1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vai trò, ý nghĩa của Luật quốc tế trong đời sống quốc tế

23 482 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 83,09 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU1NỘI DUNG2I. ĐỊNH NGHĨA VÀ KHÁI QUÁT VỀ LUẬT QUỐC TẾ.2II. VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA LUẬT QUỐC TẾ TRONG ĐỜI SỐNG QUỐC TẾ.31. Căn cứ giải quyết các tranh chấp quốc tế, là nhân tố quan trọng để bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế32. Luật quốc tế là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của mỗi chủ thể của luật quốc tế93. Thúc đẩy việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế.124. Luật quốc tế có vai trò trong việc phát triển văn minh của nhân loại, thúc đẩy cộng đồng quốc tế phát triển theo hướng càng ngày càng văn minh.14KẾT LUẬN20DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO21

Trang 1

MỞ ĐẦU

Pháp luật của một nhà nước chỉ điều chỉnh, cưỡng chế các quan hệ xã hộigói gọn trong phạm vi lãnh thổ một nước Tuy nhiên, các quan hệ xã hội ngàycàng phát triển, kinh tế phát triển, cùng với sự phát triển của khoa học côngnghệ, các nền văn minh trên thế giới tiến lại gần nhau hơn dẫn đến các quan hệtrong xã hội mở rộng hơn, đi xa hơn phạm vi một nhà nước; lúc này bắt đầu hìnhthành các quan hệ xã hội giữa nhà nước này với nhà nước kia, người dân củanước này với nước kia, giữa nhiều nước với nhau Theo thời gian các quan hệ xãhội ngày càng đó ngày càng phát triển và ngày càng phức tạp

Nếu các quan hệ xã hội trong một nước có pháp luật riêng của nước đóđiều chỉnh, thì các quan hệ xã hội giữa các nước, người dân giữa các nước nàykhông thể dùng luật một nước điều chỉnh, điều này không phù hợp vì quan hệ xãhội quyết định nhà nước và pháp luật Cho nên việc xây dựng những thỏa thuậnquốc tế là cần thiết Và ngày nay, ta gọi những thỏa thuận đó là Luật quốc tế

Với sự phát triển kinh tế ngày nhanh chóng, đi kèm với đó là những thayđổi về chính trị và xã hội, trong bối cảnh như vậy, Luật quốc tế càng đóng vaitrò quan trọng để giúp các quốc gia hội nhập và phát triển sâu rộng hơn nữa.Luật quốc tế cần thiết cho sự phát triển của mỗi quốc gia nói riêng và toàn thếgiới nói chung Song song với quá trình hình thành và phát triển của Luật quốc

tế, chúng ta có thể thấy vai trò của luật quốc tế ngày càng mở rộng hơn trong đờisống pháp luật quốc tế

Luật quốc tế có những vai trò cơ bản sau: là công cụ điều chỉnh các quan

hệ quốc tế nhằm bảo về quyền và lợi ích của mỗi chủ thể luật quốc tế; là công

cụ, nhân tố quan trọng để bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế; giúp giải quyếthào bình các tranh chấp quốc tế; có vai trò trong việc phát triển văn minh củanhân loại, thúc đẩy cộng đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày càng vănminh; thúc đẩy các quan hệ hợp tác quốc tế đặc biệt là quan hệ kinh tế;…

Trang 2

Chủ thể của Luật quốc tế

Chủ thể Luật quốc tế là các thực thể có quyền năng chủ thể tham gia quan

hệ pháp lý quốc tế đó là: các quốc gia có chủ quyền; Các dân tộc đang đấu tranh

nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết, các tổ chức quốc tế liên quốc gia

Đối tượng điều chỉnh:

Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế là những quan hệ xã hội chịu sự tácđộng, điều chỉnh của các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế

Nguồn của luật quốc tế

Tập quán quốc tế

Là những phong tục tập quán đã được hình thành và lưu truyền trong thực tiếnquốc tế được các chủ thể luật thừa nhận có chứa đựng các quy tắc xử sự bắt buộcchung

- Quy tắc xử sự chung được công nhận và áp dụng rộng rãi

- Chủ thể Luật quốc tế thừa nhận đối với các quy tắc xử sự này là quy phạmpháp Luật quốc tế

- Không phải các quy tắc xử sự được hình thành trong thực tiễn đời sốngquốc tế đều trở thành quy phạm tập quán quốc tế Lý luận và thực tiễn chothấy chỉ những quy tắc được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong thực tế,kéo dài về mặt thời gian, được nhiều quốc gia thừa nhận, áp dụng, phù

1 Trường đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Hà Nội, 2016, Tr 23.

Trang 3

hợp với các tư tưởng tiến bộ, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mớitrở thành quy phạm tập quán quốc tế.

Điều ước quốc tế:

Điểm a khoản 1 Điều 2 công ước viên năm 1969 và Luật điều ước quốc tếthì “ thuật ngữ” “ Điều ước” dùng để chỉ một hiệp định quốc tế được ký kếtbằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp Luật quốc tế điều chỉnh, dù đượcghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan

hệ với nhau và bất kể tên kể riêng của nó là gì”

Các nguyên tắc pháp luật chung

Nguyên tắc pháp luật chung là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong mọihoạt động xây dựng cũng như thực thi các quy phạm pháp luật quốc tế Các quyphạm pháp luật quốc tế không được trái với nội dung, tinh thần của các nguyêntắc pháp luật quốc tế Trong trường hợp một quy phạm pháp luật quốc tế cónhiều cách hiểu không thống nhất thì các nguyên tắc pháp luật quốc tế dược sửdụng như một cách thức để làm sáng rõ nội dung quy phạm đó

II VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA LUẬT QUỐC TẾ TRONG ĐỜI SỐNG

QUỐC TẾ.

1 Căn cứ giải quyết các tranh chấp quốc tế, là nhân tố quan trọng để bảo

vệ hòa bình, an ninh quốc tế

Hiện nay chưa có định nghĩa nào thống nhất về tranh chấp quốc tế trong

các văn bản pháp lý, nhưng ta có thể hiểu chung nhất: Tranh chấp quốc tế là sự

tranh chấp xảy ra giữa hai bên hoặc nhiều bên quốc gia có chủ quyền Tranh chấp quốc tế có thể xảy ra trong tất cả các lĩnh vực hoạt động quốc tế của các quốc gia, nhưng nổi cộm nhất, chủ yếu nhất là tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ bao gồm chủ quyền trên đất liền, trên các hải đảo, trên biển, trên không

Luật quốc tế đã xác định các nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế làgiải quyết bằng phương pháp hòa bình, thương lượng; không được sử dụng hoặc

đe dọa sử dụng vũ lực; giữ nguyên hiện trạng cho đến khi đạt đến thỏa thuận

Trang 4

cuối cùng; các bên tranh chấp phải tự kiềm chế không tiến hành bất cứ hoạtđộng nào làm cho tình hình trở nên xấu đi.

Trong hệ thống công ước La haye năm 1899 và năm 1907 có công ước vềHòa bình giải quyết xung đột quốc tế , tuy nhiên Công ước cũng chỉ kêu gọi cácquốc gia “ với khả năng có thể thì ngăn ngừa việc dùng vũ lực” và “sử dụng tối

đa các viện pháp trung gian, hòa giải trước khi dùng vũ khí” Hiệp ước Parisnăm 1928 về khước từ chiến tranh đã tuyên bố cấm chiến tranh xâm lược và nêu

rõ trách nhiệm của các quốc gia chỉ giải quyết tranh chấp bằng hòa bình Theokhoản 3 điều 2 Hiến chương Liên Hợp quốc : “Tất cả các thành viên giải quyếttranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hòa bình theo cách không làm nguyhại đến hòa bình an ninh quốc tế và công lý” đồng thời tại điều 33 Hiến chươngcũng đã xây dựng hệ thống các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấpquốc tế

Vai trò của luật quốc tế trong vấn đề này thể hiện ở việc, các văn bản nhưHiến chương liên hợp quốc, công ước, hiệp ước khác… giữa các chủ thể củaluật quốc tế là căn cứ quan trọng để các quốc gia áp dụng giải quyết tranh chấptranh chấp, tìm ra được cơ chế phù hợp giải quyết tranh chấp Ví dụ Hiếnchương liên hợp quốc đã liệt kê cụ thể các biện pháp cụ thể tại Điều 33, cácquốc gia tùy vào hoàn cảnh và nguyện vọng có thể lựa chọn trong các biện pháptrên để giải quyết tranh chấp Cụ thể, các tranh chấp có thể được giải quyếtthông qua các con đường ngoại giao như đàm phán (Notiation), trung gian(Good office), hòa giải (mediation), thông qua ủy ban điều tra (inquiry), thôngqua ủy ban hòa giải (conciliation) hay giải quyết tranh chấp thông qua cơ quantài phán quốc tế như trọng tài quốc tế, tòa án quốc tế.1

Việc đưa tranh chấp ra một cơ quan tài phán để giải quyết trong thực tiễnquan hệ giữa các quốc gia không là điều mới mẻ, trong khu vực cũng có thểchứng kiến những vụ tranh chấp được giải quyết bởi Tòa án quốc tế như tranhchấp về chủ quyền đối với các đảo Pulau Batu Puteh, Middle Rocks và South

1 Xem Điều 33, Hiến chương Liên hợp quốc.

Trang 5

Ledge giữa Malaysia và Singapore năm 2003, vụ Đền Preah Vihear giữa TháiLan và Campuchia với phán quyết mới nhất vào năm 2013… Đây là một xuhướng văn minh thể hiện thiện chí của các bên trong việc giải quyết tranh chấptrong khuôn khổ tuân thủ luật pháp quốc tế, giữ gìn hòa bình, an ninh trong khuvực, không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp Hay mới đây nhất có thể kểđến việc Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 đưa ra phán quyết vềtranh chấp yêu cầu xem xét về yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc, cáctranh chấp xung quanh bãi đã, bãi cạn, hiệu lực pháp lý của các thực thể này đếnđâu.1

Trong các tranh chấp bình thường (chưa nói đến các tranh chấp quốc tế),khi muốn giải quyết cần phải dựa vào một “khung” chuẩn mực nhất định để cóthể nhận xét, đánh giá khách quan vấn đề, từ đó giải quyết vấn đề được chínhxác nhất Khi tranh chấp quốc tế xảy ra, khung mẫu đó chính là các điều ướcquốc tế, các tập quán quốc tế, các nguyên tắc pháp luật chung, đôi khi là mộtphán quyết hay vụ việc tương tự đã được giải quyết thông qua các cơ quan tàiphán quốc tế trước đó (Ví dụ như Phán quyết của Tòa đối với vụ án tranh chấpĐông Greenland giữa Na Uy và Đan Mạch giai đoạn 1931 – 1933, theo đóGreenland là lãnh thổ cực bắc trái đất, rộng khoảng 2,166 triệu km2, 81% diệntích có băng phủ không thể sinh sống Năm 1931, Na Uy chiếm và tuyên bố chủquyền phía Đông Greenland không có người ở vì cho rằng đó là đất vô chủ chưathuộc sở hữu của bất kỳ quốc gia nào Đan Mạch đòi chủ quyền với toàn bộGreenland trong khi chỉ chiếm hữu thực sự một phần diện tích của đảo Phánquyết của trọng tài là Việc xác lập chủ quyền đối với vùng đất không thể sinhsống chỉ cần quốc gia có ý định chiếm hữu và thực hiện một số hoạt động mangtính quyền lực nhà nước là đủ Tòa xác định Đan Mạch đã có ý định và thẩmquyền quốc gia đã nêu là đầy đủ để có chủ quyền với toàn bộ Greenland Vớinhững khu vực không thể sinh sống thì yêu cầu để duy trì chủ quyền trên lãnhthổ là ít nghiêm ngặt hơn so với các khu vực có thể qua lại và đông dân cư Đây

1 Xem thêm PGS, TS Nguyễn Thị Lan Anh, Phó khoa Luật Quốc tế, Học Viện Ngoại giao Việt Nam, “Vụ kiện Philippines - Trung Quốc tấn công trực diện vào yêu sách "đường lưỡi bò".

(http://css.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=3bb149be-6591-45d0-944a-5dace06389bc)

Trang 6

là phán quyết mà Việt Nam có thể tham khảo khi giải quyết vấn đề trên biển Đông,khi mà Việt Nam mới là quốc gia chiếm giữ thật sự, có chủ quyền với hai quần đảoHoàng sa và Trường Sa).1

Mọi tranh chấp đều bắt nguồn từ các bất đồng về lợi ích, khi các quốc gia

cố gắng đạt được mục đích bằng mọi phương pháp, các nước lớn thường sửdụng kinh tế, quân sự của mình để uy hiếp, gây khó khăn cho quốc gia còn lại.Tuy nhiên, nhờ có các luật quốc tế mà các quốc gia đã sử xự hành vi của mình

có phần hợp lý và chuẩn mực hơn Các quốc gia đã nhận thức được việc giảiquyết tuân theo con đường hòa bình là con đường hiệu quả và an toàn nhất Cóthể nhận thấy qua một vài trường hợp như: Đàm phán, kí kết Hiệp định hợp tácnghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký kết ngày 25/12/2000.Chilê và Argentina đã giải quyết thành công tranh chấp bằng biện pháp hòa giảitrong những năm 1978 đến 1984 mà hòa giải viên chính là Giáo hoàng Hay các

vụ tranh chấp mà cả hai bên đã đồng ý giải quyết tại tòa án quốc tế: vụ án tranhchấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan…2

Từ các nội dung trên, luật quốc tế là một công cụ quan trọng để các quốcgia giải quyết tranh chấp, chống lại các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế Ýnghĩa trên càng quan trọng hơn đối với Việt Nam, đất nước đã phải hi sinh gầnnhư toàn bộ lịch sử để bảo vệ hòa bình lãnh thổ, khắc phục hậu quả chiến tranh.Vấn đề Biển Đông cần được xem xét giải quyết trên cơ sở hòa bình Trong đó,đàm phán là biện pháp tối ưu trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền trên BiểnĐông Khi mà Việt Nam vẫn chưa nắm chắc được phần thắng nếu đệ đơn ra Tòa

Trang 7

Trong những thập kỷ qua, tình hình thế giới đã có những biến đổi hết sứcnhanh chóng và không thể lường trước được đã ảnh hưởng tới sự nghiệp pháttriển kinh tế, chính trị, xã hội ở các quốc gia Tình trạng cạnh tranh nhau giữacác quốc gia trong khu vực và trên thế giới ngày càng gia tăng Việc kết hợpgiữa cạnh tranh và hợp tác để bảo vệ lợi ích của nhóm nước và từng nước riêng

lẻ đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu Xu thế hội nhập toàn cầu vừa mở ra cánhcửa cho các quốc gia trên con đường tiếp cận và phát triển kinh tế đất nước theokịp các quốc gia lớn trên thế giới, mặt khác nó cũng mang đến rất nhiều tháchthức cho các quốc gia trên thế giới nhất là trong việc giữ vững an ninh quốc gia,giữ gìn và duy trì hòa bình, an ninh quốc tế

Hòa bình là điều mà tất cả mọi người dân trên thế giới đều mong muốn

Đó cũng là lý do mà Luật quốc tế được hình thành, để điều chỉnh các quan hệquốc tế, giải quyết các tranh chấp bất ổn vì sự hòa bình và an ninh thế giới Nếunhư trước đây các quốc gia có thể tự bảo đảm an ninh hoặc trông cậy vào sựgiúp đỡ hạn chế của một vài đồng minh thì ngày nay khả năng tự giải quyết mộtcách đơn phương ấy đã trở lên khó khăn trong môi trường thế giới ngày càng giatăng sự tùy thuộc vào lẫn nhau giữa các quốc gia Trong bối cảnh đó, cần tồn tại

hệ thống an ninh tập thể vừa có tính khu vực, vừa có tính toàn cầu, với việc sửdụng hiệu quả các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp và xung đột quốc

tế, kết hợp thực hiện liên tục các biện pháp giải trừ quân bị và củng cố lòng tinbằng nhiều hoạt động cụ thể giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế, thành lập pháttriển các tổ chức để bảo đảm an ninh khu vực Ví dụ: Các quốc gia kí kết cáchiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân Hoặc giữa các cường quốc lớn nhưNga với Mỹ kí kết với nhau hiệp ước song phương nhằm tiêu hủy 1 lượng cácloại vũ khí chiến tranh nguy hiểm, hay vai trò của các tổ chức như NATO, Tổchức Hiệp ước An ninh Tập thể

Luật quốc tế ra đời đã quy định những nguyên tắc cơ bản của pháp luậtquốc tế cũng như những nguyên tắc đặc thù khác phù hợp với tiến trình giữ gìnhòa bình giữa các quốc gia hay giữa các chủ thể khác của luật quốc tế Những

Trang 8

nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế phải kể đến đó là nguyên tắc cấm đe dọadùng vũ lực hay hay dùng vũ lực, trong lĩnh vực bảo vệ và duy trì hòa bình thìđây là nguyên tắc cần được tôn trọng và tuân thủ triệt để nhất Chỉ cần một trongnhững động thái về sử dụng vũ lực cũng có thể biến các căng thẳng leo thangnhanh chóng và dễ dàng trở thành xung đột vũ trang giữa các quốc gia, gây mất

ổn định chung cho toàn thế giới Bên cạnh đó để đảm bảo hòa bình Luật quốc tếcũng quy định các nguyên tắc cơ bản khác mà các quốc gia cũng cần tuân thủnhư: Nguyên tắc bình đẳng về quyền của các quốc gia; nguyên tắc hòa bình giảiquyết các tranh chấp quốc tế; nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ của cácquốc gia khác; nguyên tắc dân tộc tự quyết; nguyên tắc đảm bảo để các nướckhông phải là thành viên Liên hợp quốc cũng hành động theo nguyên tắc này vì

nó cần thiết để duy trì hào bình an ninh thế giới…

Ngoài ra, Luật quốc tế còn quy định chặt chẽ cho việc các quốc gia cầntuân thủ các nguyên tắc an ninh không chia cắt và nguyên tắc an ninh bình đẳng.Một lần nữa vào năm 1984, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua Nghịquyết 39/111 tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và an ninhquốc tế trong mục đích họat động của mình Trong kỷ nguyên chiến tranh hiệnđại có thể xảy ra, việc thiết lập nên một nền hòa bình bền vững nhằm giữ gìnnền văn minh nhân loại của trái đất sẽ là vấn đề sống còn của nhân loại

Vai trò của luật quốc tế trong vấn đề này không chỉ dừng lại ở mặt lýthuyết, trong các văn bản pháp lý mà trong thực tế đang thực hiện khá tốt vai tròcủa mình, cụ thể như sau:

Trong các vấn đề liên quan chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân, có vấn

đề hạt nhân I-ran Đứng dưới góc độ Luật quốc tế cần phải tôn trọng quyền củacác quốc gia được phép phát triển, sản xuất và sử dụng năng lượng hạt nhân vìmục đích hòa bình Đồng thời, nghiêm cấm việc sản xuất hạt nhân nhằm phục vụcho mục đích quân sự; chống phổ biến vũ khí hạt nhân; ủng hộ giải quyết vấn đềthông qua hợp tác, đối thoại; chống việc áp dụng các biện pháp trừng phạt không

1 Xem thêm Nghị quyết số 39/11 “Tuyên bố về quyền của các dân tộc được sống trong hòa bình”.

Trang 9

chính đáng cản trở các hoạt động kinh tế, giao thương bình thường giữa các quốcgia.

Trong vấn đề Zimbabwe, tình hình bạo lực do tranh chấp bầu cử đangdiễn ra gay gắt Tuy nhiên, cần phải tôn trọng và tuân thủ nguyên tắc không canthiệp công việc nội bộ của quốc gia Qua đó cần ủng hộ vai trò trung gian, hòagiải của các tổ chức và chính khách khu vực, chống lại các biện pháp trừng phạtmang tính áp đặt

Trong cuộc chiến tại Libya, Liên hợp quốc đã có nỗ lực trong việc thuyếtphục hai bên ngừng chiến (tạm thời) để đưa dân thường ra khỏi khu vực chiến

sự và kêu gọi nhân dân thế giới ủng hộ lương thực cho người dân

Vấn đề về Triều Tiên đang nóng lên gần đây với tần suất các vụ phóng tênlửa ngày càng cao, Liên hợp quốc đã có những động thái nhằm yêu cầu TriềuTiên ngừng các vụ phóng tên lửa vì có thể làm leo thang xung đột trong khuvực

Việt Nam luôn kêu gọi, và quan điểm lập trường của Việt Nam là giảiquyết các vấn đề thông qua biện pháp hòa bình, đặc biệt là vấn đề Biển Đông,Khi mà Biển Đông chính là con đường huyết mạch của hàng hải quốc tế, là kênhgiao thương quan trọng Việt Nam không chấp nhận một quốc gia nào làm chủphần không phận, hàng hải nhằm kiểm soát, chi phối hoạt động ở đây Sẽ gây rabất ổn an ninh trên thế giới

2 Luật quốc tế là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của mỗi chủ thể của luật quốc tế

Chủ thể tham gia quan hệ quốc tế gồm các quốc gia; các dân tộc đang đấutranh giành quyền tự quyết; các tổ chức liên chính phủ và chủ thể đặc biệt(Vaticang, Hong Kong, Macau…) trong đó chủ thể cơ bản tham gia vào cácquan hệ pháp luật quốc tế, chịu sự điều chỉnh của luật quốc tế là các quốc gia.Các chủ thể không phải là quốc gia được gọi là chủ thể phái sinh, bao gồm Tổchức quốc tế (liên chính phủ) và các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự

Trang 10

quyết Chủ thể là quốc gia được phân biệt với các chủ thể khác bởi đặc tính pháp

lý là chủ quyền Lợi ích mà các chủ thể Luật quốc tế mong muốn hướng tới cóthể là các lợi ích về vật chất hoặc về mặt tinh thần Chính vì những lợi mà cáccác chủ thể mong muốn đạt được mà họ tham gia vào các quan hệ của pháp luậtquốc tế Các lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạt được ngày càng mở rộngtrên các lĩnh vực từ kinh tế, thương mại, đầu tư đến các lĩnh vực chính trị, vănhóa, xã hội… Luật quốc tế ra đời để gánh vác trách nhiệm duy trì, điều chỉnhcác quan hệ hợp tác quốc tế giữa các chủ thể và đảm bảo quyền, lợi ích hợppháp của của họ (tất nhiên, đảm bảo quyền của chủ thể này phải đòi hỏi nghĩa vụcủa chủ thể khác tương ứng, trong từng trường hợp xác định)

Luật quốc tế bao gồm những quy tắc, quy phạm do các chủ thể của Luậtquốc tế cùng nhau thỏa thuận lập nên Vì mỗi quốc gia có quyền bình đẳng vàtheo đuổi lợi ích của riêng mình, nên khi tham gia vào các quan hệ quốc tế, sự

“thỏa thuận” để lợi ích đó phù hợp với lợi ích của các quốc gia khác và lợi íchquốc tế chung đã trở thành vấn đề nền tảng Trong Luật quốc tế cũng có những

cơ chế, chế tài xác định, nhưng đó không phải là ràng buộc chủ yếu cho việc cácquốc gia thực thi luật quốc tế Các chủ thể của Luật quốc tế thực thi luật trên cơ

sở tự nguyện, Luật quốc tế tôn trọng chủ quyền của các quốc gia và chính cácquốc gia tự ràng buộc mình vào những quy định của luật quốc tế; sự thiện chí vàcam kết thực hiện vẫn là phông nền không thể thiếu khi các quốc gia tham gia

ký kết các điều ước quốc tế

Khi tham gia pháp luật quốc tế các quốc gia bình đẳng về chủ quyền, đây

là nguyên tắc được đặt ở vị trí đầu tiên trong số các nguyên tắc được ghi nhận tạiĐiều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc: Liên hợp quốc được xây dựng trênnguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả hội viên Trong việc điều chỉnh quan

hệ ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế các chủ thể tự nguyện, bình đẳng trongquá trình ký kết Điều ước quốc tế, điều này góp phần bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của các chủ thể khi tham gia quan hệ điều ước, tránh mọi sự áp đặtmang tính quyền lực từ bên ngoài Đồng thời, nguyên tắc này cũng đã hạn chế

Trang 11

sự lạm quyền và tình trạng không bình đẳng trong quá trình vừa hợp tác, vừacạnh tranh của các chủ thể luật quốc tế

Ví dụ: Là tổ chức quốc tế lớn nhất, duy trì hòa bình, an ninh thế giới, trựctiếp giải quyết các vụ tranh chấp xung đột giữa các nước…Hơn nửa thế kỉ qua,Liên hợp quốc đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp vàxung đột ở nhiều khu vực, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế,giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo… Khi tham giaLiên hợp quốc (1977) trải qua những chặng đường, cùng với sự đóng góp tíchcực cho Liên hợp quốc thì Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ quan trọng củaLiên hợp quốc và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trườngquốc tế

Hay việc gia nhập ASEAN đã đem lại lợi ích nhiều mặt cho Việt Nam: Vềmặt chính trị-an ninh, gia nhập ASEAN giúp Việt Nam củng cố môi trường hòabình, ổn định của khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng nhờ gia tăng đốithoại, tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực nhằm ứng phó với nhữngthách thức chung; Về mặt kinh tế Việt Nam đã thúc đẩy được quan hệ kinh tếvới nhiều đối tác quan trọng, thông qua ASEAN đàm phán thiết lập khu vực mậudịch tự do, thúc đẩy thương mại, đầu tư ngày càng phát triển; Về văn hóa-xã hội,ASEAN tạo ra rất nhiều khuôn khổ, cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực khác nhaunhư: giáo dục, y tế, phụ nữ, thanh niên, trẻ em, môi trường, văn hóa, thông tin,phát triển nông thôn, khoa học và công nghệ, lao động, với nhiều chương trình,

dự án hợp tác đem lại lợi ích thiết thực cho Việt Nam

Khi có các tranh chấp xảy ra, các cường quốc luôn cố gắng sử dụng vũlực và trừng phạt về kinh tế để đạt được mục đích Tuy nhiên, nhờ có sự điềuchỉnh của luật quốc tế, dư luận thế giới mà các quốc gia sẽ phải cẩn trọng vớinhững hành vi của mình Các quốc gia nhỏ có thể bày tỏ quan điểm, nguyệnvọng cũng như mong muốn tìm phương pháp giải quyết một cách công bằng Từ

đó lợi ích của các quốc gia được đảm bảo công bằng nhất

Ngày đăng: 16/03/2019, 21:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w