1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luật hành chính

5 1,4K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 41 KB

Nội dung

Luật hành chính

Trang 1

Giải quyết vấn đề

Tội phạm hay vi phạm hành chính đều là vi phạm pháp luật, do đó giữa tội phạm và vi phạm có những nét tơng đồng, rất khó để xác định ranh giới Vấn đề cần đặt ra đó là cần phải phân biệt và xác định ranh giới giữa tội phạm và vi phạm hành chính, vì nó không chỉ có ý nghĩa trong việc áp dụng luật mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng và giải thích pháp luật

* Về khái niệm:

Theo điều 8 Bộ luật hình sự thì: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội

đ-ợc quy định trong Bộ luật hình sự, do ngời có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một các cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” Tổng quát lại, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã

hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt

Theo điều 1 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính thì “vi phạm hành chính là

hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nớc mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính”

* Về thời điểm xuất hiện tên gọi:

Một hành vi chỉ cho dù đã cấu thành một hay nhiều tội đã quy định trong Bộ luật hình sự mà vẫn cha bị xét xử thì hành vi đó vẫn cha bị coi là tội phạm Chỉ khi nào hành vi đó bị tòa án tuyên án là tội phạm thì bắt đầu từ thời điểm đó, hành vi đó mới gọi là tội phạm Tơng tự, một ngời chỉ bi gọi là bị cáo khi họ đã

bị tòa tuyên án, còn trớc đó, họ chỉ là bị can Nh vậy, một hành vi bị coi là tội phạm khi hành vi đó phải chịu hình phạt - tòa tuyên án

Vi phạm hành chính thì khác, một hành vi đã thõa mãn: do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý; xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nớc; không phải tội phạm hình sự thì hành vi đó đã là hành vi vi phạm hành chính

Dấu hiệu “theo quy định pháp luật phải bị xử phạt hành chính” nói lên rằng bị xử

phạt không phải là dấu hiệu để coi một hành vi đã bị coi là hành vi vi phạm hành chính hay cha mà chỉ là biện pháp cỡng chế nhà nớc nhằm trừng phạt hành vi vi phạm đó

VD: A không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, vợt đèn đỏ, chở quá

số ngời quy định thì hành vi của A đã là hành vi vi phạm hành chính mà không phải đợi đến lúc chiến sĩ công an xử phạt mới có tên gọi đó

* Về các dấu hiệu cấu thành:

Trang 2

Theo Bộ luật hình sự hiện hành thì chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân (Điều 2) Để trở thành chủ thể của tội phạm thì phải có năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện một tội phạm cụ thể và phải đạt độ tuổi quy định Cụ thể đó

là phải từ 14 tuổi đến cha đầy16 tuổi đối với tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng hay từ 16 tuổi trở lên đối với mọi tội phạm (Điều 12) Theo Khoản 1, Điều 6 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính, chủ thể của vi phạm hành chính có thể là cá nhân, trong đó, ngời từ đủ 14 tuổi đến dới 16 tuổi

bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; ngời từ đủ 16 tuổi trở lên

bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra Ngoài ra, chủ thể của vi phạm hành chính không chỉ là cá nhân nh tội phạm mà còn có thể là tổ chức: có thể là cơ quan nhà nớc, là các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn

vị thuộc lực lợng vũ trang nhân dân và các tổ chức có t cách pháp nhân theo quy

định của pháp luật

VD: Hành vi làm ô nhiễm nguồn nớc nếu là tội phạm chỉ có thể là do cá nhân

cụ thể thực hiện (Điều 183 Bộ luật hình sự) nhng nếu là vi phạm hành chính thì

có thể là cá nhân, cũng có thể là tổ chức

Nh vậy, phạm vi chủ thể của vi phạm hành chính nhiều hơn rất nhiều so với tội phạm

- Mặt khách quan:

+ Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi:

Dấu hiệu cơ bản để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm là mức độ nguy hiệm cho xã hội của hành vi vi phạm Là tội phạm thì hành vi đó phải gây “nguy hiểm đáng kể” cho xã hội Nguy hiểm đáng kể ở đây là theo Bộ luật hình sự Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm hình sự Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm đợc đánh giá ở nhiều yếu tố khác nhau và những yêu tố này thờng đợc quy định trong các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nớc có thẩm quyền

+ Mức độ nguy hiểm của hành vi:

Để xác định, đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền dựa trên sự nhận thức về ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm, đã đợc quy định cụ thể ở bộ luật hình sự, các nghị định , thông t hớng dẫn trong các trờng hợp cụ thể Mức độ gây thiệt hại biểu hiện ở dới các hình thức khác nhau nh mức độ gây thơng tật, giá trị tài sản bị xâm hại, giá trị hàng phạm pháp

VD: Theo Bộ luật hình sự, trộm cắp từ 500 nghìn đồng trở lên (Đ138), trốn thuế từ 50 triệu đồng trở lên (Đ161), cố ý gây thơng tích cho ngời khác từ 11% trở lên (Đ104) thì là tội phạm Nguyễn Văn A lấy cắp của hợp tác xã X số tài sản là dới 500.000 đồng mà không có tình tiêt nào khác thì chỉ bị xử phạt hành chính Nh vậy, nếu nh mức độ gây thiệt hại dới mức Bộ luật hình sự đã qui định

mà không thêm tình tiết nào thì ngời vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính

+ Mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần

Trang 3

A trốn thuế Nhà nớc dới 50 triệu đồng nhng trớc đó đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, cha đợc xóa án tích mà còn vi phạm thì hành vi của

A đã cấu thành tội trốn thuế theo khoản 1 điều 161 Bộ luật hình sự Nh vậy trong nhiều trờng hợp, nếu nh chỉ đánh giá về hành vi thì khó xác định đợc đó là tội phạm hay là vi phạm hành chính Có những tội phạm, dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính phải có, là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội đó VD: A tổ chức kết hôn cho con của mình (16 tuổi) và ngời khác, thì nếu nh là lần đầu, A chỉ bị coi là vi phạm hành chính và chỉ bị xử phạt hành chính Còn nếu nh A đã bị xử phạt hành chính rồi thì hành vi của A cấu thành tội tổ chức tảo hôn theo khoản 1

điều 148 Bộ luật hình sự

+ Công cụ, phơng tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm

A cố ý gây thơng tích cho B mà tỉ lệ thơng tật dới 11%, vi phạm lần đầu thì chỉ

là vi phạm hành chính nhng nếu thuộc các tình tiết sau thì là tội phạm: dùng hung khí nguy hiểm (dùng dao, rìu) hoặc thủ đoạn gây nguy hiểm cho nhiều ngời (bỏ thuốc sâu vào nguồn nớc nhà B); thuê gây thơng tích hoặc gây thơng tích thuê

Nh vậy, công cụ, phơng tiện phạm tội cũng là một căn cứ để đánh giá mức độ nguy hiểm cho hành vi vi phạm

- Mặt chủ quan: Lỗi:

Trong Bộ luật hình sự, nhà làm luật quy định bốn hình thức lỗi, đó là lối cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin và cố ý do cẩu thả Nh vậy do tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của từng trơng hợp lỗi là khác nhau, với lại tội phạm là loại vi phạm pháp luật nặng nhất nên quy đinh bốn hình thức lỗi giúp giải quyết chính xác các vụ án hình sự

Vi phạm hành chính chỉ quy định hai hình thức lỗi là lỗi cố ý và lỗi vô ý Các trờng hợp vi phạm mà lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp hoặc vô ý vì quá tự tin hay

do cẩu thả đều xử lý nh nhau

VD: A cố ý gây thơng tích cho B với tỉ lệ thơng tật là 10% Khi thực hiện hành vi cho dù A mong muốn hậu quả xảy ra (B bi thơng tích 10%) hoặc không mong muốn nhng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra thì đều bị xử phạt nh nhau

* Về căn cứ pháp lý

Tội phạm là loại vi phạm pháp luật nặng nhất và đợc quy định trong Bộ luật hình sự và chỉ có Quốc hội mới có quyền đặt ra các quy định về tôi phạm và hình phạt Ngay từ điều 2 Bộ luật hình sự đã quy định về cơ sở của trách nhiệm hình

sự: “Chỉ ngời nào phạm một tội đợc Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách

nhiệm hình sự” Nh vậy Bộ luật hình sự là căn cứ pháp lý duy nhất để xem xét

xem một hành vi vi phạm có bị coi là tội phạm hay không - không có trong luật thì không có tội, “vô luật bất hình”

Vi phạm hành chính không đợc quy định trong một bộ luật cụ thể nào mà đợc quy định trong nhiều văn bản khác nhau nh luật, pháp lệnh, nghị định, nghị

Trang 4

không phải là bộ luật hành chính, ví dụ: hiến pháp, luật tổ chức chính phủ… nguyên nhân mà chúng ta không có riêng một bộ luật hành chính đơn giản vì nó quá rộng, quá nhiều lĩnh vực với quá nhiều các văn bản pháp luật và chúng ta không thể pháp điển hóa thành bộ luật Các văn bản dới luật ở đây có thể là nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, ủy ban thờng vụ Quốc hội, hội đồng nhân dân; pháp lệnh của ủy ban thờng vụ quốc hội; nghị định của Chính phủ; các quyết

định, chỉ thị, thông t

VD: Pháp lệnh cán bộ công chức, pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính của ủy ban thờng vụ quốc hội; Nghị quyết của chính phủ số 09/2003/NQ-CP ngày 28/07/2003 về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 16/2000/ND-CP ngày 18/10/2000 của Chính phủ về việc tinh giảm biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị

sự nghiệp

* Về hậu quả pháp lý

Ngời nào thực hiện tội phạm hay vi phạm hành chính sẽ bị xử lý bằng các biện pháp cỡng chế nhà nớc để trả giá cho những gì mình đã gây ra cho xã hội Tuy nhiên, tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật nặng nhất, nên phải chịu biện pháp cỡng chế nhà nớc nghiêm khắc nhất là hình phạt Chỉ có tội phạm mới phải chịu hình phạt và ngợc lại hành vi nào mà phải chịu hình phạt thì hành vi đó là tội phạm

Cũng là biện pháp cỡng chế nhà nớc nhng ở mức độ ít nghiêm khắc hơn, ngời

vi phạm hành chính có thể sẽ bị xử phạt hành chính

VD: A lấy cắp tài sản của UBND xã Y Nếu tài sản là 490.000 nghìn đồng mà không có tình tiết nào khác để cấu thành tội phạm, thì nếu bị xử phạt hành chính thì chủ tịch xã Y chỉ có thể phạt mức cao nhất là 500.000 đồng Nếu tài sản đó từ 500.000 trở lên hoặc dới 500.000 nhng có tình tiết khác cấu thành tội phạm thì có thể sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, ngoài ra có thể phải chịu thêm hình phạt tiền bổ sung theo khoản 5 điều 138

Bộ luật hình sự

Nh vậy, ngoài những đặc điểm chung là vi phạm pháp luật, cả tội phạm và

vi phạm hành chính đều có những dấu hiệu riêng biệt Để phân, cần tìm hiểu và nhận thức đúng đắn các dấu hiệu đó, trong các trờng hợp cụ thể thì ta có thể phân biệt đợc chúng, từ đó đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật công minh

Trang 5

Tài liệu tham khảo

 Giáo trình Luật hành chính, Trờng Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2008

 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính đã sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008

 Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Trờng Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công

an nhân dân, 2008

 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999

Ngày đăng: 24/08/2012, 07:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w