1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoa kỹ thuật giao thông đh bách khoa tp hcm

67 295 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 9,1 MB

Nội dung

f/ Bộ đầu khẩu, chòng, cơlê, mỏ lết, khẩu cho bugi, tô vít, kìm mũi nhọn, kìm có tâm, kìm cắt, búa, thanh đồng, dao cạo gioăng, đột lấy tâm, đục nhọn:- Bộ đầu khẩu: Dụng cụ này có thể sử

Trang 1

Lời nói đầu

Ngành công nghiệp chế tạo và sửa chữa ôtô đang ngày càng phổ biến trên toàn thếgiới Và từng bước trở thành một trong những ngành công nghiệp đóng góp một phần lớnvào GDP của nước ta Bên cạnh đấy ngành ôtô cũng đã phát triển lâu đời, các thế hệ động

cơ mới hiện đại ngày càng được cải tiến với hệ thống điều khiển điện và sự can thiệp hoàntoàn của hệ thống điều khiển điện tử Đồng thời công nghệ chế tạo và sửa chữa cũng đangphát triển tương xứng để theo kịp các công nghệ mới được áp dụng trên ôtô

Công ty cổ phần Toyota Đông Sài Gòn - Chi nhánh Gò Vấp đã giúp em:

 Ôn tập và hệ thống lại các kiến thức chung về ô tô

 Hình thành ý thức chuyên nghiệp của một Kỹ thuật viên (KTV) sửa chữa ô tô

 Hình thành phương pháp, kỹ năng sửa chữa từ cơ bản đến nâng cao

 Được thực tập trên các hệ thống, các động cơ ô tô hiện đại và sử dụng các thiết

bị, các phần mềm hỗ trợ chuẩn đoán ô tô

Khóa thực tập tuy không lâu nhưng đã giúp cho em hiểu biết nhiều về ô tô cũngnhư có cơ hội áp dụng những kiến thức mà mình đã học vào thực tế, biết được nhữngthuận lợi và khó khăn để có thể trở thành một KTV tốt sau khi ra trường

Trang 2

Lời cảm ơn

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với quý Thầy Cô Trường

Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý Thầy Cô khoa kỹ thuật giao thông và công ty cổ phần Toyota Đông Sài Gòn - Chi nhánh Gò Vấp đã tạo điều

kiện cho em được học tập và thực tập ở công ty để em có thể trau dồi kiến thức và nângcao tay nghề Khóa thực tập đã giúp em tự tin hơn khi ra trường đi làm Và em cũng xin

chân thành cảm ơn Thầy Đinh Quốc Trí đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa

thực tập

Trong quá trình học và thực tập, cũng như quá trình làm bài báo cáo thực tập, khótránh khỏi sai sót, rất mong quý Thầy bỏ qua Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinhnghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được

ý kiến đóng góp Thầy để em học thêm được nhiều kinh nghiệm

Em xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 08 năm 2018

SVTH

Trang 3

I/ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬPĐịa điểm: Công ty Cổ phần Toyota Đông Sài Gòn - Chi nhánh Gò vấp Địa chỉ: 18 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh Điện thoại: 098 398 30 62

Hình 1.1: Địa điểm thực tập

Trang 4

II/ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Công Ty Cổ Phần Toyota Đông Sài Gòn (TESC) được thành lập từ tháng 10/1992với tên gọi ban đầu là trung tâm Toyota đặt tại số 2 Lê Duẩn, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh.Qua quá trình phát triển, trung tâm Toyota đã trở thành Xí Nghiệp Toyota Đông Sài Gònvào ngày 18/11/1998 Tiếp theo đó, thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệpnhà nước, xí nghiệp Toyota Đông Sài Gòn đã chính thức trở thành công ty cổ phầnToyota Đông Sài Gòn theo quyết định số: 2537/QĐ - UB của UBND Tp Hồ Chí Minh từngày 10/7/2003

Từ việc kinh doanh Ôtô Toyota nhập khẩu đến năm 1998, sau khi chính thức trởthành đại lý của công ty Ôtô Toyota Việt Nam, công ty cổ phần Toyota Đông Sài Gòn đãgặt hái được những thành công bước đầu rất đáng khích lệ như: năm 2001 và 2002 liêntiếp đạt hạng ba và vươn lên hạng nhì trong hệ thống phân phối của Toyota Việt Nam vềđại lý có lượng xe bán ra nhiều nhất trên thị trường cả nước Đến ngày 20/11/2003, TESC

đã trở thành đại lý thứ hai trong hệ thống Toyota tại Việt Nam đạt được số lượng xe bán

ra trên 5.000 chiếc và vinh dự nhận giải vàng dành cho Đại lý xuất sắc nhất trong hệthống Toyota trên toàn quốc năm 2007 Không dừng lại với những thành tích của chínhmình, TESC đã tự hào là Đại lý đầu tiên của Toyota Việt Nam đạt doanh số bán ra 20.000

xe vào ngày 5/7/2010

Đây là thành quả chung của tập thể CB - NV Công ty trog suốt thời gian qua ToyotaĐông Sài Gòn có một lực lượng nhân viên hùng hậu gần 30 người, một đội ngũ kỹ thuậtviên và cố vấn dịch vụ gần 120 người có trình độ cao theo tiêu chuẩn đánh giá của Công

ty Ôtô Toyota Việt Nam và đặc biệt là một phương cách kinh doanh khoáng đạt, đa dạngmang đậm dấu ấn văn hóa doanh nghiệp Đội ngũ nhân viên của Công ty đã đạt được rấtnhiều giải thưởng cao quý của Toyota Việt Nam: Nhân viên tư vấn bán hàng xuất sắcnhất, cố vấn dịch vụ xuất sắc, nhân viên tư vấn bán hàng có kỹ năng giao dịch qua điệnthoại tốt nhất 2 năm liền

Toyota Đông Sài Gòn cũng nhận được bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ vàongày 22/8/2002 và rất nhiều bằng khen của UBND Thành Phố, giấy khen của các cơ quanban ngành Thành phố và của tổng Công ty Bến Thành về nhứng thành tích xuất sắc trongnhững năm vừa qua

Trang 5

IV/ Xưởng Sửa Chữa Xe Toyota

Hình 4.1: Xưởng sửa chữa Ôtô

Trang 6

4.1/ Thiết bị máy thực tập:

4.1.1/ Cấu tạo:

a/ Thước kẹp:

1 Đầu đo đường kính trong

2 Đầu đo đường kính ngoài

4

3

2

1

Trang 7

Hình 4.2: Hình ảnh thước kẹp b/ Panme:

Trang 8

Các loại đầu đo:Độ chính xác của phép đo: 0.01mm

3 Chiều cao đầu bulông

4 Chiều dài ren

5 Chiều dài danh nghĩa

6 Chiều cao của đai ốc

7 Đường kính chính cơ sở (đường kính danh nghĩa của ren)

Trang 9

8 Bước ren – khoảng cách giữa một

điểm trên ren đến điểm tương tự

của ren tiếp theo

Hình 4.6: Bulông, đai ốc và cấu tạo f/ Bộ đầu khẩu, chòng, cơlê và tô vít, kìm mũi nhọn, kìm có tâm trượt, kìm cắt, búa, thanh đồng, dao cạo gioăng, đột lấy tâm, đục nhọn.

- Bộ đầu khẩu, chòng và cơlê có hai loại: 12 cạnh và 6 cạnh

- Tua vít có 2 loại: tua vít 4 cạnh và tua vít 2 cạnh

Trang 10

Hình 4.7: Tủ đồ nghề của KTV Toyota

1 Búa đầu tròn

2 Búa nhựa Plastic hammer

3 Búa kiểm tra

Trang 11

Thanh đồng Dao cạo gioăng

1

2

3

Trang 12

Hình 4.8: Dụng cụ sửa chữa của KTV Toyota

g/ Cân lực: Cấu tạo gồm:

 Đầu (cơ cấu cóc)

 Kim

 Thang đo

 Tay cầm

Trang 13

Hình 4.9: Các loại cân lực h/ Dưỡng đo khe hở điện cực bugi và thước lá:

Hình 4.10: Dưỡng đo khe hở điện cực bugi và thước lá

i/ Súng hơi:

1

Trang 14

 Ống dẫn thủy lực bằng hợp kim không rỉ

 Thanh đỡ tránh hiện tượng nâng cầu quá giới hạn cho phép

 Bình nhớt sử dung cầu

- Cầu nâng loại bàn:

 Xy lanh hay còn gọi là ti nâng

 Bàn nâng

Trang 15

Hình 4.12: Cầu nâng 2 trụ và cầu nâng loại bàn

Trang 16

Cầu nâng loại 4 trụ

Hình 4.13: Cầu nâng 4 trụ l/ Đồng hồ đo áp suất lốp:

- Đồng hồ đo

- Đầu van

- Nút ấn giúp đồng hồ về vị trí ban đầu

- Đầu xả khí lốp xeĐồng hồ đo áp suất lốp

Trang 17

b/ Panme: Đo đường kính ngoài / chiều dày chi tiết bằng cách tính toán chuyển động

quay tương ứng của đầu di động theo hướng trục

Phạm vi đo:

0~ 25mm

25~50mm

50~75mm75~100mm

Độ chính xác cho phép: 0.01mm

c/ Đồng hồ so: Chuyển động lên xuống của đầu đo được chuyển thành chuyển động quay

của kim chỉ ngắn và dài Dùng để đo độ lệch hay cong của trục, và sự biến đổi bề mặt củamặt bích v.v

d/ Đồng hồ đo xylanh:

- Được dùng để đo đường kính xylanh

- Độ chính xác của phép đo: 0.01mm

- Đặc điểm:

 Chuyển động ra và vào của đầu đo được đọc bằng đồng hồ so

 Panme cũng được sử dụng để đo đừng kính xylanh

e/ Bulong và đai ốc: sử dụng để bắt chặt các chi tiết với nhau ở những khu vực khác nhau

trên xe Có nhiều loại bulong và đai ốc tùy theo ứng dụng của chúng Điều quan trọng làphải nắm được chủng loại để có thể tiến hành việc bảo dưỡng được chính xác

Trang 18

f/ Bộ đầu khẩu, chòng, cơlê, mỏ lết, khẩu cho bugi, tô vít, kìm mũi nhọn, kìm có tâm, kìm cắt, búa, thanh đồng, dao cạo gioăng, đột lấy tâm, đục nhọn:

- Bộ đầu khẩu: Dụng cụ này có thể sử dụng để dễ dàng tháo và thay thế bulông / đai

ốc bằng cách kết hợp tay nối và đầu khẩu, tùy theo tình huống thao tác

- Đầu nối cho đầu khẩu: Có tác dụng như một khớp nối để thay đổi kích thước đầu

nối của khẩu

- Đầu nối tùy động (bộ đầu khẩu): Đầu nối vuông có thể di chuyển thneo phương

trước và sau, trái và phải, và góc của tay cầm so với đầu khẩu có thể tahy đổi tùy ý, làmcho nó rất hữu dụng khi làm việc ở những không gian chật hẹp

- Thanh nối dài (bộ đầu khẩu):

 Có thể sử dụng để tháo và thay thế bulông / đai ốc mà được đặt ở những vị trí quásâu để có thể với tới

 Thanh nối cũng có thể được sử dụng để nâng cao dụng cụ trên mặt phẳng nhằm dễdàng với tới

- Tay nối trượt ( bộ đầu khẩu): Được sử dụng để tháo và thay thế bulông/ đai ốc

khi cần momen lớn

 Đầu nối với khẩu có một khớp xoay được, nó cho phép điều chỉnh góc của tay nốikhít với đầu khẩu

 Tay nối trượt ra, cho phép thay đổi chiều dài của tay cầm

- Tay quay nhanh ( bộ đầu khẩu): Tay nối có thể được sử dụng hai chiều bằng

cách trượt vị trí so với đầu khẩu

 Hình chữ L: Để cải thiện mômen

 Hình chữ T: Để nâng cao tốc độ

- Tay quay cóc (bộ đầu khẩu):

 Quay cần cố định sang bên phải xiết chặt bulông/ đai ốc và sang bên trái để nớilỏng

 Bulông/ đai ốc có thể quay theo một hướng mà không cần phải rút đầu khẩu ra

 Đầu khẩu có thể khóa với một góc nhỏ, cho phép làm việc với không gian hạnchế

Trang 19

- Chòng: Dùng để siết thêm một góc nhỏ và các thao tác tương tự, do nó có thể tác

dụng một mômen lớn vào bulông/ đai ốc

 Do có 12 cạnh, có thể dễ dàng lắp vào bulông/ đai ốc Nó có thể lắp lại ở trongnhững không gian hạn chế

 Do nó bề mặt lục giác của bulông/ đai ốc là có dạng tròn, không có nguy cơ bịhỏng các góc bulông, và có thể tác dụng mômen lớn

 Do phần cán của nó được làm cong, nó có thể được sử dụng để xoay bulông/ đai

ốc ở những nơi lõm vào hay trên bề mặt phẳng

- Cờlê: Được sử dụng ở những vị trí mà bộ đầu khẩu hay chòng không thể sử dụng

được để tháo hay thay thế bulông/ đai ốc

 Phần cán được gắn vào đầu cờlê với một góc Điều đó có nghĩa là qua việclật cờlê lên, nó có thể sử dụng để quay tiếp ở những không gian chật hẹp

 Để tránh phần đối diện khỏi bị quay, như khi nới lỏng ống nhiên liệu, hãydùng hai cờlê để nới lỏng đai ốc

 Cờlê không thể cho mômen lớn, nên không được sử dụng để xiết lần cuốicùng

- Mỏ lết: sử dụng với bulông/ đai ốc có kích thước khác nhau, hay để giữ các SST.

 Xoay vít điều chỉnh sẽ thay đổi kích thước mỏ lết Mỏ lết do đó có thể được

sử dụng thay cho nhiều cờlê

 Không thích hợp khi tác dụng mômen lớn

- Khẩu cho bugi: Dụng cụ này được sử dụng đặc biệt để tháo và thay thế bugi.

 Có 2 cỡ, lớn và nhỏ, để lắp vừa với kích thước của các bugi

 Bên trong của khẩu có nam châm để giữ bugi

- Tô vít: Được dùng để tháo và thay thế các vít.

 Có hình dấu (+) hay dấu (-), tùy theo hình dạng của đầu

 Tô vít xuyên: có thể sử dụng để tác dụng lực vào vít cố định

 Tô vít ngắn: có thể sử dụng để tháo và thay thế vít ở những vị trí chật hẹp

 Tô vít thân vuông: có thể sử dụng ở những nơi cần mômen lớn

 Tô vít nhỏ: Có thể sử dụng để tháo và thay thế những chi tiết nhỏ

Trang 20

- Kìm mũi nhọn: Dùng để thao tác ở những nơi hẹp hay để kẹp những chi tiết nhỏ.

 Mũi kìm nhỏ và dài, phù hợp khi làm việc ở những nơi hẹp

 Có một lưỡi cắt ở phía trong, nó có thể cắt dây thép nhỏ hay bóc vỏ cáchđiện của dây điện

- Kìm có tâm trượt: Dùng để giữ.

 Thay đổi vị trí của lỗ ở tâm quay cho phép điều chỉnh độ mở của mũi kìm

 Mũi kìm có thể sử dụng để kẹp hay giữ và kéo

 Có thể cắt dây thép nhỏ ở phần trong

- Kìm cắt ( kìm bấm): Dùng để cắt dây thép nhỏ.

 Do đầu của lữi cắt tròn, nó có thể được dùng để cắt dây thép nhỏ, hay chỉchọn dây cần cắt trong bó dây điện

- Búa: Dùng để tháo và thay thế các chi tiết bằng cách đóng vào chúng, và để thử độ

siết chặt của bulông bằng âm thanh

 Búa đầu tròn: có đầu bằng thép

 Búa đầu nhựa Plastic hammer: Có đầu bằng nhựa, và được sử dụng ở nhữngnơi cần tránh hư hỏng cho vật được đóng

 Búa kiểm tra: Được sử dụng để kiểm tra độ xiết chặt của bulông/ đai ốcbằng âm thanh và rung động phát ra khi gõ vào chúng

- Thanh đồng: Một dụng cụ hỗ trợ để tránh hư hỏng go búa gây ra.

- Dao cạo gioăng: dùng để tháo gioăng nắp quy lát, keo lỏng, nhãn và các vật khác

ra khỏi bề mặt phẳng

- Dột lấy tâm: Dùng để đánh đấu chi tiết.

- Đục nhọn: dùng để tháo và thay thế các chốt, và để điều chỉnh các chốt.

g/ Cân lực: Dùng để xiết bulông/ đai ốc đến mômen tiếu chuẩn

h/ Dưỡng đo khe hở điện cực bugi và thước lá:

- Dưỡng đo khe hở điện cực bugi: Được dùng để đo và điều chỉnh khe hở điện cực

bugi

Phạm vi đo: 0.8~ 1.1mm

- Thước lá: Dùng để đo khe hở rãnh xécmăng.

Trang 21

i/ Súng hơi: Được dùng để tháo và thay thế bulông/ đai ốc Chúng cho phép hoàn thành

công việc nhanh hơn

k/ Cầu nâng: Nâng cao xe lên sao cho kỹ thuật viên có thể đảm bảo được tư thế thuận

tiện để làm việc dưới gầm xe

Có 3 loại cầu nâng với cức năng, trụ đỡ và phương pháp đỡ khác nhau

- Những điểm cần kiểm tra trước khi đo:

 Lau sạch chi tiết được đo và dụng cụ đo: Những chất bẩn hay dầu cóthể dẫn đến sai số về giá trị đo Bề mặt phải được làm sạch trước khiđo

 Chọn dụng cụ đo thích hợp: Chọn dụng cụ đo tương ứng với yêu cầu

- Để đạt được giá trị đo chính xác cần tuân thủ các điểm sau:

 Đặt dụng cụ đo vào chi tiết được đo với một góc vuông

 Sử dụng phạm vi đo thích hợp

 Khi đọc giá trị đo: chắc chắn rằng tầm mắt của bạn vuông góc vớiđồng hồ và kim chỉ

- Chú ý khi sử dụng dụng cụ đo:

 Không dánh rơi hay gõ, nếu không sẽ tác dụng chấn động

 Tránh sử dụng hay lưu kho ở nhiệt độ cao hay độ ẩm cao

 Lau sạch dụng cụ sau khi sử dụng, và đặt nó vào vị trí ban đầu

Trang 22

4.1.3.1/ Thước kẹp:

a Đóng hoàn toàn đầu đo thước khi đo, và kiểm tra rằng có đủ khe hở giữa

đầu đo có thể nhìn thấy ánh sáng

b Khi đo, di chuyển đầu đo nhẹ nhàng sao cho chi tiết được kẹp chính xác

b Giá trị nhỏ hơn 1.0 mm đến 0.05 mm đọc tại điểm mà vạch của thước trượt

và vạch của thang đo trùng nhau B ví dụ: 0.25 (mm)

c Cách tính toán giá trị đo

A+B = 45+ 0.25 = 45.25 (mm)

Trang 23

Hình 4.15: Cách đo thước kẹp

4.1.3.2/ Panme:

a Chỉnh điểm 0 (calip): Trước khi sử dụng panme, hãy kiểm tra để chắc chắn

rằng các vạch không trùng khít với nhau

Trang 24

- Luôn sử dụng khi đã định vị trên đế từ điều chỉnh vị trí của đồng hồ

so và vật đo, và đặt đầu đo sao cho nó nằm ở điểm giữa của phạm vichuyển động

- Quay vật đo và đọc độ lệch của kim chỉ

b Đọc giá trị đo:

- Đồng hồ so cho thấy chuyển động của 7 vạch Độ lệch: 0.07 mm

Trang 25

4.1.3.4/ Đồng hồ đo xylanh:

- Bộ đồng hồ đo xylanh:

 Dùng thước kẹp, đo đường kính xylanh và lấy kích thước tiêu chuẩn

 Lắp thanh bổ sung và đệm điều chỉnh sao cho đồng hồ sẽ lớn hơn đườngkính xylanh khoảng từ 0.5 đến 1.0 mm

 Ấn đầu dài di động khoảng 1 mm khi đồng hồ so được gắn vào thân cảuđồng hồ đo xylanh

- Chỉnh điểm 0 của đồng hồ đo xylanh :

 Đặt panme đến đường kính tiêu chuẩn đã đo được bằng thước kẹp Cố địnhđầu di động của panme bằng kẹp hãm

 Di chuyển đồng hồ đo xylanh bằng cách sử dụng thanh đo bổ sung làm tâmquay

 Đặt điểm 0 cảu đồng hồ đo xylanh

- Đo đường kính của xylanh:

 Ấn nhẹ phần dẫn hướng và cẩn thận đưa đồng hồ vào xylanh

Trang 26

Hình 4.17: Cách đo giá trị của đồng hồ đo xylanh

Lưu ý:

- Tuân theo hướng dẫn trong sách hướng dẫn sửa chữa để biết vị trí đo

- Tính độ ô van và độ côn từ kích thước cảu xylanh

 Độ ô van: A’ – B’ (A’ > B’)

 Độ côn: A’ - a’ (A’ > a’)

B’ – b’ (B’ > b’)

4.1.3.5/ Mỏ lết, tô vít, dao cạo gioăng, đục nhọn:

Mỏ lết: Xoay điều chỉnh để chỉnh mỏ lết khớp với đầu bu lông/ đai ốc.

Chú ý khi sử dụng mỏ lết: Quay mỏ lết sao cho vấu di động được đặt theo hướng

quay Nếu mỏ lết không được vặn theo cách này, áp lực tác dụng lên vít điều chỉnh

có thể làm hỏng nó

Tô vít:

- Hãy sử dụng tô vít có kích thước thích hợp, vừa khít với rãnh của vít.

- Hãy giữ cho tô vít thẳng với thân vít, và xoay trong khi tác dụng lực.

Chú ý khi dùng tô vít:

- Không được sử dụng kìm có tâm trượt hay dụng cụ khác để tác dụng

mômen lớn hơn Nó có thể làm chờn vít hay hỏng đầu của tô vít

Dao cạo gioăng:

- Kết quả cạo phụ thuộc vào hướng của dao:

Trang 27

 Cạo tốt hơn do đầu lưỡi dao cắt vào gioăng Tuy nhiên bề mặt dễ bịxước.

 Đầu không chạm vào gioăng, có nghĩa là khó cạo gioăng hơn Tuynhiên bề mặt được cạo không bị hư hỏng

- Khi sử dụng trên những bề mặt dễ bị hư hỏng, dao cạo gioăng phải được

bọc băng dính nhựa

Chú ý khi sử dụng dao cạo gioăng:

- Không đặt tay lên trước mũi dao Bạn có thể làm mình bị cắt bởi lưỡi dao.

- Không mài lưỡi dao bằng máy mài Luôn mài lưỡi dao bằng đá dầu.

Đục nhọn:

- Tác dụng lực theo hướng thẳng đứng vào chốt

- Giảm chấn cao su cũng có thể đặt trùm lên cả đục vào chốt, và giữ chốt

trong khi tác dụng lực

4.1.3.6/ Cân lực:

- Siết sơ bộ bằng dụng cụ khác có hiệu quả thao tác cao hơn, trước khi xiết

bằng cân lực Nếu sử dụng cân lực để xiết ngay từ đầu, hiệu quả công việc sẽ kémhơn

- Xiết sơ bộ: Xiết tạm bulông/ đai ốc trước khi xiết lần cuối.

Chú ý:

- Nếu xiết một số bulông, hãy tác dụng lực đều đến từng bulông, lặp lại

khoảng 2 đến 3 lần

- Nếu SST được sử dụng cùng với cân lực, hãy tính toán mômen theo hướng

dẫn trong cẩm nang sửa chữa

- Chú ý đối với loại lò xo lá:

 Để tác dụng lực ổn định, hãy dùng 50~ 70% giá trị ghi trên thang đo

 Tác dụng lực sao cho tay cầm không chạm vào trục Nếu áp lực tácdụng vào những phần khác với chốt, không thể đạt được giá trị đomômen chính xác

Trang 28

4.1.3.7/ Dưỡng đo khe hở điện cực bugi:

- Lau sạch bugi

- Đo khe hở tại chỗ nhỏ nhất

- Dùng dưỡng mà có thể trượt với lực cản nhỏ, nhưng không lỏng và đọcchiều dày

Chú ý: Bugi Platin và Iridium không yêu cầu điều chỉnh khe hở trong khi kiểm tra

định kì Trong tình hình hiện nay, bugi thông thường trừ loại Platin và Iridiumkhông cần phải kiểm tra nếu động cơ hoạt động bình thường

4.1.3.8/ Cầu nâng:

Đặt xe:

- Đặt xe vào giữa cầu nâng

- Chỉnh cán bàn hay tay nâng vào vị trí như chỉ ra trong hướng dẫn sửa chữa

Chú ý:

- Loại 2 trụ:

 Điều chỉnh giá đỡ cho đến khi xe nằm ngang

 Luôn khóa các tay đòn

- Loại 4 trụ: Dùng khối chèn bánh xe và các cơ cấu an toàn

- Loại bàn: Dùng các phần gắn thêm vào bàn nâng như chỉ ra trong hướngdẫn sửa chữa

Chú ý 1:

- Gióng thẳng vị trí của phần gắn thêm vào bàn nâng với những phần trên xe

được đỡ

- Không cho phép phần gắn thêm vào bàn nâng nhô ra khỏi bàn nâng.

Nâng lên/ hạ xuống:

- Luôn phải kiểm tra an toàn trước khi nâng lên hay hạ cầu nâng xuống, và

phát tín hiệu cho người khác biết là đang vận hành cầu nâng

- Khi lốp xe nhấc lên khỏi mặt đất, hãy kiểm tra rằng xe đã được đỡ đúng

Chú ý 2:

Trang 29

- Hãy lấy hành lý ra khỏi xe và nâng xe trống

- Kiểm tra rằng không có vật gì trên đường nâng, ngoài những phần đỡ

- Không bao giờ nâng xe có trọng lượng vượt quá giới hạn của cầu nâng

- Xe có hệ thống treo khi cần vận hành đặc biệt do cấu tạo của nó Hãy tham

khảo hướng dẫn sửa chữa để biết thêm chi tiết

- Không di chuyển khi xe được nâng lên

- Cẩn thận khi tiến hành tháo và thay thế các chi tiết nặng do trọng tâm xe có

thể thay đổi

- Không nâng xe có cửa mở

- Nếu còn công việc chưa hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định, luôn

hạ xe xuống

4.1.3.9/ Đồng hồ đo áp suất lốp:

- Vặn đầu lốp xe, ấn đồng hồ vào đầu van và xem áp suất theo kim đồng hồ 4.2/ Lịch bảo dưỡng thiết bị:

Trang 30

Hình 4.18: Lịch bảo dưỡng thiết bị của Toyota

 A= Kiểm tra và/ hoặc điều chỉnh khi cần thiết

 R= Thay thế, thay đổi hoặc bôi trơn

 I = Kiểm tra và sửa chữa hoặc thay thế thiết bị khi cần thiết

 T = Xiết chặt đến mômen tiêu chuẩn

 L = Bôi trơn

Sự so sánh của xe được bảo dưỡng định kì và xe không được bảo dưỡng định kì

Hình 4.19: So sánh giữa xe được bảo dưỡng định kì và xe không được bảo dưỡng

định kì 4.3/ Nội dung bảo dưỡng thiết bị:

Ở các vị trí cầu nâng

4.3.1/ Vị trí nâng cầu số 1 (xe chưa nâng lên):

Bắt đầu kiểm tra với ghế lái xe và đi hết một vòng xung quanh xe trong khi đo kiểm cácphần bên ngoài và bên trong

Các thao tác trước khi kiểm tra:

- Ghế lái xe:

Trang 31

 Lắp các tấm phủ ghế

 Đặt các tâm phủ sàn xe

 Lắp vành che tay lái

 Kéo cần nhả móc giữ nắp đậy khoang động cơ

- Phía trước xe:

 Mở nắp đậy khoang động cơ

 Đặt các tấm phủ tai xe

 Đặt tấm phủ đầu xe

 Đặt các tấm chèn chặn bánh xe

- Khoang động cơ:

 Kiểm tra mức nước làm mát động cơ

 Kiểm tra dầu động cơ

 Kiểm tra mức dầu phanh

 Kiểm tra mức dung dich rửa kính

 Tháo nắp lọc dầu

Ghế lái xe:

- Các đèn chiếu sàng trái và phải:

 Kiểm tra đọ sáng của đèn báo khoảng cách

 Kiểm tra độ sáng của đèn soi biển số

 Kiểm tra độ sáng của đèn chiếu hậu

 Kiểm tra độ sáng của đèn pha chiếu gần (Lo)

 Kiểm tra độ sáng của đèn chiếu xa (Hi) và các đèn chỉ báo

 Kiểm tra độ sáng của đèn flasher và các đèn chỉ báo

 Kiểm tra độ sáng cảu các đèn tín hiệu rẽ và các đèn chỉ báo

 Kiểm tra độ sáng của các đèn báo đi thẳng và các đèn chỉ báo

 Kiểm tra độ sáng của các đèn phanh ( đèn sau có bật sáng)

 Kiểm tra độ sáng của các đèn lùi

 Kiểm tra công tắc đèn sương mù và chức năng tự động trở về

 Kiểm tra độ sáng của các đèn trong bảng táp lô

Trang 32

 Kiểm tra độ sáng của các đèn trần trong xe

 Kiểm tra các đèn cảnh báo của đồng hồ: Bật sáng và tắt

- Nước rửa kính bên trái và bên phải:

 Kiểm tra lực phun nước

 Kiểm tra vị trí tia phun

 Thanh dẫn động của gạt mưa với hoạt động của bộ rửa kính

 Điều chỉnh vị trí tia phun

- Bộ gạt mưa bên trái và bên phải:

 Kiểm tra hoạt động tốc độ thấp (Lo)

 Kiểm tra hoạt động tốc độ cao (Hi)

 Kiểm tra hoạt động gián tiếp (intermitted)

 Kiểm tra hoạt động một lần ( mist function)

 Kiểm tra tình trạng khi đạp chân phanh ( độ nhạy)

 Kiểm tra tình trạng khi đạp chân phanh ( đạp hết xuông)

 Kiểm tra tình trạng khi đạp chân phanh (tiếng ồn bất thường)

 Kiểm tra tình trạng khi đạp chân phanh (độ giơ quá mức)

 Đo chiều cao bàn đạp phanh ( điều chỉnh chiều cao bàn đạp phanh)

 Đo hành trình tự do của bàn đạp phanh

 Đo khoảng cách dự trữ của bàn đạp phanh

 Kiểm tra hoạt động của bộ trợ lực phanh

Trang 33

 Kiểm tra độ kín của bộ trợ lực

 Kiểm tra chức năng chân không của bộ trợ lực phanh

- Ly hợp:

 Kiểm tra rò dầu trong xy lanh tổng

 Kiểm tra tình trạng của bàn đạp ly hợp (chân bàn đạp bị hẫng)

 Kiểm tra tình trạng của bàn đạp ly hợp (tiếng ồn bất thường)

 Kiểm tra tình trạng của bàn đạp ly hợp ( độ rơ quá mức)

 Kiểm tra tình trạng của bàn đạp ly hợp ( cảm giác chân quá nặng)

 Đo chiều cao bàn đạp ly hợp (điều chỉnh chiều cao bàn đạp ly hợp)

 Đo hành trình tự do bàn đạp ly hợp (điều chỉnh hành trình tự do củabàn đạp ly hợp)

 Đo điểm cắt ly hợp

 Kiểm tra độ mòn, độ ồn và độ nặng của ly hợp

- Vành tay lái:

 Đo độ giơ vành tay lái

 Kiểm tra độ lỏng và độ nghiêng

 Kiểm tra khóa tay lái trên bộ khó điện

- Chuẩn bị kiểm tra bên ngoài xe:

 Mở khoang hành lý và nắp thùng nhiên liệu

 Chuyển công tắc đèn sang vị trí “ DOOR”

 Đặt cần số ở vị trí trung gian

 Nhả cần phanh đỗ

Cửa phía lái xe:

- Công tắc báo mở cửa:

 Kiểm tra hoạt động ( hoạt động của đèn trần và các đèn chỉ báo)

- Đai ốc và bu lông:

 Kiểm tra độ lỏng của các bu lông và đai ốc của đai an toàn

 Kiểm tra độ lỏng của các bu lông và đai ốc của ghế ngồi

 Kiểm tra độ lỏng của các bu lông và đai ốc của các cửa

Ngày đăng: 17/03/2019, 22:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w