i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- TRẦN VĂN KHAM HỢP TÁC NGHIÊN CỨU TRONG CỘNG ĐỒNG KHOA HỌC HIỆN NAY QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG ĐẠI
Trang 1i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
TRẦN VĂN KHAM
HỢP TÁC NGHIÊN CỨU TRONG CỘNG ĐỒNG KHOA HỌC HIỆN NAY
(QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQG HÀ NỘI)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI-2004
Trang 2ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
TRẦN VĂN KHAM
HỢP TÁC NGHIÊN CỨU TRONG CỘNG ĐỒNG KHOA HỌC HIỆN NAY
(QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQG HÀ NỘI)
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 05.01.09
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn An Lịch
HÀ NỘI-2004
Trang 3iii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn với đề tài “Hợp tác nghiên cứu trong cộng đồng khoa học hiện nay” (qua nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội) là kết quả học tập và nghiên cứu của tác giả trong khoá học 2001-2004 chuyên ngành Xã hội học, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả được PGS.TS Nguyễn An Lịch trực tiếp hướng dẫn Sự tận tình chỉ bảo của Phó Giáo sư cùng với
sự định hướng chuyên môn, gợi mở những hướng nghiên cứu của các nhà khoa học trong ngành đã giúp tác giả có điều kiện hoàn thành luận văn của mình Tác giả xin được bày tỏ sự biết ơn chân thành nhất đến PGS.TS Nguyễn An Lịch và đội ngũ các nhà khoa học ngành Xã hội học
Với sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tác giả đã tiếp cận được thực tế nghiên cứu của mình qua nhiều nội dung từ điều tra số liệu, thu thập dữ liệu, trao đổi ý kiến… Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô, các nhà khoa học, đội ngũ lãnh đạo quản lý khoa học của Nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô đã giảng dạy cho lớp cao học 2001-2004 chuyên ngành Xã hội học, xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè
đã hết lòng giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Trần Văn Kham
Trang 4iv
MỤC LỤC
2 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3
4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Đối tượng khảo sát và phạm vi khảo sát 5
6 Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu 7
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 10
1.1.1 Điểm luận những hướng nghiên cứu cơ bản trong lịch
sử xã hội học khoa học
10
1.1.2 Điểm luận những nghiên cứu về hợp tác nghiên cứu 11
1.1.3 Những công trình nghiên cứu về khoa học và hợp tác
nghiên cứu tại Việt Nam
13
1.2.2 Quan điểm xã hội học khoa học của R.Merton 16
1.2.3 Những quan điểm xã hội học trong giai đoạn chuyển từ
mô hình cũ sang mô hình mới
18
1.2.4 Lý luận về mạng lưới xã hội và lý thuyết trao đổi 19
Trang 5v
Chương 2: Hợp tác nghiên cứu trong cộng đồng khoá học (qua
nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội)
34
2.1 Một số nét khái quát về cộng đồng khoa học Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
34
2.2 Một số yếu tố thúc đẩy quá trình hợp tác nghiên cứu 46
2.4 Các hình thức giao tiếp trong hợp tác nghiên cứu 79
2.5 Lợi ích và chi phí đạt được trong quá trình hợp tác nghiên cứu 84
Trang 6vi
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Ngay sau khi thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định hoạt động khoa học là một trong những nội dung then chốt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những vấn đề cốt lõi trong việc xây dựng đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Nghị quyết 37 của Đảng ngày 20/01/1981 được xem như là một điểm khởi đầu cho việc hoạch định chính sách khoa học và kỹ thuật nước nhà trong tình hình mới Quan điểm của Đảng được thể hiện trong Nghị quyết này
là: mọi hoạt động khoa học và kỹ thuật trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên chủ
nghĩa xã hội phải hướng vào phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp công nghiệp hoá
xã hội chủ nghĩa, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm Trong những năm tiếp theo,
hoạt động khoa học và công nghệ nước nhà cũng có nhiều chuyển biến, có tác dụng hữu hiệu cho quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế nước nhà Sau
10 năm đổi mới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 8 (ngày 24/12/1996) cũng xác định những chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm
2000 Đến Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Đảng và Nhà nước ta xác định tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII với phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ đến năm 2005 và đến năm 2010 theo tinh thần đổi mới quản lý, tổ chức
và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ… Đó là những vấn đề
cơ bản và cần thiết đối với sự phát triển xã hội
Phân công lao động và phối hợp các hoạt động là hai nội dung cơ bản của một tổ chức, nhóm xã hội Thực hiện được hai vấn đề này là điều kiện cần thiết để tổ chức, nhóm xã hội đó tồn tại và phát triển Cộng đồng khoa học cũng được xem như là một nhóm xã hội đặc thù, gồm những nhà khoa học
Trang 7vii
tham gia vào các hoạt động khoa học và công nghệ Những cá nhân trong nhóm xã hội này có những đặc điểm chung về chức năng xã hội của họ, có liên quan đến vị thế, vai trò, địa vị xã hội… Nghiên cứu các khía cạnh của cộng đồng khoa học sẽ góp phần làm rõ các luận cứ khoa học quan trọng trong việc thực hiện tinh thần Nghị quyết TW2 khoá VIII Tuy nhiên, trong thời gian qua việc nghiên cứu những nội dung khác nhau của cộng đồng khoa học vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu
Luật khoa học và công nghệ (2000) có xác định hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động xã hội hướng đến sản xuất, tạo dựng các tri thức khoa học, ứng dụng các tri thức khoa học, đáp ứng các nhu cầu phục vụ xã hội Theo UNESCO, hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm tất cả các hoạt động có hệ thống liên quan chặt chẽ tới việc sản xuất, nâng cao, truyền bá và ứng dụng các kiến thức khoa học và công nghệ, chẳng hạn các khoa học chính xác và khoa học tự nhiên, cơ khí và kỹ thuật học, y học, khoa học nông nghiệp cũng như các khoa học xã hội và nhân văn Đây là môi trường khoa học tạo dựng được nhiều hình thức tương tác lẫn nhau giữa các nhà khoa học
Để qua đó, các nhà khoa học thể hiện được mình, chứng tỏ được mình, tiếp thu được kinh nghiệm quý báu cho hoạt động chuyên môn của bản thân
Mối quan hệ giữa các thế hệ trong khoa học cũng như việc đào tạo lực lượng những nhà khoa học trẻ đang là vấn đề đáng lưu ý trong sự phát triển của cộng đồng khoa học (nghiên cứu và triển khai) Phối hợp, cộng tác nghiên cứu giữa các thành viên trong cộng đồng khoa học, giữa thành viên trong cộng đồng khoa học này với các thành viên cộng đồng khoa học khác là điều cần thiết, cần thúc đẩy Hành động xã hội đó là những yếu tố sơ khởi, tiềm tàng, tạo nên được những nhân tố mở rộng về số lượng và chất lượng của các nhà khoa học, của cả cộng đồng khoa học
Theo Nghị định 97/CP ngày 10/12/1993 của Thủ tướng Chính phủ, Đại học Quốc gia Hà Nội được hình thành dựa trên sự sắp xếp, điều chỉnh một số
Trang 8viii
trường Đại học lớn ở Hà Nội Sứ mệnh của Đại học Quốc gia Hà Nội là phải trở thành một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội Nội dung hoạt động khoa học và công nghệ của Đại
học Quốc gia gồm 3 nội dung cơ bản: Nghiên cứu khoa học, phát triển công
nghệ và tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ Với tư cách là thành viên của
Đại học Quốc gia Hà Nội, với truyền thống gần nửa thế kỷ của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là nơi tập trung nhiều nhà khoa học với nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội
và nhân văn khác nhau, đã trở thành cộng đồng khoa học vững mạnh, đang dần đáp ứng những nhu cầu do thực tiễn xã hội đặt ra Trong 6 chương trình hoạt động định hướng phát triển Nhà trường theo hướng chuẩn hoá-hiện đại hoá đến năm 2010, việc đào tạo một lực lượng các nhà khoa học đủ chất lượng phục vụ nhu cầu thực tiễn xã hội, đòi hỏi có những hướng triển khai phù hợp Trong thời gian qua, Nhà trường đã từng bước phát huy những lợi thế của các nhà khoa học theo các mô hình làm việc theo nhóm, tăng cường tính liên ngành, liên thế hệ, hỗ trợ bổ sung kiến thức lẫn nhau, cùng tham gia thực hiện những nội dung hoạt động khoa học và công nghệ đã được các nhà khoa học tiến hành thực hiện… Những hoạt động đó đã làm cho diện mạo hoạt động khoa học và công nghệ của Nhà trường được đổi mới, hoà nhập cùng xu hướng phát triển nghiên cứu và đào tạo trong tình hình mới, dần đáp ứng được những nhu cầu của xã hội đặt ra
Từ những vấn đề trên, luận văn đi vào nghiên cứu vấn đề Hợp tác
nghiên cứu trong cộng đồng khoa học hiện nay (qua nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội)
2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
2.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Trang 9ix
Trên cơ sở học hỏi và kế thừa những hướng nghiên cứu và lý luận nghiên cứu đi trước, đề tài bước đầu vận dụng những lý luận về cộng đồng khoa học, hợp tác nghiên cứu, lý luận trao đổi… trong việc đánh giá, tiếp cận vấn đề nghiên cứu Đồng thời, thông qua việc vận dụng những phương pháp nghiên cứu mới về nghiên cứu lịch sử cuộc đời và đo lường xã hội (scientometrics), luận văn cũng nhằm định hình được những phương pháp nghiên cứu cụ thể, hữu hiệu đối với những hình thức nghiên cứu về mô hình hợp tác Mặt khác, luận văn cũng mong muốn tóm lược một số luận điểm mới của xã hội học khoa học đương đại phù hợp với đề tài nghiên cứu và những vấn đề hiện thực của xã hội Việt Nam
2.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Với những đánh giá, kết luận trong quá trình nghiên cứu, đề tài này sẽ
đề xuất một số giả định về mặt chính sách nhằm khuyến khích và đẩy mạnh hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học (tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), góp phần vào sự nghiệp xây dựng Nhà trường theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá các mặt hoạt động, xây dựng Nhà trường, Đại học Quốc gia Hà Nội theo hướng Đại học
nghiên cứu ngang tầm với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học dưới góc nhìn của xã hội học khoa học Hoạt động này đã được thực hiện dựa trên
những mục đích khác nhau của hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học; tìm ra được những mô hình hợp tác phổ biến trong hoạt động nghiên cứu hiện nay giữa các nhà khoa học…
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tiến hành giải quyết những nhiệm vụ chính sau:
Nhiệm vụ thứ nhất: Xác định những cơ sở lý luận chính và hướng tiếp
cận chính cho vấn đề nghiên cứu
Trang 10x
Nhiệm vụ thứ hai: Mô tả và lý giải mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí
đạt được trong quá trình hợp tác giữa các nhà khoa học
Nhiệm vụ thứ ba: Xác định một số cách đo lường hoạt động hợp tác giữa
các nhà khoa học bằng việc ứng dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành
Nhiệm vụ thứ tư: Từ những đánh giá và kết luận ban đầu của vấn đề
nghiên cứu, luận văn sẽ gợi mở những giải pháp, chính sách hợp lý nhằm đưa hoạt động hợp tác nghiên cứu theo hướng xây dựng Nhà trường trở thành đại học nghiên cứu
4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: hoạt động hợp tác nghiên cứu của các nhà khoa học 4.2 Đối tượng nghiên cứu: Hợp tác nghiên cứu trong cộng đồng khoa học 4.3 Phạm vi nghiên cứu:
Do đây là vấn đề nghiên cứu khá phức tạp, đề tài nghiên cứu chỉ tập trung đến một số khía cạnh sau:
(i) Mô tả những khác biệt trong hoạt động hợp tác giữa những nhà khoa học trong cộng đồng khoa học (trường đại học); xác định được vị trí và vai trò của các nhà khoa học với nhiệm vụ chính là nhà sư phạm;
(ii) Lý giải những yếu tố tác động tạo nên sự khác biệt trong hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học
5 Đối tượng khảo sát và phạm vi khảo sát:
5.1 Đối tượng khảo sát:
Đối tượng khảo sát của đề tài là những nhà khoa học đang làm việc tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
5.2 Phạm vi khảo sát:
Trang 11xi
Do những hạn chế về điều kiện vật chất, khoa học, đề tài chỉ dừng lại nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội
Việc khảo sát được tiến hành từ tháng 3.2004 đến 9.2004
Những hoạt động hợp tác của các nhà khoa học được đề cập từ năm
2000 đến năm 2004
5.3 Mô tả mẫu nghiên cứu
Khảo sát 110 nhà khoa học bằng bảng hỏi với cơ cấu mẫu như sau:
- Về giới tính: 70.9% là nam, 29.1% là nữ
- Về độ tuổi: + Dưới 35 tuổi: 47.3%
+ Từ 35 đến 45 tuổi: 23.6%
+ Trên 45 tuổi: 29.1%
Độ tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu là 38 tuổi
- Về học vị: + Cử nhân: 18.2%
+ Thạc sỹ: 49.1%
+ Tiến sỹ: 32.7%
- Về kết quả nghiên cứu trong 5 năm qua:
+ Dưới 5 công trình nghiên cứu: 72.2%
+ Từ 5 đến 10 công trình nghiên cứu: 18.2%
+ Trên 10 công trình nghiên cứu: 9.1%
Số công trình nghiên cứu trung bình trong mẫu nghiên cứu của các nhà khoa học trong 5 năm qua là 4 công trình
Trang 12xii
6 Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
6.1 Khung lý thuyết
6.2 Giả thuyết nghiên cứu
6.2.1 Giả thuyết 1: Hợp tác nghiên cứu là một mô hình hành động
được nhiều nhà khoa học quan tâm, thực hiện Hoạt động hợp tác được chủ yếu thực hiện qua các hoạt động đồng tác giả bài viết, đồng hướng dẫn luận
văn/luận án; đồng chủ trì đề tài… sự kết hợp giữa nhà khoa học già và trẻ có
xu hướng nổi bật hơn mô hình già-già, trẻ-trẻ
6.2.2 Giả thuyết hai: Lợi ích thu được từ hành động hợp tác nghiên
cứu được thể hiện đáng chú ý là sự chia sẻ - trao truyền: tri thức, kỹ năng, phương pháp; tạo nên những hình thức tranh luận, phê phán các quan điểm khoa học
SỨ MỆNH, VỊ THẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN
HỢP TÁC NGHIÊN CỨU
Những
yếu tố
thúc đẩy,
định
hướng
Những nội dung hợp tác
Những hình thức giao tiếp
Lợi ích-chi phí thông qua hợp tác
TÍ NH CỐ KẾT CỦA CỘNG ĐỒNG KHOA HỌC