NỘI DUNG I-Khái niệm dư luận xã hội Trước hết có thể định nghĩa: “Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chu
Trang 1MỤC LỤC
Lời mở đầu ……… 1
Nội dung ……… 1
I-Khái niệm dư luận xã hội ………1
II-Các tính chất cơ bản của dư luận xã hội ……… 2
1 Tính khuynh hướng ……….2
2 Tính lợi ích ………3
3 Tính lan truyền ……….5
4 Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi ………6
5 Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế xã hội ……….8
III-Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật ……….9
1 Tác động của dư luận xã hội đối với hệ tư tưởng pháp luật ………9
2 Tác động của dư luận xã hội đối với tâm lý pháp luật ……… 10
Danh mục tài liệu tham khảo ……… 13
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Dư luận xã hội đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử, nó được hình thành, tồn tại
và phát triển cùng với quá trình vận động, phát triển của bản thân xã hội loài người
Là một hiện tượng đặc biệt thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, dư luận xã hội có những tính chất đặc trưng khác biệt so với các hiện tượng xã hội khác Ngoài
ra, trong bất kì một xã hội nào, dư luận xã hội luôn có những ảnh hưởng nhất định đến các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội đặc biệt là lĩnh vực pháp luật Do
đó trong phạm vi bài tập này em xin chọn đề tài “Phân tích các tính chất cơ bản của dư luận xã hội, cho ví dụ minh họa ở từng tính chất? Tác động của dư luận
xã hội đối với ý thức pháp luật”.
NỘI DUNG I-Khái niệm dư luận xã hội
Trước hết có thể định nghĩa: “Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ
có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được
sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.”
Căn cứ vào định nghĩa trên ta có thể thấy được đối tượng của dư luận xã hội không phải là mọi thực tế xã hội nói chung mà chỉ những vấn đề mang tính thời sự,
có liên quan tới lợi ích chung (các nhu cầu, lợi ích về vật chất hay tinh thần) của cộng đồng xã hội, thu hút được sự quan tâm của nhiều người mới có thể trở thành đối tượng của dư luận xã hội
Về chủ thể của dư luận xã hội chính là cộng đồng người hay nhóm người mang dư luận xã hội
Đặc biệt chúng ta cần chú ý phân biệt dư luận xã hội với tin đồn để tránh sự nhầm lẫn Tin đồn cũng là hiện tượng tâm lí xã hội nhưng khác với dư luận xã hội, tin đồn không phải là sản phẩm của tư duy phán xét của cá nhân mang nó Tin đồn
Trang 3chỉ là tin tức về sự việc, sự kiện hay hiện tượng có thể có thật, có thể không có thật hoặc chỉ có một phần sự thật được lan truyền từ người này sang người khác Tin đồn là dạng thông tin không chính thức, chưa được kiểm chứng về sự trung thực và chủ thể thường không được xác định rõ ràng Tin đồn lan càng xa thì nội dung của
nó càng khác so với nội dung ban đầu
Ngược lại, dư luận xã hội là sản phẩm của tư duy phán xét của cá nhân mang
nó Dư luận xã hội thể hiện quan điểm thái độ của cá nhân mang nó trước các sự kiện, hiện tượng vấn đề mà cá nhân đó quan tâm và dư luận xã hội lan càng rộng thì càng có xu hướng thống nhất về nội dung phán xét hoặc tích tụ lại thành vài hướng cơ bản
II-Các tính chất cơ bản của dư luận xã hội
1 Tính khuynh hướng
Thái độ chung của dư luận xã hội đối với mỗi sự kiện, hiện tượng, quá trình
xã hội có thể khái quát theo các khuynh hướng nhất định gồm tán thành, phản đối hay lưỡng lự (chưa rõ thái độ) Cũng có thể phân chia dư luận xã hội theo các khuynh hướng như tích cực hoặc tiêu cực; tiến bộ hoặc lạc hậu… Ở mỗi khuynh hướng, thái độ tán thành hoặc phản đối lại có thể phân chia theo các mức độ cụ thể như rất tán thành, tán thành, lưỡng lự, phản đối, rất phản đối
Tính khuynh hướng cũng biểu thị sự thống nhất hay xung đột của dư luận xã hội Xét theo các mức độ tán thành hoặc phản đối được nêu ở trên, nếu đồ thị phân
bố dư luận xã hội có dạng hình chữ U thì biểu thị sự xung đột; còn nếu đồ thị phân
bố dư luận xã hội có dạng hình chữ J thì biểu thị sự thống nhất Đồ thị phân bố dư luận xã hội có dạng hình chữ U khi trong xã hội có hai loại quan điểm mâu thuẫn, đối lập nhau về cùng một sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội nào đó đều có tỉ lệ
số người ủng hộ cao
Ví dụ như dư luận trái chiều xung quanh việc triển khai thí điểm cấm xe máy lưu thông trên một số tuyến phố để giảm ùn tắc giao thông tại hai thành phố Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh Sau khi ý kiến này được đưa ra trong xã hội đã hình
Trang 4thành hai luồn quan điểm đối lập: Một mặt dư luận rất ủng hộ việc triển khai thực hiện đề xuất cấm xe máy trên một số tuyến phố bởi hiện nay có một số lượng xe máy rất lớn đang lưu thông tại Hà Nội (khoảng 3,7 triệu chiếc năm 2011) và Thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 4,5 triệu chiếc), là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ùn tắc giao thông Ngoài ra số lượng khí thải do xe máy thải ra môi trường mỗi năm là rất lớn gây ảnh hưởng đến môi trường và xe máy cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tai nạn giao thông Do đó mà việc hạn chế tiến tới cấm xe máy là một chủ trương đúng và cần phải được thực hiện sớm Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có rất nhiều ý kiến phản đối chủ trương trên với lý do hiện nay xe máy vẫn là phương tiện giao thông chủ yếu của người dân Việt Nam Nếu cấm xe máy vào trung tâm các thành phố lớn thì giao thông sẽ rất rối loạn bởi hiện tại chúng ta mới chỉ có phương tiện giao thông công cộng duy nhất là xe buýt Mà với số lượng cũng như chất lượng xe buýt như hiện nay thì không thể đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Việc cấm xe máy sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân Do đó đề xuất cấm xe máy là không khả thi và khó được người dân chấp thuận
Còn khi đồ thị phân bố dư luận xã hội có dạng hình chữ J thì chỉ có một loại quan điểm (tán thành hoặc phản đối) có tỉ lệ số người ủng hộ cao mà thôi, điều đó thể hiện sự thống nhất cao trong dư luận xã hội Chẳng hạn trong thời gian vừa qua
có nhiều nghệ sĩ sử dụng trang phục hở hang, phản cảm khi biểu diễn trên sân khấu
Đó là những trang phục quá ngắn hoặc quá mỏng phô bày cơ thể và những phần nhạy cảm gây ra nhiều sự cố mà các phương tiện truyền thông gọi là “lộ hàng” Trước hiện tượng này không có nhiều luồng dư luận trái chiều mà đại đa số dư luận đều phản đối và lên án kịch liệt, cho rằng phải xử phạt mạnh tay các trường hợp này bởi nó đi ngược lại thuần phong mĩ tục của người Việt Nam gây phản cảm cho người xem
2 Tính lợi ích
Trang 5Như đã phân tích ở trên, để trở thành đối tượng của dư luận xã hội thì các sự kiện, hiện tượng xã hội đang diễn ra phải có mối quan hệ mật thiết với lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau trong xã hội Tính lợi ích của dư luận xã hội được nhìn nhận trên hai phương diện đó là lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần
Lợi ích vật chất được nhận thức rõ nét khi các hiện tượng trong diễn ra trong
xã hội có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của đông đảo người dân Ví dụ như vấn đề tăng giá điện: Theo quyết định số 24/2011/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường Thực hiện quyết định trên, trong năm 2011 giá bán điện bình quân đã được điều chỉnh hai lần (từ ngày 1/3/2011 giá bán điện tăng thêm 15,28% tương đương 165 đồng/kwh so với năm
2010 và từ ngày 20/12/2011 tăng thêm 5% tương đương 62 đồng/kwh) Đặc biệt việc giá điện tăng đột ngột vào ngày 20/12/2011 khiến dư luận không khỏi bất bình bởi việc tăng giá điện bất ngờ vào thời điểm cuối năm là thời điểm “nhạy cảm” – thời điểm mà chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thường ở mức cao, sẽ có tác động mạnh, kéo theo sự tăng giá của các loại hàng hóa khác Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân mà cụ thể là tác động đến các lợi ích về kinh tế Đồng thời
lí do mà EVN đưa ra để giải thích cho việc tăng giá điện là để bù lỗ cho chi phí sản xuất cũng không được dư luận ủng hộ bởi sự thiếu công khai, minh bạch trong việc
kê khai các chi phí Và mới đây dư luận lại một lần nữa xôn xao trước thông tin ENV đang kiến nghị tăng giá điện đợt đầu tiên trong năm 2012
Lợi ích tinh thần được đề cập khi các vấn đề, các sự kiện đang diễn ra đụng chạm đến hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội, các phong tục tập quán, khuôn mẫu hành vi ứng xử văn hóa của cộng đồng xã hội hoặc của cả dân tộc Ví dụ như gần đây xuất hiện khá nhiều vụ việc những đứa con nhẫn tâm hành hạ, ngược đãi cha mẹ già như đuổi cha mẹ đi để khỏi phải nuôi dưỡng, chửi mắng, đánh đập cha
mẹ, ép bố mẹ lập di trúc để cướp nhà… Những hành vi này đã đi ngược lại giá trị
Trang 6truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là đạo hiếu khiến cho dư luận xã hội hết sức bất bình và lên án những hành vi đó
Tuy nhiên cần phải hiểu rằng lợi ích mới chỉ là điều kiện cần để thúc đẩy việc tạo ra dư luận xã hội Điều kiện đủ ở đây chính là sự nhận thức của các nhóm
xã hội về lợi ích của mình và mối quan hệ giữa chúng với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội đang diễn ra Cần lưu ý rằng:
- Thứ nhất, bản thân nhận thức về lợi ích là một tiến trình biến đổi và phát triển giữa tính cá nhân và tính xã hội; giữa tính vật chất và tính tinh thần; giữa tính trước mắt và tính lâu dài
- Thứ hai, quá trình trao đổi, thảo luận ý kiễn để dẫn đến dư luận xã hội là quá trính giải quyết mâu thuẫn lợi ích Trong công việc này, nhóm xã hội nào có
tổ chức tốt thành lực lượng thì nhóm xã hội đó sẽ thành công hơn trong việc bảo vệ quan điểm, lợi ích của mình và ngược lại
3 Tính lan truyền
Dư luận xã hội được coi là biểu hiện của hành vi tập thể Mà cơ sở của bất kì hành vi tập thể nào cũng là hiệu ứng phản xạ quay vòng, trong đó khởi điểm từ cá nhân hay nhóm xã hội nhỏ sẽ gây nên chuỗi các kích thích của cá nhân khác, nhóm
xã hội khác Để duy trì được chuỗi kích thích này luôn cần có các nhân tố tác động lên cơ chế hoạt động và tâm lí của các cá nhân và nhóm xã hội Đối với dư luận xã hội, các nhân tố tác động đó có thể được coi là các thông tin bằng các hình ảnh, âm thanh sống động, trực tiếp, có tính thời sự Dưới tác động của các luồng thông tin này, các nhóm công chúng khác nhau sẽ cùng được lôi cuốn vào quá trình bày tỏ sự quan tâm của mình thông qua các hoạt động trao đổi, bàn bạc, tìm kiếm thông tin, cùng chia sẻ trạng thái tâm lí của mình với những người xung quanh Chúng ta có thể theo dõi và ghi nhận được ảnh hưởng của các luồng thông tin đến các hành động quan tâm của công chúng Khi đó, sự hình thành mạnh mẽ và lan truyền nhanh chóng của dư luận xã hội được thể hiện rất rõ nét
Trang 7Ví dụ sau đây có thể minh chứng rõ nét cho tính lan truyền của dư luận xã hội:Ca khúc "Gangnam Style" do ca sĩ người Hàn Quốc PSy trình bày bài hát được ra mắt vào ngày 15 tháng 7, và lần đầu tiên xuất hiện ở vị trí quán quân
trong Gaon Chart, bản xếp hạng quốc gia của Hàn Quốc, trở thành video nhạc Hàn Quốc thịnh hành nhất Nó cũng được ghi vào lịch sử âm nhạc thế giới như ca khúc
Hàn Quốc đầu tiên lọt vào được Top 10 bảng xếp hạng Billboard Hot 100 cũng như dẫn đầu Billboard Hot 100 Đến đầu tháng 9, nhiều flash mob "Gangnam Style" đã bắt đầu xuất hiện tại nhiều thành phố trên thế giới và "Gangnam Style" đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều video chế Thêm vào đó, nó đã được chia sẻ trên mạng bởi nhiều nhân vật công chúng, kể cả T-Pain, Katy Perry, Britney Spears, và Tom Cruise, và được các nhạc sĩ Nelly Furtado và Maroon 5 hát phiên bản cover, được nhiều báo chí quốc tế nhắc đến như CNN International, The Wall Street Journal, Financial Times, Harvard Business Review "Gangnam Style" được khen ngợi vì
có điệu nhạc dễ nhớ và vũ điệu vui nhộn trong video và trong các cuộc biểu diễn ngoài đời Ngày 17 tháng 9, bài hát được đề cử cho giải Video hay nhất tại buổi lễ
2012 MTV Europe Music Awards được diễn ra tại Frankfurt, Đức và thắng giải vào tháng 11 cùng năm Ngày 20 tháng 9 năm 2012, "Gangnam Style" được Sách Kỷ lục Guinness công nhận là "Video được nhiều người thích nhất trong lịch sử
YouTube" Đến cuối tháng 12/2012, Video Gangnam Style đã được xem hơn 1 tỷ lần, trở thành video được xem nhiều nhất tại Youtube.Và ca khúc này cũng đã được chia sẻ nhiều trên các kênh đưa tin như CNN, People’s Daily… và trên các mạng
xã hội như facebook, twitter…
Như vậy có thể thấy rằng dưới tác động của các phương tiện truyền thông, từ một ca khúc ít người biết đến đã nhanh chóng lan truyền trong xã hội, thu hút được
sự quan tâm của đông đảo người dân Hàn Quốc, dẫn đến sự hình thành và lan truyền mạnh mẽ của các luồng dư luận bàn về ý nghĩa, sự dí dỏm, hài hước cũng như tính nghệ thuật của ca khúc này trên toàn thế giới
4 Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi.
Trang 8Dư luận xã hội vừa có tính bền vững tương đối vừa có tính dễ biến đổi Có những dư luận xã hội chỉ qua một đêm là thay đổi nhưng cũng có những dư luận xã hội qua hàng thập niên vẫn không thay đổi
Tính bền vững tương đối của dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt đối với những sự kiện, hiện tượng hay các quá trình quen thuộc, dư luận xã hội thường rất bền vững Chẳng hạn trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, quân đội Mĩ đã sử dụng chất độc da cam phun rải xuống miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam Việt Nam làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân Việt Nam và các thế hệ con cháu của họ Trải qua bao nhiêu năm hành động này của Mĩ vẫn luôn bị dư luận trong nước và quốc tế lên án dẫn đến các cuộc đấu tranh đòi lại công lí cho các nạn nhân chất độc da cam, yêu cầu chính phủ Mĩ và các công ty hóa chất phải có trách nhiệm bồi thường cũng như khắc phục hậu quả của chất độc da cam tại Việt Nam
Tính biến đổi của dư luận xã hội thường được xem xét trên hai phương diện sau:
- Thứ nhất, biến đổi theo không gian và môi trường văn hóa: Sự phán xét,
đánh giá của dư luận xã hội về bất kỳ sự kiện, hiện tượng hay quá trình xã hội nào cũng phụ thuộc vào hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang tồn tại trong nền văn hóa của cộng đồng người Với cùng sự việc, sự kiện xảy ra,
dư luận xã hội của các cộng đồng người khác nhau lại thể hiện sự phán xét, đánh giá khác nhau Chẳng hạn tại một số quốc gia như Thái Lan, Singapore… mại dâm được coi là một nghề nghiệp không bị pháp luật cấm
do đó những người hành nghề mại dâm không hề bị dư luận lên án Còn tại Việt Nam, mại dâm được coi là hành vi trái pháp luật, vi phạm chuẩn mực đạo đức, đi ngược lại lợi ích của người phụ nữ do đó bị dư luận xã hội lên án
- Thứ hai, biến đổi theo thời gian: Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều giá
trị văn hóa, chuẩn mực xã hội, phong tục tập quán có thể bị biến đổi ngay
Trang 9trong cùng nền văn hóa – xã hội, dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá của dư luận xã hội Ví dụ trước đây trong xã hội phong kiến, đàn ông được phép lấy nhiều vợ mà không bị lên án bởi nó phù hợp với chuẩn mực xã hội thời bấy giờ Còn hiện tại việc người đàn ông ngoại tình, chung sống với người phụ nữ khác ngoài vợ mình là việc làm bị dư luận lên án thậm chí có thể bị xử phạt do vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã được pháp luật ghi nhận Từ đó có thể thấy được sự thay đổi các chuẩn mực đạo đức đã kéo theo sự thay đổi của dư luận xã hội theo thời gian
Phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể, dư luận xã hội còn biến đổi theo đối tượng của các phán xét, đánh giá khi công chúng phát hiện thêm các mối liên quan giữa đối tượng ban đầu với các sự kiện, hiện tượng, quá trình diễn ra kèm theo nó Mặt khác, xuất phát từ các phán xét, đánh giá bằng lời, dư luận xã hội có thể chuyển hóa thành các hành động mang tính tự phát hoặc có tổ chức để thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối của mình
Dư luận xã hội về những vấn đề của đời sống xã hội có thể ở trạng thái tiềm
ẩn, không bộc lộ bằng lời (dư luận của đa số im lặng) Trong những xã hội thiếu dân chủ, dư luận xã hội đích thực thường tồn tại dưới dạng tiềm ẩn Trong xã hội cũng thường có dư luận xã hội tiềm ẩn về những sự việc, sự kiện sắp tới, chưa xảy
ra hiện thời chưa cấp bách
5 Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội.
Sự phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội có thể đúng, có thể sai Dù có đúng đến mấy thì dư luận xã hội vẫn có những hạn chế, không nên tuyệt đối hoá khả năng nhận thức của dư luận xã hội Dù có sai đến mấy, trong dư luận xã hội cũng có những hạt nhân hợp lý Chân lý của dư luận xã hội không phụ thuộc vào tính chất phổ biến của nó Không phải lúc nào dư luận của đa số cũng đúng hơn dư luận của thiếu số Cái mới, lúc đầu thường chỉ có một số người nhận thấy do đó dễ
bị đa số phản đối Đối với những vấn đề trừu tượng, phức tạp, dư luận của giới trí
Trang 10thức, của những người có trình độ học vấn cao thường chín chắn hơn so với những người có trình độ học vấn thấp
Chẳng hạn trong thời gian vừa qua vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc là vấn đề nóng bỏng được dư luận hết sức quan tâm Những hành động gây hấn của Trung Quốc như bắn đuổi, bắt giữ ngư dân Việt Nam, phá hoại thiết bị, cản trở việc khảo sát địa chấn của tàu Bình Minh 02, cắt dây cáp của tàu Viking II,… đã khiến dư luận Việt Nam hết sức bất bình Và đã có nhiều ý kiến không ủng hộ trước phản ứng có phần chưa cứng rắn của Chính phủ Việt Nam, nhiều người dân đã tụ tập trước cửa đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để biểu tình với khẩu hiệu “Phản đối Trung Quốc gây hấn” Đây có thể coi là một hành động tự phát xuất phát từ nhưng nhận thức chưa đầy đủ và thực sự đúng đắn của một bộ phận người dân Đối với những người
có trình độ nhận thức cao hơn, họ có thể thấy rõ được bên cạnh các cuộc biểu tình chính là sự xúi giục, kích động của các thế lực chống đối nhà nước Việt Nam trong, ngoài nước và những cuộc biểu tình, tuần hành này có thể gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội cũng như tiềm ẩn các yếu tố gây mất ổn định về chính trị, tác động tiêu cực đến việc thực hiện đường lối, chính sách ngoại giao của nhà nước để giải quyết tranh chấp Như vậy có thể thấy trong ví dụ này dư luận của một bộ phận
xã hội đã bị lợi dụng và phản ánh không hoàn toàn chính xác thực tế khách quan đang diễn ra
III – Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật là một hình thái của ý thức xã hội, là sự phản ánh tồn tại xã hội từ góc nhìn pháp luật, là toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản chất và vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức
xã hội và công dân, về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội
Ý thức pháp luật có cấu trúc tương đối phức tạp, có thể được nhìn nhận trên nhiều phương diện khác nhau Căn cứ vào nội dung và tính chất của các bộ phận