Đặc san về bộ luật tố tụng dân sự Tạp chí luật học 27 Nguyễn Triều Dơng * ỡnh ch gii quyt v ỏn dõn s l vic to ỏn quyt nh chm dt gii quyt v ỏn dõn s nu sau khi th lý v ỏn dõn s m phỏt hin ra mt trong cỏc cn c phỏp lut quy nh. Vic ỡnh ch gii quyt v ỏn dõn s ỳng n s sm chm dt c vic gii quyt v ỏn, tit kim c thi gian, tin ca ca ng s v ca Nh nc. Tuy nhiờn, nu vic ỡnh ch gii quyt v ỏn dõn s khụng ỳng s khụng bo m c vic bo v quyn, li ớch hp phỏp ca ng s. Vỡ vy, vn xỏc nh rừ c cn c v hu qu ca ỡnh ch gii quyt v ỏn dõn s cú tm quan trng c bit. 1. Cn c ỡnh ch gii quyt v ỏn dõn s Trờn c s k tha v phỏt trin cỏc quy nh ti iu 46 Phỏp lnh th tc gii quyt cỏc v ỏn dõn s nm 1989, iu 39 Phỏp lnh th tc gii quyt cỏc v ỏn kinh t nm 1994 v iu 41 Phỏp lnh th tc gii quyt cỏc tranh chp lao ng nm 1996, iu 192 BLTTDS quy nh khỏ c th, chi tit cỏc cn c ca vic ỡnh ch gii quyt v ỏn dõn s. Theo ú, cỏc cn c ca vic ỡnh ch gii quyt v ỏn dõn s bao gm: 1.1. Nhng cn c phỏt sinh sau khi to ỏn ó th lý v ỏn (khon1 iu 192 BLTTDS) - Nguyờn n hoc b n l cỏ nhõn ó cht m quyn, ngha v ca h khụng c tha k Nhng quyn v ngha v ca nguyờn n, b n l cỏ nhõn khụng c tha k l nhng quyn v ngha v gn lin vi nhõn thõn ca h. Vớ d, trong v ỏn yờu cu cp dng khi ly hụn m mt bờn v hoc chng cht thỡ quyn c cp dng hoc ngha v phi cp dng khụng c tha k. Tuy nhiờn, cng cn phi phõn bit trng hp ny vi trng hp ng s l cỏ nhõn ang tham gia t tng cht m quyn, ngha v ti sn ca h c tha k thỡ ngi tha k tham gia t tng (khon 1 iu 62 BLTTDS). Ngi tha k ca ng s c xỏc nh theo cỏc quy nh v tha k ca B lut dõn s. Nu trong trng hp cú nhiu ngi tha k ca ng s thỡ tt c nhng ngi tha k tham gia t tng hoc h phi tho thun vi nhau bng vn bn c ngi i din tham gia t tng. Trng hp tt c ngi tha k u t chi nhn di sn hoc khụng cú ngi tha k hoc cú ngi tha k nhng ngi tha k khụng c hng thỡ di sn thuc v Nh nc, sau khi thc hin vic thanh toỏn cỏc ngha v theo th t u tiờn quy nh ti iu 686 B lut dõn s. Trong cỏc trng hp * Ging viờn Khoa lut dõn s Trng i hc Lut H Ni §Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù 28 T¹p chÝ luËt häc này toà án vẫn tiến hành giải quyết vụ án. - Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó Đây là trường hợp nguyên đơn, bị đơn là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó. Tuy nhiên, trong trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng thì cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tham gia tố tụng và toà án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án. Cụ thể: + Trường hợp tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản là loại hình tổ chức chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (điểm a khoản 1 Điều 26; điểm b khoản 1 Điều 51 Luật doanh nghiệp), doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (Điều 6, Điều 15 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) thì cá nhân, tổ chức là thành viên tổ chức đó khi tham gia tố tụng chỉ phải chịu trách nhiệm tài sản tối đa bằng phần tài sản còn lại của các tổ chức đó khi bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản nếu các cá nhân và tổ chức thành viên này đã hoàn thành nghĩa vụ đóng góp vốn theo quy định trong điều lệ của doanh nghiệp. Nếu có người chưa hoàn thành nghĩa vụ góp vốn thì người đó phải thực hiện nghĩa vụ này cả gốc và lãi theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật doanh nghiệp và khoản 5 Điều 11a Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ (đã được sửa đổi bổ sung một số điều bằng Nghị định số 125/2004/NĐ-CP ngày 19/5/2004 của Chính phủ). Nếu tài sản còn lại của tổ chức bị tuyên bố phá sản hoặc bị giải thể chưa bị chia cho các thành viên thì nghĩa vụ tài sản được thực hiện từ toàn bộ số tài sản còn lại. Nếu tài sản còn lại đã được chia cho các thành viên thì mỗi thành viên tham gia tố tụng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản của tổ chức bị chấm dứt hoạt động hoặc bị giải thể tương ứng với phần tài sản mà mình đã nhận. + Trường hợp tổ chức bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản là công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm tài sản về các nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty còn các cá nhân là thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm tài sản về các nghĩa vụ tài sản của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình (điểm b,c khoản 1 Điều 95 Luật doanh nghiệp). + Trường hợp cơ quan, tổ chức bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nhà nước thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức được giao tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng. - Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và §Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù T¹p chÝ luËt häc 29 được toà án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi khởi kiện của họ là cơ sở để toà án giải quyết vụ án nhưng sau khi toà án thụ lý giải quyết vụ án thì người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được toà án chấp nhận hoặc xác định người khởi kiện không có quyền khởi kiện làm cho cơ sở của việc giải quyết vụ án không còn nữa. - Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án Cơ quan dân số, gia đình và trẻ em hoặc Hội liên hiệp phụ nữ khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam là cơ sở để toà án giải quyết vụ án dân sự nhưng sau khi toà án đã thụ lý vụ án các cơ quan, tổ chức này lại rút lại văn bản khởi kiện do không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn không yêu cầu tiếp tục giải quyết vụ án làm cho cơ sở của việc giải quyết vụ án không còn nữa. - Các đương sự đã tự thoả thuận và không yêu cầu toà án tiếp tục giải quyết vụ án Sau khi toà án đã thụ lý vụ án mà các đương sự tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án và không yêu cầu toà án tiếp tục giải quyết vụ án làm cho đối tượng cần giải quyết trong vụ án không còn nữa. - Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt Nguyên đơn là người cho rằng quyền hay lợi ích của mình bị vi phạm do vậy đã khởi kiện hoặc được người khác khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích đó. Vì vậy, nguyên đơn phải có mặt theo giấy triệu tập của toà án để thực hiện các biện pháp hợp pháp chứng minh cho yêu cầu của mình. Tuy nhiên, nếu nguyên đơn đã được toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện mà không cần xem xét đến việc vắng mặt của nguyên đơn có lý do chính đáng hay không có lý do chính đáng. Quy định này khác với quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, trong hai pháp lệnh này đều quy định toà án đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp: "Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng". - Đã có quyết định của toà án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó Trong quá trình toà án giải quyết vụ án dân sự, nếu một trong các bên đương sự trong vụ án là doanh nghiệp, hợp tác xã đã có quyết định mở thủ tục phá sản thì các quyền, nghĩa vụ của các đương sự sẽ được giải quyết thông qua thủ tục phá sản. Vì vậy, toà án đang giải quyết vụ án sẽ phải đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự kể từ ngày toà án ra quyết định mở thủ §Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù 30 T¹p chÝ luËt häc tục phá sản. 1.2. Những căn cứ phát sinh trước khi toà án thụ lý vụ án (khoản 2 Điều 192 BLTTDS) Đây là những căn cứ đã phát sinh trước khi toà án thụ lý vụ án, khi thụ lý vụ án toà án phát hiện ra phải trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo cho đương sự theo quy định tại Điều 168 BLTTDS. Do vậy, sau khi thụ lý vụ án mới phát hiện ra những căn cứ này thì toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xoá tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự. Những căn cứ này bao gồm: - Thời hiệu khởi kiện đã hết; - Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; - Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà toà án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà toà án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện; - Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 171 của BLTTDS mà người khởi kiện không đến toà án làm thủ tục thụ lý vụ án, trừ trường hợp có lý do chính đáng; - Chưa có đủ điều kiện khởi kiện; - Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án. 2. Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết án dân sự Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu toà giải quyết lại vụ án dân sự đó nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật tranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại các điểm c, e và g khoản 1 Điều 192 của BLTTDS và các trường hợp pháp luật có quy định khác. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của toà án cấp sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Tiền tạm ứng án phí mà đương sự nộp được sung công quỹ nhà nước trong trường hợp toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 192 của BLTTDS. Trong trường hợp toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại khoản 2 Điều 192 của BLTTDS thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho người đã nộp tiền tạm ứng án phí. 3. Một số ý kiến về các quy định đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự Nghiên cứu các quy định của BLTTDS về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, chúng tôi thấy một số bất cập sau: - Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước phiên toà sơ thẩm nhưng không được toà án chấp nhận thì toà án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án mà không thể ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án theo §Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù T¹p chÝ luËt häc 31 quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS. Tuy nhiên, khi toà án tiếp tục giải quyết vụ án mà triệu tập nguyên đơn đến lần thứ hai để tham gia mà nguyên đơn vẫn vắng mặt thì toà án lại phải ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS. - Trước phiên toà sơ thẩm, nếu nguyên đơn được toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự (điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS). Hậu quả là toà án chấm dứt toàn bộ việc giải quyết vụ án và tiền tạm ứng án phí mà đương sự nộp sung vào công quỹ nhà nước (khoản 1 Điều 193 BLTTDS). Quy định như vậy là chưa hợp lý. Bởi vì: Thứ nhất, không chỉ nguyên đơn đưa ra yêu cầu mà bị đơn có thể đưa ra yêu cầu phản tố, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đưa ra yêu cầu độc lập. Nếu như nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện, toà án không phải giải quyết yêu cầu của nguyên đơn nữa nhưng vẫn có yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ mà họ cũng đã nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm. Do vậy, toà án cũng cần phải giải quyết yêu cầu của họ mới bảo đảm sự bình đẳng giữa các đương sự. Thứ hai, nếu trong vụ án có nhiều nguyên đơn, mỗi nguyên đơn lại có yêu cầu độc lập với bị đơn và họ đã nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm mà một nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt mà toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án thì sẽ ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền lợi của các nguyên đơn khác. Hơn nữa, không chỉ nguyên đơn đưa ra yêu cầu là phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố cũng phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cũng phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, nếu chỉ do nguyên đơn không đến khi được toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự (điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS) và xử lý sung vào công quỹ nhà nước toàn bộ số tiền tạm ứng án phí của đương sự đã nộp (khoản 2 Điều 193 BLTTDS) là chưa thoả đáng. - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì có các quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn (khoản 2 Điều 61 BLTTDS). Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đã được toà án sơ thẩm triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và toà án ra quyết định đình giải quyết vụ án đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu nguyên đơn và bị đơn đều đồng ý. Trong trường hợp toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu độc lập thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn (khoản 3 Điều 201 BLTTDS). Tuy nhiên, trường hợp nguyên §Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù 32 T¹p chÝ luËt häc đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án mà không cần bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý. Trong trường hợp này, toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn. Các quy định này không bảo đảm sự bình đẳng giữa các đương sự trong vụ án. - Tại phiên toà sơ thẩm mà đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ việc xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút (khoản 2 Điều 218 BLTTDS). Trong trường hợp này địa vị tố tụng của đương sự có thể sẽ thay đổi như sau: + Nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu cầu khởi kiện nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn (khoản 1 Điều 219 BLTTDS). + Nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì người có quyền lợi liên quan trở thành nguyên đơn, người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập trở thành bị đơn (khoản 2 Điều 219 BLTTDS). Tuy nhiên, trước phiên toà sơ thẩm mà nguyên đơn rút đơn khởi kiện là tự nguyện và được toà án chấp nhận thì toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS). Vậy trong trường hợp này bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập họ vẫn giữ nguyên yêu cầu và họ đã nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm vậy yêu cầu của họ lại không được giải quyết do vụ án đã bị chấm dứt. Như vậy có thể thấy cùng một trường hợp nhưng việc giải quyết trước phiên toà và tại phiên toà sơ thẩm là chưa thống nhất. - Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm thì hội đồng xét xử phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không. Nếu bị đơn đồng ý thì hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn và hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp này các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của toà án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 269 BLTTDS). Tuy nhiên, nếu trong vụ án có sự tham gia của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu cầu độc lập thì có cần sự đồng ý của người này hay không khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện ở trước hoặc tại phiên toà phúc thẩm thì BLTTDS lại không có quy định. Để khắp phục được những bất cập nêu trên, chúng tôi thấy rằng BLTTDS cần quy §Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù T¹p chÝ luËt häc 33 định căn cứ và hậu quả của việc đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự các theo hướng sau đây: - Đương sự đã được toà án triệu tập hợp lệ mà vắng mặt có lý do chính đáng lần thứ bao nhiêu cũng phải hoãn để triệu tập lần thứ tiếp theo để bảo đảm quyền tham gia của đương sự. Tuy nhiên, nếu đương sự được toà án triệu tập hợp lệ vắng mặt không có lý do chính đáng lần thứ nhất thì cần áp dụng ngay các biện pháp xử lý đối với đương sự để việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, kịp thời đồng thời hạn chế việc đương sự cố tình gây khó khăn cho toà án nhằm trì hoãn quá trình tố tụng. - Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước phiên toà sơ thẩm thì toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của nguyên đơn đã rút đơn, toà án vẫn giải quyết các yêu cầu của các nguyên đơn khác (nếu có). Nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện mà bị đơn có yêu cầu phản tố thì bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn. Nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện, bị đơn rút yêu cầu phản tố mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ yêu cầu độc lập thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn còn người có nghĩa vụ với yêu cầu này trở thành bị đơn. - Nguyên đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ nhất mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đánh thì toà án quyết định đình chỉ xét xử phần yêu cầu cầu của nguyên đơn còn vẫn giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập (nếu có). Trường hợp này cũng dẫn tới việc thay đổi tư cách tố tụng như trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện tại phiên toà sơ thẩm. - Nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước phiên toà hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của nguyên đơn thì cũng chỉ sung vào công quỹ nhà nước số tiền tạm ứng án phí của nguyên đơn đã rút đơn khởi kiện hoặc nguyên đơn vắng mặt không có lý do chính đáng. - Tại phiên toà sơ thẩm, nếu nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án đối với yêu cầu của nguyên đơn còn toà án vẫn giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu cầu độc lập (nếu có). Trường hợp này dẫn tới việc thay đổi tư cách tố tụng như trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện tại phiên toà sơ thẩm. - Trong trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện thì toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của các chủ thể này./. . chỉ giải quyết án dân sự Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu toà giải quyết lại vụ án dân sự đó nếu việc khởi kiện vụ án sau không. trường hợp toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 192 của BLTTDS. Trong trường hợp toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy. tục giải quyết vụ án làm cho cơ sở của việc giải quyết vụ án không còn nữa. - Các đương sự đã tự thoả thuận và không yêu cầu toà án tiếp tục giải quyết vụ án Sau khi toà án đã thụ lý vụ án