháp luật của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thì cóhiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký

- Quy phạm pháp luật hành chính hết hiệu lực khi đã hết thời hạn có hiệu lực được quy địnhtrong văn bản đó hay được thay thế bằng một văn bản mới của chính cơ quan đã ban hành vănbản đó hoặc bị hủy bỏ, bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Qui phạm pháp luật hành chính của UBND các cấp có hiệu lực kể từ ngày kí trừ trường hợp

có qui định có hiệu lực về sau trong văn bản QPPL

· Hiệu lực về không gian

- Ðối với những quy phạm pháp luật hành chính do các cơ quan nhà nước ở trung ương banhành thì có hiệu lực trong phạm vi cả nước (trừ trường hợp có quy định khác, ví dụ quản lýkhu vực biên giới, vùng đặc khu kinh tế)

Ví dụ: Nghị quyết của Quốc hội thì có hiệu lực pháp lý trên phạm vi cả nước.

- Ðối với những quy phạm pháp luật hành chính do Hội đồng nhân dân, Uớy ban nhân dân cáccấp ban hành thì có hiệu lực trong phạm vi từng địa phương nhất định

Trang 27

Ví dụ: Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Cần Thơ thì chỉ có hiệu lực pháp lý trên phạm

vi tỉnh Cần Thơ

- Quy phạm pháp luật hành chính cũng có hiệu lực pháp lý đối với các cơ quan, tổ chức vàngười nước ngoài ở Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật của Việt Nam hay điều ước quốc tế màViệt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác

b/ Việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính

Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính là việc dùng quy phạm pháp luật hành chính để tácđộng vào hành vi của các bên tham gia quan hệ quản lý nhà nước, được biểu hiện dưới hai hìnhthức là chấp hành và áp dụng quy phạm pháp luật hành chính

1 Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính: là việc các cơ quan, tổ chức và cá nhân làm theo đúng những yêu cầu của quy phạm pháp luật hành chính Các chủ thể của quan hệ pháp

luật hành chính thưc hiện hành vi chấp hành quy phạm pháp luật hành chính trong nhữngtrường hợp sau:

+ Khi thực hiện đúng các hành vi mà quy phạm pháp luật hành chính cho phép;

+ Khi thực hiện đúng các hành vi mà quy phạm pháp luật hành chính buộc phải thực hiện;+ Khi không thực hiện những hành vi mà quy phạm pháp luật hành chính cấm thực hiện

2 Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính: là việc cơ quan có thẩm quyền của nhà nước căn

cứ vào pháp luật hiện hành để giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lýhành chính nhà nước Việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính trực tiếp làm phát sinh,thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể- quan hệ pháp luật hành chính

tư Chúng liên quan trực tiếp tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vàoquan hệ quản lý hành chính nhà nước, đặc biệt là đối với tổ chức, công dân Do vậy, việc ápdụng quy phạm pháp luật hành chính phải tuân theo những yêu cầu sau:

+ Việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải tuân theo những yêu cầu của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và đảm bảo nhân dân lao động có điều kiện tham gia vào quản lý nhà nước theo Ðiều 12 và Ðiều 53 Hiến pháp 1992 Vì áp dụng quy phạm pháp luậỷt hành chính là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tất cả những vấn đề có

liên quan đến quyền lợi của các tổ chức, cá nhân

+ Việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể, vì vậy phải được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền của nhà nước và phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục, đúng thời hạn pháp luật

quy định, phải xem xét, giải quyết đúng hạn các yêu cầu nhận được, trả lời công khai, chínhthức về kết quả giải quyết cho các đối tượng có liên quan

Ví dụ: Ðiều 36 Luật khiếu nại tố cáo 02/12/98, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phải giải quyếtkhiếu nại, tố cáo trong thời hạn 30 ngày (nếu phức tạp, không quá 45 ngày)

+ Kết quả áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được thể hiện bằng văn bản của các

cơ quan nhà nước có thẩm quyền và việc áp dụng chỉ được coi là hoàn thành khi quyết định của cơ quan áp dụng pháp luật được chấp hành trong thực tế.

c./ Mối quan hệ giữa chấp hành và áp dụng quy phạm pháp luật hành chính

Chấp hành và áp dụng quy phạm pháp luật hành chính có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đượctiến hành song song trong thực tiễn cuộc sống Mối quan hệ này được thể hiện:

1 Chấp hành- áp dụng: Chấp hành là tiền đề, là cơ sở của áp dụng quy phạm pháp luật hành

chính, từ việc chấp hành quy phạm pháp luật hành chính dẫn đến áp dụng quy phạm pháp luậthành chính;

Ví dụ: công dân chấp hành các quy định về thuế của nhà nước, đã nộp thuế đầy đủ dẫn đến áp

dụng quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

2 Không chấp hành- áp dụng: Có trường hợp không chấp hành quy phạm pháp luật hành chínhdẫn đến việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính

Trang 28

Ví dụ: khơng chấp hành luật lệ giao thơng dẫn tới việc xử phạt vi phạm hành chính.

3 Aùp dụng- chấp hành: Trong nhiều trường hợp khác, áp dụng quy phạm pháp luật hànhchính lại là tiền đề, cơ sở của việc chấp hành quy phạm pháp luật hành chính

Ví dụ: Một cơ quan cấp giấy phép cho một đơn vị sản xuất thì việc cấp giấy phép là hành động

áp dụng quy phạm pháp luật hành chính, cịn việc khơng vi phạm những điều ghi trong giấyphép là hành động chấp hành quy phạm pháp luật hành chính Thế nhưng, nếu đơn vị đĩ khơngchấp hành thì tất yếu sẽ dẫn đến việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính

II QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH.

1 Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính

a./ Khái niệm

Quan hệ pháp luật hành chính là một dạng của quan hệ pháp luật Ðĩ là những quan hệ xã hộiphát sinh chủ yếu trong lĩnh vực chấp hành điều hành giữa một bên mang quyền lực nhà nước

cĩ chức năng quản lý hành chính nhà nước và một bên là đối tượng quản lý Các quan hệ nàyđược điều chỉnh bởi những quy phạm pháp luật hành chính Trong một quan hệ pháp luật hànhchính thì quyền của bên này sẽ là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Chúng rất phong phú và

đa dạng, phát sinh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Như vậy, quan hệ pháp luật hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chấp hành và điều hành của nhà nước được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật hành chính giữa những chủ thể mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.

b./Ðặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính.

Căn cứ vào những đặc trưng riêng của quan hệ pháp luật hành chính, ta thấy quan hệ pháp luậthành chính cĩ những đặc điểm sau:

- Quan hệ pháp luật hành chính chủ yếu chỉ phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, luơn gắn liền với hoạt động chấp hành

và điều hành của nhà nước, chúng vừa thể hiện lợi ích của các bên tham gia quan hệ vừa thểhiện những yêu cầu và mục đích của hoạt động chấp hành - điều hành

- Quan hệ pháp luật hành chính cĩ thể phát sinh giữa tất cả các loại chủ thể như cơ quan nhànước, tổ chức xã hội, cơng dân, người nước ngồi nhưng ít nhất một bên trong quan hệ phải là

cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan nhà nước khác hoặc tổ chức, cá nhân được trao quyền quản lý Ðiều này cĩ nghĩa là quan hệ giữa cơng dân với cơng dân, tổ chức với tổ chức

hay tổ chức với một cơng dân nào đĩ (khơng mang quyền lực hành chính nhà nước) thì khơngthể hình thành quan hệ pháp luật hành chính

- Quan hệ pháp luật hành chính cĩ thể phát sinh do đề nghị hợp pháp của bất kỳ bên nào, sự thỏa thuận của bên kia khơng phải là điều kiện bắt buộc cho sự hình thành quan hệ

- Các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính phần lớn được giải quyết theo trình tự, thủ tục hành chính và chủ yếu thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước.

- Trong quan hệ pháp luật hành chính, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trước nhà nước chứ khơng phải chịu trách nhiệm trước bên kia của quan hệ pháp luật hành chính.

2 Cấu thành của quan hệ pháp luật hành chính

a./ Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính

Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là những bên tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, cĩ năng lực chủ thê,ứ cĩ quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.

Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính bao gồm: cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước, tổchức xã hội, đơn vị kinh tế, cơng dân Việt Nam, người nước ngồi và người khơng quốc tịch.Trong đĩ, cĩ một loại chủ thể luơn luơn hiện diện trong mọi quan hệ pháp luật hành chính: chủthể quản lý-bên cĩ thẩm quyền hành chính nhà nước

Trang 29

* Chủ thể quản lý hành chính nhà nước: là các cá nhân hay tổ chức của con người mang

quyền lực hành chính nhà nước, nhân danh nhà nước và thực hiện chức năng quản lý hànhchính nhà nước "Mang quyền lực nhà nước" ở đây cần hội đủ 2 yếu tố sau:

- Có thẩm quyền hành chính nhà nước do pháp luật qui định;

- Tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách của chủ thể có thẩm quyền hànhchính nhà nước, không vượt ra khỏi thẩm quyền đã được luật định;

Nói lên điều này để phân biệt rạch ròi "vai trò" của một chủ thể nhất định trong những trườnghợp cụ thể nhất định Trường hợp chủ thể A là chủ thể có thẩm quyền hành chính nhà nước,nhưng tham gia vào quan hệ không với tư cách thẩm quyền ấy, thì không thể hình thành quan

hệ pháp luật hành chính với A là chủ thể quản lý

Ví dụ: Nguyễn Văn A là chủ tịch UBND huyện B, có hành vi vi phạm trật tự an toàn giaothông trong khi điều khiển phương tiên xe 2 bánh Trường hợp này, A phải chịu xử lý theopháp luật hành chính như tất cả các cá nhân khác vi phạm trật tư an toàn giao thông

Chủ thể bắt buộc trong quan hệ pháp luật hành chính có quyền nhân danh Nhà nước để đơn phương ra những mệnh lệnh (thể hiện dưới dạng các quy phạm pháp luật hoặc các mệnh lệnh

cụ thể để giải quyết công việc cụ thể) buộc phía bên kia phải thực hiện Ðây là một đặc trưng

cơ bản của quan hệ pháp luật hành chính so với các quan hệ pháp luật khác Ðiều kiện để trởthành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là phải có năng lực pháp luật hành chính vànăng lực hành vi hành chính Chủ thể này có thể là:

- Cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ hành chính nhà nước Tuy nhiên, cần phân biệt quan hệpháp luật hành chính với quan hệ chỉ đạo công tác trong nội bộ một cơ quan

Ví dụ: Quan hệ pháp luật giữa UBND Tỉnh A với UBND Huyện B tương ứng trực thuộc làquan hệ pháp luật hành chính Tuy nhiên, quan hệ giữa thủ trưởng cơ quan hành chính nhànước với thư ký của cơ quan đó trong việc "nhờ" cô thư ký đánh máy một công văn thì khôngphái là quan hệ pháp luật hành chính Nó dựa trên quan hệ pháp luật hành chính, nhưng là quan

hệ công tác nội bộ của cơ quan

- Cơ quan nhà nước khác, cá nhân, tổ chức xã hội tham gia vào một quan hệ pháp luật cụ thểvới tư cách là bên có thẩm quyền hành chính nhà nước được qui định trong pháp luật hànhchính

Ví dụ: Theo Ðiều 35[1] Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06/07/1995, chủ toạ phiêntoà có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi gây rối tại phiên toà Trongquan hệ này, toà án (cơ quan tư pháp) được trao thẩm quyền hành chính nhà nước, vì thế đây làquan hệ pháp luật hành chính với chủ thể quản lý là toà án

* Chủ thể của quản lý hành chính nhà nước:

Là một bên trong quan hệ pháp luật hành chính, chịu sự quản lý, chấp hành mệnh lệnh của chủthể quản lý Trong quan hệ pháp luật hành chính, đây có thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân thamgia không với tư cách có quyền lực hành chính nhà nước; hoặc cá nhân công dân, các tổ chứckinh tế ngoài quốc doanh, các tổ chức xã hội không mang quyền lực hành chính nhà nước.Theo pháp luật Việt nam:

- "Nhà nước CH XHCN Việt nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân".(Ðiều 2 Hiến pháp 1992)

- "Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân".(Ðiều 3 Hiến pháp 1992)

- "Công dân có quyền tham gia vào quản lý nhà nước " (Ðiều 53 Hiến pháp 1992)

Do đó, công dân Việt nam không chỉ là chủ thể của quản lý mà còn có quyền và nghĩa vụ thamgia vào quản lý nhà nước, làm cho mục đích của quản lý hành chính ngày càng thể hiện rõ hơnlợi ích và nguyện vọng của nhân dân

b Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính

Trang 30

Là trật tự quản lý hành chính nhà nước Trật tự này được quy định trong từng lĩnh vực cụ thể

và khi tham gia vào quan hệ này, đối tượng mà các chủ thể mong muốn hướng tới là những lợiích về vật chất hoặc những lợi ích phi vật chất, nó đóng vai trò là yếu tố định hướng cho sựhình thành và vận động của một quan hệ pháp luật hành chính ở đây có sự khác nhau về kháchthể của quan hệ pháp luật hành chính công và tư

c Cơ sở của sự phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính

Quan hệ pháp luật hành chính chỉ phát sinh, thay đổi hay chấm dứt khi có đủ ba điều kiện:

- Quy phạm pháp luật hành chính;

- Năng lực chủ thể hành chính;

- Sự kiện pháp lý hành chính

* Quy phạm pháp luật hành chính: Là cơ sở ban đầu cho sự phát sinh, thay đổi hay chấm dứt

quan hệ pháp luật hành chính, bởi vì quan hệ pháp luật hành chính quy định:

- Ðiều kiện và hoàn cảnh phát sinh quan hệ pháp luật hành chính;

- Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể;

- Các biện pháp xử lý những trường hợp vi phạm

Như vậy, quy phạm pháp luật hành chính quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên trongquản lý hành chính nhà nước, quy định nội dung những quy tắc xử sự của các bên tham giaquan hệ, do đó nếu không có các chủ thể thì quan hệ pháp luật hành chính không thể phát sinh,thay đổi hay chấm dứt, bản thân nó không tạo ra được quan hệ pháp luật hành chính mà phải

có những tình huống, những điều kiện cụ thể khác như chủ thể, sự kiện pháp lý

* Sự kiện pháp lý hành chính: là những sự kiện thực tế mà khi xảy ra làm phát sinh quyền vànghĩa vụ pháp lý hành chính Hay nói cách khác, sự kiện pháp lý hành chính là những sự kiệnxảy ra trong thực tế phù hợp với những điều kiện mà quy phạm pháp luật hành chính dự liệutrước

Sự kiện pháp lý có hai loại: sự kiện pháp lý ý chí và sự kiện pháp lý phi ý chí

*Sự kiện pháp lý ý chí là những sự kiện xảy ra tùy thuộc vào ý chí của con người

Ví dụ: cố ý chạy xe vượt tuyến, cố ý làm sai lệch hồ sơ

* Sự kiện pháp lý phi ý chí (còn gọi là sự biến) là những sự kiện xảy ra không phụ thuộc vào ýchí con người, nó mang yếu tố khách quan

Ví dụ: lũ lụt, bão, cái chết tự nhiên của con người

3 Phân loại quan hệ pháp luật hành chính

Căn cứ chủ yếu vào yếu tố chủ thể và một phần khách thể của quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật hành chính được phân thành 2 loạichính yếu:

a) Quan hệ pháp luật hành chính công

¨ Chủ thể quản lý và chủ thể của quản lý:

· Ðối với chủ thể là cơ quan nhà nước thì năng lực chủ thể xuất hiện từ khi cơ quan đó đượcchính thức thành lập và ấn định thẩm quyền, đồng thời chấm dứt khi cơ quan đó bị giải thể

· Ðối với chủ thể là cán bộ có thẩm quyền thì

* năng lực pháp luật xuất hiện từ khi cán bộ đó được chính thức bổ nhiệm hay Nhà nước giaocho một chức vụ nhất định trong bộ máy Nhà nước

* năng lực hành vi là khả năng thực hiện những hành vi trong phạm vi năng lực pháp luật củaquyền hạn, chức vụ được bổ nhiệm

· Ðối với chủ thể là tổ chức xã hội được giao thẩm quyền hành chính nhà nước, thì năng lựcchủ thể xuất hiện từ khi tổ chức đó được chính thức thành lập và ấn định thẩm quyền theo nộidung công việc cố định, chu kì hoặc theo tình huống cụ thể; thẩm quyền này chấm dứt khi tổchức đó không còn được ấn định thẩm quyền hành chính nhà nước

b) Quan hệ pháp luật hành chính tư

a Chủ thể quản lý: giống như chủ thể quản lý của quan hệ pháp luật hành chính công

Trang 31

- Năng lực pháp luật hành chính của công dân xuất hiện khi công dân đó sinh ra và chấm dứt

khi công dân đó chết đi Ðó làỡ khả năng hưởng các quyền và nghĩa vụ nhất định do luật hànhchính quy định cho cá nhân Ví dụ: quyền bầu cử, ứng cử, quyền học tập

- Còn năng lực hành vi hành chính của công dân là năng lực của công dân thực hiện được các quyền và nghĩa vụ của mình trên thực tế Năng lực đóù xuất hiện khi công dân đạt một độ tuổi

nhất định hay có sức khỏe, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, lí lịch cá nhân Nói cách khác, đó

là khả năng bằng hành vi cá nhân của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quản lýhành chính Nhà nước và được Nhà nước thừa nhận

Ðối với các chủ thể cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, hoặc cá nhân có thẩm quyền hành chínhnhà nước nhưng tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính cụ thể không với tư cách ấy thìvẫn là chủ thể của quản lý và có năng lực pháp luật hành chính tương ứng như các chủ thể củaquản lý trong quan hệ pháp luật hành chính tư

c) Mục đích của việc phân chia quan hệ pháp luật hành chính " công" và " tư"

- Nhận ra được sự khác nhau của chủ thể và khách thể của quan hệ pháp luật hành chính, từ đó

có phương pháp điều chỉnh hợp lý hơn

+ Hành chính công: mệnh lệnh phục tùng theo thể thức quản lý hành chính

+ Hành chính tư: quyết định của cơ quan hành chính nhà nước phải bảo đảm hợp pháp và hợp

lý, thực sự đáp ứng nhu cầu của người dân

- Thấy rõ được phạm vi điều chỉnh của luật hành chính ở tầm rộng, nhận ra bản chất các mốiquan hệ pháp luật có nguồn gốc hoặc có khả năng được điều chỉnh, hoặc quan hệ trực tiếp vớiquan hệ pháp luật hành chính

Ví dụ: Luật đất đai là "ngành luật quản lý nhà nước về đất đai", tức là quan hệ pháp luật hànhchính ở phương diện quản lý nhà nước

- Tăng cường sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước phù hợp theo từnglĩnh vực Ðặc biệt là sự tham gia trực tiếp vào việc xây dựng những qui định trong quan hệpháp luật hành chính tư ở địa phương mình

Ví dụ: Ðồ án qui hoạch

+ Trước khi qui hoạch (dự thảo đồ án)

+ Sau khi qui hoạch (khiếu nại, khiếu kiện nếu ảnh hưởng đến quyền lợi)

- Khẳng định mục đích chính của quản lý nhà nước là hướng tới nhân dân, với vai trò là "côngbộc" của nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm phải phục vụ, đáp ứng nhữngnhu cầu và quyền lợi hợp pháp của công dân

- Cải cách hành chính: "cắt khúc" quan hệ pháp luật hành chính theo từng đoạn, xem thủ tụcnào còn rườm rà, khâu nào còn chưa hợp lý để có sự cải cách thích hợp, góp phần vào việc cảicách chung "toàn khâu" thể chế hành chính:

+ Thủ tục quan hệ pháp luật hành chính công: Trước hết phải gọn, đồng bộ

+ Thủ tục của quan hệ pháp luật hành chính tư: Trước hết phải nhanh chóng, "phục vụ" vàkhông gây phiền hà cho nhân dân Thực hiện "một cửa một dấu" là một ví dụ

Tuy nhiên, mọi sự phân chia đều là tương đối bởi vì 2 loại quan hệ pháp luật này đều gắn bó và

hỗ trợ cho nhau: không chú ý quan hệ pháp luật hành chính công thì bộ máy hành chính khôngthực hiện tốt, không chú ý quan hệ pháp luật hành chính tư thì mất đi mục đích cao nhất củaquan hệ pháp luật hành chính là phục vụ cho nhân dân Nói tóm tại, chúng có mối liên hệ

Trang 32

không thể tách rời bởi vì cùng là quan hệ pháp luật hành chính, chúng thể hiện và phục vụ choquan hệ chấp hành điều hành.

CÂU HỎI

1 Qui phạm pháp luật hành chính và hương ước trong thôn bản, làng xã có giống nhau haykhông? Hãy so sánh chúng?

2 Nói "Qui phạm pháp luật hành chính chỉ được ban hành bởi cơ quan hành chính nhà nước"

là đúng hay sai? Tại sao?

3 Hãy nêu mục đích, ý nghĩa của việc phân chia quan hệ pháp luật hành chính công và quan hệpháp luật hành chính tư?

4 Phân biệt khách thể và đối tượng trong quan hệ pháp luật hành chính?

Chương II CHỦ THỂ CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

Bài 4

CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

I KHÁI NIỆM VÀ ÐẶC ÐIỂM CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1 Khái niệm cơ quan nhà nước.

2 Ðặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước.

II PHÂN LOẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1 Theo căn cứ pháp lý để thành lập: cơ quan hành chính nhà nước được phân thành hai loại.

2 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ hoạt động.

3 Căn cứ vào tính chất và phạm vi thẩm quyền.

4 Căn cứ vào cách thức tổ chức và giải quyết công việc.

III HỆ THỐNG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1 Các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương.

2 Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

3 Các đơn vị cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước.

IV CẢI TỔ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH NỀN HÀNH

CHÍNH QUỐC GIA

I KHÁI NIỆM VÀ ÐẶC ÐIỂM CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.

1 Khái niệm cơ quan nhà nước

Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, được tạo thành bởi các cơ quan nhà nước.

Bộ máy nhà nước Việt nam gồm bốn hệ thống cơ quan chính: cơ quan lập pháp, cơ quan

hành pháp, cơ quan toà án và cơ quan kiểm sát Theo Hiến pháp 1992, bộ máy nhà nước đượcphác thảo như sau:

Thông qua bản phác thảo, luật Việt nam đặt vai trò của cơ quan lập pháp rất lớn, không chỉthiết lập ra các hệ thống cơ quan khác mà còn là cơ quan chỉ đạo, giám sát chung Tuy nhiên,

cơ quan chấp hành của Quốc hội là Chính phủ (cơ quan đứng đầu hệ thống cơ quan hànhpháp), cũng có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý nhà nước và thực thi các văn bản màQuốc hội ban hành Hệ thống cơ quan đứng đầu là Chính phủ, thực hiện chức năng hành pháp

là cơ quan hành chính nhà nước

Trang 33

Tóm lại, cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước đượcthành lập theo hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lýhành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

2 Ðặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước

a Ðặc điểm chung

Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan nhà nước, là một bộ phận cấu thành bộ máynhà nước Do vậy, cơ quan hành chính nhà nước cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung củacác cơ quan nhà nước Cụ thể là:

1 Cơ quan hành chính nhà nước hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ Tính quyền lực nhà nước thể hiện ở chổ:

+ Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước;

+ Cơ quan hành chính nhà nước nhân danh nhà nước để hoạt động

2 Mỗi cơ quan hành chính nhà nước đều có một thẩm quyền nhất định, thẩm quyền này do

pháp luật quy định, đó là tổng thể những quyền và nghĩa vụ cụ thể mang tính quyền lực, đượcnhà nước trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình, cụ thể:

+ Các cơ quan nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật;+ Trong quá trình hoạt động có quyền ban hành các quyết định hành chính thể hiện dưới hìnhthức là các văn bản pháp quy và các văn bản cá biệt;

+ Ðược thành lập theo quy định của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh hoặc theo quyết định của cơquan hành chính nhà nước cấp trên;

+ Ðược đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp và báo cáohoạt động trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp;

+ Có tính độc lập và sáng tạo trong tác nghiệp điều hành nhưng theo nguyên tắc tập trung dânchủ, nguyên tắc quyền lực phục tùng

3 Về mặt thẩm quyền thì cơ quan hành chính nhà nước được quyền đơn phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính và văn bản đó có hiệu lực bắt buộc đối với các đối tượng

có liên quan; cơ quan hành chính nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các đối tượng chịu sự tác động, quản lý của cơ quan hành chính nhà nước.

b Ðặc điểm đặc thù

1 Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước, thực hiện hoạtđộng chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khi đó các cơ quannhà nước khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lĩnh vực nhất định

2 Cơ quan hành chính nhà nước nói chung là cơ quan chấp hành, điều hành của cơ quan quyềnlực nhà nước:

+ Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt độngchấp hành, điều hành Ðiều đó có nghĩa là cơ quan hành chính nhà nước chỉ tiến hành các hoạtđộng để chấp hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nướctrong phạm vi hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước

+ Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ quan quyềnlực nhà nước, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực nhà nước cấptương ứng và chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan đó

+ Các cơ quan hành chính nhà nước có quyền thành lập ra các cơ quan chuyên môn để giúpcho cơ quan hành chính nhà nước hoàn thành nhiệm vụ

3 Cơ quan hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan có mối liên hệ chặt và có đối tượng quản

lý rộng lớn.

+ Ðó là hệ thống các đơn vị cơ sở như công ty, tổng công ty, nhà máy, xí nghiệp thuộc lĩnh vựckinh tế; trong lĩnh vực giáo dục có trường học; trong lĩnh vực y tế có bệnh viện

Trang 34

+ Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục và tương đối

ổn định, là cầu nối đưa đường lối, chính sách pháp luật vào cuộc sống

+ Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan

hệ trực thuộc trên-dưới, trực thuộc ngang-dọc, quan hệ chéo tạo thành một hệ thống thốngnhất mà trung tâm chỉ đạo là Chính phủ

4 Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý nhà nước dưới hai hình thức là ban hành các văn bản quy phạm và văn bản cá biệt trên cơ sở hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên nhằm chấp hành, thực hiện các văn bản

đó Mặt khác trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra hoạt động của các cơ quan hành chính nhànước dưới quyền và các đơn vị cơ sở trực thuộc của mình

5 Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể cơ bản, quan trọng nhất của Luật hành chính.

Tóm lại, cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc

cơ quan quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trong phạm vi thẩm quyền củamình thưc hiện hoạt động chấp hành - điều hành và tham gia chính yếu vào hoạt động quản lýnhà nước

II PHÂN LOẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Việc phân loại các cơ quan hành chính nhà nước được tiến hành dựa trên những căn cứ, nhữngtiêu chuẩn khác nhau Có thể căn cứ vào những quy định của pháp luật, trình tự thành lập, địagiới hoạt động, nguyên tắc tổ chức và quản lý công việc Tùy thuộc vào từng loại căn cứ mà ta

có các loại cơ quan hành chính nhà nước sau:

1 Theo căn cứ pháp lý để thành lập: cơ quan hành chính nhà nước được phân thành hai loại:

* Loại 1: Các cơ quan hiến định: là loại cơ quan hành chính nhà nước

+ Do Hiến pháp quy định việc thành lập

+ Ðược thành lập trên cơ sở các đạo luật và văn bản dưới luật

Ðây là các cơ quan hành chính nhà nước mà việc tổ chức, hoạt động của cơ quan này do hiếnpháp quy định bao gồm các cơ quan: Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, UBND cáccấp Ðây là những cơ quan hành chính nhà nước quan trọng nhất, có vị trí ổn định, tồn tại lâudài

* Loại 2: Các cơ quan luật định: là cơ quan hành chính nhà nước do luật, các văn bản dưới

luật quy định việc thành lập

+ Ðây là các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn kể cả ở trung ương vàđịa phương Bao gồm các tổng cục, các cục, sở, phòng, ban các cơ quan này là cơ quanchuyên môn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung

+ Ðược thành lập trên cơ sở Hiến pháp, nhưng có tính năng động hơn, phù hợp với những thayđổi của hoạt động quản lý nhà nước

2 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ hoạt động

Cơ quan hành chính nhà nước được phân làm cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và cơquan hành chính nhà nước ở địa phương

- Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương: bao gồm Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ,

cơ quan thuộc Chính phủ

Các cơ quan này hoạt động trên phạm vi toàn quốc, văn bản pháp luật do các cơ quan này banhành có hiệu lực trên phạm vi cả nước và có tính bắt buộc thi hành đối với mọi cơ quan hànhchính nhà nước cấp dưới, với các tổ chức xã hội và mọi công dân

- Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: bao gồm UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã), các

sở, phòng, ban Ðây là các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động trên mộtphạm vi lãnh thổ nhất định, các văn bản pháp luật do các cơ quan này ban hành có hiệu lựctrong một phạm vi lãnh thổ nhất định

Trang 35

Tuy có sự phân chia thành cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và cơ quan hành chínhnhà nước ở địa phương nhưng các cơ quan hành chính nhà nước này luôn tạo thành một thểthống nhất, quan hệ chặt chẽ với nhau trên nguyên tắc tập trung dân chủ

Tuy vậy, ở mỗi cấp cơ quan hành chính nhà nước, các tên gọi của những đơn vị hành chínhtương đương không giống nhau Ðiều này, một mặt nói lên rằng, tuy cùng cấp nhưng các cơquan này có những chức năng tương đồng, nhưng cũng có những chức năng riêng biệt, đặc thù.Bởi vậy, có sự khác nhau giữa các loại cơ quan hành chính nhà nước ở cùng một cấp (ví dụ:thành phố trực thuộc trung ương có một số chức năng không giống tỉnh)

3 Căn cứ vào tính chất và phạm vi thẩm quyền

Căn cứ vào phạm vi thẩm quyền thì cơ quan hành chính nhà nước được phân chia thành: Cơquan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẩmquyền chuyên môn

- Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung: là cơ quan hành chính nhà nước có

thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đối vớicác đối tượng khác nhau như cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, công dân Các cơ quan loại nàygồm có Chính phủ và UBND các cấp

- Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn: là các cơ quan quản lý theo

ngành hay theo chức năng, hoạt động trong một ngành hay một lĩnh vực nhất định và là cơquan giúp việc cho cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung

+ ở trung ương có các cơ quan sau: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;+ ở địa phương có các cơ quan : các Cục, Sở, Phòng, Ban

- Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn được chia làm hai loại:

+ Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn chuyên ngành: thẩm quyền củacác cơ quan này được giới hạn trong một ngành hay một vài ngành có liên quan

Ví dụ: Bộ Công an, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

+ Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn tổng hợp: Là các cơ quan nhànước có chức năng quản lý chuyên môn tổng hợp

Ví dụ: Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Lao động- thương binh và xã hội.

Các cấp

chính quyền

Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung

Cơ quan hành chính nhà nước

có thẩm quyền chuyên môn

4 Căn cứ vào cách thức tổ chức và giải quyết công việc

Nếu căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc thì cơ quan hành chính nhà nướcchia thành hai loại sau: (Ðiều 112, 114, 115 và 124 Hiến pháp 1992)

- Các cơ quan tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo: Các cơ quan này thườnggiải quyết những công việc và quy định những vấn đề quan trọng có liên quan đến nhiều lĩnhvực nên cần có sự bàn bạc, đóng góp của nhiều thành viên Ðây là các cơ quan hành chính nhànước có thẩm quyền chung bao gồm Chính phủ và UBND các cấp

Trên cơ sở Hiến định (Ðiều 115 và 124 Hiến pháp 1992), những vấn đề quan trọng thuộc thẩmquyền của Chính phủ, hoặc UBND phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số Nhưvậy, người đứng đầu các cơ quan này (TTCP, Chủ tịch UBND) có thẩm quyền giải quyết một

số vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ hoặc UBND tương ứng

Trang 36

- Các cơ quan tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc lãnh đạo một người: là các cơ quan tổchức và hoạt động theo nguyên tắc chế độ thủ trưởng một người, đứng đầu mỗi cơ quan đó làthủ trưởng cơ quan như bộ trưởng, giám đốc các sở, phòng, ban Họ là những người thay mặt

cơ quan ra những quyết định nhằm thực hiện những nhiệm vụ, công việc và chịu trách nhiệmtrước pháp luật

Các cơ quan hoạt động theo chế độ thủ trưởng chủ yếu là những cơ quan đòi hỏi phải giảiquyết công việc mang tính tác nghiệp cao Quyết định của thủ trưởng là quyết định của cơquan mang tính đại diện, nhưng chế độ trách nhiệm là trách nhiệm cá nhân

Những người là cấp phó thủ trưởng, người đứng đầu các bộ phận cơ quan chỉ là người giúp thủtrưởng cơ quan, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, phân cấp của thủ trưởng cơ quan Tuyvậy, quyết định của thủ trưởng cơ quan là quyết định cao nhất

III HỆ THỐNG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Sự hình thành và phát triển của các cơ quan hành chính nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố.Trong đó, quan trọng nhất là đặc điểm tổ chức quyền lực nhà nước, đặc điểm phát triển kinh tế

xã hội, văn hoá, địa lý, dân cư, khoa học kỹ thuật Hơn nữa, trong từng chế độ, trong mỗi giaiđoạn lịch sử, yêu cầu của quản lý nhà nước cũng khác nhau

Các cơ quan hành chính nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ, qua lại với nhau tạo thành một hệthống thống nhất, toàn vẹn Mỗi cơ quan hành chính là một khâu không thể thiếu được trongchuỗi mắc xích của bộ máy Tính thống nhất ấy thể hiện:

- Tính thống nhất ở sự bền chặt liên tục, thường xuyên hơn bất kỳ hệ thống cơ quan nào trong

bộ máy nhà nước

- Do tính chất thống nhất về chức năng nghiệp vụ: quản lý nhà nước- chấp hành và điều hành

- Chính phủ là cơ quan trung tâm, chỉ đạo, điều khiển chung đối với các cơ quan hành chínhnhà nước

Theo Hiến pháp 1992, hệ thống hành chính nhà nước gồm có:

+ Các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương.

+ Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

+ Các đơn vị cơ sở trực thuộc bộ máy hành chính nhà nước hợp thành.

1 Các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương.

a Chính phủ, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất

¨ Vị trí pháp lý của Chính phủ trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước

1 Chính phủ là một thiết chế chính trị nắm quyền hành pháp, theo nguyên tắc thống nhất

quyền lực nhà nước có sự phân công, phân cấp rành mạch giữa ba quyền: lập, hành và tư pháp,Chính phủ có chức năng cụ thể là:

+ Có quyền lập qui để thực hiện các luật do cơ quan lập pháp định ra;

+ Quản lý công việc hàng ngày của nhà nước;

+ Quyền tổ chức bộ máy hành chính và quản lý bộ máy đó;

+ Trong phạm vi luật định, có quyền tham gia vào các dự luật, hỗ trợ Quốc hội trong hoạt độnglập pháp

2 Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,

Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội,quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước, đảm bảo hiệu lực của bộ máy nhà nước từtrung ương đến cơ sở Là cơ quan điều hành cao nhất, Chính phủ chỉ đạo tập trung, thống nhấtcác Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương Chínhphủ có toàn quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước trênphạm vi toàn quốc, trừ các công việc của Quốc hội và UBTV Quốc hội (Ðiều 112 Hiến pháp

1992 và Chương II, Luật tổ chức Chính phủ công bố ngày 10/02/1992)

Ngày đăng: 24/08/2012, 07:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sự hình thănh vă phât triển của câc cơ quan hănh chính nhă nước phụ thuộc văo nhiều yếu tố - Bài giảng Luật hành chính.doc
h ình thănh vă phât triển của câc cơ quan hănh chính nhă nước phụ thuộc văo nhiều yếu tố (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w