1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng uỷ xã, phường, thị trấn tỉnh tây ninh hiện nay

105 172 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 592 KB

Nội dung

mở của thông thương với bên ngoài đang tạo ra nhữngđiều kiện và khả năng mới trong hoạt động lãnh đạo và quản lý, làm xuất hiệnnhững quan hệ đa dạng, nhiều chiều giữa các cá nhân và tổ c

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

Trang 2

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

MÃ SỐ: 60 31 02 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS TRẦN BÁ THANH

HÀ NỘI - 2015

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN BỒI DƯỠNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC KHOA HỌC CỦA ĐỘI NGŨ BÍ THƯ ĐẢNG

ỦY XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TỈNH TÂY NINH

1.1 Đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn và những

vấn đề cơ bản về bồi dưỡng phong cách làm việc khoahọc của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh

1.2 Thực trạng và một số kinh nghiệm bồi dưỡng phong cách

làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường,thị trấn tỉnh Tây Ninh

38

Chương 2 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC KHOA HỌC CỦA ĐỘI NGŨ BÍ THƯ ĐẢNG ỦY XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TỈNH TÂY

2.1 Những yếu tố tác động và yêu cầu bồi dưỡng phong cách

làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường,

2.2 Những giải pháp chủ yếu tăng cường bồi dưỡng phong

cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy xã,phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh hiện nay 69

DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

Trang 5

CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trang 6

Cùng với phẩm chất, năng lực, phong cách làm việc là yếu tố góp phầnquyết định đến chất lượng hiệu quả công tác của người cán bộ Thực tiễn hoạtđộng lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng cho thấy chất lượng hiệu quả việc

ra nghị quyết, tổ chức thực hiện nghị quyết, việc kiểm tra, giám sát, tổng kếtkinh nghiệm đều tùy thuộc một phần quan trọng ở phong cách làm việc củađội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, nhất là đội ngũ bí thư các cấp

Đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn là người giữ vai trò hạtnhân chủ chốt, là "linh hồn" của đảng ủy, là người chủ trì toàn bộ công việccủa đảng ủy, trực tiếp nắm các vấn đề trọng yếu, các khâu trung tâm, các vấn

đề mới nảy sinh trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội,quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã, phường, thị trấn; chăm lo xây dựng tổchức đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị vững mạnh Vì vậy, để hoànthành chức trách, nhiệm vụ được giao, đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thịtrấn nhất thiết phải được bồi dưỡng về phong cách làm việc khoa học

Trong những năm qua, phong cách làm việc và hoạt động bồi dưỡngphong cách làm việc của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh TâyNinh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận Tuy nhiên, trên thực tế phongcách làm việc và bồi dưỡng phong cách làm việc của đội ngũ bí thư đảng ủy xã,phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh chưa đáp ứng với vị trí, vai trò, yêu cầu, chứctrách, nhiệm vụ của người bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn; còn có những bấtcập, hạn chế cả về nhận thức, trách nhiệm và nội dung, hình thức, biện pháp bồidưỡng Bên cạnh đó đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninhhầu hết xuất thân từ nông dân, trưởng thành từ môi trường nông thôn, chưa quađào tạo cơ bản, do đó phong cách làm việc của họ bị ảnh hưởng của thói quen,cách nghĩ, cách làm của người sản xuất nhỏ, lẻ Đây là một trong những nguyênnhân dẫn đến một bộ phận bí thư đảng ủy còn nhiều hạn chế về phong cách làmviệc, ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ

Hiện nay, trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thếgiới và khu vực, sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường, việc gia nhập các tổ

Trang 7

chức lớn như Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), hợp tác kinh tế với các nướckhu vực Châu âu (EU), mở của thông thương với bên ngoài đang tạo ra nhữngđiều kiện và khả năng mới trong hoạt động lãnh đạo và quản lý, làm xuất hiệnnhững quan hệ đa dạng, nhiều chiều giữa các cá nhân và tổ chức trong xã hội.Phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ nói chung, trong đó có đội ngũ bí thưđảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh phải được đổi mới, đặc biệt trước yêucầu mới của nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, QP - AN, xây dựngnông thôn mới, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đang đặt ra những đòihỏi rất cao và toàn diện về phẩm chất, năng lực và phong cách làm việc của đội

ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh Vì vậy "Bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh hiện nay" là vấn đề có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và mang tính cấp thiết.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

M.M.Va xa rơ, Phong cách làm việc của kiểu Lênin trong công tác và

sự lãnh đạo của Đảng, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1985.

Tác giả đã phân tích, luận giải quan điểm của V.I.Lênin về phong cáchlàm việc, đó là: quan điểm khoa học; liên hệ với quần chúng, quan tâm tớimọi người; sự lãnh đạo tập thể và trách nhiệm cá nhân, sự thống nhất giữa lờinói và việc làm; sự vững vàng về tư tưởng và tính nguyên tắc của Đảng, đầu

óc thiết thực; óc sáng kiến, quan điểm sáng tạo đối với công việc; kỷ luật phêbình và tự phê bình; tính không khoan nhượng đối với những thiếu sót Từ đótác giả chỉ rõ ý nghĩa của việc nghiên cứu và vận dụng sáng tạo phong cáchlàm việc kiểu V.I.Lênin vào thực tiễn công tác của đội ngũ cán bộ

Đặng Xuân Kỳ, Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb CTQG,

Hà Nội, 1977 Thang Văn Phúc, Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 1998; các công trình

trên đã nghiên cứu một cách hệ thống, cơ bản về phương pháp, phong cách kháiniệm, nội dung, hệ thống phong cách Hồ Chí Minh với phong cách của nhữngngười cộng sản chân chính Khẳng định tầm quan trọng và nội dung, hình thức

Trang 8

biện pháp bồi dưỡng, rèn luyện phong cách, lề lối làm việc của cán bộ công chứctheo tư tưởng Hồ Chí Minh.

TS Ngô Kim Ngân, TS Lâm Quốc Tuấn (Đồng chủ biên), Phong cách làm việc của người bí thư huyện ủy hiện nay, Nxb CTQG, Hà nội, 2010 Các

tác giả đã phân tích làm rõ vị trí vai trò, chức trách, nhiệm vụ, đặc điểm hoạtđộng; quan niệm về phong cách làm việc, những đặc trưng, yếu tố cấu thành,đánh giá thực trạng, nguyên nhân phong cách làm việc của đội ngũ bí thưhuyện ủy qua khảo sát vùng đồng bằng sông Hồng, đề xuất những giải phápchủ yếu xây dựng phong cách làm việc của đội ngũ bí thư huyện ủy hiện nay

TS Phạm Đức Tú (2001), Nghiên cứu phong cách lãnh đạo quản lý của người trung đoàn trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, luận án tiến sĩ Tâm lý

học, Học viện Chính trị quân sự PGS, TS Nguyễn Văn Thắng (Chủ nhiệm),

Nghiên cứu giải pháp bồi dưỡng phong cách lãnh đạo cho đội ngũ chính ủy trung, lữ đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, đề tài cấp Tổng cục

Chính trị, Hà Nội, 2010 Công trình đã xác lập và phân tích quan niệm, nhữngđặc trưng, những yếu tố khách quan, chủ quan và con đường hình thànhphong cách lãnh đạo của đội ngũ chính ủy trung, lữ đoàn Quân đội nhân dânViệt Nam; Luận giải những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng phong cách lãnh đạocủa đội ngũ chính ủy trung, lữ đoàn trong quân đội Đánh giá thực trạng,nguyên nhân rút ra một số kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp chủ yếu bồidưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ chính ủy trung lữ đoàn Quân độinhân dân Việt Nam hiện nay

PGS, TS Nguyễn Văn Giang (2006), Đổi mới phong cách làm việc, Tạp

chí Xây dựng Đảng Điện tử 20/9/2006 PGS, TS Nguyễn Văn Thắng

(2008), Bồi dưỡng phong cách chính ủy, chính trị viên đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội hiện nay PGS, TS Tô Xuân Sinh (2003), Một số vấn

đề về bồi dưỡng, rèn luyện phong cách lãnh đạo của cán bộ, đảng viên trong quân đội hiện nay, Thông tin khoa học xã hội nhân văn quân sự (Số

88), Hà Nội, 2003 Trong các bài báo khoa học trên các tác giả đều cho

Trang 9

rằng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt nói riêng đều phải có cảphẩm chất, năng lực và phong cách công tác khoa học Như vậy, bài viếtcác tác giả đã đưa ra quan niệm phong cách làm việc, đặc trưng, nhữngbiểu hiện phong cách làm việc gắn chặt với vị trí, vai trò, chức trách,nhiệm vụ của từng loại cán bộ, đề xuất một số giải pháp đổi mới, bồidưỡng phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên và chính ủy,chính trị viên trong quân đội.

Thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đềtài luận văn đã được công bố và đã có những đóng góp nhất định về lý luận

và thực tiễn Từ các góc độ, cách tiếp cận khác nhau, các công trình đã đi

từ vị trí, vai trò, đặc điểm, chức trách nhiệm vụ của một số chức danh cán

bộ cụ thể, để từ đó đưa ra quan niệm, đặc trưng, yếu tố cấu thành phongcách làm việc của người cán bộ, phân tích thực trạng, nguyên nhân, đề xuấtmột số giải pháp bồi dưỡng phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, đảngviên nói chung Tuy nhiên, trên thực tế là các công trình khoa học nêu trênthuộc nhiều chuyên ngành khác nhau, cấp độ khác nhau, với đối tượng,phạm vi, phương pháp và cách tiếp cận khác nhau Do đó, cho đến naychưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, toàndiện về bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng

ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh hiện nay

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn, làm rõbản chất và các yếu tố quy định phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bíthư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh Trên cơ sở đó đề xuất nhữnggiải pháp cơ bản, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương trong bồi dưỡngphong cách làm việc khoa học của bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnhTây Ninh hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 10

- Luận giải làm rõ đặc điểm, yêu cầu và những vấn đề cơ bản về phongcách làm việc khoa học và bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của độingũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh hiện nay.

- Phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng về phong cách làm việc, chỉ

rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng phong cách làm việckhoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh Đánhgiá khách quan, trung thực những ưu điểm và hạn chế trong bồi dưỡng phongcách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnhTây Ninh hiện nay, làm tư liệu phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng củacác cấp ủy, tổ chức đảng

- Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu bồi dưỡng phongcách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh TâyNinh hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Luận văn đi sâu vào nghiên cứu phong cách làm việc và bồi dưỡngphong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấntỉnh Tây Ninh hiện nay

* Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2005 đến nay

- Phạm vi điều tra khảo sát chủ yếu ở một số huyện: huyện Trảng Bàng,huyện Hòa Thành, Thành phố Tây Ninh

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở những quan điểm, nguyên lý cơbản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối,chủ trương của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của tỉnh ủy Tây Ninh về cán bộ

Trang 11

và công tác cán bộ nói chung, bồi dưỡng đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường,thị trấn nói riêng.

* Cơ sở thực tiễn

Là thực trạng đội ngũ bí thư đảng ủy xã và hoạt động bồi dưỡng độingũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh; các báo cáo sơ, tổngkết của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng các cấp, kết quả điều trakhảo sát của tác giả Đồng thời luận văn tham khảo kết quả nghiên cứu củacác công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận văn

* Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sửlàm cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu các đối tượng trong mối quan hệvận động và phát triển Đồng thời dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh và các quanđiểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bồi dưỡng phongcách làm việc khoa học nói chung và phong cách làm việc khoa học của độingũ cán bộ công chúc nói chung, trong đó có đội ngũ bí thư đảng ủy xã,phường, thị trấn để xem xét các nội dung có liên quan đến bồi dưỡng phongcách làm việc khoa học

Ngoài ra, để nghiên cứu các nội dung mang tính lý luận và thực tiễn,tác giả luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, điều trakhảo sát thực tế, tổng kết thực tiễn,… để thu thập số liệu, phân tích, tổng hợpcác thông tin

6 Ý nghĩa của luận văn

- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn

đề lý luận, thực tiễn bồi dưỡng phong cách làm việc của đội ngũ bí thưđảng ủy xã, phường, thị trấn; cung cấp những luận cứ khoa học giúp cáccấp ủy, cơ quan chức năng các cấp bồi dưỡng phong cách làm việc khoahọc của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh

Trang 12

- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy,tập huấn cán bộ xã, phường, thị trấn ở các trung tâm bồi dưỡng lý luận chínhtrị huyện và trường Đảng của tỉnh.

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận; danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

BỒI DƯỠNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC KHOA HỌC CỦA ĐỘI NGŨ BÍ THƯ ĐẢNG ỦY XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TỈNH TÂY

NINH 1.1 Đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn và những vấn đề

cơ bản về bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh

1.1.1 Đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh

* Khái quát điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội,

QP, AN tỉnh Tây Ninh

Trang 13

Tây Ninh là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ gồm 1 thành phố, 8 huyện,

95 xã, phường, thị trấn, có diện tích 40.306km2, dân số là 1.080.700 ngườigồm các dân tộc Kinh, Khmer và Hoa; trong đó có 05 huyện, 20 xã biên giớitiếp giáp với 03 tỉnh, 07 huyện, 20 xã của Vương quốc Campuchia với 240kmđường biên giới nằm ở phía Tây và Tây Bắc; phía Đông giáp tỉnh BìnhPhước, tỉnh Bình Dương; phía Đông Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh; phíaNam giáp tỉnh Long An Tây Ninh có tiềm lực phát triển về KT-XH, có vị tríchiến lược quan trọng trong thế trận QP, AN của cả nước

Đảng bộ và nhân dân Tây Ninh có truyền thống cách mạng vẻ vangtrong đấu tranh giải phóng dân tộc và trong lao động sản xuất xây dựng, bảo

vệ quê hương, đất nước Hiện nay đảng bộ và nhân dân đang ra sức phát huytruyền thống và quyền làm chủ của nhân dân, tích cực lao động sản xuất xâydựng quê hương Tây Ninh giàu mạnh

Cùng với sự phát triển chung của đất nước, kinh tế Tây Ninh có bướcphát triển khá, đạt được nhiều thành tựu theo hướng CNH-HĐH, các khucông nghiệp từng bước được hình thành Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đem lại kết quả tốt Kinh tế tăngtrưởng khá, cơ sở hạ tầng phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, tiềmlực kinh tế và tiềm lực quốc phòng được củng cố, nâng cao

Văn hoá, xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, sự nghiệp giáo dục đào tạođược phát triển, các chính sách xã hội được thực hiện có hiệu quả Phong tràođền ơn đáp nghĩa, “xoá đói giảm nghèo” được quan tâm, y tế phát triển, cácquan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp góp phần xây dựng tiềm lực chính trị tinhthần, tạo điều kiện thuận lợi cho củng cố QP-AN của tỉnh

Nhiệm vụ của tỉnh hiện nay là: giữ vững ổn định chính trị, pháttriển KT-XH, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, xây dựngnền QPTD và nền ANND vững mạnh, bảo vệ vững chắc địa phương trongmọi tình huống, hoàn cảnh, góp phần bảo vệ Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhànước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh chính trị, an

Trang 14

ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa và an ninh xã hội; duy trì trật tự kỷcương, an toàn xã hội; ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu,hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động bất ngờ.

Tình hình trên đặt ra cho các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh phảibiết khai thác và phát huy thế mạnh của vùng đất, con người, điều kiện kinh

tế, chính trị, văn hoá, xã hội của địa phương để không ngừng phát triển

KT-XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần giữ vững

an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triểnkinh tế - xã hội, xây dựng tỉnh Tây Ninh thành tỉnh giàu về kinh tế, vữngmạnh về QP-AN

* Xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh

Theo Từ điển tiếng Việt “Xã là đơn vị hành chính ở nông thôn, phường

là đơn vị hành chính dưới quận, tương đương với xã” theo Từ điển tiếng Việt[… tr.628] Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cuối cùng thuộc đơn vịhành chính 4 cấp ở Việt Nam, là nơi trực tiếp tổ chức mọi đường lối chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và phát triển kinh tế,văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh thành hiện thực cuộc sống; đồng thời

là nơi trực tiếp phản ánh tâm tư, tình cảm, yêu cầu và nguyện vọng của nhândân, nơi kiểm nghiệm, khẳng định trên thực tế sự đúng đắn các chủ trươngcủa Đảng, chính sách của Nhà nước, nơi cung cấp những kinh nghiệm thựctiễn để Đảng điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh các chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Các xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh với điều kiện địa lý, môi trường,sinh thái, hoàn cảnh lịch sử…là nơi hình thành phát triển cộng đồng dân cư có

sự cố kết và quan hệ mật thiết lâu đời với nhau về nhiều mặt Ở đó các cộngđồng dân cư quần tụ, cố kết và sinh cơ lập nghiệp với thói quen canh tác, làm

ăn và sinh hoạt văn hóa, tạo nên, hình thành, chứa đựng tiềm tàng sức mạnh vậtchất và tinh thần của cộng đồng làng xã Các xã, phường, thị trấn ở tỉnh TâyNinh hiện nay còn là nơi lưu giữ nhiều nhất các giá trị lịch sử, văn hóa - truyền

Trang 15

thống quý báu của nhân dân ta, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn gìn vàphát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Nhất là hiện nay

là nơi trực tiếp thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa” và thực hiện pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở Những nhiệm vụnày rất quan trọng mang tính toàn diện và sâu sắc, góp phần tạo động lực thúcđẩy KT-XH phát triển trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn

Các xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh có lịch sử hình thành, phát triển

đa dạng, không đồng đều; có nhiều xã ra đời và tồn tại từ thời Triều Nguyễn (Thế

kỷ 17 đến thế kỷ 19), có xã, hình thành phát triển từ thời Pháp thuộc Bên cạnh đó

có những xã, phường, thị trấn mới ra đời sau khi cả nước thống nhất đi lên chủnghĩa xã hội và thời kỳ đổi mới do quá trình đô thị và phát triển của tỉnh Tây Ninh.Đặc điểm này tác động đến sự phát triển kinh tế đa dạng về loại hình, ngành nghề,thế mạnh của mỗi địa phương

Vì vậy, cần nhận thức sâu sắc hơn nữa vai trò của xã, phường, thị trấn,của nông nghiệp, nông thôn Cần đầu tư mọi mặt để phát triển xã, phường, thịtrấn, nhất là xã, nông nghiệp và nông thôn giờ đây không chỉ đơn thuần là vấn

đề kinh tế - xã hội cấp bách, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trướchết là trách nhiệm của các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Tây Ninh

* Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ các đảng bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh

- Các đảng bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh

Theo quy định của Điều lệ Đảng, hệ thống tổ chức đảng được lập tươngứng với hệ thống tổ chức hành chính nhà nước Như vậy, toàn tỉnh có 80 đảng

bộ xã, 7 đảng bộ phường và 8 đảng bộ thị trấn Đảng bộ xã, phường, thị trấntrên địa bàn tỉnh Tây Ninh là tổ chức cơ sở đảng 2 cấp, có đảng ủy xã,phường, thị trấn (95 đảng ủy cơ sở) và chi bộ ở ấp, khu phố (….chi bộ); vớitổng số đảng viên là 15.511 (năm 2013)

- Đặc điểm của các đảng bộ xã, phường, thị trấn

Trang 16

Ngoài đặc điểm chung của các đảng bộ xã, phường, thị trấn trong cảnước về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, chế độ sinh hoạt và quyền hạn,các đảng bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh cũng có các đặc điểm riêng,

đó là:

Thứ nhất, đối tượng lãnh đạo của các đảng bộ xã, phường, thị trấn rất đa dạng, phong phú, không đều về trình độ dân trí và mặt bằng phát triển Tây Ninh có tới 20 đảng bộ xã giáp biên giới với Campuchia, đời sống

của người dân còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu là các hoạt động sảnxuất nông nghiệp với trồng lúa, hoa màu và trồng thuốc lá vàng; kết hợp vớiviệc chăn nuôi (gia cầm, gia súc, nuôi cá lồng bè); kinh tế chậm phát triển,trình độ dân trí còn thấp; hoạt động kinh doanh sản xuất chỉ là buôn bán nhỏ

lẻ thiếu sự tập trung, việc thông thương mua bán chủ yếu qua các đường tiểungạch khiến cho tình hình an ninh chính trị cơ bản ổn định, nhưng tình trạngbuôn lậu ở các xã này vẫn còn xảy ra, tình hình trật tự an toàn xã hội rấtphức tạp

Do đội ngũ cán bộ, đảng viên và bí thư của các đảng bộ xã đa số làngười địa phương nên trình độ chuyên môn mặt bằng chung còn thấp và gặpkhó khăn trong lãnh đạo, phổ biến và tuyên truyền các chính sách của Đảng

và pháp luật của Nhà nước đến người dân Việc thu hút người có năng lực vàtrình độ vào Đảng và đảm nhiệm cương vị lãnh đạo ở các xã còn hạn chế

Đối với các phường, thị trấn trong trung tâm nội thành, nội thị, công tác

tổ chức cán bộ được bố trí tương đối hợp lý, đồng đều về kinh tế, dân cư tậptrung và có đủ các thành phần tôn giáo; cũng như điều kiện về KT, VH, xãhội, QP - AN ở khu vực trung tâm nội địa có sự phát triển, đời sống nhân dân

về mặt vật chất và tinh thần ở đây cũng tốt hơn Nên hoạt động của các đảng

bộ xã, phường, thị trấn thuận lợi, trình độ năng lực của đội ngũ cấp ủy viêncũng cao hơn so với các xã giáp biên

Về cơ bản, đội ngũ bí thư đảng ủy là dân tộc kinh, nhưng trong tỉnh cóhơn 26 dân tộc nên còn nhiều đảng bộ xã, phường, bí thư đảng ủy là người dân

Trang 17

tộc Khmer…do đó, trình độ các mặt còn hạn chế nhiều, nhất là tiến hành côngtác tuyên truyền, giáo dục các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước

Thứ hai, ở một số địa bàn công tác xây dựng đội ngũ đảng viên, xây dựng đảng bộ còn gặp nhiều khó khăn…Do trong tỉnh có đến 42% dân số

theo đạo Cao Đài nên số lượng đảng viên trong các xã, phường, thị trấn theođạo là không ít Như việc lựa chọn đảng viên ưu tú vào xây dựng cơ sở đảngtrong các Thánh thất của đạo Cao Đài là rất khó khăn Do đó, nếu trong đảng

bộ của các xã, phường, thị trấn mà có các tín đồ Cao Đài nhiều thì việc tuyêntruyền đường lối chủ trương, chính sách của Đảng gặp rất nhiều khó khăn, vìcác tín đồ chỉ nghe theo các vị chức sắc quan trọng trong các Thánh thất, ítnghe cán bộ, đảng viên giảng giải Vì vậy, để thuận tiện cho việc phổ biến,tuyên truyền giáo dục quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sáchcủa cấp ủy, chính quyền địa phương, các đảng bộ cơ sở cũng phải quan tâm chú

ý đến cả công tác phát triển đảng trong đồng bào theo đạo

Thứ ba, chất lượng đội ngũ đảng viên cán bộ cơ sở còn nhiều mặt chưa đáp ứng so yêu cầu nhiệm vụ của địa phương.

Về chất lượng, tuyệt đại bộ phận đảng viên là cán bộ giữ các cương vịkhác nhau ở cơ sở; bên cạnh những chuyển biến tích cực, trình độ, kiến thức

và năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở còn nhiều mặt hạn chế; tỷ lệ cán bộchưa đạt chuẩn về chuyên môn còn cao (chiếm 32.53%) Tỷ lệ cán bộ chưaqua bồi dưỡng lý luận chính trị còn nhiều (23,11%) Thực tế cho thấy, việcchuẩn hóa đội ngũ cán bộ cấp xã vừa qua mới chỉ tập trung vào việc chuẩnhóa bằng cấp Không ít cán bộ đương nhiệm phải “chạy xô” học hành, thi cửlấy bằng cấp để đáp ứng yêu cầu “chuẩn hóa” Hơn nữa, nếu trình độ của độingũ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay chỉ đạt trình độ chuyên môn là trungcấp; do vậy không đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác lãnh đạo,quản lý, điều hành việc phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, AN, QP ở đơn vịhành chính cơ sở, đặc biệt khi chúng ta triển khai thực hiện mô hình chínhquyền đô thị, đẩy mạnh CNH-HĐH, nông thôn, xây dựng nông thôn mới với

Trang 18

rất nhiều nội dung, tiêu chí đòi hỏi phải có kiến thức khoa học, công nghệ,kiến thức quản lý hành chính, xây dựng, quản lý kinh tế…

Bên cạnh, hạn chế về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, kinhnghiệm, đội ngũ cán bộ cấp xã ở nhiều nơi vẫn còn nhiều hạn chế về tinh thầntrách nhiệm, thái độ giao tiếp, ứng xử Nhiều cán bộ xã sau khi trở thành côngchức có biểu hiện xa dân hơn, quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, hách dịch,

vi phạm quyền làm chủ của nhân dân Bên cạnh đó, tình trạng cục bộ địaphương theo xóm, dòng họ trong đội ngũ cán bộ còn diễn ra ở nhiều nơi Xuhướng hành chính hóa đội ngũ cán bộ, cấp xã tương đối phổ biến

Đội ngũ cán bộ cấp xã được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, đa

số trưởng thành ở cơ sở, tuy có nhiều kinh nghiệm nhưng không được đào tạobài bản, lại chịu ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ Mặt khác,trong một thời gian dài, việc xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở chưa được quantâm đúng mức, công tác quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sửdụng cán bộ chưa được thực hiện bài bản Chính sách đãi ngộ của Nhà nướcđối với cán bộ cơ sở còn nhiều bất hợp lý, chưa đảm bảo để cán bộ yên tâmcông tác, cống hiến…

Những đặc điểm trên chi phối đến quá trình xây dựng và hoạt động củacác đảng bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Tây ninh, đòi hỏi phải nắm vững để cónhững giải pháp phù hợp trong bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho độingũ, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cùng tập thể đảng ủy,đảng bộ thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình

- Chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ xã, phường, thị trấn

Chức năng: Các đảng bộ xã, phường, thị trấn có chức năng là hạt nhân

chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo thực hiện chức năng quản lý hành chínhNhà nước và quản lý đô thị trên địa bàn; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sởvững mạnh, xã, phường, thị trấn giàu đẹp, văn minh; không ngừng nâng cao

Trang 19

đời sống vật chất và tinh thần của người dân, động viên nhân dân làm trònnghĩa vụ đối với Nhà nước.

Nhiệm vụ: Đảng bộ xã, phường, thị trấn có các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, lãnh đạo chính quyền thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ

phát triển KT - XH theo nghị quyết của đảng bộ xã, phường, thị trấn và củacấp cao hơn; tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh tế

và hộ gia đình phát triển sản xuất kinh doanh đúng theo chính sách và phápluật của Đảng, Nhà nước Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người laođộng; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân;động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước; xây dựng xã,phường, thị trấn giàu đẹp, văn minh

Thứ hai, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy

hoạch, chăm lo phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, bảo vệ môitrường, thực hiện tốt các chính sách xã hội, xoá đói, giảm nghèo

Thứ ba, lãnh đạo và thực hiện dân chủ cơ sở, thực hiện tốt phương châm

“dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, giám sát mọi hoạt động ở cơ sở theo đúngđường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; mở rộng dân chủ kếthợp với tăng cường kỷ luật, kỷ cương; kịp thời giải quyết những vướng mắc tồntại trong cộng đồng dân cư ở cơ sở theo đúng pháp luật, không để tích tụ mâuthuẫn trở thành điểm nóng, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện tập thể, vượtcấp hoặc lợi dụng dân chủ để làm mất ổn định chính trị trên địa bàn

Thứ tư, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và chính

sách hậu phương quân đội, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội,giữ vững tinh thần cảnh giác cách mạng; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tậpthể, tính mạng và tài sản của người dân; ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xãhội nhất là ma tuý và mại dâm

* Chức trách, nhiệm vụ, đặc điểm, vai trò của bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh

Trang 20

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Bí thư là người được bầu ra để thay mặt banchấp hành, lãnh đạo công việc hàng ngày trong một số chính đảng hay đoànthể” [46, tr 61].

Xã, phường, thị trấn là cấp có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong hệthống hành chính 4 cấp ở nước ta, là nơi hội tụ sự chỉ đạo của các ngành, cáccấp, các đoàn thể thuộc hệ thống ngành dọc từ trên xuống dưới Sự nghiệp đổimới ở tỉnh Tây Ninh có thành công hay không? phụ thuộc rất lớn vào sự lãnhđạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, vào năng lực quản lý của chính quyền cáccấp, trong đó có cấp xã, phường, thị trấn Ở xã, phường, thị trấn đảng ủy trựctiếp lãnh đạo chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng quán triệt và

tổ chức thực hiện thắng lợi mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách

và pháp luật Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, mọi hoạt động đó gắnliền với vị trí, vai trò của bí thư đảng ủy

Từ những phân tích trên có thể quan niệm: Bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, là cán bộ chủ chốt ở cơ sở, được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện trong thực tiễn, có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín được đại hội đảng bộ bầu vào cấp ủy, được cấp

ủy bầu làm bí thư là người đứng đầu trực tiếp lãnh đạo tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, của cấp ủy cấp trên và chính sách, pháp luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Đảng, trước dân về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ và công tác xây dựng đảng bộ.

* Chức trách, nhiệm vụ của bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh.

Là người đứng đầu đảng ủy, chịu trách nhiệm cao nhất trong đảng bộ,ban thường vụ và thường trực đảng ủy; cùng đảng bộ, ban thường vụ vàthường trực đảng ủy chịu trách nhiệm trước huyện ủy, ban thường vụ huyện

ủy, trước đảng bộ và nhân dân trong xã, phường, thị trấn về sự lãnh đạo củaĐảng trên mọi lĩnh vực ở địa phương

Bí thư đảng ủy có nhiệm vụ quyền hạn sau:

Trang 21

- Nắm vững chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng đểquán triệt trong đảng ủy, BCH và vận dụng đúng đắn sáng tạo phù hợp vớitình hình thực tế ở địa phương, đề xuất những vấn đề trọng yếu trên các lĩnhvực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, để các cơ quan có trách nhiệmnghiên cứu và đưa ra BCH thảo luận quyết định.

- Chỉ đạo việc chuẩn bị chủ trì các cuộc họp BCH đảng bộ, giao bancác chi bộ trực thuộc và trưởng ban lãnh đạo ấp, giao ban với thường trựcUBND trực tiếp phụ trách công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức cán bộ,trực tiếp làm bí thư chi bộ quân sự

- Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các nghị quyết của BCH giữ vai tròtrung tâm đoàn kết trong BCH và thường trực đảng ủy

- Chỉ đạo đồng chí phó bí thư thường trực giải quyết công việc hàngngày của đảng bộ, chỉ đạo đồng chí phó bí thư – chủ tịch UBND xã, phường,thị trấn tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và củađảng bộ có liên quan đến công tác quản lý nhà nước ở địa phương

- Chỉ đạo chuẩn bị nội dung các kỳ họp của BCH, ban thường vụ,chuẩn bị cho đại hội đảng bộ nhiệm kỳ Chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết theođịnh kỳ việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng Chủ tọa các cuộc họpBCH, ban thường vụ, hội nghị cán bộ chủ chốt, giao ban giữa thường trựcđảng ủy, HĐND, UBND với các chi bộ trực thuộc

- Phụ trách trưởng khối dân vận, chỉ đạo Mặt trận và các đoàn thểcông tác

- Giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ BCH và ban thường vụ.Đồng thời bí thư và ban thường vụ phải là trung tâm đoàn kết của đảng bộ

- Thay mặt đảng bộ, ban thường vụ và thường trực đảng ủy ký các nghịquyết và các văn bản của đảng bộ và ban thường vụ đảng ủy

* Đặc điểm của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh.

Thứ nhất, đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh có

trình độ nhất định về học vấn, về lý luận chính trị và chuyên môn

Trang 22

Đảng bộ tỉnh Tây Ninh có 95 tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn,trong đó có 80 đảng bộ xã, 7 đảng bộ phường, 8 đảng bộ thị trấn Với 95 đảng

bộ cơ sở xã, phường, thị trấn có tổng số 15.511 đảng viên Đứng đầu mỗiđảng bộ là bí thư đảng ủy Qua kết quả khảo sát thực tế năm 2014 cho thấy,tuyệt đại đa số bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn có trình độ học vấn khácao; 84 người (chiếm 88,2%) có trình độ đại học và sau đại học; 100% người

có trình độ trung cấp lý luận trở lên; về trình độ chuyên môn có 11 người cótrình độ trung học chuyên nghiệp, có 83 người có trình độ đại học, 01 người

có trình độ thạc sĩ; có 93 người đã qua các lớp đào tạo bồi dưỡng về quản lýnhà nước

Đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh có trình độ

lý luận chính trị khá, hiểu biết khá sâu, rộng đường lối chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, am hiểu sân sắc tình hình kinh tế, xã hội,văn hóa, QP-AN của địa phương, hầu hết đều trưởng thành từ địa phương, cóquá trình công tác gắn bó với địa phương, có nhiều kinh nghiệm trong côngtác lãnh đạo, quản lý, vận động nhân dân trên địa bàn

Thứ hai, đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh có

nguồn gốc xuất thân, thành phần gia đình và quá trình phát triển có sự phongphú, đa dạng

Trong số 95 bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn, đa số xuất thân từ nôngthôn, nông dân, một số tham gia lực lượng vũ trang, được đào tạo, bồi dưỡngthử thách trong thực tiễn công tác tại địa phương, từng bước trưởng thành vàphấn đấu trở thành bí thư đảng ủy; một số xuất thân từ gia đình cán bộ, côngchức Đa số bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn kinh qua phó bí thư, chủ tịch,phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn rồi trở thành bí thư, có một

số cán bộ các ban, ngành, đoàn thể của huyện, thị ủy luân chuyển về làm bíthư đảng ủy xã, phường, thị trấn Như vậy, đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường,thị trấn tỉnh Tây Ninh có sự khác nhau về thành phần xuất thân, về con đường

Trang 23

trở thành bí thư và tuổi đời, tuổi đảng Chính đặc điểm này có sự tác động chiphối lớn đến phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư.

Thứ ba, bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh có một số đồng

chí kiêm nhiệm, đảm nhiệm hai “vai”, vừa là bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch

ủy ban nhân dân, vừa là bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch hội đồng nhân dân

Thực hiện Thông báo số 233-TB/TW ngày 14 tháng 2 năm 2009 của

Bộ Chính trị (Khóa X) về thực hiện thí điểm mô hình bí thư đảng ủy đồngthời là chủ tịch ủy ban nhân dân, Tây Ninh có 5 xã, phường, thị trấn thực hiện

mô hình kiêm nhiêm; có 24 bí thư kiêm chủ tịch hội đồng nhân dân Thựchiện mô hình này, làm cho việc triển khai và tổ chức thực hiện các chủtrương, nghị quyết của Đảng được nhanh chóng, kịp thời, đồng bộ hơn Tuynhiên, việc phải gánh hai “vai” làm cho bí thư đảng ủy phải đảm đương haitrọng trách, tham gia nhiều cuộc họp, phải xử lý nhiều vấn đề ít có thời gian

đi cơ sở, dễ dẫn đến tình trạng thiếu sâu sát, dễ xa dân, quan liêu Mặt khác,công việc của chính quyền thường phải cụ thể, đa dạng, phức tạp, đòi hỏi phảigiải quyết ngay nên dễ cuốn hút bí thư vào công việc chính quyền, ít giànhthời gian công sức cho công tác đảng…

* Vai trò của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh

Một là, bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh là người chủ

trì Ban thường vụ Đảng ủy quyết định những chủ trương, biện pháp lãnh đạotrên tất cả các mặt và vấn đề quan trọng của địa phương

Bí thư đảng ủy do BCH đảng bộ bầu, là người đứng đầu cấp ủy, làngười chỉ đạo, trực tiếp quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của tỉnh ủy, huyện, thị ủy, đề xuất

và chủ trì Ban Thường vụ Đảng ủy quyết định chủ trương, biện pháp lãnhđạo, tổ chức thực hiện biến đường lối, chủ trương, chính sách đó thành hiệnthực, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển trên các mặt: kinh tế,chính trị, VH-XH, QP-AN của xã, phường, thị trấn để HĐND, UBND và các

Trang 24

tổ chức khác trong hệ thống chính trị vận dụng, cụ thể hóa và tổ chức thựchiện phù hợp với thực tế của địa phương và chức năng của từng tổ chức khác.

Trên cơ sở nghị quyết, chỉ thị của tổ chức Đảng cấp trên, Bí thư cấp ủy

đề ra công tác cán bộ ở cơ sở từ các khâu đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đánh giá

và sử dụng cán bộ, phát triển đảng viên, trực tiếp quản lý cán bộ, đảng viêntrong các cơ quan HĐND, UBND, các đoàn thể chính trị - xã hội trong hệthống chính trị

Hai là, bí thư đảng ủy là người chịu trách nhiệm cao nhất về sự phát

triển mọi mặt của xã, phường, thị trấn

Bí thư Đảng ủy là người đứng đầu cấp ủy; chịu trách nhiệm trước đảng

ủy, đảng bộ về việc chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trên tất cả các mặt ởđịa phương và công tác xây dựng đảng bộ; giữ vai trò trung tâm trong việcphát huy, tập hợp trí tuệ, kinh nghiệm, sức mạnh đoàn kết, biết khơi dậy ý chí,quyết tâm, tính tích cực của tập thể, là người tìm tòi, sáng tạo, dám nghĩ, dámlàm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước dân

Trong phát triển KT - XH ở cấp cơ sở thì bí thư Đảng ủy là cầu nối đểchuyển hóa tâm tư nguyện vọng của nhân dân trong việc đưa ra kiến nghịhoặc góp ý trong các cuộc họp BCH ở huyện về các chỉ tiêu phát triển ởhuyện nói chung và của riêng địa phương bí thư đảng ủy quản lý nói riêng

Ba là, bí thư Đảng ủy là người trực tiếp chăm lo xây dựng nâng cao

năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng bộ

Là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, Bí thư Đảng ủy trực tiếp chăm

lo xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch vững mạnh về tư tưởng, chính trị, tổchức; đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, tổ chức đảng; duy trìđảng ủy, đảng bộ thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảngnhư: nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, tự phêbình và phê bình, xây dựng sự đoàn kết trong cấp ủy, tổ chức đảng; nâng caochất lượng đội ngũ đảng viên; củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, chăm lo xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức của xã, phường, thị trấn vững mạnh

Trang 25

Bí thư đảng ủy là người có trách nhiệm triển khai tới bộ phân, cán bộ,công chức và người lao đông ở cấp cơ sở những yêu cầu cụ thể về công việc, vềphẩm chất đạo đức; là người quyết định đến hiệu quả triển khai thực hiện cácchuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị và ở địa phương.

1.1.2 Phong cách làm việc khoa học của bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh

* Quan niệm phong cách làm việc khoa học của bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn

Phong cách theo nghĩa chung nhất là vẻ riêng có trong làm việc, côngtác, lối sống của một nhóm người nào đó, nói đến phong cách là nói đến cáiriêng, cái độc đáo có tính hệ thống và tương đối ổn định của chủ thể (cá nhân,nhóm người, tổ chức…), được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động tạo nênnhững giá trị, những nét riêng biệt của chủ thể đó Chúng ta có thể nói đếnphong cách của bất cứ người nào, từ người bình thường đến một lãnh tụ cũngnhư phong cách của người cán bộ, phong cách lãnh đạo Đảng… phong cách

là cái riêng có tính độc đáo, nhưng không có nghĩa là biệt lập, không có cáichung Tính tương đối ổn định của phong cách cũng cho thấy phong cách củamột người không phải không bất biến mà nó có sự biến đổi, phát triển, thậmchí có thể thay đổi phong cách cũ, rèn luyện phong cách mới cho phù hợp vớiyêu cầu nhiệm vụ và hoàn cảnh mới

Phong cách có quan hệ mật thiết với phương pháp tác phong nhưngchúng không hoàn toàn đồng nhất với nhau Phong cách của chủ thể luônđược thể hiện thông qua các phương pháp, biện pháp, cách thức mà chủ thể sửdụng Trong từng phương pháp, biện pháp, cách thức đều phản ánh phongcách của chủ thể

Phong cách gắn bó chặt chẽ với hoạt động của con người Do vậy, trênthực tế có thể nói về phong cách làm việc của một con người, nhóm người cụthể trong một lĩnh vực hoạt động nhất định Điều đó cũng có nghĩa, trong các

Trang 26

lĩnh vực hoạt động khác nhau, có các kiểu phong cách khác nhau của mộtngười, nhóm người hoặc của cả một đội ngũ.

Từ những phân tích trên có thể hiểu rằng: phong cách làm việc là mộtkiểu phong cách đặc thù gắn với chức trách, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động vàcương vị của chủ thể Đó chính là lề lối, cung cách, phong thái, phong độ…làm việc đã trở thành nếp ổn định của một người hoặc của một tổ chức đượcthể hiện trong mọi hoạt động tạo nên giá trị, những nét riêng của chủ thể đó

Đối với cương vị bí thư và hoạt động của người Bí thư Đảng ủy nóichung và Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn nói riêng là công việc có tínhchuyên nghiệp, mang tính đặc thù, do vị trí vai trò, chức trách, nhiệm vụ hàngngày người bí thư phải giải quyết nhiều công việc và các mối quan hệ côngtác, đòi hỏi người bí thư phải có phẩm chất năng lực và phong cách làm việckhoa học Phong cách làm việc khoa học ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng,hiệu quả công việc, là nhân tố quan trọng trong hoạt động của người bí thưđảng ủy Thực tiễn cho thấy người bí thư có phong cách làm việc khoa học thìchắc chắn hiệu quả công việc cao

Từ nghiên cứu đặc điểm các xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh, chứctrách của người Bí thư Đảng ủy và từ những phân tích về phong cách, phongcách làm việc có thể quan niệm:

Phong cách làm việc khoa học của bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh là nét riêng, độc đáo, đặc trưng trong việc sử dụng những cách thức, phương pháp, lề lối làm việc một cách khoa học, có nề nếp, hệ thống, mang tính ổn định trong làm việc nhằm đạt hiệu quả cao trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ Trong đó nét riêng, độc đáo là cái khác biệt chỉ có ở từng cá nhân khác nhau với những phương pháp, công cụ sử dụng khác nhau nhưng dựa trên nền tảng chuyên môn, nghiệp vụ của từng cá nhân kết hợp với uy tín

mà cá nhân đó có được.

* Những đặc trưng cơ bản của phong cách làm việc khoa học của người bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn.

Trang 27

Từ khi ra đời cho đến nay, nhất là bước vào thời kỳ đổi mới, trong cácvăn kiện, nghị quyết của Đảng qua các kỳ đại hội, Đảng ta đều luôn quan tâmđến việc xây dựng và hoàn thiện phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ,chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc quan liêu độc đoán, gia trưởng của cán

bộ, xây dựng phong cách làm việc khoa học có hiệu quả Nghị quyết Hội nghịlần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá X chỉ rõ: cán bộ, đảng viênphải xây dựng phong cách làm việc khoa học, khách quan tôn trọng sự thật,sâu sát cơ sở, gần gũi nhân dân… dành nhiều thời gian cho học tập nghiêncứu lý luận, đôn đốc kiểm tra thực hiện tình hình nghị quyết, chỉ thị và tổngkết thực tiễn, gặp gỡ và đối thoại trực tiếp với đảng viên và nhân dân, nói điđôi với làm và làm có hiệu quả

Từ quan điểm của Đảng về phong cách làm việc khoa học, từ đặc điểm,yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý ở địa phương hiện nay, phong cách làmviệc khoa học của bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn có những đặc trưng cơbản sau:

Một là, sự thống nhất giữa tính đảng, tính nguyên tắc với tính năng động, sáng tạo, nhạy bén với cái mới.

Yêu cầu cơ bản cốt yếu trong phong cách làm việc khoa học của bí thưđảng ủy là sự thống nhất cao giữa tính đảng, tính nguyên tắc với tính linhhoạt, sáng tạo, nhạy bén với cái mới Tính đảng, tính nguyên tắc cao trongphong cách làm việc của người bí thư thể hiện trong mọi hoạt động, mọi điềukiện hoàn cảnh, nhất là những lúc khó khăn, phức tạp, người bí thư phải luônđứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân để xem xét giải quyết mọivấn đề, chấp hành nghiêm Điều lệ Đảng, cương lĩnh, đường lối, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên Bản thânphải tự giác chấp hành và duy trì cấp ủy tổ chức đảng chấp hành nghiêm túccác nguyên tắc, chế độ, nề nếp sinh hoạt Đảng…

Tính năng động, sáng tạo, nhạy bén với cái mới thể hiện ở tính chủđộng trong quán triệt và tổ chức thực hiện một cách sáng tạo đường lối,

Trang 28

chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho phù hợpvới thực tiễn của địa phương, biết giải quyết công việc một cách khẩntrương, tiết kiệm thời gian, biết quyết đoán, dám đưa ra những quyết địnhkhi có những tình huống nảy sinh theo phương châm “Dĩ bất biến, ứngvạn biến”.

Hai là, sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng với tính trung thực, khách quan, khoa học.

Có nhiệt tình cách mạng thì bí thư đảng ủy mới hoàn thành đượcchức trách, nhiệm vụ của mình trước đảng bộ, trước nhân dân Tuy nhiên,thực tiễn cho thấy có nhiệt tình, hăng hái chưa đủ, mà phải được kết hợpchặt chẽ tính trung thực, khách quan, khoa học thì mới mang lại hiệu quảtrong công việc Tính khách quan, khoa học trong phong cách làm việccủa bí thư đảng ủy khi xem xét, quyết định mọi vấn đề đều phải điều tra,nghiên cứu, phân tích mọi mặt, phải xuất phát từ quy luật, từ tình hìnhthực tế của địa phương, lắng nghe ý kiến tập thể và quần chúng Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã dạy: “Gặp mỗi vấn đề ta phải đặt câu hỏi: Vì sao có vấn

đề này ?, xử trí như thế này, kết quả ra sao?, phải suy tính kỹ lưỡng, chớhấp tấp, chớ làm bừa, chớ làm liều Chớ gặp sao làm vậy” [21, tr 239]

Ba là, sự thống nhất giữa tính dân chủ, tập thể với tính quyết đoán, đề cao trách nhiệm cá nhân.

Trong hoạt động lãnh đạo của đảng ủy, đảng bộ và mọi cán bộ, đảngviên, lối làm việc dân chủ, tập thể nó bảo đảm phát huy được trí tuệ, kinhnghiệm của tập thể, của mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng, đảm bảo hạnchế thấp nhất những sai lầm khuyết điểm, đồng thời bảo đảm tăng cường sựđoàn kết thống nhất trong nội bộ cấp ủy, tổ chức đảng Tuy nhiên lối làm việcdân chủ, tập thể phải đi đôi với tính quyết đoán, đề cao trách nhiệm cá nhân.Tức là trước khi ra quyết định, chủ trương, bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấnphải đưa ra cho cấp ủy, tập thể trao đổi, thảo luận, góp ý dân chủ Khi đã

Trang 29

thành quyết nghị của tập thể, bí thư đảng ủy phải có những quyết định dứtkhoát dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Bốn là, sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, lời nói với việc làm.

Đặc trưng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phong cách làmviệc của bí thư đảng ủy, bảo đảm cho bí thư có được sự tín nhiệm cao trướctập thể và quần chúng Muốn vậy bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn phải cótrình độ lý luận chính trị, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời bí thư đảng ủy phải nắm bắt thực tiễnmột cách sâu sắc, phát hiện được những vấn đề vướng mắc nảy sinh, từ đóbiết vận dụng lý luận vào để giải quyết một cách thấu tình, đạt lý, mang lại lợiích thiết thực cho quần chúng

Phong cách làm việc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, lời nói vớiviệc làm là một trong những cách lãnh đạo để giáo dục, thuyết phục tập hợpquần chúng của bí thư đảng ủy Thực tế ở Tây Ninh cho thấy ở xã, phường, thịtrấn nào mà bí thư đảng ủy nói đi đôi với làm, nhận thức đi đôi với hành độngthì ở đó chất lượng lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng sẽ cao hơn Ngược lạinếu địa phương nào bí thư đảng ủy tách biệt giữa lời nói và việc làm, nói mộtđường làm một nẻo, thậm chí nói không làm thì làm giảm sút nghiêm trọngniềm tin của nhân dân đối với Đảng

Năm là, cụ thể, sâu sát địa phương, gắn bó mật thiết với quần chúng.

Với cương vị là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, bí thư đảng ủy

có cụ thể, tỷ mỉ, sâu sát địa phương, luôn gần gũi gắn bó mật thiết với quầnchúng nhân dân, thì mới nắm bắt được tình hình mọi mặt của địa phương, mớinắm bắt được mọi mặt của đời sống nhân dân, mới thấu hiểu chia sẻ mọi tâm

tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân

Do đó, phong cách làm việc khoa học của đảng ủy xã, phường, thị trấn

là phải tin quần chúng, dựa vào quần chúng, biết khơi dậy phát huy sức mạnhquần chúng, phải thường xuyên chăm lo mối liên hệ mật thiết giữa cấp ủy, tổchức đảng và cán bộ, đảng viên với quần chúng, coi đó là nguồn sức mạnh tạo

Trang 30

nên mọi thắng lợi của đảng bộ Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Dễmười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong” [22, tr 212].

Những đặc trưng cơ bản về phong cách làm việc khoa học của bí thưđảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh nêu trên là một thể thống nhất Bồidưỡng rèn luyện để có phong cách làm việc khoa học, đó là nhiệm vụ trướchết của mỗi bí thư đảng ủy

* Những yếu tố quy định phong cách làm việc khoa học của bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh.

Thứ nhất, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.

Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống là nhân tố có ý nghĩa nền tảng,căn bản quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ đảng viên vàhiệu quả tổ chức, hoạt động của bộ máy đảng, hệt thống chính trị Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: đạo đức là nền tảng của người cách mạng,của cán bộ, đảng viên cũng như gốc của cây, nguồn của sông Cho nên, nó cóvai trò là “gốc, rễ, nền tảng” chi phối, định hướng, quyết định phong cách làmviệc của bí thư đảng ủy Chỉ có tuyệt đối trung thành với mục tiêu lý tưởngcủa Đảng, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, toàn tâm,toàn ý phục vụ nhân dân, tận tâm, tận tuỵ với công việc thì bí thư đảng ủy mớisay mê nghiên cứu tìm tòi, suy nghĩ lựa chọn cách thức, biện pháp nhằm thựchiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao Chỉ có mẫu mực về đạo đức, lối sống

có ý thức tổ chức kỷ luật cao, là trung tâm đoàn kết và có tín nhiệm cao trongcấp ủy, tổ chức đảng, bí thư đảng ủy mới vận động, giáo dục, thuyết phục,cảm hoá được quần chúng

Theo tư tưởng Hồ chí minh: người cán bộ, đảng viên phải có đạo đức,không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhândân Đảng viên, cán bộ phải có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng sẽ lôicuốn và tập họp được lực lượng nhân dân Chính vì thế, phẩm chất chính trị,đạo đức cách mạng, lối sống rất cần thiết cho người Bí thư Đảng ủy

Thứ hai, trình độ, năng lực cá nhân.

Trang 31

Đây là yếu tố trực tiếp quyết định đến phong cách làm việc khoa họccủa bí thư Đảng ủy, bởi phong cách làm việc khoa học chỉ có thể dựa trênkiến thức, năng lực thực tế của mỗi người Nếu trình độ thấp, năng lực yếu thìkhó có thể tạo ra một phong cách làm việc khoa học, dẫn đến thụ động, trôngchờ, ỷ lại vào tập thể, vào cấp trên, thiếu tính chủ động, sáng tạo, không giámquyết đoán, chịu trách nhiệm Chỉ khi có kiến thức toàn diện cả về chính trị,kinh tế; VH-XH, khoa học kỹ thuật, QP-AN, có kiến thức chuyên sâu về xâydựng Đảng… có năng lực tổ chức thực tiễn, mới có thể phân tích một cáchsâu sắc và biết xử lý được các tình huống xảy ra trong hoạt động của mình,mới có thể sắp xếp công việc một cách trình tự, khoa học và giải quyết côngviệc một cách sáng suốt, đạt hiệu quả cao

Trình độ và năng lực cá nhân còn là một móc xích rất quan trọng để cụthể hóa các các chính sách, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước vàocuộc sống một cách chính xác và có hiệu quả, những cá nhân có năng lực,trình độ khác nhau sẽ tạo nên một phong cách làm việc khác nhau với mức độkhoa học khác nhau Do đó, trình độ, năng lực cá nhân là một trong nhữngyếu tố quy định nên phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy

cử chỉ, cách nói năng tương ứng Cả hai đều là thuộc tính tâm lý nhưng cóliên quan đế hành vi, thái độ, cách nói năng của một cá nhân Khí chất, tínhcách cũng quy định nên phong cách làm việc khoa học của bí thư đảng ủy xã,phường, thị trấn

Trang 32

Khí chất, tính cách của bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn được biểuhiện qua hành vi, lối ứng xử trong giao tiếp Mỗi người có kiểu khí chất khácnhau Dù là khí chất nóng, trầm, ưu tư hay hoạt bát… đều có những ưu điểm

và hạn chế nhất định đòi hỏi người bí thư đảng ủy phải biết phát huy mặtmạnh, mặt tích cực trong khí chất nổi trội của mình, kiên quyết khắc phụcnhững mặt hạn chế, khuyết điểm ảnh hưởng tới việc thực hiện chức trách,nhiệm vụ, có như vậy bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn mới từng bước hoànthiện được phong cách làm việc khoa học

* Con đường hình thành phong cách làm việc khoa học của bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn.

Phong cách làm việc khoa học của bí thư đảng ủy không phải tự nhiên

mà có, mà nó hình thành phát triển bằng nhiều con đường khác nhau, cụ thểnhư sau:

Thông qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng của các nhà trường Đây là

con đường rất cơ bản đối với mỗi người cán bộ, nhằm bồi dưỡng phẩm chấtchính trị, đạo đức lối sống, trình độ kiến thức, năng lực toàn diện, rèn luyệnphương pháp tác phong công tác của người đứng đầu cấp ủy đảng ở địaphương, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ theo mô hình, mục tiêu đào tạo, bồidưỡng của nhà trường

Phong cách làm việc khoa học của bí thư đảng ủy được hoàn thiện, phát triển thông qua quá trình thực tiễn công tác tại cơ sở địa phương.

Trong quá trình công tác tại địa phương, chính quá trình thực hiện chứctrách, nhiệm vụ mà phong cách làm việc khoa học của mỗi bí thư đảng ủyđược hoàn thiện và phát triển chính môi trường, địa bàn, thực tiễn thựchiện các công việc được giao, nhất là các cương vị chủ chốt ở cơ sở, bảnthân mỗi người cùng với kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được từ nhàtrường và đặc biệt là chính từ sự trải nghiệm qua các cương vị đượcgiao…từng bước hình thành phong cách làm việc khoa học của người bíthư, gắn với phong cách của Đảng cầm quyền

Trang 33

Cùng với quá trình đó phong cách làm việc khoa học của bí thư đảng ủy được hình thành phát triển thông qua quá trình tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ ra rằng: trong

tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa của các mối quan

hệ xã hội; chính hoàn cảnh tạo ra con người, chứ bản thân con ngườikhông thể sáng tạo ra hoàn cảnh Đối với phong cách làm việc của mỗi

bí thư là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố tạo thành, cả khách quan vàchủ quan và đặt trong việc giải các mối quan hệ xác định Chỉ có thôngqua tổ chức, chịu sự giáo dục, rèn luyện của tổ chức và đặt mình trong tổchức thì mỗi cá nhân mới có sự tiến bộ, trưởng thành được Hơn nữa đâylại là tổ chức lãnh đạo - hạt nhân chính trị, trung tâm đoàn kết của đảng

bộ và cơ sở, đòi hỏi người bí thư phải thường xuyên rèn luyện mình vềmọi mặt và phong cách đó chỉ có thể được hình thành phát triển gắn liềnvới sự trong sạch vững mạnh của đảng ủy, đảng bộ và các tổ chức trong

hệ thống chính trị ở cơ sở địa phương

1.1.3 Một số vấn đề cơ bản về bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh

* Quan niệm về bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ

Từ cách tiếp cận về phong cách, con đường hình thành và các vấn đề đã

đề cập trên, có thể quan niệm: Bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn là toàn bộ hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, các cơ quan chức năng, hoạt động giám sát, đánh giá, phê bình, góp ý của Mặt trận Tổ quốc các tổ chức đoàn thể nhân dân và

Trang 34

sự nỗ lực tự bồi dưỡng, rèn luyện của đội ngũ bí thư hướng vào việc hoàn thiện, phát triển phong cách làm việc khoa học của bí thư đảng ủy đáp ứng yêu cầu, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Mục đích bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, rèn luyện, phát

triển hoàn thiện cách thức, lề lối làm việc khoa học nhằm góp phần hoàn thiệnnhững phẩm chất nhân cách của đội ngũ bí thư đảng ủy đáp ứng yêu cầu nângcao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng bộ, thúc đẩy hoàn thành mụctiêu kinh tế, chính trị - xã hội ở địa phương

Chủ thể bồi dưỡng là các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp ở

tỉnh Tây Ninh, các cơ quan chức năng của cấp ủy, chính quyền; trường chínhtrị tỉnh; trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện Trong đó chủ thể lãnh đạo,chỉ đạo là tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, huyện ủy, thường vụ huyện ủy, lựclượng báo cáo viên của tỉnh, huyện; bí thư đảng ủy vừa là đối tượng, vừa làchủ thể với vai trò tự bồi dưỡng

Lực lượng tham gia bồi dưỡng: trường chính trị tỉnh, các trung tâm bồi

dưỡng chính trị huyện, các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện, nhất là các cơquan tham mưu, giúp việc của tỉnh, huyện theo chức năng, nhiệm vụ tham mưucho cấp ủy, chính quyền giúp cấp ủy có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạoxây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung chương trình bồidưỡng cho đội ngũ bí thư đảng ủy cấp cơ sở Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoànthể chính trị - xã hội ở mỗi cấp và nhân dân, nhất là cấp xã, phường, thị trấntham gia bồi dưỡng, giám sát, theo dõi, góp ý, tạo điều kiện để đội ngũ bí thưđảng ủy xây dựng, hoàn thiện phong cách làm việc đáp ứng yêu cầu công tácxây dựng đảng bộ và thực hiện các nhiệm vụ của địa phương

Đối tượng bồi dưỡng: là đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn

tỉnh Tây Ninh

Nội dung bồi dưỡng: bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống,

những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng và phong cách làmviệc khoa học của chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước, những kiến thức về kinh tế, văn hoá - xã

Trang 35

hội, QP-AN, đối ngoại…, đặc biệt là phải bồi dưỡng những kiến thức chuyênsâu về xây dựng Đảng, về khoa học quản lý, kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo;bồi dưỡng rèn luyện phương pháp, tác phong công tác người bí thư.

Hình thức phương pháp bồi dưỡng: rất phong phú đa dạng nhưng tổng

hợp lại có hai nhóm hình thưc chính là tự đào tạo, bồi dưỡng và được đào tạotại trường lớp, như cử cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng ở trường Đảng tỉnh, trungtâm bồi dưỡng chính trị các huyện; tổ chức các lớp tập huấn; cấp trên bồidưỡng cho cấp dưới; thông qua sinh hoạt cấp ủy, tổ chức đảng, đề cao tự phêbình và phê bình, các hội nghị sơ, tổng kết rút kinh nghiệm; thông qua hội thi;qua các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, mạnginternet, ) các báo viết, tạp chí ở địa phương, tạp chí Cộng sản; trong đó chútrọng hình thức tự bồi dưỡng, rèn luyện của mỗi bí thư

* Tiêu chí đánh giá bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học đội ngũ

bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh.

Một là, tiêu chí đánh giá về nhận thức trách nhiệm, năng lực của chủ thể bồi dưỡng Đây là tiêu chí đầu tiên để đánh giá kết quả bồi dưỡng phong

cách làm việc khoa học của bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh.Chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bíthư đảng ủy phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, trách nhiệm và năng lực của chủthể và các lực lượng tham gia bồi dưỡng Vì vậy, cần đi sâu vào đánh giá đúngnhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan tham mưucủa cấp ủy, các lực lượng tham gia bồi dưỡng Vai trò, trách nhiệm trong lãnhđạo, chỉ đạo, xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch, lựa chọn hình thức,phương pháp bồi dưỡng; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, sơ, tổng kết rút kinhnghiệm; quan tâm động viên, giúp đỡ đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thịtrấn trong tự học tập, tự bồi dưỡng rèn luyện phong cách làm việc khoa học

Hai là, tiêu chí đánh giá thực hiện chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh.

Trang 36

Đây là nhóm tiêu chí có ý nghĩa trực tiếp quyết định đến việc đánh giáphong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thịtrấn, là thước đo trình độ, năng lực của chủ thể và các lực lượng trong việcthực hiện nội dung, sử dụng các hình thức, phương pháp bồi dưỡng phongcách làm việc khoa học cả đội ngũ bí thư phù hợp hay không phù hợp, đạtđược cao hay thấp.

Ba là, đánh giá phong cách làm việc của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn.

Có thể khẳng định kết quả bồi dưỡng được thể hiện tập trung ở phongcách làm việc của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn đạt tới đâu, đápứng hay chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Do đó, đánh giá phong cách làmviệc khoa học phải đi sâu vào đánh giá biểu hiện đặc trưng phong cách làmviệc của đội ngũ bí thư đảng ủy, đánh giá kết quả thực hiện chức trách, nhiệm

vụ của bí thư, ở kết quả lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy trong thực hiện cácnhiệm vụ của địa phương và kết quả công tác xây dựng đảng bộ xã, phường,thị trấn TSVM

Bốn là, tiêu chí đánh giá thông qua hoàn thành nhiệm vụ và uy tín của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn.

Đây là tiêu chí có ý nghĩa quan trọng đến việc đánh giá phong cách làmviệc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy các xã, phường, thị trấn Là thước

đo phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư vì chỉ khi nào hoàn thànhnhiệm vụ một cách xuất sắc thì chứng tỏ rằng người bí thư đã có một phongcách làm việc khoa học và đi kèm với điều này là uy tín của họ Uy tín là mộtcông cụ hữu hiệu để người bí thư dựa vào đây mà thực hiện các nhiệm vụ mộtcách có hiệu quả; với uy tín cao thì người bí thư đảng ủy có thể dễ dàngthuyết phục cấp dưới và người dân nghe theo các chủ trương, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước, làm cho viêc thực hiện nhiệm vụ được dễdàng và nhanh chóng; ngược lại nếu như người bí thư mà có, uy tín thấp sẽ

Trang 37

tạo nên hiện tượng trên nói dưới không nghe, nhân dân không tin tưởng rất dễdẫn đến việc không hoàn thành nhiệm vụ được giao

Chính vì vậy, hoàn thành nhiệm vụ và uy tín là cơ sở quan trọng đểđánh giá phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy xã,phường, thị trấn

* Những vấn đề có tính nguyên tắc bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh.

Một là, bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy phải quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới.

Đây là vấn đề có tính nguyên tắc quan trọng hàng đầu, bảo đảm chohoạt động bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đúngphương hướng chính trị và đạt hiệu quả cao trong bồi dưỡng

Trong tình hình hiện nay, công tác cán bộ nói chung và công tác bồidưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường,thị trấn tỉnh Tây Ninh phải tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm quan điểmcủa Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới, được thể hiện trongcác nghị quyết của Đảng như Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII về chiếnlược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH–HĐH đất nước; Nghị quyết Trungương 5 khoá IX về đổi mới nâng cao hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thịtrấn; Nghị quyết Đại hội XI và Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI; Nghị quyếtĐại hội đại hiểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ IX

Hai là, bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn phải bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương và vị trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ của bí thư đảng ủy.

Thực hiện tốt vấn đề có tính nguyên tắc này, sẽ bảo đảm bồi dưỡngphong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đạt hiệu quả thiết thực

Trang 38

Thực hiện vấn đề có tính nguyên tắc này đòi hỏi các chủ thể, lực lượngtham gia bồi dưỡng phải luôn xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địaphương, từ yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn đảng bộ và vị trí vai trò,chức trách, nhiệm vụ của bí thư đảng ủy để xác định phương hướng, mục tiêu,nội dung, lựa chọn hình thức, phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp, linh hoạt,sáng tạo, đúng đối tượng, sát tình hình thực tiễn của địa phương Mọi hoạtđộng bồi dưỡng và phong cách làm việc khoa học của bí thư đảng ủy phảihướng vào góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng bộ,hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của đảng ủy.

Ba là, bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh phải được tiến hành thường xuyên liên tục, kiên trì, bền bỉ.

Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, tính quy luật trong bồi dưỡng phongcách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy, đòi hỏi các chủ thể, lựclượng và bản thân từng người phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc để đạtkết quả trong công tác và hoạt động

Thực tiễn luôn vận động phát triển, đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường,thị trấn có sự biến động hàng năm Vì vậy, các cấp ủy, các tổ chức, các lựclượng, nhất là thường vụ các huyện, thị phải thường xuyên quan tâm và tiếnhành bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư một cáchthường xuyên, cơ bản, lâu dài, với nhiều nội dung, thông qua nhiều conđường biện pháp khác nhau Việc hoàn thiện phong cách làm việc khoa họccủa đội ngũ bí thư là quá trình đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cáimới… phải bắt đầu từ nhận thức đến hành động của mỗi người, do đó, phảitiến hành kiên trì, bền bỉ

Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi chủ thể, lực lượng tham gia bồidưỡng có nhận thức đúng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác bồi

Trang 39

dưỡng Bản thân từng bí thư đảng ủy phải có ý chí quyết tâm cao, thườngxuyên, liên tục tu dưỡng, rèn luyện để không ngừng tiến bộ, trưởng thành.

Bốn là, bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy phải đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy và sự chỉ đạo của bí thư huyện, thị ủy.

Công tác cán bộ là công tác của cấp ủy, do đó ban thường vụ huyện ủyphải lãnh đạo chặt chẽ và chịu trách nhiệm về chất lượng, kết quả bồi dưỡngphong cách làm việc khoa học của bí thư đảng ủy

Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi ban thường vụ huyện ủy phải nắmchắc số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn,đánh giá đúng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ này; có chủ trương,biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ bíthư đảng ủy Đồng thời tranh thủ sự lãnh đạo của thường vụ tỉnh ủy, sự chỉđạo, hướng dẫn giúp đỡ của các cơ quan chức năng, sự ủng hộ giúp đỡ củacác tổ chức, các lực lượng trong bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học củađội ngũ bí thư đảng ủy

1.2 Thực trạng và một số kinh nghiệm bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy

xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh

1.2.1 Thực trạng bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn

* Những ưu điểm cơ bản

Một là, về cơ bản các tổ chức, lực lượng tiến hành bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn đã có

sự chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức và trách nhiệm.

Trong những năm qua, trên cơ sở quán triệt các nghị quyết của Đảng vềtiếp đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, không ngừngnâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ theo Nghị quyết Đại

Trang 40

hội XI và Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI); đặc biệt là quán triệt đườnglối, quan điểm của Đảng về chiến lược công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnhCNH, HĐH đất nước.

Tây Ninh là tỉnh có 95 xã, phường, thị trấn với tổng số 1024 cán bộ và

1880 cán bộ không chuyên trách cấp xã Đây là những người trực tiếp đưachủ trương, đường lối, nghị quyết của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhànước đến với nhân dân, tuyên truyền, vận động và tổ chức nhân dân thựchiện Kết quả thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước ở cơ sở cũng như năng lực lãnh đạo, uy tín chính trị, bảnchất của Đảng, Nhà nước ta gắn liền với năng lực, trách nhiệm thực thinhiệm vụ của đội ngũ cán bộ này Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp

xã đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ vừa là yêu cầu cơ bản, vừa là đòi hỏi cấpthiết trong giai đoạn hiện nay

Thực hiện Chiến lược cán bộ trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh HĐH đất nước, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm,coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, trong đó có đội ngũ cán bộ cấp

CNH-cơ sở Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X đã ban hành nhiều nghị quyết,quyết định, quy định về công tác cán bộ Nhờ đó, công tác cán bộ và chấtlượng đội ngũ cán bộ các cấp có chuyển biến rõ rệt Hội nghị lần thứ nămBan Chấp hành Trung ương khóa IX đã ban hành Nghị quyết “Về đổi mới

và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”,trong đó có những quan điểm, chủ trương đặt cơ sở cho việc xác định cácchức danh cán bộ và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cấp xã Thực hiện chủtrương của Đảng, các Văn bản của Nhà nước như Nghị định số121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã,phường, thị trấn; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng,một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn

và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn; Ủy ban nhân dân tỉnh

Ngày đăng: 16/03/2019, 23:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Chí Bảo, Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, H, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb CTQG
2. Phạm Như Cương, Đổi mới phong cách và tư duy, Nxb Khoa học xã hội, H, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phong cách và tư duy
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
3. Dominique Chalvin, Các phong cách quản lý, Nxb Khoa học và kỹ thuật, H, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phong cách quản lý
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
4. Trần Nhật Duật, “Quan điểm của V,I,Lênin về phong cách người lãnh đạo”, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 4-2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm của V,I,Lênin về phong cách người lãnh đạo”",Tạp chí Lý luận chính trị
5. Phạm Thị Kim Dung, Tổ chức bộ máy chính quyền và chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở, Nxb Tư pháp, H, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức bộ máy chính quyền và chế độ chính sáchđối với cán bộ cơ sở
Nhà XB: Nxb Tư pháp
6. Nguyễn Thị Thanh Dung, Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta, Nxb CTQG, H, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xâydựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta
Nhà XB: Nxb CTQG
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Sự thật, H, 1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V
Nhà XB: Nxb Sự thật
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, H, 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Nhà XB: Nxb Sự thật
9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb CTQG, H, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Nhà XB: Nxb CTQG
10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb CTQG, H, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hànhTrung ương khóa VIII
Nhà XB: Nxb CTQG
11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb CTQG, H, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới
Nhà XB: Nxb CTQG
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: Nxb CTQG
13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb CTGQ, H, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội lần thứ năm Ban Chấp hànhTrung ương khóa X
Nhà XB: Nxb CTGQ
14. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb CTQG, H, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hànhTrung ương khóa X
Nhà XB: Nxb CTQG
15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb CTQG, H, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hànhTrung ương khóa X
Nhà XB: Nxb CTQG
16. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb CTQG, H, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hànhTrung ương khóa X
Nhà XB: Nxb CTQG
17. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI
Nhà XB: Nxb CTQG
18. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb CTQG, H, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hànhTrung ương khóa XI
Nhà XB: Nxb CTQG
20. Nguyễn Văn Giang, Đổi mới phong cách làm việc, Tạp chí Xây dựng Đảng, Số 9-2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phong cách làm việc
21. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, 5, Nxb CTQG, H, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb CTQG

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w