A. MỞ ĐẦU2B. NỘI DUNG3I. Hình thức pháp luật31.Khái niệm hình thức pháp luật32. Văn bản quy phạm pháp luật3II. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam:6III. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật và nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam.71. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật72. Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật :12C. KẾT LUẬN14 TÀI LIỆU THAM KHẢO :16
Trang 1MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 2
B NỘI DUNG 3
I Hình thức pháp luật 3
1.Khái niệm hình thức pháp luật 3
2 Văn bản quy phạm pháp luật 3
II Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam: 6
III Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật và nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam 7
1 Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật 7
2 Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật : 12
C KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO : 16
Trang 2A MỞ ĐẦU Trong quá trình hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, văn bản, đặc biệt là văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) luôn luôn đóng vai trò quan trọng Khi muốn ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới ngay trong văn bản mới đó; trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản mới danh mục văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật
mà mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực và những nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam Chính
từ đó, tôi sẽ đi tìm hiểu và làm rõ hơn về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
và nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam
Trang 3B NỘI DUNG
I Hình thức pháp luật
1.Khái niệm hình thức pháp luật
Nếu pháp luật là ý chí được nâng lên thành các quy tắc xử sự chung do chính quyền ban hành, thì hình thức pháp luật được hiểu là những hình thức pháp
lý dùng để thể hiện ý chí nhà nước Bằng những hình thức này, nhà nước đã làm cho ý chí của mình có được những đặc tính như tính quy phạm, tính bắt buộc chung…và như vậy, ý chí được thể hiện trong pháp luật không còn là ý chí riêng của một cá nhân hay cơ quan cụ thể nào nữa mà là ý chí chung, ý chí của nhà
nước Từ đó cho thấy, hình thức pháp luật là khái niệm để chỉ ranh giới giữa pháp luật với các quy phạm xã hội, là phương thức thể hiện và tồn tại của pháp luật (ý
chí nhà nước được thể hiện dưới dạng các quy tắc xử sự chung do chính quyền nhà nước ban hành) Hình thức pháp luật có thể được xem xét ở bên trong (hay còn gọi
là hình thức cấu trúc của pháp luật) và hình thức bên ngoài (dưới góc độ nguồn) của pháp luật Hình thức bên ngoài của pháp luật là cách thức dùng để nâng ý chí nhà nước lên thành pháp luật Dựa vào hình thức bên ngoài người ta phân biệt pháp luật với những gì không phải là pháp luật Nếu xét dưới góc độ phương thức
để nhà nước nâng ý chí lên thành pháp luật thì tương ứng với ba phương thức nhà nước tạo ra pháp luật có ba hình thức pháp luật cơ bản là: Tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật Trong phạm vi vấn đề thảo luận này, chỉ tập trung xem xét hình thức văn bản quy phạm pháp luật
2 Văn bản quy phạm pháp luật
Là hình thức pháp luật hình thành bằng việc nhà nước ban hành văn bản có chứa quy phạm pháp luật (quy tắc xử sự chung) Nói cách khác, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành và đảm bảo thực hiện theo trình tự, thủ tục nhất định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hình thức, nội dung phù hợp với thẩm quyền của cơ quan ban hành, được thực hiện nhiều lần để điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích cộng đồng
Trang 4Văn bản quy phạm pháp luận là hình thức pháp luật do nhà nước (thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) soạn thảo và ban hành Cũng có một số văn bản quy phạm pháp luật được hình thành bằng con đường nhà nước phê chuẩn văn bản quy phạm của các tổ chức xã hội khác thành văn bản quy phạm pháp luật Vì có chứa quy phạm pháp luật nên văn bản quy phạm pháp luật có đầy đủ các đặc điểm
cơ bản của quy phạm pháp luật, nghĩa là, văn bản quy phạm pháp luật:
+ Gắn liền với nhà nước, do nhà nước ban hành (thông qua các cơ quan nhà nước hoặc những người có chức vụ của nhà nước có thẩm quyền) và đảm bảo thực hiện Đây cũng chính là một trong những thuộc tính quan trọng của pháp luật nói chung (pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện) Pháp luật quy định cho một số cơ quan, người có chức vụ nhà nước được quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhất định và những cơ quan, công chức đó cũng chỉ được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về những vấn đề phù hợp với thẩm quyền (chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn) của mình do luật quy định Trong một số trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành có sự phối hợp giữa cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội Tuy vậy, xét đến cùng thì văn bản pháp luật luôn gắn liền với nhà nước, bởi chỉ riêng cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội thì không được quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất nghiêm khắc
+ Có chứa quy phạm pháp luật, là những quy tắc xự sự được ban hành không phải cho một trường hợp cụ thể mà cho tất cả các trường hợp và đối với những tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các trường hợp và đối với tất cả những tổ chức hay cá nhân đã được dự liệu phải thực hiện Cũng vì vậy, văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện nhiều lần trong cuộc sống khi xảy ra tình huống mà pháp luật đã dự liệu Đây là đặc điểm thể hiện sự khác biệt giữa văn bản quy phạm pháp luật với các văn bản khác của nhà nước như văn bản áp dụng pháp luật, văn bản giao dịch hành chính…là các văn bản không chứa quy phạm pháp luật nên không phải là văn bản quy phạm pháp luật
Trang 5+ Ngoài hai đặc điểm cơ bản trên thì pháp luật của nhà nước hiện đại còn quy định cả thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức, nội dung của văn bản quy phạm pháp luật được phép ban hành cho các cơ quan và cá nhân có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật Như đã khẳng định chỉ có các nhà nước hiện đại mới quy định cụ thể các vấn đề trình tự, thủ tục, hình thức,…do vậy, đây không phải là dấu hiệu quan trọng, dấu hiệu bắt buộc của văn bản quy phạm pháp luật
Mỗi nhà nước thường ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, song quan trọng hơn cả là các văn bản pháp luật Loại văn bản này do cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước ban hành, có hiệu lực pháp lý cao, có trình
tự, thủ tục ban hành, sửa đổi rất chặt chẽ…các văn bản dưới luật được ban hành phù hợp với các văn bản pháp luật, là sự chi tiết, cụ thể hóa các quy định của văn bản pháp luật và không trái với quy định của các văn bản luật
Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật được các nhà nước hiện đại sử dụng chủ yếu bởi những ưu điểm sau:
- Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật thành văn, do đó, nó dễ hiểu, dễ sử dụng, áp dụng khá thống nhất trong thực tế đối với các loại chủ thể khác nhau và khả năng đem lại hiệu quả pháp luật cao
- Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật được hình thành trực tiếp từ hoạt động sáng tạo pháp luật, vì vậy, khả năng phù hợp với thực tiễn khách quan, khả năng cụ thể hóa ý chí nhà nước một cách thuận lợi và sát thực
- Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật có quá trình hình thành, sửa đổi, hủy bỏ nhanh hơn so với tập quán pháp, từ đó sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu điều chỉnh các quan hệ của xã hội
Văn bản quy phạm pháp luật có vai trò quan trọng tạo ra cơ sở pháp lí cho việc tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, hoạt động của các tổ chức chính trị
-xã hội và của các cá nhân Tuy vậy, văn bản quy phạm pháp luật cũng có hạn chế
là việc ban hành, sửa đổi phải trải qua nhiều trình tự, thủ tục phức tạp với sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân nên khá tốn kém thời gian, công sức và chi phí khác Chưa kể do tính khái quát cao nên một số văn bản quy phạm pháp luật lại đòi
Trang 6hỏi phải có những văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành thì mới có khả năng thực hiện trên thực tế
II Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam:
Các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam do nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành vào nhiều thời điểm khác nhau, nhưng giữa chúng luôn có mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau và được sắp xếp theo trật tự thang bậc hiệu lực pháp lí của chúng tạo thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam nếu được trật tự theo hiệu lực pháp luật thì sẽ có một hình tháp mà đỉnh là Hiến pháp (văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất), thấp hơn Hiến pháp sẽ là các luật, bộ luật, thấp hơn các văn bản luật là các văn bản dưới luật gồm có pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, tiếp đến
là các văn bản có hiệu lực pháp lí thấp hơn
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 gồm có:
1 Hiến pháp
2 Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật ), nghị quyết của Quốc hội
3 Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
4 Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
5 Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
6 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
7 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
8 Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ
Trang 7trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiếm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước
9 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh)
10 Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
11 Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
12 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện)
13 Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện
14 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)
15 Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã
Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật kể trên, chỉ có Hiến pháp là không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
III Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật và nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam.
1 Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là phạm vi thời gian, không gian và những đối tượng mà văn bản có tác động tới, nói cách khác, đó là phạm vi thời gian, không gian mà các quy định của văn bản quy phạm pháp luật trở thành những điều bắt buộc phải thực hiện đối với những tổ chức và cá nhân nhất định
Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: Hiệu lực về thời gian,
về không gian và về đối tượng áp dụng
a) Hiệu lực về thời gian
Trang 8* Khái niệm:
o Là phạm vi (khoảng thời gian mà văn bản có tác động (các quy định của văn bản trở thành những điều bắt buộc phải thực hiện, nghĩa là, nếu văn bản chưa có hiệu lực thì chưa thực hiện, nếu văn bản đã hết hiệu lực thì không phải thực hiện nữa)
o Khoảng thời gian có hiệu lực của văn bản được xác định bằng thời điểm văn bản bắt đầu có hiệu lực cho đến thời điểm văn bản hết hiệu lực
* Nội dung:
o Theo Điều 78 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành
o Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước
o Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành
o Theo Ðiều 51 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004:
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực sau mười ngày, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện có hiệu lực sau bảy ngày, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn
Trang 9 Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã có hiệu lực sau năm ngày, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn
Ðối với văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân quy định các biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp thì có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn
o Hiệu lực trở về trước của các văn bản quy phạm pháp luật Chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn bàn quy phạm pháp luật mới được quy định hiệu lực trở về trước, đối với văn bản của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân không quy định hiệu lực trở về trước
Lưu ý: Không quy được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau:
Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn
o Điều 153 quy định về việc tạm ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp lực như sau:
Văn bản quy phạm pháp luật ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp sau đây:
Bị đình chỉ việc thi hành theo quy định tại khoản 3 Điều 164, khoản 2 Điều 165, khoản 2 và khoản 3 Điều 166, khoản 2 và khoản 3 Điều 167 của Luật này Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bãi bỏ thì văn bản hết hiệu lực; nếu không ra quyết định bãi bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực;
Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quyết định ngưng hiệu lực của văn bản đó trong một thời hạn nhất định để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh
Trang 10 Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của văn bản phải được quy định rõ tại văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật phải đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ra quyết định
o Điều 154 quy định về trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực như sau:
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của văn bản hết hiệu lực thì cũng đồng thời hết hết lực cùng với văn bản đóm trừ trường hợp được giữ lại toàn bộ hoặc một phần vì còn phù hợp với các quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới
Ví dụ 1:
+ Thông tư 28/2009/TT-BTC 10/02/2009 về việc sửa đổi mức thuế suất TNKhẩu ưu đãi đối với một số nhóm mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
Có hiệu lực kể từ ngày ký và áp dụng cho các Tờ khai Hải quan hàng hóa nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan kể từ ngày 16 tháng 02 năm 2009
Ví dụ 2 :
+ Thông tư 13/2009/TT-BTC ban hành ngày 22-01-2009 hướng dẫn thực hiện giảm thuế GTGT đối với một số hàng hóa, dịch vụ DN kinh doanh gặp khó khăn