Trong số những tinh hoa văn hoá dân tộc, có một nét truyền thốngtrong đời sống văn hóa và tinh thần của người Việt là lòng tôn kính, yêu thương vàbiết ơn ông bà, cha mẹ, tổ tiên, vì vậy
Trang 1Mở đầu
Trong suốt chặng đuờng lịch sử hình thành và phát triền hành ngàn năm qua, dân tộcViệt Nam đã kiến tạo nên một nền văn hoá phong phú và đa dạng, mang bản lĩnh vàbản sắc riêng Trong số những tinh hoa văn hoá dân tộc, có một nét truyền thốngtrong đời sống văn hóa và tinh thần của người Việt là lòng tôn kính, yêu thương vàbiết ơn ông bà, cha mẹ, tổ tiên, vì vậy chúng ta có tục lệ thờ cúng tổ tiên, thờ thành
hoàng làng Sau đây chúng em xin trình bày đề tài về “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, ý nghĩa của việc thờ Thành Hoàng làng và thờ vua Hùng.”
I Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
1 Khái niệm tín ngưỡng
Hiện nay, khái niệm tín ngưỡng được hiểu theo các hướng khác nhau nhưngđều thống nhất rằng, tín ngưỡng là sự ngưỡng mộ, tin tưởng của con người vào cáclực lượng siêu nhiên, hư ảo, có tính chất thiêng liêng huyền bí
Trong tác phẩm “ Văn hoá Việt Nam đỉnh cao Đại Việt”, Nguyễn Đăng Duy đã viết:
“Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào lực lượng siêu nhiên,
thần bí, hoặc do con người tưởng tượng ra những vị thần linh đến mức họ cho rằng những lực lượng ấy có ảnh hưởng, chi phối đời sống, số phận của con người và gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin thiêng liêng ấy” (tr 351); hoặc tác giả Đặng
Nghiêm Vạn cho rằng, “Trong tín ngưỡng phải có yếu tố thiêng liêng liên quan đến
một thế giới vô hình, đến những siêu linh, mà chính con người tưởng tượng và sáng
tạo ra nó” (“Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam”, tr 67)
Trong đời sống thường ngày, khi đề cập đến tín ngưỡng người ta thường liêntưởng đến những hiện tượng xã hội có tính chất linh thiêng, thần bí, thể hiện niềm tin
về một thế giới vô hình, về cuộc sống sau khi chết, về sự tồn tại của linh hồn ngườichết và sự tác động của lực lượng này đối với cuộc sống hiện tại của con người Hiệntượng này gắn liền với các phong tục, tập quán, thói quen, truyền thống của một cộng
Trang 2đồng người hay một dân tộc, nó phản ánh nếp sống, cung cách ứng xử của con ngườicũng như phản ánh lịch sử phát triển văn hoá của cộng đồng dân tộc đó.
Dưới góc độ tâm lý học, chúng tôi cho rằng, tín ngưỡng là một hiện tượng tâm
lý - xã hội biểu hiện niềm tin của một cộng đồng người nhất định về thế giới vô hình,
về lực lượng siêu nhiên và năng lực chi phối của lực lượng này đối với cuộc sống của con người thông qua hệ thống lễ nghi thờ cúng; quá trình hình thành và phát triển tín ngưỡng gắn liền với lịch sử phát triển của cộng đồng nên nó phản ánh cuộc sống thực tế của cộng đồng người đó
Khi đó tín ngưỡng có các đặc điểm sau:
- Tín ngưỡng là một hiện tượng tâm lý, là niềm tin của con người
- Đối tượng của tín ngưỡng là một lực lượng vô hình mà con người tạo ra bằngtrí tưởng tượng của mình, có tính linh thiêng, huyền bí
- Tín ngưỡng ảnh hưởng chi phối hành động, ứng xử của cá nhân và cộng đồng
và được hiện thực hoá thành hiện tượng tâm lý xã hội
Cho đến nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn tồn tại ở nhiều quốc gia, dân tộc.
Tuy vậy, vị trí và vai trò của nó trong đời sống tinh thần của con người ở mỗi nơi mỗikhác Ở Việt Nam, hầu hết mọi người đều thờ cúng tổ tiên kể cả những tín đồ của cáctôn giáo khác nhau Mọi người quan niệm tín ngưỡng này vừa như là một phong tụctruyền thống, vừa như một đạo lý làm người, lại vừa như một hình thức sinh hoạt tâmlinh
Ở Việt Nam, đối tượng của thờ cúng tổ tiên được thể hiện ở 3 cấp: gia đình,làng xã, đất nước
Ở cấp độ gia đình, người Việt Nam thờ cúng ông bà, cha mẹ,… là những người
cùng huyết thống đã chết Đã là người Việt Nam, dù sang hèn, giàu nghèo khác nhau
ai cũng thờ cúng cha mẹ, ông bà, tổ tiên của mình Đây không chỉ là vấn đề tínngưỡng mà còn là vấn đề đạo lý, phản ánh lòng biết ơn của con cháu đối với côngsinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên Nơi thờ cúng là ở gia đình và nhàthờ họ
Trang 3Ở cấp độ làng xã, người Việt còn thờ cúng những người có công với làng xã và
được tôn vinh là Thành Hoàng và nơi thờ cúng ở đình làng.
Ở cấp độ Nhà nước, người Việt thờ cúng những người có công đối với đất
nước, Tổ quốc; như Các vua Hùng, thánh Gióng, Trần Hưng Đạo, Hồ Chủ Tịch …
Ở Việt Nam có 3 cộng đồng vốn từ xa xưa đã có quan hệ gắn bó chặt chẽ với
nhau, đó là: gia đình, làng xã và quốc gia Vì vậy, tổ tiên gia đình, làng xã và đất
nước không tách rời nhau Từ thực tế đó, chúng ta có thể hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổtiên là một hiện tượng tâm lý xã hội thể hiện sự biết ơn của người còn sống đối vớingười đã chết có công lao với cá nhân, gia đình, dòng tộc, làng xã, đất nước, thể hiệnniềm tin rằng, tổ tiên tuy đã chết nhưng linh hồn vẫn tồn tại ở một thế giới khác vàlinh hồn tổ tiên có khả năng tác động tới đời sống, số phận của con cháu thông quacác nghi lễ thờ cúng
2 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
2.1 Khái quát chung về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
Trong các hình thái tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên là một loại hình tínngưỡng cổ truyền mang tính phổ quát của người Việt Thờ cúng tổ tiên đã trở thànhmột tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộcViệt Nam, là một trong những thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam Tínngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị : tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõivĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách,khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn , khuyến khích cho con cháu khi gặpđiều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi…
Ở nước ta, thờ cúng tổ tiên không chỉ là tín ngưỡng phổ biến của người Việt –tộc người đa số - mà còn lưu giữu ở một vài tộc người khác như người Mường, ngườiThái… Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, trong khi nhiều tôn giáo, tín
ngưỡng dân gian khác đã phải chịu cảnh long đong , bị kết tội “ mê tín dị đoan” thì
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã và vẫn chiếm được vị trí thiêng liêng trong đời sống
tinh thần của người Việt Ý thức” con người có tổ, có tông” được bảo tồn trong cõi
Trang 4tâm linh và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, dù họ sống trên tổ quốc mìnhhay lưu vong nơi xứ người Đặc biệt, đây là hình thức tín ngưỡng được các thể chếchính trị ( Nhà nước) từ xưa đến nay trân trọng thừa nhận, dù rằng với những mức độkhác nhau Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những giátrị đạo đức quý báu của con người Việt Nam.
2.2 Cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong cộng đồng người Việt 2.2.1 Xuất phát từ nhận thức, từ quan niệm tâm linh của con người về thế giới
- Cơ sở quan trọng đầu tiên cho việc hình thành bất cứ tôn giáo, tín ngưỡng nàocũng là quan niệm tâm linh của con người về thế giới Cũng như nhiều dân tộc khác,
người Việt xuất phát từ nhận thức “ vạn vật hữu linh” – mọi vật đầu có linh hồn và
bắt đầu từ giới tự nhiên xung quanh mình
+) Về nhận thức: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hình thành trên cơ sở niềm tinvào sự bất tử của linh hồn tổ tiên Niềm tin ấy bắt nguồn từ ước muốn mang tính bảnnăng - ước muốn trường thọ của con người Người Việt quan niệm rằng, con người có
2 phần: phần xác và phần hồn Hai phần này vừa gắn bó, vừa tách biệt, chúng gắn bó
với nhau Khi con người còn sống, hồn nhập vào xác điều khiển hành vi của conngười Khi con người chết, phần hồn rời khỏi xác, thể xác của họ hoà vào cát bụi,phần hồn vần tồn tại và chuyển sang sống ở một thế giới khác (cõi âm) Ở Cõi Âmmọi linh hồn đều có các nhu cầu như cuộc sống nơi trần thế Niềm tin vào việc nhữngngười đã khuất luôn có mối quan hệ vô hình ( hoặc phù trợ, hoặc cản trở) đối vớinhững người đang sống Ông bà, cha mẹ dù qua đời nhưng vẫn luôn hiện diện trongtâm tưởng của con cháu, và con cháu luôn cảm thấy trách nhiệm cả về vật chất lẫntinh thần đối với họ Niềm tin về cái chết chẳng qua là một cuộc trở về gặp tổ tiên,ông bà và tổ tiên sẽ phù hộ độ trì cho con cháu
+) Sự kính trọng biết ơn: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn được bắt nguồn từ lònghiếu thảo của con cháu Quan hệ giữa bố mẹ đang sống với con cái là hiện thân củamối quan hệ giữa tổ tiên với con cháu sau này Sự kính hiếu cha mẹ được tiếp nối
Trang 5bằng sự tôn thờ, sùng bái tổ tiên Bổn phận kính trọng, báo hiếu, đền ơn công sinhthành dưỡng… dục của bố mẹ cũng là bổn phận báo hiếu, ơn đền tổ tiên Thờ phụng
tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo, sự thành kính biết ơn các bậc đã sinh thành, nuôi nấng
và tác thành cho mình Tuy nhiên, con cháu chỉ được tổ tiên bao dung, che chở khisống xứng đáng với ước nguyện của tổ tiên Mặt khác, con cháu chỉ tôn kính, quithuận và thờ phụng tổ tiên khi tổ tiên xứng đáng là tấm gương sáng cho con cháu noitheo Nếu ai, trong quá khứ có hành động đi ngược lại lợi ích của cộng đồng họ tộc vàgia đình, chẳng những không được kính trọng, tôn thờ mà còn bị nguyền rủa, trừngphạt
+) Sự sợ hãi: Trong cuộc sống con người còn gặp nhiều khó khăn, rủi ro, bất hạnh, sa
cơ, lỡ vận, bệnh tật hiểm nghèo …luôn đe doạ sự bình an của con người Con ngườicòn thiếu tự tin vào chính bản thân khi phải đối mặt giải quyết với các vấn đề trêntrong cuộc sống của chính bản thân họ Họ luôn mong muốn có sự giúp đỡ của các thếlực khác nhau, trong đó họ cần đến sức mạnh của ông bà tổ tiên ở “thế giới bên kia”che chở, nâng đỡ Từ quan niệm dân gian về linh hồn, người ta cho rằng, nếu khôngcúng tế linh hồn ông bà tổ tiên đầy đủ thì những linh hồn này trở thành ma đói và sẽmang lại rủi ro, quấy nhiễu cuộc sống của những người đang sống Đồng thời, ở chế
độ phụ hệ quyền lực của người đàn ông, nhất là gia trưởng, tộc trưởng nam đã làmnảy sinh ở phụ nữ, con cháu sự quy thuận lẫn cảm giác sợ hãi Tâm trạng này không phải chỉ tồn tại ở vợ và con cháu khi họ đang sống mà cả khi họ đã chết
Trong cuộc sống của mỗi con người, càng về già, cái chết luôn là nỗi ám ảnhkinh hoàng đối với mỗi người, con người không muốn nó diễn ra, ngay cả khi họ cócuộc sống nơi dương thế luôn gặp khó khăn và trắc trở, nhưng họ lại luôn phải đốimặt với nó Thực hiện các lễ nghi thờ cúng tổ tiên trong không gian thiêng đó, mỗingười được trải nghiệm và cũng như một lần được chuẩn bị tâm thế chấp nhận cáichết một cách thanh thản, bình tĩnh và nhẹ nhàng hơn
Trang 6Do đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa nên Việt Nam sản xuất lúanước theo truyền thống tiểu canh kết hợp với nuôi gia súc Vì vậy, sản xuất không đòihỏi tập trung nhân công theo quy mô lớn như ở nơi sản xuất lúa mì khô, công cụ sảnxuất cũng nhỏ, gọn , nhẹ, mọi thành viên trong gia đình, từ phụ nữ, trẻ em đều sửdụng dễ dàng Nhưng công việc nông nghiệp lại đòi hỏi sức vóc, vì vậy vai trò ngườiđan ông được đề cao và giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế Từ đó, Họ trởthành những người vừa có quyền lực thế tục, vừa có uy tín, được quyền nắm giữ việcthờ cúng các thần, trong đó có tổ tiên đã chết Quyền hành của gia trưởng, tộc trưởngcòn làm phát sinh ở con cháu cảm giác sợ hãi, qui thuận Cảm giác này được nuôidưỡng, di truyền thông qua các thế hệ và thậm chí được chuyển sang thế giới bên kiavới quan niệm rằng, người chết vẫn có thể trừng phạt con cháu Tổ tiên cũng giốngnhư các vị thần linh khác có thể giáng tai hoạ xuống con cháu, vì thế cần phải kínhtrọng, thờ cúng thường xuyên thì tổ tiên mới không làm hại, mới che chở, bảo vệ, phùgiúp Đối tượng thờ cúng thời kỳ này được chuyển từ tổ tiên tôtem sang tổ tiên thật,cùng huyết thống đã chết Đặc điểm này đã tạo nên nét khác biệt trong tín ngưỡng thờcúng tổ tiên ở Việt Nam và Trung Hoa.
Như vậy, có thể xem nguồn gốc xã hội sâu xa mang tính khách quan của tínngưỡng thờ cúng tổ tiên là ở tính hạn chế của lực lượng sản xuất và kèm theo đó là sự
Trang 7hạn chế, tù túng trong quan hệ kép giữa con người với tự nhiên và giữa con người vớicon người trong xã hội Còn nguồn gốc trực tiếp, mang tính xã hội của nó là sự phânhoá xã hội mà hệ quả của sự phân hoá ấy là việc đề cao vai trò của người đứng đầutrong gia đình - thị tộc.
2.2.3 Cơ sở xã hội
- Có thể nói rằng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cùng huyết thống chỉ thực sự rađời và phát triển trong thời kỳ thị tộc phụ quyền Từ những cơ sở kinh tế nếu trên đãdẫn đến một số hệ quả như sau: Trong chế độ phụ quyền, địa vị của người đàn ôngđược đặt lên hàng đầu, quyền thừa kế tài sản theo dòng họ cha và tiếp nối đến thế hệsau đã củng cố vững chắc vị trí của người đàn ông trong xã hội Khi trình độ sản xuấtphát triển, của cải xã hội làm ra ngày càng nhiều làm xuất hiện một lớp tích luỹ đượcnhiều của cải và dẫn tới có quyền uy chi phối người khác và là mầm mống cho sựphân chia xã hội thành giai cấp Trong xã hội có giai cấp, vị trí của người đàn ôngtrong gia đình và ngoài xã hội ngày càng được củng cố - cơ sở đích thực trong quátrình chuyển đổi từ việc thờ cúng tổ tiên sang việc thờ cúng tổ tiên là con người thựccùng chung dòng máu
- Về hình thức tổ chức xã hội: Xã hội được tổ chức theo mô hình gia đình – làng
xã, đây vừa là cơ sở kinh tế vừa là cơ sở xã hội Hình thức tổ chức này có tính cố hữucao, được xây dựng trên quan hệ huyết thống và dòng tộc là chủ yếu Nó có thời giantồn tại và phát triển rất lâu dài, là cơ sở hình thành – phát triển – lưu giữ các giá trịvăn hóa của cộng động
2.2.4 Ảnh hưởng của một số tư tưởng tôn giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam
- Ảnh hưởng của tư tưởng Khổng giáo (Khổng giáo do Khổng Tử sáng lập):
Tư tưởng của đạo Khổng là đề cao chữ hiếu và coi đó là nền tảng của đạo làm
người Theo Khổng Tử, sự sống của mỗi con người không phải do tạo hoá sinh ra,càng không phải do bản thân tự tạo, mà nhờ cha mẹ Sự sống của mỗi người gắn liềnvới sự sống của cha mẹ, sự sống của cha mẹ lại gắn liền với sự sống của ông bà và cứ
Trang 8như vậy thế hệ sau là sự kế tiếp của thế hệ trước Vì thế, con người phải biết ơn khôngchỉ với cha mẹ mà cả đối với thế hệ tổ tiên trước đó.
- Ảnh hưởng của tư tưởng Đạo giáo (Đạo giáo do Lão Tử và Trang Tử khởi
xuớng): Trong quan niệm của Lão Tử và Trang Tử, bản chất của “Đạo” là nguồn gốccủa vạn vật trên thế giới, là quy luật vận động của tự nhiên và được hai ông diễn tả nónhư một thứ huyền bí, một nguyên lý tối cao vô hình Trong Đạo giáo đã xây dựngnhiều nhân vật thần tiên có dáng dấp của con người Thần tiên của Đạo giáo chính lànhững cá nhân đã được tôn vinh thành những nhân vật trường sinh bất tử, ở nơi bồnglai tiên cảnh, sống cảnh an nhàn tiên cảnh, lại rất thần thông quảng đại có thể cưỡimây, đạp gió, làm được những việc phi thường mà con người trần tục không thể làmđược Đạo giáo góp phần củng cố niềm tin vào sự tồn tại và năng lực siêu nhiên củalinh hồn những người đã chết thông qua một số nghi lễ thờ cúng như: gọi hồn, bùachú, ma chay, tang lễ, mồ mả và đốt vàng mã
- Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo: Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến sự
giữ gìn và phát triển tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam, trước hết là quan niệmcủa Phật giáo về cái chết, về kiếp luân hồi và nghiệp báo,… Phật giáo cho rằng, sốngchết là quy luật tất yếu của thế gian giống như mặt trời lặn rồi lại mọc, mọc rồi lại lặn
mà thôi Sống và chết chỉ có nghĩa là thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác.Chết là bắt đầu của một chu kỳ sống mới, một kiếp sống mới Theo Đạo Phật, không
có kiếp sống đầu và kiếp sống cuối cùng Sau khi chết, linh hồn con người sẽ được táisinh, đầu thai vào một kiếp khác Kiếp đó là hạnh phúc hay đau khổ, tuỳ thuộc vàobản thân họ đã sống thiện hay ác trong quá khứ
Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo có ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triểncủa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, nhưng không vì thế mà nó là sự saochép y nguyên tư tưởng của Phật giáo Người Việt Nam quan niệm rằng, cha mẹ và tổtiên luôn lo lắng và quan tâm cho con cái ngay cả khi họ đã chết Người sống chăm lođến linh hồn người chết, vong hồn người chết cũng quan tâm đến cuộc sống củangười đang sống
Trang 92.3 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong đời sống người Việt ngày nay
2.3.1 Thờ cúng tổ tiên trong gia đình và gia tộc
Mang đặc tính của cư dân nông nghiệp đa thần giáo, trong gia đình người ta thườngthờ phụng nhiều vị thần Bên cạnh việc thờ tổ tiên, thờ Phật, người ta còn thờ bà Cô,ông Mãnh (ông Hoàng ) là những người thân thích, chết trẻ hoặc chết vào giờ linhthiêng Ở một số gia đình, vị trí đặt bàn thờ được sắp xếp theo quy định, ví dụ thờThánh sư ở trong góc nhà, thờ Tiền chủ ở bàn thờ đặt ngoài sân, thờ bà Cô, ông Mãnh
ở cạnh thấp hơn bàn thờ tổ tiên…Trong các vị thần được thờ tại gia, thường không có
vị thần nào được sắp xếp ngang hang với tổ tiên Đây là điểm khác biệt với một sốdân tộc khác ở Đông Á Ở Hàn Quốc người ta chỉ lập bàn thờ và dán bài khi có việccúng giỗ Ở Nhật Bản, vị trí trang trọng nhất trong nhà dành thờ Thần đạo ( Shinto)còn bàn thờ tổ tiên lại lập ở gian phụ
Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ vào ngày mất(còn gọi là "kỵ nhật") thường được tính theo Âm lịch (hay còn gọi là "ngày ta") Họtin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổtiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một (ngày sóc), ngày rằm (ngàyvọng), và các dịp lễ tết Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ gảchồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử , người Việt cũng dâng hương, làm lễ cúng tổtiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công Bảnchất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như ngườichết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiềnnhân Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưugiữa cõi dương và cõi âm
Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt tại nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhấttrong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà tầng) Trên bànthờ thì bày bát hương, chân đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố Đồ cúng cơ bảnkhông thể thiếu hương, hoa, chén nước lã Ngoài ra có thể có thêm thức ăn, trà rượu,
Trang 10và có khi có cả đồ vàng mã (quần áo đồ dùng làm bằng giấy), tiền âm phủ Sau khitàn tuần hương, đồ vàng mã và tiền âm phủ được đem đốt, được gọi là "hóa vàng",còn chén rượu cúng thì đem rót xuống đống tàn vàng Tục truyền rằng phải làm nhưvậy người chết mới nhận được đồ cúng tế, vì hương khói bay lên trời, nước (rượu)hòa với lửa mà thấm xuống đất.
Sau khi cúng giỗ, gia đình thường dọn thức ăn vừa cúng xong để cùng ăn, coinhư hưởng lộc của tiền nhân Bạn bè thân thuộc cũng được mời đến dùng bữa, tức là
đi ăn giỗ Một biến thể của việc cúng giỗ là tục thờ "hậu" do nhà chùa hay đình làngđảm nhiệm Trong trường hợp này người quá cố đã cúng tiền hay ruộng vào chùa hayđình để được hưởng lễ vật vào những ngày kỵ nhật Vì kính trọng tổ tiên, người Việtcoi việc tang ma là trọng sự, gắn liền với việc thờ cúng tổ tiên
2.3.2 Lễ giỗ tỗ Hùng Vương
Ngoài việc tôn thờ công đức của cha ông, tộc họ, những người đã khuất cùnghuyết thống người Việt còn tôn thờ tất cả những người có công với nước, với xómlàng, những anh hung dân tộc Cũng trong truyền thống ấy, với người Việt Nam từbao đời nay ngày giỗ tổ Hùng Vương luôn được coi trọng, và đó được gọi ngày ngày
“ Quốc lễ ” Đó là sự tưởng nhớ, là sự trở về cội nguồn của dân tộc Và đây được coi
là ngày giỗ quan trong và thiêng liêng nhất của cộng đồng người Việt:
“ Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”
Mùng Mười tháng Ba hàng năm đã trở thành ngày giỗ của vua Hùng, thành ngày hội
tụ con cháu khắp mọi miền đất nước hướng về đất Tổ Có thể nói ngày giỗ tổ HùngVương là sự phát triển cao có tính chất trừu tượng hóa ý thức về cội nguồn, bắt rễ sâu
xa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở làng xã, trong gia đình và gia tộc
2.4 Giá trị lịch sử, văn hóa và đạo đức của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
- Giá trị lịch sử, văn hóa
Trang 11Trên cơ sở phân tích những bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, chúng ta cóthể đánh giá thống nhất về những giá trị lịch sử, văn hóa của di sản văn hóa phi vậtthể đặc biệt này
Thờ cúng Tổ tiên ở Việt Nam là một tín ngưỡng có sức sống lâu bền, có gốc rễsâu xa trong cộng đồng người Việt Do đó, thờ cúng Tổ tiên là hiện tượng xã hội có
tính phổ biến “Thờ cúng tổ tiên là nghi thức mang hiệu quả đặc biệt trong việc
giáo dục chữ Hiếu, chữ Nhân, chữ Lễ, chữ Tâm là những phẩm chất cần thiết nhất
để con người có thể được xem là hoàn thiện trong nhân cách Một trong những ảnh hưởng có thể kiểm chứng ngay của những người đã khuất đến thế giới hiện tại là góp phần điều chỉnh, giáo dục con người thông qua hành vi thờ tự ” ( PGS TS
Nguyễn Văn Cương, ĐHVHHN) TS Nguyễn Anh Tuấn, GĐ Bảo tàng HùngVương, Phú Thọ khẳng định đây là:” một giá trị văn hoá - một hằng số bất biến củagiá trị nhân văn cao đẹp của mỗi người Việt Nam” Xuất phát từ mối liên hệ mật
thiết, gắn bó trên cơ sở huyết thống, mà quy định thành những Đạo, nghĩa cụ thể,
như: đạo, nghĩa cha – con; đạo, nghĩa vợ - chồng; đạo nghĩa anh – em Trong các đạo ấy thì Đạo Hiếu đễ xoay quanh mối quan hệ cha-con và anh-em trở thành một
cái Đạo trung tâm chi phối đạo đức gia đình và mang đến cho gia đình những giá
trị văn hoá-đạo đức căn bản nhất Từ chữ Hiếu đối với ông bà tổ tiên mình được
mở rộng, mang thêm những sắc thái ý nghĩa mới mang tính cộng đồng, trở thànhtấm lòng của người đi sau dành cho người đi trước, sự ngưỡng một đối với tiềnnhân, các công thần có công với nước được thờ trong đình làng cho đến một tinh
thần Hiếu đạo với ý thức thờ cúng “người cùng một cội, “cùng một bọc trứng mà
sinh ra” qua hình thức thờ Quốc tổ Hùng Vương Hàng năm, ngày mùng 10 tháng
3, ngày giỗ tổ cũng được tổ chức hết sức trang trọng ở phương Nam”
Ths Trần Văn Thục, Đại học Hùng Vương cho rằng : Giỗ Tổ Hùng Vương là
“hiện tượng lịch sử độc nhất vô nhị” mà không tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên thế
giới, chỉ duy nhất cả dân tộc Việt Nam có chung ngày giỗ Tổ.
Trang 12“Điều đó cho thấy việc hướng về nguồn, về tổ tiên người Việt mà thờ phụng là rất
rõ ràng, truyền từ đời này qua đời khác.”( Ths Hoàng Thị Hoa, GĐ Sở
VHTTDLBắcGiang) Việc coi Hùng Vương là một ông Tổ chung đã củng cố tâmthức của các cộng đồng dân tộc - chúng ta là những người của chung một cộinguồn, có cùng một Tổ chung, được sinh ra từ cùng một bọc trứng, dân cả nướcđều là anh em một nhà Ý thức dân tộc đó đã trở thành nền tảng để hội tụ tinh thầnđoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh bách chiến bách thắng của dân tộc Sức mạnh
đó đã được củng cố và phát huy trong lịch sử chống ngoại xâm cũng như trong kiếnthiết xây dựng đất nước khi hòa bình Biểu tượng Hùng Vương đã trở thành chỗdựa của niềm tin, thành điểm tựa cho sự đoàn kết quốc gia
- Cùng với việc phân tích những chân giá trị của tín ngưỡng Thờ tổ tiên ở ViệtNam, các tác giả cũng đồng thời khẳng định về sức sống của tín ngưỡng này trongđời sống đương đại : “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn được các triều đại phongkiến thừa nhận và thể chế hóa bằng pháp luật.” Tín ngưỡng thờ cúng ông Tổ dòng
họ cũng đang được phục hồi Các dòng họ đua nhau xây dựng và tu sửa từ đường,
mồ mả tổ tiên, lập lại gia phả Nhiều dòng họ cử người ra Bắc vào Nam sưu tập tàiliệu, biên soạn gia phả để lưu truyền cho đời sau
Về phần mình, chúng tôi cho rằng, với những nội dung giá trị tinh thần khôngthể phủ nhận, tín ngưỡng thờ Quốc Tổ Hùng Vương nói riêng và tín ngưỡng thờcúng tổ tiên nói chung đã trở thành một trong những di sản văn hóa độc đáo củaquốc gia dân tộc Việt Nam, một bộ phận hữu cơ của kho tàng di sản văn hóa nhânloại, xứng đáng được bảo vệ và phát huy giá trị
- Giá trị đạo đức:
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong quá trình hình thành, tồn tại của
nó đã góp phần tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống như lòng hiếu thảo, lòng