Trong tố tụng dân sự (TTDS), yêu cầu khởi kiện hay kháng cáo của đương sự là cơ sở làm phát sinh quá trình
Trang 1Mục lục.
A Đặt vấn đề 2
B Giải quyết vấn đề 2
I Thủ tục TTDS áp dụng trong trường hợp đường sự vắng mặt ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm theo quy định của pháp luật hiện hành 3
1 Hoãn phiên tòa 3 2 Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự 5 2.1 Đình chỉ vụ án ở tòa sơ thẩm dân sự 5 2.2 Đình chỉ vụ án ở tòa phúc thẩm dân sự 6 3 Xét xử vắng mặt đương sự 6
3.1.Xét xử vắng mặt đương sự ở tòa sơ thẩm dân sự 6 3.2 Xét xử vắng mặt đương sự ở tòa phúc thẩm dân sự 7 II Những hạn chế và một số giải pháp hoàn thiện các thủ tục áp dụng trong trương hợp đương sự vắng mặt ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm khi giải quyết vụ án dân sự 7
1 Hạn chế 7
2 Giải pháp hoàn thiện 9
Danh mục tài liệu tham khảo……… …11
Trang 2Bài làm
A Đặt vấn đề
Trong tố tụng dân sự (TTDS), yêu cầu khởi kiện hay kháng cáo của đương sự là
cơ sở làm phát sinh quá trình tố tụng và việc mở phiên tòa sơ thẩm hay phúc thẩm dân
sự Vì vậy, mục đích của phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm dân sự là giải quyết tranh chấp
về lợi ích hoặc yêu cầu của các đương sự Hơn nữa, phán quyết của Tòa án về vụ án dân
sự được dựa trên cơ sở kết quả tranh tụng của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm hay phúc thẩm dân sự Do đó, đương sự là chủ thể không thể thiếu trong các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm dân sự Việc tham gia phiên tòa dân sự sẽ giúp cho đương sự chứng minh và bảo vệ yêu cầu của mình, đồng thời giúp cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án được thực hiện nhanh chóng nhất Tuy nhiên, trên thực tế xuất phát từ nhiều lý
do khác nhau, không phải lúc nào các đương sự cũng có mặt đầy đủ tại phiên tòa dân sự theo giấy triệu tập của Tòa án Trong những trường hợp này, yêu cầu đặt ra là làm thế nào để bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đồng thời đảm bảo thời hạn giải quyết vụ án dân sự và nâng cao trách nhiệm của các đương sự đối với việc giải quyết vụ án Dự liệu được điều này, pháp luật TTDS đã quy định về các thủ tục TTDS áp dụng trong trường hợp đương sự vắng mặt tại Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm khi giải quyết vụ án dân sự tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS 2004)
và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 Hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự (NQ 02/2006/NQ-HĐTP), và Nghị quyết 05/2006/NQ-HĐTP ngày 4 tháng 8 năm 2006 Hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ ba “thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân
sự (NQ 05/2006/NQ-HĐTP).\
B Giải quyết vấn đề
I Thủ tục TTDS áp dụng trong trường hợp đường sự vắng mặt ở Tòa án cấp
sơ thẩm, phúc thẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo quy định tại BLTTDS 2004 thì tùy từng trường hợp đướng sự vắng mặt của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm thì Tòa án áp dụng một trong các thủ tục sau:
Trang 3- Hoãn phiên tòa
- Đình chỉ vụ án
- Tiến hành xét xử vắng mặt đương sự
1 Hoãn phiên tòa
BLTTDS 2005 đều quy định về việc Tòa án phải hoãn phiên tòa sơ thẩm nếu một trong các đương sự (nguyên đơn; bị đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan)
vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng Khoản 1 Điều 199 quy định “Nguyên đơn
phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có
lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa” Tương tự như quy định này, khoản 1 Điều
200 quy định “Bị đơn phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu
vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa” Và khoản 1 Điều
201 cũng quy định “Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải có mặt tại phiên tòa
theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa” Đồng thời NQ 02/2006/NQ-HĐTP cũng hướng dẫn tại tiểu mục 1.1
mục 1 phần III như sau: “khi nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan vắng mặt tại phiên toà lần thứ nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 199, khoản 1 Điều 200 và khoản 1 Điều 201 của BLTTDS dù không có lý do chính đáng, thì Toà án vẫn hoãn phiên toà”.
Đồng thời, Điều 266 BLTTDS 2004 cũng quy định: “ người kháng cáo vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa” (khoản 2) và “người tham gia tố tụng khác không phải là người kháng cáo thì việc hoãn phiên tòa xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 199, 200, 201, 202 của Bộ luật này” Và trường hợp này được hướng dân cụ thể tại tiểu mục 2.1, 2.2 mục 3 phần III NQ 05/2006/NQ-HĐTP như sau: “Người kháng cáo vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng, thì Hội đồng xét
xử phúc thẩm phải hoãn phiên toà Trường hợp không xác định được người kháng cáo vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng hay không có lý do chính đáng, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng hoãn phiên toà” và việc thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 266
sẽ được thực hiện như hướng dẫn tại các mục 1 và 2 Phần III NQ 02/2006/NQ-HĐTP Theo đó, sẽ phải hoãn phiên tòa phúc thẩm trong trường hợp đương sự (là những người phải có mặt tại phiên tòa phúc thẩm) vắng mặt tại phiên tòa khi đã được triệu tập hợp lệ lần đầu dù đương sự đó có lý do chính đáng hay không
Trang 4Như vậy, theo quy định này của pháp luật thì khi đương sự đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt tại phiên tòa thì bất kể đương sự vắng mặt có lý do chính đáng hay không cũng phải hoàn phiên tòa
Việc pháp luật TTDS quy định hoãn phiên tòa trong trường hợp đương sự đã được triệu tập hợp lệ lần một mà vắng mặt, dù có lý do chính đáng hay không là phù hợp với thực tiễn xét xử của Tòa án hiện nay Vì điều kiện thông tin liên lạc ở các vùng nông thôn còn chưa thuận tiện, trình độ hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế nên trong nhiều trường hợp họ không thể đến tham gia phiên tòa nhưng cũng không thông báo kịp cho tòa án Nếu trường hợp này mà Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ thì sau phiên tòa họ thường xuất cho Tòa án những chứng cứ chứng minh lý do họ vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm là chính đáng (do tai nạn, ốm đau hoặc không nhận được giấy triệu tập của Tòa án) Khi đó, phán quyết của Tòa án thường bị đương sự kháng cáo kháng nghị
Quy định tại tiểu mục 1.2, mục 2 phần III NQ 02/2006/NQ-HĐTP cũng mở rộng trường hợp được hoãn phiên tòa khi đương sự vắng mặt Theo đó, Hội đồng xét xử ra
quyết định hoãn phiên tòa trong những trường hợp được coi là sự kiện bất khả kháng
hoặc trở ngại khách quan, tức là trong trường hợp: “đương sự đã nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 195 của BLTTDS, đã được Toà án tống đạt hợp lệ giấy triệu tập phiên toà theo quy định tại các điều từ Điều 150 đến Điều
156 của BLTTDS và đương sự đã chuẩn bị tham dự phiên toà xét xử vụ án, nhưng do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan xảy ra đối với họ ngay vào thời điểm trước ngày Toà án mở phiên toà hoặc ngay trong thời điểm họ đang trên đường đến Toà
án để tham dự phiên toà (do thiên tai, địch hoạ, bị tai nạn, ốm nặng phải đi bệnh viện cấp cứu, người thân bị chết…) nên họ không thể có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án, thì Toà án cũng hoãn phiên toà” Đây là một quy định rất tiến bộ của pháp
luật, phù hợp với thực tế xét xử, đồng thời góp phần bảo vệ tốt hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự
2 Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
2.1 Đình chỉ vụ án ở tòa sơ thẩm dân sự
2.1.1 Đình chỉ vụ án trong trường hợp vắng mặt nguyên đơn
Nguyên đơn là người được giả thiết có quyền hoặc lợi ích bị xâm phạm hay tranh chấp nên khởi kiện hoặc được người khác khởi kiện theo quy định của pháp luật nhằm
Trang 5bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đó Vì vậy, hơn ai hết, họ phải có mặt để tòa
án bảo vệ quyền lợi của họ Nếu nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt tức là họ đã không quan tâm hay từ bỏ lợi ích của mình Vì vậy, tòa án phải đình chỉ việc giải quyết vụ án, điều này được cụ thể hóa trong BLTTDS 2004: Điển
e khoản 1 Điều 192 quy định về một trong các trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án dân sự đó là trường hợp: “Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần
thứ hai mã vẫn vắng mặt” Đồng thời khoản 2 Điều 199 BLTTDS 2004 khi quy định về
sự có mặt của nguyên đơn tại phiên tòa sơ thẩm cũng khẳng định: “Nguyên đơn đã được
triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án”
Như vậy, với quy định này của BLTTDS thì chỉ cần nguyên đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bất kể nguyên đơn có lý do chính đáng hay không Tòa án vẫn sẽ đình chỉ việc giải quyết vụ án
2.1.2 Đình chỉ vụ án trong trường hợp vắng mặt người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan có yêu cầu độc lập
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn và bị đơn Trong vụ án dân
sự, lợi ích pháp lý của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập luôn độc lạp với lợi ích pháp lý của nguyên đơn, bị đơn Thông thường người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập có đủ điều kiện pháp lý khởi kiện vụ án dân sự nhưng do vụ án dân sự đã xuất hiện giữa nguyên đơn, bị đơn nên họ phải tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nếu không việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ sau đó sẽ gặp khó khăn hơn Chính bởi vậy, cũng giống như nguyên đơn trong vụ án dân sự trong trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, thì cũng bị coi là
từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án ra sẽ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan này (khoản 3 Điều 201 BLTTDS 2004) Tuy nhiên, việc đình chỉ vụ án đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập này chỉ có thể được tiến hành nếu được cả nguyên đơn và
bị đơn đồng ý (Khoản 3 Điều 201 BLTTDS 2004)
Trang 62.2 Đình chỉ vụ án ở tòa phúc thẩm dân sự
Cũng theo quy định tại Điều 266 BLTTDS thì trong trường hợp “người kháng cáo
đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm phần vụ án có kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt” (khoản 2) Theo quy định này, trong trường hợp đương sự tham gia phiên tòa phúc thẩm là người kháng cáo, đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai vẫn vắng mặt thì sẽ phải đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần vụ án mà đương sự
đó có kháng cáo
3 Xét xử vắng mặt đương sự.
3.1.Xét xử vắng mặt đương sự ở tòa sơ thẩm dân sự.
Các trường hợp Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt đương sự tại phiên tòa sơ thẩm được quy định tại Điều 202 BLTTDS 2004 Theo quy định tại Điều 202 thì Tòa án chỉ xét xử vắng mặt đương sự khi rơi vào một trong các trường hợp được quy định tại Điều 202 BLTTDS, cụ thể là:
Thứ nhất, một trong các đương sự vắng mặt tại phiên tòa và có đơn đề nghị Tòa
án xét xử vắng mặt họ (khoản 1 Điều 202)
Thứ hai, đương sự vắng mặt tại phiên tòa nhưng họ có người đại diện hợp pháp
tham gia phiên tòa (khoản 2 Điều 202)
Thứ ba, Tòa án sẽ vẫn tiến hành xét xử vắng mặt đương sự trong các trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều 200 và khoản 2 Điều 201 của BLTTDS 2004 Đó là các trường hợp: bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt Trong trường hợp này, bất kể việc không có mặt tại phiên tòa của bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là có lý do chính đáng hay không thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án dân sự vắng mặt họ
3.2 Xét xử vắng mặt đương sự ở tòa phúc thẩm dân sự.
Khoản 3 Điều 266 và hướng dẫn tại NQ 05/2006/NQ-HĐTP cũng quy định: trường hợp những người tham gia tố tụng khác không phải là người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa thì việc quyết định hoãn phiên tòa hay tiếp tục xét xử sẽ được tiến hành như quy định tại phần xét xử sơ thẩm Như vậy, từ những phân tích ở trên thì nếu đương sự tham gia phiên tòa phúc thẩm không phải là người kháng cáo, đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vắng mặt thì tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt đối với những đương sự này
Trang 7II Những hạn chế và một số giải pháp hoàn thiện các thủ tục áp dụng trong trương hợp đương sự vắng mặt ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm khi giải quyết vụ
án dân sự
1 Hạn chế
Việc quy định các thủ tục áp dụng trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên toàn đã cho thấy các nhà làm luật luôn có sự dự liệu cho những trường hợp có thể phát sinh trong quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, từ đó góp phần bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự đồng thời tạo điều kiện để Tòa án thực hiện tốt chức năng của mình Tuy nhiên, những quy định này vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định trong thực tế thực hiện
1.1 Hoãn phiên tòa trong trường hợp đương sự đã được triệu tập hợp lệ lần thứ
nhất mà vắng mặt.
BLTTDS 2004 quy định về việc hoãn phiên tòa trong trường hợp đương sự đã được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đây là một quy định phù hợp với thực tiễn xét xử của nước ta hiện nay Tuy nhiên, quy định này cũng dễ dẫn đến quá trình tố tụng dân sự bị kéo dài, gây khó khăn cho Tòa án và cũng không phù hợp với pháp luật các nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế Trên thực tế, có nhiều trường hợp bị đơn là người bị kiện, thường là người sau này phải thực hiện nghĩa vụ nên về tâm lý họ không muốn tham gia
tố tụng và muốn hoãn phiên tòa để kéo dài thời gian tố tụng Như vậy, nếu hoãn phiên tòa khi đương sự vắng mặt lần thứ nhất ngay cả khi không có lý do chính đáng sẽ chỉ bảo vệ được quyền lợi của một bên đương sự vắng mặt, các đương sự sẽ lợi dụng quy định này của pháp luật, làm ảnh hưởng đến việc đảm bảo sự bình đẳng giữa các đương
sự Hơn nữa trong những vụ án của nhiều nguyên đơn, bị đơn hoặc nhiều người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì mỗi nguyên đơn, mỗi bị đơn, mỗi người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt lần thứ nhất (có lý do chính đáng hoặc không có lý do chính đáng) Tòa án đều phải hoãn phiên tòa một lần Như vậy, sẽ làm cho vụ án bị hoãn nhiều lần, gây tốn kém thời gian, công sức của cả đương sự lẫn tòa án
BLTTDS quy định rõ trường hợp đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan) được Tòa án triệu tập hợp lệ mà vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì mới được hoãn phiên tòa Vậy nhưng NQ 02/2006/NQ-HĐTP lại hướng dẫn cả trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt lần thứ nhất thì dù có lý
Trang 8do chính đáng hay không đều phải hoàn phiên tòa Như vậy, hướng dẫn tại NQ 02/2006/ NQ-HĐTP là không thống nhất với quy định của BLTTDS, khi áp dụng trên thực tế những quy định này của BLTTDS sẽ không được áp dụng và trở thành những quy định thừa
1.2 Quy định về việc đình chỉ vụ án khi nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến
lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
BLTTDS quy định chỉ cần nguyên đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vắng mặt thì không cần phải có lý do chính đáng hay không thì vụ án cũng sẽ bị đình chỉ Có thể thấy quy định này chưa hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ trên thực tế có nhiều trường hợp đương sự không thể có mặt tại phiên tòa do lý do chính đáng mà vẫn bị tòa án đình chỉ vụ án Ví dụ như trường hợp nguyên đơn bị ốm nặng (hôn mê, bất tỉnh và nằm tại bệnh viện) không thể nhờ người đại diện và cũng không thể có mặt tại tòa án được Trong trường hợp này, nguyên đơn hoàn toàn có lý do bất khả kháng, vậy những theo quy định của BLTTDS thì vụ án của họ sẽ bị đình chỉ giải quyết Đến khi họ ra viện và
có thể khởi kiện lại thì thời hiệu khởi kiện đã hết Như vậy, trường hợp này quyền và lợi ích hợp pháp củ nguyên đơn đã không bảo vệ được
Mặt khác, việc áp dụng quy định này của BLTTDS trong thực tiễn cũng gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do BLTTDS chưa quy định rõ Trong trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn mà một trong các nguyên đơn vắng mặt không có lý do chính đáng dù
đã được triệu tập đến lần thứ hai còn các nguyên đơn khác đều có mặt theo giấy triệu tập của tòa án, tòa án sẽ giải quyết ra sao? Vấn đề này do pháp luật quy định chưa rõ ràng, nên nó được áp dụng hết sức khác nhau tùy theo ý chí chủ quan của các thẩm phán
2 Giải pháp hoàn thiện
Một là, BLTTDS cần có quy định về trường hợp vụ án phức tạp có quá nhiều
đương sự tham gia tố tụng mà có đương sự vắng mặt, để tránh việc phải hoãn phiên tòa nhiều lần, vừa đảm bảo giải quyết nhanh chóng vụ án dân sự, lại vừa bảo đảm được quyền lợi của các đương sự Do đó cần bổ sung thêm vào Điều 202, một căn cứ nữa để Tòa án có thể tiến hành xét xử vắng mặt đương sự tại phiên tòa theo hướng: Trong trường hợp vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt tại phiên tòa nhưng các đương sự có mặt đồng ý xét xử vắng mặt họ, hoặc việc xét xử vắng mặt các đương sự
Trang 9này không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các đương sự khác thì việc xét xử vẫn được tiến hành vắng mặt họ
Hai là, Để những quy định về trường hợp hoãn phiên tòa do đương sự đã được
triệu tập hợp lệ mà vắng mặt lần đầu do có lý do chính đáng không trở thành những quy định thừa và không được thực hiện trên thực tế, thì cần sửa đổi khoản 1 Điều 199, khoản
1 Điều 200 và khoản 1 Điều 201 theo hướng: đương sự (nguyên đơn; bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt lần thứu nhất thì phải hoãn phiên tòa
Ba là, Cần đảm bảo quyền lợi của nguyên đơn trong trường hợp nguyên đơn được
triệu tập hợp lệ đến hai lần mà vẫn vắng mặt mà có lý do chính đáng Thay vì quy định như điểm e khoản 1 Điều 192 là nguyên đơn đã được triệu hợp lệ đến hai lần mà vẫn vắng mặt thì phải đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, BLTTDS nên bổ sung quy định trong trường hợp này theo hướng: Trong trường hợp nguyên đơn đã được triệu tập đến hai lần
mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ
án đó; trường hợp nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến hai lần mà vẫn vắng mặt nhưng có lý do chính đáng thì được yêu cầu tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án
Bốn là, Bổ sung quy định trong trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn
BLTTDS nên bổ sung quy định trong trường hợp này theo hướng:
- Nếu vụ án có nhiều nguyên đơn nhưng mỗi nguyên đơn có yêu cầu riêng biệt đối với bị đơn thì, về bản chất, trường hợp này tòa án đã nhập nhiều vụ án về cùng một nhóm quan hệ pháp luật có tranh chấp thành một vụ án Do vậy, khi một nguyên đơn vắng mặt lần hai không có lý do chính đáng, tòa án có thể tách vụ kiện ra để giải quyết yêu cầu của các đương sự có mặt Việc tách này sẽ bảo đảm cho tòa án giải quyết nhanh chóng vụ việc, đúng pháp luật, bảo vệ quyền của các nguyên đơn có mặt
- Nếu vụ án có đồng nguyên đơn mà một trong các nguyên đơn vắng mặt lần hai không có lý do chính đáng, thì tòa án nên tiếp tục xét xử để bảo đảm quyền lợi cho các nguyên đơn có mặt Tòa án không thể vì lý do vắng mặt không chính đáng của một nguyên đơn mà để nguyên đơn khác không thực hiện được quyền khởi kiện của họ Mặt khác, vì các tài sản có tranh chấp của đồng nguyên đơn thường có giá trị rất lớn nên tiền tạm ứng án phí cao; nếu tòa án đình chỉ việc giải quyết vụ án thì tiền tạm ứng án phí bị sung công quỹ Điều đó rất thiệt cho nguyên đơn có mặt Vì vậy, việc tòa án tiếp tục xét
xử là hợp lý Nguyên đơn vắng mặt phải chấp nhận bản án xét xử vắng mặt của mình
Trang 10C Kết thúc vấn đề
Qua những phân tích ở trên ta có thể thấy BLTTDS đã có những quy định tương đối đầy đủ về các thủ tục áp dụng trong trường hợp xét xử vắng mặt đương sự tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho cả tòa án lẫn các bên đương sự trong việc giải quyết các vụ án đương sự mà có đương sự vắng mặt Tuy nhiên, những quy định này vẫn chưa thực sự bao quát, còn bỏ xót một số trường hợp gây khó khăn, lúng túng cho Tòa án khi áp dụng các quy định của pháp luật, cũng như gặp những vấn đề phát sinh, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong vụ án dân sự chưa thực sự được đảm bảo Thiết nghĩ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong phạm vi quyền hạn của mình cần kịp thời có những sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật về vấn đề này