1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp phần mềm tại tp hồ chí minh

118 333 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

- Phương pháp định tính: Thông qua tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, cũng như cơ sở lý thuyết liên quan đến DVKT, các lý thuyết liên quan đến quyết định

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả Các số liệu trong luận văn là trung thực Những kết quả của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TPHCM, ngày tháng năm

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Trầm

Trang 4

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa của đề tài 4

7 Kết cấu của luận văn 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 5

1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 5

1.2 Các nghiên cứu trong nước 9

1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu 14

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 21

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 22

2.1 Tổng quan về DVKT 22

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ 22

Trang 5

2.1.2 DVKT 24

2.1.2.1 Khái niệm DVKT 24

2.1.2.2 Các sản phẩm của các công ty cung cấp DVKT 25

2.2 Các lý thuyết liên quan đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng 25

2.2.1 Lý thuyếtvề hành vi người tiêu dùng củaPhilip Kotler (2013) 25

2.2.2 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) 27

2.2.3 Lý thuyết về hành vi được hoạch định (TPB) 28

2.2.4 Lý thuyết nguồn lực (resource-based theory) 29

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT 30

2.3.1 Tính chất đặc thù của DNPM 31

2.3.2 Lợi ích 33

2.3.3 Giá phí dịch vụ 34

2.3.4 Độ tin cậy 35

2.3.5 Trình độ chuyên môn 36

2.3.6 Thương hiệu 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 38

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

3.1 Thiết kế nghiên cứu 39

3.1.1 Nguồn dữ liệu 39

3.1.2 Phương pháp nghiên cứu 39

3.1.3 Quy trình nghiên cứu 40

3.2 Nghiên cứu sơ bộ 41

Trang 6

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu 41

3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính và điều chỉnh thang đo 41

3.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 43

3.3 Nghiên cứu chính thức 46

3.3.1 Mẫu và phương pháp chọn mẫu 46

3.3.2 Thu thập dữ liệu cho nghiên cứu chính thức 46

3.3.3 Xử lý và phân tích dữ liệu 46

3.3.3.1 Phân tích mô tả 46

3.3.3.2 Kiểm định và đánh giá thang đo 46

3.3.3.3 Phân tích hồi quy bội 48

3.3.3.4 Xây dựng giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM TP HCM 49

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 50

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 51

4.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát 51

4.2 Kiểm tra độ tin cậy của các thangđo 51

4.3 Phân tích nhân tố 55

4.4 Phân tích hồi quy đa biến 60

4.4.1 Mô hình hồi quy tổng thể 60

4.4.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 61

4.4.3 Kiểm định trọng số hồi quy 61

4.4.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 62

Trang 7

4.4.5 Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư 63

4.4.6 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư 63

4.4.7 Kiểm định giải định phương sai của sai số (phần dư) không đổi 65

4.5 Bàn luận kết quả nghiên cứu 66

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 69

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70

5.1 Kết luận 70

5.2 Kiến nghị 70

5.2.1 Độ tin cậy 71

5.2.2 Trình độ chuyên môn 71

5.2.3 Thương hiệu 72

5.2.4 Giá phí dịch vụ 73

5.2.5 Lợi ích 73

5.2.6 Tính chất đặc thù của DNPM 74

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài 75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 76

KẾT LUẬN CHUNG 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

GTGT: Giá trị gia tăng

TNDN: Thu nhập doanh nghiệp

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 15

Bảng 3.1: Căn cứ xây dựng mô hình nghiên cứu 42

Bảng 3.2: Thang đo nghiên cứu 43

Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả mẫu khảo sát 51

Bảng 4.2: Đánh giá độ tin cậy của các thang đo 52

Bảng 4.3: KMO and Bartlett's Test của các nhân tố ban đầu 55

Bảng 4.4: Ma trận xoay của nhân tố khám phá 56

Bảng 4.5: Tổng phương sai trích của các nhân tố khám phá 57

Bảng 4.6: Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến phụ thuộc 59

Bảng 4.7: Bảng phương sai trích cho thang đo biến phụ thuộc 59

Bảng 4.8: Ma trận nhân tố biến phụ thuộc 60

Bảng 4.9: Bảng tóm tắt mô hình hồi quy 61

Bảng 4.10:Bảng ANOVA 61

Bảng 4.11: Bảng trọng số hồi quy 62

Bảng 5.1: Mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM TP HCM 70

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Khánh Ly (2013) 11

Hình 1.2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giảNguyễn Thị Hạnh (2017) 13

Hình 1.3: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến Trinh (2017) 14

Hình 2.1: Mô hình quy trình mua hàng của Philip Kotler (2013) 26

Hình 2.2: Lý thuyết hành động hợp lý 28

Hình 2.3: Mô hình lý thuyết hành vi dự định TPB 29

Hình 2.4: Quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm 32

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 40

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất 42

Hình 4.1 Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa 64

Hình 4.2 Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hóa 65

Hình 4.3 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy 66

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thực trạng toàn cầu hoá kinh tế, tăng trưởng của thị trường, tăng nhu cầu của khách hàng, thay đổi công nghệ nhanh chóng đã tạo nên môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, khó dự đoán, mức độ cạnh tranh cao (Kamyabi & Devi, 2011) Trong môi trường đó, quản trị kinh doanh trở nên khó khăn và phức tạp hơn (Lamminmaki, 2007; Espino-Rodríguez & Padrón-Robaina, 2004) Trong một môi trường kinh doanh như vậy các doanh nghiệp rất dễ bị tổn thương và phải đối mặt với những thách thức đáng kể của cạnh tranh, kể cả những khó khăn liên quan đến hạn chế trong nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp (Kamyabi & Devi, 2011) Để khắc phục những khó khăn như vậy, các doanh nghiệp đượckhuyên rằng nếu DN không đủ nguồn lực để thực hiện một chức năng chuyên môn nào đó thì tốt hơn nên thuê ngoài chức năng này (Lamminmaki, 2008; Kotabe & Mol, 2009) và đặc biệt là các chức năng kế toán, thông qua các công ty DVKT chuyên nghiệp(Kamyabi & Devi, 2011).Do đó, quyết định lựa chọn DVKT là cơ hội để các DN tập trung vào nguồn lực hiện có, năng lực cốt lõi để tiếp tục cạnh tranh trong môi trường kinh doanh (Jayabalan và cộng sự, 2009; Everaert và cộng sự, 2010) nhưng vẫn đảm bảo chức năng kế toán Thêm vào đó khi DN thiếu các nguồn lực, kỹ năng và chuyên môn cần thiết để thực hiện kế toán nội bộ (Kamyabi & Devi, 2011), việc tiếp cận kiến thức và kỹ năng của kế toán viên bên ngoài là một trong các lý do quan trọng

để DN quyết định lựa chọn DVKT (Everaert và cộng sự, 2007)

Ngày 11/08/2017 Bộ chính trị đã ra chỉ thị 58/CT-TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, và Chính phủ ra Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP về xây dựng vàphát triển công nghiệp phần mềm (CNPM) trong đó xác định “CNPM là ngành công nghiệp được đặc biệt khuyến khích đầu tư, Nhà nước áp dụng mức ưu đãi cao nhất cho các doanh nghiệp làm CNPM”, đến nay có thể nói CNPM đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích

lệ, tuy nhiên ngành công nghiệp non trẻ này cũng đang đối mặt với không ít khó khăn.Ngoài một số ít doanh nghiệp hàng đầu như FPT, TMA, CSC Việt Nam, thì

Trang 12

những DNPM còn lại chủ yếu tồn tại với quy mô nhỏ, thực hiện những dự án gia công phần mềm với trị giá thấp hoặc sản xuất phần mềm với doanh thu không cao,

tổ chức bộ máy kế toán tốn nhiều chi phí nhưng không tận dụng được hết những ưu đãi thuế mà Nhà nước hỗ trợ Trong điều kiện đó việc quyết định lựa chọn thuê ngoài DVKT để thực hiện các chức năng kế toán là rất cần thiết, qua đó một mặt giúp DN đảm bảo các chức năng kế toán cũng như các quy định liên quan đến Pháp luật thuế, mặt khác các DNPM có thể tập trung toàn lực vào năng lực cốt lõi, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh liên quan đến cung cấp, gia công phần mềm,… Hiện nay trên thị trường cung cấp DVKT có nhiều công ty cung cấp DVKT

mà các DN thuê DVKT khó có thể lựa chọn được DN phù hợp về chất lượng DV, giá cả,… nhất là am hiểu về đặc thù ngành như ngành CNPM

Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến

quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM tại TP Hồ Chí Minh” để nghiên cứu

Qua nghiên cứu luận văn góp phần xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM tại TP HCM, đồng thời đề xuất một số các kiến nghị đến các đối tượng liên quan nhằm nâng cao hiệu quả quyết định lựa chọn DVKT của các DN này

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM tại TP HCM

Để thực hiện mục tiêu chung vừa nêu, luận văn đưa ra các mục tiêu cụ thể gồm:

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM tại TP HCM

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM tại TP HCM

3 Câu hỏi nghiên cứu

Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn bao gồm:

Trang 13

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM tại TP HCM?

- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM tại TP HCM như thế nào?

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM tại TP HCM

Phạm vi nghiên cứu

+ Không gian nghiên cứu: tác giả nghiên cứu cácDNPM tại TP HCM

+ Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu, khảo sát được tiến hành năm

2018

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

- Phương pháp định tính: Thông qua tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, cũng như cơ sở lý thuyết liên quan đến DVKT, các

lý thuyết liên quan đến quyết định lựa chọn dịch vụ, tác giả nhận diện, đề xuấtcác nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM tại TP HCM Thêm vào đó thông qua thảo luận chuyên gia, tác giả hoàn thiện mô hình nghiên cứu chính thức, đồng thời xây dựng thang đo nghiên cứu chính thức về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM tại TP HCMđể tiếp tục thực hiện nghiên cứu định lượng

- Phương pháp nghiên cứu định lượng:

+ Khảo sát các cácDNPM tại TP HCM liên quan đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp nàythông quabảng câu hỏi khảo sát được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT

Trang 14

+ Đánh giá giá trị và độ tin cậy bằng việc ứng dụng hệ số Cronbach’s Alpha

và phân tích nhân tố khám phá (EFA)

+ Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội

6 Ý nghĩa của đề tài

Qua nghiên cứu luận văn góp phần xác định và đo lường tác động của các nhân tố đếnquyết định lựa chọn DVKT của các DNPM tại TP HCM Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng góp phần đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quảquyết định lựa chọn DVKT của các DNPM tại TP HCM Luận văn cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến lĩnh vựcquyết định lựa chọn DVKT của các DNPM

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu, luận văn được thực hiện gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Chương này tác giả trình bày một số các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến quyết định lựa chọn DVKT ở các doanh nghiệp, bao gồm các nghiên cứu nước ngoài, nghiên cứu trong nước, từ đó rút ra những nhận xét và khe hổng nghiên cứu của mảng đề tài này

1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Hunt và cộng sự (1999) với nghiên cứu “Marketing of accounting services

to Professional vs small Business Owners: Selection and Retention Criteria of these client Groups” Để thực hiện nghiên cứu tác giả đã khảo sát 81 đối tượng

trong đó có 48 người là chuyên gia, và 33 người là chủ các DNNVV nhằm xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công ty DVKT của các nhóm khách hàng này Kết quả nghiên cứu cho ra 12 nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn DVKT của nhóm khách hàng DNNVV và lựa chọn của các chuyên gia với dịch vụ này Cụ thể 12 nhân tố bao gồm: Có mối quan hệ cá nhân với nhà cung cấp dịch vụ; Nhận thức được chuyên môn nhà cung cấp; Giá phí đề xuất; Kiến thức nhà cung cấp về ngành nghề của khách hàng; Quy mô nhà cung cấp; Trình bày bằng miệng của nhà cung cấp; Trình bày bằng văn bản của nhà cung cấp; Sự giới thiệu từ các khách hàng của nhà cung cấp; Quen biết từ trước với nhà cung cấp; Vị trí; Cung cấp các dịch vụ quốc tế Tuy nhiên sự khác biệt giữa các chuyên gia và các DNNVV trong lựa chọn công ty DVKT đó là ở thứ tự và mức độ tác động của

các nhân tố kể trên đến quyết định lựa chọn DVKT của họ

Mehmet Aga, Okan Veli Safakli (2007) với nghiên cứu “An Empirical

Investigation of Service Quality and Customer Satisfaction in Professional Accounting Firms: Evidence from North Cyprus” Problems and Perspectives in

Management / Volume 5, Issue 3, 2007 Đây là nghiên cứu thực nghiệm về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng trong các công ty kế toán chuyên nghiệp hoạt động ở Bắc Cyprus Mục đích của nghiên cứu này là sử dụng thang đo SERVQUAL - một công cụ thường xuyên sử dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ tiêu dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ của các công ty kế toán chuyên nghiệp và

Trang 16

xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với DVKT Ngoài

ra, nghiên cứu cũng khám phá mối quan hệ giữa sự hài lòng của khách hàng, chất lượng dịch vụ, hình ảnh công ty và giá dịch vụ Kết quả của nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng (1) thang đoSERVQUAL là thích hợp trong đo lường chất lượng dịch vụ của các công ty DVKT chuyên nghiệp ; (2) chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của khách hàng, (3) hình ảnh công ty và giá dịch vụ

có tác động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng và (4) giá dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ Thứ tự tác động của các yếu tố đến sự hài lòng của khách hàng từ thấp đến cao gồm: hình ảnh công ty, giá cả và chất lượng dịch vụ

Jayamalathi Jayabalan, Magiswary Dorasamy (2009) “Outsourcing of

Accounting Functions amongst SME Companies in Malaysia: An Exploratory Study” Accountancy Business and the Public Interest, Vol 8, No 2, 2009, 96-114

Những thách thức trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh trong thế giới doanh nghiệp

mà các doanh nghiệp phải đối mặt đã trở thành một mối quan tâm lớn hiện nay Các doanh nghiệp đang áp dụng các công nghệ tiên tiến và thực tiễn tốt nhất để chiến thắng những thay đổi nhanh chóng trên thế giới Các chức năng kinh doanh khác nhau đang được tái cấu trúc cho mục đích này Chức năng kế toán đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp, tuy nhiên, một số DNNVVgặp khó khăn trong việc thực hiện các chức năng kế toán ở đơn vị, điều này được giải thích là do các doanh nghiệp thiếu chuyên môn trong việc thực hiện công tác kế toán (chức năng kế toán không chỉ đòi hỏi kiến thức về các quy tắc kế toán được chấp nhận, quy định về thuế, mà còn yêu cầu người làm kế toán phải biết cách áp dụng các quy tắc trong môi trường kinh doanh nhất định), từ đó nhu cầu đối với các doanh nghiệp này là thuê ngoài DVKT Tác giả đã gửi phiếu khảo sát trực tuyến đến 1500 công tySME

ở Malaysia, tuy nhiên chỉ thu về có 164 bảng trả lời trực tuyến hợp lệ Các dữ liệu được phân tích để xem xét mức độ thuê ngoài DVKT của SME ở Malaysia Kết quả nghiên cứu cho thấy, do những hạn chế liên quan đến chức năng kế toán nên có 2/3

số doanh nghiệp được khảo sát quyết định thuê ngoài DVKT Đồng thời cũng có 27,4% công ty được khảo sát không hài lòng khi sử dụng DVKT nguyên nhân là do

Trang 17

thái độ phục vụ của công ty DVKT, chất lượng dịch vụ không như mong đợi, tính bảo mật không cao với nguy cơ công ty DVKTsử dụng tài sản trí tuệ hoặc bí mật thương mại của công ty

Magiswary Dorasamy và cộng sự (2010) “Critical factors in outsourcing of

accounting functions in Malaysian small medium-sized enterprises (SMES)”

Kajian Malaysia, Vol 28, No 2, 2010 Chức năng kế toán đóng một vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp ngày nay Kết quả là, các DNVVN cần phải nhận thức được tính hữu dụng của thông tin kế toán; nó có thể cung cấp thông tin để kiểm soát quản lý tốt hơn và hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định, giúp các tiếp cận các thị trường mới và tối đa hóa lợi nhuận của công ty.Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc thuê ngoài DVKT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Malaysia chịu sự tác động của các nhân tố như: Chi phí DVKT, nguồn lực của doanh nghiệp, năng lực của doanh nghiệp, quản lý hoạt động, rủi ro liên quan đến lựa chọn DVKT, quy mô doanh nghiệp; Loại ngành Nghiên cứu này góp phần cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài DVKT, là cơ sở, căn

cứ khoa học quan trọng cho các nghiên cứu sau này liên quan đến quyết định thuê ngoài DVKT

Patricia Everaert (2010) “Using Transaction Cost Economics to explain

outsourcing of accounting” Small Business Economics July 2010, Volume 35,

Issue 1, pp 93–112 Nghiên cứu này thực hiện khảo sát thuê ngoài DVKTcủa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Bỉ Theo các tác giả này, nếu chi phí thuê ngoài DVKT là không hiệu quả, không phù hợp so với các chức năng kế toán mà doanh nghiệp nhận được thì họ không lựa chọn thuê ngoài DVKT Kết quả nghiên cứu cho thấy khi cácnghiệp vụ kinh tế - tài chính, kế toán phát sinh một cách thường xuyên thì các doanh nghiệp không lựa chọn thuê ngoài DVKT, tuy nhiên khi cácnghiệp vụ kinh tế - tài chínhphát sinh không thường xuyên (kế toán cuối kỳ, lập báo cáo tài chính) thì quyết định thuê ngoài DVKT là rất cao Hơn nữa khi hoạt động kinh doanh, tài sản của doanh nghiệp có tính đặc thù cao, CEO có nền tảng chuyên môn

Trang 18

cao, mức độ tin cậy của CEO với các kế toán viên bên ngoài thấp thì thông thường các công ty này không lựa chọn thuê ngoài DVKT

Ruhanita Maelah, Aini Aman, Rozita Amirruddin, Sofiah, Md Auzair,

Noradiva Hamzah, (2012) với nghiên cứu “Accounting outsourcing practices in

Malaysia”, Journal of Asia Business Studies, Vol 6 Issue: 1, pp.60-78 Các tác giả

này nhận định Malaysia là một quốc gia đang rất phát triển về sử dụng DVKT, tuy nhiên sự hiểu biết về thuê ngoài DVKT, rủi ro và kiểm soát thì chưa được quan tâm,

do đó nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng DVKT của các doanh nghiệp Để thực hiện nghiên cứu, các tác giả đã thu thập dữ liệu khảo sát bằng bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các công ty, và đã có 51 công ty tham gia vào nghiên cứu này trong đó khoảng 47,1%

số đối tượng được hỏi có sử dụng DVKT (24/51 công ty thuê ngoài DVKT) Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các dịch vụ phổ biến nhất mà công ty DVKT cung cấp liên quan đến lập và trình bày báo cáo tài chính và các lý do để các công ty này quyết định sử dụng DVKT là chất lượng dịch vụ, năng lực cốt lõi và quy mô doanh nghiệp Quyết định thuê ngoài DVKT cũng liên quan đến loại hình công ty và lĩnh vực hoạt động của các công ty Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn còn những hạn chế như do kích thước mẫu khảo sát hạn chế nên các phát hiện của nghiên cứu có thể không được khái quát hóa với tổng thể

Mohd AzianHusin và cộng sự (2014) với nghiên cứu “The Role of

Accounting Services and Impact on Small Medium Enterprises (SMEs) Performance in Manufacturing Sector from East Coast Region of Malaysia: A Conceptual Paper” Procedia - Social and Behavioral Sciences Volume 115, 21

February 2014, Pages 54-67 Nghiên cứu được thực hiện nhằm kiểm tra vai trò của các dịch vụ kế toán và tác động của dịch vụ kế toán đối với các DNNVV, đồng thời nghiên cứu sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ giữa các công ty kế toán, cũng như quyết định lựa chọn, đánh giá công ty DVKT dựa trên chất lượng DVKT mà họ cung cấp Các lý thuyết nền được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm mô hình khoảng cách của các dịch vụ, lý thuyết dựa trên tài

Trang 19

nguyên (RBT) Qua các lý thuyết này, các tác giả cũng giải thích trong những điều kiện hạn chế về các nguồn lực bên trong DN thì khi đó lựa chọn DVKT là phù hợp

và cũng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, hiệu quả hoạt động của DN và căn cứ

để đưa ra lựa chọn chính là dựa trên chất lượng DVKT

Ajmal Hafeez và Otto Andersen (2014) với nghiên cứu “Factors

Influencing Accounting Outsourcing Practices among SMEs in Pakistan Context: Transaction Cost Economics (TCE) and Resource-Based Views (RBV) Prospective” Nghiên cứu được thực hiện với phương pháp nghiên cứu hỗn hợp,

trong đó phương pháp nghiên cứu định tính được kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng Thực hiện nghiên cứu dựa trên lý thuyết chi phí giao dịch kinh tế (TCE) và quan điểm dựa trên tài nguyên (RBV) Nghiên cứu tiến hành thực hiện một cuộc khảo sát với 302 DNNVV Pakistan, bằng cách sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, các đối tượng khảo sát bao gồm chủ sở hữu / quản lý / giám đốc tài chính của các doanh nghiệp đó ở 9 thành phố lớn của Pakistan, mục đích nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn thuê ngoài dịch vụ kế toán và các yếu tố nào ảnh hưởng lớn hơn đến lựa chọn thuê ngoài dịch vụ kế toán và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Pakistan Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến độc lập bao gồm: tần suất các nhiệm vụ thường xuyên, tần suất các nhiệm vụ không thường xuyên, đặc thù tài sản, không chắc chắn về môi trường, không chắc chắn hành vi, cơ hội, tín thác kế toán, cam kết, thẩm quyền kế toán, cạnh tranh và chiến lược thuê ngoài dịch vụ kế toán có tác động đáng kể đến các lựa chọn thuê ngoài dịch vụ kế toán Hơn nữa, qua nghiên cứu, các tác giả còn kết luận rằng thuê ngoài dịch vụ kế toán là một biến độc lập và biến này có tác động tích cực đáng kể đến đối với hoạt động của doanh nghiệp

1.2 Các nghiên cứu trong nước

Mai Thị Hoàng Minh(2010)với nghiên cứu“Kế toán và DVKT Việt Nam

trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”.Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ,

trường đại học kinh tế TP HCM.Theo tác giả,thị trường DVKT và kiểm toán thống nhất đã hình thành trong khu vực Đông Nam Á và thế giới tạo ra nhiều cơ hội và

Trang 20

thách thứ cho các công ty DVKT và kiểm toán ở nước ta Tác giả cũng trình bày những hạn chế, khó khăn đối với thực trạng DVKT, kiểm toán ở nước ta liên quan đến những hạn chế như các doanh nghiệp nghiệp kế toán, kiểm toán còn non trẻ, cơ

sở vật chất còn hạn chế, trình độ nhân viên chưa cao, hạn chế trong khả năng quản

lý của các doanh nghiệp Qua nghiên cứu, tác giả cũng đề xuất một số các giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp này như: khung pháp lý, giám sát chất lượng dịch vụ cung cấp của các công ty, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp thông qua cải thiện trình độ, năng lực nhân viên,…

Trần Khánh Ly (2013) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết

định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP HCM” Luận văn

thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP HCM Nghiên cứu này góp phần trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết của đề tài liên quan đến DVKT và quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng Tiếp đó nghiên cứu giải quyết những câu hỏi như: các nhân

tố nào tác động đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP HCM, và mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP HCM như thế nào Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trong đó nghiên cứu định tính giúp xác định các nhân tố của mô hình nghiên cứu và nghiên cứu định lượng giúp đo lường tác động của các nhân tố đến biến phụ thuộc Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên Tóm tắt về các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP HCM theo mô hình dưới đây:

Trang 21

Hình 1.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Khánh Ly (2013)

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Trần Thị Mỹ Linh (2015) với nghiên cứu“Nghiên cứu các yếu tổ ảnh

hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP cần Thơ” Luận văn thạc sĩ kinh tế Nghiên cứu đặt ra các mục tiêu gồm xác định

các yếu tố, và đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định DVKT của các DNVVN tại TP Cần Thơ Thêm vào đó nghiên cứu cũng đánh giá sự khác nhau

về giới tính, chức vụ, đối tượng cung cấp dịch vụ, đến quyết định lựa chọn DVKT Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó nghiên cứu định tính được thực hiện qua kỹ thuật thảo luận nhóm lấy ý kiến chuyên gia và dữ liệu cho nghiên cứu định lượng được thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát Mẫu khảo sát của nghiên cứu này là 214 DNVVN tại Cần Thơ Sau quá trình nghiên cứu, luận văn xác định được 7 yếu tố gồm: hình ảnh nhà cung cấp dịch vụ, lợi ích chuyên môn, lợi ích cảm nhận, giá phí, khả năng đáp ứng, ảnh hưởng của xã hội, thói quen tâm lý có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT

Trần Thị Cẩm Thanh và Đào Nhật Minh (2015) với nghiên cứu “Các nhân

tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNNVV tại Việt Nam”

HCM

Trang 22

Nghiên cứu trao đổi Tạp chí Kế toán và kiểm toán số tháng 07/2015 Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả này thì quyết định lựa chọn DVKT của các DNNVV tại Việt Nam chịu sự tác động của các nhân tố như: Lợi ích chuyên môn, lợi ích tâm lý, giá phí dịch vụ, khả năng đáp ứng, và sự giới thiệu Nghiên cứu này sử dụng cỡ mẫu gồm 107 DNNVV tại Việt Nam, cỡ mẫu này là tương đối nhỏ so với tổng thể nghiên cứu, thêm vào đó, các tác giả chỉ chủ yếu thu thập dữ liệu từ các doanh nghiệp ở HCM và Bình Định vì thế tính tổng quát của đề tài không cao Qua nghiên cứu, nhóm tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao quyết định lựa chọn DVKT của các DNNVV tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu cũng góp phần cung cấp những thông tin hữu ích cho các công ty DVKT trong việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng, từ đó có biện pháp phù nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị phần,…

Nguyễn Thị Hạnh (2017) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến

quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP HCM Nghiên cứu

được thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu gồm: xác định các nhân tố và đánh giá cường độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, từ đó đề xuất kiến nghị liên quan đến từng nhân tố nhằm giúp các công ty DVKT đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để nghiên cứu, trước hết bằng phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả xác định được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đồng thời hoàn thiện bảng câu hỏi nghiên cứu để tiếp tục thực hiện nghiên cứu chính thức Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả kiểm định mối quan hệ và đo lường mối quan hệ tác động của các nhân tố đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương Kết quả nghiên cứu cho thấy 7 nhân tố gồm: đội ngũ nhân viên, sự giới thiệu, trình độ chuyên môn, khả năng đáp ứng, giá phí, lợi ích cảm nhận, hình ảnh đối tượng cung cấp dịch vụ là các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh

Trang 23

nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các đối tượng khảo sát được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, phi xác suất với kích thước mẫu là 195 quan sát, dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS Cụ thể mức độ tác động của các nhân tố đến biến phụ thuộc được thể hiện ở mô hình dưới đây:

Hình 1.2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giảNguyễn Thị Hạnh (2017)

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Nguyễn Thị Yến Trinh (2017) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến

quyết định thuê ngoài DVKT của các DNNVV tại Tp HCM” Luận văn thạc sĩ

kinh tế, trường đại học kinh tế TP HCM Các mục tiêu nghiên cứu mà tác giả này đặt ra gồm: thứ nhất, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài DVKT của các DNNVV tại Tp HCM; thứ hai, đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định thuê ngoài DVKT của các DNNVV tại Tp HCM Nghiên

Đội ngũ nhân viên ( =

Trang 24

cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS, dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các đối tượng khảo sát gồm: kế toán trưởng và kế toán viên của các DNNVV ở TP HCM

Cụ thể các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố đến biến phụ thuộc được thể hiện ở mô hình dưới đây:

Hình 1.3: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến Trinh (2017)

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu

Quyết định thuê ngoài DVKT của các DNNVV tại

Tp HCM (R 2 hiệu chỉnh = 81.1%)

Tần suất thực hiện các công việc kế

Mối quan hệ giữa hai bên ( =

0.327)

Dịch vụ chăm sóc khách hàng ( =

0.080)Chất lượng báo cáo tài chính ( =

0.122)

Trang 25

Bằng việc tổng hợp các nghiên cứu trước trong và ngoài nước có thể nhận thấy nghiên cứu về quyết định lựa chọn DVKT đã được thực hiện khá nhiều Mỗi tác giả khác nhau lại có những cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu về quyết định lựa chọn DVKT của khách hàng Dưới đây tác giả trình bày bảng tổng hợp các nghiên cứu đã được nêu ở chương này như sau:

Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

STT Tác giả Nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI

Criteria of these client Groups

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công ty DVKT gồm: Có mối quan hệ cá nhân với nhà cung cấp dịch vụ; Nhận thức được chuyên môn nhà cung cấp; Giá phí đề xuất; Kiến thức nhà cung cấp về ngành nghề của khách hàng; Quy mô nhà cung cấp; Trình bày bằng miệng của nhà cung cấp; Trình bày bằng văn bản của nhà cung cấp; Sự giới thiệu

từ các khách hàng của nhà cung cấp; Quen biết từ trước với nhà cung cấp; Vị trí; Cung cấp các dịch vụ quốc tế

Satisfaction in Professional

Accounting Firms:

Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự hài lòng đối với dịch vụ của các công ty DVKT chuyên nghiệp gồm: hình ảnh công ty, giá cả và chất lượng dịch vụ

Trang 26

Functions amongst

in Malaysia: An Exploratory Study

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 27,4% công ty được khảo sát không hài lòng khi

sử dụng DVKT nguyên nhân là do thái

độ phục vụ của công ty DVKT, chất lượng dịch vụ không như mong đợi, tính bảo mật không cao với nguy cơ công ty DVKT sử dụng tài sản trí tuệ hoặc bí mật thương mại của công ty

Malaysian small medium-sized enterprises (SMES)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc thuê ngoài DVKT của các doanh nghiệp vừa

và nhỏ của Malaysia chịu sự tác động của các nhân tố như: Chi phí DVKT, nguồn lực của doanh nghiệp, năng lực của doanh nghiệp, quản lý hoạt động, rủi ro liên quan đến lựa chọn DVKT, quy mô doanh nghiệp; Loại ngành

outsourcing of accounting

Kết quả nghiên cứu cho thấy khi các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh không thường xuyên (kế toán cuối kỳ, lập báo cáo tài chính) thì quyết định thuê ngoài DVKT là rất cao Hơn nữa khi hoạt động kinh doanh, tài sản của doanh nghiệp có tính đặc thù cao, CEO có nền tảng chuyên môn cao, mức độ tin cậy của CEO với các kế toán viên bên ngoài thấp thì thông thường các công ty này không lựa chọn thuê ngoài DVKT

Trang 27

NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

tế quốc tế

Tác giả cũng trình bày những hạn chế, khó khăn đối với thực trạng DVKT, kiểm toán ở nước ta liên quan đến những hạn chế như các doanh nghiệp nghiệp kế toán, kiểm toán còn non trẻ, cơ sở vật chất còn hạn chế, trình độ nhân viên chưa cao, hạn chế trong khả năng quản lý của các doanh nghiệp Qua nghiên cứu, tác giả cũng đề xuất một số các giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp này

nghiệp vừa và nhỏ tại TP HCM

Quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP HCM chịu sự tác động của các nhân tố như:

Trang 28

Mỹ Linh

(2015)

tổ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn

doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP cần Thơ

hình ảnh nhà cung cấp dịch vụ, lợi ích chuyên môn, lợi ích cảm nhận, giá phí, khả năng đáp ứng, ảnh hưởng của xã hội, thói quen tâm lý có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT

Quyết định lựa chọn DVKT của các DNNVV tại Việt Nam chịu sự tác động của các nhân tố như: Lợi ích chuyên môn, lợi ích tâm lý, giá phí dịch vụ, khả năng đáp ứng, và sự giới thiệu

Uy tín của công ty cung cấp DVKT, Lợi ích thuê ngoài DVKT, Định hướng thuê ngoài, Mối quan hệ giữa hai bên, Dịch vụ chăm sóc khách hàng, Chất lượng báo

Trang 29

cáo tài chính

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

- Với các nghiên cứu nước ngoài: các nghiên cứu nước ngoài khi thực hiện nghiên cứu liên quan đến lựa chọn DVKT đã góp phần trình bày hệ thống cơ sở lý thuyết về DVKT, và quyết định lựa chọn DVKT Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng góp phần xây dựng, kiểm định, đo lường mối quan hệ tác động của các nhân tố đến quyết định lựa chọn DVKT hay thuê ngoài DVKT Đây là căn cứ quan trọng để tác giả có thể dựa vào mà xây dựng được mô hình nghiên cứu cho đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM TP HCM”, tuy nhiên các nghiên cứu nước ngoài do thực hiện ở các nước khác nhau trên thế giới, mà mỗi quốc gia khác nhau lại có sự phân biệt về chính sách, chế độ, cũng như các yêu cầu liên quan đến công tác kế toán nên quyết định lựa chọn DVKT cũng sẽ khác nhau ở các quốc gia Như Mehmet Aga, Okan Veli Safakli (2007) thì nghiên cứu ở Cyprus, Jayamalathi Jayabalan, Magiswary Dorasamy (2009) nghiên cứu ở Malaysia Chính

vì điều này mà việc áp dụng một cách rập khuôn, máy móckết quả nghiên cứu của các nghiên cứu này để đánh giá quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM TP HCMmà không tiến hành nghiên cứu, hay kiểm định mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu là không phù hợp

- Với nghiên cứu trong nước: Các nghiên cứu trong nước cũng góp phần trình bày, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp Bên cạnh đó, bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp các nghiên cứu đã xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định lựa chọn DVKT hay thuê ngoài dịch vụ kế toán Tuy nhiên mỗi nghiên cứu khác nhau lại lựa chọn đối tượng khảo sát và phạm vi khảo sát khác nhau, đặc thù trong yêu cầu, tổ chức công tác kế toán của các đối tượng cũng khác nhau nên việc áp dụng mô hình và kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu này vào xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM TP HCMmà không thực hiện kiểm định hay đo lường mức độ phù hợp của các nhân tố thì cũng lại không phù hợp Có thể minh

Trang 30

chứng như nghiên cứu Trần Khánh Ly (2013) thì chọn đối tượng nghiên cứu là doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP HCM, Trần Thị Mỹ Linh (2015)thì chọn đối tượng nghiên cứu là doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP Cần Thơ,…

- Thêm vào đó theo hiểu biết của tác giả thì hiện nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM TP HCM, tuy nhiên nhu cầu về sử dụng DVKT của các DN này là rất cao vì một số đặc thù liên quan đến loại hình DNPMnhư đa số DN có quy

mô nhỏ và vừa nên hạn chế nguồn lực trong việc tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị, cách xác giá thành sản phẩm phần mềm phức tạp, đồng thời DNPM cũng không am hiểu về các ưu đãi thuế, thuế suất thuế TNDN, GTGT,… trong khi hiện nay các DNPM đang nhận được rất nhiều ưu đãi về thuế mà lại chưa tận dụng triệt để,…

Chính vì những phân tích vừa nêu tác giả lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM TP HCM” để thực hiện nghiên cứu Đồng thời xác định mục tiêu nghiên cứu gồm xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM

TP HCM và thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (trong đó

sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng)

Trang 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương này tác giả trình bày các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

có liên quan đến quyết định lựa chọn DVKT của các DN Qua lược khảo các nghiên cứu trước có thể nhận thấy rằng, đề tài nghiên cứu về quyết định lựa chọn DVKT của các DN đã được nhiều tác giả nghiên cứu như Hunt và cộng sự (1999); Mehmet Aga, Okan Veli Safakli (2007); Jayamalathi Jayabalan, Magiswary Dorasamy (2009); Magiswary Dorasamy và cộng sự (2010); Patricia Everaert (2010), Ruhanita Maelah, Aini Ama và cộng sự (2012) hay các nghiên cứu ở Việt Nam như Mai Thị Hoàng Minh (2010); Trần Khánh Ly (2013); Trần Thị Mỹ Linh (2015); Trần Thị Cẩm Thanh và Đào Nhật Minh (2015); Nguyễn Thị Hạnh (2017); Nguyễn Thị Yến Trinh (2017) đã khái quát hóa được bức tranh toàn cảnh về các nghiên cứu liên quan đến quyết định lựa chọn DVKT Tuy nhiên vẫn chưa có tác giả nào thực hiện nghiên cứu quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM tại TP HCM, và đây chính là khe hổng nghiên cứu của đề tài, cũng là cơ hội để tác giả chọn đề tài nghiên cứu về quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM tại TP HCM

để nghiên cứu

Trang 32

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương này tác giả trình bày những nội dung về cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu bao gồm trình bày tổng quan về DVKT, các mô hình về quyết định lựa chọn dịch vụ và các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn DVKT của khách hàng

2.1 Tổng quan về DVKT

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ

Dịch vụ là một khái niệm phổ biến trong marketing và kinh doanh Là một

“sản phẩm đặc biệt” có nhiều đặc tính khác với các loại hàng hóa khác như tính vô hình, tính không đồng nhất, tính không thể tách rời và tính không thể cất trữ Cho đến nay một số các định nghĩa về dịch vụ được sử dụng phổ biến và rộng rãi có thể

kể đến như:

Gronross (1990) sau: “Dịch vụ là một hoạt động hoặc chuỗi các hoạt động ít nhiều có tính chất vô hình trong đó diễn ra sự tương tác giữa khách hàng và các nhân viên tiếp xúc với khách hàng, các nguồn lực vật chất, hàng hóa hay hệ thống cung cấp dịch vụ, nơi giải quyết những vấn đề của khách hàng ”

Theo V.A Zeithaml và M.J Bitner (2000) thì “Dịch vụ là những hành vi, quá trình vàcách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàngnhằm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng.”

Định nghĩa của AMA (Hiệp hội Marketing Mỹ): Dịch vụ là những hoạt động

có thể riêng biệt nhưng phải mang tính vô hình nhằm thoả mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng, theo đó dịch vụ không nhất thiết phải sử dụng sản phẩm hữu hình, nhưng trong mọi trường hợp đều không diễn ra quyền sở hữu một vật nào cả

Dẫn theo Philip Kotler (2013) thì dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào

mà chủ thể này cung cấp cho chủ thể kia, trong đó đối tượng cung cấp nhất thiết phải mang tính vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một vật nào cả, còn việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không có thể gắn liền với một sản phẩm vật chất nào

Trang 33

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 8402 : 1999 thì dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động khi giao tiếp giữa người cung ứng với khách hàng, và do các hoạt động nội bộ của người cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Từ những khái niệm vừa nêu trên có thể hiểu dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng để đáp ứng một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng Một dịch vụ chỉ tồn tại khi tạo ra được niềm tin và uy tín đối với khách hàng

Theo Ghobadian và cộng sự (1994) thì dịch vụ bao gồm những đặc điểm chính như: Không thể tách rời giữa sản xuất và tiêu thụ; tính vô hình của dịch vụ;

tính không thể lưu trữ của dịch vụ; tính không đồng nhất của dịch vụ:

- Không thể tách rời giữa sản xuất và tiêu thụ Trong các ngành dịch vụ,

thông thường nhà cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc thực hiện dịch vụ cùng lúc với việc tiêu thụ toàn bộ hoặc một phần dịch vụ Khả năng hiển thị cao của quá trình chuyển đổi thể hiện ở việc không thể che giấu những sai sót hoặc thiếu hụt chất lượng dịch

vụ Hơn nữa, sự tham gia của người tiêu dùng trong quá trình phân phối dịch vụ là thường xuyên và đóng vai trò chủ chốt Tuy nhiên, hành vi của một nhóm khách hàng không ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng về chất lượng dịch vụ

- Tính vô hình của dịch vụ Việc thiếu các thuộc tính hữu hình có nghĩa là

người sản xuất khó mô tả dịch vụ và cho người tiêu dùng có thể xác định các đặc điểm và khả năng của dịch vụ đó Người tiêu dùng không thể nhìn thấy, cảm nhận, nghe, ngửi hoặc chạm vào sản phẩm trước khi mua Do đó, người tiêu dùng thường tìm kiếm các dấu hiệu về chất lượng: ví dụ: truyền miệng; uy tín; khả năng tiếp cận; giao tiếp;…Trong dịch vụ, ảnh hưởng của các vật thể vô hình, đó là nói lời nói và danh tiếng, về các quyết định mua hàng lớn hơn nhiều so với ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật sản phẩm hữu hình Điều này đặt trách nhiệm lớn hơn lên các tổ chức dịch vụ để cung cấp những gì họ hứa hẹn

- Tính không thể lưu trữ của dịch vụ Các dịch vụ không thể được lưu trữ

trong một khoảng thời gian sau đó mới tiến hành tiêu thụ Đặc tính này cũng gây

Trang 34

khó khăn cho nhà cung cấp dịch vụ buộc họ cần phải tổ chức sản xuất và cân đối nguồn cung như thế nào để lúc nào cũng đáp ứng kịp cầu thường xuyên biến động

- Tính không đồng nhất của dịch vụ Thường rất khó tạo ra dịch vụ một

cách nhất quán và chính xác Đầu tiên, việc cung cấp dịch vụ thường liên quan đến một số yêu cầu nhất định giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ Hành vi của nhà cung cấp dịch vụ ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng Rất khó để đảm bảo tính thống nhất và tính đồng nhất của hành vi Trong thực tế những gì công ty có ý định cung cấp có thể hoàn toàn khác với những gì người tiêu dùng nhận được Thứ hai, các hoạt động dịch vụ phụ thuộc vào người tiêu dùng Thứ ba, mức độ ưu tiên và kỳ vọng của người tiêu dùng có thể thay đổi mỗi khi họ sử dụng dịch vụ

2.1.2 DVKT

2.1.2.1 Khái niệm DVKT

Dẫn theo Meigs và Meigs (1970) thì kế toán được định nghĩa là hoạt động tài chính để đo lường và cung cấp các báo cáo hoặc đảm bảo về thông tin tài chính của đơn vị Drury (2005) lại mô tả kế toán như một ngôn ngữ giao tiếp được sử dụng để truyền đạt thông tin kinh tế cho các bên liên quan kinh doanh như các nhà quản lý, nhà đầu tư, chủ nợ và chính phủ

Theo theo luật kế toán số 88/2015/QH13 do Quốc Hội ban hành ngày 20/11/2015 thì “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động” Đồng thời Luật này cũng quy định nhiệm vụ của kế toán là thu thập và xử lý thông tin; kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế; cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật

Trang 35

Theo thông tư 70/2015/TT-BTC về Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là dịch vụ chuyên nghiệp, là dịch vụ mang tính trách nhiệm cao đối với xã hội do đó đối tượng cungcấp dịch vụ này phải đáp ứng những quy định của pháp luật về việc thành lập, hoạt động và đạo đức nghề nghiệp

Xuất phát từ nhiệm vụ và vai trò cung cấp thông tin của kế toán, nhu cầu về thực hiện và kiểm tra các các công việc của kế toán mà dịch vụ kế toán đã ra đời Các dịch vụ có liên quan đến kế toán bao gồm dịch vụ kiểm toán, các dịch vụ về công tác kế toán và tư vấn thuế Các cá nhân và doanh nghiệp cung cấp DVKT phải được thành lập và hành nghề theo đúng quy định của luật pháp

2.1.2.2 Các sản phẩm của các công ty cung cấp DVKT

Nghị địnhsố174/2016/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán

và người làm kế toán, hoạt động kinh doanh DVKT, cung cấp DVKT qua biên giới

và tổ chức nghề nghiệp về kế toán Theo đó, tổ chức cá nhân có đăng ký kinh doanh

DV kế toán được thực hiện các DV kế toán sau đây:Làm kế toán; Làm kế toán trưởng; Thiết lập cụ thể hệ thống kế toán cho đơn vị kế toán; Cung cấp và tư vấn áp dụng công nghệ thông tin về kế toán; Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, cập nhật kiến thức kế toán; Tư vấn tài chính; Kê khai thuế; Các DVKT theo quy định của pháp luật

Trên thế giới theo phân loại của tổ chức Liên hợp quốc (Provision Central Product Classification) thì DV kế toán sẽ bao gồm:Dịch vụ soát xét kế toán; Dịch

vụ lập báo cáo tài chính; DVKT khác; Dịch vụ ghi sổ kế toán; Dịch vụ tư vấn và lập

kế hoạch thuế kinh doanh; Dịch vụ chuẩn bị và rà soát thuế kinh doanh; Dịch vụ lập

kế hoạch và chuẩn bị thuế cá nhân; Các dịch liên quan đến thuế khác

2.2 Các lý thuyết liên quan đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng

2.2.1 Lý thuyếtvề hành vi người tiêu dùng củaPhilip Kotler (2013)

Việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng sẽ góp phần hiểu được các yếu tố ảnh hưởng, tiến trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng, qua đó các nhà

Trang 36

cung cấp đưa ra các chính sách thích hợp để thu hút khách hàng mới cũng như duy trì khách hàng hiện hữu

Philip Kotler (2013) trình bày mô hình từng bước của quy trình mua hàng điển hình, bao gồm năm giai đoạn: nhận thức về vấn đề, tìm kiếm thông tin, định giá, quyết định mua hàng và phản hồi mua hàng Về bản chất, quá trình mua bắt đầu

từ lâu trước khi hành động mua và nó không kết thúc ở đó Nhưng trong thực tế, thứ

tự của quy trình mua hàng có thể bị vi phạm, người tiêu dùng thường bỏ qua hoặc

“hoán đổi” các giai đoạn của quy trình

Hình 2.1: Mô hình quy trình mua hàng của Philip Kotler (2013)

Trang 37

- Tâm lý: Liên quan đến các nhân tố như động cơ, nhận thức, học hỏi, ký ức

- Đặc điểm người mua: Liên quan đến các nhân tố như văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý

- Quá trình ra quyết định: Liên quan đến các nhân tố như nhận thức về vấn

đề, tìm kiếm thông tin, định giá, quyết định mua hàng và phản hồi mua hàng

- Quyết định của người mua: Liên quan đến các nhân tố như chọn sản phẩm, chọn nhãn hiệu, chọn đại lý, chọn thời gian, chọn số lượng

Lý thuyết này được đưa vào nghiên cứu nhằm giải thích cho sự tác động của các nhân tố như: Giá phí dịch vụ, lợi ích mà sản phẩm dịch vụ mang lại, lợi ích chuyên môn ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM ở TP HCM

2.2.2 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)

Lý thuyết hành động hợp lý (TRA), được phát triển lần đầu vào cuối những năm 1960 bởi Martin Fishbein và được Fishbein và Icek Azjen tiếp tục mở rộng nghiên cứu trong những thập kỷ sau đó, TRA là một lý thuyết tập trung vào ý định của một người để hành xử theo một cách nhất định Một ý định là một kế hoạch hoặc khả năng ai đó sẽ hành xử theo một cách cụ thể trong các tình huống cụ thể - cho dù họ có thực sự làm như vậy hay không

Lý thuyết này cho rằng hành vi cá nhân được thúc đẩy bởi những ý định hành vi, trong đó ý định hành vi là thái độ đối với hành vi và các tiêu chuẩn chủ quan xung quanh việc thực hiện hành vi:

Ý định hành vi = Thái độ + Tiêu chuẩn chủ quan

Tóm lại, nếu thái độ của một người và các tiêu chuẩn chủ quan được biết, ý định hành vi có thể được dự đoán

- Thái độ đối với hành vi được định nghĩa là cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân về việc thực hiện một hành vi

Trang 38

- Tiêu chuẩn chủ quan được định nghĩa là nhận thức của một cá nhân về việc liệu những người ảnh hưởng (bạn bè, gia đình, đồng nghiệp,…) có nghĩ rằng hành

vi nên được thực hiện hay không

Hình 2.2: Lý thuyết hành động hợp lý

(Nguồn: Robert J & Luc G., 1991, p.99)

Mô hình này tồn tạigiới hạn liên quan đến giả định rằng khi một người nào

đó hình thành ý định hành động, họ sẽ được tự do hành động mà không bị giới hạn Trong thực tế, những hạn chế nhưgiới hạn khả năng, thời gian, giới hạn về môi trường hoặc tổ chức, và những thói quen sẽ hạn chế quyền tự do hành động

Lý thuyết TRA được đưa vào nghiên cứu nhằm giải thích sự tác động của các nhân tố lợi ích của dịch vụ, giá phí dịch vụ, và thương hiệu ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp

2.2.3 Lý thuyết về hành vi được hoạch định (TPB)

Lý thuyết về hành vi được lên kế hoạch (TPB) được phát triển bởi Ajzen vào năm 1988 Lý thuyết đề xuất một mô hình có thể đo lường hành động của con người TPB dự đoán sự xuất hiện của một hành vi cụ thể, miễn sao hành vi đó là cố

Trang 39

ý TPB mở rộng TRA để giải thích kiểm soát hành vi, và nhấn mạnh ảnh hưởng của thái độ, tiêu chuẩn chủ quan đến ý định hành vi

Mô hình được đưa ra trong hình tiếp theo và đại diện cho ba biến mà lý thuyết gợi ý sẽ dự đoán ý định thực hiện một hành vi

Hình 2.3: Mô hình lý thuyết hành vi dự định TPB

(Nguồn I Ajzen, 1991,p.182)

Tóm lại, nếu thái độ đối với hành vi là tốt (cá nhân nhìn nhận hành vi đó là tốt), và xã hội cũng nhìn nhận hành vi đó là đúng đắn, bản thân cá nhân có sự kiểm soát cao đối với hành vi (hay nói một cách khách là cá nhân chắc chắn có những điều kiện thuận lợi

Lý thuyết TPB được đưa vào nghiên cứu nhằm giải thích sự tác động của các nhân tố liên quan đến niềm tin của người tiêu dùng đến quyết định lựa chọn DV của

họ, có thể kể đến các thuộc tính ở đây là lợi ích của dịch vụ, giá phí dịch vụ Bên cạnh đó, những đặc điểm liên quan đến thương hiệu dịch vụ cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của khách hàng, khi dịch vụ có thương hiệu thì nhiều người đưa ra các nhận định tích cực liên quan đến dịch vụ này, và điều đó ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng

2.2.4 Lý thuyết nguồn lực (resource-based theory)

Lý thuyết nguồn lực kết hợp những quan điểm truyền thống về chiến lược liên quan đến những năng lực cốt lõi của doanh nghiệp và sự không đồng nhất của

Trang 40

năng lực các doanh nghiệp Bên cạnh đó, doanh nghiệp sử dụng lý thuyết này trong hoạt động của mình còn mang đến giá trị gia tăng cho doanh nghiêp thông qua sự

đa dạng hóa trong nguồn lực, mà đặc biệt đó là thuê ngoài một số chức năng cho

DN

RBT trong đó nêu rõ rằng tài nguyên của công ty được kiểm soát bởi công

ty và nhân viên của công ty Những tài nguyên này bao gồm tài sản kinh doanh như quy trình kinh doanh, đặc điểm tổ chức, năng lực, thông tin và kiến thức (Barney, 1991; Rodriguez và Diaz, 2008; McIvor, 2009) Nó cũng liên quan đến khả năng của công ty để tổ chức và khai thác tất cả các nguồn lực của nó để đạt được lợi thế cạnh tranh

Điểm mấu chốt của RBT là sự hạn chế các nguồn lực của công ty đặt ra xu hướng cho công ty phải dựa vào chuyên môn bên ngoài để khắc phục điểm yếu này (Prahalad và Hamel, 1990; Winter, 1998), do đó dẫn đến ý định để thuê ngoài các chức năng Theo cách tiếp cận này, một công ty nên tập trung vào các hoạt động đó tạo thành năng lực cốt lõi và thuê ngoài các hoạt động còn lại (Rodriguez và Diaz, 2008; Prahalad và Hamel, 1990; Quinn và Hilmer, 1994; Venkatesan, 1992; Quinn,

1999 ; McIvor, 2009)

Theo lý thuyết này, khi DN hạn chế về các nguồn lực cũng như năng lực để thực hiện một chức năng nào đó thì tốt hơn hết là nên lựa chọn thuê ngoài DV để các đơn vị khác có thể hỗ trợ DN trong những yếu kém này Các DNPM hiện nay hầu hết là các DNNVV, hạn chế nhiều về nguồn nhân lực, vật lực để thực hiện, tổ chức một bộ máy kế toán hữu hiệu trong đơn vị, tuy nhiên đối với ngành này công tác kế toán lại gặp rất nhiều khó khăn liên quan do sự phức tạp trong quy trình sản xuất phần mềm, xác định giá thành phần mềm cũng như các chính sách thuế liên quan đến ngành này Từ những phân tích trên, tác giả hy vọng rằng các DNPM sẽ quyết định lựa chọn DVKT để họ có thể hỗ trợ DNPM trong chuyên môn về kế

toán, nhưng vẫn đảm bảo giữ lợi ích nhận được và chi phí DVKT phải bỏ ra

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT

Ngày đăng: 16/03/2019, 19:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Alan, JL, 2002. MRG outsourcing agreement covers more ground than most. The Nation's Restaurant News, 18 Feb Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Nation's Restaurant News
3. Ang, S. and WD Straub. 1998. Production and transaction economies and IS outsourcing: A study of the US banking industry. MIS Quarterly 22(4): 535–552 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Production and transaction economies and IS outsourcing: A study of the US banking industry
4. Aubert, B., M. Patry and S. Rivard. 1998. Assessing the risk of IT oursourcing. Paper presented at the 31st Annual Hawaii International Conference on System Sciences, Hawaii Sách, tạp chí
Tiêu đề: Assessing the risk of IT oursourcing
6. Barney, J. 1991. Firm resources and sustained competitive advantage. Journal of Management 17(1): 99–120 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Firm resources and sustained competitive advantage
8. Bramford, CE and GD Bruton. 2006. A framework for success: Small business management. United States of America: Thomson South-Western Sách, tạp chí
Tiêu đề: A framework for success: Small business management
9. Brown, D. and S. Wilson. 2005. Overview of outsourcing process. InThe black book of outsourcing: How to manage the changes, challenges, and opportunities, 19–43. NJ: Wiley Sách, tạp chí
Tiêu đề: Overview of outsourcing process. InThe black book of outsourcing: How to manage the changes, challenges, and opportunities
10. Casale, F. 2004. The sixth annual outsourcing index: Buyers ready to spend. Outsourcing Essentials 1(4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Outsourcing Essentials
11. Cortina, JM 1993. What is coefficient alpha? An examination of theory and applications. Journal of Applied Psychology 78(1): 98–104 Sách, tạp chí
Tiêu đề: What is coefficient alpha? An examination of theory and applications
12. David, F., M. Lacity and LP Willcocks. 2005. Taking the measure of outsourcing providers. Sloan Management Review 46(3): 41– 48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sloan Management Review
13. Dibbern, J. and A. Heinzl. 2001. Outsourcing of information systems in small and medium sized enterprises: A test of a multi- theoretical causal model.Wirtschaftsinformatik 43(4): 339–350 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Outsourcing of information systems in small and medium sized enterprises: A test of a multi- theoretical causal model
14. Domberger, S. 1998. The contracting organization: A strategic guide to outsourcing. Oxford: Oxford University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: The contracting organization: A strategic guide to outsourcing
16. Domberger, S., P. Fernandez and DG Fiebig. 2000. Modeling the price, performance and contract characteristics of IT outsourcing. Journal of Information Technology 15(2): 107–118 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Modeling the price, performance and contract characteristics of IT outsourcing
17. Domberger, S., C. Hall and E. A. L. Li. 1994. The determinants ofquality in competitively tendered contracts. Working Paper, Graduate School of Business, University of Sydney, Australia Sách, tạp chí
Tiêu đề: The determinants ofquality in competitively tendered contracts
18. Domberger, S., S. A. Meadowcroft and D. J. Thompson. 1986. Tendering and efficiency: The case of refuse collection. FiscalStudies 7(4): 69–87 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Domberger, S., S. A. Meadowcroft and D. J. Thompson. 1986. "Tendering and efficiency: The case of refuse collection". FiscalStudies
19. Domberger, S., S. A. Meadowcroft and D. J. Thompson. 1987. The impact of competitive tendering on the costs of hospital domesticservices. Fiscal Studies 8(4): 39–54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Domberger, S., S. A. Meadowcroft and D. J. Thompson. 1987. "The impact of competitive tendering on the costs of hospital domesticservices". Fiscal Studies
20. Drury, C. 2005. Management and cost accounting. 6th ed. London:Thomson South-Western Sách, tạp chí
Tiêu đề: Management and cost accounting
21. Earl, M. J. 1996. The risks of outsourcing IT.Sloan Management Review 37(3): 26–32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The risks of outsourcing IT."Sloan Management Review "37
22. Ellram, L. M., W. L. Tate and C. Billington. 2008. Offshoreoutsourcing of professional services: A transaction costeconomics perspective. Journal of Operations Management 26:148–163 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Offshoreoutsourcing of professional services: A transaction costeconomics perspective
23. Everaert, P., G. Sarens and J. Rommel. 2006. Sourcing of accounting:Evidence from Belgian SMEs. Working Paper. Ghent University,Belgium Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sourcing of accounting:Evidence from Belgian SMEs
25. Globerman, S. and A. R. Vining. 2006. The outsourcing decision: Astrategic framework. In Global outsourcing strategies: Aninternational reference on effective outsourcing relationships, ed.P. Barrar and R. Gervais, 3–15.Hamshine, England GowerPublishing Limited Sách, tạp chí
Tiêu đề: The outsourcing decision: Astrategic framework

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w