1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận: “Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường hợp đương sự vắng mặt ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm khi giải quyết vấn đề dân sự và thực tiễn thực hiện”

10 1,4K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 31,56 KB

Nội dung

Đương sự là một chủ thể không thể thiếu trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đương sự có quyền tham gia vào các hoạt động tố tụng như: chuẩn bị xét xử, hòa giải, phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm,… Do đó,việc đương sự tham gia tố tụng vừa là quyền nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ. Trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì sẽ được tiến hành giải quyết ra sao và như thế nào? Để hiểu rõ thêm về vấn đề này, em xin chọn đề số 15: “Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường hợp đương sự vắng mặt ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm khi giải quyết vấn đề dân sự và thực tiễn thực hiện” làm đề tài cuối kỳ này.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ VIỆC DÂN SỰ 1

II THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ ÁP DỤNG TRONG TRƯỜNG HỢP ĐƯƠNG SỰ VẮNG MẶT Ở TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM, PHÚC THẨM THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 2

1 Hoãn phiên tòa 2

2 Đình chỉ giải quyết vụ án 5

3 Xét xử vắng mặt đương sự 6

III THỰC TIỄN THỰC HIỆN 7

1 Một số hạn chế 7

2 Phương hướng hoàn thiện 8

KẾT THÚC 8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

Trang 2

MỞ ĐẦU

Đương sự là một chủ thể không thể thiếu trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đương sự có quyền tham gia vào các hoạt động tố tụng như: chuẩn bị xét xử, hòa giải, phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm,…

Do đó,việc đương sự tham gia tố tụng vừa là quyền nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ Trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì sẽ được tiến hành giải quyết ra

sao và như thế nào? Để hiểu rõ thêm về vấn đề này, em xin chọn đề số 15: “Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường hợp đương sự vắng mặt ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm khi giải quyết vấn đề dân sự và thực tiễn thực hiện” làm đề tài cuối kỳ này.

NỘI DUNG

I ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ VIỆC DÂN SỰ

Theo Điều 68 Luật Tố tụng dân sự năm 2015 ( viết tắt là BLTTDS năm 2015) thì

đương sự trong vụ việc dân sự bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan

Nguyên đơn trong vụ án dân sự là các chủ thể sau:

- Người khởi kiện, người tự mình thực hiện việc khởi kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bản thân mình

- Người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đó khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người này bị xâm phạm

- Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách

Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan,

tổ chức khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm Bị đơn trong trường hợp này

có thể là cá nhân, cơ quan hay tổ chức

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự thỏa mãn đủ các yếu

tố sau đây:

- Là người không khởi kiện, không bị kiện;

- Việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;

Trang 3

- Họ tự mình đề nghị hoặc được các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi không có ai đề nghị

II THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ ÁP DỤNG TRONG TRƯỜNG HỢP ĐƯƠNG SỰ VẮNG MẶT Ở TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM, PHÚC THẨM

THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

1 Hoãn phiên tòa

Trường hợp đương sự vắng mặt do việc triệu tập của Tòa án không hợp lệ:

Để đảm bảo quyền tham gia tố tụng của đương sự, một trong những vấn đề mang

tính nguyên tắc là Tòa án phải tiến hành triệu tập hợp lệ đương sự Theo khoản 1 Điều

174 BLTTDS 2015 thì “Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được thực hiện

theo quy định của Bộ luật này thì được coi là hợp lệ” Việc tiến hành các thủ tục triệu

tập này phải thực hiện theo đúng thủ tục được quy định tại các Điều 175, 176, 177, 178,

179, 180 của BLTTDS mới được xác định là triệu tập hợp lệ Vì vậy, nếu Tòa án đã triệu tập đương sự nhưng việc triệu tập đó được thực hiện không đúng thủ tục do BLTTDS quy định thì việc triệu tập đó được xác định là không hợp lệ Tòa án triệu tập không hợp lệ đương sự thì về nguyên tắc việc triệu tập đó không có giá trị pháp lý Do

đó, nếu đương sự vắng mặt trong trường hợp này, Tòa án phải hoãn phiên tòa để triệu tập lần tiếp theo Nếu đương sự không được triệu tập hợp lệ nhưng Tòa án vẫn tiến hành việc xét xử vắng mặt thì việc xét xử đó được xác định là có sự vi phạm nghiêm trọng về

tố tụng vì không đảm bảo quyền tham gia tố tụng của đương sự

Trường hợp đương sự được tòa án triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt:

BLTTDS qua các năm đều quy định về việc Tòa án phải hoãn phiên tòa sơ thẩm nếu một trong các đương sự (nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) vắng mặt lần thứ nhất

Đối với trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất: Về sự có mặt của đương

sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trước đây, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 có 4 điều luật quy định về vấn đề này: Điều 199 quy

định về sự có mặt của nguyên đơn tại phiên tòa, Điều 200 quy định về sự có mặt của bị đơn tại phiên tòa, Điều 201 quy định về sự có mặt của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tại phiên tòa, Điều 203 quy định về sự có mặt của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại phiên tòa

Trang 4

Bộ luật Tố tụng Dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã bãi bỏ Điều 200, Điều

201, Điều 203, sáp nhập vào Điều 199 quy định theo hướng không phân biệt nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan… các chủ thể trên vắng mặt lần thứ nhất là Tòa án phải hoãn phiên tòa (trừ trường hợp có đơn đề nghị xét xử vắng mặt),

bỏ cụm từ “có lí do chính đáng”.

Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về vấn đề này tại khoản 1 Điều 227

và nội dung cơ bản vẫn giữ nguyên so với Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2011:“ Tòa án

triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.”

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 296 cũng quy định: “Người kháng cáo, người không

kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa Trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ” và người bị kháng

cáo được triệu tập hợp lệ lần hai nhưng vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại

khách quan thì phải hoãn phiên tòa (khoản 3 Điều 296 BLTTDS năm 2015).

Đối với trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai: Các chủ thể trên phải có

mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

- Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là

từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật

- Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không

có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

- Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với

Trang 5

yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó

có đơn đề nghị xét xử vắng mặt Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ

Hoãn phiên tòa phúc thẩm: Theo khoản 2 Điều 296 quy định: “Người kháng

cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa Trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ” Và

tại khoản 3 Điều này quy định về việc trường hợp người kháng cáo được triệu tập hợp lệ

lần hai “Trường hợp người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại

khách quan thì phải hoãn phiên tòa” Theo đó, sẽ phải hoãn phiên tòa phúc thẩm trong

trường hợp đương sự (là những người phải có mặt tại phiên tòa phúc thẩm) vắng mặt tại phiên tòa khi đã được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất dù đương sự có lí do chính đáng hay không Bên cạnh đó, trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ lần hai nhưng vắng mặt

vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì cũng phải hoãn phiên tòa Điều này được quy định nhằm đảm bảo quyền lợi của đương sự

Việc pháp luật TTDS quy định hoãn phiên tòa trong trường hợp đương sự đã được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt dù có lí do chính đáng hay không là phù hợp với thực tiễn xét xử của Tòa án hiện nay Ví dụ như ở các vùng nông thôn điều kiện thông tin liên lạc còn nhiều hạn chế, trình độ hiểu biết pháp luật của người dân còn chưa cao nên trong nhiều trường hợp họ không thể đến tham gia phiên tòa nhưng cũng không kịp thông báo cho tòa án Nếu trường hợp này Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt thì đôi khi quyền lợi của họ không được đảm bảo và phán quyết của Tòa án có thể bị đương

sự kháng cáo kháng nghị

Bộ luật TTDS năm 2015 ra đời đã đơn giản và cụ thể hóa vấn đề hoãn phiên tòa trong trường hợp đương sự vắng mặt Đây được xem là một quy định rất tiến bộ của pháp luật, phù hợp với thực tiễn xét xử, đồng thời góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Trang 6

2 Đình chỉ giải quyết vụ án

2.1 Đình chỉ giải quyết vụ án ở tòa sơ thẩm dân sự

Theo điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án sẽ ra quyết định

đình chỉ vụ án khi “nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt,

trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan” Đồng thời, tại điểm a khoản 2 Điều 227 Luật này quy định về sự có mặt

của đương sự cũng khẳng định khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần hai: “Nguyên đơn vắng

mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt”.

Như vậy, với quy định này của BLTTDS thì chỉ cần nguyên đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án

Điểm c khoản 2 Điều 227 quy định: “Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà

không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa

án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn

đề nghị xét xử vắng mặt Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật” Đây là điểm mới của Luật TTDS năm 2015 so với Luật các

năm trước Yêu cầu phản tố được xem là quyền lợi của bị đơn trong vụ việc dân sự Tuy nhiên, trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần hai đối với bị đơn có yêu cầu phản tố nhưng vắng mặt tại phiên tòa không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án

Bên cạnh đó, Tòa án còn ra quyết định đình chỉ vụ án trong trường hợp vắng mặt người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập Trong vụ án dân sự, lợi ích pháp lý của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập với lợi ích pháp lý của nguyên đơn, bị đơn Thông thường người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập có đủ điều kiện pháp lý khởi kiện vụ án dân sự nhưng do vụ án dân sự đã xuất hiện giữa nguyên đơn, bị đơn nên họ phải tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nếu không việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ sau đó sẽ gặp khó khăn Chính vì vậy, cũng giống như nguyên đơn trong vụ án dân sự, trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì cũng bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa

án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó (điểm d khoản 2 Điều 227 BLTTDS năm 2015).

Trang 7

2.2 Đình chỉ xét xử vụ án ở tòa phúc thẩm dân sự

Theo khoản 3 Điều 296 BLTTDS năm 2015 thì trong trường hợp “Người kháng

cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì bị coi như từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của người đó” Theo quy định này, trường hợp đương sự tham gia phiên tòa phúc thẩm là người

kháng cáo, đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì sẽ phải đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần vụ án mà đương sự đó kháng cáo

3 Xét xử vắng mặt đương sự

 Xét xử vắng mặt đương sự ở tòa sơ thẩm dân sự: Các trường hợp Tòa án vẫn

tiến hành xét xử vắng mặt đương sự tại phiên tòa được quy định tại Điều 228 BLTTDS năm 2015 Theo đó, Tòa án chỉ xét xử vắng mặt đương dự khi thuộc một trong các

trường hợp quy định tại Điều 228, cụ thể:

Thứ nhất, một trong các đương sự vắng mặt tại phiên tòa và có đơn đề nghị Tòa án

xét xử vắng mặt

Thứ hai, một trong các đương sự vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện

tham gia phiên tòa

Thứ ba, Tòa án vẫn xét xử vắng mặt đương sự trong các trường hợp quy định tại

điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 Bộ luật này (khoản 3 Điều 228) Đó là các trường hợp: bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa; Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa nhưng có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa nhưng có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ

Xét xử vắng mặt đương sự ở tòa phúc thẩm dân sự: Theo khoản 2 và 3 Điều

296 BLTTDS năm 2015 thì người kháng cáo khi vắng mặt lần thứ nhất và lần thứ hai

(vì sự kiện bất khả kháng) mà có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm vắng mặt họ

Bên cạnh đó, khoản 3 Điều này cũng quy định trường hợp “nhiều người kháng

cáo, trong đó có người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt nhưng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì coi như người đó từ bỏ việc kháng cáo

Trang 8

và Tòa án đưa vụ án ra xét xử” Trong trường hợp này, Tòa án vẫn đưa vụ án ra xét xử

và phần kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt sẽ được đình chỉ

Về người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị và những người tham gia tố tụng khác đã được Tòa án triệu tập hợp lệ

lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án (khoản 3 Điều 296 BLTTDS năm 2015) Như vậy, đương sự tham gia phiên tòa phúc thẩm không phải là

người kháng cáo, đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vắng mặt thì tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt đối với những đương sự này

III THỰC TIỄN THỰC HIỆN

1 Một số hạn chế

Có thể thấy rằng các quy định của pháp luật hiện hành đã xác định khá cụ thể việc

xử lý khi đương sự được Tòa án triệu tập hợp lệ tham gia phiên tòa sơ thẩm nhưng vắng mặt Tuy nhiên, còn một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, về hoãn phiên tòa trong trường hợp đương sự được triệu tập lần thứ nhất.

Đây là quy định phù hợp với thực tiễn xét xử của nước ta hiện nay Tuy nhiên, quy định này dễ dẫn đến quá trình tố tụng dân sự bị kéo dài Cụ thể, trong trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn, bị đơn hoặc nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì khi mỗi nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án đều phải hoãn phiên tòa một lần Như vậy sẽ làm cho vụ việc bị hoãn nhiều lần gây tốn kém thời gian, công sức của đương sự lẫn Tòa án

Thứ hai, Điều 227 BLTTDS quy định trường hợp nguyên đơn được triệu tập hợp lệ

đến lần hai mà vẫn vắng mặt thì coi như là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Luật chỉ quy định trường hợp bị đơn có yêu cầu phản

tố vắng mặt khi được triệu tập hợp lệ lần hai mà lại không tính đến trường hợp Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi nguyên đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai vắng mặt nhưng trong vụ án này bị đơn có yêu cần phản tố đối với nguyên đơn mà bị đơn có mặt khi được triệu tập hợp lệ Trong trường hợp này, Tòa án có tiếp tục xét xử vắng mặt nguyên đơn để xét theo yêu cầu phản tố của bị đơn hay không?

Thứ ba, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, Tòa án vẫn tiến hành

xét xử khi đương sự vắng mặt có đơn đề nghị xét xử Vấn đề đặt ra là khi phiên tòa diễn

ra mà không có sự tham gia của bất kỳ đương sự nào (chỉ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt) thì phiên tòa sẽ được thực hiện như thế nào để đảm bảo đúng thủ tục tố tụng?

Trang 9

2 Phương hướng hoàn thiện

Bên cạnh những bất cập còn tồn tại trong thực tiễn thực hiện, em xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, cần có quy định về trường hợp vụ án có nhiều đương sự tham gia tố tụng

mà đương sự vắng mặt để tránh việc hoãn phiên tòa nhiều lần nhằm giải quyết nhanh chóng vụ án dân sự và đảm bảo được quyền lợi của các đương sự Có thể quy định về vấn đề này theo hướng: Trường hợp vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt tại phiên tòa nhưng các đương sự có mặt và đương sự vắng mặt đồng ý xét xử vắng mặt

họ hoặc việc tiến hành xét xử này không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các đương sự khác thì việc xét xử vẫn được tiến hành vắng mặt họ

Thứ hai, đối với việc vắng mặt khi tòa triệu tập hợp lệ lần hai của nguyên đơn, cần

quy định về việc nguyên đơn vắng mặt mà bị đơn có yêu cầu phản tố có mặt khi Tòa triệu tập Trong trường hợp này nguyên đơn vắng mặt không có lí do sẽ được xem như

từ bỏ việc khởi kiện và nguyên đơn sẽ trở thành bị đơn trong khi bị đơn có yêu cầu phản

tố sẽ trở thành nguyên đơn Luật nên quy định rõ hơn về vấn đề khi nguyên đơn vắng mặt và bị đơn có yêu cầu phản tố

Thứ ba, bên cạnh việc quy định thủ tục tiến hành phiên tòa trong trường hợp thông

thường với sự có mặt của các đương sự thì cần quy định những thủ tục riêng và những điều kiện cho một phiên tòa xét xử vắng mặt đương sự nhằm đảm bảo việc Tòa án xét

xử vắng mặt đương sự mà vẫn đảm bảo giải quyết nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật

KẾT THÚC

Đương sự có mặt tại Tòa án vừa là quyền vừa là nghĩa vụ Pháp luật TTDS hiện hành đã quy định tương đối đầy đủ về việc đương sự vắng mặt tại phiên tòa Những quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự trước pháp luật Tuy nhiên, những quy định này vẫn còn khá nhiều bất cập, cần được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn nữa

Trang 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, năm

2014

2 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004

3 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011

4 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

5 PGS TS Hà Thị Mai Hiên, Bình luận khoa học bộ luật Tố tụng Dân sự, Nxb.

Tư pháp, Hà Nội 2013

6 ThS Nguyễn Triều Dương, Hậu quả pháp lý của việc đương sự vắng mặt tại

phiên tòa.

7 Tiểu luận “Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường hợp đường sự vắng mặt

ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm theo quy định của pháp luật hiện hành - Lý luận và thực tiễn”

Ngày đăng: 17/05/2017, 11:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w