Chương 3: Các yếu tố tác động đến quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội Trường Đại học Khoa học Xã hộivà Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội...5
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-NGUYỄN KHÁNH DUY
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI (Nghiên cứu trường hợp sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC
Hà Nội – 2019
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-NGUYỄN KHÁNH DUY
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI (Nghiên cứu trường hợp sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Xã hội học
Mã ngành: 60310301
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa
Hà Nội - 2019
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài 5
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 15
3.1 Mục đích nghiên cứu 15
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 16
4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 16
5 Câu hỏi nghiên cứu 16
6 Giả thuyết nghiên cứu 16
7 Phương pháp thu thập thông tin 17
NỘI DUNG CHÍNH 19
1 Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 19
1.1 Những khái niệm công cụ 19
1.2 Các lý thuyết áp dụng 25
1.3 Quan điểm của Nhà nước Việt Nam đương đại về định hướng phát triển nghề Công tác xã hội hiện nay 30
1.4 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 32
2 Chương 2: Thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 33
2.1 Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm 33
2.2 Thời điểm có việc làm của sinh viên 35
2.3 Sự phù hợp với công việc hiện tại và chuyên môn được đào tạo 39
2.4 Môi trường làm việc của sinh viên tốt nghiệp 44
2.5 Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp 48
2.6 Di động nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp 52
Trang 43 Chương 3: Các yếu tố tác động đến quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 56 3.1 Ảnh hưởng của việc đi làm thêm trong quá trình học tập đến việc tham gia vào các môi trường làm việc 56 3.2 Ảnh hưởng của yếu tố nguồn thông tin tìm kiếm việc làm của SVTN 65 3.3 Ảnh hưởng của yếu tố nguồn hỗ trợ trong quá trình tìm kiếm việc làm của SVTN 68 3.4 Một số yếu tố khác tác động vào quá trình tìm kiếm việc làm của SVTN 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC 80
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việc làm sau khi tốt nghiệp luôn là vấn đề lo lắng không chỉ đối với bản thânsinh viên mà cả đối với gia đình, nhà trường và xã hội Có một việc làm đúng vớingành nghề đào tạo luôn là mơ ước của hầu hết không chỉ đối với các sinh viên tốtnghiệp ra trường mà ngay cả đối với các em còn ngồi trên ghế giảng đường đại học
Trong thời gian gần đây, việc làm trở nên khó tìm do nhiều nguyên nhân, trong
đó có tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh có nhiều khó khăn, nhu cầu tuyển dụnglao động bị thu hẹp Đối với các cơ quan, tổ chức Nhà nước, nhu cầu tuyển dụng côngchức, viên chức ngày càng có yêu cầu cao hơn về chất lượng và có nơi thừa về sốlượng Không chỉ đối với các trường đại học ngoài công lập, ngay cả các trường đạihọc công lập có danh tiếng, không phải mọi sinh viên tốt nghiệp ra trường đều có việclàm Một nguyên nhân khác, việc có thêm nhiều cơ sở đào tạo (Trường cao đẳng, đạihọc) ra đời dẫn đến số lượng sinh viên được đào tạo ở cùng một ngành, chuyên ngànhngày càng nhiều, cung vượt cầu Về chủ quan, việc có được việc làm hay không, liênquan rất nhiều đến phẩm chất, năng lực, trình độ, kỹ năng của người được đào tạo.Thực tế cho thấy, số lượng ứng viên đăng ký dự tuyển hàng năm để tìm việc làm kháđông, song kết quả số người đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng còn rất hạn chế.Trước những thách thức nêu trên, đòi hỏi các cơ sở đào tạo và bản thân người học (sinhviên) phải có cách nhìn nhận mới về vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường
Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 của Chính phủ đã xác dịnh mục tiêuđào tạo của giáo dục đại học là: “Đào tạo ra những con người có năng lực sáng tạo, tưduy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoạingữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khả năngthích ứng với những biến động của thị trường lao động ” (Số 711/QĐ-TTg: Quyếtđịnh phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”)
Kết quả đạt được là quan trọng, song chưa vững chắc và chưa đạt được yêu cầunhư mong muốn Vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa có việc làm mà trong đó cónguyên nhân là do các em chưa đạt yêu cầu về chuẩn đầu ra, nhất là về ngoại ngữ, tinhọc; mặt khác khả năng tự tạo việc làm, sự năng động, thích ứng của sinh viên với yêu
Trang 6cầu của nhà tuyển dụng cũng còn hạn chế, tất nhiên không loại trừ yếu tố khách quan
do nhu cầu tuyển dụng lao động không nhiều
Để khắc phục được những hạn chế đó, nâng cao tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ratrường có việc làm đúng ngành nghề đào tạo đạt 80% trở lên như mục tiêu của nhàtrường đề ra đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của nhà trường và bản thân các em sinh viênđang học tại trường
Công tác xã hội trên thế giới đã là chuyên ngành rất phổ biến với lịch sử hìnhthành và phát triển hàng trăm năm Ở Việt Nam, Công tác xã hội tuy vẫn còn là nhữngngành khoa học còn khá non trẻ nhưng cũng đã phần nào nhận được sự quan tâm của
xã hội Hiện nay ở Việt Nam có khá nhiều trường đại học, cao đẳng có uy tín đào tạo
về chuyên ngành này như Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại họcQuốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viên Báo chí tuyên truyền, Đại họcCông đoàn, Đại học Lao động – Xã hội…
Mỗi năm, có hàng ngàn sinh viên Công tác xã hội tốt nghiệp ra trường Một sốtrong số họ đã tìm được những công viêc phù hợp với chuyên ngành mình đào tạo Tuynhiên cũng có không ít những sinh viên sau khi tốt nghiệp còn phải làm những côngviệc không đúng với chuyên ngành của mình
Chính vì vậy, nghiên cứu này sẽ nhằm góp phần chỉ ra được thực trạng việc làmcủa sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội, cũng như những yếu tố tácđộng đến vấn đề việc làm của sinh viên tốt nghiệp
Bên cạnh đó, nghiên cứu về thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp là đềtài không mới, nhưng cũng không bao giờ là cũ Khi mà thời đại kinh tế phát triển, kéotheo sự phát triển của toàn xã hội, yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với người lao độngcũng thay đổi theo Hơn thế nữa, trước đây chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra đượcthực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội, một ngànhnghề còn khá mới đối với phần đông người dân xã hội Việt Nam hiện nay
Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội” (Nghiên cứu trường hợp sinh viên tốt nghiệp Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
Trang 72 Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asia DevelopmentBank) thì: “Việc phát triển các hoạt động có giá trị thặng dư cao đòi hỏi phải tăngcường tiềm năng công nghệ của các nguồn lao động – cái mà khu vực Đông Nam Áhiện nay đang cần có khả năng mềm dẻo cao và có trình độ chuyên môn cao” Nhưvậy, theo Ngân hàng Thế giới thì có hai yếu tố “khả năng thích ứng” được đặt trướctrình độ đào tạo; đây là hai yếu tố cơ bản để cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo Trongthời gian gần đây, khi nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khủng hoảng, các cộngđồng doanh nghiệp đi vào cắt giảm nhân sự để tiết kiệm chi phí, những nhà tuyển dụngcũng trở nên khắt khe hơn với các sinh viên tốt nghiệp trong đó có sinh viên cácchuyên ngành Công tác xã hội – một trong những ngành bị đánh giá là khó kiếm việclàm và tỷ lệ sinh viên làm trái ngành nghề cao Và thực tiễn diễn ra rất nhiều sinh viênkhông tìm được việc làm, không trải qua được vòng phỏng vấn do thiếu những kỹ năng
cơ bản, chưa đáp ứng được các yêu cầu của các nhà tuyển dụng Nghiên cứu “Thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội” hi vọng
làm rõ hơn về vấn đề thực trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp, cùng với đó là những yếu
tố ảnh hưởng đến vấn đề việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp Có nhiều nghiêncứu đi trước, các nhận định, các bài viết đánh giá về vấn đề này
2.1 Những nghiên cứu về chất lượng đào tạo, chất lượng giáo dục bậc đại học
Báo cáo kết quả dự án “Đánh giá chất lượng giáo dục bậc Đại học ở Việt Nam”
(Cách tiếp cận từ thị trường lao động) được Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật ViệtNam (VUSTA) tiến hành trong tháng 2 năm 2009 – 2010 Nội dung chính của báo cáo
gồm 4 phần: Phần I: Những thành tựu và hạn chế của giáo dục đại học Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2010; Phần II: Hiện trạng chất lượng giáo dục đại học Việt Nam dưới góc độ thị trường lao động; Phần III: Nguyên nhân yếu kém về chất lượng giáo dục Đại học Việt Nam hiện nay; Phần IV: Các khuyến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay Báo cáo đã tập trung làm rõ hiện trạng
chất lượng giáo dục Đại học từ góc độ tiếp cận thị trường lao động, báo cáo nhấnmạnh: “Trong khoảng 10 năm trở lại đây giáo dục Việt Nam có những thay đổi đáng
Trang 8kể cả về chất và về lượng Tuy nhiên mặt chất lượng vẫn tồn tại nhiều hạn chế, chưađáp ứng được với yêu cầu thực tế xã hội, trong khi số lượng các trường tăng gấp đôitrong giai đoạn này nhưng mặt chất lượng lại tăng không đáng kể Báo cáo cũng chỉ rathực tế tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên Việt Nam ở mức thấp, hầu hết sinh viên ratrường tìm được việc làm, tuy nhiên tỷ lệ làm trái ngành ở mức cao Xem xét vấn đềnày từ góc độ thị trường lao động, nghiên cứu cho rằng việc nhà sử dụng lao động nóiriêng và thị trường lao động nói chung đang thay đổi hình thức tuyển dụng và có 3 yếu
tố làm căn cứ tuyển dụng nhân lực là: khả năng chuyên môn, khả năng tự đào tạo và kỹ năng mềm Đây là những cơ sở quan trọng để các trường Đại học, Cao đẳng nói chung
và sinh viên nói riêng có những định hướng cụ thể trong việc hoạch định, xây dựng cácchương trình đào tạo nhằm bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầucủa nhà tuyển dụng và thị trường lao động, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáodục Đại học ở Việt Nam
Nghiên cứu: “Đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên của trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thúy Loan và
Nguyễn Thị Thanh Thoản năm 2015 đã chỉ ra rằng: Đảm bảo chất lượng cho giáo dụcđại học là hoạt động cần thiết nhằm cung cấp cho sinh viên tốt nghiệp có đủ trình độđáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội Kết quả khảo sát sinh viên đã tốtnghiệp phản ánh mức độ thích ứng sản phẩm đào tạo của Trường với nhu cầu của thịtrường lao động Theo đó, việc khảo sát được tiến hành với nhóm cựu sinh viên đã tốtnghiệp và đi làm từ hơn 6 tháng trở lên Bên cạnh việc tìm hiểu về thời gian tìm việclàm, tỷ lệ thay đổi công ty của cựu sinh viên, nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng củabằng Đại học với công việc hiện tại của họ còn rất lớn, không ít ý kiến cho rằng đây làcăn cứ để trả lương và đề bạt chức vụ cho nhân viên trong quá trình họ làm việc Ngoài
ra nghiên cứu cũng tìm hiểu những đánh giá của cựu sinh viên về chất lượng đào tạocủa trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, các tiêu chí được đưa ra đểđánh giá bao gồm: chương trình đào tạo; đội ngũ giảng viên; cơ sở vật chất trong đóđánh giá đáng chú ý nhất là kết quả đào tạo Nghiên cứu cho thấy kết quả đào tạo đượcthể hiện cụ thể qua những kỹ năng cơ bản mà sinh viên cần được trang bị khi tốtnghiệp như “có lợi thế cạnh trạnh trong công việc” “khả năng chịu áp lực công việc”
Trang 9“tư duy làm việc độc lập” “kỹ năng phân tích và đánh giá vấn đề” “kỹ năng làm việcnhóm” Nghiên cứu đã cung cấp một bức tranh khá tổng quát về đánh giá chất lượngđào tạo thông qua góc nhìn của các cựu sinh viên
Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Hồi Loan “Công tác đào tạo cử nhân Tâm lý học với đáp ứng yêu cầu xã hội ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội” tạp chí Tâm lý học, số 8 (125), 8 – 2009 đã nghiên cứu
về vấn đề đào tạo đáp ứng yêu cầu việc làm của sinh viên khối ngành Tâm lý học – Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn Nghiên cứu cho thấy đào tạo đại học ở Việt Namnói chung và của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng chưa đápứng được yêu cầu của thị trường lao động (đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài) cả
về số lượng và chất lượng Về số lượng, thực tế cho thấy nhiều ngành thiếu hụt nguồnnhân lực đạt chuẩn, về chất lượng thì số sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầuthực tiễn công việc tại cơ sở hiện tại còn thấp Theo kết quả điều tra khảo sát (2/2009)
về việc làm sau khi tốt nghiệp của 343 sinh viên khoa Tâm lý thuộc 5 khóa từ (1999 –2001) đến khóa (2003 – 2007) đã có 31.4% sinh viên ra trường sau một năm tìm đượcviệc làm phù hợp có liên quan đến ngành nghề đào tạo, có 2.9% không tìm được việclàm và số còn lại là sinh viên có tìm được việc làm trái ngành trái nghề đào tạo Bàiviết cũng đưa ra kết quả của một số báo cáo tại Hội thảo của nhà trường và “Hội thảonhà quản trị Doanh nghiệp Việt Nam” (2008) (đơn vị ký hợp tác đào tạo và sử dụngcác sản phẩm đào tạo của nhà trường) cho thấy” hầu hết các sinh viên tốt nghiệp trong
đó có sinh viên của trường phải đào tạo ở nơi tuyển dụng từ 6 tháng – 1 năm Việc phảitiến hành đào tạo tại nơi làm việc gây sức ép lớn (kinh phí, thời gian, công sức, cơ hộikinh doanh) lên các doanh nghiệp Các doanh nghiệp phải huấn luyện cho sinh viênmới tốt nghiệp không chỉ về kiến thức chuyên môn mà còn cả về thái độ và kỹ nănglàm việc, nhận thức về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ cũng như đạo đức nghềnghiệp, kỷ luật cũng như các kỹ năng cơ bản trong giải quyết vấn đề thực tiễn laođộng, sản xuất, kinh doanh của cơ sở Thực tế cũng cho thấy phương thức đào tạo củaTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói chung và ngành Tâm lý học nóiriêng với những yêu cầu của thực tiễn xã hội còn có độ “vênh” nhất định Độ vênh đóđược thể hiện trong cả kiến thức chuyên môn và các kỹ năng “cứng”, “mềm” ở sinh
Trang 10viên tốt nghiệp Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình tìm kiếm việc làm đáp ứng yêucầu thực tiễn xã hội của sinh viên tại trường.
Cuốn sách: “Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” (NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha, đề tài KX – 05 – 10) Nhómtác giả đã đề cập đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, mối quan hệ giữanguồn nhân lực và quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Trong đề tài nàynhóm tác giả cũng làm rõ thực trạng lao động và chính sách sử dụng lao động của nước
ta hiện nay còn nhiều bất cập và mất cân đối Chất lượng nguồn lao động của đượcnhóm tác giả quan tâm, chất lượng lao động có liên quan đến khả năng cạnh tranhtrong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực, theo tác giả đối với Việt Nam đây là vấn
đề rất đáng lo ngại Bàn về nguồn nhân lực đào tạo nhưng không có việc làm, thậm chíviệc làm không phù hợp với chuyên môn được đào tạo lãng phí gây tổn thất về mặtthời gian và tiền bạc, chất xám của nền giáo dục đất nước Chính sách sử dụng laođộng cũng còn nhiều quan liêu, hai tác giả đưa ra kết luận trong nền kinh tế nhiềuthành phần người lao động cần được đối xử bình đẳng, cần có những chính sách phùhợp để sử dụng nguồn lao động đó một cách hiệu quả nhất, tạo điều kiện cho người laođộng phát huy được tiềm năng và năng lực của bản thân Vấn đề đó đã được nhiều nhànghiên cứu, các nhà tuyển dụng, các nhà hoạch định chính sách quan tâm và nghiêncứu, bài viết đăng thường xuyên trên các sách báo và các sách chuyên khảo chủ yếu tậptrung vào tìm hiểu thực trạng việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, các bài viếtnghiên cứu đã mô tả khá rõ về việc làm của các nhóm đối tượng này đồng thời phảnánh thực tế mất cân đối về cơ cấu lao động giữa các ngành nghề
Như vậy, những nghiên cứu trên đều nêu lên một thực trạng khá buồn về chấtlượng đào tạo ở bậc đại học hiện nay, khi mà đa số sinh viên tốt nghiệp ra trường, các
kỹ năng đều chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, dẫn đến việc phải “đàotạo lại”, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà tuyển dụng Bên cạnh đó, cũng mangđến một thách thức cho bản thân các đơn vị đào tạo khi phải thay đổi chương trình đàotạo để phù hợp hơn với nhu cầu tuyển dụng hiện nay
Trang 112.2 Những nghiên cứu về thực trạng việc làm hiện nay của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Liên quan đến vấn đề việc làm, lao động và nghề nghiệp có bài viết “Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn” (Tạp chí Lao động – xã hội số 247 đăng từ 16 – 9/4/2014) của tác giả
Nguyễn Hữu Dũng Trong nghiên cứu, tác giả đã bàn đến thực trạng lao động việc làm
ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa khi mà lực lượng lao động ởkhu vực đó khó có thể đảm bảo khi tham gia vào các nhà máy, xí nghiệp Khi đô thịhóa đang tiến đến các vùng nông thôn thì dân cư tại các vùng này đang gặp phải nhữngthay đổi quan trọng cả về đất đai và điều kiện làm việc, tác giả đã chỉ ra những khókhăn của lao động việc làm tại khu vực nông thôn đồng thời chỉ ra những hướng giảiquyết cho những đối tượng
Trong bài viết: “Thực trạng lao động việc làm qua kết quả điều tra 1/7/2015”
(Tạp chí lao động xã hội, số 251, từ 7 – 10/11/2015), tác giả Trương Văn Phúc đã đềcập đến tình trạng lao động và việc làm của lực lượng lao động ở các tỉnh, thành phốcũng như vùng kinh tế trọng điểm Trong khuôn khổ bài viết, tác giả cũng đánh giá mộtcách tổng quát những kết quả đạt được về giải quyết việc làm cho lực lượng lao động
Cuốn sách của tác giả Nguyễn Thị Thơm: “Thị trường lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp” (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2016) đã đưa ra vấn đề việc làm
và chính sách với người lao động, tác giả cũng đưa ra một số nhận định đó là cần phảitôn trọng bản chất thực sự của thị trường lao động, tôn trọng vai trò của các cơ sở giáodục và đào tạo, đánh giá khách quan về mô hình xã hội hóa giáo dục Tác giả cũngkhẳng định cần đẩy mạnh các hoạt động chắp nối cung – cầu lao động tạo cơ sở bìnhđẳng cho người lao động tiếp cận với cơ hội việc làm
Tác giả Vũ Thị Mai: “Tạo việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng trong quá trình đô thị hóa Hà Nội” (NXB Chính trị quốc gia, HN 2017) đã làm rõ thực trạng việc
làm của người lao động bị ảnh hưởng trong quá trình đô thị hóa và các giải pháp việclàm cũng như kinh nghiệm của các nước trong việc tạo việc làm cho người lao độngcủa mình, đó là phải dựa vào các nguồn tài trợ của gia đình, từ các tổ chức xã hội để
Trang 12được đào tạo, trau dồi kiến thức, phát triển và nắm vững một số nghề nghiệp nhất định– đây là điều kiện cần thiết cho người lao động khi tham gia vào thị trường lao động.
Đề tài: “Định hướng nghề nghiệp và khu vực việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngoài công lập hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại đại học Đông Đô)” của
tác giả Nguyễn Thị Minh Phương, 2016 đã chỉ ra vai trò quan trọng của việc địnhhướng nghề nghiệp của sinh viên, giúp họ có khả năng phát huy những sở trường cánhân, có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp, đam mê và tâm huyết hơn với công việccủa mình Đồng thời, nghiên cứu cũng làm rõ nguyên nhân các sinh viên vào học tậptại trường dân lập như Đông Đô là do thi rớt các trường công lập khác và do sức họccòn hạn chế Định hướng nghề nghiệp của sinh viên trường Đông Đô chủ yếu là khuvực liên doanh, tuy nhiên định hướng nghề nghiệp cũng là thước đo kết quả học tậpcủa sinh viên sau 4 năm đại học Xu hướng tự tạo việc làm còn khiêm tốn, để có khảnăng tự tạo việc làm sinh viên cũng cần những khả năng, những phẩm chất và các yếu
tố khác nữa Nghiên cứu cũng chỉ ra, những định kiến xã hội ảnh hưởng tiêu cực đếnquá trình học tập và tu dưỡng đạo đức của sinh viên, định kiến xã hội còn ảnh hưởngđến sự nhìn nhận thiếu tích cực về bản thân của sinh viên Nhiều sinh viên tốt nghiệpxuất phát từ nhu cầu nâng cao chuyên môn, ngoài ra còn có các nguyên nhân một sốngành nghề chỉ phát huy được ở những vùng có nền kinh tế phát triển Nghiên cứuđồng thời chỉ ra xu hướng tìm việc ở thành phố lớn của sinh viên hiện nay gay gắt hơn
và kéo theo nhiều hệ lụy xã hội khác như: lãng phí chất xám, mất cân bằng về nguồnnhân lực, quá tải về các dịch vụ cơ sở hạ tầng Vai trò của gia đình và các mối `quan hệ
xã hội là một trong những yếu tố liên quan đến cơ hội việc làm và lựa chọn khu vựclàm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Trong đề tài “Định hướng giá trị của thanh niên trong lĩnh vực nghề nghiệp và việc làm” năm 2015, tác giả Trần Xuân Vinh cho rằng: nghề nghiệp và việc làm là mối
quan tâm hàng đầu và là giá trị quan trọng nhất của thanh niên hiện nay Ở đây, tác giảnhấn mạnh đến giá trị việc làm bên cạnh hàng loạt các giá trị khác mà người thanh niêncần đạt được như học vấn, phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống qua đó thấy đượctầm quan trọng của việc làm với thanh niên nói chung
Trang 13Nghiên cứu của Trần Trung Dũng “Năng lực hội nhập không gian xã hội của sinh viên Việt Nam” năm 2014 bàn về động cơ học tập của sinh viên, cho thấy rất đa
dạng, chịu sự chi phối của các yếu tố kinh tế, xã hội và các điều kiện khác nhau nhìnchung là lành mạnh và luôn hướng tới các nhu cầu mưu sinh, lập nghiệp Thứ hai động
cơ học tập của sinh viên hiện nay chủ yếu hướng vào các động cơ mang tính cá nhânnhư học để kiếm việc, để nâng cao tri thức, để phát triển nhân cách, còn động cơ học
để phục vụ yêu cầu phát triển đất nước là thấp Thứ 3, sinh viên học tập chủ yếu để cónăng lực đạo đức, có nghề nghiệp chuyên môn để đảm bảo vững chắc cho tương lai củamình
Ngoài ra còn có nhiều bài viết liên quan đến vấn để lao động và việc làm mà các
tác giả đã đi vào nghiên cứu như: Đề tài “Việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp hiện nay” của tác giả Lê Văn Toàn (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2014), đề tài “Sự bất bình đẳng giới trong trong cơ hội tìm kiếm việc làm” của tác giả Nguyễn
Mai Anh năm 2015 cũng đề cập đến yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm như: nhữngđặc điểm cá nhân, gia đình, giới tính, ngành học, quê quán Tác giả Phạm Tất Thắng
với đề tài “Định hướng chọn nghề và nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp”
năm 2014 đã đi sâu vào hai khía cạnh: thực trạng lựa chọn nghề của sinh viên sau khi
ra trường và định hướng nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp Tác giả Nguyễn
Văn Buồm trong “Nghề nghiệp và việc làm của sinh viên hiện nay” năm 2015 cũng đề
cập đến 3 vấn đề, thứ nhất việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên, thứ hai việc kiếmsống của sinh viên, thứ 3 việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Tóm lại, các nghiên cứu trên đều chỉ ra được thực trạng lao động và nghềnghiệp của nước ta hiện nay Đó là đa số thanh niên hiện nay đều rất coi trọng vấn đềviệc làm bên cạnh các vấn đề khác như học vấn, tác phong, đạo đức lối sống,…vả cơhội việc làm hiện nay của thanh niên trong thời đại công nghiệp hóa là rất lớn mặc dùcòn nhiều thách thức
2.3 Những nghiên cứu về yêu cầu của nhà tuyển dụng về các kỹ năng đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp
Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thanh Ngọc, “Yêu cầu của nhà tuyển dụng với sinh viên tốt nghiệp đại học (nghiên cứu các thông tin tuyển dụng trên trang
Trang 14Vietnamwork)” năm 2015 cho thấy vấn đề việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học rất
quan trọng và nhận được sự quan tâm của xã hội Nhưng có một nghịch lý diễn ra lànhiều người lao động có trình độ đại học có nhu cầu rất lớn về việc làm và rất nhiềucác doanh nghiệp thiếu nguồn nhân lực nhưng rất ít người trong số đó được tuyển vàolàm việc do thiếu những kinh nghiệm, kỹ năng cơ bản và kỹ năng làm việc thực tế.Hơn nữa, sinh viên ra trường cũng không nắm được yêu cầu của nhà tuyển dụng, vìvậy không đáp ứng được những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đề ra Theo đó, ba nhóm
kỹ năng cơ bản mà nhà tuyển dụng yêu cầu sinh viên là Nhóm kỹ năng trình độ chuyênmôn, Nhóm kỹ năng mềm, Nhóm kỹ năng về quản lý Tùy từng vị trí tuyển dụng màcác loại hình doanh nghiệp có những yêu cầu khác nhau về những kỹ năng cụ thể đểđáp ứng yêu cầu công việc Nghiên cứu đã làm rõ được những kỹ năng chính mà cácnhà tuyển dụng yêu cầu sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học, theo đó ba tiêu chí quantrọng mà các cơ quan, doanh nghiệp yêu cầu là khả năng chuyên môn, khả năng tự đàotạo và kỹ năng mềm Nghiên cứu cũng chỉ ra dưới sự đánh giá của các nhà tuyển dụng,sinh viên tốt nghiệp đại học mặc dù được trang bị nền tảng kiến thức cơ bản tương đốitốt, tuy nhiên vẫn còn một số điểm yếu chưa đáp ứng được như trình độ ngoại ngữ,trình độ tin học còn hạn chế, khả năng chịu áp lực và tính chuyên môn còn kém; thiếunhững kinh nghiệm làm việc thực tế và các kỹ năng mềm Đa số sinh viên sau khi ratrường cần một quá trình đào tạo của doanh nghiệp để thích nghi với công việc.Nguyên nhân của thực trạng đó được nghiên cứu đưa ra là do hình thức và phươngpháp đào tạo của các cơ sở còn chưa cân đối, thứ hai là do sinh viên còn chưa nhanhnhạy và nắm bắt được những yêu cầu thực tế xã hội
Công trình của tác giả Trần Thị Thu Thắm (2016) Đại học Bách khoa thành phố
Hồ Chí Minh “Khảo sát nhu cầu của nhà tuyển dụng thành phố Hồ Chí Minh về năng lực của ứng viên mới tốt nghiệp đại học” Một nghiên cứu khác của tác giả Vũ Thế Dũng (2015) “8 kỹ năng cần thiết của nhà quản lý hiện đại” Nghiên cứu “Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý – kinh tế: ứng dụng phương pháp phân tích nội dung” của tác giả Vũ Thế Dũng – Trần Thanh Tòng, Khoa
Quản lý công nghiệp – Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiềuphát hiện đáng chú ý Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung với
Trang 15khoảng 300 mẫu tin quảng cáo tuyển dụng trên các trang báo tuyển dụng lớn của ViệtNam đối với sinh viên mới tốt nghiệp đại học để tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng
về những kỹ năng cần thiết với nhóm công việc này Trên cơ sở xem xét các loại hìnhdoanh nghiệp, vị trí tuyển dụng và ngành nghề, các tác giả đã chỉ ra các nhóm kỹ năngchính xác mà các nhà tuyển dụng yêu cầu đối với sinh viên tốt nghiệp các ngành quản
lý – kinh tế Có 17 kỹ năng chính xuất hiện trong các mẫu tuyển dụng, các kỹ năng
được chia ra làm 3 nhóm kỹ năng: Nhóm 1 là nhóm các kỹ năng cơ bản, đây là nhóm
kỹ năng bắt buộc sinh viên phải có, nếu thiếu các kỹ năng này các ứng viên sẽ rất khókhăn trong quá trình làm việc hoặc không được nhà tuyển dụng lựa chọn Nhóm nàybao gồm 4 kỹ năng chính: ngoại ngữ, tin học văn phòng, giao tiếp và làm việc độc lập.Trong đó ngoại ngữ và tin học văn phòng là hai kỹ năng quan trọng hàng đầu Tuy rấtquan trọng nhưng nhóm kỹ năng này chỉ là điều kiện cần để được tuyển dụng và chưa
phải điều kiện đủ Nhóm 2 là nhóm giá trị gia tăng, nhóm này chính là nhóm kỹ năng
giúp các ứng viên tạo ra sự khác biệt đối với các ứng viên khác Các kỹ năng của nhóm
2 bao gồm 8 kỹ năng chính là: kỹ năng tổ chức, quản lý, phân tích, làm việc nhóm, tinhọc chuyên ngành, truyền thông, hoạch định và đàm phán Đây rõ ràng là những kỹnăng khó hơn, cao hơn những kỹ năng cơ bản, đây là những kỹ năng ít được giảng dạytrên ghế nhà trường, cần được sinh viên nắm bắt và tự trau dồi, đây là nhóm kỹ năngthách thức đối với những sinh viên mới tốt nghiệp đại học Nhóm kỹ năng thứ 3 là
nhóm kỹ năng dành cho các nhà lãnh đạo tương lai Nhóm này bao gồm các kỹ năng
cần thiết cho một nhà lãnh đạo tương lai như kỹ năng tổng hợp, lãnh đạo, xây dựng vàphát triển quan hệ, tổ chức nguồn nhân lực, và ra quyết định Bên cạnh việc chỉ ra sựkhác biệt trong yêu cầu tuyển dụng trong các lĩnh vực, các ngành nghề và các vị tríkhác nhau
Một nghiên cứu khác của tác giả Huỳnh Văn Sơn về “Kỹ năng sống của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ góc độ điều tra thực trạng” (Tạp chí Giáo dục số
217 (kỳ 1 – 7/2009) đã đưa ra góc nhìn của nhà nghiên cứu về vấn đề thực trạng nhậnthức của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh về kỹ năng sống Điều tra được tiến hànhtrong vòng 1 năm tại một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, kếtquả nghiên cứu cho thấy hầu hết sinh viên rất quan tâm đến kỹ năng sống, theo 100% ý
Trang 16kiến sinh viên thì kỹ năng sống rất quan trọng cho sự thành công của mỗi cá nhân Đa
số sinh viên đánh giá kỹ năng sống của bản thân ở mức trung bình, sinh viên tự nhậnthấy mình còn hạn chế ở các kỹ năng sau: kỹ năng diễn đạt, kỹ năng truyền thông, kỹnăng thể hiện sự tự tin, kiềm chế cảm xúc, tư duy sáng tạo, quản lý thời gian và vượt áplực Những kỹ năng còn lại mang tính chất công việc như: tư duy sáng tạo, kỹ năng raquyết định, kỹ năng thiết lập mối quan hệ được sinh viên đánh giá ở mức trung bình,điều này phản ánh đúng thực tế xã hội khi sinh viên ra trường gặp nhiều khó khăntrong việc đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng và khẳng định bản thân trong tươnglai Nghiên cứu cũng chỉ ra thực trạng kỹ năng sống của sinh viên thường gặp phải làvấn đề “thiếu tự tin”, điều này gây ra những cảm giác buồn chán, bực mình, điên tiết;với những cảm xúc như thiếu định hướng, không biết làm gì, cảm giác mông lung, haybuồn bã vô cớ là do sinh viên thiếu kỹ năng lập kế hoạch, ra quyết định, quản lý côngviệc Tác giả cũng chỉ ra được nhu cầu mong muốn của sinh viên được trang bị kỹnăng sống, có hai mươi kỹ năng mà sinh viên muốn được học tập; tuy nhiên nhiều sinhviên do thiếu nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của những kỹ năng: diễn đạt,truyền thông, tự đánh giá bản thân, quản lý nhóm nên sinh viên không lựa chọn và cóthái độ học tập đúng đắn để trau dồi những kỹ năng này
Bài viết của tác giả Đặng Vũ Cảnh Linh được đăng trên tạp chí Tâm lý học, số 1
(106), 1/2008 có tiêu đề: “Một số chỉ báo định hướng giá trị của sinh viên các trường đại học hiện nay” đã đưa ra những chỉ báo định hướng giá trị của sinh viên Tác giả
cho rằng giá trị và định hướng giá trị rất quan trọng với thế hệ thanh niên và sinh viênhiện nay; nghiên cứu về định hướng giá trị trong bối cảnh xã hội hiện nay là cần thiếtnhằm đưa ra những giải pháp xây dựng môi trường phát huy tính tích cực của sinh viênđáp ứng yêu cầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm xâydựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới, loại bỏ các yếu tố tiêu cực, lạc hậu.Nghiên cứu cho thấy định hướng giá trị của sinh viên trong vấn đề tri thức tỷ lệ % kháđồng đều trong năm giá trị: Tri thức thực tiễn, tri thức kỹ năng, tri thức khoa học cơbản, tri thức do thế hệ trước truyền lại và tri thức giá trị Tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu
và phân tích những định hướng giá trị của sinh viên trong giai đoạn mới và thấy đượcđịnh hướng giá trị của sinh viên trong từng khía cạnh khác nhau
Trang 17Như vậy, các nghiên cứu đều chỉ ra được hiện nay, sinh viên tốt nghiệp ratrường đều còn rất yếu về mặt các kỹ năng, trong khi nhu cầu tuyển dụng việc làm hiệnnay là rất cao Các kỹ năng chủ yếu mà nhà tuyển dụng yêu cầu là kỹ năng mềm, kỹnăng làm việc cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm,…
Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, vấn đề việc làm của sinh viên tốtnghiệp khối ngành Xã hội Nhân văn hiện nay là khá khó khăn, có nhiều nguyên nhâncho vấn đề này nhưng chủ yếu là do độ vênh của chương trình đào tạo so với nhu cầucủa thị trường Cùng với đó, do tình hình kinh tế còn chưa thực sự phát triển hiện nay,nhu cầu việc làm tập trung chủ yếu vào các ngành kinh tế, tài chính – ngân hàng, do đó
mà sinh viên thuộc ngành Xã hội nhân văn thường có ít cơ hội hơn trong việc tìm kiếmviệc làm Nghiên cứu đề tài này hi vọng sẽ góp một phần nhỏ trong việc chỉ ra thựctrạng, nguyên nhân cũng như có phương pháp giải quyết vấn đề việc làm của sinh viênsau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xãhội và các yếu tố tác động đến quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ các khái niệm, các lý thuyết liên quan đến thực trạng việc làm của sinhviên tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội
- Khảo sát thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xãhội qua các yếu tố Thời gian có việc sau khi tốt nghiệp, Thu nhập, Môi trường làmviệc, Sự phù hợp của công việc đối với chuyên môn đào tạo,
- Đánh giá các yếu tố tác động đến quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên nhưLàm thêm trong thời gian học Đại học, Xếp loại học lực tốt nghiệp,…
4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng việc làm của sinh viên chuyên ngành Côngtác xã hội sau khi tốt nghiệp
- Khách thể khảo sát: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội
- Phạm vi khảo sát:
Trang 18+ Phạm vi không gian: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại họcQuốc gia
+ Phạm vi thời gian: Từ tháng 1 – 6/ 2017
5 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội hiệnnay qua các yếu tố Thu nhập, Thời gian có việc, Môi trường làm việc, Sự phù hợp đốivới chuyên môn đào tạo là như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên
6 Giả thuyết nghiên cứu
- Sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội sau khi ra trường vẫn còn gặp khó khăntrong việc tìm kiếm việc làm, nếu có thì thường làm những công việc không đúng vớichuyên môn đào tạo, lương còn thấp,…
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên như Giađình, Bạn bè, Đồng nghiệp, Làm thêm trong thời gian học đại học, Bằng cấp
7 Phương pháp thu thập thông tin
7.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Trong bài sử dụng những tài liệu thu thập qua những luận văn thạc sỹ, đề tài cấpNhà nước, những thông tin qua báo, đài và các phương tiện truyền thông đại chúng,các sách chuyên khảo và giáo trình, tạp chí Những tài liệu được chúng tôi tiếp cận sẽđược chỉ rõ ra ở phần tổng quan vấn đề nghiên cứu
Các tài liệu được sưu tầm qua mạng internet, thư viện trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Thư viện Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Hà Nội,
Trang 19Về thực trạng việc làm: 1 SVTN chưa tìm được việc làm, 5 SVTN đã tìm đượcviệc làm
7.3 Phương pháp trưng cầu ý kiến
Để có số liệu phục vụ cho nghiên cứu , nhóm tác giả đã dùng phương pháptrưng cầu ý kiến với số lượng phiếu là 183
Mẫu chia thành 2 nhóm, bao gồm 93 sinh viên đã tốt nghiệp khóa K54 và K55,
90 sinh viên đã tốt nghiệp khóa K56 và K57 chuyên ngành Công tác xã hội Trường Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, thuộc chuyên ngànhCông tác xã hội Bảng hỏi được tạo trên Google Driver và phát trực tuyến bằng cáchchia sẻ đường dẫn qua các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Gmail,…
Việc chia nhóm SVTN nhằm với tiêu chí:
Nhóm 1 gồm SVTN khóa 54 và khóa 55, là những sinh viên đã tốt nghiệp trongkhoảng thời gian 2-3 năm, có nhiều thời gian và cơ hội tiếp cận cũng như tham gia thịtrường lao động
Nhóm 2 gồm SVTN khóa 56 và khóa 57, là những sinh viên tốt nghiêp trongkhoảng thời gian dưới 2 năm, mới tiếp cận cũng như tham gia vào thị trường lao động
Bảng hỏi được xây dựng nhằm làm rõ:
- Thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp
- Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên
- So sánh thực trạng việc làm giữa sinh viên đã tốt nghiệp 2-3 năm với sinh viênmới tốt nghiệp – 1 năm
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS bản 18 for Window
Trang 20NỘI DUNG CHÍNH
1 Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
1.1 Những khái niệm công cụ
1.1.1 Việc làm
Có rất nhiều định nghĩa về việc làm đứng trên nhiều góc độ nghiên cứu khácnhau, nhằm sáng tỏ khái niệm việc làm Và ở các quốc gia khác nhau, do ảnh hưởngcủa nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như điều kiện kinh tế, chính trị, pháp luật…
mà người ta cũng có những quan niệm về việc làm khác nhau Chính vì vậy mà chưa
có một định nghĩa chung và khái quát nhất về việc làm
ILO (International Labour Organization) đưa ra khái niệm người có việc làm lànhững người làm việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằnghiện vật hoặc những người tham gia vào hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vìlợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật [37, tr.47].Khái niệm này còn được đưa ra tại Hội nghị quốc tế lần thứ 13 của các nhà thống kêlao động ILO Còn người thất nghiệp là những người không có việc làm nhưng đangtích cực tìm việc làm hoặc đang chờ được trả lại làm việc
ILO còn có nhiều công ước và khuyến nghị liên quan đến vấn đề việc làm, trong
đó có 1 số công ước quan trọng như công ước số 47 (1935), Công ước số 88 (1948),Công ước 122 (1964)…
Còn theo quan niệm của Việt Nam, đã từ lâu kể từ khi nước ta chuyển sang nềnkinh tế thị trường, cùng với đó là quan niệm về việc làm và những vấn đề liên quannhư thất nghiệp, chính sách giải quyết việc làm cũng có sự thay đổi cơ bản
Điều 55 Hiến Pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy
định: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân Nhà nước và xã hội có kế hoạch
tạo ngày càng nhiều việc làm cho NLĐ”.
Quan niệm này đã mở ra bước chuyển căn bản trong nhận thức về việc làm.Trên cơ sở này, Bộ luật Lao động Việt Nam đã quy định:
“Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” ( Điều 13 Bộ luật lao động).
Như vậy, dưới góc độ pháp lý, việc làm được cấu thành bởi 3 yếu tố:
Trang 21- Là hoạt động lao động: thể hiện sự tác động của sức lao động vào tư liệusản xuất để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ Yếu tố lao động trong việc làm phải có tính
hệ thống, tính thường xuyên và tính nghề nghiệp Vì vậy người có việc làm thôngthường phải là những người thể hiện các hoạt động lao động trong phạm vi nghề nhấtđịnh và trong thời gian tương đối ổn định
- Tạo ra thu nhập: Là khoản thu nhập trực tiếp và khả năng tạo ra thu nhập
- Hoạt động này phải hợp pháp: hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhưngtrái pháp luật, không được pháp luật thừa nhận thì không được coi là việc làm Tùytheo điều kiện kinh tế-xã hội, tập quán, quan niệm về đạo đức của từng nước mà phápluật có sự quy định khác nhau trong việc xác định tính hợp pháp của các hoạt động laođộng được coi là việc làm Đây là dấu hiệu thể hiện đặc trưng tính pháp lí của việc làm
Dưới góc độ kinh tế xã hội, hoạt động kiếm sống là hoạt động quan trọng nhấtcủa loài người nói chung và con người nói riêng Hoạt động kiếm sống của con ngườiđược gọi chung là việc làm
Việc làm trước hết là nhu cầu của mỗi cá nhân, xuất phát từ nhu cầu của bảnthân nên tiến hành các hoạt động nhất định Họ có thể tham gia hoạt động nào đó đểđược trả công hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự sản tự tiêu như dùngcác tư liệu sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận hoặc tự tạo ra những sản phẩm cho
hộ gia đình mình
Ngoài nhu cầu cá nhân, việc làm còn là nhu cầu của cộng đồng của xã hội Sở
dĩ có sự phát sinh này là do: con người không sống đơn lẻ và hoạt động lao động củamỗi cá nhân cũng không đơn lẻ mà nằm trong tổng thể các hoạt động sản xuất, trao đổi,phân phối, sử dụng của xã hội Hơn nữa, việc làm và thu nhập không phải là vấn đề màlúc nào mỗi cá nhân NLĐ cũng quyết định được Sự phát triển quá nhanh của dân số,mức độ tập trung tư liệu sản xuất ngày càng cao vào tay một số cá nhân dẫn đến tìnhtrạng xã hội ngày càng có nhiều người không có khả năng tự tạo việc làm Trong điềukiện đó, mỗi cá nhân phải huy động mọi khả năng của bản thân để tự tìm việc làm chomình, phải cạnh tranh để tìm việc làm
Tóm lại, xét về phương diện kinh tế- xã hội, có thể hiểu việc làm là các hoạtđộng tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập cho người lao động được xã hội thừa nhận
Trang 22Như vậy, việc làm có hai đặc tính cơ bản:
Một là, xét dưới khía cạnh kinh tế, việc làm chính đáng là hoạt động của conngười tạo ra thu nhập; hoặc tạo ra những sản phẩm có lợi ích cho con người và xã hội
Hai là, dưới khía cạnh pháp lý của mỗi quốc gia, hoạt động tạo ra thu nhập đóchỉ được coi là việc làm khi hoạt động đó không bị pháp luật quốc gia đó cấm
Trên thực tế, có nhiều hoạt động tạo ra thu nhập nhưng bị pháp luật ngăn cấmthì không được thừa nhận là việc làm; mặt khác có những hoạt động không bị pháp luậtcấm, không tạo ra thu nhập cũng có thể coi là việc làm nếu tạo ra những sản phẩm tựsản, tự tiêu có ích lợi với cá nhân và xã hội
1.1.2 Thất nghiệp
Vấn đề thất nghiệp đã được nhiều nước, nhiều tổ chức, nhiều nhà khoa học bànluận Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội và chính trị mà cũng còn nhiều
ý kiến khác nhau về vấn đề thất nghiệp
Tại Cộng hòa Liên bang Đức, luật Bảo hiểm thất nghiệp quy định rằng thất nghiệp là người lao động tạm thời không có quan hệ lao động hoặc chỉ thực hiện công việc ngắn hạn [34, tr.76] Ở Pháp người ta cho rằng, thất nghiệp là không có việc làm,
có điều kiện làm việc, đang đi tìm việc làm [37, tr.98] Thái Lan định nghĩa về thất nghiệp khẳng định: “Thất nghiệp được hiểu là không có việc làm, muốn có việc làm, có năng lực làm việc [38, tr.21] Trung Quốc định nghĩa về thất nghiệp như sau: “Thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động (dân thành thị) có khả năng lao động, chưa có việc làm, đang đi tìm việc làm, đăng ký tại cơ quan giải quyết việc làm [36, tr.67].
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành”.
Hội nghị Thống kê Lao động Quốc tế lần thứ tám năm 1954 tại Geneva đưa ra
định nghĩa: “Thất nghiệp là người đã qua một độ tuổi xác định mà trong một ngành hoặc một tuần xác định, thuộc những loại sau đây:[33, tr26]:
Người lao động có thể đi làm nhưng hết hạn hợp đồng hoặc bị tạm ngừng hợp đồng, đang không có việc làm và đang tìm việc làm
Trang 23 Người lao động có thể đi làm trong một thời gian xác định và đang tìm việc làm có lương mà trước đó chưa hề có việc làm, hoặc vị trí hành nghề cuối cùng trước đó không phải là người làm công ăn lương (ví dụ người sử dụng lao động chẳng hạn) hoặc đã thôi việc.
Người lao động không có việc làm và có thể đi làm ngay và đã có sự chuẩn bị cuối cùng để làm một công việc mới và một ngày nhất định sau một thời kỳ đã được xác định.
Người phải nghỉ việc tạm thời hoặc không thời hạn mà không có lương
Có thể thấy, các định nghĩa tuy có khác nhau về mức độ, giới hạn (tuổi, thờigian mất việc) nhưng đều thống nhất người thất nghiệp ít nhất phải có 3 đặc trưng:
Có khả năng lao động
Đang không có việc làm
Đang đi tìm việc làm
Tại Việt Nam thất nghiệp được hiểu là những người trong độ tuổi lao động, có
khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm[40] Luật
71/2006/QH11 của Quốc hội: Luật Bảo hiểm xã hội quy định rằng người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng
lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm [41] Tỷ lệ thất nghiệp là
phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xãhội
Số người có việc làm
Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x
Tổng số lao động xã hội
1.1.3 Sinh viên tốt nghiệp
Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp Ở đó họ
được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau nàycủa họ Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học
Như vậy, sinh viên là những người trẻ, học tập trong môi trường đại học, caođẳng, là những môi trường tri thức cao, họ được tiếp cận những tri thức tân tiến nhất
Trang 24của nhân loại, là những chủ nhân tương lai của đất nước Chính vì vây, Cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Phải làm cho sinh viên, học sinh nắm được những kiến thức hiện đại nhất”[46]
Sinh viên tốt nghiệp là những sinh viên đã hoàn thành toàn bộ chương trình học
tại trường Cao đẳng hoặc Đại học, được công nhận và cấp bằng tốt nghiệp Những
người này còn có một cách gọi khác là Cựu sinh viên.
Như vậy, với các định nghĩa trên, ta có thể khái quát Việc làm của SVTN chuyên ngành Công tác xã hội là hoạt động tạo ra giá trị vật chất và phi vật chất của
những người đã hoàn thành chương trình học tập bậc đại học về chuyên ngành Côngtác xã hội tại các cơ sở đào tạo Hoạt động tạo ra giá trị có thể được đo bằng thu nhập,mức độ ổn định công việc,…
1.1.4 Nghề nghiệp
Nghề hay nghiệp, Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như ý chủ biên, Nxb Văn hoá
thông tin – 1998) định nghĩa: “Nghề: Công việc chuyên làm theo sự phân công của xã hội”; còn “Nghề nghiệp là nghề nói chung” Từ điển Tiếng Việt (Văn Tân chủ biên, Nxb Khoa học xã hội – 1991) thì định nghĩa: “Nghề là công việc hàng ngày làm để sinh nhai”, “Nghề nghiệp: là nghề làm để mưu sống”, còn từ điển Larousse của Pháp
(Le Petit Larousse, NXB Larousse – 2006) định nghĩa: “Nghề nghiệp (Profession) là hoạt động thường ngày được thực hiện bởi con người nhằm tự tạo nguồn thu nhập cần thiết để tồn tại”
Từ một số những quan điểm về nghề nghiệp ở trên, chúng ta có thể hiểu mộtcách ngắn gọn và khái quát rằng, nghề nghiệp là một dạng lao động mà ở đó, đòi hỏicon người cần qua một quá trình đào tạo chuyên biệt, để từ đó có những kỹ năng, kỹxảo về chuyên môn, có phẩm chất, đạo đức phù hợp với dạng lao động tương ứng vớinghề nghiệp đó Nhờ hoạt động nghề nghiệp mà con người có thể tạo ra những sảnphẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần của cá nhân và toàn xãhội
Nghề nghiệp có thể hình thành do quá trình đào tạo chính quy về nghề đó vìnghề đòi hỏi một trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nhất định Nghề cũng có thể hìnhthành một cách tự phát do quá trình tích lũy kinh nghiệm của bản thân trong quá trình
Trang 25xã hội hóa hoặc do truyền lại trong quá trình kèm cặp, học hỏi giữa người biết nghề vàngười chưa biết nghề.
yếu nhấn mạnh đối tượng trên thị trường lao động là dịch vụ lao động, chứ chưa phải làngười lao động
Theo Từ điển Kinh tế học Pengiun, (NXB Giáo dục – 1995), thị trường lao động là thị trường trong đó tiền công, tiền lương và các điều kiện lao động được xác định trong bối cảnh quan hệ của cung lao động và cầu lao động Khác với Adam
Smith, định nghĩa này lại nhấn mạnh vào kết quả của mối quan hệ tương tác bên trongthị trường lao động đó là tiền công, tiền lương và các điều kiện lao động
Theo Từ điển kinh tế MIT, (NXB Giáo dục – 2008), thị trường lao động là nơi cung và cầu lao động tác động qua lại với nhau Định nghĩa này cũng nhấn mạnh vào
quan hệ trong thị trường lao động, đó là quan hệ cung – cầu như bất kỳ một thị trườngnào khác
Còn ở Việt Nam, theo Tìm hiểu một số khái niệm trong văn kiện Đại hội IX của
Đảng, thị trường lao động là: "Thị trường mua bán các dịch vụ của người lao động, về thực chất là mua bán sức lao động, trong một phạm vi nhất định Ở nước ta, hàng hóa sức lao động được sử dụng trong các doanh nghiệp tư bản tư nhân, các doanh nghiệp
tư bản Nhà nước, các doanh nghiệp tiểu chủ, và trong các hộ gia đình neo đơn thuê mướn, người làm dịch vụ trong nhà Trong các trường hợp đó có người đi thuê, có người làm thuê, có giá cả sức lao động dưới hình thức tiền lương, tiền công" Theo như
định nghĩa này thì thị trường lao động chỉ bó hẹp trong một vài thành phần kinh tế nhấtđịnh, các quan hệ lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước, khu vực kinh tế tập thể, vàkhu vực hành chính sự nghiệp lại bị đặt ra ngoài các quy luật của thị trường
Trang 26Tóm lại, mặc dù có nhiều điểm khác biệt, nhưng các định nghĩa nêu trên đềuthống nhất nhau về các nội dung cơ bản của thị trường lao động, đó là: Thị trường laođộng là nơi mà người lao động và người sử dụng lao động thực hiện các quan hệ xã hộithông qua các hình thức thỏa thuận về tiền lương, tiền công và các điều kiện làm việckhác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc qua các dạng thỏa thuậnkhác như bằng miệng…
1.2 Các lý thuyết áp dụng
1.2.1 Lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý
Theo G Homans, con người thực hiện hành vi luôn có sự cân nhắc Làm sao đạtđược lợi ích một cách tối đa và chi phí đặt ra là tối thiểu
Định đề kích thích: tương đồng giữa nhóm kích thích mới và cũ và khả năng lập
lại hành động Nếu trong quá khứ, một kích thích đem lại một hành động được tưởngthưởng, thì trong hiện tại kích thích càng giống kích thích trong quá khứ, càng có khảnăng cá nhân lập lại hành động tương tự.Homans quan tâm đến khuynh hướng kháiquát hoá của con người, nghĩa là xu hướng mở rộng hành vi đến những hoàn cảnhtương tự
Định đề giá trị: hành động càng có giá trị cao đối với chủ thể bao nhiêu thì chủ
thể càng có xu hướng thực hiện hành động đó bấy nhiêu
Định đề hợp lý: cá nhân chọn hành động nào có khả năng lớn nhất đạt được kết
quả
Tất cả những định đề này đều nhấn mạnh con người là một chủ thể hợp lý trongviệc xem xét và chọn lựa hành động Con người còn tính toán giữa mức độ của giá trị vàtính khả thi của một hành động Ví dụ, con người có thể chọn lựa hành động có giá trịthấp nhưng tính khả thi cao
Điểm cần lưu ý, tính hợp lý chỉ được xét từ góc độ nhận thức chủ quan của ngườihành động Đây là luận điểm cốt lõi của tâm lý học hành vi Mặt khác, giá trị của kếtquả, của phần thưởng, sự mong đợi của cá nhân bắt nguồn từ những chuẩn mực xã hội,
từ phong tục tập quán, truyền thống của xã hội trong đó cá nhân sống
Áp dụng Lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý vào vấn đề nghiên cứu ta thấy: trongđiều kiện kinh tế của khác nhau, SVTN có những lựa chọn khác nhau cho công việc
Trang 27của mình Một trong những lý do của sự lựa chọn đó phụ thuộc vào chế độ lươngthưởng, môi trường làm việc
1.2.2 Lý thuyết nhu cầu của A Maslow
Lí thuyết về thang bậc nhu cầu của Maslow là môt trong các lí thuyết mà tầmảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khácnhau Trong lí thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thốngtrật tự cấp bậc và được thể hiện dưới dạng một hình kim tự tháp, trong đó, các nhu cầu
ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏamãn trước đó, trong đó:
Nhu cầu cơ bản (basic needs): Được coi là quan trọng nhất vì nó đáp ứng nhu
cầu sinh lí tối thiểu của con người như ăn uống, ngủ, mặc, không khí để thở, tình dục,
… Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện khi nhữngnhu cầu này không được thỏa mãn
Nhu cầu về an toàn, an ninh (safe, security needs): Khi con người đã được đáp
ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không còn điều kiện suy nghĩ và hànhđộng của họ nữa, họ sẽ nảy sinh nhu cầu về an toàn, an ninh Con người mong muốn có
sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm Nhu cầu này sẽ trở thànhđộng cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy đốn đến tính mạng như chiếntranh, thiên tai, gặp thú dữ,… Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông quacác mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh,sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa an toàn để ở,… Nhiều người tìm đến sự chechở bởi các niềm tin tôn giáo cũng là do nhu cầu này, đây chính là việc tìm kiếm sự antoàn về mặt tinh thần Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch
để dành tiết kiệm tiền,… cũng chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này
Nhu cầu về xã hội (social needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong
muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm, tìnhthương Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc kết bạn, tìm người yêu,lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia cáccâu lạc bộ, làm việc nhóm,…
Trang 28Nhu cầu được quý trọng (esteem needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu
tự trọng vì nó thể hiện hai khía cạnh: Nhu cầu được người khác quý mến, nể trọngthong qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu của bản thân, và nhu cầu cảm nhận,quý trong chính bản thân, danh tiếng của mình, có long tự trọng, sự tự tin vào khả năngcủa bản thân Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho một đứa trẻ học tậptích cực hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn
Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs):Đây chính là nhu cầu được
sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt cácthành quả trong xã hội Đó chính là việc đi tìm kiếm các cách thức mà năng lực, trí tuệ,khả năng của mình được phát huy và mình cảm thấy hài lòng về nó
Theo A Maslow, con người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hànhđộng theo nhu cầu Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họhành động Đồng thời việc nhu cầu được thỏa mãn và thỏa mãn tối đa là mục đích hànhđộng của con người Theo cách xem xét đó, nhu cầu trở thành động lực quan trọng vàviệc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của con người Những nhucầu này phát triển một cách hết sức tự nhiên cùng với sự phát triển của đời sống bảnthân, gia đình và xã hội
Theo tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu giải trí nằm ở nấc thâng thứ ba, thuộc
về nhu cầu xã hội Khi các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, mặc, ở,…, sự an toànđược đảm bảo, con người sẽ nảy sinh những ước muốn được thỏa mãn các nhu cầu tinhthần, nhu cầu được giải trí Mặc dù Maslow xếp nhu cầu này sau hai nhu cầu phía trên,nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu này không được thỏa mãn, đáp ứng, nó có thểgây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh
Tuy nhiên, con người không nhất thiết phải thực hiện các nhu cầu theo một tuần
tự sắp đặt trước như trên Trong nhiều trường hợp, những nhu cầu ở bậc cao hơn đôikhi lại được ưu tiên hơn Chẳng hạn, hoặc khi gặp các vấn đề về tâm lí, mọi ngườithường lựa chọn cách giải trí thư giãn nào đó trước khi nghĩ đên việc đáp ứng các nhucầu ăn ngủ
Áp dụng vào đề tài nghiên này cứu ta thấy rằng, nhu cầu tìm kiếm việc làm nằm
ở nấc thang đầu tiên, nấc thang nhu cầu cơ bản của mỗi con người Việc làm là một
Trang 29phương pháp để giải quyết cho nhu cầu ăn, ngủ, nghỉ của con người Chính vì vậy, việctìm kiếm một công việc là rất quan trọng đối với mỗi cá nhân trong xã hội nói chung vàmỗi sinh viên tốt nghiệp nói riêng
để xem xét và giải thích các cuộc xung đột xã hội
Thuyết xung đột cho rằng: đời sống dựa trên cơ sở các quyền lợi, do đó thườngnảy sinh sự mâu thuẫn, đối lập vì lợi ích, từ đó dẫn tới xung đột giữa các nhóm Mâuthuẫn và xung đột cũng làm cho các hệ thống xã hội bị phân hóa và luôn có xu hướnghướng tới sự thay đổi Cần nhận thức xung đột xã hội về cả 2 mặt đồng thời và lịchthời (mặt đồng thời thì xem xét cấu trúc xã hội, mặt lịch thời thì xem xét quá trình xãhội) Hai trạng thái cân bằng và xung đột nằm trong cùng một quá trình, quan hệ vớinhau như quan hệ giữa trị và loạn, thường và biến
Các giả định của lý thuyết xung đột được xây dựng trên cơ sở thừa nhận xungđột là đặc trưng và không thể tránh khỏi trong các nhóm xã hội (David M Klein &Jame M White, 1996) Những người tham gia cùng nhau để đạt được một mục tiêuchung và có xung đột vì bất đồng về các vấn đề khác và cấu trúc đối lập giữa quyền tựchủ và liên kết với nhau Thật vậy, khi con người càng dành nhiều thời gian và đặt ranhững kỳ vọng lớn nhất cho “cảm giác về sự thống nhất” thì họ càng dễ phải đối mặtvới cuộc xung đột lớn Và mọi nhóm xã hội lớn hay nhỏ, tất cả các nhóm xã hội có “lợiích”, ngay cả khi chỉ tồn tại, thì không phải tất cả các nhóm cùng một lúc có thể đạt
Trang 30được mục tiêu của họ (khan hiếm tài nguyên), do đó có xung đột Giả sử rằng cácnhóm và cá nhân phải cạnh tranh cho nguồn lực khan hiếm, sự khan hiếm tài nguyên làđiều kiện cần thiết cho sự cạnh tranh.
Con người được thúc đẩy chủ yếu bởi lợi ích cá nhân Tư lợi cá nhân “được bấtnguồn từ ý chí để sống sót” Nói rộng ra, con người khái quát định hướng tư lợi cánhân này từ sự sống sót đơn thuần đến phương thức hoạt động tổng quát hơn trên thếgiới Như vậy, nếu có ham muốn một cái gì đó thuộc sở hữu của một người khác,người mà có nhiều quyền lực hay sức mạnh hơn thì giải pháp đó là cầm người có cùng
tư tưởng ở gần nhau để họ không thể tập chung năng lực thực hiện mong muốn củamình được Đây là trạng thái tự nhiên Trái với các lý thuyết vị lợi, tư lợi cá nhânkhông cần thiết phải gắn với trí óc hợp lý Nguồn gốc lợi ích cá nhân không bị ngăncản là nguồn gốc “xung đột từ mọi phía” theo quan điểm của Hobbes (David M Klein
& Jame M White, 1996)
Mâu thuẫn cơ bản là do sự khan hiếm nguồn tài nguyên Nếu có sự dư thừa tàinguyên thì sau đó ngay cả nếu con người hành động theo lợi ích cá nhân thì sẽ không
có lý do để học dẫn đến các cuộc xung đột Quả thực, Marx đã tạo ra từ khóa khanhiếm này trong giai đoạn cuối cùng của quan điểm duy vật biện chứng của ông về lịch
sử trong chuyển đổi tài nguyên được phân chia “theo công việc” tới “hưởng theo nhucầu” Sau này, các học thuyết xung đột đã trở nên rõ ràng hơn về giả định này như làcác yếu tố cơ bản trong quan điểm của xung đột Quan niệm về nguồn tài nguyên vànăng lượng đã trở thành trung tâm đối với những gì mà nhiều người coi là bản chấtthực sự của cuộc xung đột (David M Klein & Jame M White, 1996)
Áp dụng vào đề tài nghiên cứu, ta có thể thấy rằng, khi việc làm phù hợp vớinăng lực, phẩm chất của sinh viên tốt nghiệp ngày càng khan hiếm, thì mâu thuẫn xảy
ra ở hai chiều cạnh Thứ nhất là giữa các sinh viên tốt nghiệp với nhau khi “tranh đấu”
để đạt được một công việc theo đúng nhu cầu và nguyện vọng Thứ hai là giữa bảnthân sinh viên và gia đình, khi mà gia đình muốn tìm kiếm một công việc ổn định, lâudài cho sinh viên tốt nghiệp thì bản thân sinh viên lại muốn tìm kiểm một công việctheo đúng sở thích, nhu cầu của bản thân mình
Trang 311.3 Quan điểm của Nhà nước Việt Nam đương đại về định hướng phát triển nghề Công tác xã hội hiện nay
Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, quan điểm xuyên suốt của Đảng
và Nhà nước ta là tăng trưởng kinh tế phải tiến hành đồng thời với tiến bộ và côngbằng xã hội Cùng với sự phát triển về kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đếnđời sống của các nhóm yếu thế trong xã hội như người nghèo, người khuyết tật, người
có hoàn cảnh khó khăn,
Trong những năm gần đây, khi đời sống của người dân ngày ngày được cảithiện, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về an sinh xã hội, hướng tớiviệc trợ giúp các đối tượng, góp phần ổn định xã hội Các chính sách hiện nay ngàycàng trở nên toàn diện, bao trùm được hẩu hết các nhu cầu cơ bản của các nhóm yếuthế: về nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, hướng nghiệp,dạy nghề,… Cùng với đó, các nhóm đối tượng được trợ giúp cũng từng bước mở rộnghơn, ngày càng đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn xã hội, mức trợ giúp xã hội ngàycàng cao hơn, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ngày càng được cải thiện Đặcbiệt, cùng với sự hội nhập của nền kinh tế, các chính sách xã hội hiện nay cũng ngàycàng được nâng cao, mang tính hội nhập quốc tế, bên cạnh việc phát huy truyền thốngvăn hóa, nhân văn của dân tộc Song hành với sự phát triển đó, nhu cầu về nhân viênCông tác xã hội cũng ngày càng cao hơn Đó là những người làm việc trong lĩnh vựcchăm sóc người có công với cách mạng, bảo vệ trẻ em, trợ giúp người khuyết tật, trợgiúp các cá nhân, gia đình tan vỡ, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, chăm sóc bệnhnhân tâm thần, chăm sóc – trợ giúp người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, giảmnghèo và trợ giúp người cao tuổi
Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, ngày 25 tháng 3 năm 2010, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020 Đề án chính là việc cụ thể hóa các quan điểm,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo cho đời sống củanhân dân, xây dựng một hệ thống an sinh xã hội tiên tiến, góp phần giữ vững sự ổnđịnh chính trị, thúc đẩy kinh tế - xã hội đất nước phát triển, đưa nước ta cơ bản trởthành một nước công nghiệp vào năm 2020 Từ đề án trên, đến nay chương trình đào
Trang 32tạo bậc cử nhân Công tác xã hội cũng đang được triển khai ở 55 trường Đại học, Caođẳng trên khắp cả nước Sau gần 10 năm triển khai, Đề án phát triển nghề Công tác xãhội đã đi vào cuộc sống và đạt được nhiều kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực.
Thứ nhất, về xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vềCông tác xã hội Trong thời gian qua đã có một số đề xuất sửa đổi, bổ sung một số luật,
Bộ luật liên quan đến nghề Công tác xã hội như Bộ luật Lao động, Luật Bảo vệ, chămsóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng chốngbạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới Bên cạnh đó cũng phát hành nhiều văn bản quyphạm pháp luật liên quan đến nghề Công tác xã hội Đặc biệt trong năm 2013, Bộ Nội
vụ đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2013/ NĐ-CP ngày19/02/2013 sửa đổi, bổ sung một số điểu của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14tháng 12 năm 2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lựclượng vũ trang; trong đó lần đầu tiên quy định tiền lương của viên chức Công tác xãhội; Thông tư Liên tịch số 09/2013/ TTLT/BLĐTBXH-BNV ngày 10/6/2013 hướngdẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm cung cấp dịch
vụ Công tác xã hội; Thông tư số 07/2013/TT-BLĐTBXH ngày 24/5/2013 hướng dẫntiêu chuẩn cộng tác viên Công tác xã hội cấp xã
Thứ hai, để trợ giúp các đối tượng thuộc nhóm yếu thế, Liên Bộ Lao Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ cũng đã xây dựng hướng dẫn cho các địa phương
động-về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Trung tâm Công tác xãhội công lập; Phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, hỗ trợ và vận hành cho 32 tỉnh, thànhphố xây dựng mô hình trung tâm Công tác xã hội, nâng tổng số cán bộ, nhân viên Côngtác xã hội hiện đang làm việc tại các cơ sở liên quan đến cung cấp dịch vụ Công tác xãhội gồm 10.000 người, chiếm tỷ lệ 70% Trên cơ sở hoạt động hiệu quả của mô hìnhTrung tâm Công tác xã hội, Bộ Nội vụ và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã banhành Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT/BNV-BLĐTBXH ngày 10/06/2013 hướng dẫnchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Công tác xã hội đểhướng dẫn cấp huyện, các tỉnh, thành phố thành lập Trung tâm Công tác xã hội
Đặc biệt là về đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội, Đề án 32 đã hỗ trợ BộGiáo dục và Đào tạo nghiên cứu hoàn thiện kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo Công
Trang 33tác xã hội hệ cử nhân ở 55 trường đại học, cao đẳng có đào tạo Công tác xã hội; cáctrường đạt chỉ tiêu tuyển sinh 2.500 cử nhân/ năm; phối hợp với UNICEF hỗ trợTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức tuyển sinh, đào tạo Thạc sỹCông tác xã hội với chỉ tiêu 70 học viên/năm.
1.4 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Khoa Xã hội học được thành lập năm 1991, là một trong những khoa đào tạongành Xã hội học đầu tiên và lớn nhất của cả nước Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực
có trình độ kĩ năng chuyên môn cao và có khả năng ứng dụng tốt trong lí giải, phântích và giải quyết các vấn đề xã hội, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trịvững vàng và đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ Tổ quốc và nhân dân, có sứckhoẻ và năng lực giao tiếp xã hội đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước
Từ năm 2010, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội theo Đề án
32 của Thủ tướng Chính phủ Từ đó đến nay, hàng trăm sinh viên đã tốt nghiệp và làm
về Công tác xã hội trên khắp các tỉnh thành Trong những năm gần đây, Khoa còn mởthêm đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội ở bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ Và đặc biệt, năm
2016 đã mở thêm đào tạo Thạc sĩ Công tác xã hội theo hướng ứng dụng, đáp ứng mộtcách tốt hơn nhu cầu xã hội hiện nay
Mục tiêu của chương trình đào tạo
- Mục tiêu chung: Đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức sâu rộng về các vấn đề xã hội,
có các kĩ năng can thiệp, giải quyết các vấn đề xã hội ở cấp độ cá nhân, nhóm, cộng đồng và toàn xã hội
- Mục tiêu cụ thể
+ Xây dựng kỹ năng nghiên cứu, giảng dạy và nhất là kỹ năng can thiệp giải quyết các vấn đề xã hội, tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước;
+ Cung cấp khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Công tác xã hội
Trang 34- Hình thức tuyển sinh: Thi Đánh giá năng lực theo quy định của Đại học Quốc gia
Hà Nội
2 Chương 2: Thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
2.1 Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm
Nội dung đầu tiên tác giả đưa ra với SVTN đó là: Kể từ khi tốt nghiệp, tính đếnthời điểm tiến hành khảo sát, SVTN đã từng tìm được việc làm mang lại thu nhậpchưa? Câu trả lời “Đã tìm được việc làm” được gợi ý đối với cả những SVTN hiện tạiđang có một công việc mang lại thu nhập và cả những sinh viên hiện tại có thể không
có việc làm nhưng đã từng có một công việc bất kỳ mang lại thu nhập kể từ khi ratrường Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 01 cho thấy 88.5% SVTN được hỏitrả lời đã tìm được việc làm, còn lại 11.5% SVTN chưa tìm được việc làm Như vậy,trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 năm sau khi tốt nghiệp, đa số SVTN đã tìm đượcviệc làm
Trong khi đó, hiện nay nước ta đang cần một nguồn lực tri thức trình độ cao đểxác đinh một hình thái kinh tế mới cao hơn, hoàn thiện hơn và hiệu quả hơn đó chính lànền kinh tế tri thức Nhưng thực tế, sinh viên mới tốt nghiệp ra trường lại có xu hướnggiảm nhẹ về tỉ lệ có việc làm
Trang 35đào tạo không bắt kịp sự thay đổi này, nó bị tụt hậu hơn , do đó cán cân không cânbằng, đồng bộ giữa quá trình đào tạo và thực tế yêu cầu công việc cho sinh viên sau khi
ra trường không đủ khả năng đáp ứng đòi hỏi của các nhà tuyển dụng lao động
Một thực tế là, số sinh viên hiện nay ra trường khó tìm được việc làm và khôngđáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, cũng nói đến là tìm được việc nhưng khôngđúng chương trình đào tạo tại nhà trường Một phần là do nhà đào tạo chưa nắm đượcnhu cầu thực tế về nguồn nhân lực, không có thông tin đầy đủ cho sinh viên về việcchọn ngành nghề cho phù hợp với bản thân, với sự phát triển của đất nước để tránhhiện tượng hiện nay rất nhiều học sinh, sinh viên chọn ngành nghề theo cảm tính thấyhay thích là học không tính đến mục đích học về phục vụ cho tương lai và khả năng xinviệc sau khi ra trường
Để so sánh về thực trạng việc làm của sinh viên đã tốt nghiệp 2-3 năm với sinhviên mới tốt nghiệp, tôi nhóm sinh viên các khóa 54 và 55 vào thành nhóm 1, sinh viênkhóa 56 và 57 thành nhóm 2
Trang 36Bảng 02 So sánh về Thực trạng việc làm với Các nhóm sinh viên tốt nghiệp Nhóm sinh viên tốt nghiệp
Tình trạng việc làm
Tổng
Đã tìm được việc làm
Chưa tìm được việc làm
Như vậy, SVTN sau khi ra trường có việc làm ở mức cao (88,5%), cũng nhưkhông có nhiều sự khác biệt giữa hai nhóm sinh viên tốt nghiệp thời gian dài và mới tốtnghiệp
2.2 Thời điểm có việc làm của sinh viên
Sau khi tốt nghiệp là khoảng thời gian sinh viên đã lớn và không được sự bảo
vệ của thầy cô cũng như sự chở che của cha mẹ, họ đã không còn là những đừa trẻ màphải biết quyết định cho chính cuộc đời của mình Và lúc ra trường là lúc quyết địnhxem bản thân mình muốn làm gì và làm những gì, dù đúng ngành học hay không đúngngành học của mình, như thế nào thì thời gian sau khi ra trường là thời gian khó khănnhất của sinh viên vì lúc này họ không còn tự quyết định là mình làm vào cơ quan nàobởi lẽ phải phụ thuộc vào nhà tuyển dụng và mình có đáp ứng được các yêu cầu mànhà tuyển dụng cần thiết hay không
Sinh viên ra trường sau khi tốt nghiệp không phải ai cũng có một việc làm luôn
có người cần rất nhiều thời gian để có thể có thể xin được việc làm, trong khi đó chưachắc phải là công việc mà mình muốn làm nhưng cũng không thể thay đổi được vẫnquyết định làm việc do vậy khi đi xin việc cần có rất nhiều yếu tố có thể do bằng cấphoặc có thể do năng lực do có thể do sự năng động của mình hay có thể do quan hệ của
Trang 37gia đình như vậy có thể xin được việc có rất nhiều yếu tố tác động vào, và còn cần thờigian để chờ đợi như vậy để xin việc thành công không chỉ do một yếu tố tác động vào.
Biểu đồ 01: Thời điểm có việc làm của SVTN
Qua điều tra theo bảng số liệu ta có thể thấy được cụ thể hơn về việc xin việccủa sinh viên dựa vào một yếu tố đó chính là thời gian của sinh viên khi đợi chờ xinviệc làm Có việc làm ngay có 54 người trên 165 người trả lời chiếm 32,7%, có việclàm sau 1 đến 6 tháng là có 81 người trên 165 người trả lời chiếm 49,1%, có việc làmsau 6 đến 12 tháng có 14 người trên 165 người trả lời đạt 12,7%, có việc làm sau trên
12 tháng chỉ có 9 người trên 165 người trả lời và đạt 5,5%
Như vậy có thể thấy rằng số lượng người có việc làm ngay chiếm số phần trămcao trong tổng số 165 người trả lời ta có thể thấy rằng sinh viên khi ra trường có thểtìm được việc làm ngay, có thể nói rằng sinh viên có năng lực trong tìm việc làm và vìthế thời gian tìm việc làm có thể được rút ngắn hơn rất nhiều Bên cạnh đó sinh viên cóthể tận dụng nhiều cơ hội tìm việc làm và cả khi việc làm không đúng với chuyên môncủa mình nhưng vẫn cố gắng đi làm và có thể chuyển đổi công việc sau khi đã hìnhthành được kinh nghiệm làm việc và khi mở rộng được mối quan hệ của chính bản thâncủa mình
Trang 38Sinh viên có việc làm sau 1 đến 6 tháng chiếm cao nhất là 81 người và chiếm49,1% chiếm gần một nửa phần trăm số lượng người trả lời, như vậy đây là số sinhviên có thể có sự năng động chưa nhanh trong công việc cũng như chưa biết nắm bắtthời cơ nhanh chóng hoặc chưa tìm được những công việc phù hợp hoặc chưa đáp ứngđược các yêu cầu của nhà tuyển dụng trong công việc, chính vì thế thời gian tìm đượcviệc làm chưa nhanh và chưa được nhanh chóng như những sinh viên ra trường đã tìmđược việc làm ngay.
Những sinh viên tìm được việc làm sau 6 đến 12 tháng thì họ chưa có khả năngtìm được công việc mình có thể làm hoặc những công việc chưa đáp ứng được nhu cầucủa những người đi tìm việc làm, do vậy thời gian tìm việc làm của họ đang còn dài
Những sinh viên tìm được việc làm sau trên 12 tháng thì có thể thấy rằng mặc
dù chỉ chiếm một số người nhỏ trong tổng số những người trả lời mặc dù vậy thì cũng
là tình trạng đáng báo động của tất cả sinh viên chưa ra trường bởi lẽ phải biết tranhthủ thời gian và tìm hiểu được bản thân muốn làm những công việc như thế nào và đặcthù những ngành mình học như thế nào, và xác định bản thân cần những gì thì mới dễdàng có những công việc mà mình có thể hoàn thành nhiệm vụ của nhà tuyển dụng đềra
Như vậy trên đây là bức tranh tổng quan về thời gian sinh viên làm việc như thếnào và xin việc trong bao lâu để có thể phần nào mường tượng xem hiện nay xã hộiđang cần một lớp người như thế nào và mình cần phải cống hiến như thế nào, cốnghiến thế nào là tốt, và hiện nay trong các trường đại học cần bổ sung những kiến thức
gì cho sinh viên và sinh viên hiện nay trong trường đang thiếu những kiến thức gì vànhư thế nào để có thể đáp ứng được những thứ mà xã hội cần mình Do đó bức tranhnày khiến chúng ta cũng hiểu rằng sự năng động của sinh viên đang ở ngưỡng nào, cócần bổ sung và thêm lửa cho những lớp sinh viên đi sau những lớp sinh viên này không
và cần bổ sung những kỹ năng mềm như thế nào để có thể giúp sinh viên tìm việc trongmột thời gian ngắn nhất và tốt nhất có thể cho sinh viên và có một công việc phù hợpnhất với sinh viên khi mới ra trường
Trang 39Biểu đồ 08: So sánh thời điểm có việc làm của SVTN Nhóm 1 và Nhóm 2
Khi so sánh thời điểm có việc làm của 2 nhóm SVTN, ta thấy rằng, số SVTN ởnhóm 1 tìm được việc làm ngay nhiều hơn ở nhóm 2 Tuy nhiên, lại có số ít SVTN ởnhóm 1 lại phải đợi thời gian lên đến trên 12 tháng để tìm kiếm công việc phù hợp vớibản thân Trong khi đó, số SVTN của nhóm 2 chủ yếu tìm được việc làm ngay trongthời gian khoảng 6 tháng, chứng tỏ SVTN ở những khóa sau này có kinh nghiệm hơntrong việc tìm kiếm việc làm và thích ứng nhanh hơn với điều kiện xã hội
Sau khi tốt nghiệp có việc làm hay không đã là một vấn đề mà không ít sinhviên phải đau đầu mà còn có một vấn đề khác làm họ không ít khi phải lo lắng đó chính
là vấn đề làm có đúng chuyên môn được hay không bởi lẽ đi học sau bốn năm thì họ đãphải mua được kiến thức trong trường bởi vậy họ muốn được sử dụng kiến thức đấytrong công việc của mình như thế nào và họ có thể vận dụng tốt kiến thức của mìnhtrong công việc hoàn thành tốt nhất các công việc được giao Nhưng thực tế không phảisinh viên nào cũng có thể tìm được các công việc đúng chuyên môn của mình học vàlàm việc nhưng bên cạnh đó cũng không ít sinh viên tìm các việc làm không đúngchuyên môn mình học và có những sinh viên thì không có việc làm, như vậy hầu nhưkhông phải ai cũng có thể tìm được các công việc theo đúng chuyên môn mình học
Trang 402.3 Sự phù hợp với công việc hiện tại và chuyên môn được đào tạo
Một trong những minh chứng cho hiệu quả hoạt động đào tạo là sự phù hợp giữachuyên môn được đào tạo ở đại học với công việc của SVTN Trong quá trình khảo sát,
nhóm điều tra đặt ra câu hỏi: “Anh/ Chị đánh giá mức độ phù hợp giữa công việc của mình với chuyên môn được đào tạo ở đại học như thế nào?” Các kết quả thông kê
được trình bày trong biểu đồ dưới đây
Biểu đồ 03: Mức độ phù hợp giữa chuyên môn và công việc hiện tại của SVTN
Các số liệu thống kê ở biểu đồ trên chỉ ra rằng, trong vòng 1 đến 3 năm sau khi tốtnghiệp, ta có thể thấy 60% SVTN đã tìm kiếm được việc làm có được công việc phù hợp
và khá phù hợp với chuyên môn được đào tạo ở đại học Con số còn lại SVTN có đượcnhững công việc ít phù hợp 30.9% và hoàn toàn không phù hợp 9.1%
Tuy nhiên tỉ lệ sinh viên xin làm các công việc không phù hợp với chuyên mônđào tạo chiếm 10.9%, đây không phải là con số nhỏ cho lắm nhưng so với con số 60%SVTN đã tìm kiếm được việc làm phù hợp với chuyên môn đào tạo thì đây là một tỉ lệnhỏ Bởi xét cho cùng thì một trong những mục tiêu quan trọng của quá trình đào tạo làngười học sau khi tốt nghiệp có được một công việc phù hợp với chuyên môn của mình.Tất nhiên, với đặc thù các ngành học khoa học xã hội và nhân văn, cùng mức độ di độngnghề nghiệp khá cao của SVTN và thời gian tham gia vào thị trường lao động chưa dài