1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan đặc công hiện nay

103 137 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 726,5 KB

Nội dung

Đánh giá chất lượng học tập của người học là một nhân tố của quátrình dạy học, là hoạt động quan trọng của hoạt động quản lý nhà trường, có ýnghĩa quan trọng trong nâng cao chất lượng gi

Trang 1

VŨ XUÂN THỌ

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ

CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG SĨ QUAN ĐẶC CÔNG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

VŨ XUÂN THỌ

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG SĨ QUAN ĐẶC CÔNG HIỆN NAY

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số : 60 14 01 14

Người hướng dẫn khoa học: TS BÙI HỒNG THÁI

HÀ NỘI - 2013

Trang 3

MỞ ĐẦU 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC

1.1 Cơ sở lý luận của quản lý đánh giá chất lượng học tập

1.2 Cơ sở thực tiễn quản lý đánh giá chất lượng học tập

của học viên Trường Sĩ quan Đặc công 33

Chương 2 YÊU CẦU, BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ

CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN

2.1 Yêu cầu quản lý đánh giá chất lượng học tập của học

viên Trường Sĩ quan Đặc công hiện nay 482.2 Những biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập

của học viên Trường Sĩ quan Đặc công hiện nay 532.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các

Trang 4

Viết đầy đủ là Viết tắt

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo là vấn đề rất quan trọng, mốiquan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới Ở Việt Nam đã có nhiềuchính sách của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới, phát triển giáo dục và đàotạo đã và đang mang lại những kết quả rất khả quan Chiến lược phát triểngiáo dục 2011 -2020 chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánhgiá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng, sáng tạo và năng lực tự học của người học”[ 11, tr.12]

Nghị quyết 86 của ĐUQSTƯ (nay là Quân ủy Trung ương) về giáodục và đào tạo trong tình hình mới chỉ rõ: “Đổi mới toàn diện công tác giáodục và đào tạo tạo chuyển biến cơ bản và vững chắc về chất lượng, hiệuquả giáo dục và đào tạo”[ 29, tr.12] Trong đó đổi mới quản lý giáo dục đượcxác định là khâu “đột phá”, mà trọng tâm là quản lý đánh giá chất lượnggiáo dục, nhằm làm chuyển biến chất lượng giáo dục và đào tạo trong cácnhà trường quân đội hiện nay

Nằm trong hệ thống các nhà trường quân đội, TSQĐC có nhiệm vụđào tạo sĩ quan CHTM Đặc công cấp phân đội bậc đại học và nhiều loại hìnhđào tạo khác đáp ứng yêu cầu xây dựng, chiến đấu của Binh chủng Đặc công

và quân đội Trong những năm qua phát huy những kinh nghiệm đã có trongcông tác quản lý giáo dục và đào tạo, Nhà trường đã tổ chức và thực hiệnnhiều chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo Qua

đó, Nhà trường đã đào tạo được hàng nghìn sĩ quan, hạ sĩ quan, nhân viênchuyên môn kỹ thuật có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu về đội ngũ cán bộcho binh chủng và toàn quân

Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, chiến đấu của quân đội

và Binh chủng Đặc công trong tình hình mới, đòi hỏi nhà trường phải nâng

Trang 6

cao hơn nữa chất lượng giáo dục đào tạo, nhằm bảo đảm cho học viên sau khitốt nghiệp ra trường vừa phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ kiếnthức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực theo quy định của nhà nước và quân đội,vừa phải có năng lực lãnh đạo, chỉ huy, quản lý theo yêu cầu của người sĩquan Đặc công Muốn vậy, học viên phải được đào tạo theo phương châm

“Cơ bản, hệ thống, thống nhất, chuyên sâu” và phải được đánh giá chất lượnghọc tập một cách chặt chẽ, khách quan, nghiêm túc

Đánh giá chất lượng học tập của người học là một nhân tố của quátrình dạy học, là hoạt động quan trọng của hoạt động quản lý nhà trường, có ýnghĩa quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nói chung và ởTSQĐC nói riêng Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay ở TSQĐC quá trình đánh giáchất lượng học tập của học viên vẫn chưa thực sự khoa học, cùng một đốitượng; nội dung, chương trình, mục tiêu yêu cầu đào tạo như nhau; Song ởmỗi khoa, đơn vị quản lý học viên (lớp, hệ) lại có cách đánh giá chất lượng họctập của học viên khác nhau; hay trong cùng một hệ thì việc nhận xét đánh giáchất lượng học tập cũng rất khác nhau và có lúc, có nơi chưa tuân thủ đúng theoquy trình và tiêu chí đánh giá chất lượng học tập

Do đó quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên TSQĐCtrong những năm qua là vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm, nghiên cứucủa các cán bộ quản lý giáo dục, các lực lượng sư phạm trong nhà trường xét

cả trên phương diện lý luận và thực tiễn Nghiên cứu quản lý đánh giá chấtlượng học tập của học viên TSQĐC sẽ góp phần quan trọng giúp cho các chủthể quản lý nhà trường có những nội dung biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sátđúng góp phần thực hiện tốt mục tiêu yêu cầu giáo dục, đào tạo của nhà

trường Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản

lý đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan Đặc công hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

Trang 7

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Trong lịch sử giáo dục của nhân loại vấn đề quản lý đánh giá chấtlượng giáo dục xuất hiện khi khoa học giáo dục phát triển mạnh mẽ Ở cácnước Châu Âu tiêu biểu là nền giáo dục Xô Viết, dấu mốc đầu tiên trong lịch

sử là vào những năm 20 của thế kỷ XX, nhằm đáp ứng nhiệm vụ xoá bỏ, cảitạo những tàn dư của nhà trường chế độ cũ, xây dựng nhà trường của chế độmới với quan điểm đánh giá người học là cơ sở và điều kiện cho việc giáo dục

ý thức học tập, phát triển những khả năng và phẩm chất cần thiết của ngườihọc, việc đánh giá người học đã được quan tâm và đã đạt được những kết quảrất quan trọng Những năm 70 - 80 của thế kỷ XX, nhiều nhà khoa học giáodục Xô Viết tiêu biểu như: Palôxki, Bônđarenkô, Papakhtrian Đã đi sâunghiên cứu những vấn đề lý luận, nguyên tắc, quan điểm đánh giá kết quả họctập của người học với nhiều công trình có giá trị cả về lý luận và thực tiễn Đặc biệt tác giả Travinxki trong công trình nghiên cứu của mình đã chỉ rõ đểquá trình đánh giá kết quả học tập bảo đảm tính chân thực, khách quan trướchết cần xác định các mức độ đánh giá, tác giả đã nêu lên 4 tham số chung đểđánh giá đó là:

Trình độ tri thức thực tế: Yêu cầu người học phải ghi nhớ đơn thuầncác sự kiện, các khái niệm, qui luật, lý thuyết nằm trong các môn học tựnhiên, khoa học xã hội được quy định trong chương trình

Trình độ vận dụng: Yêu cầu người học phải biết vận dụng những trithức đã học để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức cũng như trong hoạt độngthực tế có ích cho xã hội

Trình độ phân tích, tổng hợp: Yêu cầu người học phải có khả năngphát triển, chứng minh làm sáng tỏ những tư tưởng, những luận điểm cơ bảncủa những tài liệu đã học và biết vận dụng chúng để trả lời câu hỏi hay bài tậpvới nhiều mối liên hệ đa dạng giữa một số đại lượng

Trang 8

Trình độ sáng tạo: Yêu cầu người học phải có kỹ năng tri thức vàonhững tình huống mới, biết giải quyết các nhiệm vụ nhận thức không theomẫu có sẵn Đồng thời đòi hỏi người học phải có thái độ tích cực đối với cáchiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, phải nắm vững các kỹ năng tự học, tựnghiên cứu.

Những vấn đề nghiên cứu trên của tác giả tuy chưa thật hoàn chỉnh,song nó có giá trị cao về lý luận và thực tiễn, góp phần quan trọng làm nềntảng cho các công trình nghiên cứu về quản lý đánh giá chất lượng học tậpcủa người học

Trong công trình nghiên cứu của Bourke (1986) đã sử dụng các chỉ số

để nhằm đánh giá chất lượng đào tạo đại học như: Tỷ lệ sinh viên hoàn thànhkhoá học, chất lượng giảng dạy, tỷ lệ sinh viên trên giáo viên, diện tích lớphọc, mức độ thu hút các nguồn ngân sách cho nghiên cứu, thu hút sinh viênnhập học, khả năng tìm việc làm của sinh viên tốt nghiệp, chất lượng dịch vụcủa thư viện vv…

Trong một công trình nghiên cứu khác, Ronley (1996) đã đánh giá chấtlượng đào tạo đại học thông qua các hoạt động và chất lượng giảng dạy, được thểhiện ở: mức độ đáp ứng nhu cầu của sinh viên, chất lượng dịch vụ trong nhàtrường, chất lượng của môi trường dạy và học, tỷ lệ hoàn thành khoá học v.v

Ở Australia, việc đánh giá chất lượng đào tạo đại học từ năm 1992đến nay thường được đánh giá ở các chỉ số cơ bản như mức độ hài lòng củasinh viên khi kết thúc khoá học về các vấn đề: sự rõ ràng, cụ thể của mục tiêu,yêu cầu và chuẩn mực; cấu trúc nội dung, chương trình, chất lượng giảng dạy,

sự nâng cao tay nghề và mở rộng kiến thức vv… Bắt đầu từ năm 2000 thì việcxem xét mức độ hài lòng của sinh viên, khả năng tìm việc làm, sự thăng tiếncủa những sinh viên tốt nghiệp đại học cũng đã được các nhà trường đại họclưu ý và quan tâm nhiều hơn Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên

Trang 9

cứu đã tổng kết có khoảng 300 chỉ số có thể ảnh hưởng quyết định đến chấtlượng đào tạo, nhưng họ cũng chỉ ra rằng chỉ có một số nhỏ các chỉ số có thể

áp dụng chung cho tất cả các nước Ngoài ra, với đặc thù kinh tế - xã hội và

cơ chế quản lý giáo dục cụ thể, các nước đã xây dựng các chỉ số đánh giá chấtlượng đào tạo riêng cho phù hợp thực tiễn của nước mình

Các nước phát triển như Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc Đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo và vấn đề quản lý hoạt động đánh giá chấtlượng đào tạo đã được triển khai nghiên cứu từ thập niên 70 của thế kỷ trước Trongcác cuốn sách (đã được dịch sang tiếng việt) của một số tác giả ở các nước trên đềucho rằng: đánh giá chất lượng có mục đích kiểm định, đo đạc quá trình giáo dục, từ

đó các nhà quản lý có thể dự đoán kết quả, đưa ra những quyết định, những điềuchỉnh kịp thời để nâng cao chất lượng giáo dục Và họ cho rằng, quản lý đánh giáchất lượng giáo dục cần được thực hiện đồng bộ ở cả hai phương diện: Đánh giásản phẩm giáo dục và đánh giá các yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục của nhàtrường Cơ sở giáo dục muốn phát triển và hội nhập quốc tế phải có chính sách,mục tiêu và quy trình đánh giá chất lượng giáo dục; do đó hoạt động quản lý đánhgiá chất lượng giáo dục được tiến hành đồng thời ngay trong quá trình đào tạo Cơquan kiểm định là các đơn vị độc lập với cơ quan quản lý và triển khai giáo dục, từ

đó các kết quả đánh giá có giá trị khách quan, loại trừ được các yếu tố chủ quan, tuỳtiện do bệnh thành tích Đối với giáo dục đại học và giáo dục chuyên nghiệp, dạynghề chất lượng giáo dục chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố cấu thành nhà trườngnhư: hoạt động quản lý, đội ngũ giáo viên, học viên, cơ sở vật chất, trang thiết bịtrường học và tổ chức, quản lý giáo dục Do đó, quản lý đánh giá chất lượng giáodục đại học cần đặt trong mối quan hệ với các yếu tố đó

Ở Việt Nam, về phương diện nghiên cứu lý thuyết đã có nhiều tác giả

đề cập đến quản lý đánh giá chất lượng giáo dục cả ở bậc học phổ thông vàgiáo dục đại học như: Nguyễn Công Khanh “Về tiêu chuẩn kiểm định khoá

Trang 10

đào tạo giáo viên tiểu học”, Nguyễn Đức Chính “Kiểm định chất lượng tronggiáo dục đại học”, Đặng Bá Lãm “Kiểm tra và đánh giá trong dạy - học đạihọc”, Trần Khánh Đức “Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lựctheo ISO&TQM” Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, cùng với trungtâm kiểm định chất lượng giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội đã triển khainghiên cứu đề tài cấp Nhà nước về “Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá chất lượngdùng cho các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam”

Về phương diện thực tiễn, từ năm 2002 Bộ Giáo dục và Đào tạo đãquan tâm xây dựng cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục, từ đây hệ thốngkiểm định chất lượng giáo dục ở nước ta được hình thành và đi vào hoạt động

Cụ thể như: Tháng 1/2002 thành lập Phòng Kiểm định chất lượng đào tạothuộc Vụ Đại học và Sau đại học; tiếp đó Cục Khảo thí và Kiểm định chấtlượng giáo dục được thành lập theo Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày18/7/2003 của Chính phủ Tiếp đó là Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo

và Nghiên cứu phát triển giáo dục của Đại học Quốc gia Hà Nội; và Trungtâm Khảo thí - Đánh giá chất lượng giáo dục của Đại học Quốc gia TP HồChí Minh được thành lập Cùng với sự ra đời các tổ chức, ngày 2/12/2004, Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy định tạm thời về kiểm địnhchất lượng trường đại học với 10 tiêu chuẩn và 53 tiêu chí bao hàm hầu hếtcác hoạt động của trường đại học.Và mới đây, Quyết định số 65/2007/QĐ-BGĐT về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học ra đời, đây

là cơ sở pháp lý để triển khai hoạt động kiểm định chất lượng ở các cơ sở đàotạo đại học

Quản lý đánh giá chất lượng học tập của người học là một khâu, mộtbước của quá trình dạy học, là một chức năng rất quan trọng của hoạt độngquản lý giáo dục Quản lý đánh giá chất lượng học tập ra đời và phát triển gắnliền với sự ra đời và phát triển của quá trình dạy học Từ trước tới nay đã có

Trang 11

nhiều tác giả trong nước với nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này dướinhững góc độ khác nhau như: Dương Thiệu Tống, Đặng Bá Lãm, Đặng VũHoạt Năm 1986 trong Hội nghị Giáo dục toàn quốc lần thứ III tác giả Đặng

Vũ Hoạt có bài tham luận “ Đánh giá tri thức của học sinh trong lịch sử giáodục nhà trường” Năm 1995, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục đã nghiêncứu thành công đề tài B94-38-09PP về “Cải tiến phương pháp kiểm tra, đánhgiá chất lượng học tập của sinh viên các trường đại học và cao đẳng” Từcông trình nghiên cứu đó, tác giả Đặng Bá Lãm đã xuất bản cuốn sách

“Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong giảng dạy ở đại học” Cũng trong thờigian này, Viện Khoa học giáo dục đã nghiên cứu thành công đề tài B94-37-43

về “Cơ sở lý luận của việc đánh giá trong quá trình dạy học ở trường phổthông” Trong quân đội, các nhà trường quân sự cũng đã đưa ra nhiều giảipháp nâng cao chất lượng đào tạo, gắn quá trình đào tạo với nghiên cứu khoahọc Qua đó, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu đến những vấn đềchất lượng đào tạo, trong đó có chất lượng học tập và quản lý đánh giá chấtlượng học tập của học viên Theo một hướng tiếp cận khác, đề tài cấp họcviện “Đánh giá chất lượng học tập của học viên đào tạo tại Học viện Chính trịQuân sự hiện nay” do tác giả Mai Văn Hoá làm Chủ nhiệm, đã phân tích khásâu sắc những dấu hiệu của chất lượng học tập, xem “Chất lượng học tập củahọc viên ở Học viện Chính trị Quân sự là tổng hợp các yếu tố phản ánh nhữngtác động của quá trình dạy - học; phản ánh mức độ biến đổi về trí tuệ, kĩ năng

và thái độ của học viên sau khi kết thúc môn học và khoá học; đáp ứng cácyêu cầu của mục tiêu giáo dục - đào tạo đã xác định” Đề tài còn chỉ ra nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá chất lượng học tập của học viên vànhững giải pháp thiết thực, tính khả thi cao trong đánh giá chất lượng học tậpcủa học viên

Trang 12

Đề tài “Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo đại học ở Học viện Chínhtrị Quân sự hiện nay” do tác giả Trương Thành Trung làm Chủ nhiệm năm 2005,

đã khái quát những vấn đề cơ bản về lí luận của chất lượng giáo dục - đào tạo vàđánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo, đồng thời cũng đã đề cập những dấu hiệu

cơ bản của chất lượng học tập của học viên; đề xuất những giải pháp nâng caochất lượng giáo dục đào tạo Trong quá trình phân tích đã làm sáng tỏ cấu trúc củachất lượng giáo dục đào tạo, đề tài đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng của chấtlượng dạy, chất lượng giáo dục và chất lượng hoạt động học của người học, đãkhẳng định: “Chất lượng học tập của học viên được thể hiện ở kết quả lĩnh hộikiến thức, hình thành kĩ năng và trình độ phát triển trí tuệ của họ”

Đề tài khoa học cấp ngành “Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo sĩquan đặc công cấp phân đội trình độ đại học trong thời kì mới” do tác giả VũVăn Nghiệp TSQĐC làm Chủ nhiệm đề tài đã đưa ra quan niệm về chất lượnggiáo dục đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu đặc công cấp phân đội trình độ đạihọc ở TSQĐC là: “Chất lượng giáo dục đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu đặccông cấp phân đội trình độ đại học là tập hợp kết quả các quá trình chuẩn bị,thực hành giáo dục rèn luyện và truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm, rèn luyện

kĩ năng, kĩ xảo cho học viên theo chương trình, quy trình được xác lập vàđược khảo nghiệm qua mức độ hoàn thành cương vị chức trách, theo mụctiêu, yêu cầu đào tạo khi ra trường tại các đơn vị Đặc công” Đồng thời đề tài

đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo sĩquan chỉ huy tham mưu đặc công cấp phân đội trình độ đại học ở TSQĐCnhững năm tới

Trong những năm qua cũng đã có khá nhiều những bài viết trên cáctạp chí, báo bàn về đánh giá chất lượng học tập của học sinh, sinh viên Kếtquả của các công trình nghiên cứu đã đem lại những thành tựu mới cho việcđánh giá chất lượng học tập của người học Đồng thời, sự xuất hiện nhiềucông trình nghiên cứu cũng đã làm nảy sinh những quan điểm khác nhau về

Trang 13

vấn đề này Tuy nhiên, phạm vi của các đề tài, bài viết trên mới chỉ là nghiên cứu vềchất lượng giáo dục đào tạo, chất lượng học tập và đánh giá chất lượng học tập củahọc viên mà chưa đề cấp tới vấn đề quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên.

Kế thừa cách tiếp cận các kết quả nghiên cứu ở trên, vận dụng vào quản

lý đánh giá chất lượng học tập của học viên TSQĐC hiện nay, tác giả cho rằngcần phải phân tích đúng đắn những đặc điểm quá trình đào tạo của Nhà trường,những nhân tố tác động, đánh giá thực trạng quản lý đánh giá chất lượng học tậpcủa học viên, từ đó xác định những yêu cầu trong xây dựng và thực hiện các biệnpháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên TSQĐC hiện nay, gópphần thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý chất lượng học tập củangười học, đề xuất những biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của họcviên ở TSQĐC góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của Nhà trường

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý đánh giá chất lượng học tậpcủa học viên

Đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm bướcđầu trong quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên TSQĐC

Đề xuất yêu cầu, biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của họcviên ở TSQĐC góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của Nhà trường

4 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Khách thể nghiên cứu

Chất lượng học tập của người học trong quá trình đào tạo ở TSQĐC

* Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên TSQĐChiện nay

Trang 14

* Phạm vi, giới hạn nghiên cứu

Phạm vi, giới hạn: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thựctiễn và đề xuất những biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của họcviên ở TSQĐC hiện nay

Thời gian nghiên cứu các số liệu điều tra khảo sát từ năm 2007đến năm 2012

5 Giả thuyết khoa học

Quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên là một khâu của quá

trình giáo dục và đào tạo của nhà trường nếu trong quá trình đào tạo xây dựng

được các tiêu chí đánh giá, tổ chức thực hiện tốt nội dung quản lý đánh giá,đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập, phát huy vai trò các lực lượng

sư phạm trong nhà trường trong quản lý đánh giá chất lượng học tập của họcviên, đồng thời thường xuyên kiểm tra, sơ tổng kết việc thực hiện quản lý

đánh giá chất lượng học tập của học viên thì hiệu quả giáo dục và đào tạo của

nhà trường sẽ ngày càng được nâng lên

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận

Trong quá trình nghiên cứu tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luậnduy vật biện chứng Mác - Lê nin; quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục; dựa trên các quan điểm,nguyên tắc, phương pháp của khoa học quản lý giáo dục, lý luận về kiểm tra,đánh giá kết quả học tập của người học và công tác bảo đảm chất lượng giáodục đào tạo trong nhà trường quân đội

* Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, vận dụng cácquan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc; quan điểm thực tiễn; quan điểm lịch

sử - lôgic Các phương pháp cụ thể đó là:

Trang 15

Nghiên cứu hệ thống hoá, khái quát hoá các vấn đề lý luận về giáo dục

và đào tạo, quản lý giáo dục, các văn kiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhànước, các văn bản pháp luật Trên cơ sở đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

Quan sát cách thức tiến hành quản lý hoạt động đánh giá chất lượnghọc tập của học viên trong thực tiễn hoạt động quản lý của nhà trường

Nghiên cứu những báo cáo tổng kết kinh nghiệm quản lý đánh giáchất lượng học tập của học viên của nhà trường những năm từ 2007-2012

Xây dựng các phiếu hỏi ý kiến đối với các lực lượng có liên quantrực tiếp đến đề tài (Thủ trưởng Ban Giám hiệu, cán bộ các cơ quan: PhòngĐào tạo, Phòng Chính trị, Ban khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - đàotạo, các khoa giáo viên, cán bộ quản lý học viên, học viên )

Xin ý kiến một số nhà khoa học và chuyên gia về một số vấn đề lýluận và thực tiễn có liên quan

Sử dụng các phương pháp toán thống kê, lập bảng biểu, xử lý số liệuthu nhận được

Sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục đào tạo củanhà trường

7 Ý nghĩa của đề tài

Nghiên cứu thành công đề tài góp phần quan trọng trong thực hiệncác yêu cầu, biện pháp cơ bản mà thực tiễn đặt ra hiện nay về quản lý đánhgiá chất lượng học tập của học viên TSQĐC

Đề tài hoàn thành có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác quản

lý giáo dục của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học củaNhà trường

8 Kết cấu của đề tài

Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương, 5 tiết, kết luận và kiến nghị, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG

HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG SĨ QUAN ĐẶC CÔNG

1.1 Cơ sở lý luận của quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên

1.1.1 Các khái niệm công cụ

1.1.1.1 Khái niệm chất lượng học tập

Chất lượng là một khái niệm có tính tương đối Có nghĩa là khi đánhgiá chất lượng phải đối chiếu, so sánh với một thước đo nào đó thường được

gọi là chuẩn Theo cách hiểu thông thường, chất lượng đào tạo là mức độ kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh đạt được sau khi kết thúc một cấp học, bậc học nào đó so với các chuẩn đã được đề ra trong mục tiêu giáo dục.

Chất lượng học tập là một lĩnh vực phức tạp là mức độ kiến thức, kỹnăng và thái độ mà học sinh đạt được sau khi kết thúc khoá học so với cácchuẩn đã được đề ra trong mục tiêu dạy học

Theo tác giả Trần Khánh Đức (Viện nghiên cứu phát triển giáo dục)quan niệm: Chất lượng học tập được đánh giá qua mức độ đạt trước mục tiêu đàotạo đã đề ra đối với một chương trình đào tạo và chất lượng học tập là kết quả củaquá trình dạy học được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách

và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứngvới mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể

Đối với giáo dục đại học, bên cạnh mục tiêu đào tạo nhân lực còn có mụctiêu quan trọng nữa là đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho các ngành khoa học,công nghệ mũi nhọn Dĩ nhiên, chuẩn của các loại hình đào tạo này phải xuấtphát từ yêu cầu nghiên cứu, vận dụng và sáng tạo để hội nhập quốc tế Hơn nữa,chất lượng của quá trình đào tạo đại học là chất lượng tổng thể của tất cả cácthành tố trong hệ thống Xem xét chất lượng không chỉ xem xét chất lượng củasản phẩm đầu ra mà phải xem xét toàn diện

Trang 17

Theo quan điểm triết học, chất lượng hay sự biến đổi về chất là kết quảcủa quá trình tích lũy về lượng (quá trình tích lũy, biến đổi) tạo nên nhữngbước nhảy vọt về chất của sự vật và hiện tượng Trong lĩnh vực sản xuất -kinh doanh chất lượng sản phẩm được đặc trưng bởi các yếu tố về nguyên vậtliệu chế tạo, quy trình và công nghệ sản xuất, các đặc tính về sử dụng, kể cả

về mẫu mã, thị hiếu v v… Các đặc tính chất lượng có thể được thể hiệntường minh qua các chỉ số kỹ thuật – mỹ thuật của sản phẩm và có thể so sánh

dễ dàng với các sản phẩm cùng loại

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, chất lượng với đặc trưng sản phẩm

là “con người lao động” có thể hiểu là kết quả (đầu ra) của quá trình đào tạo

và được thể hiện cụ thể ở các phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức laođộng hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu

đào tạo của từng ngành đào tạo trong hệ thống đào tạo nghề Với yêu cầu đáp

ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động quan niệm về chất lượng đàotạo nghề không chỉ dừng ở kết quả của quá trình đào tạo trong nhà trường màcòn phải tính đến mức độ phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp với thịtrường lao động như tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp, năng lực hành nghềtại các vị trí làm việc cụ thể ở các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sản xuất –dịch vụ, khả năng phát triển nghề nghiệp v v Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng

chất lượng đào tạo trước hết phải là kết quả của quá trình dạy học và được thể

hiện trong hoạt động nghề nghiệp của người tốt nghiệp Quá trình thích ứng

với thị trường lao động không chỉ phụ thuộc vào chất lượng đào tạo mà cònphụ thuộc vào các yếu tố khác của thị trường như quan hệ cung – cầu, giá cảsức lao động, chính sách sử dụng và bố trí công việc của nhà nước và người

sử dụng lao động v v Do đó, khả năng thích ứng còn phản ánh cả về hiệuquả đào tạo ngoài xã hội và thị trường lao động

Chất lượng đào tạo còn là sự thỏa mãn mục tiêu và đáp ứng yêu cầu của

“khách hàng” đối với “sản phẩm” Ở đây “sản phẩm” chính là người đã được

Trang 18

đào tạo và tốt nghiệp trong các trường nghề, trung tâm dạy nghề, còn “kháchhàng” là những đơn vị, cá nhân có sử dụng người đã tốt nghiệp trong hệ thốnggiáo dục nghề nghiệp như chủ doanh nghiệp, thủ trưởng đơn vị, nhà nước, cơquan, đoàn thể, phụ huynh học sinh.

Việc đo lường và đánh giá chất lượng học tập của là hết sức khó khăn bởi

vì “sản phẩm” để đo là những con người phát triển qua đào tạo và chịu sự tácđộng phức hợp của môi trường xã hội; vì các quan niệm còn khác nhau khi xâydựng chuẩn đánh giá chất lượng học tập; vì các phương pháp và tiêu chuẩn, tiêuchí đánh giá chất lượng học tập chưa được xây dựng và ban hành trong toànngành giáo dục

Từ những quan niệm về chất lượng, chúng tôi đưa ra quan niệm chấtlượng học tập của người học như sau:

Chất lượng học tập của người học là tổng hợp các kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng và thái độ được hình thành và phát triển trong quá trình học tập rèn luyện ở nhà trường, đáp ứng với mục tiêu yêu cầu đào tạo và nhiệm vụ chức trách sau khia ra trường.

Khái niệm chỉ ra những đặc trưng cơ bản đó là:

Một là, Chất lượng học tập không phải là những con số cộng lại giản

đơn của tất cả các giá trị kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng và thái độ của người họchợp thành, mà là sự tích hợp, tổng hoà của các yếu tố, các phẩm chất đượchình thành và phát triển trong quá trình học tập ở nhà trường, các yếu tố đó cóquan hệ biện chứng tác động qua lại chế ước, thúc đẩy nhà trong một chỉnh thểthống nhất tạo nên giá trị chung của hoạt động học tập Bao gồm sự phong phú,mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức vàdiễn biến của tiến trình dạy học - giáo dục Trong đó, nhấn mạnh cách dạy, cáchhọc, sự rèn luyện của người học và tổ chức có hiệu quả các quá trình đó

Hai là, chất lượng học tập phản ánh năng lực nhận thức và các phẩm

chất của người học so với mục tiêu yêu cầu đào tạo của nhà trường; nó được

Trang 19

biểu hiện ra ở mục đích, động cơ thái độ học tập, mức độ nắm kiến thức, kĩ xảo,

kĩ năng và trình độ vận dụng một cách sáng tạo các kiến thức kĩ xảo, kĩ năngtrong các tình huống học tập và hoàn thiện các chuẩn mực, giá trị phẩm chấtnhân cách của người học sau khi ra trường

Ba là, chất lượng học tập còn được biểu hiện ở sản phẩm đào tạo (đầu ra) Đó là sự phù hợp của sản phẩm đào tạo với nhu cầu của xã hội Biểu hiện

của sự phù hợp đó là mức độ thích ứng với công việc và phát huy tác dụngcủa người học sau khi ra trường Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu chấtlượng giáo dục đại học phương Tây thì đó chính là sự thoả mãn nhu cầu của

"khách hàng" Các cơ quan, đơn vị, xã hội sử dụng sản phẩm đào tạo là ngườiđánh giá chính xác nhất về chất lượng đào tạo Kết quả đạt được của quá trìnhhọc tập chính là sự biến đổi về chất của đối tượng người học, là giá trị giatăng trong giáo dục và đào tạo, là mức độ kiến thức, kỹ xảo kỹ năng và cácphẩm chất nhân cách cần thiết mà người học đạt được sau khi kết thúc khoáhọc so với các chuẩn đã được đề ra trong mục tiêu đào tạo

Bốn là, chất lượng học tập là vấn đề tổng hợp được tạo nên từ chất lượng

của tất cả các yếu tố và điều kiện liên quan đến đối tượng người học Chất lượnghọc tập của người học được xem xét trên các mặt cơ và có quan hệ chặt chẽ vớiquá trình dạy học như:

Chất lượng quá trình dạy học: Bao gồm sự phong phú, mềm dẻo, linh

hoạt, sáng tạo về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và diễn biến củatiến trình dạy học Trong đó, nhấn mạnh cách dạy và quản lý tổ chức có hiệuquả các quá trình đó

Chất lượng của sản phẩm dạy học: Đó là sự phù hợp của sản phẩm đào tạo

với nhu cầu của xã hội và nhà trường Biểu hiện của sự phù hợp đó là mức độ thíchứng với công việc và phát huy tác dụng của người học sau khi ra trường

Tóm lại: Chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung và chất lượng dạyhọc nói riêng có các cấp độ khác nhau, được hình thành và phát triển trong

Trang 20

quá trình phát triển hệ thống quản lý chất lượng: Kiểm soát chất lượng, đảmbảo chất lượng và quản lý chất lượng tổng thể Chất lượng tổng thể là triết lýcủa sự phát triển liên tục, nó không phải là thanh tra Đó là sự cố gắng làmmọi việc đúng ngay từ đầu và đúng vào mọi thời điểm hơn là việc kiểm tra.Cải tiến liên tục bằng cách áp dụng kỹ thuật quản lý chất lượng theo vòngtròn Deming (PDCA), trong đó sử dụng phân tích thống kê để xác định tổnthất chất lượng dựa trên những sự kiện Trước những thay đổi to lớn trongmục tiêu và yêu cầu quá trình về xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh

tế, mà giáo dục và đào tạo là khâu then chốt nhất, đòi hỏi phải gắn sự pháttriển của các cơ sở giáo dục đào tạo với sự phát triển về chất lượng giáo dục

và đào tạo của cơ sở đó Do đó, nâng cao và đảm bảo chất lượng giáo dục vàđào tạo không còn là mục đích tự thân của mỗi cơ sở giáo dục và đào tạo mà

đã trở thành một đòi hỏi cấp thiết từ phía có liên quan đến chất lượng giáo dục

và đào tạo

1.1.1.2 Khái niệm quản lý đánh giá chất lượng học tập

Hiện nay có nhiều quan niệm về đánh giá chất lượng học tập của ngườihọc, tuỳ theo góc độ tiếp cận, phương pháp tiến hành và mục đích quản lý đánhgiá mà có những cách hiểu khác nhau

Theo quan điểm tiếp cận giá trị: Đánh giá là sự thu thập và lý giải mộtcách có hệ thống những bằng chứng dẫn tới sự phán xét về giá trị theo quanđiểm hành động

Theo quan điểm tiếp cận hiệu quả: Đánh giá là việc đưa ra phán quyết

về giá trị của một sự kiện, nó bao hàm việc thu thập thông tin sử dụng trongviệc định hướng giá trị của một chương trình, một sản phẩm, một tiến trình vàmột mục tiêu hay tiềm năng ứng dụng của một cách thức đưa ra, nhằm đạt tớimục đích nhất định

Khái niệm đánh giá trong quá trình giáo dục đào tạo còn được hiểu là:Căn cứ vào dữ liệu, những thông tin thu được trong quá trình kiểm tra để ước

Trang 21

lượng năng lực hoặc phẩm chất, để nhận định, phán đoán và đề xuất các quyếtđịnh làm cho quá trình đào tạo đạt hiệu quả cao hơn, sản phẩm đào tạo tốt hơn.

Từ những vấn đề trình bày trên có thể đưa ra quan niệm về đánh giátrong quá trình dạy học như sau:

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kếtquả dạy học dựa trên sự phân tích những thông tin thu được từ phía ngườihọc, đối chiếu các tiêu chí đã đề ra; từ đó đề xuất những ý kiến thích hợpnhằm cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả quátrình đào tạo

Đánh giá chất lượng học tập của học viên là xác định mức độ đạtđược về trình độ tri thức, kỹ năng, trình độ phát triển tư duy và trình độ đượcgiáo dục của họ theo mục tiêu đề ra sau một nội dung, một môn học hoặc mộtgiai đoạn học tập cụ thể

Hiện nay các nhà trường quân đội và TSQĐC đang sử dụng phươngpháp đánh giá chất lượng học tập các môn học của học viên dựa trên sốđiểm học viên đạt được sau mỗi môn học, khoá học thông qua kết quả kiểmtra, thi kết thúc học phần, môn học hoặc thi tốt nghiệp Tuy nhiên, việcđánh giá kết quả học tập của học viên bằng phương pháp này đang đặt ranhiều vấn đề cần giải quyết đối với các nhà quản lý bởi liệu kết quả của cácmôn học đó có thực sự phản ánh đúng khả năng nắm vững tri thức, mức độthuần thục kỹ năng, kỹ xảo của học viên hay không? Do đó, vấn đề phảinghiên cứu để tìm ra biện pháp nhằm đánh giá đúng chất lượng học tập củahọc viên là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay

Lý thuyết dạy học hiện đại lại coi trọng vai trò chủ thể tích cực, chủđộng của người học đặt người học vào vị trí trung tâm của hoạt động giáodục và đào tạo Việc tích luỹ kinh nghiệm về phương pháp học tập để chuẩn

bị khả năng tự học liên tục, suốt đời trở thành một mục tiêu dạy học của tất

Trang 22

cả các cấp học, bậc học Theo tinh thần đó, người dạy phải hướng dẫn chongười học phát triển kĩ năng đánh giá và tự đánh giá để điều chỉnh cách học;đồng thời người dạy phải thông qua việc đánh giá chất lượng học tập củangười học để điều chỉnh hoạt động dạy học cho có hiệu quả hơn.

Quan điểm đánh giá dựa trên tiêu chí mục tiêu dạy học đang ngàycàng chiếm ưu thế, trở thành phổ biến hơn so với đánh giá theo chuẩn so sánhkết quả học tập của học viên này với học viên khác Nhờ sự vận dụng lýthuyết mới về mục tiêu giáo dục, người ta thiết kế mục tiêu dạy học theo từngchương, từng bài thành những tiêu chí rất cụ thể để có thể căn cứ vào đó màđánh giá chính xác kết quả dạy học Khâu đánh giá được tính toán ngay khixác định mục tiêu và khi đánh giá người ta chú ý không chỉ mặt đã đạt được

mà cả những mặt chưa đạt được để có kế hoạch bổ khuyết trước khi bước vàomột nội dung dạy học mới Với lý thuyết hệ thống, việc đánh giá chất lượnghọc tập của học viên được tiến hành ở nhiều tầng bậc, có sự phối hợp theo chủđịnh và kế hoạch cụ thể Đối tượng đánh giá được đặt trong hệ thống, việc xử

lý thông tin thu được có tính đến những mối liên hệ trong hệ thống để đưa rađược những nhận định khách quan hơn về chất lượng học tập của người học

và đề xuất những biện pháp điều chỉnh hoạt động sư phạm hợp lý hơn Với lýthuyết hoạt động mỗi học viên bộc lộ được tiềm năng và trình độ thực chất vềkiến thức, kĩ năng, thái độ

Quản lý chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng, đại học là quá trình tổchức thực hiện có hệ thống các hoạt động của các chủ thể quản lý đến toàn

bộ quá trình đào tạo, nhằm bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng đàotạo của nhà trường đáp ứng nhu cầu của xã hội

Từ những quan niệm trên đây, chúng tôi quan niệm:

Quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên là hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch của các chủ thể quản

Trang 23

lý trong nhà trường tác động đến quá trình đánh giá, nhằm thực hiện tốt mục tiêu yêu cầu đào tạo của Nhà trường.

Quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên là hoạt động có tínhmục đích rõ ràng đó là xem xét đối chiếu với mục tiêu yêu cầu, chương trình, nộidung đào tạo đã xác định Thông qua đánh giá chất lượng học tập của học viêngóp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên, chất lượng côngtác của cán bộ quản lý giáo dục và các lực lượng tham gia quá trình đào tạo, xemxét điều chỉnh hoạt động của mình phù hợp với đổi mới nội dung, chương trình,phương pháp giảng dạy của nhà trường hiện nay

Quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên là một nhiệm vụtrọng tâm của hoạt động quản lý giáo dục và đào tạo của nhà trường Bởi lẽcho dù chất lượng dạy học, các yếu tố bảo đảm như hoạt động giảng dạy củagiáo viên, chất lượng quản lý của cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở vật chất,phương tiện dạy học được đánh giá có chất lượng đến đâu chăng nữa nhưngquản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trên thực tế lại thấp, khônghiệu quả, tức là chất lượng quản lý của các chủ thể của nhà trường chưa tươngxứng với tiềm năng, chưa đạt được những yêu cầu mục tiêu quản lý đánh giáchất lượng học tập của học viên Tác giả Trần Kiểm cho rằng “Giáo dục chính lànói vấn đề học tập của mọi người Nếu trong giáo dục có vấn đề quản lý chấtlượng tổng thể thì trọng tâm của công tác này phải là quản lý đánh giá chất lượnghọc tập” [39, tr.212]

Mục đích quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên là nhằmbảo đảm cho quá trình học tập của học viên thực hiện tốt nhất mục tiêu yêucầu đào tạo mà nhà trường đã xác định đó là: “Đào tạo những thanh niên,quân nhân có đủ tiêu chuẩn quy định, trở thành sĩ quan chỉ huy tham mưu đặccông, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ đạihọc, năng lực toàn diện về chỉ huy, lãnh đạo, quản lý và huấn luyện bộ đội, có

Trang 24

thể lực tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Học viên tốt nghiệp được cấp bằng cửnhân quân sự, ngành chỉ huy tham mưu đặc công, đảm nhiệm chức vụ banđầu mũi trưởng đặc công (trung đội trưởng) phát triển lên liên đội trưởng (tiểuđoàn trưởng) và tương đương, có tiềm năng phát triển lâu dài”[48, tr.2].

1.1.1.3 Khái niệm biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan Đặc công

Để đưa ra khái niệm biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập củahọc viên TSQĐC, chúng tôi cho rằng cần phải dựa vào những căn cứ sau đây:

Một là, dựa vào Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính qui

ban hành kèm theo quyết định số 25/2006/QĐ – BGDĐT ngày 26 tháng 6năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Hai là, dựa vào Quy chế Tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt

nghiệp đại học và cao đẳng chính qui trong các trường quân đội ban hành kèmtheo Quyết định số 2031/2011/QĐ – BQP ngày 30 tháng 8 năm 2001; Quy chế

Tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi công nhận tốt nghiệp các đối tương theo chức vụtrong nhà trường quân đội ban hành kèm theo Quyết định số 149/2006/QĐ –BQP, ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

Ba là, dựa và các quy định, quy chế, chỉ thị về giáo dục đào tạo của

Hiệu trưởng về hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo;hướng dẫn của Phòng đào tạo, Ban khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục -đào tạo ở TSQĐC

Với cách tiếp cận quan điểm trên, Chúng tôi quan niệm:

Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên ở TSQĐC là tổng hợp các cách thức tác động của chủ thể quản lý đến hoạt động đánh giá chất lượng học tập của người học thông qua các quy chế, quy định, các tiêu chí đánh giá nhằm mục đích đánh giá đúng kết quả học tập của học viên.

Trang 25

Biện pháp được hiểu là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thểnhằm đạt được mục đích đề ra Trong quá trình quản lý, chủ thể quản lý sửdụng các công cụ quản lý thông qua các chức năng quản lý để tác động vàođối tượng quản lý hay vào các yếu tố của quá trình đào tạo, đó chính là thựchiện một biện pháp quản lý.

Theo tác giả Phạm Viết Vượng “Biện pháp quản lý là theo dõi sát saomọi công việc, kiểm tra kịp thời, thanh tra để uốn nắn tổ chức tốt tự giámsát, tự kiểm tra của các bộ phận, các tổ chuyên môn là biện pháp tốt nhất vàhiệu quả nhất”

Chủ thể quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên TSQĐC rất

đa dạng, phong phú Xác định đúng chủ thể quản lý sẽ góp phần giúp cho các

bộ phận, cá nhân phát huy vai trò trách nhiệm, nâng cao hiệu quả quản lýtránh được sự chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ, có thể chỉ rõ chủ thểquản lý hoạt động đánh giá chất lượng học tập của học viên TSQĐC như sau:

Một là, Thường vụ, Đảng ủy, Ban Giám hiệu lãnh đạo, chỉ huy, quản

lý và điều hành toàn diện mọi mặt hoạt động của Nhà trường Trong đó,nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học được xác định là nhiệm

vụ trung tâm và cũng là chủ thể quản lý đánh giá chất lượng học tập của họcviên TSQĐC

Hai là, Phòng Đào tạo là cơ quan quản lý, điều hành tổng thể chương

trình, kế hoạch huấn luyện của tất cả các đối tượng học viên, phối hợp hoạtđộng sư phạm của các khoa giáo viên với hoạt động của các cơ quan chứcnăng khác thành một quy trình giáo dục và đào tạo thống nhất, nhịp nhàng vàcũng là cơ quan trực tiếp tham ra hoạt động quản lý đánh giá chất lượng họctập của học viên TSQĐC

Ba là, Phòng Chính trị là cơ quan chức năng quản lý hồ sơ, lí lịch,

danh sách học viên; theo dõi nắm chất lượng quá trình học tập, rèn luyện củahọc viên cùng tham gia vào quá trình quản lý đánh giá người học để có cơ sở

Trang 26

tham mưu cho Ban giám hiệu về đánh giá nhận xét chất lượng học tập của họcviên, làm căn cứ phân công công tác khi học viên ra trường.

Bốn là, Ban Khảo thí và đảm chất lượng giáo dục - đào tạo với chức

năng tham mưu, đề xuất giúp cho Ban Giám hiệu xây dựng, bổ sung quy chếgiáo dục và đào tạo và cũng là lực lượng chủ yếu tham giá các hoạt động như:thanh tra huấn luyện, kiểm tra, thi và tổ chức chấm thi các học phần, môn học,thi tốt nghiệp cuối khóa và bảo vệ khóa luận cho học viên

Năm là, Ban Khoa học quân sự là cơ quan quản lý hoạt động nghiên

cứu khoa học trong nhà trường, đặc biệt là hoạt động nghiên cứu khoa họccủa đội ngũ giáo viên và học viên Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu khoahọc của học viên theo quy chế hoạt động khoa học quân sự của nhà trường.Tham gia vào quá trình nhận xét đánh giá chất lượng đề tài nghiên cứu khoahọc của học viên

Sáu là, các khoa giáo viên là lực lượng sư phạm chủ yếu, trực tiếp

giảng dạy, quản lý nội dung, chương trình môn học, phương pháp sư phạm trongnhà trường và trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lý đánh giá chất lượng họctập của học viên

Bảy là, các đơn vị quản lý học viên (hệ, lớp) là bộ phận trực tiếp tổ

chức quản lý việc học tập rèn luyện của học viên theo chương trình, kế hoạch

và quy chế, quy định giáo dục và đào tạo, Tổ chức quản lý hoạt động học tậpngoại khóa cho học viên Tham gia huấn luyện một số nội dung theo hiệp đồngcủa Phòng Đào tạo, hướng dẫn học viên học tập, nghiên cứu khoa học Tiếnhành công tác đảng, công tác chính trị, các phong trào thi đua học tập, rènluyện, nghiên cứu khoa học, xây dựng nếp sống chính qui môi trường sư phạm

ở các đơn vị học viên Cán bộ quản lý học viên còn tham gia trực tiếp vào đánhgiá, phân loại kết quả học tập, rèn luyện, đề xuất khen thưởng học viên cóthành tích cao trong học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác

1.1.2 Nội dung quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan Đặc công

Trang 27

Các nội dung của hoạt động quản lý đánh giá chất lượng học tập củahọc viên TSQĐC là một chính thể thống nhất Trong đó cần xác định, đốitượng của quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên là chất lượng hoạtđộng học tập của tất cả học viên, tập thể học viên Học viên vừa là khách thểtiếp nhận các tác động sư phạm, tự điều khiển theo các quyết định của chủ thểquản lý, và cũng vừa là chủ thể tự tổ chức, tự điều khiển thực hiện quá trìnhhọc tập là nhân tố quyết định chất lượng học tập của chính mình.

Nội dung quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên TSQĐCbao gồm nhiều mặt, nhiều yếu tố song có thể khái quát tập trung ở một số nộidung cơ bản sau đây:

Một là, quản lý việc thực hiện quy chế giáo dục - đào tạo, quy chế

học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Văn bản, chỉ thị là cơ sở pháp lí quan trọng dựa vào đó để các đơn vịquản lí học viên và đội ngũ cán bộ quản lí quán triệt, triển khai thực hiện.Tuy nhiên, việc xây dựng và ban hành các văn bản, chỉ thị của Nhà trườngtrong hoạt động xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng học tập của học viêncòn gặp nhiều khó khăn… chính vì vậy, việc cụ thể hóa các yêu cầu về họctập đánh giá chất lượng học tập, xây dựng thành các văn bản, chỉ thị hướngdẫn các đơn vị thực hiện còn hạn chế Hiện nay, việc đánh giá chất lượnghọc tập học viên của Nhà trường vẫn chủ yếu dựa vào kết quả học tập tínhbằng điểm số, kết quả rèn luyện do đơn vị quản lí học viên phân loại

Việc cụ thể hóa những nội dung của Luật giáo dục, Quy chế giáo dụcđào tạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Điều lệ công tác nhà trường của BộQuốc phòng vào thực tiễn Nhà trường và xây dựng thành bộ tiêu chí hoànchỉnh để đánh giá học viên trong Nhà trường đảm bảo chặt chẽ, chính xác,nhất quán chưa được triển khai đồng bộ, hiệu quả Mặc dù các văn bản chỉthị, quy chế, hướng dẫn hoạt động đánh giá học viên của Nhà trường được

Trang 28

xây dựng và triển khai tích cực Song việc quán triệt, triển khai, tổ chứcthực hiện các văn bản đó trong thực tiễn quản lí giáo dục của đội ngũ cán

bộ quản lí cấp cơ sở, chất lượng và hiệu quả đạt được còn mức độ nhấtđịnh, đặc biệt là việc cụ thể hóa các văn bản trong đánh giá chất lượng.Qua trao đổi, tọa đàm với các cán bộ quản lí học viên, nhiều ý kiến chorằng, việc cụ thể hóa mục tiêu đào tạo trong đánh giá học viên còn ít, nhiềunội dung khó lượng hóa để đánh giá

Quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên để phục vụ quá

trình dạy và học Với mục đích lấy thông tin phản hồi cho giáo viên, cán

bộ quản lý giáo dục và học viên; quan tâm đến hiệu quả của hoạt độnggiảng dạy trong việc phát triển khả năng của người học chứ không phải làviệc chứng minh người học đã đạt được mức thành tích nào đó Đánh giádựa vào sự phát triển người học giúp giáo viên, học viên đánh giá đượchiệu quả của hoạt động giảng dạy cũng như kết quả tiếp thu, chỉ ra nhữngbước tiếp theo cần thực hiện để phát triển năng lực của học viên theo mụctiêu đã đề ra

Hai là, quản lý nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức thi, kiểm tra

đánh giá

Quản lý chất lượng học tập của học viên thông qua nội dung, hình thức

và phương pháp tổ chức thi, kiểm tra đánh giá với mục đích đánh giá chính xáckết quả học tập, đòi hỏi học viên phải ứng dụng các kĩ năng và kiến thức vàocác nội dung học tập ở nhà trường để đối chiêu với mục tiêu yêu cầu của nhàtrường với trình độ hiện có của bản thân Quản lý chất lượng học tập của ngườihọc bao gồm quản lý xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập trênlớp, kế hoạch tự học, tự rèn luyện của học viên và quản lý chất lượng học tậpcác môn học, khoá học (điểm số, kết quả các hoạt động, tiến độ hoạt động, thờigian hoàn thành)

Ba là, quản lý kết quả học tập, đánh giá sự sáng tạo của người học.

Trang 29

Nội dung quản lý này nhấn mạnh sự mới mẻ, đa dạng và sáng tạocủa những cách thực hiện đánh giá khác với cách làm truyền thống củahọc viên Cách đánh giá này cung cấp nhiều mẫu đại diện về việc học củahọc viên để nâng cao tối đa hình ảnh và tiếng nói của học viên, cũng nhưthông qua những hoạt động và thành tích đa dạng của họ Đánh giá sựsáng tạo của học viên thường được sử dụng nhằm tạo động cơ đúng đắncho học viên, giúp họ có trách nhiệm hơn đối với việc học của chínhmình, làm cho quản lý hoạt động đánh giá trở thành một bộ phận thườngtrực của kinh nghiệm học tập và gắn chặt nó trong những hoạt động thựctiễn cho phép nhận dạng và kích thích khả năng sáng tạo của học viên.Chính vì vậy, quản lý sự sáng tạo của người học phải gắn chặt với việcquản lý xây dựng động cơ, trách nhiệm, thái độ học tập của người học trongquá trình học tập.

Bốn là, quản lý chất lượng bảo đảm cơ sở vật chất cho đánh giá chất

lượng học tập của người học

Quản lý chất lượng bảo đảm đảm cơ sở vật chất học tập của người họckhông chỉ phản ánh bộ mặt, điều kiện đảm bảo cho quá trình đào tạo mà cònphản ánh trình độ, phương thức đào tạo của nhà trường Cơ sở vật chất bảođảm cho quá trình học tập được hiện đại hóa sẽ là điều kiện quan trọng choviệc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, đổi mới phongcách tư duy, nâng cao tính tích cực của cả thầy và trò Hiện đại hóa nhàtrường còn tạo điều kiện thuận lợi cho công nghệ hóa quá trình dạy học, nângcao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường Ngày nay, các chươngtrình, nội dung, phương pháp đào tạo chỉ được thực hiện có hiệu quả trên cơ

sở sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại và ứng dụng các thànhtựu của công nghệ thông tin

1.1.3 Các nhân tố tác động đến quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan Đặc công

Trang 30

Việc đánh giá chất lượng học tập của học viên trong quá trình dạy họcchịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan đó là:

* Nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan là những yếu tố thuộc về môi trường sư phạmtác động ảnh hưởng tới chất lượng học tập của học viên TSQĐC Đó lànhững nhân tố liên quan đến sự phát triển, thay đổi của nhà trường, của xãhội cũng như trách nhiệm của đội ngũ quản lý như: mục tiêu đào tạo; hệthống cơ sở vật chất bảo đảm; trách nhiệm của cán bộ quản lý; và vai tròtập thể lớp Công tác quản lý, đảm bảo huấn luyện, giáo dục và hoạt độngcông tác Đảng, công tác chính trị trong nhà trường có ảnh hưởng khôngnhỏ đến việc đánh giá chất lượng học tập của học viên

Do đó, khi quản lý hoạt động đánh giá chất lượng học tập cácmôn học của học viên cần căn cứ vào tất cả các yếu tố trên Mỗi yếu tốchi phối từng mặt nào đó đến chủ thể đánh giá; có những yếu tố mangtính chất kỹ thuật cần được nghiên cứu tháo gỡ; có những yếu tố mangtính xã hội cần khắc phục dần từng bước, làm cho quá trình đánh giáchất lượng học tập của học viên đạt đến độ chính xác ngày càng cao hơn,giúp cho việc phong quân hàm, sắp xếp học viên sau khi ra trường đượcchính xác hơn

Trong quá trình dạy học ở TSQĐC, quản lý hoạt động đánh giáchất lượng học tập là quá trình được tiến hành có hệ thống nhằm xác địnhmức độ đạt được về trình độ nắm kiến thức, phát triển trí tuệ, kỹ năng vàthái độ của học viên trong quá trình học tập

Quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên có vai trò rấtquan trọng, vì: Nó là một khâu, một bước nhằm hoàn thiện quá trình dạyhọc; nó gắn chặt với các khâu khác như: Xác định mục đích, xây dựng nộidung - chương trình dạy học, lựa chọn và sử dụng phương pháp, phươngtiện dạy học tạo nên một chu trình khép kín của quá trình dạy học

Trang 31

Quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên cần phải thựchiện đầy đủ các chức năng sau:

Chức năng dạy học và phát triển: Quản lý đánh giá chất lượng học tập

là một trong những biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức củangười học, góp phần chủ yếu giúp học viên củng cố kiến thức, rèn luyện kĩxảo, kĩ năng và phát triển trí tuệ, năng lực tư duy sáng tạo trong học tập vànghiên cứu các môn học Nhờ có đánh giá giúp người học có cơ hội bộc lộnhững năng lực bản thân trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng hiệuquả quá trình dạy học

Chức năng kiểm soát - điều chỉnh: Thông qua các kết quả đánh giá sẽgiúp cán bộ quản lý điều chỉnh tiến độ, kế hoạch giảng dạy, tổ chức hoạt động

tự học cho học viên và giúp cho lãnh đạo Nhà trường xem xét lại mục tiêudạy học đã đặt ra có khả thi không? Kết quả đánh giá còn giúp cho giáo viên,

bộ môn và khoa có cơ sở kiểm soát quá trình dạy và học; rà soát và điều chỉnh

kế hoạch giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng học viên Đồng thời,thông qua đánh giá giúp học viên biết được thực trạng kiến thức, kỹ năng, kỹxảo và năng lực trí tuệ của bản thân; để từ đó điều chỉnh phương pháp, kế hoạchhọc tập để học tốt hơn

Chức năng giáo dục - định hướng: Đánh giá được thực hiện theoquy trình và những tiêu chí đã xác định sẽ góp phần giáo dục nhân cáchhọc viên trong quá trình học tập tại trường, giúp học viên nâng cao tinhthần trách nhiệm, tự giác, tích cực sáng tạo trong học tập, nghiên cứu, hìnhthành động cơ, thái độ học tập đúng đắn, tạo ý thức tự học tập, tự kiểm trađánh giá bản thân

Quản lý đánh giá chất lượng học tập là một trong những con đường,biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của người học, góp phần chủ

Trang 32

yếu giúp người học củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và phát triểntrí tuệ, năng lực tư duy độc lập và sáng tạo trong học tập các môn học.

* Nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan là nhân tố tác động trực tiếp đến chất lượng họctập và quản lý chất lượng học của học viên TSQĐC bao gồm:

Một là, các nhân tố thuộc về người học

Học tập là hoạt động của người học trong suốt quá trình đào tạotrong nhà trường, vì thế chất lượng học tập của học viên phụ thuộc vàochính bản thân người học Đó là những yếu tố bên trong quyết định trựctiếp đến chất lượng học tập như: kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng, thái độ và kinhnghiệm nghề nghiệp quân sự của người học

Kiến thức của người học được biểu hiện tập trung ở mức độ hiểubiết và nắm vững những kiến thức thức cơ bản của các môn học nhằm hìnhthành nên các kỹ năng học tập, nghiên cứu như: đọc, nghiên cứu giáo trình,tài liệu tham khảo, biết xác định các hình thức tổ chức và phương pháp họctập thích hợp; xây dựng kế hoạch học tập một cách khoa học; phân tích,đánh giá lựa chọn, sử dụng thông tin; tự kiểm tra, đánh giá kết quả, chấtlượng học tập của bản thân và tập thể lớp học Học viên càng có hiểu biếtsâu sắc những vấn đề trên đây, đồng thời biết vận dụng những kiến thức đóvào quá trình học tập thì chất lượng và kết quả học tập sẽ cao và ngược lại,nếu kiến thức về các vấn đề đó ít, lại hạn chế về khả năng vận dụng vàothực tiễn thì chắc chắn chất lượng và kết quả học tập không cao

Thái độ học tập của học viên: là tổng thể nói chung những biểuhiện ra bên ngoài bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói chung những biểu hiện rabên ngoài bằng nét mặt, cử chỉ lời nói, hành động của ý nghĩ, tình cảm đốivới ai hoặc là đối với một sự việc, hiện tượng, hành động, hoạt động, sựnghiệp nào đó Thái độ học tập là một thuộc tính của ý thức, là yếu tố bên

Trang 33

trong quy định xu hướng tự giác, tích cực, độc lập trong quá trình học tậpcủa học viên được biểu hiện ra bên ngoài bằng những xúc cám hay hành vitrong học tập.

Nội dung, tính chất hoạt động học tập của học viên TSQĐC, đòi hỏimỗi học viên phải có thái độ đúng đắn với bản thân với tư cách là chủ thể củahoạt động học tập Tức là học viên phải tích cực nghiên cứu, chủ động, tư tổchức, tự điều khiển, kế hoạch hoá hoạt động học tập của mình trong mọitrường hợp, điều kiện khó khăn khác nhau Thái độ học tập tích cực là điềukiện cần thiết để lĩnh hội tài liệu học tập, nâng cao tính hiệu quả và chất lượnghọc tập của học viên TSQĐC là đó thực chất là biến quá trình đào tạo thànhquá trình tự đào tạo Thái độ học tập của học viên được thể hiện ở các thànhphần tâm lý bên trong như: nhu cầu, động cơ, hứng thú, say mê, ý chí khắcphục khó khăn, tính tự giác thói quen trong học tập Thái độ tự nghiên cứucũng có thể biểu hiện ra bên ngoài và có thể quan sát được như sự tích cực lênthư viện, vào các trang Web tìm đọc tài liệu, đến các nhà sách tìm mục tàiliệu; tích cực trao đổi, tranh luận với đồng nghiệp , giáo viên; chăm chỉnghiên cứu; thực hiện nghiêm túc kế hoạch học tập

Động cơ học tập của học viên TSQĐC bao gồm hệ thống động cơnhững thứ bậc khác nhau thúc đẩy và là nguyên nhân trực tiếp thôi thúc hànhđộng, duy trì hứng thú giúp học viên vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêutrong học tập Vì vậy, việc xác định tốt động cơ đúng đắn sẽ quyết định chấtlượng, kết quả học tập của học viên

Hai là, các nhân tố thuộc về người dạy

Đội ngũ giáo viên, lực lượng trực tiếp đánh giá chất lượng học tập củahọc viên Trong quá trình học tập hoạt động học tập và hoạt động giảng dạycủa giáo viên luôn gắn bó chặt chẽ với nhau Hoạt động học của người học vàhoạt động dạy của giáo viên là hai hoạt động có mới quan hệ biện chứng tác

Trang 34

động qua lại và thúc đẩy nhau trong quá trình dạy – học Chất lượng của hoạtđộng dạy tác động đến chất lượng của hoạt động học, đến kết quả học tập củangười học sự tác động này được thể hiện trên các khía cạnh chủ yếu là: trình

độ, năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên; phương pháp giảng dạy; kinhnghiệm của giáo viên có ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của học viên

Trình độ, năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết địnhđến hiệu quả hoạt động dạy và có tác động ảnh hưởng lớn đến việc hình thànhcác kỹ năng nghiên cứu cơ bản của học viên trong quá trình học tập ngườigiáo viên với vai trò chủ thể tác động sư phạm, trên cơ sở mục đích và nhiệm

vụ dạy học đã xác định phải biết kế thừa, xây dựng nội dung, phương phápdạy học của bản thân cũng như chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn người họcmột cách tối ưu nhất trong điều kiện cụ thể của nhà trường Vì thế trình độ,năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên, thông qua việc xây dựng nội dungdạy học, thiết kế các phương pháp dạy học sẽ tác động tốt đến chất lượng họctập của học viên

Chất lượng nội dung dạy học TSQĐC thể hiện tính khoa học, cơ bản,hiện đại và hệ thống, chuyên sâu trong các chuyên ngành đào tạo Trong đóbao hàm hệ thống tri thức đã được khái quát hoá bảo đảm độ chính xác, tincậy và khách quan, đồng thời thường xuyên được bổ xung, cập nhật giúpngười học có hệ thống kiến thức nền tảng Chất lượng nội dung bài giảngchính là cơ sở tiền đề cho quá trình phát triển nội lực của người học, giúp họtiếp tục triển khai hoạt động tự học, tự nghiên cứu Vì vậy, chất lượng bàigiảng tốt, có nhiều kiến thức mới chuyên sâu và sự đòi hỏi sự nỗ lực cao củangười học để chiếm lĩnh sẽ là chất xúc tác quan trọng nâng cao chất lượnghọc tập của học viên TSQĐC Không chỉ dừng lại ở việc trang bị kiến thức,chất lượng nội dung bài giảng còn hàm chứa tính giáo dục cao trong quá trìnhdạy học Nội dung tri thức tin cậy, chính xác khoa học và hiện đại bảo đảm

Trang 35

tính tư tưởng, tính giáo dục nghề nghiệp sâu sắc, giữ phương hướng chính trị,giai cấp; bám sát chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, đồng thời cótính chiến đấu cao trong phê phán cái sai, bảo vệ cái đúng sẽ trang bị, bồidưỡng thế giới quan khoa học, lý tưởng và niềm tin đúng đắn trong hoàn thiệnphẩm chất và nhân cách học viên.

1.2 Cơ sở thực tiễn quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan Đặc công

1.2.1 Đặc điểm học tập của học viên ở Trường Sĩ quan Đặc công

Đối tượng tuyển sinh đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu cấp phân đội

ở TSQĐC rất phong phú, đa dạng nguồn đào tạo từ những thanh niên, họcsinh tốt nghiệp trung học phổ thông và hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyênnghiệp đã tốt nghiệp trung học phổ thông đang phục vụ trong binh chủng vàcác đơn vị trong toàn quân trúng tuyển trong kì thi tuyển sinh quân sự theoquy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Quốc phòng; hoặc đượccác đơn vị, địa phương tuyển chọn, cử tuyển về trường học tập trở thành sĩquan đặc công, đáp ứng yêu cầu xây dựng binh chủng và quân đội trong giaiđoạn cách mạng mới

Hoạt động học tập của học viên TSQĐC là hoạt động được diễn ratrong điều kiện nhà trường môi trường quân sự có mục tiêu rõ ràng, nội dung,chương trình đào tạo cụ thể, có kế hoạch và phương thức đào tạo theo thờigian đã xác định; mọi hoạt động học tập diễn ra trong môi trường quân sự,quá trình học tập, rèn luyện được phân loại, quản lý, đánh giá tương đối chặtchẽ của các lực lượng giáo dục và quản lý giáo dục Học viên luôn được pháthuy vai trò chủ thể của hoạt động học tập một cách chủ động, tích cực, sángtạo trong nhận thức và rèn luyện nhân cách Đối tượng hoạt động học tập làkiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm nghề nghiệp theo các chuyên ngành

Trang 36

đào tạo Đặc công Quá trình học tập diễn ra rất khẩn trương, liên tục, tínhnguy hiểm cao, căng thẳng về trí tuệ và sức khoẻ, nhất là những nội dung kỹ,chiến thuật đặc công Công cụ học tập không chỉ là sách, bút mà còn là cácloại vũ khí quân sự đặc chủng của chuyên ngành Đặc công Địa bàn học tậpkhông chỉ trên giảng đường, thao trường, bãi tập trong khu vực nhà trườngđóng quân, mà còn diễn ra trên phạm vi cả nước, trên các loại địa hình (sôngsuối, ao hồ, biển đảo, thành thị, nông thôn, miền núi) Hình thức phương pháphọc tập của học viên ở Trường Sĩ quan Đặc công cũng rất phong phú, đadạng, tuỳ theo mục đích, nhiệm vụ, nội dung môn học mà có các hình thức,phương pháp khác nhau.

1.2.2 Thực trạng quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan Đặc công

1.2.2.1 Thực trạng đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường

Sĩ quan Đặc công

Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát hoạt động quản lý đánh giáchất lượng học tập của học viên, phân tích các số liệu thu thập được vànhận định từ những văn bản (nghị quyết, báo cáo tổng kết, đánh giá củanhà trường, của các cơ quan chức năng và hệ quản lý học viên ) chothấy, đánh giá chất lượng học tập của học viên ở TSQĐC những năm qua

có những ưu điểm, hạn chế như sau:

* Những ưu điểm đạt được

Nhà trường đã quán triệt sâu sắc và chấp hành nghiêm mệnh lệnh,chỉ thị của cấp trên về nhiệm vụ giáo dục và đào tạo Thực hiện và vậndụng linh hoạt sáng tạo các quan điểm, nguyên tắc, phương châm giáo dục

và các mối kết hợp trong huấn luyện Tổ chức thực hiện nghiêm quy trình,chương trình giáo dục, đào tạo mới theo tinh thần Nghị quyết 86 Đảng uỷQuân sự Trung ương (nay là Quân uỷ Trung ương) Tích cực chủ động đổi

Trang 37

mới toàn diện cả về nội dung, chương trình đào tạo và phương pháp dạyhọc.

Nhà trường đã chủ động xây dựng và thực hiện nghiêm kế hoạchkiểm tra năm học và kiểm tra đột xuất Duy trì tốt việc kiểm tra giám sát thựchiện quy chế thi, kiểm tra Đã xây dựng và ban hành quy định về quản lý, sửdụng ngân hàng đề thi; quy chế kiểm tra, thi Vì vậy, công tác tổ chức thi,kiểm tra được đổi mới ngày càng hoàn thiện, chặt chẽ, đúng quy chế góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

Trong quá trình thực hiện kiểm tra, thi trước hết về phía đội ngũ giáoviên đã xây dựng được ngân hàng đề thi đồng thời xây dựng được hệ thốngđáp án thích hợp và mang tính đồng bộ

Để tiến hành kiểm tra, thi đảm bảo phù hợp với từng bộ môn, từng nộidung, đặc điểm đối tượng học viên cụ thể, đã kết hợp cả 3 phương pháp đó là:vấn đáp, viết và thực hành Thông qua đó nhằm rèn luyện kỹ năng nói, viết và

kỹ năng thực hành cho học viên

Trong việc tổ chức kiểm tra, thi đảm bảo đúng trình tự, đúng quy định

về học trình, học phần Về cơ bản đảm bảo được quy chế, coi thi, chấm thinghiêm túc

Việc sắp xếp thời gian kiểm tra, thi đảm bảo tương đối hợp lý Thờigian dành cho ôn thi học phần tỷ lệ thuận với số đơn vị học trình chứa đựngtrong các học phần, môn học lịch thi được thông báo trước (vào đầu học kỳ).Quản lý chặt chẽ điều kiện thi học trình, học phần theo đúng quy chế

Sau mỗi lần kiểm tra thi, nhìn chung các khoa giáo viên và các lớphọc viên có tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá ưu điểm, tìm ra được nhữngvấn đề còn tồn tại từ đó rút ra nguyên nhân và đề ra phương hướng, biện phápkhắc phục cho những lần tổ chức kiểm tra, thi tiếp theo

Trang 38

Kết quả đào tạo năm học 2011-2012 đã tổ chức đào tạo cho 13 đốitượng đúng nội dung, chương trình kế hoạch, 100% nội dung thi, kiểm tra đạtyêu cầu trong đó có 97,8% khá giỏi, bảo đảm an toàn tuyệt đối Tổ chức chohọc viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ đại học khoá 32, Cao đẳngphân đội khoá 1; sĩ quan phân đội 3 năm khoá 6; Cao đẳng chính trị khoá 3 đithực tập ở đơn vị cơ sở đạt kết quả giỏi Tổ chức thi tốt nghiệp cuối khoá, tốtnghiệp quốc gia cho các đối tượng học viên bảo đảm nghiêm túc chặt chẽ,đúng quy chế, đạt chất lượng tốt Học viên tốt nghiệp ra trường có đủ khảnăng hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách ban đầu theo mục tiêu yêu cầu đàotạo, 100% phấn khởi nhận nhiệm vụ Tỷ lệ tốt nghiệp giỏi tăng 2,36% so vớinăm học 2010 – 2011.

* Những hạn chế trong đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan Đặc công

Đánh giá chất lượng học tập của học viên TSQĐC còn bộc lộ nhữnghạn chế nhất định như:

Trong quá trình tổ chức hoạt động kiểm tra, thi đánh giá kết quả học tậpcủa học viên, nhiều khi còn thiên về đánh giá mặt số lượng các đơn vị kiến thức,chưa coi trọng đúng mức việc đánh giá về mặt vận dụng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo

và tính sáng tạo của học viên

Việc ra đề thi kiểm tra viết, vấn đáp cho các môn học, học phần cònnhiều hạn chế, bất cập Đề kiểm tra, thi còn nặng về yêu cầu học viên tái hiệnlại kiến thức đã được giới thiệu trên lớp, chưa mang tính tổng hợp cao, chưabuộc học viên phải có sự suy luận, sáng tạo trong cách giải quyết Nhiều đềkiểm tra, thi chưa mang tính phân loại học viên

Trong việc tổ chức kiểm tra, thi có giáo viên chưa nêu cao tráchnhiệm, còn giản đơn trong việc thực hiện quy định biểu hiện khi coi thi vẫncòn hiện tượng giáo viên coi thi lơi lỏng, thiếu sự theo dõi, kiểm tra, kiểm

Trang 39

soát, chưa kịp thời nhắc nhở học viên hoặc chưa tỏ rõ thái độ và hành độngkiên quyết xử lí các hành vi vi phạm quy chế của học viên như trao đổi trongkhi làm bài thi.

Việc chấm bài, đánh giá kết quả học tập của học viên, ở một số giáoviên còn chưa giữ vững tính nguyên tắc Việc cho điểm, đánh giá kết quả cònnương nhẹ, chưa thực sự đặt ra yêu cầu cao đối với học viên, đôi khi còn thiên

về tình cảm Một số giảng viên do nhận lời giúp đỡ từ phía bạn bè, đồngnghiệp, người quen, chỉ huy quản lý đơn vị học viên chấm bài chưa thực sựkhách quan, công bằng, chính xác dẫn đến việc nâng điểm cho học viên

Mặt khác số ít giáo viên năng lực còn hạn chế, trình độ nắm bắt nộidung kiến thức các bộ môn chưa toàn diện, dẫn đến việc chấm điểm, đánh giákết quả học tập của học viên chưa thật chuẩn xác Có giáo viên trong chấmkiểm tra, thi chưa nêu cao trách nhiệm, còn giản đơn chủ quan, thiếu sự chuẩn

bị về đáp án, không tập trung chú ý lắng nghe hoặc ghi chép, không cho điểmngay sau khi học viên trả lời xong (trong thi vấn đáp), không đọc kỹ bài thi(trong thi viết) dẫn đến đánh giá kết quả không chính xác

Sau khi kết thúc kiểm tra, thi và sau khi công bố kết quả chấm một sốgiáo viên việc nhận xét chưa cụ thể, rút kinh nghiệm chưa kịp thời, chưa chỉ

rõ được những điểm mạnh, điểm yếu của từng tập thể và của từng cá nhânmỗi học viên

1.2.2.2 Thực trạng quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan Đặc công

Nhằm đánh giá đúng thực trạng quản lý chất lượng học tập tìm rõnguyên nhân mạnh, yếu trong quản lý hoạt động đánh giá Từ đó đề xuất vớiĐảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường có những chủ trương biện pháp sát đúnggóp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở TSQĐC hiện nay

Chúng tôi tiến hành điều tra 80 phiếu hỏi cán bộ quản lý, giáo viêncủa nhà trường kết quả như sau:

Trang 40

Một là, hệ thống văn bản, quy chế, quy định liên quan đến giáo dục, đào tạo cuả nhà trường

* Những ưu điểm cơ bản

Một là, hệ thống các văn bản, quy chế, quy định về quản lý giáodục nói chung, quản lý chất lượng đào tạo của nhà trường nói riêng đượcnhà trường hết sức coi trọng Qua khảo sát cho thấy, hiện nay toàn trườngđang duy trì quản lý hoạt động giáo dục, đào tạo dựa trên một số loại vănbản, như: Quy chế giáo dục, đào tạo; quy chế hoạt động nghiên cứu khoahọc, thông tin khoa học; quy định tự học, quy định kiểm tra đánh giá, Cácloại văn bản, quy chế, quy định trên được xây dựng trên cơ sở hướng dẫncủa cơ quan chức năng cấp trên và thực tế hoạt động giáo dục, đào tạo củanhà trường, bước đầu đã phát huy được hiệu quả nhất định

Khi chúng tôi điều tra, khảo sát đánh giá hệ thống văn bản, quy chế,quy định liên quan đến giáo dục, đào tạo, cho thấy có 73,75% cán bộ quản lýcho rằng là đầy đủ và phù hợp, có 12,50% cho rằng chưa đầy đủ và phù hợp

và có 13,75% cho rằng còn thiếu và bất cập Vấn đề này được phản ánh khichúng tôi thực hiện trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên các khoa giáo viên.Hầu hết các ý kiến đều cho thấy việc nghiên cứu, bổ sung, phát triển và hoànthiện các văn bản, quy chế, quy định làm cơ sở cho chỉ đạo nâng cao chấtlượng đào tạo nói chung và quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viêntrong quá trình đào tạo là rất cần thiết

* Những hạn chế chủ yếu

Hệ thống các văn bản chưa đầy đủ, đồng bộ và chất lượng một sốloại văn bản, quy chế, quy định còn bộc lộ hạn chế, lạc hậu Đặc biệt là “Nănglực quán triệt và cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết, quy định của trên vào thựctiễn đào tạo của nhà trường” ở một số cơ quan chuyên môn, khoa giáo viên vàđơn vị quản lý học viên chưa thực sự hiệu quả

Ngày đăng: 16/03/2019, 23:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w