Đất nông nghiệp 2.567,2767 ha chiếm 91,82% tổng diện tích tự nhiên chính điều này đã gây khó khăn cho quá trình phát triển KT – XH của địa phương vì thế mà việc lập phương án quy hoạch s
Trang 1KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
SVTH MSSV LỚP KHOÁ NGÀNH
: : : : :
NGUYỄN THỊ NGỌC LỆ
06124063 DH06QL
2006 - 2010 Quản Lý Đất Đai
- TP.Hồ Chí Minh, Tháng 8 năm 2010 -
Trang 2BỘ MÔN QUY HOẠCH - -
NGUYỄN THỊ NGỌC LỆ
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ PHÚ TÚC – HUYỆN ĐỊNH QUÁN – TỈNH
ĐỒNG NAI THỜI KỲ 2010 - 2020
Giáo viên hướng dẫn: TS Đào Thị Gọn
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh)
Kyù teân:
- Tháng 8 năm 2010 -
Trang 3Để được như hôm nay, ngoài nổ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ và dạy dỗ của mọi người Tôi xin chân thành gửi lòng biết ơn đến:
Bố, Mẹ đã sinh thành, dạy dỗ và cho con tất cả
Các anh, chị đã động viên, giúp đỡ và quan tâm em Cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian học tập
Quý thầy, cô khoa Quản lý đất đai & Bất động sản nói riêng và trường Đại học Nông Lâm nói chung đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường
Cô Đào Thị Gọn đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Tập thể lớp Quản lý đất đai khóa 32 đã giúp đỡ, động viên tôi trong những năm học vừa qua
Tp Hồ Chí Minh, 15 tháng 8 năm 2010
Nguyễn Thị Ngọc Lệ
Trang 4Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Đề tài: Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Phú Túc - Huyện Định Quán - Tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 – 2020
Giáo viên hướng dẫn: TS Đào Thị Gọn, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM Phú Túc là xã nông nghiệp miền núi thuộc huyện Định Quán – tỉnh Đồng Nai, tổng diện tích tự nhiên là 2.796,0469 ha chiếm 2,9% diện tích toàn huyện Đất nông nghiệp 2.567,2767 ha (chiếm 91,82% tổng diện tích tự nhiên) chính điều này đã gây khó khăn cho quá trình phát triển KT – XH của địa phương vì thế mà việc lập phương án quy hoạch
sử dụng đất trên địa bàn là điều cần thiết để bố trí lại quỹ đất của địa phương nhằm phân
bổ sử dụng các loại đất trên địa bàn xã một cách hợp lý, phù hợp với thực tiễn
Đề tài được thực hiện trên cơ sở áp dụng các quy định về lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đai của Luật đất đai 2003, Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng
8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Thông qua quá trình thu thập số liệu, bản đồ và khảo sát thực địa, đề tài đã tiến hành phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển KT - XH, tiềm năng đất đai, tiến hành lập phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của xã Phú Túc Trong quá trình thực hiện, đề tài đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp điều tra thực địa, phương pháp thống kê, phương pháp bản đồ, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp chuyên gia Kết quả đạt được của đề tài bao gồm:
Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Phú Túc giai đoạn 2010 – 2020 Bản đồ QHSDĐ đến năm 2020 xã Phú Túc tỷ lệ 1:10000
Đến năm 2020, cơ cấu sử dụng đất đai của xã Phú Túc có sự thay đổi, đất nông nghiệp là 2459,0638 ha, giảm 108,2130 ha so với hiện trạng năm 2010; đất phi nông nghiệp là 336,9831 ha tăng 108,2130 ha do đất nông nghiệp chuyển qua; đất chưa sử dụng không biến động
Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý, hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH của xã Phú Túc nói riêng và huyện Định Quán nói chung
Trang 5QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất đai
Trang 6PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 3
I.1.1 Cơ sở khoa học 3
I.1.2 Cơ sở pháp lý 11
I.1.3 Cơ sở thực tiễn 11
I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu 11
I.3 Nội dung, phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện 12
I.3.1 Nội dung nghiên cứu 12
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu 12
I.3.3 Quy trình thực hiện 12
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14
II.1.Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường 14
II.1.1 Điều kiện tự nhiên 14
II.1.2 Các nguồn tài nguyên 16
II.1.3 Thực trạng môi trường 17
II.2.Thực trạng kinh tế, xã hội 18
II.2.1 Tăng trưởng kinh tế 18
II.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 18
II.2.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 19
II.2.4 Dân số, lao động, dân tộc, tôn giáo 20
II.2.5 Thực trạng phát triển các khu dân cư 21
II.2.6 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 22
II.2.7 Quốc phòng, an ninh 25
II.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất 26
II.3.1 Tình hình quản lý đất đai 26
II.3.2 Hiện trạng sử dụng đất 29
III.3.3 Biến động đất đai qua các thời kỳ 36
II.3.4 Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước 40
II.4.Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất 42 II.4.1 Đánh giá tiềm năng đất đai 42
II.4.2 Định hướng sử dụng đất 46
II.5 Phương án quy hoạch sử dụng đất 48
Trang 7II.5.5 Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 65
II.5.6 Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
KẾTLUẬN 69
KIẾNNGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 8Bảng 2: Phân loại đất xã Phú Túc – huyện Định Quán
Bảng 3: Hiện trạng dân số, thu nhập từ 2005-2009 xã Phú Túc
Bảng 4: Hiện trạng dân tộc xã Phú Túc năm 2009
Bảng 5: Số nhân khẩu chia theo tôn giáo xã Phú Túc năm 2009
Bảng 6: Hiện trạng đường giao thông chính xã Phú Túc năm 2009
Bảng 7: Hiện trạng học sinh, giáo viên trên địa bàn xã Phú Túc từ 2005-2009
Bảng 8: Hiện trạng sử dụng đất xã Phú Túc năm 2010
Bảng 9: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Phú Túc năm 2010
Bảng 10: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp xã Phú Túc năm 2010
Bảng 11: Thống kê diện tích đất giao, cho thuê theo các thành phần kinh tế Bảng 12: Đất đã giao, thuê cho hộ gia đình và cá nhân xã Phú Túc năm 2010 Bảng 13 : So sánh diện tích biến động các loại đất từ năm 2000 – 2005
Bảng 14: So sánh diện tích biến động các loại đất từ năm 2005 – 2010
Bảng 15: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu trong quy hoạch sử dụng đất kỳ trước Bảng 16 : Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Bảng 17: Các đơn vị đất xã Phú Túc
Bảng 18: Phân bổ quy hoạch sử dụng các loại đất đến năm 2020
Bảng 19: Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020
Bảng 20: Diện tích đất phi nông nghiệp xã Phú Túc đến năm 2020
Bảng 21: Phân kỳ diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích
Bảng 22: Phân kỳ diện tích đất chuyển mục đích sử dụng
Bảng 23: Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng đến từng năm
Bảng 24: Danh mục các công trình trong từng kỳ kế hoạch
DÁNH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất xã Phú Túc năm 2010
Biểu đồ 2: Cơ cấu sử dụng đất theo thành phần kinh tế xã Phú Túc
Biểu đồ 3: Biến động ba nhóm đất xã Phú Túc giai đoạn 2000 -2005
Biểu đồ 4: Biến động ba nhóm đất xã Phú Túc giai đoạn 2005 – 2010
Biểu đồ 5: Cơ cấu sử dụng đất đến năm 2020 xã Phú Túc
Trang 9Biểu 01/CX: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 xã Phú Túc
Biểu 02/CX: Quy hoạch sử dụng đất xã Phú Túc đến năm 2020
Biểu 03/CX: Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch Biểu 04/CX: Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch Biểu 05/CX: Phân kỳ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch
Biểu 06/CX: Phân kỳ quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất
Biểu 07/CX: Phân kỳ quy hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng
Biểu 08/CX: Kế hoạch sử dụng đất phân theo từng năm
Biểu 09/CX: Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất phân theo từng năm Biểu 10/CX: Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng
Biểu 11/CX: Danh mục các công trình, dự án trong kỳ kế hoạch sử dụng đất
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai được con người biết đến không chỉ là tài nguyên quý giá, một tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống mà ngày nay đất đai càng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội
Hiện nay sự gia tăng dân số cùng với việc phát triển công nghiệp hóa đất nước thì nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, trong khi đó đất đai lại giới hạn về diện tích Chính vì
lẽ đó nên việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bền vững luôn là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi
có sự cân nhắc trong sử dụng và quản lý một cách khoa học.Vì thế mà công tác lập QH,
KH SDĐ trở thành vấn đề cấp bách của các cấp, các ngành hiện nay Thật vậy, tại điều 18 Hiến pháp năm 1992 nêu rõ “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả” Đây là cơ sở pháp lý cao nhất của quy hoạch sử dụng đất, khẳng định tính pháp chế của Nhà nước ta Sau khi Luật đất đai
2003 ra đời, công tác quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là 1 trong 13 nội dung của quản lý Nhà nước về đất đai Điều 6 Luật Đất đai năm 2003 đã khẳng định “Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai” Quy hoạch thực hiện tốt sẽ là tiền đề cho các cơ quan quản
lý có hiệu quả những nội dung còn lại
Xã Phú Túc thuộc huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai nơi có Quốc lộ 20 đi ngang qua, là một xã có thế mạnh là nền nông nghiệp Để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, phân bổ quỹ đất hợp lý cho các ngành, quản lý và sử dụng đất hiệu quả, bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân trong xã thì công tác quy hoạch sử dụng đất là rất cần thiết
Vừa qua được sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân và cán bộ địa chính xã Phú Túc cùng với sự cho phép của khoa Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản chúng tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài : Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Phú Túc - Huyện Định Quán - Tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2010-2020
Mục tiêu nghiên cứu :
Nắm chắc quỹ đất hiện tại của xã Phú Túc nhằm đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tạo cơ sở cho việc phân bổ quỹ đất theo nhu cầu sử dụng của các ngành, các hoạt động kinh tế - xã hội, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện hướng đến việc sử dụng đất một cách hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả trong thời gian tới
Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2020 trên cơ sở phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường
Tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuẩn bị cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội
Tạo cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất Giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai chặt chẽ hơn
Đối tượng nghiên cứu:
Trang 11tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện về cơ sở hạ tầng trên địa bàn, chủ sử dụng đất với mục đích sử dụng đất
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Phú Túc huyện Định Quán – Tỉnh Đồng Nai trong thời gian 4 tháng từ 10/04/2010 đến 10/8/2010
Trang 12PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1 Cơ sở khoa học
1) Một số khái niệm liên quan đến công tác QHSDĐ
Đất đai: là một vùng không gian đặc trưng có giới hạn, theo chiều thẳng đứng
(gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằm ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật cùng các thành phần khác) Ngoài ra còn có hoạt động của con người từ quá khứ đến hiện tại và
triển vọng trong tương lai
Quy hoạch: là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động như:
phân bổ, bố trí, sắp xếp, tổ chức
Quy hoạch sử dụng đất : là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của
Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất đai như tư liệu sản xuất
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và bảo vệ môi trường
theo hướng phát triển bền vững
Tính đầy đủ: mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng
Tính hợp lý: các đặc điểm tính chất tự nhiên, diện tích phù hợp với yêu cầu và mục
đích sử dụng
Tính khoa học: áp dụng các thành tựu khoa học và các biện pháp tiên tiến
Tính hiệu quả: đáp ứng đồng bộ 3 lợi ích kinh tế - xã hội – môi trường
Như vậy, về thực chất QHSDĐ là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất đai như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, kết hợp với bảo vệ đất và môi trường
Kế hoạch: là việc nhằm bố trí, sắp xếp, phân định, phân bổ, chi tiết hóa công việc
theo thời gian và không gian nhất định
Kế hoạch sử dụng đất: là sự chia nhỏ, chi tiết hóa quy hoạch sử dụng đất về mặt nội
dung và thời kỳ Kế hoạch sử dụng đất nếu được phê duyệt thì vửa mang tính chất pháp lý vừa mang tính chất pháp lệnh
2) Đặc điểm của QHSDĐ
Tính lịch sử - xã hội: QHSDD vừa là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất vừa
là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất của xã hội
Tính tổng hợp: quy hoạch có tính chất tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, điều hòa
các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực; xác định và phân bổ sử dụng đất với mục
Trang 13Tính dài hạn: căn cứ và dự báo dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội từ đó bố trí sử
dụng đất phù hợp trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: QHSDĐ là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ
tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành
Tính chính sách: QHSDĐ thể hiện rất rõ đặc tính chính trị và tính chính sách xã hội
Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước; tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái
Tính khả biến: khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách
và tình hình kinh tế - xã hội thay đổi, các dự kiến của QHSDĐ không còn phù hợp Việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh các biện pháp là cần thiết
3) Vai trò của công tác quy hoạch
Nền kinh tế của quốc gia tồn tại như một hệ thống, chủ nhân điều khiển là Nhà nước (thông qua quy hoạch và chính sách)
Nguồn lực cho phát triển có giới hạn, sự huy động và phân bổ nguồn lực đòi hỏi phải
có sự can thiệp và quản lý của Nhà nước (thông qua quy hoạch và chính sách)
Sự chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa các vùng đòi hỏi phải có
sự điều tiết và quản lý của Nhà nước (thông qua quy hoạch và chính sách)
4) Các loại hình quy hoạch sử dụng đất đai
QHSDĐ ở nước ta hiện nay có 2 loại hình: theo lãnh thổ và theo ngành
QHSDĐ các khu dân cư nông thôn
QHSDĐ chi tiết khu kinh tế, khu công nghệ cao
QHSDĐ chuyên dùng
5) Nguyên tắc lập QHKHSDĐ
Việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất phải tuân theo những nguyên tắc sau đây:
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất
Trang 14phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- Dân chủ và công khai
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó
6) Quan hệ giữa QHSDĐ với QH khác
Quan hệ giữa QHSDĐ của ĐVHC cấp trên và QHSDĐ của ĐVHC cấp dưới:
QHSDĐ được thực hiện ở 4 cấp: Cả nước, Tỉnh, Huyện, xã
- Chỉ tiêu phân bổ quỹ đất cho các ĐVHC trực thuộc là chỉ tiêu định hướng (chỉ tiêu này sẽ được tính toán lại trong quá trình lập QHSDĐ của cấp trực thuộc)
- QHSDĐ của ĐVHC cấp dưới là căn cứ để điều chỉnh, bổ sung QHSDĐ của ĐVHC cấp trên
Quan hệ giữa QHSDĐ với QH tổng thể KT –XH
QH tổng thể KT –XH cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch phát triển
KT –XH
- Định hướng chuyển dịch cơ cấu của các ngành kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ
Trang 15 Quan hệ giữa QHSDĐ với QH phát triển nông nghiệp
QHSDĐ phân bổ đất cho các ngành nông nghiệp một cách tổng quát đối với các đối tượng sản xuất nông nghiệp (như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng rừng…)
Trên cơ sở đó QH nông nghiệp đi vào bố trí sử dụng đất chi tiết đến từng loại cây, con và
cơ cấu mùa vụ
QH nông nghiệp đưa ra các giải pháp (về vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ) để ngành nông nghiệp đạt đến các chỉ tiêu về đất đai (đây cũng là căn cứ để bố trí đất đai trong QHSDĐ)
Như vậy QH nông nghiệp và QHSDĐ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Quan hệ giữa QHSDĐ với QH đô thị
QH đô thị định ra tính chất quy mô, xác định đô thị, xác định các bộ phận hợp thành
đô thị
QH đô thị bố trí các khu vực cho các dự án, tổ chức và sắp xếp các nội dung xây dựng
đô thị
- Khu trung tân hành chánh
- Khu thương mại, dịch vụ, du lịch
- Khu công nhiệp
- Cụm dân cư
QHSDĐ xác định vị trí, quy mô các loại đất trong các dự án xây dựng đô thị, quy hoạch sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và phát triển đô thị
Quan hệ giữa QHSDĐ với QH các ngành
QH ngành: Giao thông, xây dựng, du lịch, giáo dục, thủy lợi, thể thao, khoáng sản…
7) Quy trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất
Năm 1995 quy trình thực hiện điều tra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chính thức được ban hành kèm theo Quyết định số 657/QĐ.ĐC ngày 28/9/1995 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) là cơ sở để thực hiện quy hoạch các cấp
Ngày 12 tháng 10 năm 1998 Tổng cục Địa chính ban hành văn bản số TCĐC hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất theo đơn vi hành chính về nội dung và trình tự các bước cơ bản như quy định trong Quyết định số 675/QĐ.ĐC ngày 28/9/1995
1814/VC-Năm 2001 Luật đất đai được điều chỉnh, bổ sung Nghị định 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, kèm theo Thông tư số 1842/2001/TT-TCĐC ngày 01/11/2001 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã
Trang 16hướng dẫn thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất Về cơ bản nội dung các bước lập quy hoạch sử dụng đất đai vẫn giữ theo quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được ban hành năm 1995 và 1998, chỉ chi tiết thêm một số nội dung trong các bước thực hiện cho phù hợp với quy định cũng như quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền lập và xét duyệt quy hoạch
sử dụng đất đai
Ngày 01 tháng 7 năm 2004, Luật đất đai 2003 có hiệu lực, sau đó là Nghị đinh 181/CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai, Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004
và Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc ban hành quy trình lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Năm 2009 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Sau đó là Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
8) Sơ lược công tác QHSDĐ
a) Công tác QHSDĐ ở nước ngoài
QHSDĐ không chỉ đóng vai trò quan trọng không chỉ riêng đối với Việt Nam mà còn với tất
cả các Quốc gia trên thế giới nói chung
Ở các nước Tư Bản phát triển: Anh, Pháp, Mỹ, Úc… đã áp dụng vào công tác điều
tra, đánh giá, quy hoạch và đã tiến hành Quy hoạch sử dụng đất từ rất sớm
Ở các nước Đông Nam Á: công tác quy hoạch đã phát triển và hình thành bộ máy
quản lý đất đai tương đối tốt như Thái Lan, Malaysia, Philipin
Ở Liên Xô cũ:
Hệ thống quy hoạch đã có từ rất sớm nhất là từ sau Cách Mạng tháng Mười Nga thắng lợi và phát triển không ngừng cho đến nay Trong đó hệ thống quy hoạch được tổ
chức ở bốn cấp bao gồm:
Tổng sơ đồ phát triển lực lượng sản xuất toàn Liên Bang
Tổng sơ đồ phát triển lực lượng sản xuất các tỉnh và các nước Cộng Hòa
Quy hoạch vùng và huyện
Quy hoạch liên xí nghiệp và xí nghiệp
Bên cạnh đó cùng tồn tại song song là hệ thống QHSDĐ cũng gồm bốn cấp:
Tổng sơ đồ sử dụng tài nguyên đất toàn Liên Bang
Sơ đồ sử dụng tài nguyên đất và các nước Cộng Hòa
QHSDĐ vùng và huyện
QHSDĐ xí nghiệp và liên xí nghiệp
Tổ chức Nông Nghiệp và lương thực của Liên Hiệp Quốc (FAO): đã soạn thảo nội dung và các bước tiến hành QHSDĐ với 10 bước như sau:
1 Xây dựng mục tiêu và đề cương
2 Tổ chức và xây dựng kế hoạch thực hiện
Trang 176 Đánh giá các phương án
7 Lựa chọn phương án tốt nhất
8 Soạn thảo quy hoạch sử dụng đất
9 Thực hiện quy hoạch sử dụng đất
10 Theo dõi và sửa đổi quy hoạch sử dụng đất
b) Công tác QHSDĐ ở Việt Nam
Công tác QHSDĐ ở Việt Nam trải qua các giai đoạn phát triển như sau:
Thời kỳ trước năm 1975: cả 2 miền Nam –Bắc chưa có khái niệm QHSDĐ
Miền Bắc Việt Nam: thực hiện năm 1962 chủ yếu ở các địa phương hoặc các vủng
chủ quản Công tác quy hoạch chủ yếu là quy hoạch Nông – Lâm nghiệp Việc thẩm định các quy hoạch này là do các ngành chủ quản phê duyệt nên giá trị pháp lý không cao
Miền Nam Việt Nam: chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam đã liên kết với một số
chuyên gia trong và ngoài nước tiến hành xây dựng “dự án hậu chiến” nhằm xây dựng và định hướng phát triển khi chiến tranh kết thúc Tuy nhiên ở giai đoạn này nội dung và phương pháp quy hoạch còn đơn giản, phương án QH đã được phê duyệt
Như vậy trong các nội dung QH đều có nội dung bố trí quỹ đất
Thời kỳ 1975 đến 1980
Thông qua Nghị Quyết Trung Ương II khóa IV, thành lập Ủy ban phân vùng kinh tế Trung Ương và ở các Tỉnh thành lập ban phân vùng kinh tế, kết quả là phân được các vùng kinh tế: Nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến thực phẩm cho cả nước, đặc biệt là phân được 7 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam
Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long
Trong thời kỳ này cả nước đã tiến hành phân vùng quy hoạch nông – lâm cho 41 tỉnh, thành phố làm cơ sở, tiền đề cho định hướng phát triển kinh tế xã hội của cả nước
Hạn chế trong thời kỳ này:
- Khái niệm QHSDDĐ chưa có , nội dung phân bố đất đai có dàn trải nhưng chưa phân thành hạng mục trong báo cáo
- Đối tượng chưa toàn diện chỉ giải quyết vấn đề lương thực ( chủ yếu là đối tượng đất nông-lâm nghiệp)
- QH pháo đài chỉ nghiên cứu nội lực ở vùng lãnh thổ, QH chưa xem xét trong mối quan hệ vùng (ngoại lực)
- Tình hình tài liệu điều tra cơ bản thiếu và không đồng bộ
- 3 triệu ha chưa được QH
- Kết quả QH chưa lượng toán vốn đầu tư
- Nội hàm QHSDDĐ chưa được quan tâm
Thời kỳ 1981 đến 1986: Đây là giai đoạn QH rầm rộ, rộng khắp trong cả nước
Thông qua Đại Hội Đảng lần thứ V đưa ra Nghị Quyết xúc tiến điều tra cơ bản, lập Tổng
sơ đồ quy hoạch phát triển lực lượng sản xuất, nghiên cứu những chiến lược, dự thảo kế hoạch 5 năm 1986 – 1990 Hội đồng bộ trường (nay là Chính phủ) ra chỉ thị 242/HĐBT ngày 4/8/1993 chỉ đạo cấp tỉnh lập sơ đồ phát triển lực lượng sản xuất thời kỳ 1986 đến
Trang 182000, các bộ ngành lập sơ đồ phát triển lực lượng sản xuất cho ngành mình, cấp huyện lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội
Kết quả đạt được:
- Đối tượng đất đai trong QH được mở rộng (có thêm đất chuyên dùng, đất khu
- Thông qua chỉ đạo Văn Kiện Đại Hội Đảng hàng loạt các chương trình điều tra cơ bản khá phong phú, đồng bộ
- Tài liệu điều tra cơ bản khá phong phú
- Có đánh giá nguồn lực và xét trong mối quan hệ vùng
- Có lượng toán vốn đầu tư, hiệu quả của QH
- Nội dung QH chính thức trở thành một chương mục trong báo cáo
Hạn chế: chưa có QH cấp Xã
Thời kỳ 1987-1993:
Lấy cột mốc Luật đất đai đầu tiên (1987) ra đời, xác định công tác QH, KH là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, đã tạo cơ sở pháp lý và thuận lợi cho việc lập QHSDĐĐ (được thể hiện rõ thông qua điều 11, điều 19) Ngày 15/4/1991 Tổng cục quản lý ruộng đất ( nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã thông qua thông tư 100/QHKH/RĐ hướng dẫn lập quy hoạch và phân bố đất đai
Về mặt pháp lý QHSDĐĐ được thuận lợi tuy nhiên công tác lập QH, KH trong thời
kỳ này còn rãi rác do vừa trải qua thời kỳ phát triển rầm rộ Trong giai đoạn này Tổng cục quản lý ruộng đất ban hành thông tư 106/KH-RĐ hướng dẫn công tác lập QHKHSDĐ hướng dẫn công tác lập QHKHSDĐ cấp Xã (đã lập QH khoảng 300 xã)
Thời kỳ 1993- đến trước Luật đất đai 2003
Ngày15/7/1993, Luật đất đai được công bố, các điều khoản nói về quy hoạch cụ thể hơn so với Luật đất đai năm 1988 Trong đó tại điều 16, 17, 18 quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn và thẩm quyền của các cấp lập QH - KHSDĐ Điều 19, 23 quy định về giao đất, cho thuê đất phải dựa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Nghị định 34/CP của Chính phủ xác định rõ chức năng, quyền hạn của Tổng cục Địa chính trong việc phối hợp với các Bộ, Ngành thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các cấp Bộ máy địa chính được hình thành theo hệ thống 4 cấp:
Cấp trung ương: Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Cấp tỉnh: Sở Địa chính - Nhà đất (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường)
Cấp huyện: Phòng Địa chính - Nhà đất (nay là Phòng Tài nguyên và Môi trường)
Trang 19Như vậy, về mặt pháp lý được thuận lợi, tổ chức bộ máy, quy trình và nội dung,
phương pháp lập QHSDĐ các cấp đã xúc tiến, rộng khắp
Kết quả đạt được:
- Cấp toàn quốc: lập KHSDĐ 5 năm cả nước được QH phê duyệt
- Lập QHSDĐ định hướng cấp toàn quốc đến năm 2010
- Đối với đất quốc phòng do bộ quốc phòng lập
- Lập QHSDĐ cấp Tỉnh (59/61 tỉnh), cấp Huyện (369/633 huyện), cấp Xã (3597/11602 xã)
Hạn chế trong thời kỳ này:
- Chỉ đạo ban hành chương trình chung, trình tự, nội dung các bước ban hành chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ phương pháp
- Định mức chỉ tiêu sử dụng đất chưa thống nhất trên toàn quốc, phụ thuộc vào các chỉ tiêu của các bộ, ngành có liên quan
- Đối với khu vực nông thôn QHSDĐ được bao trùm, khu vực đô thị có sự tranh chấp
2 loại hình QH đó là QH xây dựng và QHSDĐ
- Chất lượng và tính khả thi của QH là chưa cao vì thông qua quy trình của Tổng cục địa chính nên vấn đề đánh giá hiệu quả do QH mang lại là chưa cao chỉ đề cập hết sức chung chung
- Kinh phí lập QH còn hạn chế: ở cấp Toàn quốc, Trung Ương, đất An ninh thì kinh phí của Trung Ương, còn cấp Tỉnh, Huyện, Xã là ngân sách của Tỉnh
Thời kỳ 2004 đến nay
Ngày 26/11/2003 Luật đất đai ra đời có hiệu lực ngày 1/7/2004 đã đáp ứng nhu cầu quản lý đất đai của thực tiễn
Ngày 29/10/2004 Nghị định 181/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai
Ngày 01/11/2004 Thông tư 28/2004/TT-BTNMT hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Ngày 1/11/2004 Thông tư 30/2004/TT-BTNMT hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quyết định 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 về việc ban hành quy trình lập
và điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định
bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Sau đó là thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 có hiệu lực thi hành thay thế cho thông tư 30/2004/TT-BTNMT
Ưu điểm: Luật đã nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong thị
trường bất động sản, xác định rõ nội dung, trách nhiệm, thẩm quyền lập, điều chỉnh và xét duyệt quy hoạch cũng như công bố quy hoạch Công tác quy hoạch phải tham khảo ý kiến của nhân dân, đánh giá được hiệu quả của phương án lựa chọn và giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch
Trang 20I.1.2 Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp 1992 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
- Luật đất đai năm 2003 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và các văn bản dưới Luật có liên quan đến đất đai
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 19/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai
- Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Thông tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 03 năm 2010 của bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
I.1.3 Cơ sở thực tiễn
- QHSDĐ xã Phú Túc - Huyện Định Quán – Tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001-2010 và báo cáo điều chỉnh QHSDĐ xã Phú Túc thời kỳ 2006-2010
- Quy hoạch xây dựng mạng lưới khu dân cư nông thôn xã Phú Túc – huyện Định Quán – tỉnh Đồng Nai
- Báo cáo triển khai thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới năm 2009
- Kết quả kiểm kê năm 2010
- Văn kiện đại hội Đảng bộ lần thứ V nhiệm kỳ 2010-2015 của xã Phú Túc
I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu
Phú Túc là xã nông nghiệp miền núi thuộc huyện Định Quán – tỉnh Đồng Nai được thành lập từ tháng 8 năm 1994 trên cơ sở tách ra từ xã Phú Túc cũ bao gồm xã Túc Trưng
và xã Phú tú, nằm dọc theo Quốc lộ 20, giữa tuyến du lịch Đà Lạt – thành phố Hồ Chí Minh tạo nên vị trí khá thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội
Nguồn tài nguyên đất khá phong phú, địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp Bên cạnh đó là nguồn lao động nông thôn dồi dào, cần cù Tổng diện tích tự nhiên là 2.796,0469ha, đất nông nghiệp chiếm 2.567,2767 ha (chiếm 91,82% tổng diện tích tự nhiên), dân số đến năm 2009 là 14.688 người, lao động sống chủ yếu là nghề sản xuất nông nghiệp (chiếm 64,4%), 35,6% lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ
Trang 21I.3 Nội dung, phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện
I.3.1 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã
- Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất; mở rộng
khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng của xã
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
- Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội
- Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thực địa: Nhằm thu thập thơng tin, số liệu về kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất, thu nhập của người dân, chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất làm cơ
sở cho cơng tác nội nghiệp
- Phương pháp kế thừa: kế thừa cĩ chọn lọc các tài liệu, số liệu cĩ liên quan đến quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn
- Phương pháp thống kê: phương pháp này sử dụng thống kê tuyệt đối và tương đối để phân tích và đánh giá biến động đất đai, là cơ sở đánh giá chu chuyển đất đai hiện trạng, chu chuyển đất đai kế hoạch
- Phương pháp bản đồ: là phương pháp dùng bản đồ thể hiện 1 thực trạng hay 1 kết quả của đối tượng mà ta muốn đề cập đến
- Phương pháp ứng dụng cơng cụ GIS: ứng dụng cơng nghệ tin học xây dựng các bản
đồ chuyên đề, bản đồ đơn tính, tiến hành chồng xếp trên cơ sở mối quan hệ giữa các bản
đồ để đưa ra một bản đồ thành quả chung
- Phương pháp dự báo: dùng để dự báo tiềm năng trong tương lai về mặt số lượng như:
dự báo dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất đối với từng loại đất
- Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO: Vận dụng phương pháp này để đánh giá tiềm năng đất đai, xác định ưu thế cũng như hạn chế của từng loại đất và điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của địa phương
- Phương pháp chuyên gia : được thể hiện từ cơng tác tổ chức, báo cáo chuyên đề đĩng gĩp ý kiến,… đều thơng qua các chuyên gia cĩ kinh nghiệm
- Phương pháp định mức: Sử dụng các tiêu chuẩn định mức, tổng hợp và xử lý thống
kê kết hợp với các dự báo đưa ra các loại đất chiếm dụng trong giai đoạn thực hiện
- Phương pháp tổng hợp: dùng phần mềm Excel để xử lý và dự báo các số liệu điều tra
I.3.3 Quy trình thực hiện
- Bước 1: Khảo sát thực địa, điều tra cơ bản, thu thập số liệu, tài liệu, bản đồ cĩ liên quan
- Bước 2: Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất
Trang 22- Bước 3: Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất
- Bước 4: Đánh giá tiềm năng đất đai
- Bước 5: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất và các giải pháp thực hiện
- Bước 6: Xây dựng báo cáo tổng hợp, hoàn chỉnh số liệu, tài liệu, bản đồ
Trang 23Phần II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU II.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
II.1.1 Điều kiện tự nhiên
1) Vị trí địa lý
Hình: Sơ đồ vị trí xã Phú Túc
Phú túc là xã thuộc miền núi nằm về phía Nam Huyện Định Quán – Đồng Nai cách thị trấn Định Quán 25 km về hướng Bắc được thành lập từ tháng 8 năm 1994 trên cơ sở tách ra từ xã Phú Túc cũ bao gồm xã Túc Trưng và xã Phú túc
Không chỉ là nơi có thế mạnh về nông nghiệp với các loại cây có giá trị kinh tế cao như : cao su , cà phê, điều và cây ăn trái mà Phú Túc còn nằm trên tuyến Quốc lộ 20 giữa tuyến du lịch thành phố Hồ Chí Minh – Đà Lạt, là trung tâm của xã Suối Nho, Phú Cường, Túc Trưng, có đường Tỉnh lộ 736 nối liền xã Suối Nho và đi thông qua thị xã Long Khánh nên thuận tiện cho việc giao thông đường bộ, giao lưu hàng hóa, nông sản và các nhu cầu thiết yếu khác, tạo điều kiện giao lưu kinh tế , văn hoá với các vùng lân cận
Ranh giới hành chính
Phía Bắc: Giáp xã Túc Trưng
Phía Nam: Giáp thị xã Long Khánh và huyện Thống nhất
Phía Đông: Giáp xã Suối Nho
Phía Tây : Giáp xã Phú Cường
Trang 24Tổng diện tích tự nhiên là 2796,0469 ha chiếm 2,9% diện tích toàn huyện, gồm 10
ấp : Cây Xăng , Cầu Ván, Suối Son , Bình Hoà, Tân Lập, Thái Hòa 1, Thái Hòa 2, Suối Rút, Tam Bung, Chợ
2) Địa hình địa mạo
Địa hình của xã tương đối bằng phẳng , thoải dần về phía Nam , độ cao so với mực nước biển từ 65m – 138m chia làm 3 dạng địa hình chính:
Địa hình hơi cao: nằm về hướng Đông và Đông Nam của xã với diện tích là 60,8345ha chiếm 2,24% quỹ đất của xã , có độ dốc từ 8 - 15 độ
Địa hình trung bình: phân bố không tập trung với diện tích 1221,3051 ha chiếm 44,97% diện tích đất của xã , có độ dốc từ 3-8 độ
Địa hình bằng phẳng: tập trung ở trung tâm xã và ấp Suối Son với diện tích là 1433,6822 ha chiếm 52,9% diện tích đất của xã, có độ dốc từ 0-3 độ
Với địa hình trên rất thuận lợi phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp
(Nguồn : Phòng thống kê huyện Định Quán)
Xã Phú Túc nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu tác động bởi gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam nên khí hậu có sự phân hoá thành 2 mùa rõ rệt
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mưa chủ yếu tập trung vào tháng 7, 8, 9
Trang 25 Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau Do chịu tác động của gió mùa Đông Bắc và bị chi phối bởi miền địa hình, nên những tháng này vẫn còn mưa rải rác
ở đầu và cuối mùa khô, thỉnh thoảng vẫn có sương muối trong những tháng này
Sương muối : thỉnh thoảng có vào mùa khô, khoảng tháng 12, tháng 1 năm sau
Gió: gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam
Gió mùa Đông Bắc: thổi vào mùa khô, đặc biệt gió này thổi khá mạnh vào khoảng 9 giờ đến chiều tối
Gió Tây Nam: thổi vào mùa mưa, mang nhiều hơi nóng
Bão: chỉ chịu ảnh hưởng của những vùng khác, có gió lớn mưa nhiều, gây ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng đặc biệt là cây lúa và cà phê
Tóm lại : Trong điều kiện bức xạ dồi dào, nhiệt độ phận mùa rõ rệt, chế độ mưa phân bố
theo mùa Đây là những yếu tố rất thuận lợi cho việc phát triển của cây trồng Tuy nhiên còn có một số yếu tố như sương muối, sương mù, gió nóng… đã gây khó khăn không ít tới ngưới dân trong việc canh tác
Bảng 2:Phân loại đất xã Phú Túc- huyện Định Quán
2 Đất đỏ thẫm tích tụ sét 2 Rhodic Ferrasols 1142,2748 42,06%
Trang 26 Nhóm đất đỏ:
Đất đỏ vàng: có diện tích là 943,7482 ha chiếm 34,75% quỹ đất toàn xã , đất này được hình thành ở địa hình tương đối bằng phẳng, được phân bố rộng rãi khắp xã
Đất đỏ thẫm tích tụ sét: có diện tích là 1142,2748 ha chiếm 42,06% quỹ đất toàn xa, phân bố chủ yếu dọc theo Quốc lộ 20
Tóm lại: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình tương đối bằng phẳng,
nguồn đất đa dạng phong phú thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, Phú túc hội tụ đầy đủ những yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội của
xã
2) Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Có 2 sông chính sông Đồng Nai và sông La Ngà Mực nước sông
thường biến đổi theo mùa, gây ngập úng một số vùng, gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp Hệ thống suối đa dạng và nhiều ghềnh thác (thác mai, thác Ba Giọt, thác Liêntapa, thác Trời ,…) Suối chính bao gồm: suối Tam Bung, suối Son, suối Sà Nách, suối Thủy Nhập Sơn… suối thường không sâu, quanh co, uốn khúc
- Nguồn nước dưới đất: huyện Định Quán nằm trong vùng có khả năng khai thác nước
ngầm ít (theo bản đồ quy hoạch khai thác nguồn nước năm 1997) và phân bố không đều,
2 vùng tương đối có triển vọng là phía Bắc và phía Tây Nam của huyện Mực nước không sâu: 6 - 30m, nước ngầm được khai thác với quy mô nhỏ chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt
và một phần cho sản xuất nông nghiệp, chất lượng nước tốt
II.1.3 Thực trạng môi trường
Nhìn chung công tác môi trường của xã tương đối tốt, kết hợp với các ngành, các
ấp thường xuyên kiểm tra các khu vực đổ rác, tổ chức dịch vụ thu gom rác dọc Quốc lộ
Trang 27cảnh quan môi trường Ngoài ra trên xã đã tiến hành lập biên bản kiểm tra các hộ chăn nuôi trong khu vực dân cư
Tiếp tục triển khai xây dựng hầm bioga cho bà con, đến nay nhiều hộ đã thiết kế xây dựng hệ thống bioga nhằm xử lý chất thải để hạn chế gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh
* Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
Thuận lợi
- Có Quốc lộ 20 và Tỉnh lộ 763 chạy qua nên rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa và giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các khu vực và vùng lân cận Ngoài ra còn nằm gần khu công nghiệp tập trung của tỉnh huyện (khu công nghiệp Biên Hòa, Sông Mây, Hố Nai) Đây là động lực phát triển kinh tế của xã đặc biệt là ngành nông nghiệp
- Điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho cây trồng đặc biệt là cây lâu năm
- Tài nguyên đất phong phú nên thích hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển
Khó khăn
- Địa hình của xã có độ cao trung bình tương đối lớn, lại không có sông suối lớn chảy qua, trong khi chi phí khai thác nước ngầm cao nên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp về nước tưới
- Tài nguyên rừng và khoáng sản hầu như không có, nên hạn chế phát triển theo hướng đa ngành
II.2 Thực trạng kinh tế xã hội
II.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14% trong đó nông nghiệp tăng 10-12%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – thương mại dịch vụ tăng 16% Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 là 8.600.000đ/người/năm tăng 3.400.000đ/người /năm so với năm
2005, cơ cấu kinh tế nông lâm thủy sản chiếm 64%, công nghiệp thương mại dịch vụ chiếm 36%, tổng thu ngân sách năm 2009 là 3.263.608.000đ đạt 118% so với năm 2008, trẻ em đủ 6 tuổi vào lớp 1 chiếm 100%, giảm được 49 hộ nghèo (từ 9,5% xuống còn 8,2% cuối năm 2009), số hộ sử dụng điện đạt 93,62%, số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 94,5%
II.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Là một trong 2 xã của huyện Định Quán được chọn thực hiện đề án nông thôn mới tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008-2010 nên Phú Túc có cơ hội mới để đầu tư và phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cũng như cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp Phú Túc vẫn xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong cơ cấu kinh của xã Trong sản xuất nông nghiệp đã có sự đầu tư về giống, phân bón,
áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tuy nhiên cần quan tâm đến việc chế biến nông sản phẩm, phát triển nông nghiệp nông thôn toàn diện hợp lý có hiệu quả theo hướng sản xuất hàng hóa với nền nông nghiệp bền vững
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp tuy nhiên tốc
Trang 28độ phát triển chưa cao vì vậy cần phải đầu tư phát triển trong lĩnh vực các ngành để phát triển hài hòa giữa các thành phần kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu trong nhân dân về mọi lĩnh vực
II.2.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Khu vực kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của xã, chiếm tỷ trọng kinh tế cao hơn các ngành khác (gần 70%).Tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần trong những năm qua nhưng tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp hàng năm đều tăng lên đáng kể
Trồng trọt: trong năm 2009 thời tiết không thuận lợi cho gieo trồng cây hàng năm
cũng như chăm sóc cây lâu năm do mưa nhiều ở mười tháng đầu năm nhưng lại nắng hạn gây gắt vào ba tháng cuối năm nên ảnh hưởng đến năng suất cây trồng
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 731/713 đạt 102,52% kế hoạch so với cùng kỳ năm 2008 tăng 10 ha cụ thể:
Vụ đông xuân: tổng diện tích gieo trồng là 68/58 ha đạt 117% kế hoạch, so với cùng kỳ năm 2008 tăng 3 ha
Vụ hè thu: tổng diện tích gieo trồng là 290/289 ha đạt 100,3% kế hoạch, so với cùng kỳ năm 2008 tăng 8 ha
Vụ mùa: tổng diện tích gieo trồng là 373/366 ha đạt 101,9% kế hoạch, so với cùng
20 tạ/ha; cây chôm chôm ước đạt 180 tạ/ha giảm 10 tạ/ha; cây cà phê 18 tạ /ha bằng năm
2008 Hiện diện tích cây lâu năm (khoảng 3 ha) và một số vườn cây ăn trái kém hiệu quả (khoảng 2 ha) để trồng các loại cây cam sành, quýt
Công tác khuyến nông: nhờ nắm bắt kịp thời tình hình sâu bệnh hại cây trồng nên
đã thông báo kịp thời rộng rãi đến bà con nông dân Câu lạc bộ khuyến nông, câu lạc bộ nuôi thỏ tại ấp Tam Bung và câu lạc bộ bắp năng suất cao ở ấp Cầu Ván hoạt động có hiệu quả hình thành một mô hình sản xuất mới ở địa phương
Chăn nuôi: đàn heo giữ ở mức 6700 con, tăng 1100 con so với cùng kỳ năm 2008;
đàn bò 630 con tăng 100 con so với cùng kỳ năm 2008; đàn gia cầm khoảng 45.000 con tăng 10.000 con so với cùng kỳ năm 2008; đàn dê 329 con giảm 271 con so với năm 2008; đàn thỏ duy trì ở mức 3.500 con Trong đó công tác tiêm phòng cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã được tổ chức vận động tuyên truyền cùng với các hộ chăn nuôi tập trung
Thủy sản: toàn xã hiện có khoảng 8 ha nuôi trồng thủy sản, đây cũng là những
diện tích mà người dân sử dụng những nơi trũng thấp để thực hiện đào ao chứa nước phục
Trang 29Sản xuất lâm nghiệp: xã Phú Túc không có rừng tự nhiên, hàng năm theo kế
hoạch trồng cây phân tán của Huyện, xã đã trồng cây phân tán các loại gồm xà cừ, tràm, sao, dầu
- Khu vực kinh tế thương nghiệp – dich vụ – công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Do còn chịu nhìều ảnh hưởng từ ngành nông nghiệp và tình hình suy thoái chung nên năm 2009 ngành thương nghiệp – dịch vụ – công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp không phát triển UBND xã thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra các chủng loại hàng hóa, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nên trên địa bàn việc kinh doanh hàng hóa tương đối ổn định
Tổng số cơ sở kinh doanh thương nghiệp dịch vụ và công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 562 cơ sở, tăng 4 cơ sở cùng kỳ năm 2008 (trong đó có 382 cơ sở nhỏ không đăng ký kinh doanh), các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đã tạo việc làm tương đối ổn định cho hơn 300 lao động ở địa phương
II.2.4 Dân số, lao động, dân tộc, tôn giáo
- Lao động, việc làm
Tổng số người trong độ tuổi lao động toàn xã đến năm 2009 là 8.062 người chiếm gần 55% dân số toàn xã Trong đó lao động nông nghiệp chiếm 63% tổng lao động, 16% làm công nhân, 20% dịch vụ buôn bán nhỏ và làm thuê Nếu tính cả dân số ngoài độ tuổi lao động thực tế tham gia lao động đó là lực lượng không nhỏ trẻ em dưới 15 tuổi và những người trên độ tuổi lao động nhưng vẫn tham gia lao động đặc biệt là các khu vực sản xuất nông nghiệp của xã như làm rẩy, chăn nuôi trồng trọt thì lực lượng lao động của
xã ước tính tương đương khoảng 65% dân số Đây là một tỷ lệ khá cao chứng tỏ nguồn lực lao động của xã rất đông đảo, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về lao động cho sự phát triển của các ngành nghề trong xã
Qua số liệu thống kê cho thấy dân số của xã từ 35 tuổi trở xuống chiếm 61,7% dân
số, tỷ lệ dân số trẻ trong độ tuổi lao động của xã chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số (từ 59 tuổi trở xuống chiếm 92,1% dân số) đây là điều kiện rất thuận lợi trong việc cung cấp nguồn nhân lực nhưng đồng thời cũng tạo ra sức ép về nhu cầu việc làm, nhu cầu học nghề là rất lớn
Trang 30Bảng 3: Hiện trạng dân số, thu nhập từ 2005-2009 xã Phú Túc
Dân số trung bình 15.495 14.667 14.789 14.755 14.668 Người Thu nhập bình quân
(Nguồn: Phòng thống kê xã Phú Túc)
- Dân tộc
Xã Phú Túc có 10 dân tộc gồm: Kinh, Mường, Hoa, Chơ Ro, Tày, Thái, Ê Đê, Ấn, Thổ, Khơ me.Trong đó dân tộc thiểu số chiếm 21% dân số, trong những năm qua các dân tộc thiểu số luôn được chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế văn hóa như đầu tư điện, đường nông thôn, nhà ở, trường học, nước sạch
Bảng 4: Hiện trạng dân tộc xã Phú Túc năm 2009
Dân tộc Kinh Mường Hoa Chơ Ro Tày Thái Ê Đê Ấn Thổ Khơ me Tổng
Bảng 5: Số nhân khẩu chia theo tôn giáo xã Phú Túc năm 2009
Chỉ tiêu Thiên chúa Phật Tin lành Cao đài Không tôn giáo Tổng Nhân
(Nguồn : Phòng thống kê xã Phú Túc)
II.2.5 Thực trạng phát triển các khu dân cư
Trang 31quanh chợ và trung tân hành chính xã Nhìn chung dân cư phân bố không đều, nhà cửa trong các cụm dân cư xây dựng tự phát, chưa có hệ thống cấp thoát nước, đường đi lại nhỏ, môi trường bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và phân gia súc … Do đó việc quy hoạch khu dân cư trên địa bàn xã là việc cần thiết
II.2.6 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
1) Hệ thống cấp điện
Trên địa bàn xã đã có hệ thống điện lưới quốc gia qua các trạm biến áp, chiều dài các tuyến trung thế khoảng 13 km, hạ thế 13 km, 10/10 ấp có lưới điện hạ thế, tỷ lệ hộ
dùng điện hiện nay đạt 93,6%
Tỷ lệ có điện thấp sáng sinh hoạt được cải thiện nhanh nhưng do điều kiện khó khăn ở những ấp vùng sâu, vùng xa như ấp Tân Lập, Tam Bung, Suối Rút, Cầu Ván nên hiện nay còn 6,4% số hộ chưa được thắp sáng Tuy nhiên trong năm 2009 xã Phú Túc đã thực hiện thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng 1.500m đường điện hạ thế tại tuyến ấp Thái Hòa 1 là 500 m, tuyến ấp Chợ – Suối Rút là 716 m, và tuyến ấp Cầu Ván – KDC 5
là 383 m
2) Hệ thống thủy lợi
Hệ thống thủy lợi của xã rất it, công trình đập dâng Cần Đu được đầu tư hoàn thành năm 2007 nhằm cung cấp nước tưới cho khu vực cánh đồng Tam Bung – Suối Rút Đập Cầu Ván phía trước cống bị bồi lắng được trồng cây hàng năm hiện không còn cửa cống, mùa khô vẫn còn dòng chảy do được bổ sung từ các túi nước ngầm trong các đồi cao ở thượng lưu, nguồn nước tưới cho cây trồng hiện nay chủ yếu dựa vào nước mưa là chính
3) Hệ thống cấp nước, thoát nước sinh thoạt và vệ sinh môi trường
Trang 32còn lại chưa được sửa chữa cùng với thực trạng đường đất cấp kỹ thuật thấp, chất lượng
kém, mặt đường nhỏ hẹp, thậm chí một số tuyến đường liên ấp, liên khu dân cư còn là
đường mòn gây khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa nông sản phẩm của nhân dân
Bảng 6: Hiện trạng đường giao thông chính xã Phú Túc năm 2009
Tên đường Điểm đầu Điểm cuối Dài (km) Rộng (m) Loại đường
Quốc lộ 20 Ấp Tân Lập Ấp Suối son 5 10 Nhựa
Đường ĐT763 QL20 Cầu Tam Bung 4,5 7 Nhựa
Đường Suối Son QL 20 Ấp Suối Son 3,05 5 Nhựa
Đường KDC Tam Bung DT 763 Ấp Tam Bung 0,670 4 Cấp phối
Đường KDC Suối Son Ấp Suối Son Suối Son 0,5 4,5 Cấp phối
Đường ấp Tam Bung DT 763 Suối Tam Bung 1,4 5 Cấp phối
Đường Tam Bung - Suối
nhựa Đường Dong 4 Liên ấp Chợ Đường Dong 3 0,470 4 Cấp phối
Đường ấp Chợ QL20 Đường liên ấp Chợ 0,170 4 Nhựa –
đất Đường Cây Xăng QL 20 Ấp Cây Xăng 0,210 4 Cấp phối
Đường Dong 3 Cầu Ván QL 20 Ấp Cầu Vám 4,01 5,5 Nhựa –
đất Đường Dong 1 Thái Hòa
1
QL 20 Ấp Thái Hòa 1 0,675 6,5 Cấp phối
Đường liên ấp Bình Hòa Ấp Thái Hòa
1
Ấp Tân Lập 0,4 4,5 Cấp phối Đường ấp Cầu Ván Đường Dong Ấp Cầu Ván 0,9 4 Cấp phối
Trang 33Đường Chín Bình Hòa QL 20 Liên ấp Bình Hòa 0,190 3,5 Cấp phối Đường Chín Tân Lập QL 20 Ấp Tân Lập 1,2 4 Cấp phối Đường KDC ấp Tân Lập QL 20 Ấp Tân Lập 0,5 4 Cấp phối
(Nguồn: Phòng thống kê xã Phú Túc)
5) Giáo dục
Trên địa bàn xã có 01 trường mẫu giáo, 01 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ
sở và 04 cơ sở dạy trẻ tư nhân Trong đó trường trung học cơ sở mới đi vào hoạt động năm học 2009-2010 Xây dựng 08 phòng học mới và sửa chữa nâng cấp trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, xây dựng mới 03 phòng học và sửa chữa trường mẫu giáo Hiện xã đã xóa được lớp học ba ca và hai điểm lẻ ở ấp Tân Lập và Bình Hòa của trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng Hệ thống giáo dục của xã đã cơ bản có đủ cơ sở vật chất
Trong năm học 2008-2009 tổng số học sinh mẫu giáo là 262 cháu, gồm 8 lớp, tăng
7 trẻ so với năm học trước, tổng số giáo viên – công nhân viên của trường là 30 người;
892 cháu tiểu học gồm 35 lớp, tổng số giáo viên – công nhân viên của trường là 52 người và 1.011 em, 26 lớp học trung học cơ sở với tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường là 100%, tỷ lệ học sinh đến lớp và tốt nghiệp hàng năm đạt 93% đến 97%
Bảng 7: Hiện trạng giáo dục trên địa bàn xã Phú Túc từ 2005-2009
Mần non 232/14 228/14 229/14 255/17 262/20 Học sinh /giáo viên
Cấp I 937/42 906/42 924/42 867/39 892/39 Học sinh /giáo viên
(Nguồn: Phòng thống kê xã Phú Túc)
6) Y tế
Xã Phú Túc chưa được đầu tư xây dựng trụ sở trạm y tế, hiện xã đang thuê trụ sở với diện tích 200 m2 gồm 03 giường bệnh, trạm y tế chưa có bác sĩ, xã có 01 phòng khám
đa khoa khu vực đóng trên địa bàn Vì vậy việc xây dựng trạm y tế phục vục cho nhu cầu
trong nhân dân là điều cần thiết trong những năm tới
7) Thông tin, văn hóa, thể dục thể thao
Hiện nay xã chưa có trung tâm văn hóa và khu vui chơi giải trí phục vụ cho người dân Chỉ có những sân bóng tự phát ở các ấp với diện tích nhỏ vì vậy nên mọi hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí đều thuê, mượn địa điểm
Văn nghệ của quần chúng duy trì hoạt động thường xuyên, các hội văn nghệ của người cao tuổi, đoàn thanh niên, đội văn nghệ dân tộc Mường hàng năm được tổ chức hội diễn, tổ chức tham gia các đợt diễn văn nghệ của Huyện, Tỉnh
Trang 34Trên địa bàn xã hiện có 6/10 đội bóng chuyền và 02 đội bóng đá, câu lạc bộ cầu lông thường xuyên tập luyện, thi đấu giao hữu giữa các đội bóng khác
Về phát thanh truyền tin: tổ chức tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của xã,
ấp về đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, luật nghĩa vụ quân sự, luật
an toàn giao thông đường bộ
8) Bưu điện – thông tin liên lạc
Toàn xã có khoảng 1.000 máy điện thoại cố định, số đại lý dịch vụ Internet hiện có
07 đại lý Việc vận chuyển thư, báo từ xã xuống ấp liên tục 01 lần/ngày, với cơ sở vật chất của ngành thông tin liên lạc hiện có của xã đã đáp ứng một phần cơ bản nhu cầu của nhân dân, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt
II.2.7 Quốc phòng, an ninh
- Công tác quốc phòng: tiếp tục tổ chức học tập quán triệt sâu sắc các nghị quyết của
Đảng về tăng cường nhiệm vụ quốc phòng cho lực lượng vũ trang xã nhằm nâng cao cảnh giác và ý thức sẵn sàng chiến đấu bảo vệ địa bàn, duy trì chế độ trực ban, trực chỉ huy, phối hợp cùng Công an xã tuần tra canh giác làm trong sạch địa bàn
Xây dựng lực lượng dân quân là 188 đồng chí đạt 100% chỉ tiêu Huyện giao, công khai trong tuyển chọn công dân nhập ngũ là 816 hồ sơ trong đó 52 thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2009, tổ chức huấn luyện cho nhân dân trên địa bàn xã là 123 đồng chí đạt 96,5%
- Công tác an ninh: lực lượng Công an đã chủ động xây dựng các kế hoạch và triển khai
xây dựng các biện pháp phòng ngừa đấu tranh ngăn chặn các hoạt động của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội nhằm làm trong sạch trên địa bàn
*Nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh tế, xã hội
- Chính quyền xã luôn quan tâm đến các vấn đề chính sách, tôn giáo, dân tộc, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và quyền bình đẳng giữa các dân tộc Do đó các dân tộc đã đoàn kết cùng nhau xây dựng nền kinh tế của xã ngày càng đi lên
- Nguồn lao động dồi dào, đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, có năng lực, hăng hái trong công việc
+ Khó khăn:
- Sản xuất nông nghiệp tuy có phát triển nhưng với đặc điểm là một xã miền núi,
Trang 35- Giá cả hàng hóa nông nghiệp thấp, chưa bền vững, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo tính chất tự phát chưa theo quy hoạch
- Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển chậm, quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư
ít, khoa học kỹ thuật kém, sức cạnh tranh yếu, tỷ lệ qua đào tào còn thấp
- Lĩnh vực văn hóa, y tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn do chưa có trụ sở y tế, trung tâm văn hóa thể thao
II.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất
II.3.1.Tình hình quản lý đất đai
Tại Khoản 2 Điều 6, Luật đất đai năm 2003 quy định 13 nội dung về quản lý nhà nước về đất đai:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành
Cấp xã không có chức năng ban hành các văn bản mà chỉ tổ chức thực hiện các văn bản của cấp trên
Thực hiện Luật đất đai 2003, với chức năng và nhiệm vụ được giao ngành Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND các cấp thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính
Năm 1994 thực hiện chỉ thị 364, UBND xã đã phối hợp với các ban ngành hữu quan tiến hành rà soát và xác định lại ranh giới hành chính Kết quả đã xác định được ranh giới hành chính với các xã lân cận, với tổng diện tích tự nhiên là 2.796,0469 ha Cho đến nay vẫn giữ nguyên diện tích, chưa có sự thay đổi nào
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất có ý nghĩa rất quan trọng trong lập sổ bộ địa chính, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, công tác kê khai đăng ký đất, giải quyết tranh chấp đất đai
Kết quả công tác này là cơ sở cho việc xác định vị trí, hình thể, kích thước, diện tích các loại đất và tên chủ sử dụng đất phục vụ cho các ngành có liên quan, nhất là công tác quản lý nhà nước về đất đai
Công tác đo vẽ lập bản đồ địa chính trên địa bàn xã được triển khai thực hiện năm
1997 theo quyết định 201/ĐK-TK của tổng cục địa chính, đến năm 1998 thì hoàn thành
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, xu hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của vùng lãnh thổ Quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn xã lập quy hoạch, kế hoạch của mình, xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở tiến hành giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đầu tư để phát triển sản xuất
Trang 36Xã Phú Túc đã lập quy hoạch sử dụng đất năm 1999, trong đó bản đồ quy hoạch
sử dụng đất được xây dựng bằng công nghệ số (phần mềm Mapinfo), tỷ lệ 1/5.000
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Đối với đơn vị hành chính cấp xã không có chức năng và quyền hạn giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Trong thời gian qua xã đã phối hợp chặt chẽ với các cấp có thẩm quyền thực hiện đúng thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở theo đúng luật định
Thu hồi đất: Các dự án dã được phê duyệt, UBND xã đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành thu hồi đất theo luật định
Giao đất - cho thuê đất: Xã đã tiến hành quản lý việc đất đã giao và cho thuê đối của các tổ chức và hộ gia đình cá nhân trên địa bàn
Chuyển mục đích sử dụng đất: Trong năm 2009, việc chuyển mục đích sử dụng
đất của người dân trong xã không nhiều có 10 hồ sơ Trong đó việc chuyển mục đích
chủ yếu từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp cụ thể là sang đất ở
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đăng ký đất đai là đăng ký quyền sử dụng đất, đây là khâu quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai theo pháp luật Đăng ký đất đai là thiết lập hồ sơ địa chính một cách đầy đủ để nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật và làm cơ sở cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Xã đã có hồ sơ địa chính, được xây dựng bằng phương pháp thủ công, quản lý bằng tài liệu giấy Năm 2009 cấp được 3133 giấy trong đó có 813 giấy cấp mới và còn lại là 760 giấy dạng cấp đổi Trong năm 2009 lập 8 hồ sơ thừa kế QSDĐ, 19 hồ sơ tặng cho QSDĐ và 01 hồ sơ xác minh nguồn gốc đất
- Thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê được thực hiện mỗi năm một lần
Thực hiện công tác tổng kiểm kê đất đai năm 2010 được phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Định Quán phối hợp với Trung tâm kỹ thuật địa chính tỉnh Đồng Nai thực hiện đúng tiến độ, hệ thống bảng biểu và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2010 đã trình phòng Tài nguyên – Môi trường nghiệm thu kết quả
- Quản lý tài chính về đất
Công tác quản lý tài chính về đất được UBND xã thực hiện rất tốt trong những năm qua, công tác thu chi được thể hiện rất rõ Thuế sử dụng đất nông nghiệp và đất ở luôn đạt trên 100%
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản là nơi diễn ra quan hệ giao dịch hàng hoá là bất động
Trang 37chủ yếu là chuyển nhượng quyền sử dụng đất với 43 hồ chuyển nhượng trong năm
2009
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Từ khi luật đất đai 2003 có hiệu lực và được xã thực hiện nghiêm túc, cộng với những biến động trong những năm gần đây về đất đai, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất trên địa bàn xã có bước chuyển biến rõ rệt, nghĩa vụ tài chính với nhà nước được thực hiện tốt Tuy nhiên do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất
tự phát theo nhu cầu của người dân là rất lớn không theo quy hoạch gây nên tình trạng phức tạp làm cho công tác quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương gặp rất nhiều khó khăn
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Hiện nay, trên địa bàn xã diện tích đất phục vụ cho các hoạt động dịch vụ công
về đất đai chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ, một phần cũng do cải cách hành chính một cửa một dấu, đa số diện tích này Ủy ban nhân dân xã đã giao cho các cá nhân, tổ chức, các đơn vị hoạt động và quản lý
Nhận xét chung tình hình quản lý Nhà nước về đất đai
Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Phú Túc trong những năm qua đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được triển khai khắp toàn xã, việc giải quyết các thủ tục về đất đai được thực hiện đầy đủ đúng luật định, công tác đo lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện khá tốt
Nhìn chung, công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã đạt được những kết quả nhất định, song còn một số tồn tại: Công tác quy hoạch sử dụng đất, công tác cấp GCNQSDĐ còn triển khai chậm, vẫn còn xuất hiện những hành vi như: làm nhà trái phép, sử dụng đất sai mục đích
Trang 38II.3.2 Hiện trạng sử dụng đất
1) Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2010
Trên cơ sở số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 và các số liệu thống kê từ những năm trước Kết quả thành lập được bản đồ HTSDĐ năm 2010 với tổng DTTN là 2.796,0469
ha Trong đó nhóm đất nông nghiệp có tỷ lệ cao nhất 2.567,2767 ha, chiếm 91,82 % tổng DTTN của xã Nhóm đất phi nông nghiệp với diện tích 228,7702 ha chiếm 8,18 % tổng DTTN
Bảng 8: Hiện trạng sử dụng đất xã Phú Túc năm 2010
1.1 Đất lúa nước (gồm đất chuyên trồng lúa nước
và đất lúa nước còn lại)
2.1 Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp CTS 0,6113 0,02
Trang 392.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 0 0
(Nguồn : Tổng hợp kết quả kiểm kê đất đai xã Phú Túc năm 2010)
Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất xã Phú Túc năm 2010
Trang 402) Cơ cấu sử dụng đất
Đất nông nghiệp
Tổng diện tích đất nông nghiệp trong toàn xã là 2.567,2767 ha, chiếm 91,82% tổng
DTTN Gồm các loại hình sử dụng đất như: Đất trồng lúa, cây hàng năm khác, đất trồng
cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất nông nghiệp khác
Bảng 9: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Phú Túc năm 2010
1.1 Đất lúa nước (gồm đất chuyên
trồng lúa nước và đất lúa nước
còn lại)