Toà án nhân dân tối cao
Viện khoa học xét xử
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
THỰC TIẾN THỊ HÀNH CHẾ ĐỊNH HOÀ GIẢI TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ-
Trang 2
Toà án nhân dân tối cao Viện khoa học xét xử
CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
THUC TIEN THI HANH CHẾ ĐỊNH HOA GIẢI TRONG
QUA TRINH GIAI QUYET VU AN DAN SU -
NHUNG TON TAI, VUGNG MAC VA KIEN NGHI
Số đăng ký : 2001-38-045
Mã số dé tai: Cap co sd
Chi nhiém dé tai: Cn, Nguyén Thi Ta
Trưởng phòng dân sự - kinh tế - lao động
Viện khoa học xét xử, TANDTC
Phó chủ nhiệm đề tài: Cn Lê Mạnh Hùng
Chuyên viên Viện khoa học xét xử - TANDTC
Thu ky dé tai: Hoang Thi Thuy Vinh
Chuyên viên Viện khoa học xét xử - TANDTC
HÀ NỘI 2002
Trang 3
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TRUNG TÂM THÔNG TIN-TƯ LIỆU
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 200] $6: 752/ DKDT w ? A GIAY CHUNG NHAN —— GIÁM ĐỐC
TRUNG TAM THONG TIN-TU LIEU KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ QUỐC GIA
© Căn cứ Quyết định 271/QÐ ngày 6-6-1980 của {nay là Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường)ban hành b: khoa học kỹ thuật và nộp báo cáo kết quả nghiên cứu;
© Căn cứ Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 247/QD-TCCB ngày 4/5/1994 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường,
Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước an Quy định về đăng ky Nhà nước đề tài nghiên cứu « Xét hỗ sơ đăng ký để tài nghiên cứu khoa học và công nghệ
CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KỸ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Tên để tài: Thực tiễn thi hành chế định hòa giải trong quá trình giải quyết
Vụ án dân sự - Những tồn tại, vướng mắc và kiến nghị
Số đăng ký : 2001-38-045
Mã số để tài :
Thuộc Chương trình :
Số Hợp đồng :
Thời gian bắt đầu: 07/05/2001 Dự kiến kết thúc: 7/72/2002
Chủ nhiệm đẻ tài: CN Nguyễn Thị Tú
Cơ quan chủ trì : Viện khoa học xét xử Cơ quan quản lý: Toà án nhân dân tối cao
Hồ sơ số: 9102, lưu tại Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia
GIÁM ĐỐC
TRUNG,TÂM-THÔNG TIN-TƯ LIEU KHOAHOC VA CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
“QUOT GIA
ON ~⁄|
2 Firing
Trang 4TOA AN NHAN DAN TOI CAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Độc lập - Tự đo - Hạnh phúc Số: 2# /200I/KHXX Hà Nội, ngày 42 thang “@tknăm 2001 VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHOA HỌC XÉT XỬ TOA AN NHÂN DÂN TÔI CAO
- Căn cứ Quyết định số 608/TCCB ngày 12-10-1994 của Chánh án Toà án nhân dân
tối cao về tổ chức và nhiệm vụ của Viện khoa học xét xử;
- Căn cứ Quyết định số 282/QĐÐ ngày 20 tháng 6 năm 1990 của Chủ nhiệm Uý ban khoa học và kỹ thuật nhà nước (nay là Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường) quy định thể thức đánh giá nghiệm thu các công trình nghiên cứu khoa học;
- Căn cứ kế hoạch nghiên cứu khoa học hàng năm của Toà án nhân dân tối cao;
- Xét để nghị của Phòng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế Viện khoa học xét xử
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 Thành lập Hội đồng nghiệm thu công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở về
đề tài "Thực tiễn thi hành chế định hoà giải trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự - những tồn tại, vướng mắc và kiến nghị“ với thành phần gồm có các ơng (bà):
1 Ơng Đặng Quang Phương - Phó Chánh án TANDTC, Viện trưởng Viện khoa học xét xử
- Chủ tịch Hội đồng;
2 Ơng Ngơ Cường - Phó viện tưởng Viện khoa học xét xử, TANDTC - Thư ký Hội đồng; 3 Ông Tưởng Duy Lượng - Phó chánh toà Toà dân sự, TANDTC - Người nhận xét; 4 Ông Nguyễn Văn Luật - Phó Viện trưởng Viện khoa học xét xử, TANĐTC - Uỷ viên;
5 Ông Nguyễn Văn Dũng - Thẩm tra viên cao cấp, TANDTC - Uỷ viên;
Điều 2 Hội đồng có trách nhiệm xem xét, đánh giá khách quan kết quả nghiên cứu để
tài theo các thủ tục đã được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định và Hội đồng sẽ giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ
Điều 3 Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác tuốc tế Viện khoa học xét xử và các Ông (Bà) có tên trên có trách nhiệm thi hành Quyết định này
Nơi nhân: - Như điều 3;
~Lưu VP, Viện KHXX (TANDTC)
Trang 5MỤC LỤC
PHAN MỞ ĐẦU PHẦN THỨ NHẤT
CHẾ ĐỊNH HOÀ GIẢI VÀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH HOÀ GIẢI TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM:
I Khái niệm, tầm quan trọng của chế định hoà giải II.Chế định hoà giải trongahệ thống pháp luật Việt Nam
PHẦN THỨ HAI
CHẾ ĐỊNH HỒ GIẢI TRONG Q TRÌNH GIẢI QUYẾT
CÁC VỤ AN DAN SỰ
1, Những quy định chung về hoà giải 1L Thủ tục tiến hành hoà giải
IIL Phương pháp tiến hành hoà giải
PHẦN THỨ BA
THỰC TIỀN ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH HỒ GIẢI TRONG Q TRÌNH GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ - MỘT SỐ
VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ
I Tình hình áp dụng chế định hoà giải của Toà án trong thời gian qua
II Một số vướng mắc trong việc áp dụng chế định hoà giải trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự
IH Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chế định hoà giải trong công tác xét xử của Toà án
PHẦN KẾT LUẬN PHẦN PHỤ LỤC
Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự - Chương hồ giải
Thơng tư số 25/TATC ngày 30-11-1974 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn việc hoà giải trong tố tụng dân sự
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Bộ luật đân sự được Quốc hội thông qua ngày 28-12-1995, có hiệu lực từ ngày 1-7-1996 có vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật của nước ta Điều 11 Bộ luật đân sự quy định: "trong quan hệ dân sự, việc hoà giải giữa ” các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích" Chế định hoà giải được quy định tại Điều 5, Điều 43 và Điều 44 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 19-11-1989 Hoà giải là một chế định tố tụng đân sự rất quan trọng trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự vì nó không chỉ, khơi dậy và phát huy truyển thống đoàn kết của dân tộc ta, nâng cao sự hiểu ' biết về chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước mà còn góp phần ngăn chặn được một số tội phạm phát sinh từ những tranh chấp trong nội bộ nhân đân Đặc biệt, hoà giải còn giúp các bên đương sự tự nguyện thoả thuận với nhau về cách giải quyết tranh chấp mà không cần phải đưa ra xét xử trước toà án, góp phần làm giảm bớt số lượng vụ, việc mà Toà án phải giải quyết, tiết kiệm về thời gian, tiền bạc cho Nhà nước, cho các đương sự, hạn chế được việc
sử dụng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước trong công tác thi hành án Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng cơng tấc hồ giải và thể
chế hoá bằng nhiều văn bản pháp luật để các cơ quan Nhà nước có liên quan
và toàn thể nhân dân thực thi, áp dụng vào cuộc sống xã hội Ngày 25-12-1998
Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về tổ chức hoạt động hoà giải ở cơ sở và ngày 18-10-1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 160/1999
NĐ-CP quy định chỉ tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở Theo các văn bản pháp luật này thì hoà giải ở cơ SỞ là Việc
hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phụccác bên tranh chấp đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau trong những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp
nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huy truyền
thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dan cu, hạn chế vi phạm pháp luật, còn hoà giải tại Toà ánlà hoạt động của thẩm phán hoặc hội đồng xét xử để các
bên đương sự giải quyết tranh chấp về quyền lợi nghĩa vụ dân sự phù hợp với quy định của pháp luật Như vậy có hai loại hoà giải trên thực tế là hoà giải ngoài tố tụng tư pháp và hoà giải trong tố tụng tư pháp Trong phạm vi dé tài này chúng tôi đi sâu nghiên cứu hoà giải trong tố tụng tư pháp, cụ thể là hoà giải trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự hay nói cách khác đó là hoà giải trong tố tụng dân sự Thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự trong những
năm gần đây cho thấy nhìn chungToà án nhân dân các cấp đều nhận thức rõ được tầm quan trọng của cơng tác hồ giải nên đã làm tốt công tác này vì vậy
đã làm giảm đáng kể số vụ việc phải đưa ra xét xử - nhất là các việc về hôn
nhân gia đình Tuy vậy vẫn còn có nhiều Toà án vẫn coi nhẹ cơng tác hồ giải, nhiều Toà án chỉ tiến hành hoà giải một cách chiếu lệ như một thủ tục bắt buộc
Trang 7một số Toà án chưa theo đúng thủ tục, thậm chí còn hoà giải cả những việc pháp luật quy định khơng được hồ giải vì vậy đã gây ra những hậu quả không
tốt Cho đến nay, đã hơn 6 năm kể từ ngày Bộ luật Dân sự được thông qua,
Nhà nước ta vẫn chưa ban hành Bộ luật Tố tụng dân su
Trong khi đó các văn bản pháp luật quy định cụ thể hoặc hướng dẫn một cách đầy đủ chỉ tiết và có hệ thống về hoà giải thì còn thiếu, những văn ˆ_ bản đã có thì chưa toàn diện, chỉ hướng dẫn một cách chung chung và cho đến nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn riêng về thủ tục hoà giải một cách cụ thể ở từng giai đoạn tố tụng,Vì vậy việc nhận thức, vận dụng không thống nhất trong ngành Toà án, nhiều trường hợp đã làm phương hại đến quyền và lợi ích - hợp pháp của công dân Với lý do trên, việc Toà án nhân dân tối cao cho phép lựa chọn và nghiên cứu chuyên đề cấp cơ sở “Thực tiễn thi hành chế định hoà giải trong quá trình giải quyết các vụ án đân sự - Những tồn tại, vướng mắc và hướng giải quyết" là hết sức cấp thiết trong tình hình hiện nay, là thực sự đáp ứng được việc đòi hỏi trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cơ bản của cơ quan là: nghiên cứu khoa học phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện chính trị của ngành Toà án nhân dân là xét xử các vụ án và giải quyết các vụ việc khác theo quy định của pháp luật
2 Để hồn thành cơng trình khoa học này, Ban chủ nhiệm đề tài và các
cán bộ đã đi sâu nghiên cứu các van dé theo quy định của Bộ luật dân sự, luật
hôn nhân và gia đình, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Việc nghiên cứu đề tài này đặc biệt gắn liên với thực tiễn nước ta theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực xây dựng Nhà nước và pháp luật nói chung và trong lĩnh vực thi hành pháp luật về t6 tụng nói riêng
Các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như: phân tích,
chứng minh, tổng hợp, so sánh, thống kê, khảo sát, diễn giải, suy diễn lôgích được sử dụng một cách hợp lý để làm rõ hiệu quả của chế định hoà giải trong tố tụng dân sự được đề cập, nghiên cứu trong công trình khoa học Cấp cơ sở nay
3 Do giới hạn của một đề tài cấp khoa học cấp cơ sở nên Ban chủ nhiệm đề tài và các cán bộ nghiên cứu không có tham vọng giải quyết một cách toàn diện, sâu sắc về chế định hoà giải trong phạm vi lớn mà chỉ tập trungvào giải quyết những vấn đề có tính cấp thiết trong mối liên hệ chung và
Trang 8theo sự đòi hỏr của việc thi hành chế định hồ giải tróng cơng tác xét xử các vụ án dân sự
Trên cơ sở phạm vi đã được xác định, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài khoa học này đặt ra cho Ban chủ nhiệm và những người tham gia nghiên “ cứu lã:
- Khái quát chung về chế định hoà giải, những vướng mắc trong thực tiễn thi hành chế định hoà giải, đánh giá chung cũng như phân tích những sai lầm trong thực tiễn thi hành chế định hoà giải trong quá trình giải quyết các vụ
án dân sự * a
- Từ thực tế những vướng mắc tại các Toà án địa phương đưa ra một số kiến nghị hướng dẫn nhằm nâng cao hiệu quả của chế định hoà giải trong công tác xét xử của Toà án
Tập thể những người nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở này hy vọng rằng những vấn đề đã được nghiên cứu, giải quyết và một số kiến nghị trong để tài này sẽ là một trong những tài liệu tham khảo để xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết các vụ
án dân sự đặc biệt trong thời điểm đang xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ là một viên gạch góp phần xây dựng
Bộ luật tố tụng dân sự trong thời gian tới
- Cơ cấu của để tài ngoài phần mở đầu, phần kết luận gồm 3 phần: + Phần thứ nhất: Chế định hoà giải và sự hình thành và phát triển của chế định hoà giải trong hệ thống pháp luật Việt nam
+ Phần thứ hai: Chế định hoà giải trong quá trình giải quyết các vụ án
dân sự
Trang 9PHẦN THỨ NHẤT
CHẾ ĐỊNH HOÀ GIẢI VÀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH HOÀ GIẢI TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
I Khai niém, tam quan trong của chế định hoà giải
Theo quy định tại Điều 47 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân „ sự thì từ khi thụ lý vụ án đến khi kết thúc giai đoạn điều tra Toà án phải ra một” trong 4 quyết định sau day:
- Công nhận sự thoả thuận của các đương sự - Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án
- Đình chỉ việc giải quyết vụ án - Đưa vụ án ra xét xử
Trong các quyết định trên thì quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự là kết quả của thủ tục hoà giải trong tố tụng dân sự Vì vậy có thể coi hoà giải là sự tự nguyện thoả thuận và thương lượng giữa các đương sự về việc giải quyết vụ án với sự giúp đỡ của Toà án nhân đân nhằm hướng sự thoả thuận và thương lượng giữa các đương sự đúng pháp luật và chính sách Tại Điều 2 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quyền tự định đoạt của các đương sự được quy định rõ " Người khởi kiện vụ án dân sự có quyền rút đơn khởi kiện, thay đổi nội dung khởi kiện, các đương sự có quyền tự hoà giải với nhau” Trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự hoà giải là một thủ tục đặc trưng và mang tính bắt buộc đối với Toà án trước khi mở phiên toà sơ thẩm đối với những vụ án mà luật quy định phải hoà giải
Trang 10tình đó là hai mặt của một vấn đẻ thống nhất không thể tách rời trong truyền thống của dân tộc Mục đích của việc giải quyết mâu thuẫn là vừa bảo vệ quyền lợi của công dân vừa hàn gắn và giữ gìn tình đoàn kết giữa họ và để đạt được điều đó thì biện pháp hoà giải là một biện pháp hữu hiệu vừa phù hợp với pháp luật dân sự vừa phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc
II Chế định hoà giải trong hệ thống pháp luật Việt nam
1 Trước khi ban hành Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân su(1989) ˆ
Ngay sau khi dành được chính quyển Nhà nước đã ban hành Sắc lệnh số 13/SL ngày 24-1-1946 "Về tổ chức Toà án và các ngạch thẩm phán "Điều 3 Sắc lệnh này đã quy định "Ban tư pháp xã có quyền hoà giải tất cả các việc đân sự và thương sự, và nếu hoà giải sẽ lập biên bản hoà giải, có các uỷ viên và những người đương sự ký”
Điều 4 Sắc lệnh số 51/SL ngày 17-4-1946 ấn định thẩm quyền các Toà
án và sự phân công giữa các nhân viên trong Toà án có quy định: "Ban tư pháp
xã hoà giải tất cả các việc hộ và thương mại do các người đương sự muốn mang ra trước Ban tư pháp ấy Biên bản hoà giải chỉ có hiệu lực từ chứng thư", "Khi nhận được đơn kiện về đân sự hay thương sự, ông thẩm phán sơ cấp phải đòi hai bên đến để thử hoà giải Biên bản hoà giải có hiệu lực từ chứng thư" (Điều 9) "Những việc kiện dân sự và thương sự thuộc về thẩm quyền của Toà án đệ nhị cấp đều phải giao trước về cho ông thẩm phán sơ cấp thử hoà giải " (Điều 12)
Từ giữa những năm 1950, tại Hội nghị tư pháp toàn quốc, Hồ Chủ Tịch đã nói " Xét xử đúng là tốt, không phải xét xử càng tốt hơn " Lời dạy của Bác bao hàm nhiều nội dung khác nhau mà một trong những nội dung đó đã gợi mở ra một phương pháp nhằm giải quyết tốt các vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của toà án, đó là hoà giải Thực tiễn áp dụng lời dạy này của Bác đã
chứng minh vai trò quan trọng của biện pháp giáo dục, hoà giải trong công tác
Trang 11- Tai t6 trình của Bộ Tư pháp về Sắc lệnh số 85/SL ngày 22-5-1950 về cải cách bộ máy tư pháp và Luật tố tụng có nêu
”" Hội đồng hoà giải:
, - Nhiệm vụ chính của các cơ quan tư pháp không những là xét xử mà - còn là hoà giải những vụ xích mích ở địa phương để bớt sự tranh tụng Sự thành lập Hội đồng hoà giải tại mỗi huyện có mục đích giao cho nhân dân trực ˆ tiếp phụ trách việc hoà giải tất cả các việc hộ kể cả việc ly đị mà từ trước tới
nay chỉ có Chánh án Toà án Tỉnh mới có thẩm quyền
Biên bản hoà giải thành có hiệu lực thi hành: đây là một điều tiến bộ : đối với thể lệ cũ Khi các đương sự đã thoả thuận trước Hội đồng hoà giải thì việc hoà giải được đem thi hành ngay"
- Tại Sắc lệnh số 85/ SL ngày 22-5-1950 có quy định: " Toà án nhân dân Huyện họp thành hội đồng hoà giải để thử hoà giải tất cả các vụ kiện về
dân sự và thương sự, kể cả việc xin ly đị, trừ những việc kiện mà theo luật pháp
đương sự không có quyền điều đình (Điều 9)
- Thông tư số 556/ TTg ngày 24-12-1958 của Thủ tướng Chính phủ vẻ việc tăng cường sự lãnh đạo đối với việc bắt giữ, truy tố và xét xử cũng nhấn
mạnh " đối với sự xích mích, xung đột, kiện thưa giữa nhân dân với nhau thì
phải kiên trì dàn xếp ổn thoả"
Với việc ra đời của Hiến pháp năm 1959, hệ thống cơ quan Nhà nước
đã có sự thay đổi căn bản, nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án cũng có sự thay
đổi để phù hợp với chức năng quản lý điều hành của Nhà nước trong giai đoạn cách mạng mới Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 cụ thể hoá Hiến pháp 1959 quy định thẩm quyền của Toà án nhân dân như sau: "Toà án nhân dân
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc đơn vị hành chính tương đương có
nhiệm vụ hoà giải những vụ tranh chấp về dân sự và hướng dẫn cơng tác hồ giải ở xã và khu phố "(Điều 16)
Ngay sau Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Toà án nhân dân năm
Trang 12- Thông tư số 1080/TC ngày 25-9-1961 của Toà án nhân tối cao hướng dẫn việc thực hiện thẩm quyền mới của Toà án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện, khu phố có quy định "trong khi thực hiện thẩm quyền mới, các Toà án nhân dân thuộc tỉnh, thị xã, huyện, khu phố phải luôn chú ý đầy đủ đến .việc hoà giải, giáo dục nhân dan và xây dựng tư pháp xã Cần dé phòng - khuynh hướng đưa ra xét xử nhiều việc mà thiếu kiên trì hoà giải, giáo dục các
đương sự và nhân dân"
- Thông tư số 24217TC ngày 29-12-1961 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện chế độ hội thẩm nhân dân có nêu "khi hoà giải toà án chưa xét xử vụ án mà chỉ giúp đỡ cho hai bên đương sự tự nguyện giải quyết thoả đáng những quyền lợi tranh chấp giữa hai bên Căn cứ vào Điều 99 của Hiến pháp và Điều 11 của Luật Tổ chức Toà án nhân đân thì hội thẩm nhân dân chỉ tham gia công tác xét xử Hiến pháp và Luật Tổ chức Toà án nhân dân không quy định việc hoà giải phải có hội thẩm nhân dân tham gia Vì vậy về nguyên tắc việc hoà giải của Toà án không có hội thẩm nhân dân tham gia” -
Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, với sự ra đời của Luật hôn nhân
và gia đình năm 1959 việc hoà giải khi hai vợ chồng ly hôn được quy định tại
Điều 26: “khi một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra và hoà giải, hoà giải khơng được Tồ án nhân dân sẽ xét xử Nếu tình trạng trầm trọng đời sống chung không thể kéo đài, mục đích của hôn nhân
không đạt được thì Toà án nhân dân sẽ cho ly hôn"
Sau Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 ngày 3-3-1966 Toà án nhân dân tối cao đã ra Thông tư số 03/NCPL về trình tự giải quyết việc ly hôn trong đó có hướng dẫn về vấn đề hồ giải trong ly hơn Trên tỉnh thần các văn bản pháp luật đã được công bố, thực tiễn xét xử cho thấy vấn đề hoà giải vẫn chưa được quy định và giải thích rõ ràng, hợp lý do vậy, ngày 30-11-1974 Toà án nhân dân tối cao đã ra Thông tư số 25/TATC hướng dẫn hoà giải trong tố tụng dân sự Có thể nói rằng Thông tư số 25 lần đầu tiên nêu ra được vị trí, tầm quan trọng của cơng tác hồ giải, phạm vi áp dụng, thẩm quyền, thủ tục hoà giải, phương pháp hoà giải và hiệu lực của quyết định hoà giải thành
Sau khi ban hành Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1981 nhiều
Thông tư, Chỉ thị cũng được ban hành Thông tư số 81/TATC ngày 24-7-1981
Trang 1325-11-1985 cửa Toà án nhân dân tối cao tổng kết công tác xét xử các tranh chấp về mua bán nhà và cho thuê nhà ở của tư nhân tại thành phố, thị xã cũng
nêu rõ “phải quán triệt phương châm hoà giải, khuyến khích sự tương trợ và
nhân nhượng lẫn nhau giữa các đương sự, bảo đảm cho việc xét xử có lý, có
- tình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án" ,
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 được ban hành có sự thay đổi căn bản so với Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 Cụ thể Điều 40 có quy định "khi vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng có đơn xin ly hơn thì Tồ án nhân dân tiến hành điều tra và hoà giải ." Như vậy, theo quy định này Toà án nhân , ' dân phải tiến hành hoà giải cả trong trường hợp thuận tình ly hôn
Qua các văn bản hướng dẫn trên có thể thấy rằng chế định hoà giải đã được quy định từ lâu song chưa có tính hệ thống mà nằm rải rác ở nhiều văn bản hoặc ở nhiều điều khoản khác nhau của một văn bản Mặc dù vậy, ở bối cảnh nước ta chưa có Bộ luật tố tụng dân sự thì những hướng dẫn trên có tầm quan trọng rất lớn trong việc giải quyết các vụ án dân sự, tất cả đều toát lên quan điểm nhất quán của Nhà nước ta là coi trọng biện pháp hoà giải, coi hoà
giải là một biện pháp quan trọng, tích cực trong việc giải quyết các vụ án dân
su
“theo
2 Chế định hoà giải (au khi ban hank Pháp lệnh Thủ tục giải quyết
các vụ án dân sự
Ngày 29-11-1989, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đã ra đời Việc ban hành Pháp lệnh đã khắc phục những hạn chế nhất định của Thông tư số 25, cự thể là đối với quyết định hoà giải thành Với việc ban hành Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự chế định hoà giải tiếp tục được
khẳng định một cách rõ ràng hơn, phù hợp hơn, cụ thể hơn Chế định hoà giải được quy định trong Pháp lệnh dựa trên những yêu cầu khách quan về lý luận cũng như thực tiễn do đó đã phát huy tác dụng tích cực trong việc giải quyết các vụ án đân sự
Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh
Trang 14dẫn việc hoà giải trước khi xét xử phúc thẩm Nghị quyết còn hướng dẫn rõ ngoài việc đưa ra xét xử những việc không phải hoà giải (Điều 43), những việc hồ giải khơng thành Toà án còn đưa ra xét xử những việc khơng hồ giải được Đó là những việc như bị đơn đã được triệu tập đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng (khoản 4 Điều 4) hoặc những trường hợp không có điều kiện tiến hành hoà giải như: có một bên đương sự đang ở nước ngoài, đang bị giam giữ hoặc do những trở ngại khách quan như bị ta nạn, ốm đau nên không thể có mặt khi hoà giải ,
- Đối với các vụ việc về hôn nhân và gia đình, Nghị quyết này cũng hướng dẫn là theo tỉnh thân quy định tại Điều 40 Luật hôn nhân và gia đình thì hoà giải cũng là một thủ tục bất buộc khi cả hai vợ chồng thuận tình ly hôn Do vậy, nếu Toà án đã hoà giải để hai bên đương sự trở về đoàn tụ với nhau nhưng họ vẫn cương quyết xin ly hôn, thì Toà án lập biên bản hồ giải đồn tụ khơng thành; sau đó lập biên bản về sự thỏa thuận của các đương sự về thuận tình ly hôn, phân chia tai sản và nuôi con Việc ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử
trong trường hợp này cũng được thực hiện như hướng dẫn tại điểm 2 Mục II
Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội Đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
3 Chế định hoà giải trong pháp luật về tố tụng của nước ngoài Pháp luật về tố tụng dân sự của nhiều nước đều đặt ra chế định hoà giải cùng với quy định về phạm vi 4p dung thủ tục và những biện pháp thực
hiện
- Bộ luật tố tụng của nước Cộng hoà nhân dân Trung hoa đã quy định “Toà án nhân dân căn cứ vào nguyên tắc tự nguyện và hợp pháp để hoà giải Trường hợp khơng hồ giải được thì phải xét xử kịp thời” (Điều 9) hay "đương sự có quyền tự định đoạt về quyền dân sự và quyền tố tụng dân sự" (Điều 13) Trung quốc rất tự hào về công tác hoà giải của mình vì nó là biểu hiện của một trong những đặc trưng của văn hoá phương đông Hiện nay ở Trung quốc tổn tại hai hình thức hoà giải: hoà giải nhân dân và hoà giải tại
Toà án
Trang 15định của bản Điều lệ về hoà giải nhân dân do Quốc vụ viện (Chính phủ) nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ban hành Các chính quyên địa phương cũng có quy định chi tiết về việc thực hiện bản Điều lệ đó Các Uỷ ban hoà giải nhân dân được thành lập tại các đường phố, cơ quan, xí nghiệp Thành viên của các Uỷ ban này là các bộ, công nhân đương chức hoặc đã nghỉ hưu tình nguyện - tham gia và họ được hưởng trợ cấp về công tác kiêm nhiệm này Các Uỷ ban hoà giải nhân dân do cơ quan tư pháp quản lý về mặt tổ chức, Toà án chịu ? trách nhiệm bồi dưỡng nghiệp vụ
Hồ giải nhân dân khơng phải là một thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự và được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện hoà giải của hai bên tranh ˆ chấp Nếu hai bên tranh chấp không đồng ý hoà giải tại Uỷ ban hoà giải nhân dân hoặc sau khi được Uỷ ban này hoà giải mà việc hồ giải khơng thành hoặc họ lại thay đổi ý kiến, không đồng ý thì họ có quyền kiện ra Toà án
Trong một việc ly hơn, nếu hồ giải đồn tụ không thành, thì Uỷ ban hoà giải nhân dân có quyền chơ ly hôn mà không cần phải đưa tới Toà án để Xét XỬ
Nói chung, cơng tác hồ giải nhân dân đã góp phần giảm bớt số việc
kiện tại Toà án
Hòa giải tại Toà án: Việc hoà giải tại Toà án chỉ được tiến hành khi hai bên đương sự đồng ý hoà giải, nếu qua hoà giải mà hai bên đương sự đạt được sự thoả thuận thì thẩm phán lập biên bản cam kết hoà giải, hai bên đương sự cùng ký, thẩm phán ký và đóng dấu Biên bản cam kết hoà giải có hiệu lực pháp luật ngay, không ai có quyền kháng cáo hoặc kháng nghị Trong những trường hợp mà đương sự không cần biên bản cam kết hoà giải (thường là trong các vụ xin ly hôn) thì thẩm phán chỉ cần ghi vào hồ sơ
Nếu việc hoà giải không đạt được kết quả, Toà án sẽ đưa vụ kiện ra xét xử, tại phiên toà nếu hai bên đương sự lại đồng ý hoà giải và đạt được thoả thuận thì thẩm phán lập ngay biên bản cam kết hoà giải
Ở giai đoạn giám đốc thấm hoặc thi hành án việc hoà khơng phải là nhằm hồ giải về nội dung vụ kiện mà là để đương sự tự nguyện thi hành bản
Trang 16Trung Quốc cho rằng việc hoà giải như nêu trên có tác dụng tốt cho: phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, có lợi cho sức mạnh tổng hợp quốc gia ,
Tuy nhiên, hiện nay có một vấn đề nổi lên là: có một số rất ít trường hợp sau khi hoà giải hai bên đương sự đã đạt được thoả thuận, nhưng sau đó : một bên đương sự thay đổi ý kiến không chấp hành biên bản cam kết hoà giải, Mặc dù biên bản hoà giải này có hiệu lực nhu ban án, có tính cưỡng chế, nhưng nếu cưỡng chế thì rất khó khăn, nếu lại đưa ra xét xử thì vi phạm nguyên tắc: Biên bản cam kết hồ giải khơng được kháng cáo , kháng nghị Để, : giải quyết những trường hợp này, các Toà án không đưa vụ kiện ra xét xử mà tổ chức cưỡng chế thi hành
- Pháp luật Nhật bản quy định khá chỉ tiết về hoà giải
Hoà giải là một hệ thống đặc biệt đối với Nhật bản Nét đặc biệt của nó là giải quyết các tranh chấp không bằng một quyết định chính thức của Toà án mà bằng sự nhượng bộ lẫn nhau của các bên có liên quan thông qua sự giúp đỡ tận tình của thẩm phán hoặc của Hội đồng hoà giải với một, hai hoặc nhiều hơn nữa Uỷ viên Hội đồng hoà giải là những người được bổ nhiệm trong số các thành viên của Hội đồng Vì việc giải quyết kiện tụng bằng hoà giải là đơn giản và ít tốn kém, cách thức này đã được sử dụng rộng rãi Do vậy, trong một ý nghĩa nhất định, có thể nói rằng hoà giải đã đáp ứng được một phần chức năng của việc hỗ trợ pháp luật ở đất nước Nhật bản Trong năm 1993, số lượng các vụ việc hoà giải trong dân sự là 112.846 vụ, trong khi số lượng các việc dân sự được Toà án sơ thẩm giải quyết là 380.061 vụ Tỷ lệ giữa hai con số
nêu trên là I đối với 3 Từ sự so sánh này cho phép chúng ta có thể nói rằng
phương pháp hoà giải đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự Đồng thời, có thể thông báo rằng số lượng các vụ liên quan đến tranh chấp nội địa về hoà giải mà Phòng các vấn để đối nội của Toà án gia
đình mới nhận được trong năm 1993 lên đến con số 95.837 vụ, trong đó không
bao gồm các vụ hoà giải đân sự
Trang 17phương pháp hoà giải phải được tiến hành trước khi có thể mang vụ việc liên quan đến việc tăng và giảm tiền thuê nhà/ đất ra Toà án huyện
Cách thức tiến hành trong các vụ hoà giải được bắt đầu, theo lệ thường; trên cơ sở đơn của các bên liên quan, nhưng đơi khi các Tồ án mặc nhiên “chuyển đơn của các đương sự đến tổ chức hoà giải trước khi tiến hành xem xét
vụ việc tại Tồ án Theo thơng lệ việc hoà giải được Hội đồng Hoà giải tiến
;hành giải quyết Tuy nhiên, thẩm phán có thể tiến hành hồ giải nếu ơng ta thấy thích hợp, mặc dù bên có đơn yêu cầu đã uỷ quyền cho Hội đồng Hoà giải giải quyết vấn để Trong ngày tiến hành việc hoà giải, Hội đồng hoặc
thẩm phán thụ lý vụ việc, trong trường hợp có thể, triệu tập các bên có liên quan và cố gắng giải quyết bác tranh chấp bằng cách thuyết phục các bên đi ' đến thống nhất ý kiến với nhau bằng cách gợi ý các điều kiện thích hợp để giải quyết vụ việc
Khi việc hoà giải đã hoàn tất, các nội dung hoà giải được ghi nhận bằng một biên bản Biên bản này có hiệu lực như là một quyết định chung
thẩm bắt buộc Mặt khác, nếu việc hồ giải khơng thành, quá trình giải quyết đi đến chỗ bế tắc với những tranh chấp không giải quyết được Trong tình huống đó, nếu Toà án thấy cần thiết thì có thể dùng đến các thủ tục do Toà án
quy định và giải quyết vụ việc bằng một phán quyết thay sự thoả thuận giữa các bên liên quan, cân nhắc đến mọi chỉ tiết mặc dù việc hồ giải đã khơng thành Các bên hoặc bất kỳ một người quan tâm thứ ba nào đều có thể phản đối phán quyết của Toà án trong vòng 02 tuần lễ Trong trường hợp có sự phản đối, thì phán quyết của Toà án mất hiệu lực Nếu không có sự phản đối phán quyết có hiệu lực như là một sự thoả hiệp hợp pháp
- Hoà giải ở Australia: Sự hoà giải ngoài Toà án đóng một vai trò quan trọng trong đó phải kể đến sự đóng góp của các nhà Luật sư tư vấn Phần lớn
các tranh chấp đân sự các đương sự đều tìm đến các nhà Luật sư tư vấn để họ
Trang 18PHẦN THỨ HAI:
CHẾ ĐỊNH HOÀ GIẢI TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT ` CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ
I Những quy định chung về hoà giải
Theo Điều 43 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì trong quá trình giải quyết vụ án Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trừ các việc: huỷ việc kết hôn trái pháp luật; đồi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, những việc phát sinh từ giao dich trai pháp luật; những việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết, những việc khiếu nại cơ quan hộ tịch về từ chối đăng ký hoặc không chấp nhận yêu cầu sửa đổi những điều ghi trong giấy tờ về hộ tịch, những việc khiếu nại về danh sách cử tri, những việc khiếu nại cơ quan báo chí về việc không cải chính thông tin có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
Ngoài những việc Tồ án khơng được hồ giải như trên còn có những việc Tồ
án khơng thể tiến hành hoà giải được đó là trường hợp bị đơn cố tình vắng mặt và trường hợp một trong hai bên đương sự không thể trực tiếp tham gia hoà giải được như đang ở nước ngoài, đang ở trong trại giam hoặc đang ốm nặng Đối với các vụ án về hôn nhân gia đình (như vợ xin ly hôn vì bị chồng giết hụt hoặc bị chồng ngược đãi đánh đập tàn tệ đến mức chồng bị đưa ra truy tố trước pháp luật v.v ) nếu xét thấy việc tiến hành hoà giải rõ ràng là bất hợp lý và thái độ cương quyết khơng muốn đồn tụ của một bên đương sự thì Tồ án nhân dân cũng khơng tiến hành hoà giải Tuy nhiên trong bản án cũng cần nói rõ lý do của việc khơng hồ giải
Trang 19yêu cầu, nội đung và cả tính chất bắt buộc hay không bắt buộc của giai đoạn tố tụng Khi tiến hành hoà giải, Toà án phải bảo đảm được các yêu cầu sau:
Thứ nhất, phải có sự tự nguyện của các đương sự trong việc thoả thuận về phương hướng giải quyết vụ án
Theo chúng tôi, đây là yêu cầu thuộc về bản chất của công tác hồ giải vì khơng thể đạt được một sự thoả thuận nếu các đương sự không có sự tự nguyện, không có thiện chí để bàn bạc cách giải quyết vụ án dưới sự vận động, thuyết phục có tình, có lý của người làm công tác hoà giải Các đương sưlà _ chủ thể của các tranh chấp, các mâu thuẫn phát sinh chính từ các tranh chấp đó ˆ nên không ai khác chính họ là người có quyền tự định đoạt để giải quyết những tranh chấp Vai trò của Toà án trong việc hoà giải là giúp họ có nhận thức đúng đắn để tìm biện pháp giải quyết tranh chấp trên cơ sở pháp luật chứ không thể gò ép họ thoả thuận theo ý kiến chủ quan của người làm cơng tác hồ giải hoặc tổ chức, cá nhân nào khác vì như vậy là trái với nguyên tắc hoà giải Giá trị pháp lý của hoà giải chỉ được công nhận cũng như ý nghĩa tác dụng của nó chỉ trở thành hiện thực khi nó phản ánh đúng sự tự nguyện của các đương sự, vì vậy không nên đặt ra mục đích phải hoà giải thành giữa các đương sự
Thứ hai, nội dung thoả thuận của các đương sự không được trái với các quy định của pháp luật: Sự tuân thủ của mọi công dân được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội vì vậy mọi sự thoả thuận của họ đều phải tuân theo những quy định của pháp luật Nếu không tuân theo các quy định của pháp luật thì dù họ có thoả thuận được với nhau về vấn đề giải quyết vụ án một cách tự nguyện thì sự thoả thuận đó sẽ không được chấp nhận
Trang 20nhưng không được vì không có sự hiểu biết pháp luật nhất định trước khi khởi kiện ra Toà án
MH Thủ tục tiến hành hoà giải
1 Hoà giải trước khi mở phiên toà sơ thẩm
Theo quy định tại Điều 44 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì việc hoà giải phải được tiến hành với sự có mặt của các bên đương sự - hoặc đại diện của đương sự như nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Trong một vụ kiện có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt trong buổi hoà giải nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hoà giải và Toà án hoà giải thành thì kết quả hoà giải thành giữa các đương sự này chỉ có giá trị pháp lý đối với các đương sự tham gia hoà giải nếu thoả thuận giữa họ không ảnh hưởng tới quyển, nghĩa vụ của các đương sự vắng mặt (trừ trường hợp đương sự vắng mặt cũng đồng ý với kết quả thoả thuận của các đương sự tham gia hoà giải) Việc hoà giải trước khi mở phiên toà do thẩm phán tiến hành có thư ký ghi biên bản Trước khi hoà giải thẩm phán tiến hành hoà giải phải giới thiệu thành phần tham gia hoà giải đồng thời giải thích pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của các bên mà không được để các bên đương sự biết dự liệu về quyết định của Toà án nếu vụ án phải đưa ra xét xử Việc ghi biên bản hoà giải phải đẩy đủ, rõ ràng về quan điểm của mỗi bên Nếu việc hoà giải thành thì phải ghi đẩy đủ những thoả thuận của các bên
đương sự
Khi các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án, thì Thẩm phán lập biên bản hoà giải thành, trong đó phải nêu rõ nội dung việc tranh chấp và những điều mà đương sự đã thoả thuận Bản sao biên bản này được gửi ngay cho Viện Kiểm sát cùng cấp, cho tổ chức xã hội đã khởi kiện vì lợi ích chung Nếu trong thời hạn mười lãm ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà có đương sự thay đổi ý kiến hoặc Viện Kiểm sắt, tổ chức xã hội đã khởi kiện vì lợi ích chung phản đối sự thoả thuận đó, thì Toa án đưa vụ án ra xét xử, nếu trong thời hạn đó (hay nói cách khác là hết hạn 15 ngày đó) không có sự thay đổi ý kiến hoặc phản đối, thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự Quyết định này có hiệu
lực pháp luật ngay, nên các đương:sự không có quyền kháng cáo quyết định
Trang 21Theo quy định tại Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình thì hoà giải cũng là một thủ tục bất buộc khi cả hai vợ chồng có đơn xin thuận tình ly hôn; do ` đó, nếu Toà án đã hoà giải để hai bên đương sự trở về đoàn tụ với nhau, nhưng họ vẫn kiên quyết xin ly hơn, thì Tồ án lập biên bản hoà giải đồn tụ khơng thành; sau đó lập biên bản về sự thoả thuận của các đương sự về thuận tình ly “hôn, phân chia tài sản và nuôi con Việc ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử trong các trường hợp này cũng được thực hiện như trên
Trong trường hợp Toà án đã tiến hành hoà giải mà các đương sự không
thoả thuận được với nhau thì Toà án lập biên bản hoà giải không thành và ra ' quyết định dưa vụ án ra xét xử, trừ trường hợp có căn cứ để tạm đình chỉ việc
giải quyết vụ án
Ngoài việc đưa ra xét xử những việc khơng phải hồ giải (Điều 43),
những việc hoà giải khơng thành, Tồ án cịn đưa ra xét xử những việc khơng
hồ giải được Đó là những việc như: bị đơn đã được triệu tập đến lần thứ hai
mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng (khoản 4 Điều 44) hoặc những
trường hợp không có điều kiện tiến hành hoà giải như một bên đương sự đang
ở nước ngoài, đang bị giam giữ hoặc do những trở ngại khách quan như bị tai nạn, ốm đau nên không thể có mặt được khi hoà giải
2 Hoà giải tại phiên toà sơ thẩm
Thủ tục hồ giải khơng chỉ được tiến hành trước khi mở phiên toà xét xử sơ thẩm mà còn được tiến hành ngay tại phiên toà sơ thẩm Tại phiên toà, Toà án, cụ thể là Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục hoà giải để giúp các đương sự thoả thuận với nhau về hướng giải quyết vụ án Điều 52 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định nếu tại phiên toà mà các đương sự thoả thuận được với nhau về cách giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử ra quyết định
công nhận sự thoả thuận đó Quyết định công nhận sự thoả thuận này được coi như một bản sơ thẩm vì vậy trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị nếu các
đương Sự CÓ Sự thay đổi ý kiến về những vấn đề đã thoả thuận trước Toà án sơ
thẩm thì họ có quyền yêu cầu Toà án cấp trên xét xử theo trình tự phúc thẩm Đối với trường hợp mà trước khi đưa vụ ấn ra xết xử, các đương sự đã
Trang 22thuận được với nhau về cách giải quyết tranh chấp thì Hội đồng xét xử cũng quyết định công nhận thoả thuận đó Tuy nhiên, cần xét nội dung thoả thuận của các đương sự tại phiên toà để xác định giá trị pháp lý của quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự tại phiên toà
~
- Nếu các đương sự thoả thuận theo đúng như nội dung biên bản hoà ; giải thành thì Hội đồng xét xử giải thích để các đương sự rõ để họ rút việc việc thay đổi ý kiến đối với thoả thuận trong biên bản hoà giải thành và khi họ đồng ý rút ý kiến thay đổi đó thì Toà quyết định công nhận thoả thuận cuả các
đương sự Quyết định này có, hiệu lực thi hành ngay
- Trong trường hợp tại phiên toà thoả thuận của các bên khác một phần hoặc khác hoàn toàn so với thoả thuận của họ trong biên bản hoà giải thành thì Toà án ra quyết định công nhận thoả thuận của các đương sự Quyết định này có giá trị như một bản án sơ thẩm, các đương sự có quyền kháng cáo quyết định này theo thủ tục phúc thẩm
3 Hoà giải tại phiên toà phúc thẩm
Điều 65 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định việc
chuẩn bị xét xử phúc thẩm như sau: "Trước khi xét xử phúc thẩm, Toà án có
quyển áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, hoà giải tự mình hoặc uỷ thác cho Toà án khác điều tra thêm, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án
theo những quy định tại các chương 7, 8, 9 của Pháp lệnh này"
Đây là những quy định về việc tiến hành hoà giải ở cấp phúc thấm
nhưng thủ tục này có bất buộc hay không ?
Có ý kiến cho rằng: Hoà giải ở cấp phúc thẩm là bắt buộc (giống như ở cấp sơ thẩm) và vì vậy nếu không tiến hành hoà giải ở cấp phúc thẩm là vi phạm tố tụng Điều 5 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dan su quy định
về trách nhiệm hoà giải vụ án dân sự của Toà án "trong quá trình giải quyết giải quyết vụ án " mà phúc thẩm cũng là một thủ tục của quá trình này vì vậy khi phúc thẩm Toà án cũng phải tiến hành hoà giải Điều 43 của Pháp lệnh cũng quy định tương tự "trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án tiến hành hoà
Trang 23định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự", tại điểm 5 Mục II quy định” trước khi xét xử phúc thẩm Toà án cũng tiến hành hoà giải" và cho rằng chữ "cũng" thể hiện tính bắt buộc của việc hoà giải tại cấp xét xử này `
Ý kiến khác cho rằng: hoà giải ở cấp phúc thẩm là không bắt buộc Toà án cấp phúc thẩm chỉ hoà giải nếu xét thấy cần thiết và vì vậy nếu Toà án cấp z phúc thẩm không tiến hành hồ giải thì cũng khơng coi là vi phạm nguyên tắc
tố tụng vì: ~
Thứ nhất, căn cứ vào nội dung của Điều 65 Pháp lệnh Thủ tục giải ` quyết các vụ án dân sự "trước khi xét xử phúc thẩm Toà án có quyền hoà giải “do vậy hoà giải ở cấp phúc thẩm không phải là nghĩa vụ, trách nhiệm mà chỉ
là "quyền" và Toà án hoàn toàn có thể thực hiện hoặc không thực hiện "quyền"
này và như vậy nếu Toà án khơng tiến hành hồ giải thì không thể coi là vi phạm tố tụng
Thứ hai, quy định của pháp luật về hoà giải trong lịch sử tố tụng dân sự trước khi có Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (Thông tư số 25/ TATC ngày 30-11-1974 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn về hoà giải trong tố tung dân sự có nêu rõ: " Đối với những vụ kiện mà việc hoà giải là giai đoạn tố tụng có tính chất bắt buộc, thì thẩm phán của Toà án cấp sơ thẩm phải hoà giải và chỉ đưa ra xét xử tại phiên toà sơ thẩm khi hồ giải khơng thành Mặt khác, hoà giải không phải là một thủ tục tố tụng bắt buộc tại phiên toà sơ thấm hay phúc thẩm Tuy nhiên, nếu tại các phiên toà này Hội đồng xét xử thấy vẫn có khả năng hoà giải được thì cũng nên tiến hành hoà giải " Như vậy có thể thấy rằng hồ giải khơng phải lúc nào cũng mang tính bắt buộc Theo ý kiến này thì hoà giải ở giai đoạn sơ thẩm là bắt buộc còn hoà giải ở giai đoạn phúc thẩm là không bắt buộc
'Chúng tôi tán thành ý kiến thứ nhất tức là hoà giải được tiến hành trong mọi giai đoạn: sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và ngay cả ở giai đoạn thi hành án Thực tế cho thấy cho đến thời điểm này, chưa có văn bản hướng dẫn hoặc quy định thủ tục hoà giải ở cấp phúc thẩm, ngoài Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19-10-1990 của Toà án nhân dân tối cao tại điểm 5 Mục II Nghị quyết này có nêu: "trước khi xét xử phúc thẩm, Toà án cũng tiến hành hoà giải và nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử ra ngay quyết định công nhận sự thoả thuận đó" Như vậy có thể
hiểu rằng hoà giải ở cấp phúc thẩm cũng giống như ở cấp sơ thẩm nghĩa là
Trang 24tại phiên toà do Hội đồng xét xử thực hiện Trong trường hợp hoà giải thành thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự Tuy nhiên có một điều mà nhiều Thẩm phán còn băn khoăn đó là giải quyết như thế nào đối với bản án, quyết định sơ thẩm Ví dụ: một vụ án về hôn nhân gia _đình sau khi đã hoà giải trước phiên toà sơ thẩm và ngay tại phiên toà sơ thẩm Hội đồng xét xử cũng đã hoà giải nhưng hai bên đương sự vẫn cương quyết xin ly hơn, Tồ án cấp sơ thẩm đã xử cho ly hôn Do có kháng cáo nên Toà án cấp : phúc thẩm đã hoà giải đoàn tụ thành và Toà án đã ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự và bản án cho ly hôn của Toà án cấp sơ thẩm không còn phù hợp nữa, vậy thì bản án đó được giải quyết như thế nào? Chúng tôi cho rằng, nếu hoà giải thành tại phiên toà phúc thẩm thì Hội đồng xét xử _ phúc thẩm gồm 3 Thẩm phán sẽ tuyên huỷ bản án sơ thẩm Nhưng nếu hoà giải thành trước khi mở phiên toà phúc thẩm và dol Thẩm phán thực hiện thì vị thẩm phán này có quyền huỷ bản án sơ thẩm đã cho ly hôn được hay không? Theo chúng tôi việc huý bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm phải do Hội đồng xét xử quyết định chứ không phải do 1Thẩm phán quyết định, vì vậy giải pháp trong trường hợp này như sau:
Phương án một: Nếu trước khi mở phiên toà phúc thẩm mà các đương sự thoả thuận được với nhau về giải quyết vụ án thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự Nếu sau 15 ngày kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thoả thuận mà không có ý kiến thay đổi hoặc phản đối thì Hội đồng xét xử phúc thẩm (gồm 3 Thẩm phán) (giống như Hội đồng xét kháng cáo, kháng nghị quá hạn) sẽ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự đồng thời ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự là chung thẩm, các đương sự, Viện kiểm sát không có quyền kháng cáo, kháng nghị
Phuong án hai: Nếu hoà giải tiến hành trước khi mở phiên toà phúc thẩm mà các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Toà án cấp phúc thẩm lập Hội đồng gồm 3 Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự và huỷ bản án sơ thẩm, nếu thoả thuận của các đương sự khác hoàn toàn với quyết định trong bản án sơ thẩm
- Sửa bản án sơ thẩm, nếu thoả thuận giữa các đương sự chỉ khác một phần so với quyết định trong bản án sơ thẩm
Trang 25Trong trường hợp các đương sự chỉ thoả thuận với nhau về việc giải quyết một phần các yêu cầu trong vụ kiện thì ghi nhận sự thoả thuận đó của các bên đương sự trong bản án khi mở phiên toà xét xử các tranh chấp còn lại
4 Hoà giải ở giai đoạn giám đốc thẩm
Như trên đã trình bày việc hoà giải được tiến hành trong mọi giai đoạn của quá
trình giải quyết vụ án Vì vậy, ở giai đoạn giám đốc thẩm Toà án cũng có thể tiến hành
hoà giải Tuy nhiên, ở giai đoạn này thủ tục hồ giải khơng bất buộc Toà án có thể _
khơng hồ giải hoặc triệu tậb các đương sự để hoà giải tuỳ theo từng vụ việc cụ thể -
Thực tế cho thấy sau khi bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật các đương sự vẫn thường khiếu nại để nghị Toà án cấp giám đốc thẩm xem xét lại vụ án Nếu xét thấy những khiếu nại đó có căn cứ hoặc những người có quyền kháng nghị bản án, quyết định nói trên thực hiện việc kháng nghị thì Toà án cấp giám đốc thẩm sẽ xem xết lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm 6 giai đoạn này Toà án tiến hành hoà giải khi thấy cần thiết Thực tiễn xét xử ở Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao cho thấy ở giai đoạn này vẫn có thể hoà giải được Trong một số vụ việc, ngay từ giai đoạn thụ lý đơn khiếu nại, Toà dân sự đã mời các đương sự đến để hoà giải Qua phân tích, bên khiếu nại đã rút đơn để tự nguyện thi hành án 6 giai đoạn xét xử giám đốc thẩm theo kháng
nghị của người có thẩm quyền kháng nghị, Thẩm phán chủ toạ phiên toà nếu thấy có khả năng hoà giải giữa các đương sự vẫn có thể mời họ đến để hoà giải Nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về những nội dung cụ thể thì Thẩm phán lập biên bản ghi nhận sự thoả thuận của họ Tại phiên toà giấm đốc thấm, Thẩm phán chủ toa phiên toà báo cáo với Hội đồng xét xử nội dung thoả thuận của các đương sự Trên cơ sở đó
HĐXX có thể chấp nhận sự thoả thuận của họ và ghi rõ trong Quyết định giám đốc
thẩm để các bên đương sự thi hành
II Phương pháp tiến hành hoà giải
Để đạt được kết quả tốt Toà án cần phải có phương pháp tiến hành hoà giải Về
van dé nay Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án đân sự không quy định cụ thể và
trong những năm gần đây cũng chưa có hướng dẫn nào về phương pháp hoà giải Tuy nhiên, nghiên cứu Thông tư số 25/TATC ngày 30-11-1974 của Toà án nhân dân tối cao "Hướng dẫn việc hoà giải trong tố tụng dân sự " thì thấy rằng những hướng dẫn này cho
đến nay vẫn còn giá trị áp dụng Đối với việc xin ly hôn thì cần phải điều tra để tìm hiểu
nguyên nhân dẫn đến việc xin ly hôn Khi tiến hành hoà giải Thẩm phần được phân
Trang 26chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời phân tích những khuyết điểm, mức độ lỗi của vợ chồng, mức độ mắc mứu về tâm tư, tình cảm Trước khi hoà giải hai bên đương sự Toà án có thể gặp riêng từng bên một tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn, đồng thời phân tích ưu khuyết điểm của từng bên trong quan hệ đối xử với nhau để trên cơ sở nhận thức mới giúp các đương sự nhận ra lỗi lầm của mình để sửa chữa khuyết điểm, cải thiện quan hệ vợ chồng Nếu xích mích giữa vợ chồng là do ảnh hưởng mâu thuẫn của hai bên gia đình thì “ Toà án phải đồng thời hoà giải để giải quyết các mâu thuẫn đó Thẩm phán chịu trách nhiệm hoà giải.phải nắm vững Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và phải dựa vào quần chúng nhất là các đoàn thể ahư Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, cơng đồn để | điều tra một cách khách quan, toàn diện các mặt về quan hệ vợ chồng, khai thác những điều kiện, khả năng hoà giải đoàn tụ để giáo dục, thuyết phục họ khắc phục những mâu thuẫn củng cố hạnh phúc gia đình Trong khi hoà giải thẩm phán phải kiên trì thuyết phục các đương sự, tránh dùng những lời lẽ có tính chất miệt thị, khinh bỉ hay kích bác làm cho đương sự khó tiếp thu Thái độ hoà giải phải chân tình, khách quan không được nghiêng về bên nào Khi thấy còn khả năng hoà giải được thì phải kiên trì hoà giải vài ba lần, trong trường hợp đã kiên trì hoà giải nhưng thấy rằng không thể mang lại kết quả thì Toà án cần đưa ra xét xử mà không nên kéo dài hồ giải một cách khơng cần thiết
PHẦN THỨ BA
THUC TIEN ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH HỒ GIẢI TRONG Q TRÌNH GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ - MỘT SỐ VƯỚNG MÁC VÀ KIẾN NGHỊ
I Tình hình áp dụng chế định hoà giải của Toà án trong thời gian qua Thực tế trong những năm qua, các cấp Toà án nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của cơng tác hồ giải nên đã làm tốt công tác này vì vậy số lượng vụ việc giảm nhiều so với số vụ việc mà Toà án đã thụ lý
Trang 27* Các việc về hôn nhân gia đình bao gồm các việc sau đây: - Ly hôn cùng với việc giải quyết nuôi con, chia tài sản; - Xác nhận cha mẹ cho con; :
._- Huy việc kết hôn trái pháp luật; - Huỷ việc nuôi con nuôi;
- Thay đổi cấp dưỡng nuôi con;
- Chia tài sản vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại; tranh chấp về tái sản chung, tài sản riêng của vợ chồng;
- Thừa kế khi một bên vợ hoặc chồng đã chết;
- Xin công nhận và cho thị hành tại Việt nam bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án nước ngoài
Qua nghiên cứu kết quả giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình tại Toà ấn nhân đân trong thời gian qua chúng tôi thấy các vụ việc được Toà án hoà giải thành tương đối lớn, kết quả hoà giải thành trong năm 1998, 1999 và 2000 cụ thể như sau: - Năm 1998: trong tổng số 44.140 vụ đã giải quyết thì có 2.391 vụ hoà giải thành - Năm 1999: trong tổng số 40.988 vụ đã giải quyết thì có 3.444 vụ hoà giải thành - Năm 2000: trong tổng số 44.377 vụ đã giải quyết thì có 3.408 vụ hoà giải thành * Các vụ việc về dân sự khác bao gôm các loại việc theo quy định của Bộ luật Dân sự:
- Tranh chấp về quyền sở hữu (tranh chấp quyền sở hữu tài sản, đòi lại
tài sản bị mất, bị chiếm đoạt );
Trang 28a
~ Tranh chấp về quyền sử dụng đất;
~ Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ _ Kết quả hoà giải trong năm 1998, 1999 và 2000 như sau:
- Năm 1998: trong số 24.653 vụ đã giải quyết thì có 15.639 vụ hoà giải thành _ - Năm 1999: trong số 29.373 vụ đã giải quyết thì có 14.582 vụ hoà giải thành ` - Năm 2000: trong số 28.551 vụ đã giải quyết thì có 13.552 vụ hoà giải thành
Nghiên cứu kết quả giải quyết các vụ việc dân sự chúng tôi thấy rằng trong tất cả các tranh chấp theo quy định của Bộ luật Dân sự thì các cấp Toà án đều tiến hành việc hoà giải trong quá trình giải quyết vụ án và kết quả hoà giải thành cũng tương đối cao Tranh chấp hợp đồng vay tài sản có số lượng vụ việc lớn nhất trong các loại tranh chấp và việc hoà giải thành của các cấp Toà án
cũng đạt kết quả cao nhất Ví dụ: Đối với tranh chấp hợp đồng vay tài sản năm
1998 Toà án nhân dân cấp huyện trong cả nước đã giải quyết 17.804 vụ, đã
hoà giải thành 13.535 vụ; Toà án nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết 768 vụ trong
đó hoà giải thành 346 vụ Năm 1999 Toà án cấp huyện trong cả nước đã giải quyết 22.832 vụ, hoà giải thành 12.607 vụ; Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết 319 vụ trong đó hoà giải thành 116 vụ Năm 2000 Toà án nhân dân cấp huyện trong cả nước đã giải quyết 20.970 vụ, hoà giải thành 11.254 vụ; Toà án nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết 570 vụ trong đó hoà giải thành 186 vụ
Nhân xét chung
Trong những năm qua các Toà án nhân dân các cấp đã giải quyết một số lượng lớn các vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình Nhìn chung các Toà ấn đã tuân thủ các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Pháp
lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và nắm rõ tính đặc thù trong khi giải
Trang 29“Toà án cũng có biện pháp hoà giải tích cực như tranh chấp hợp đồng vay tai sản, hợp đồng mua bán nhà ở Đặc biệt đối với vụ án đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ các Toà án đã hoà giải thành với tỷ lệ tương đối lớn
Tuy nhiên, trong hoạt động xét xử, Toà án cũng còn có những hạn chế nhất định, không ít các vụ án còn vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như ˆ giải quyết ly hôn khi một bên yêu cầu nhưng khơng hồ giải hoặc hồ giải nhưng không đảm bảo sự-tự nguyện của vợ chồng Có vụ Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn nhưng sau đó vợ chồng lại trở về đoàn tụ, chung sống, điều đó chứng tỏ Toà án đã không chú trọng đến việc hoà giải giữa hai, - bên vợ chồng trước khi ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn Một số Toà án còn xem nhẹ cơng tác hồ giải hoặc tuy có hoà giải nhưng chỉ là chiếu lệ không đi sâu phân tích có tình có lý sát với hoàn cảnh của từng người, thậm chí vì chạy theo thành tích thi đua mà xem nhẹ chất lượng, giải quyết vội vàng khinh suất Khuyết điểm khá trầm trọng là Thẩm phán không đi sâu không tìm hiểu nguồn gốc thực chất của mâu thuẫn vợ chồng nên không đánh giá được tình cảm của đương sự còn hay hết, tình trạng trầm trọng đến mức độ nào vì vậy kết quả của việc hoà giải bị hạn chế Có nhiều vụ xử khinh suất cho ly hôn, bản án cho ly hôn vừa có hiệu lực pháp luật thì cả hai bên đương sự để nghị huỷ án để họ trở về đoàn tụ với nhau, việc đó ảnh hưởng không tốt đến uy tín của Toà án Khi giải quyết tranh chấp, nguyên đơn không có mặt nhưng Thẩm phán vẫn gò ép bị đơn phải thoả thuận với các yêu cầu của nguyên đơn rồi lập biên bản hoà giải thành ghi là có mặt hai bên đương sự Có Toà án hoà
giải với một bên không đủ tư cách (đương sự nhờ người khác thay mặt mình
tham gia hoà giải trong vụ xin ly hôn} v.v
Nhìn chung, các Toà án đã nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự về hoà giải do đó số lượng các vụ án hoà giải thành cao Tuy nhiên, các Toà án còn mắc phải một số sai lầm trong việc áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự về hoà giải, đó là:
- Hồ giải khơng đúng quy định của pháp luật tố tụng như tiến hành hoà giải không có mặt đầy đủ các đương sự trong vụ án
Mặc dù khoản I Điều 44 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án đân sự
đã quy định các đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
Trang 30giải vắng mặt người có quyền lợi liên quan, vắng mặt vợ hoặc chồng và sau khi đã hoà giải thành Tồ án mới thơng báo cho người vắng mặt
Người tiến hành hoà giải trong các vụ án dân sự , hôn nhân và gia đình - không do thẩm phán phân công giải quyết vụ ấn mà là thư ký toà án Đây là _ một thiếu sót khá phổ biến nhất là ở Toà án cấp huyện Tuy Pháp lệnh không , quy định 16 thẩm phán phải tiến hành hoà giải mà chỉ quy định "Toà án tiến hành hoà giải" nhưng chúng ta phải hiểu rằng hoà giải là một công việc rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án Người làm công tác hoà giải ngoài
việc giỏi về chuyên môn nghiệp vụ còn phải có kiến thức về mọi mặt và có nhiều kinh nghiệm nhất là trong việc giải quyết vụ án về hôn nhân và gia đình -
nên tiến hành hoà giải chỉ do thẩm phán chứ không thể là thư ký Các đương sự có thoả thuận được với nhau về việc giải, quyết vụ án hay không phụ thuộc rất
nhiều vào kỹ năng và trình độ hoà giải của Thẩm phán cho nên Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án đân sự chỉ quy định "Toà án tiến hành hoà giải" nhưng cần phải nhận thức rằng người thay mặt Toà án ở đây là thẩm phán Điều này
đã được thể hiện rõ ràng trong Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19-10-1990 của
Hội đồng thẩm phán Toà án nhân đân tối cao "Hướng dẫn á ấp dụng một số quy
định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự" cụ thể là: "khi các
đương sự thoả thuận được với nhau về vấn để phải giải quyết trong vụ án thì
Toà án lập biên bản hoà giải thành "
- Một thiếu sót nữa của việc hoà giải là hoà giải một cách phiếm điện, không đầy đủ
Muốn hoà giải đạt kết quả tốt (hoa giải thành) thì người thẩm phán
phải có sự chuẩn bị tỷ my, chu đáo, hoà giải vấn để nào trước, vấn để nào sau, gap đương sự nào trước rồi mới hoà giải cả hai bên đương sự với những người
có liên quan Thẩm phán phải phân tích cho các bên đương sự hiểu được các quy định của pháp luật và giải thích cho họ thấy được cái lợi của sự thoả thuận
với nhau về việc giải quyết vụ án (như giữ được tình cảm giữa các bên, có lợi cho hai bên nếu thoả thuận cùng có lợi cho hai bên, sẽ không phải tốn kém tiền án phí nếu phải xét xử ở cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm, và sẽ không phải
thi hành bản án nếu Toà án phải quyết định đưa vụ án ra xét xử ) Thực tiễn
cho thấy nhiều thẩm phán không kiên trì hoà giải hoặc hoà giải không day du
các vấn đề trong vụ án như chỉ hoà giải về tình cảm mà khơng hồ giải về con
cái, tài sản hoặc ngược lại cho nên sau khi ra quyết định công nhận sự thoả
Trang 31II Một số vướng mắc trong việc áp dụng chế định hoà giải trong quá trình giải quyết các vụ án đân sự
Thực tế xét xử trong những năm qua cho thấy trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự - hôn nhân và gia đình các Toà án còn nhiều lúng túng “trong việc nhận thức về hoà giải cũng như áp dụng thủ tục hoà giải vào quá
trình giải quyết các vụ án -
a
1 Về khái niệm hoà giải
Có Toà chưa phân biệt rõ hoà giải ở cấp xã, phường với hoà giải theo
thủ tục tố tụng tại Toà án nên đã cho rằng vị Hội thẩm nhân dân tham gia xét
xử một vụ ấn mà trước đó tại cấp xã, phường vị Hội thẩm nhân dân này đã tham gia hoà giải là vi phạm thủ tục tố tụng dân sự
Chúng tơi cho rằng hồ giải ở cấp xã, phường, thị trấn là việc giúp các bên tự dàn xếp thoả thuận với nhau giải quyết tranh chấp giữa họ Thực ra hoà giải ở cấp xã, phường, thị trấn là hoạt động mang tính xã hội hay hoà giải theo thủ tục hành chính nếu người ra hoà giải là đại điện Ban tư pháp xã, phường, còn hoà giải tại Toà án là một thủ tục tố tụng bất buộc và chỉ được tiến hành khi Toà án đã thụ lý vụ án Toà án tiến hành hoà giải trong quá trình giải quyết các vụ ấn để giúp các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo trình tự và thủ tục do Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định Vì vậy, việc hoà giải ở xã, phường, thị trấn và việc hoà giải ở Toà án là hoàn toàn khác nhau, hoà giải ở cấp xã, phường không phải là một thủ tục tố tụng đân sự, vì vậy, việc vị Hội thẩm nhân đân đã tham gia xét xử một vụ ấn mà trước đó tại cấp xã, phường vị Hội thẩm nhân dân này đã tham gia hoà giải chính vụ kiện đó thì không vi phạm thủ tục tố tụng dân sự Và do đó việc tham gia xét xử của vị Hội thẩm nhân đân này là không vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 17 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự nên không phải là căn cứ để huỷ bản án sơ thẩm khi xét xử phúc thẩm và không phải là
căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Tuy nhiên, để tránh sự
Trang 322 Về Điều 43 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các-vụ án dân sự
Điều 43 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định về những việc Tồ án khơng được hồ giải đó là việc: :
- - Huỷ việc kết hôn trái pháp luật;
- Đồi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước; - Những việc phát sinh từ giao dịch trái pháp luật;
- Những việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết, trừ những
trường hợp quân nhân, cán bộ mất tích hoặc đã chết trong chiến tranh thuộc trách nhiệm của cơ quan hữu*quan;
- Những việc khiếu nại cơ quan hộ tịch về việc từ chối đăng ký hoặc không chấp nhận yêu cầu sửa đôi những điều ghi trong giấy tờ về hộ tịch;
- Những việc khiếu nại về danh sách cử tri Và những việc khác theo quy định của pháp luật
Pháp luật quy định như vậy nhưng mỗi Toà án nhận thức một cách
khác nhau, thậm chí trong cùng một Toà, mỗi Thẩm phán nhận thức một kiểu
dẫn đến việc xét xử không thống nhất, cùng một tranh chấp nhưng có Toà án cho rằng được phép hoà giải, có Toà án không áp dụng thủ tục hoà giải làm
cho vụ án bị kéo đài, ví dụ: như thế nào được coi là "những việc phát sinh từ
các giao dịch trái pháp luật”, "việc truy nhận cha cho con có phải là giao địch trái pháp luật hay không" Về vấn để này, chúng tôi thấy rằng việc hoà giải
trong trường hợp yêu cầu truy nhận cha, mẹ cho con ngoài giá thú đã được
Trang 33Điều 63, 64, 65 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000-thì con ngoài giá thú có quyền nhận, quyền yêu cầu Toà án nhân dân cho nhận cha (mẹ) Như vậy, không có sự phân biệt giữa con trong giá thú và con ngoài giá thú, vì quan hệ giữa cha (mẹ) và con ngồi giá thú khơng phải là quan hệ trái pháp luật Khi tiến hành thụ lý để giải quyết loại việc vệ nhận cha (mẹ) cho con ngoài giá thú, Toà án nhân dân phải tiến hành hoà giải theo thủ tục chung được quy định tại Điều 44 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự Trong thực tế thấy ˆ rằng: trước kia do quan niệm rất khắt khe về vấn dé sinh con ngoài giá thú nên người cha, người mẹ vì nhiều lý do mà không đám nhận con của chính mình Nhưng sau do Nhà nước, pháp luật có cách nhìn rộng hơn, nhân đạo hơn và quan niệm về việc sinh con ngoài giá thú trong xã hội không còn khát khe nữa ` nên họ lại muốn nhận lại con mình chính vì vậy người thẩm phán cần phải thuyết phục hoà giải họ về trách nhiệm làm cha, làm mẹ để họ tự nhận và như vậy sẽ đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều việc Toà án phán quyết bằng một quyết định về việc họ là cha, là mẹ, là con của nhau Vì vậy khi thụ lý giải quyết việc truy nhận cha, mẹ cho con các Toà án đều phải tiến hành hoà giải theo thủ tục đã được quy định tại Điều 44 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ
án dân sự
Trong thực tế xét xử chúng tôi thấy rằng việc nhận thức về khoản 3 Điều 43 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự không thống nhất, đặc biệt đối với việc kiện đòi bồi thường thiệt hại đo sức khoẻ, tính mạng bị xâm phạm Đối với loại tranh chấp này có nhiều Toà án vẫn áp dụng thủ tục hoà giải vì cho rằng đây không thuộc loại việc phát sinh từ giao dịch trái pháp luật Như vậy cần phải hiểu thế nào là giao dịch trái pháp luật Từ điển Tiếng Việt năm 1997 đã định nghĩa từ “giao dich” là "có quan hệ gặp gỡ, tiếp xúc với nhau" Như vậy yếu tố quan trọng là phải có gặp gỡ, tiếp xúc giữa các chủ thể để trao đổi, bàn bạc thống nhất một mục đích Còn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại xảy ra giữa các chủ thể gây thiệt hại và bị thiệt hại không hề có hợp đồng và trước đó các bên cũng không gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi, bàn bạc Việc giải quyết án kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là việc giải quyết hậu quả thiệt hại xảy ra phát sinh từ hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại chứ không phải là giao dịch trái pháp luật vì vậy, theo chúng tôi đối với tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải
Trang 34sự thoả thuận được với nhau về việc chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng giáo dục con Trong thời hạn 15 ngày, một trong hai đương sự thay đổi ý kiến về việc chia tài sản chung và yêu cầu Toà án giải quyết Vậy trong trường hợp này Toà án phải giải quyết như thế nào? Toà án có được tách phần „ tự nguyện xin ly hôn và ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự về mặt tình cảm (ly hôn) và tiếp tục tiến hành hoà giải về việc chia tài sản chung hay không?
Về vấn đề này chúng tôi cho rằng theo hướng dẫn tại điểm 2 Mục II Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục * giải quyết các vụ án đân sự" thì hoà giải cũng là một thủ tục bắt buộc khi cả hai vợ chồng có đơn xin thuận tình ly hôn; do đó, nếu Toà án đã hoà giải để hai bên đương sự trở về đoàn tụ với nhau, nhưng họ vẫn kiên quyết xin ly hôn, thì Toà án lập biên bản hồ giải đồn tụ khơng thành, sau đó lập biên bản về sự thoả thuận của các đương sự về thuận tình ly hôn, phân chia tài sản và nuôi con Việc ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử trong các trường hợp này cũng được thực hiện theo hướng dẫn trên (Xem cuốn Các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng; Toà án nhân dân tối cao xuất bản năm 1992; tr.292) Theo hướng dẫn tại đoạn 1 điểm 2 này cũng như quy định tại khoản 2 Điều 44 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì "trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà có đương sự thay đổi ý kiến thì Toà án đưa vụ án ra xét xử", Mặt khác, theo quy định tại Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì khi thuận tình ly hôn các bên phải có thoả thuận việc chia tài sản chung, việc trông
nom, nuôi dưỡng, giáo dục con, Tồ án mới cơng nhận thuận tình ly hôn Như
vậy, trong trường hợp trên đây mặc dù chỉ có một đương sự thay đổi ý kiến về việc chia tài sản chưng thì Toà án cũng không được tách phần thuận tình ly hôn để ra quyết định thuận tình ly hơn và Tồ án cũng không được tiếp tục tiến hành hoà giải về việc chia tài sản chung mà phải ra quyết định đưa vụ án ra xết xử theo thủ tục chung va tất cả các vấn đẻ đều được giải quyết trong bản án của Toà án
Về nội dung hoà giải và thành phần tham gia hoà giải trong vụ án về ly hôn (vợ hoặc chồng có đơn xin ly hôn hoặc cả hai vợ chồng xin ly hôn), còn có ý kiến khác nhau
Theo một số Toà án hiểu thì mục đích của việc hoà giải là để hai bên
Trang 35hoà giải là nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện (vợ và chồng) Một số Viện
kiểm sát nhân dân cho rằng nội dung và thành phần tham gia hoà giải như trên ' là chưa đầy đủ Theo ý kiến của Viện kiểm sát thì việc hoà giải mà Toà án phải tiến hành bao gồm cả 3 nội dung: hoà giải về hôn nhân, nuôi con và phân chia “tài sản; thành phần tham gia hoà giải ngoài nguyên đơn, bị đơn (vợ chồng) còn _ phải có mặt người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (chủ nợ hoặc con nợ) Và „ Toà án này đã để nghị Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn: việc hoà giải trong vụ kiện ly hôn bao gồm những vấn để gì? nội dung nào? Thành phần tham gia hoà giải gồm những ai?
Việc xác định những vấn đề gì cần phải tiến hành hoà giải, nội dung hoà giải như thế nào, ai phải có mặt khi hoà giải trong các vụ án ly hôn phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể Đối với trường hợp vướng mắc trên theo chúng tôi, trước hết Thẩm phán, Hội đồng xét xử phải xem xét:
- Về những vấn đề gì cần phải tiến hành hoà giải
Theo tỉnh thần quy định tại Điều 43 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ an dan sy, thi trong qué trình giải quyết vụ án Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết tất cả những vấn đề mà một hoặc các bên đương sự có yêu cầu Toà án giải quyết, trừ các việc Tồ án khơng được tiến hành hoà giải quy định tại các điểm 1, 2, 3 và 4 Điêu 43 Pháp lệnh này Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Toà án quyết định tiến hành hoà giải việc gì trước và hoà giải việc gì sau
Ví dụ 1: Vợ hoặc chồng có đơn xin ly hôn hoặc cả hai vợ chồng đều có đơn xin ly hơn và u cầu Tồ án giải quyết việc chia tài sản, cũng như việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con, thì trước hết Toà án tiến hành hoà giải để hai bên trở về đoàn tụ với nhau; nếu hai bên đồng ý trở về đoàn tụ với nhau, thì Tồ án khơng phải tiến hành hoà giải các vấn để khác còn lại; nếu một trong hai bên hoặc cả hai bên kiên quyết xin ly hơn, thì Tồ án tiến hành hoà giải các vấn đề khác còn lại với nội dung trong trường hợp Toà án xử cho ly hôn hay công nhận cho thuận tình ly hôn thì các đương sự thoả thuận việc chia tài sản như thế nào? Việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo đục con như thế nào?
Ví dụ 2: Một hoặc hai bên đã kết hôn trái pháp luật có yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc chia tài sản chung của họ và
việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con, thì Tồ án khơng được tiến hành
Trang 36hành hoà giải với nội dung trong trường hợp Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật thì các đương sự thoả thuận việc chia tài sản như thế nào và việc trông
nom, nuôi dưỡng, giáo đục con như thế nào?
Về nội dung hoà giải
Nội dung hoà giải phụ thuộc vào vấn để phải giải quyết trong vụ án Việc hoà giải các vấn đề khác nhau thì nội dung hoà giải khác nhau Tuy nhiên, có thể khái quát nội dung của hoà giải là bằng sự có mặt của người
thẩm phán, các bên đương sự trình bày những lý do mà họ phải yêu cầu Toà án - giải quyết Trên cơ sở đó thẩm phán hỏi ý kiến của các bên; phân tích các quy
định của pháp luật; những mặt được của việc các bên thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vấn để đó; hậu quả pháp lý của việc Toà án phải quyết định Có thể nói nội dung hoà giải và kết quả của việc hoà giải phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, kỹ năng nghiệp vụ của người thẩm phán
Về thành phần tham gia hoà giải
Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án đân sự, thì: "nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có mặt khi hoà giải" Tuy nhiên, trong khi hồ giải về ly hơn mà có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (chủ nợ hoặc con nợ của vợ chồng) thì cần phân biệt như sau:
- Nếu giữa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (chủ nợ hoặc con nợ) với vợ chồng đã tự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết quyền, nghĩa vụ của các bên, thì không cần phải tiến hành hoà giải giữa vợ chồng với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (chủ nợ hoặc con nợ)
- Nếu giữa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (chủ nợ hoặc con nợ) VỚI VỢ chồng không thoả thuận được với nhau về việc giải quyết quyền, nghĩa
Trang 37Có Toà án hỏi trường hợp nguyên đơn khởi kiện nhưng do hoàn cảnh đặc biệt già yếu, đương Sự Ở xa Xôi không đi lại được cũng không có ai để uỷ quyền nên khong thể có mặt tại Toà án, vì vậy không thể tiến hành hoà giải “được Toà án có được xét xử vắng mặt nguyên đơn không?
Đối với trường hợp này, theo chúng tôi thì theo quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự hoà giải là thủ tục bắt buộc, chỉ khi khơng hồ giải được hoặc hồ giải khơng thành thì mới đưa vụ án ra xét xử, trừ
những việc khơng phải hồ giải theo quy định tại Điều 43 của Pháp lệnh này Đồng thời theo hướng dẫn tại điểm 4 Mục II Nghị quyết số 03/HĐTP
ngày I9-10-1999 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao "Hướng
dan áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án đân
"thi những việc khơng hồ giải được là những việc bị đơn đã được triệu tập lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng (khoản 4 Điều 44) hoặc những trường hợp không có điều kiện để tiến hành hoà giải như: có một bên đương sự đang ở nước ngoài, đang bị giam giữ hoặc do những trở ngại khách
quan như tai nạn, ốm đau nên không thể có mặt được khi hoà giải
Mặt khác, theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì "việc xét xử vẫn được tiến hành nếu đương sự yêu
cầu xét xử vắng mặt họ" Như vậy, theo các quy định và hướng dẫn trên đây trong trường hợp nguyên đơn do sức khoẻ già yếu, ốm đau không có người để uỷ quyền cho họ tham gia tố tụng và có yêu cầu xét xử vắng mặt họ, thì Toà án -, không phải tiến hành hoà giải và tiến hành việc xét xử vụ án theo thủ tục chung mà không cần sự có mặt của nguyên đơn
3 Về áp dụng Điều 52 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự - Việc công nhận sự thoả thuận của các đương sự tại phiên toà chưa được quy định cụ thể Khoản 1 Điều 52 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự chỉ quy định "Nếu tại phiên toà mà người khởi kiện rút đơn khởi
kiện, kiểm sát viên rút quyết định khởi tố vụ án, trong trường hợp không có
nguyên đơn hoặc nguyên đơn không yêu cầu tiếp tục giải quyết vụ án, các
đương sự thoả thuận được với nhau về giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử ra
Trang 38chưa thống nhất Do vậy, dẫn đến tình trạng có Tồ án thì cơng nhận sự thoả thuận của các đương sự và ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, có Toà án lại ra bản án công nhận sự thoả thuận của các đương sự tại phiên toà Về vấn đề này hiện có nhiều ý kiến khác nhau,
Ý kiến thứ nhất cho rằng: khi các đương sự thoả thuận được với nhau về
việc giải quyết vụ án tại phiên toà thì Hội đồng xét xử có thể hoặc là ra quyết định công nhận sự thoả thuận đó hoặc là ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án (như quy định trong nội dung của khoản | Điều 52 Pháp lệnh hiện _
hành) * ,
Ý kiến thứ hai cho rằng: đối với trường hợp này, Hội đồng xét xử chỉ cần ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án là đủ vì các đương sự đã thoả thuận với nhau về cách giải quyết vụ án, tranh chấp giữa các đương sự đã được chấm dứt Toà án không phải giải quyết vấn để gì nữa nên Toà án ra quyết định đình chỉ vụ án
Ý kiến thứ ba cho rằng: trong trường hợp này thì Hội đồng xét xử không được ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự cũng như quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì cả hai hình thức quyết định này đều không phù hợp với các nguyên tắc chung của pháp luật tố tụng là các vấn đề giải quyết vụ án tại phiên toà đều phải được ghi nhận bằng bản án
Chúng tôi cho rằng quan điểm thứ nhất đưa ra một giải pháp tuỳ nghi, nghĩa là dành cho Toà án quyền lựa chọn phương án giải quyết hoặc là đình chỉ việc giải quyết vụ án hoặc công nhận sự thoả thuận của các đương sự vì vậy tạo ra một sự thiếu nhất quán trong việc áp dụng và thi hành Pháp lệnh trong cả nước dẫn đến tình trạng có Toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, có Toà án ra quyết định công nhận hoà giải thành
Trang 39giải mà các đương sự thoả thuận được với nhau về cách giải quyết vụ án thì, Toà án phải ra bản án công nhận sự thoả huận của các đương sự chứ không phải ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án Đối với bản án công nhận sự ~ thoả thuận của các đương sự thì các đương sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm
sát có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
Theo chúng tôi, việc quy định Toà án phải ra bản án công nhận sự thoả thuận của các đương sự chứ không ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự như pháp luật hiện hành vì trong hoạt động tố tụng những vấn để của vụ án được giải quyết tại phiên toà đều phải được thể hiện bằng một bản án Bản án là văn bản pháp luật do Toà án xác lập nhân danh nước Cộng hoà ' xã hội chủ nghĩa Việt Nam để quyết định việc giải quyết vụ án Điều 136 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định "các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân, và mọi công dân tôn trọng, cá nhân và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành" Mặt khác, chúng tôi cho rằng khi đã quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Hội đồng xét xử chỉ có thể ra bản án, dù các đương sự thoả thuận được với nhau về VIỆC giải
quyết vụ án mà không có vướng mắc gì
Thực tế giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình cho thấy cùng là quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự nhưng quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự theo khoản 2 Điều 44 khác với quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự ở khoản 2 Điều 52 Pháp lệnh Theo khoản 2 Điều 44 Pháp lệnh thì khi các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn dé phải giải quyết trong vụ án thì Toà án lập biên bản hoà giải thành Bản sao biên bản này được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung Nếu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà có đương sự thay đổi ý kiến hoặc Viện kiểm sát, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung phản đối sự thoả thuận đó thì Toà án đưa vụ ấn ra xét xử, nếu trong thời hạn đó không có sự thay đổi ý kiến hoặc phản đối thì Toà án ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự Quyết định này có hiệu lực pháp luật Đối với trường hợp này, theo hướng dẫn tại điểm 2 Mục II Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự" thì quyết định công nhận sự thoả
thuận này có hiệu lực pháp luật ngay, các đương sự không có quyền kháng
Trang 40quyết định của Hội đồng xét xử công nhận sự thoả-thuận của các đương sự không ra theo trình tự và thủ tục được quy định ở khoản 2 Điều 44 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, vì vậy quyết định này chưa có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được tuyên bố nên các đương sự có quyển kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị được pháp luật quy định như đối với bản án sơ thẩm
HH Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chế định hồ giải trong cơng tác xét xử của Toà án
a
Thực tế công tác xết xử trong những năm qua cho thấy do Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự chưa có những quy định cụ thể về trình tự
thủ tục chị tiết của công tác hoà giải nên hiện nay các Toà án địa phương đều
hoà giải theo cách làm riêng của mình, thậm chí cùng một Toà án nhưng mỗi Thẩm phán lại tiến hành hoà giải một cách khác nhau; có Toà án việc hoà giải
do Tham phan trực tiếp tiến hành, có Toà án lại giao cho thư ký làm trước nếu
khơng hồ giải được Thẩm phán mới ra hoà giải lại nên hiệu quả của công tác này bị hạn chế rất nhiều Ngoài ra trong trường hợp vụ án có nhiều đương sự, có những đương sự không thể có mặt trong buổi hoà giải thì Tồ án phải hỗn
để hoà giải vào buổi khác tạo ra tâm lý chán nản cho những người có mặt Xuất phát từ thực tế đó cần phải quy định thêm những quy định về việc hồ giải khơng có đầy đủ các bên đương sự nhằm tạo điều kiện cho Toà án và những người có mặt tiến hành hoà giải được thuận lợi không phụ thuộc vào sự có mặt của những đương sự khác Tuy nhiên, cũng cần quy định cụ thể giới
hạn của việc hoà giải trong trường hợp vắng mặt của một số đương sự khác, cụ thể là cần quy định hoà giải chỉ được tiến hành trong khuôn khổ có liên quan trực tiếp đến những đương sự có mặt và kết quả hoà giải chỉ có giá trị pháp lý
đối với những người có mặt nếu thoả thuận đó không ảnh hưởng đến quyền lợi của những người vắng mặt Để giải quyết những vấn đề trên theo chúng tôi có
một số kiến nghị sau: 1.Về lập pháp