BẢNG TỪ VIẾT TẮT
BLTTDS :TTDS :
Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày
03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phánToà án nhân dân tối cao hướng dẫn thihành các quy định trong Phần thứ hai“Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấpphúc thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sựđã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tốtụng dân sự
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Pháp luật TTDS của Việt Nam và nhiều quốc gia khác đều ghi nhận cho các đươngsự có quyền được tham gia vào các hoạt động tố tụng tại phiên toà Đương sự là một chủthể không thể thiếu trong quá trình giải quyết vụ án dân sự Theo quy định tại Điều 56 của
BLTTDS, đương sự trong vụ án dân sự bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự Để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình,
đương sự có quyền tham gia vào các hoạt động tố tụng như chuẩn bị xét xử, hoà giải, phiêntoà sơ thẩm, phúc thẩm giải quyết vụ án dân sự Việc tham gia phiên tòa dân sự giúp chođương sự chứng minh và bảo vệ yêu cầu của mình, tạo cơ sở cho Toà án có thể giải quyếtmột cách nhanh chóng và đúng đắn các vụ án dân sự Khi tham gia hoạt động tố tụng tạiphiên toà, đương sự có điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp chứng cứ chứng minh, bảovệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình Vì vậy, pháp luật TTDS của nhiều quốc giatrên thế giới đều quy định Toà án phải triệu tập hợp lệ các đương sự tham gia phiên toà.Khi được Toà án triệu tập hợp lệ thì đương sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án Tuy nhiên, trên thực tế xuất phát từ nhiều lý do khách nhau, không phải lúc nàođương sự cũng có mặt đầy đủ tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án Pháp luật TTDSđã quy định về các thủ tục TTDS áp dụng trong trường hợp đương sự vắng mặt tạo Tòa áncâp sơ thẩm và phúc thẩm khi giải quyết vụ án dân sự tại BLTTDS và được hướng dẫn cụthể tại Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP và Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP Bài làm
dưới đây, em xin trình bày về vấn đề: “Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường hợpđương sự vắng mặt ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm khi giải quyết vụ án dân sự vàthực tiễn thực hiện”.
Trang 31 Trường hợp đương sự vắng mặt do việc triệu tập của Tòa án không hợp lệ
Để bảo đảm quyền tham gia tố tụng của đương sự, một trong những vấn đề mangtính nguyên tắc là Toà án phải tiến hành triệu tập hợp lệ đương sự Theo quy định tại
khoản 1 Điều 150 BLTTDS thì “Việc cấp, tống đạt, thông báo các văn bản tố tụng đượcthực hiện theo quy định của Bộ luật này thì được coi là hợp lệ” Chương X của BLTTDS
quy định về việc cấp, tống đạt, thông báo các văn bản tố tụng Theo đó, việc triệu tậpđương sự có thể thực hiện thông qua thủ tục tống đạt, thông báo trực tiếp, qua bưu điệnhoặc người thứ ba được uỷ quyền, niêm yết công khai hoặc thông báo trên phương tiệnthông tin đại chúng Việc tiến hành các thủ tục triệu tập này phải thực hiện theo đúng thủtục được quy định tại các Điều 151, 152, 153, 154, 155, 156 của BLTTDS được xác định làtriệu tập hợp lệ Vì vậy, nếu Toà án đã triệu tập đương sự nhưng việc triệu tập đó đượcthực hiện không theo đúng thủ tục do BLTTDS quy định thì việc triệu tập đó được xácđịnh là không hợp lệ Toà án triệu tập không hợp lệ đương sự thì về nguyên tắc việc triệutập đó không có giá trị pháp lý Do vậy, nếu đương sự vắng mặt trong trường hợp này, Toà
án phải hoãn phiên toà để triệu tập lần tiếp theo Nếu đương sự không được triệu tập hợp
lệ nhưng Toà án vẫn tiến hành việc xét xử vắng mặt đương sự thì việc xét xử đó được xácđịnh là có sự vi phạm nghiêm trọng về tố tụng vì đã không bảo đảm quyền tham gia tố tụngcủa đương sự [1]
Trang 42 Trường hợp đương sự được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt2.1 Giai đoạn xét xử sơ thẩm
Sau khi Tòa án đã tiến hành việc triệu tập hợp lệ đương sự để tham gia phiên toà sơthẩm vụ án dân sự nhưng đương sự vắng mặt thì tuỳ từng trường hợp Toà án cần xem xéttư cách của đương sự vắng mặt là nguyên đơn hay bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụliên quan; đương sự vắng mặt có lý do chính đáng hay không và lần vắng mặt đó là lần thứmấy để áp dụng thủ tục tố tụng dân sự phù hợp Cụ thể như sau:
- Nếu đương sự được Toà án triệu tập hợp lệ vắng mặt nhưng có đơn đề nghị Toà ánxét xử vắng hoặc có người đại diện hợp pháp tham gia thì Toà án xét xử vắng mặt
đương sự, căn cứ khoản 1, 2 Điều 202 BLTTDS: Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trongcác trường hợp sau đây:
1 Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện củahọ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
2 Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòanhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
- Nếu đương sự được Toà án triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt lần thứ nhất: Theo
quy định tại Điều 199 BLTTDS và hướng dẫn tại khoản 1 Điều 28 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP: “Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà đương sự, người đại diện của
đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt mà không cóđơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt theo quy định tại khoản 1 Điều 199 của BLTTDS thì
dù có hay không có lý do chính đáng, Toà án hoãn phiên toà” Như vậy, nếu đương sự đã
được Tòa án triệu tập hợp lệ mà vắng mặt lần thứ nhất tại phiên tòa thì không cần xét lý dovắng mặt là chính đáng hay không chính đáng, Tòa án phải hoãn phiên tòa và thông báo
cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biếtviệc hoãn phiên tòa Việc Tòa án cho hoãn phiên toà mà không xem xét lý do vắng mặt làchính đáng hay không chính đáng là một điểm mới Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaBLTTDS năm 2011 Theo các Điều 199, 200, 201 BLTTDS năm 2004 chưa sửa đổi, bổsung thì việc mặt của đương sự phải có lý do chính đáng Việc sửa đổi này trong luật sửađổi bổ sung năm 2011 là nhằm quy định rõ ràng, thống nhất tạo điều kiện thuận lợi choviệc áp dụng thủ tục tố tụng dân sự trong trường hợp đương sự vắng mặt ở tòa án cấp sơthẩm khi giải quyết vụ án dân sự.
Trang 5- Trường hợp đương sự được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vắng mặt,
trong trường hợp này, Tòa án sẽ xem xét tư cách của đương sự vắng mặt để áp dụng các
thủ tục tố tụng dân sự phù hợp:
Nếu đương sự vắng mặt lần thứ hai do sự kiện bất khả kháng mà họ không thể có
mặt tại phiên toà thì theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 28 Nghị quyết số
05/2012/NQ-HĐTP thì Tòa án cho hoãn phiên tòa: “Trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của đương sự đã nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tạikhoản 2 Điều 195 của BLTTDS, đã được Toà án tống đạt hợp lệ giấy triệu tập phiên toàtheo quy định tại các điều từ Điều 150 đến Điều 156 của BLTTDS và đương sự, người bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã chuẩn bị tham gia phiên toà xét xử vụ án,
nhưng do sự kiện bất khả kháng xảy ra đối với họ vào trước thời điểm Toà án mở phiên
toà hoặc ngay trong thời điểm họ đang trên đường đến Toà án để tham gia phiên toà (do
thiên tai, địch hoạ, bị tai nạn, ốm nặng phải đi bệnh viện cấp cứu, người thân bị chết,…)
nên họ không thể có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án, thì Toà án cũng
hoãn phiên toà Trường hợp do Toà án không nhận được thông báo từ phía đương sự,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nên vẫn tiến hành xét xử vụ án vắngmặt họ, nếu sau khi bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật, đương sự có khiếunại và chứng minh được việc họ vắng mặt tại phiên toà là do sự kiện bất khả kháng, thìkhiếu nại cần được xem xét theo thủ tục tái thẩm”
Nếu đương sự được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vắng mặt không vìsự kiện bất khả kháng, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 199 BLTTDS: Về nguyên tắc,
nếu nguyên đơn, người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà không có người đại diện theo
pháp luật tham gia thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Toà án ra quyết định đình chỉ việcgiải quyết vụ án dân sự (điểm a, khoản 2, Điều 199 BLTTDS) Bị đơn, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện
tham gia phiên tòa thì Toà án tiến hành xét xử vắng mặt (điểm b, khoản 2 Điều 199
BLTTDS) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không
có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòaán ra quyết định đình chỉ đối với việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó
(điểm c, khoản 2, Điều 199 BLTTDS).
Trang 6Do đó, trừ trường hợp đặc biệt việc vắng mặt của đương sự là do sự kiện bất khảkháng như phân tích trên đây thì khi nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quancó yêu cầu độc lập được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai để tham gia phiên toà sơ thẩm mà
vắng mặt Toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự; bị đơn, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập được Toà án triệu tập hợp lệ đến
lần thứ hai để tham gia phiên toà sơ thẩm mà vắng mặt thì Toà án tiến hành phiên toà xétxử vắng mặt các đương sự này.
2.2 Giai đoạn xét xử phúc thẩm
Căn cứ Điều 263 BLTTDS quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm, trong giai đoạn
xét xử phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét những vấn đề mà Toà án cấp sơ thẩmđã giải quyết, đồng thời Toà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại những phần của bản án,quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc liên quan đến việc xét kháng cáo, khángnghị Có thể thấy phạm vi xét xử phúc thẩm thường hẹp hơn phạm vi xét xử sơ thẩm, dođó, không phải tất cả các đương sự đã tham gia ở phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự đều phảitham gia ở phiên toà phúc thẩm vụ án dân sự Theo quy định tại Điều 264 BLTTDS, đương
sự phải tham gia ở phiên toà phúc thẩm bao gồm: đương sự đã kháng cáo và đương sựkhông kháng cáo nhưng quyền và nghĩa vụ của họ có liên quan đến việc xét kháng cáo,kháng nghị Khi triệu tập các đương sự hợp lệ tham gia phiên toà phúc thẩm (đối với các
đương sự phải tham gia ở phiên toà phúc thẩm) mà đương sự vắng mặt thì theo quy địnhtại Điều 266 BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 16 Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, tuỳ từng trường hợp Toà ánphải giải quyết như sau:
- Nếu đương sự phải tham gia ở phiên toà phúc thẩm mà vắng mặt nhưng có đơn đềnghị Toà án xét xử vắng mặt hoặc có người đại diện hợp pháp tham gia thì theo khoản
2, 3 Điều 266 BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 16 Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP thì
Toà án tiến hành xét xử vắng mặt;
- Nếu đương sự phải tham gia ở phiên toà phúc thẩm mà vắng mặt lần thứ nhất thì
Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hoãn phiên toà, theo quy định tại khoản 2, Điều 266
BLTTDS và hướng dẫn tại khoản 1 Điều 16, Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP: “Trongmọi trường hợp, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng
cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ vắng mặt lần thứ nhất, thì
Trang 7Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hoãn phiên toà mà không phân biệt họ vắng mặt có lý dochính đáng hay không có lý do chính đáng, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng
mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ” Tương tự giai đoạn xét xử sơ thẩm, Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011 cũng đã loại bỏ căn cứ có lý do chínhđáng để xem xét sự vắng mặt của đương sự Theo đó, nếu đương sự phải tham gia ở phiêntòa phúc thẩm đã được Tòa án triệu tập hợp lệ mà vắng mặt lần thứ nhất tại phiên tòa thìkhông cần xét lý do vắng mặt là chính đáng hay không chính đáng, trong mọi trường hợpTòa án phải hoãn phiên tòa.
- Đương sự kháng cáo được Toà án phúc thẩm triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai màvắng mặt, căn cứ vào khoản 3 Điều 266 BLTTDS và hướng dẫn tại khoản 2, 3 Điều 16
Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP:
Nếu người kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt
không vì sự kiện bất khả kháng thì bị coi là từ bỏ việc kháng cáo và Hội đồng xét xử phúcthẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án có kháng cáo của người kháng cáo
vắng mặt (nếu trong vụ án không có người kháng cáo khác)
Trường hợp có nhiều người kháng cáo mà có người kháng cáo thuộc trường hợp quyđịnh tại khoản 3 Điều 266 của BLTTDS, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm tiến hành xét xửphúc thẩm vụ án theo thủ tục chung đối với kháng cáo của những người kháng cáo có mặttại phiên toà.Trường hợp có nhiều người kháng cáo mà có người kháng cáo vắng mặt thuộctrường hợp quy định tại khoản 3 Điều 266 của BLTTDS và phần vụ án có kháng cáo củangười kháng cáo vắng mặt đó độc lập và không liên quan đến phần khác của bản án bịkháng cáo, kháng nghị, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối vớiphần vụ án có kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt mà không phải ra quyết định riêngbằng văn bản, nhưng phải ghi rõ trong bản án Trong quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩmphải ghi rõ bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
Nếu người kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt vì sựkiện bất khả kháng thì phải hoãn phiên tòa theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 16 Nghị
quyết số 06/2012/NQ-HĐTP: “Toà án cấp phúc thẩm cũng phải hoãn phiên toà đối với
người kháng cáo vắng mặt tại phiên toà phúc thẩm nếu thuộc trường hợp hướng dẫn tại
khoản 3 Điều 28 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm
Trang 8phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tụcgiải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổsung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự”.
- Đương sự không kháng cáo nhưng phải tham gia ở phiên toà phúc thẩm mà đượctriệu tập hợp lệ đến lần thứ hai vẫn vắng mặt thì Toà án tiến hành xét xử vắng mặt để
xét kháng cáo của chủ thể khác hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát theo hướng dẫn tạikhoản 3, Điều 16 Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP.
Như vậy, pháp luật TTDS hiện hành đã quy định khá cụ thể về thủ tục tố tụng dân sựáp dụng trong trường hợp đương sự vắng mặt ở phiên toà phúc thẩm khi được Toà án cấpphúc thẩm triệu tập hợp lệ Việc quy định này đã là cơ sở cho việc xử lý đối với nhữngtrường hợp đương sự vắng mặt khi được Toà án triệu tập hợp lệ tham gia phiên toà phúcthẩm
II.Thực tiễn thực hiện và phương hướng hoàn thiện pháp luật
Có thể thấy rằng các quy định của pháp luật TTDS hiện hành đã xác định khá cụ thểcác thủ tục TTDS áp dụng khi đương sự được Toà án triệu tập hợp lệ tham gia phiên toà sơthẩm nhưng vắng mặt Tuy nhiên, em thấy rằng các quy định này còn một số điểm chưađược quy định hoặc quy định chưa hợp lý dẫn đến việc thực hiện trên thực tiễn của các Tòaán còn gặp nhiều khó khăn Cụ thể như sau:
Thứ nhất, pháp luật TTDS hiện hành quy định về việc hoãn phiên tòa trong trường
hợp đương sự đã được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất nhưng vắng mặt hoặc được triệu tậpđến lần thứ hai mà vắng mặt do sự kiện bất khả kháng dẫn đến quá trình TTDS bị kéo dài,gây khó khăn cho Tòa án Trên thực tế, có nhiều trường hợp bị đơn là người bị kiện,thường là người sau này phải thực hiện nghĩa vụ nên về tâm lý họ không muốn tham gia tốtụng và muốn hoãn phiên tòa để kéo dài thời gian tố tụng Như vậy, nếu hoãn phiên tòa khiđương sự vắng mặt lần thứ nhất thì sẽ chỉ bảo vệ được quyền lợi của một bên đương sựvắng mặt, các đương sự sẽ bị lợi dụng quy định này của pháp luật, làm ảnh hưởng đến việcđảm bảo sự bình đẳng giữa các đương sự, làm cho vụ án có khả năng bị hoãn nhiều lần.Ngoài ra trong trường hợp hoãn phiên tòa do đương sự vắng mặt lần thứ hai gặp phải sựkiện bất khả kháng, luật TTDS không quy định được hoãn bao nhiêu lần, nên nếu đương sựvẫn vắng mặt do sự kiện bất khả kháng nhiều hơn hai lần thì vụ án lại bị hoãn, gây tốn kémthời gian, công sức của cả đương sự lẫn Nhà nước Trên thực tế có rất nhiều trường hợp
Trang 9đương sự không thể có mặt tại phiên tòa do sự kiện bất khả kháng mà vẫn bị Tòa án đìnhchỉ vụ án, ví dụ như nguyên đơn bị ốm nặng phải nằm viện, không thể nhờ được người đạidiện và cũng không thể có mặt tại Tòa án được Đến khi họ ra viện thì thời hiệu khởi kiệnđã hết Do đó, quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn đã không được đảm bảo.
Do đó, em xin bổ sung quy định trong trường hợp này theo hướng: trường hợp bị đơn,người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập trong giai đoạn xét xử sơthẩm; người không có kháng cáo trong giai đoạn xét xử phúc thẩm được Tòa án triệu tậphợp lệ mà vắng mặt lần thứ nhất, nếu việc xét xử vắng mặt những đương sự này không làmảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các đương sự khác thì Tòa án vẫn tiến hành xét xửvắng mặt họ Trong trường hợp nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêucầu độc lập trong giai đoạn xét xử sơ thẩm; người có kháng cáo trong giai đoạn xét xửphúc thẩm đã được triệu tập đến hai lần mà vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng thì được yêucầu Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án hoặc tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án.
Thứ hai, quy định tại điểm b khoản 2 Điều 199 BLTTDS đã không xét đến một
trường hợp ngoại lệ là: Toà án đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự khi nguyên đơn đượctriệu tập hợp lệ đến lần thứ hai vắng mặt nhưng trong vụ án này bị đơn có yêu cầu phản tốđối với nguyên đơn mà bị đơn có mặt khi được triệu tập hợp lệ Trường hợp này, Toà án cótiếp tục xét xử vắng mặt nguyên đơn để xét yêu cầu phản tố của bị đơn hay không? Đây làvấn đề pháp luật TTDS không có quy định và cũng chưa có văn bản hướng dẫn về vấn đềnày Trong khi đó theo quy định tại điểm khoản 2, Điều 218 và khoản 1 Điều 219BLTTDS đồng thời theo hướng dẫn tại Điều 32, 33 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP chỉquy định về việc xử lý khi người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫngiữ nguyên yêu cầu phản tố thì Toà án sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vớiyêu cầu của người khởi kiện đã rút, nguyên đơn sẽ trở thành bị đơn và bị đơn trở thànhnguyên đơn trường hợp nguyên đơn được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫnvắng mặt thì Toà án đình chỉ việc giải quyết vụ án với yêu cầu của nguyên đơn, nhưng nếubị đơn có yêu cầu phản tố thì Toà án vẫn phải giải quyết yêu cầu của bị đơn và bị đơn trởthành nguyên đơn, nguyên đơn sẽ trở thành bị đơn [2]
Thứ ba, trong trường hợp nguyên đơn được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai
mà vẫn vắng mặt không do sự kiện bất khả kháng thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Toàán ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự (điểm b, khoản 2, Điều 199
Trang 10BLTTDS) còn bị đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không do sựkiện bất khả kháng thì Toà án xét xử vắng mặt bị đơn (điểm c, khoản 2, Điều 199BLTTDS) Tuy nhiên, trong trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn màbị đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vắng mặt thì khi Toà án xét xử vắng mặt bịđơn, Toà án có giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn không? Pháp luật TTDS hiện hànhkhông có quy định và cũng chưa có văn bản hướng dẫn về vấn đề này Trong trường hợpnày, khi Toà án xét xử vắng mặt bị đơn thì Toà án cũng không giải quyết yêu cầu phản tốcủa bị đơn mà đình chỉ việc giải quyết vụ án đối với yêu cầu phản tố của bị đơn vắng mặt.Bởi vì, trong tố tụng dân sự các đương sự là bình đẳng với nhau: nguyên đơn có quyền đưara yêu cầu khởi kiện thì bị đơn cũng có quyền đưa ra yêu cầu phản tố, các yêu cầu này củađương sự đều được Toà án xem xét giải quyết Vì vậy, khi nguyên đơn vắng mặt đến lầnthứ hai thì suy đoán là nguyên đơn đã từ bỏ yêu cầu khởi kiện của mình và Toà án ra quyếtđịnh đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự khi nguyên đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứhai mà vắng mặt Khi bị đơn vắng mặt đến lần thứ hai Toà án xét xử vắng mặt bị đơn thìToà án phải đình chỉ việc giải quyết vụ án đốivơi yêu cầu phản tố của bị đơn nếu có [3]
Thứ tư, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, Toà án có thể xét xử
mà không có sự tham gia của đương sự Trong trường hợp phiên tòa diễn ra nhưng khôngcó sự tham gia của bất kỳ đương sự nào thì thủ tục tiến hành phiên toà này sẽ được thựchiện như thế nào để bảo đảm đúng thủ tục tố tụng Chẳng hạn các thủ tục tiến hành phiênhòa giải như thủ tục hỏi, tranh luận… không thể tiến hành theo thủ tục chung do BLTTDSquy định khi không có đương sự nào tham gia vì chủ thể tranh luận chủ yếu là đương sự.Vì vậy, pháp luật tố tụng dân sự bên cạnh việc quy định thủ tục tiến hành phiên toà trongtrường hợp thông thường với sự có mặt của các đương sự cần quy định những thủ tục riêngvà những điều kiện cho một phiên toà xét xử vắng mặt đương sự nhằm bảo đảm việc Toàán xét xử vắng mặt đương sự mà vẫn bảo đảm giải quyết nhanh chóng, chính xác và đúngpháp luật [4].