KHÓA LUẬN CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN TRONG CÁC GIA ĐÌNH TRẺ Ở HÀ NỘI HIỆN NAY Qua nghiên cứu trường hợp tại khu chung cư Đại Th
Trang 1KHÓA LUẬN CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG
TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN TRONG CÁC
GIA ĐÌNH TRẺ Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
(Qua nghiên cứu trường hợp tại khu chung cư Đại Thanh,
Thanh Trì, Hà Nội)
Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Thanh Mai Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thu Thảo
Khóa học: 2012 - 2016
HÀ NỘI - 2016
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trên hành trình học hỏi và khám phá nguồn tri thức phong phú, thầy
cô, bạn bè luôn là những người đồng hành tri kỉ Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lời tri ân chân thành đến Ths Nguyễn Thị Thanh Mai – giảng viên khoa Văn hóa học, Đại học Văn hóa Hà Nội, đồng thời cũng là giảng viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận
Xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa và các Giảng viên Khoa Văn hóa học, trường đại học Văn Hóa Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt 4 năm học tập
Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ban quản lý khu chung cư Đại Thanh cùng toàn thể các gia đình trẻ ở khu chung cư đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu tại đây để tôi có những tư liệu quý giúp hoàn thành khóa luận
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Hoàng Thị Thu Thảo
Trang 3MỤC LỤC MỤC LỤC 2 DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 4
MỞ ĐẦU 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN
VÀ GIA ĐÌNH TRẺ Error! Bookmark not defined 1.1 Cơ sở lý luận về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiênError! Bookmark not
defined
1.1.1 Một số khái niệm Error! Bookmark not defined 1.1.2 Cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiênError! Bookmark not
defined
1.1.3 Đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiênError! Bookmark not
defined
1.1.4 Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiênError! Bookmark not
defined
1.2 Gia đình trẻ Error! Bookmark not defined
1.2.1 Khái niệm Error! Bookmark not defined 1.2.2 Một số đặc điểm của gia đình trẻ ở Hà NộiError! Bookmark not
defined
1.2.3 Gia đình trẻ ở khu chung cư Đại ThanhError! Bookmark not defined
Tiểu kết chương 1 Error! Bookmark not defined Chương 2: THỰC TRẠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN TRONG CÁC GIA ĐÌNH TRẺ Ở HÀ NỘI HIỆN NAY Error! Bookmark not defined 2.1 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong các gia đình trẻ ở Hà Nội hiện nay Error! Bookmark not defined
Trang 42.1.1 Đối tượng thờ cúng Error! Bookmark not defined 2.1.2 Không gian thờ cúng Error! Bookmark not defined 2.1.3 Thời gian thờ cúng Error! Bookmark not defined 2.1.4 Nghi thức, nghi lễ thờ cúng Error! Bookmark not defined
2.2 Những yếu tố tác động đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong các gia đình trẻ ở Hà Nội hiện nay Error! Bookmark not defined
2.2.1 Sự tác động của nền kinh tế thị trườngError! Bookmark not defined
2.2.2 Sự tác động của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa Error!
Bookmark not defined
Tiểu kết chương 2 Error! Bookmark not defined Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN TRONG CÁC GIA ĐÌNH TRẺ HIỆN NAY Error!
Bookmark not defined
3.1 Đánh giá về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong các gia đình trẻ Error!
Bookmark not defined
3.1.1 Tích cực Error! Bookmark not defined 3.1.2 Hạn chế Error! Bookmark not defined
3.2 Xu hướng thờ cúng tổ tiên trong các gia đình trẻ ở Hà Nội hiện nay Error! Bookmark not defined 3.3 Một số vấn đề đặt ra trong hoạt động thờ cúng tổ tiênError! Bookmark
not defined
3.3.1 Bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên trong xã hội hiện nay Error! Bookmark not defined
3.3.2 Tiếp thu những giá trị đạo đức mới để phù hợp với xã hội công
nghiệp hiện đại Error! Bookmark not defined
Tiểu kết chương 3 Error! Bookmark not defined
Trang 5KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined
Trang 6DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
TP : Thành phố
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CNH: Công nghiệp hóa ĐH: Đại học
ĐTH: Đô thị hóa HĐH: Hiện đại hóa
Trang 7MỞ ĐẦU 1.! LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đối với người Việt Nam, thờ cúng tổ tiên được đặt vào vị trí quan trọng nhất, giữ vai trò trung tâm trong đời sống tinh thần Thờ cúng tổ tiên không chỉ là một tín ngưỡng thể hiện niềm tin của con người vào tổ tiên mà còn trở thành đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” Việc làm này nhằm để tri ân, tưởng nhớ và biết ơn công sinh thành nuôi dưỡng của tổ tiên Nó vừa thể hiện chữ “Hiếu” với người đã mất vừa như một lời nhắc nhở các thế hệ sau phải sống cho tốt, cho xứng với những người đã khuất Có thể nói, thờ cúng tổ tiên
là một hình thái đặc biệt của phép ứng xử, không đơn thuần chỉ là cách ứng
xử giữa người với người mà là giữa con người với những giá trị vĩnh hằng
Từ trong lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã kết tụ qua thời gian những giá trị mà ta cần gìn giữ bảo tồn
Hơn thế nữa, việc tìm hiểu một giá trị đặc biệt của tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên sẽ giúp chúng ta có thể hiểu đúng, tránh cái nhìn phiến diện, lầm tưởng
về nó Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang hội nhập và mở cửa tiếp nhận những luồng văn hóa mới đã khiến cho hoạt động văn hóa tín ngưỡng có nhiều vấn đề đáng bàn Thờ cúng tổ tiên đang có nhiều biến đổi theo những xu hướng khác nhau, đặc biệt sự biến đổi này được thể hiện rõ trong các gia đình trẻ Chính vì vậy, khóa luận này sẽ đề cập tới thực trạng của việc thờ cúng tổ tiên trong các gia đình trẻ hiện nay, sự khác biệt trong việc thờ cúng của gia đình trẻ với những gia đình đa thế hệ trong truyền thống
để qua đó chỉ ra xu hướng và định hướng đúng đắn về việc thờ cúng nhằm gìn giữ những giá trị linh thiêng của tín ngưỡng này
Trang 8Xuất phát từ những vấn đề trên, nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của việc thờ cúng tổ tiên, tôi đã lựa chọn đề tài
“Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong các gia đình trẻ ở Hà Nội hiện nay” (Qua nghiên cứu trường hợp tại khu chung cư Đại Thanh, Thanh Trì, Hà Nội) làm đề tài nghiên cứu của mình
2.!TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Vấn đề tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nó được khai thác từ nhiều góc độ, khía cạnh và để lại rất nhiều công trình nghiên cứu công phu, có giá trị Có thể kể đến một số tác phẩm
tiêu biểu như: Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh, Việt Nam
phong tục của Phan Kế Bính, cuốn Về tôn giáo tín ngưỡng hiện nay của Đặng
Nghiêm Vạn, Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam của Nguyễn Minh San,
Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt của Bùi Xuân Mỹ, Nếp cũ – tín ngưỡng Việt Nam của Toan Ánh Các tác phẩm trên đã nêu lên một số nét khái quát
của tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói riêng, cụ thể đề cập tới cơ sở của việc hình thành nên tôn giáo tín ngưỡng, các khái niệm liên quan tới thờ cúng tổ tiên, bản chất và ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên trong
xã hội Việt Nam
Ngoài ra, trong những năm gần đây xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, đặc biệt nhìn nhận nó trong bối cảnh đời sống hiện nay như:
“Thờ cúng tổ tiên, một nét đậm của đời sống tâm linh người Việt” (Lê
Dân trong Sinh hoạt văn hóa gia đình người Việt và sinh thái xã hội- nhà xuất bản Lao động, 1994) Bài nghiên cứu này khẳng định tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một nét đậm trong đời sống tâm linh của người Việt, từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người
Trang 9“Thử tìm hiểu nguồn gốc tục thờ cúng tổ tiên” (Tạp chí văn hóa nghệ
thuật số 127 (1/1995) Trong tạp chí này đã trình bày cụ thể về nguồn gốc của tục thờ cúng tổ tiên, tục thờ cúng tổ tiên xuất phát từ quan niệm tâm linh của con người về thế giới, cơ sở kinh tế xã hội, hình thức tổ chức xã hội và sự đóng góp của Nho giáo
Nhiều bài viết liên quan được công bố trên các tạp chí : Cộng sản, Tư tưởng văn hoá, Thông tin lý luận, Văn hoá nghệ thuật, dân tộc học… Nói chung là các công trình nghiên cứu rất đa dạng có thể tómlại thành 3 loại cơ bản sau :
Loại thứ nhất : Xem thờ cúng tổ tiên như một tập tục văn hoá và truyền
thống đạo đức
Loại thứ hai : Xem tín ngưỡng vừa là tập tục văn hoá vừa là truyền
thống đạo đức
Loại thứ ba : Xem tín ngưỡng như là một loại hình tín ngưỡng, tôn giáo
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn được bàn luận đến trong một số công trình nghiên cứu như:
“Thờ cúng tổ tiên người Việt” của Võ Phương Lan (nhà xuất bản từ điển bách khoa – 2012), nội dung cuốn sách trình bày về tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của người Việt để làm rõ những đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng này
“Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại” của nhiều tác giả (nhà xuất bản văn hóa thông tin Hà Nội – 2013), nội dung cuốn sách này là tổng hợp ý kiến, nghiên cứu của nhiều tác giả, đưa ra những điểm mới trong việc thờ cúng tổ tiên của xã hội đương đại
“Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam xưa và nay” của nhà xuất bản chính trị quốc gia - sự thật Hà Nội – 2014, tác giả là PGS.TS Nguyễn
Trang 10Đức Lữ và ThS Nguyễn Thị Hải Yến Nội dung cuốn sách này nhằm giải đáp những thắc mắc liên quan tới tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên xưa và nay
Hội thảo quốc tế về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng đề cập tới việc thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại, từ đó thấy được điểm khác biệt trong thờ cúng tổ tiên so với truyền thống
Bên cạnh đó cũng đã có một số luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ đề cập tới việc thờ cúng tổ tiên song chỉ ở những khía cạnh nhất định và chưa đề cập tới tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong các gia đình trẻ hiện nay
để tìm ra nguyên nhân của xu hướng biến đổi đồng thời đưa ra những định hướng đúng đắn giáo dục ý thức cội nguồn của việc thờ tổ tiên Tất cả những công trình nghiên cứu trên đã dựng lên một bức phông nền cơ bản
về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam Đây là những nguồn
tư liệu tham khảo vô cùng quý giá để tôi có thể hoàn thành đề tài khóa luận của mình
3.!MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1.! Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong các gia đình trẻ hiện nay để tìm ra những nguyên nhân, xu hướng biến đổi của tín ngưỡng này, đồng thời đưa ra định hướng đúng đắn nhằm gìn giữ những giá trị tốt đẹp của một tín ngưỡng truyền thống
3.2.! Nhiệm vụ nghiên cứu
Sưu tầm, đọc và phân tích các tài liệu liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để hiểu được nguồn gốc, bản chất và ý nghĩa của nó Đồng thời tiến hành khảo sát để tìm hiều thực trạng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Trang 11trong các gia đình trẻ hiện nay Bên cạnh đó, tìm hiểu những nhân tố tác động đến tín ngưỡng này để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi Trên cơ sở đó đưa
ra nhận xét, đánh giá về tín ngưỡng này
4.!ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1.! Đối tượng nghiên cứu: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong các gia
đình trẻ ở Hà Nội
4.2.! Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu khoảng 200 gia đình trẻ tại khu chung cư Đại Thanh, huyện Thanh Trì, Hà Nội
5.!PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khóa luận sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp sưu tầm, thống kê, phân tích tư liệu, và quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, khảo sát xã hội học bằng bảng hỏi
-! Phương pháp tư liệu được sử dụng để thu thập thông tin, kế thừa các nghiên cứu của các học giả đi trước nhằm thực hiện mục đích nghiên cứu của
đề tài
-! Phương pháp điền dã và quan sát tham dự: Quan sát và ghi chép lại những thông tin thu thập được thông qua khảo sát thực địa để thấy được thực trạng thờ cúng tổ tiên trong các gia đình trẻ hiện nay ở khu chung cư Đại Thanh, huyện Thanh Trì, Hà Nội
-! Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn các gia đình trẻ sống ở khu chưng cư Đại Thanh Từ đó tìm hiểu về sự hiểu biết của các gia đình trẻ trong việc thờ cúng tổ tiên để tìm ra nguyên nhân dẫn tới sự biến đổi trong nhận thức và hành vi của họ về tín ngưỡng này
Trang 12-! Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Chúng tôi tiến hành phát 200 phiếu cho người dân ở khu chung cư Đại Thanh Từ đó hiểu được cách ứng xử của các gia đình trẻ trong việc thờ cúng tổ tiên, tìm ra nguyên nhân của những xu hướng biến đổi trong tín ngưỡng này Đồng thời đưa ra những nhận định và tìm ra nguyên nhân về sự thay đổi trong hành vi và nhận thức của các gia đình trẻ trong việc thờ cúng tổ tiên, từ đó đưa ra những định hướng đúng đắn nhằm gìn giữ những giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng này
6.!BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và gia đình trẻ Chương 2: Thực trạng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong các gia đình
trẻ ở Hà Nội hiện nay
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
trong các gia đình trẻ hiện nay
Trang 13TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ðào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương , Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội
2 Toan Ánh (1991), Phong tục Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
3 Phan Kế Bính (2008), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học, Hà Nội
4.!Mai Huy Bích (1987), Lối sống gia đình ngày nay, Nxb Phụ nữ, Hà Nội
5 Vũ Hiếu Dân, Ngân Hà, (2011), Văn hóa tâm lý gia đình, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội
6 Dương Tự Đam (1998), Gia đình trẻ và việc hình thành nhân cách thanh
niên, Nxb Thanh niên
7 Phạm Văn Đồng (1994), Văn hoá và đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
8 Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt
Nam Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
9 Vũ Ngọc Khánh (biên soạn) (2010), 36 phong tục tập quán người Hà Nội,
Nxb Thanh Niên, Hà Nội
10.Thượng tọa Thích Quảng Đại (2010), Nghi lễ thờ cúng cổ truyền Việt
Nam, nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr.16
11.Lê Minh (1994), Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội, Nxb
Lao Động, Hà Nội
12 Bùi Xuân Mỹ (2009), Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội
13.Lê Minh (1994), Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội, Nxb
Lao Động, Hà Nội
14 Nguyễn Minh San (1998), Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam, Nxb
Văn học, Hà Nội
Trang 1415 Quỳnh Trang (2006), Phong tục thờ cúng của người Việt, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội
16 Trần Ngọc Thêm, (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP Hồ
Chí Minh
17 Trần Ngọc Thêm (2000), Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
18 Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội
19 Ngô Đức Thịnh (2012), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam,
Nxb Trẻ, Hà Nội
20 Nhiều tác giả (1998), Hỏi và đáp về văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc 21.Quảng Tuệ (2002), Nghi lễ dân gian truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa
Dân tộc, Hà Nội
22 Tân Việt (2001), Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam, Nxb Văn
hóa Dân tộc, Hà Nội
23 Nhiều tác giả (2013), Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hôi đương đại,
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội
24 Đặng Nghiêm Vạn (1996), Về tôn giáo tín ngưỡng hiện nay, Nxb khoa
học xã hội, Hà Nội
25.Tân Việt (2001), Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam, Nxb Văn
hóa Dân tộc, Hà Nội
26 Nguyễn Đức Lữ, Nguyễn Thị Hải Yến (2014), Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở
Việt Nam xưa và nay, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự Thật, Hà Nội
27 Tên một số trang web:
http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/1426/Tin_nguong_tho_cun
g_to_tien_ban_sac_van_hoa_cua_nguoi_Viet
http://luanvan.co/luan-van/tin-nguong-tho-cung-to-tien-cua-nguoi-viet-va-mot-so-quoc-gia-dong-nam-a-54616/