Vi phạm hành chính
CHỦ ĐỀ: VI PHẠM HÀNH CHÍNH A. MỞ ĐẦU Vi phạm hành chính cũng như mọi vi phạm pháp luật khác đều là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội , xâm hại đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ . Có thể thấy hiện nay những vấn đề vi phạm hành chính về đất đai , về bảo vệ môi trường , các loại thuế đang là vấn đề cấp thiết, tuy chưa đến mức nguy hiểm là tội phạm nhưng nó đang diễn ra ở khắp mọi nơi, hàng ngày, hàng giờ, không những gây khó khăn cho quản lý nhà nước , mà còn là nguyên nhân của những tranh chấp, mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ nhân dân và xã hội; nhiều khi chuyển hoá thành vụ việc hình sự, thành điểm nóng, thậm chí trở thành vấn đề chính trị. Về mặt thực tiễn, do chủ quan, coi thường những vi phạm nhỏ nên công tác quản lí nhà nước ở địa phương xử lý không kiên quyết,còn buông lỏng , thiếu nghiêm minh và chưa kịp thời dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, vi phạm ngày càng tràn lan, khó kiểm soát, gây bức xức trong nhân dân. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đời sống góp phần lập lại trật tự kỷ cương, phòng, chống vi phạm, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai thực sự có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận cũng như thực tiễn đặt ra và cũng xuất phát từ những yêu cầu bức xúc về lý luận và thực tiễn nêu trên. nhóm tôi lựa chọn đề tài "Vi phạm hành chính " để nghiên cứu, nhằm góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về những vi phạm hành chính ,bảo vệ trật tự , an ninh xã hội , đảm bảo cho quá trình đổi mới đất nước được thành công . B.NỘI DUNG I , Khái niệm vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật là một loại sự kiện pháp lý đặc biệt. Trong mọi xã hội có giai cấp nào vi phạm pháp luật cũng bị các nhà làm luật coi là hành vi trái xã hội và bất hợp pháp. Đã co nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm vi phạm pháp luật được đưa ra, nhưng khái quát lại chung ta có thể đưa ra khái niệm như sau: “ Vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến các lợi ích được bảo về bằng ngành luật tương ứng do người có năng lực trách nhiệm pháp lý và đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách có lỗi.” II, Các đặc điểm cơ bản của vi phạm pháp luật Có nhiều loại vi phạm pháp luật khác nhau nhưng tựu chung lại tất cả đều co những đặc điểm sau: 1. Vi phạm pháp luật luôn là một hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội và được con người thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Ý tưởng, tư tưởng chưa thể hiện thành hành vi bị pháp luật cấm thì chưa thể gọi là vi phạm pháp luật (theo phép duy vật biện chứng).Trong giai đoạn Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay, việc giáo dục nâng cao nhận thức của công dân về đặc điểm này của vi phạm pháp luật là rất bổ ích và cần thiết. Từ đó, công dân có thể tiếp cận vấn đề trên ba bình diện chính:- Về mặt lịch sử, quan điểm chỉ được phép truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi mà không được truy cứu trách nhiệm đối với quan điểm, tư tưởng, đạo đức, cách suy nghĩ của con người đã được nói đến từ thế kỉ XVIII bởi một đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa không tưởng, luật gia người Pháp S.Monteskio đã từng viết: “…các đạo luật nhất thiết chỉ được trừng phạt những hành vi bên ngoài”. - Về mặt triết học, sang thế kỉ XIX, nhà luật học thiên tài người Đức C. Mark đã cho rằng: “Không ai có thể bị tống giam vào tù…trên cơ sở tư cách đạo đức, trên cơ sở các quan điểm chính trị và tôn giáo của mình” và ông khẳng định: “Các đạo luật chống lại khuynh hướng, các đạo luật lấy tiêu chí chính không phải là những hành vi, mà là cách suy nghĩ của con người, điều đó-chẳng có gì hơn, mà chẳng qua chỉ là các chế tài đích thực của tình trạng vô pháp luật”.- Về mặt pháp luật, nhân loại tiến bộ và cộng đồng quốc tế đã thống nhất đi đến một luận điểm thừa nhận hành vi được con người thực hiện một cách có ý thức và có ý chí trong thực tế khách quan thì nó mới bị nhà làm luật coi là vi phạm pháp luật.2. Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật vì bằng hành động (hoặc không hành động) nó đã xâm phạm đến các quy định tương ứng (các lợi ích được pháp luật bảo vệ) mà nhà làm luật điều chỉnh trong từng ngành luật cụ thể tức là vi phạm điều cấm được quy định trong luật.Biết được đặc điểm thứ hai của vi phạm pháp luật sẽ giúp cho công dân hiểu mình được làm những gì và không được làm những gì, tránh được “những cái chết” do sự thiếu hiểu biết của mình. 3. Vi phạm pháp luật phải là hành vi được thực hiện bởi người có năng lực trách nhiệ pháp lý. Dưới góc đọ khoa học có thể hiểu: người có năng lực pháp lý là người tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật cấm ở trong trạng thái bình thường và hoàn toàn có khả năng nhận thức được đầy đủ tính chất thực tế và tính chất pháp lý của hành vi do mình thực hiện, cũng như khả năng điều khiển được đầy đủ hành vi đó.4. Vi phạm pháp luật phải là hành vi do người đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý thực hiện. Dưới góc độ khoa học có thể hiểu người dủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý là người mà tại thời điểm phạm tội đã đạt đến độ tuổi do ngành luật tương ứng quy định để có thể có khả năng nhận thức được đầy đủ ích chất thực tế và tích chất pháp lý của hành vi do mình thực hiện, cũng như có khả năng điều khiển được đầy đủ hành vi đó. III, Vi phạm hành chính 1. Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân hay tổ chức thực hiện một cách vô ý hay cố ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là hình sự và theo quy định của vi phạm pháp luật bị xử phạt hành chính. Hành vi vi phạm hành chính được xác định là hành vi vi phạm mà cá nhân hoặc tổ chức khi vi phạm do lỗi cố ý hay vô ý đều được xác định là vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội hình sự .Vi phạm hành chính khác với tội vi phạm hình sự ở tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm . Tính cất nguy hiểm của hành vi phụ thuộc vào khả năng gây thiệt hại của hành vi.Nếu khả năng này lớn thì tính nguy hiểm của hành vi cao và ngược lại mức độ nguy hiểm của hành vi phụ thuộc vào quy mô vi phạm và thiệt hại thực tế đã xảy ra 2. - vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính không chỉ do luật mà còn do văn bản dưới luật điều chỉnh và chủ yếu thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan nhà nước và theo thủ tục hành chính. Trong thực tế số lượng vi phạm hành chính thường xuyên xảy ra ở các lĩnh vực của đời sống xã hội và tác hại của nó cũng rất lớn .Ví dụ : Do chấp hành luật lệ giao thông không nghiêm nên hàng ngày trên các quốc lộ thường xuyên xảy ra do các hành vi vi phạm luật lệ giao thông dẫn đến mức độ thiệt hại về người và phương tiện rất lớn. Mặc dù vi phạm hành chính rất đa dạng nhưng cũng có đặc điểm. Về chủ thể của vi phạm hành chính : Chủ thể của vi phạm hành chính là tội phạm có thể cùng là cá nhân thực hiện vi phạm pháp luật. Hành vi trái pháp luật có lỗi mới là vi phạm pháp luật, vì vậy, chủ thể của vi phạm pháp luật phải là người có năng lực hành vi. Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể, khả năng này được nhà nước thừa nhận, bằng các hành vi của mình thực hiện trên thực tế các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý, tức là tham gia vào các quan hệ pháp luật. Năng lực hành vi trách nhiệm pháp lý của con người phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khoẻ (có bị bệnh làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức về hành vi của mình hay không) và tuỳ theo từng loại trách nhiệm pháp lý mà được pháp luật qui định cụ thể. Theo quy định của pháp luật hành chính và hình sự nước ta, chủ thể vi phạm hành chính và tội phạm đều phải đạt độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên mà trí tuệ phát triển bình thường. Theo quy định tại Điều 6 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị xử phạt đối với những vi phạm hành chính thực hiện do cố ý. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Tương tự như vậy, Bộ luật hình sự năm 1999 của n-ớc ta cũng quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 12 như sau: 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Từ những vấn đề trình bày ở trên, chúng ta có thể nhận thấy chủ thể - cá nhân vi phạm hành chính và tội phạm có chung độ tuổi chịu trách nhiệm về hành vi do mình gây ra. Việc quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính và hình sự thể hiện chính sách hành chính và hình sự nhân đạo của nhà nước ta đối với người phạm tội ở tuổi chưa thành niên. Dấu hiệu pháp lý của hành vi VPHC Gồm 4 dấu hiệu pháp lý của VPHC:- Dấu hiệu trong mặt khách quan.- Dấu hiệu trong mặt chủ quan.- Dấu hiệu về chủ thể.- Dấu hiệu về khách thể.+ Dấu hiệu trong mặt khách quan: - Dấu hiệu bắt buộc là hành vi VPHC (là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước và đã bị pháp luật hành chính ngăn cấm). Việc bị ngăn cấm thể hiện rõ trong các văn bản pháp luật quy định về xử phạt VPHC.Những hành vi này bị pháp luật quy định là sẽ bị xử phạt bằng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính. - Như vậy, khi xem xét để đi đến kết luận rằng hành vi của cá nhân hay tổ chức có phải là VPHC hay không, bao giờ cũng phải có những căn cứ pháp lý rõ ràng xác định hành vi đó phải được pháp luật quy định là sẽ bị xử phạt bằng các biện pháp xử phạt hành chính. Cần tránh tình trạng áp dụng “nguyên tắc suy đoán” hoặc “áp dụng tương tự pháp luật” trong việc xác định VPHC đối với các tổ chức và cá nhân.+ Dấu hiệu trong mặt chủ quan: - Dấu hiệu bắt buộc là dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm, thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý (người thực hiện hành vi này phải trong trạng thái có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình nhưng đã vô tình, thiếu thận trọng mà không nhận thức được điều đó hoặc nhận thức được nhưng vẫn cố tình thực hiện vi phạm. - Nếu xác định rằng, chủ thể thực hiện hành vi khi không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì kết luận rằng không có vi phạm hành chính xảy ra. + Dấu hiệu về chủ thể: - Chủ thể thực hiện hành vi VPHC là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính. -Theo quy định của pháp luật, cá nhân là chủ thể của VPHC phải là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định, cụ thể là: - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể của VPHC trong trường hợp thực hiện với lỗi cố ý. Người thực hiện hành vi với lỗi cố ý là người nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm đoán nhưng vẫn cố tình thực hiện. - Người đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của VPHC trong mọi trường hợp.Tổ chức là chủ thể VPHC bao gồm: cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. - Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể VPHC theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. + Dấu hiệu về khách thể: - Dấu hiệu khách thể để nhận biết VPHC là hành vi vi phạm này đã xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước đã được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự là một năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện; đối với vi phạm hành chính về xuất cảnh, nhập cảnh thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện. Nếu quá các thời hạn nói trên thì không bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này. 2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi của người đó có dấu hiệu vi phạm hành chính; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vi phạm. 3. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu xử phạt nói trên; thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm người đó thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. 4. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hiệu xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2 Chế tài của vi phạm hành chính Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:a) Cảnh cáoCảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.b) Phạt tiền. 1.Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 5.000 đồng đến 500.000.000 đồng. 2. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được quy định như sau: a) Phạt tiền tối đa đến 20.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: trật tự, an toàn xã hội; quản lý và bảo vệ các công trình giao thông; quản lý và bảo vệ công trình thủy lợi; lao động; đo lường và chất lượng hàng hóa; kế toán; thống kê; tư pháp; bảo hiểm xã hộib) Phạt tiền tối đa đến 30.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường thủy; văn hóa - thông tin; du lịch; phòng, chống tệ nạn xã hội; đất đai; đê điều và phòng chống lụt, bão; y tế; giá; điện lực; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thú y; quản lý, bảo vệ rừng, lâm sản; quốc phòng; an ninhc) Phạt tiền tối đa đến 70.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: thương mại; hải quan; bảo vệ môi trường; an toàn và kiểm soát bức xạ; trật tự, an toàn giao thông đường sắt; xây dựng; bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện; chứng khoán; ngân hàng; chuyển giao công nghệ.d) Phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: khoáng sản; sở hữu trí tuệ; hàng hải; hàng không dân dụng; thuế (trừ trường hợp các luật về thuế có quy định khác.đ) Phạt tiền tối đa đến 500.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi xâm phạm vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm nghiên cứu, thăm dò, khai thác nguồn lợi hải sản, dầu khí, các tài nguyên thiên nhiên khác. 3.Đối với hành vi vi phạm hành chính trong những lĩnh vực quản lý nhà nước chưa được quy định tại khoản 2 Điều này thì Chính phủ quy định mức phạt tiền, nhưng tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng. -Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. -Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây rac) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;d) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại;đ) Các biện pháp khác do Chính phủ quy định. 4. Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể. Nội dung cơ bản của Quy định về xử phạt vi phạm hành chính: Văn bản chế tài xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư và thực hiện dự án đầu tư gây ô nhiễm môi trường cần có các điều xử phạt đối với các hành vi: Vi phạm quy định khi xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch; Thiếu nội dung đánh giá, dự báo tác động môi trường, biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; Thiếu chỉ tiêu đầu tư cho việc tăng cường năng lực về tổ chức quản lý, giám sát môi trường, ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm, cải tạo và bảo vệ môi trường trong kế hoạch phát triển, chương trình, dự án đầu tư; Không lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học và chuyên gia có liên quan khi lập các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển; Không công bố công khai và trưng cầu ý kiến nhân dân và Hội đồng nhân dân sống trong vùng quy hoạch đối với quy hoạch đô thị và nông thôn; Vi phạm quy định về cam kết bảo vệ môi trường; Vi phạm quy định về đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược; Vi phạm khi triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án đầu tư, từ đó phát thải vào môi trường các chất thải độc hại…Bên cạnh các hình thức xử phạt bằng tiền, còn cần quy định các biện pháp khắc phục hậu quả, thời gian phải khắc phục xong hậu quả, buộc phải bổ sung các nội dung còn thiếu theo quy định. 1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương. 2. Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực có thẩm quyền xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước. 3. Thẩm quyền xử phạt của các chức danh theo quy định của Pháp lệnh trong từng trường hợp cụ thể được xác định như sau: a) Thẩm quyền phạt tiền được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định cho mỗi hành vi vi phạm hành chính. b) Thẩm quyền áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được xác định căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước quy định cho chức danh có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với một hành vi vi phạm cụ thể. Trường hợp Pháp lệnh quy định thẩm quyền tịch thu theo trị giá của tang vật, phương tiện vi phạm thì phải căn cứ vào giá trị thực tế của tang vật, phương tiện vi phạm để xác định thẩm quyền. c) Thẩm quyền áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được xác định căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Đối với hành vi vi phạm có quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì chức danh nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó cũng có quyền xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề đối với người vi phạm; trường hợp luật có quy định khác thì theo quy định của luật. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người đã ra quyết định xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề về việc đã áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. d) Thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được xác định căn cứ vào Pháp lệnh quy định chức danh đó có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả; đồng thời căn cứ vào hành vi vi phạm cụ thể có quy định việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước. đ) Trong trường hợp mức tiền phạt, trị giá tang vật phương tiện bị tịch thu hoặc một trong các hình thức xử phạt hoặc biện pháp khắc phục hậu quả không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền thì người đang thụ lý vụ việc vi phạm phải kịp thời chuyển vụ việc vi phạm đó đến người có thẩm quyền xử phạt. [...]... người đó thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở vi c xử phạt. 4. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong vi c để q thời hiệu xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2 Chế tài của vi phạm hành chính Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một... hình thức biện pháp đối với vi phạm hành chính trong các pháp lệnh. Chính phủ qui định về các vi phạm hành chính , hình thức biện pháp xử lí đối với vi phạm hành chính trong các nghị định Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm vi c xử lí vi phạm hành chính 1. Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm vi c xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm... tiền phạt quy định cho mỗi hành vi vi phạm hành chính. b) Thẩm quyền áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được xác định căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước quy định cho chức danh có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với một hành vi vi phạm cụ thể. Trường hợp Pháp... luật hành chính qui định bị xử phạt hành chính. chỉ có quốc hội uỷ ban thường vụ quốc hội và chính phủ mới có quyền ban hành văn bản pháp luật qui định về vi phạm hành chính và các biện pháp xử lí đối với vi phạm hành chính. quốc hội qui định về vi phạm hành chính, hình thức, biện pháp xử lí đối với vi phạm hành chính trong các văn bản luật , uỷ ban thường vụ quốc hội qui định về vi phạm hành chính,... phải là tội phạm nghĩa là hành vi này có mức độ gây nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm. đây là dấu hiệu quan trọng để phan biệt vi phạm hành chính với tội phạm. để đánh giá mức độ nguy hiểm của vi phạm hành chính phải căn cứ vào các yếu tố như: mức độ gây thiêt hại cho xã hội cuả hành vi , tính chất, mưc độ lỗi, tầm quan trọng của khác thể được bảo vệ, nhân thân người vi phạm • hành vi trái pháp... cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương. 2. Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực có thẩm quyền xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản... phương tiện vi phạm hành chính 1. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. 2. Những người được quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh này có quyền quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính... thẩm quyền quy định tại Điều 37 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về kinh doanh dịch vụ các sản phẩm văn hố - thơng tin được quy định tại Nghị định này. - Thủ tục xử phạt Thủ tục xử phạt những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - thơng tin được áp dụng theo các quy định tại Chương VI Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Chương IV Nghị định số 134/2003/NĐ-CP... II, Các đặc điểm cơ bản của vi phạm pháp luật Có nhiều loại vi phạm pháp luật khác nhau nhưng tựu chung lại tất cả đều co những đặc điểm sau: 1. Vi phạm pháp luật luôn là một hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội và được con người thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Ý tưởng, tư tưởng chưa thể hiện thành hành vi bị pháp luật cấm thì chưa thể gọi là vi phạm pháp luật (theo phép... khơng bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này. 2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi của người đó có dấu hiệu vi phạm hành chính; trong . phạm hành chính và bảo đảm vi c xử lí vi phạm hành chính 1. Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm vi c xử lý vi phạm hành. bị xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi của người đó có dấu hiệu vi phạm hành chính; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba