1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ TÚC TRƯNG, HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI THỜI KÌ 2010-2020

66 402 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 802,23 KB

Nội dung

Trong công tác này thì quy hoạch sử dụng đất đai là không thể thiếu và phải đặt nó lên tốp đầu của công tác quy hoạch bởi vì; quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch ngành nhưng mang tính

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

“PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

XÃ TÚC TRƯNG, HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI

THỜI KÌ 2010-2020”

SVTH MSSV LỚP KHÓA NGÀNH

:: :::

NGUYỄN QUÂN HẢI

06124032 DH06QL

2006 – 2010 Quản Lý Đất Đai

Tháng 4 năm 2010

Trang 2

NGUYỄN QUÂN HẢI

“PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

XÃ TÚC TRƯNG, HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI

THỜI KÌ 2010-2020”

Giáo viên hướng dẫn: TS Đào Thị Gọn

(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

Trang 3

LỜI CẢM Ỏ N

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành đề tài em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cơ giáo, gia đình và bạn bè Em xin tỏ lịng biết ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu trường Đại học Nơng Lâm Tp Hồ Chí Minh, Quý thầy cơ giảng viên Khoa Quản lý đất đai và Bất động sản đã trang bị kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian em học tập dưới mái trường đại học

Giáo viên hướng dẫn, cơ Đào Thị Gọn đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Các cơ chú, anh chị làm việc tại Phân viện khoa học

đo đạc và bản đồ phía nam đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập, tận tình chỉ dẫn, cũng như tạo mọi điều kiện giúp hồn thành tốt trong thời gian thực hiện đề tài

Xin gửi lời cám ơn đến bạn bè, các anh chị khĩa trước, những người đã giúp đỡ tơi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và thời gian thực hiện luận văn

Lời cuối cùng, con xin cảm ơn gia đình, bố mẹ và anh chị đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con được sống, được học hành để con cĩ thể trưởng thành như ngày hơm nay

Sinh viên Nguyễn Quân Hải

Trang 4

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quân Hải, khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản,

Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Đề tài: “Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Túc Trưng, huyện Định Quán, tỉnh

Đồng Nai thời kì 2010-2020”

Giáo viên hướng dẫn: TS Đào Thị Gọn, khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản, trường

Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

Túc Trưng là xã trung du nằm ở phía Tây Nam, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai thuộc miền Đông nam bộ có tổng diện tích tự nhiên là 5125,41ha, được chia thành 8 ấp, trung tâm xã là khu Thị tứ Túc Trưng cách Thị trấn Định Quán 20km về phía Đông – Bắc

và cách Dầu Giây khoảng 25km về phía Tây Nam, theo quốc lộ 20 Với con đường QL 20

xẻ dọc địa bàn xã theo hướng Tây Bắc – Đông Nam nối liền giữa thành phố Biên Hoà với

Đà Lạt là hai trung tâm hành chính thương mại hàng đầu của miền Đông nam bộ và cao nguyên Lâm Đồng, góp phần tạo mối giao lưu kinh tế văn hoá giữa địa bàn với các vùng miền Chính vì thế, nhằm tận dụng lợi thế và phát huy tối đa tiềm năng sẵn có thì công tác quy hoạch sử dụng đất là hết sức cấp thiết

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng đất và kết quả đánh giá tiềm năng đất đai,kết hợp quan điểm sử dụng đất, từ đó dự báo nhu cầu sử dụng đất của địa phương và đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

Ngành nông nghiệp sẽ thu hẹp dần về diện tích trong quá trình đô thị hóa, chủ yếu là chuyển mục đích sang xây dựng các công trình phát triển cơ sở hạ tầng Tuy vậy, ngành nông nghiệp vẫn là thế mạnh nên chủ trương của địa phương là vẫn đầu tư mạnh vào khu vực này, khuyến khích phát triển một số ngành nông nghiệp theo mô hình chuyển đổi cây trồng vật nuôi mới kết hợp du lịch sinh thái Đồng thời, nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, hạn chế xuất thô, tăng cường ngành công nghiệp chế biến nông sản và phát triển thương mại dịch vụ nhằm thông thương hàng hóa với các vùng lân cận

Diện tích đất nông nghiệp của xã Túc trưng đến năm 2020 là 4063,40ha, giảm 110,28 ha so với năm 2010 Phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp giảm để chuyển sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp đến năm 2020 là 1062,01ha, thực tăng 110,28ha so với năm 2010 Diện tích quy hoạch tăng thêm được lấy từ đất nông nghiệp, chủ yếu là đất trồng cây lâu năm

Với phương án quy hoạch sử dụng đất xã Túc Trưng giai đoạn 2010 – 2020, sản phẩm trực tiếp là hệ thống bản đồ gồm: bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được xây dựng cùng tỉ lệ 1/10.000 sẽ đưa ra kết luận một cách trực

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 1

PHẦN I: TỔNG QUAN 2

I.1 Những thăng trầm trong “Quy hoạch đất đai” ở Việt Nam 2

I.1.1 Thời kỳ 1975 – 1978 2

I.1.2 Thời kỳ 1981 – 1986 2

I.1.3 Thời kỳ 1987 đến trước khi có luật đất đai 1993 3

I.1.4 Thời kỳ từ 1993 đến trước khi có luật đất đai 2003 3

I.1.5 Thời kỳ từ năm 2004 đến nay 4

I.2 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 10

I.2.1 Cơ sở khoa học 10

I.2.2 Cơ sở pháp lý 10

I.2.3 Cơ sở thực tiễn 11

I.3 Khái quát địa bàn nghiên cứu 11

I.4 Nội dung, phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện 12

I.4.1 Nội dung nghiên cứu 12

I.4.2 Phương pháp ngiên cứu 13

I.4.3 Quy trình thực hiện 13

PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14

II.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 14

II.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường 14

II.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 18

II.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường 22

II.2 Tình hình quản lý sử dụng đất đai 22

II.2.1 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai 22

II.2.2 Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất 25

II.2.3 Đánh giá kết quả thực hiện QHSDĐ kỳ trước 32

II.3 Đánh giá tiềm năng đất đai 34

II.3.1 Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp 35

II.3.2 Đánh giá tiềm năng đất phi nông nghiệp 39

II.3.3 Đánh giá tiềm năng đất đô thị và đất khu dân cư nông thôn 39

II.4 Phương án quy hoạch sử dụng đất 40

II.4.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ quy hoạch 41

II.4.2 Phương án quy hoạch sử dụng đất 43

II.4.3 Đánh giá tác động của phương án QHSDĐ đến phát triển KT - XH 52

II.4.4 Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất 53

II.4.5 Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 53

II.4.6 Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 56

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

Trang 6

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ

Biểu đồ I.1: So sánh giữa dân số và quỹ đất ở Trang 7

Sơ đồ I.1 : Sơ đồ vị trí xã Túc Trưng 14

Biểu đồ II.1: Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 26

Biểu đồ II.2: Cơ cấu sử dụng đất đến năm 2020 46

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng II.1: Cơ cấu các loại đất chính Trang 16 Bảng II.2: Cơ cấu sử dụng đất xã Túc Trưng năm 2010 25

Bảng II.3: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp xã Túc Trưng năm 2010 26

Bảng II.4: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp xã Túc Trưng năm 2010 28

Bảng II.5: Biến động các loại đất từ năm 2005 – 2010 29

Bảng II.6: Cơ cấu diện tích theo đối tượng sử dụng 31

Bảng II.7: So sánh diện tích hiện trạng với diện tích theo quy hoạch 32

Bảng II.8: Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 36

Bảng II.9: Mô tả chất lượng các đơn vị đất đai 37

Bảng II.10: Đánh giá khả năng thích nghi đất đai xã Túc Trưng 38

Bảng II.11: Cơ cấu phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất kỳ quy hoạch đến 2020 46

Bảng II.12: Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng trong kỳ quy hoạch 47

Bảng II.13: Biến động các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch 48

Bảng II.14: Biến động đất nông nghiệp trong kỳ quy hoạch 49

Bảng II.15: Biến động đất phi nông nghiệp trong kỳ quy hoạch 51

Bảng II.16: Phân kỳ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch 53

Bảng II.17: Kế hoạch sử dụng đất phân theo từng năm 54

Bảng II.18: Các công trình dự kiến thực hiện trong năm 2011 55

Bảng II.19: Các công trình dự kiến thực hiện trong năm 2012 55

Bảng II.20: Các công trình dự kiến thực hiện trong năm 2013 55

Bảng II.21: Các công trình dự kiến thực hiện trong năm 2014 56

Bảng II.22: Các công trình dự kiến thực hiện trong năm 2015 56

Trang 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bài giảng môn “Đánh giá đất” – Th.S Nguyễn Du - Trường Đại học Nông Lâm- TP.Hồ Chí Minh

2 Bài giảng môn “ Khoa học đất cơ bản”- Phan Văn Tự - Trường Đại học Nông Lâm

7 Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2010 – UBND xã Túc Trưng, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai

8 “Giáo trình Nông hóa” – Lê Văn Căn – Nhà xuất bản nông nghiệp

9 “Sổ tay điều tra phân loại đánh giá đất” – Hội khoa học đất Việt Nam - Nhà xuất bản nông nghiệp

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài:

“Quy hoạch là hệ thống các biện pháp nhằm sắp xếp, bố trí, tổ chức không gian lãnh thổ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội và đưa ra được bức tranh tổng

thể cho tương lai” Do đó, công tác quy hoạch là vấn đề hết sức quan trọng trong quản lý

và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia Hiện nay, ở các nước phát triển,

công tác quy hoạch trong tương lai hầu như đã hoàn tất, còn ở các nước đang phát triển

trong đó có Việt Nam, quy hoạch đang được tiến hành khá rầm rộ nhằm đưa đất nước

phát triển theo mục đích đã đặt ra một cách khoa học để có thể theo kịp các nước phát triển trên thế giới

Trong công tác này thì quy hoạch sử dụng đất đai là không thể thiếu và phải đặt nó

lên tốp đầu của công tác quy hoạch bởi vì; quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch ngành

nhưng mang tính chất liên ngành, nó làm nền cho nhiều công tác quy hoạch khác, nó phân

bổ quỹ đất cho các ngành, các lĩnh vực và cho từng vùng lãnh thổ nhằm sử dụng tối đa

nguồn lực để phát triển ngành, vùng miền và phát triển đất nước

Trong những năm gần đây, công tác quy hoạch sử dụng đất đai ở Việt Nam đã

mang lại những dấu ấn hết sức khả quan Trước hết đó là công tác quản lý nhà nước về

đất đai dần đi vào khuôn khổ, đánh giá đúng tiềm năng và giá trị của đất đai theo kinh tế

thị trường, bước đầu xây dựng được thị trường bất động sản với nguồn đầu vào chủ yếu

của thị trường là đất đai Trên địa bàn huyện Định Quán, công tác quy hoạch bắt đầu từ

năm 1998 và đến 2005 hầu hết các xã đều được lập quy hoạch chi tiết, trong đó có địa bàn

xã Túc Trưng Giai đoạn 2005 – 2010, việc thực hiện quy hoạch làm diện mạo huyện

Định Quán nói chung và xã Túc Trưng nói riêng đã có nhiều biến chuyển tích cực Chính

vì thế, nhằm tiếp tục phát huy thế mạnh của vùng và đánh giá đúng tiềm năng để phát triển theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chúng tôi thực hiện

đề tài nghiên cứu: “Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Túc Trưng, huyện Định

Quán, tỉnh Đồng Nai thời kì 2010-2020”

2 Mục đích:

Tổng hợp các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn; từ đó

phân tích nguồn lực và đánh giá tiềm năng sử dụng về đất đai của địa phương để xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất phù hợp, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, các lĩnh vực ở hiện tại và trong tương lai

3 Đối tượng – phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: các loại đất trên địa bàn, sự biến động về điều kiện tự

nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các quy luật phát triển kinh tế xã hội

Phạm vi nghiên cứu: địa bàn xã Túc Trưng, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai từ

năm 2010 đến 2020

Trang 10

PHẦN I: TỔNG QUAN

I.1 Những thăng trầm trong “Quy hoạch đất đai” ở Việt Nam

Có thể nói trước khi có Luật Đất Đai 1987, 1993 và 2003 công tác QH – KHSDĐ chưa được sự quan tâm của các ngành các cấp, đặc biệt là ngành Quản lý đất đai Thời kỳ

này chưa có khái niệm QH – KHSDĐ, chỉ được đề cập đến như là một phần của quy hoạch phát triển các ngành Nông – Lâm nghiệp dưới các tên gọi khác nhau

Ở miền bắc quy hoạch đất đai được đặt ra và xúc tiến từ năm 1962 do các ngành chủ quản, các cấp tỉnh huyện tiến hành được lồng vào công tác phân vùng quy hoạch

Nông – Lâm nghiệp nhưng thiếu sự phối hợp của nhiều ngành có liên quan

Công tác lập Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất có những bước phát triển thăng trầm trong những thời kỳ sau:

I.1.1 Thời kỳ 1975 – 1978

Thời kỳ này Hội Đồng Chính Phủ đã thành lập ban chỉ đạo phân vùng quy hoạch

Nông – Lâm nghiệp trung ương để triển khai công tác này trên phạm vi cả nước Kết quả

đến cuối năm 1978 các phương án phân vùng Nông – Lâm nghiệp – Công nghiệp – Chế

biến nông lâm sản của cả nước, 7 vùng kinh tế và tất cả các tỉnh đều đã lập và được Chính

phủ phê duyệt

 Kết quả:

Công tác phân vùng Nông – Lâm nghiệp thời kỳ 1975 – 1978 là cả nước có các phương

án phân vùng Nông – Lâm nghiệp gồm :

- Phương án phân vùng Nông – Lâm nghiệp cả nước

- Phương án phân vùng Nông – Lâm nghiệp 7 vùng kinh tế

- Phương án phân vùng Nông – Lâm nghiệp 44 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương

Trong các phương án phân vùng Nông – Lâm nghiệp trên, phần “Quy hoạch đất đai “ luôn được xem là phần quan trọng Nhưng do mục đích đặt ra từ đầu là chỉ để phục vụ

cho phát triển Nông – Lâm nghiệp do đó các loại đất khác như đất chuyên dùng, đất khu dân cư chưa được đề cập tới

• Hạn chế :

– Đối tượng đất đai trong QH chủ yếu là đất nông lâm

– “Quy hoạch pháo đài” (nội lực) chưa xét trong mối quan hệ vùng (ngoại lực)

– Tình hình tài liệu điều tra cơ bản thiếu và không đồng bộ

– 3 triệu ha chưa được quy hoạch

– Chưa lượng tóan vốn đầu tư

– Nội hàm QHSDĐ chưa được quan tâm Tuy nội dung quy hoạch, phân bổ quỹ

đất đai dàn trải, rộng khắp nhưng chưa được phân mục trong báo cáo quy hoạch

I.1.2 Thời kỳ 1981 – 1986

Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V nêu rõ “xúc tiến công tác điều tra cơ

Trang 11

lược phát triển kinh tế – xã hội, dự thảo kế hoạch triển vọng để chuẩn bị tích cực cho kế

hoạch 5 năm sau (1986 – 1990)

Để thực hiện nghị quyết Đại Hội V, kịp thời xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ IV (1986 – 1990) Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) đã yêu cầu

các ngành, các địa phương, các cơ quan khoa học tập trung chỉ đạo và khẩn trương triển

khai chương trình lập “Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất cả nước thời

• Kết quả :

– Đối tượng đất đai trong quy hoạch được mở rộng;

– Tài liệu điều tra cơ bản khá phong phú, đồng bộ;

– Có đánh giá nguồn lực (nội lực, ngọai lực) và xét trong mối quan hệ vng;

– Có lượng toán vốn đầu tư, hiệu quả của quy hoạch;

– Nội dung QHSDĐ chính thức trở thành 1 chương mục trong bo co quy hoạch

• Hạn chế : chưa quy hoạch cấp huyện, xã

I.1.3 Thời kỳ 1987 đến trước khi có luật đất đai 1993

Năm 1987 Luật đất đai đầu tiên của chế độ ta được ban hành trong đó điều 9 của Luật nêu rõ Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất là một trong 7 nội dung quản lý nhà nước

về đất đai Ngoài ra việc lập QH – KHSDĐ được quy định tại điều 11 cụ thể như sau:

- Hội đồng bộ trưởng lập QH – KHSDĐ trong cả nước

- Uy ban nhân dân các cấp lập QH – KHSDĐ trong địa phương mình

- Các ngành lập QH – KHSDĐ của ngành mình

Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thời kỳ này nên mặc dù công tác QH – KHSDĐ đã có cơ sở pháp lý nhưng đây vẫn là thời kỳ im vắng nhất của

công tác quy hoạch sử dụng đất

I.1.4 Thời kỳ từ 1993 đến trước khi có luật đất đai 2003

Tháng 7 năm 1993 Luật Đất Đai mới ra đời thay thế Luật Đất Đai 1987 một lần

nữa khẳng định “Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là một trong 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai”

Sau vài năm chuyển sang nền kinh tế thị trường, Đảng và nhà nước ta đã nhận thấy được vai trò quan trọng của công tác QH – KHSDĐ Xuất phát từ nhu cầu tăng trưởng

kinh tế – xã hội và cũng nhằm điều tiết những lợi ích mang lại từ việc sử dụng đất của các

thành phần kinh tế, để tạo cơ sở vững chắc cho những bước đi ban đầu trong công cuộc

Trang 12

thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, công tác QH – KHSDĐ thời kỳ này được sự quan tâm đặc biệt của các ngành các cấp Thời kỳ này đã xây dựng những cơ sở

pháp lý quan trọng về công tác QH – KHSDĐ bao gồm:

- Luật đất đai 1993 (điều 16,17,18,19,23)

- Chỉ thị 247/ TTg ngày 28/4/1995 của Thủ tướng chính phủ

- Thông báo số 122/TB – TW ngày 14/7/1995 của ban Bí thư trung ương

- Chỉ thị 245/TTg ngày 22/4/1996 của Thủ tướng chính phủ

- Nghị quyết 01/1997/QH của Quôc hội khóa IX kỳ họp thứ 10

- Công văn 1814/CV – TCĐC ngày 12/10/1998 của Tổng Cụa Địa Chính về QH – KHSDĐ

• Kết quả :

– Lập KHSDĐ 5 năm của cả nước,

– Lập QHSDĐ định hướng toàn quốc đến 2010,

– Lập QHSDĐ quốc phòng,

– Lập QHSDĐ cấp tỉnh (59/61), huyện (369/633), xã (3597/11602)

• Hạn chế :

- Quy trình, nội dung phương pháp;

- Đinh mức chỉ tiêu sử dụng đất 2 loại hình quy hoạch (QHSDĐ, quy hoạch xây dựng) đối với khu vực đô thị và khu vực nông thôn;

- Chất lượng, tính khả thi ( hiệu quả sử dụng đất, giải pháp tổ chức thực hiện,

lượng tóan vốn đầu tư…)

- Kinh phí lập quy hoạch

I.1.5 Thời kỳ từ năm 2004 đến nay

Luật đất đai 2003 ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 thay thế luật đất đai 1993,

đã đánh dấu mốc quan trọng trong sự phát triển quản lý nhà nước về đất đai Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được chia làm 13 nội dung, quy định tại điều 6 luật đất đai

2003, trong đó “Quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất” vẫn là nội dung hết sức quan trọng

trong quản lý nhà nước về đất đai Luật đất đai 2003 tạo cơ sở pháp lý khắc phục tình trạng đầu cơ đất và quy hoạch treo; đặc biệt là để lập lại trật tự kỉ cương trong lĩnh vực

đất đai vốn chưa được quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả

Thời kì này việc quản lý, sử dụng và khai thác đất đai đã có nhiều biến chuyển tích

cực Tuy vậy, luật đất đai 2003 đã bộc lộ nhiều bất cập trong việc thực hiện qui định về

đất đai, chưa giải quyết triệt để những mâu thuẫn nảy sinh trong việc quản lý và sử dụng

đất theo tình hình mới nhưng nó vẫn là bộ luật mang tính cách mạng với nhiều nội dung mới, tạo đà cho sự phát triển của xã hội theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa

• Văn bản dưới luật :

– Nghị định 181/2004/NĐ-CP

Trang 13

 Kế hoạch sử dụng đất gắn liền với quy hoạch sử dụng đất

 Quy hoạch trước, kế hoạch sau

 Thống nhất 5 năm đối với tất cả các cấp

 Kế hoạch sử dụng đất phân kì thành 2 giai đoạn:

- Kế hoạch sử dụng đất kì đầu (5 năm đầu): phân kì theo hằng năm

- Kế hoạch sử dụng đất kì sau (5 năm sau): nếu có điều chỉnh sẽ phân kì

- Cụ thể hoá các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ

đầu đến từng năm

 QHSDĐ đã được quyết định xét duyệt thì được rà soát đồng thời với việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm năm đầu của kì quy hoạch (gọi là KHSDĐ kì đầu); trường hợp phải điều chỉnh QHSDĐ thì việc điều chỉnh được

thực hiện đồng thời với việc lập KHSDĐ năm năm cuối của kì QHSDĐ (gọi là KHSDĐ kì cuối) (khoản 3, điều 2, thông tư 19/2009/TT-BTNMT)

 Hồ sơ KHSDĐ kì đầu được lập chung với hồ sơ của QHSDĐ.Hồ sơ KHSDĐ kì cuối được lập chung với hồ sơ điều chỉnh QHSDĐ đối với trường hợp khi rà soát theo khoản 3 mà phải điều chỉnh QHSDĐ

 Quy hoạch sử dụng đất cấp xã dân chủ, công khai

 Trong quá trình lập QHSDĐ, KHSDĐ kì đầu của xã cơ quan tổ chức thực

hiện việc QH – KHSDĐ phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân

 Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày được UBND cấp có thẩm quyền xét duyệt,UBND xã có trách nhiệm công bố công khai toàn bộ tài liệu về QHSDĐ chi tiết, KHSDĐ chi tiết kì đầu của xã đã được xét duyệt tại trụ sở UBND trong suốt thời kì quy hoạch ,kế hoạch sử dụng đất có hiệu lực

 Quy hoạch sử dụng đất cấp xã khu vực đô thị do cấp tỉnh thẩm định, phê duyệt

Trang 14

 Thẩm định trứơc, nghị quyết hội đồng nhân dân sau, đối với địa phưong nào không còn HĐND thì UBND có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt

 Định mức kinh phí lập quy hoạch sử dụng đất các cấp hợp lý hơn

i Kết quả:

 Về tiến độ:

- Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước: Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

đai cả nước đến năm 2010 mà Chính phủ đã trình Quốc hội Khoá XI và được phê duyệt

tại kỳ họp thứ 5

Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đã được phê duyệt, đến năm 2010 diện

tích đất phi nông nghiệp 3.925.300 ha, chiếm 11,92% diện tích đất tự nhiên cả nước trong

đó, đất ở đô thị 93.300 ha chiếm 0,35 Đất chuyên dùng 2.145.400 ha chiếm 6,52%

- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh: Có 60/64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 đã được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt; trong đó quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 các thành phố

Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng

- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện: có 369 huyện, quận, thị xã, thành phố

thuộc tỉnh hoàn thành quy hoạch sử dụng đất (chiếm 59,1% số đơn vị cấp huyện), trong

đó chủ yếu mới lập quy hoạch sử dụng đất của các huyện, còn quy hoạch sử dụng đất đô

thị hầu hết các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chưa được lập

- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã: có 3.597 xã, phường, thị trấn của 36 tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đai (chiếm 34,2 % tổng số đơn vị cấp xã); 903 xã, phường, thị trấn khác của 25 tỉnh, thành phố đang triển

khai (chiếm 8,6 % tổng số đơn vị cấp xã), trong đó chủ yếu mới lập quy hoạch sử dụng

đất của các xã, còn quy hoạch sử dụng đất đô thị của hầu hết các phường chưa được lập

 Về thực trạng quỹ đất ở

Sau hơn 20 năm đổi mới, đời sống nông dân đã có những đổi thay tích cực Tuy nhiên, vấn đề nhà ở của của người dân, nhất là ở tại các đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây đang trở thành áp lực rất lớn trong chính sách an sinh xã hội

Trong năm 2008, đã có 51,5 triệu m2 nhà ở được xây mới, trong đó khu vực đô thị

có 28,86 triệu m2 Kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2005 (do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện) cho thấy, cả nước có 598.428 ha đất ở, chiếm 18,51% tổng diện

tích đất phi nông nghiệp, chiếm 1,81% tổng diện tích đất tự nhiên cả nước, tăng 155.250

ha so với năm 2000 Trong đó, đất ở tại nông thôn cả nước có 495.549 ha, chiếm 82,81% tổng diện tích đất ở, tăng 124.529 ha so với năm 2000, đạt bình quân đầu người là 59,1m2; đất ở tại đô thị có 102.879 ha, chiếm 17,19% tổng diện tích đất ở, tăng 30.721 ha

so với năm 2000, bình quân đầu người đạt 12m2/người

Trang 15

Biểu đồ I.1: So sánh giữa dân số và quỹ đất ở

Theo số liệu báo cáo của 46/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì đến ngày

30/9/2008, quỹ đất sử dụng cho hỗ trợ và tái định cư là 14.754,53 ha (trong đó có 12.900,59 ha cho 1.468 dự án, công trình do Nhà nước thu hồi đất và 1.853,94 ha cho 449

dự án tái định cư do thiên tai) Tuy nhiên, quỹ đất này mới chỉ đáp ứng được khoảng 50 - 60% nhu cầu tái định cư của người dân, số còn lại phải tạm cư chờ bố trí tái định cư, nhận

thêm phần hỗ trợ để tự lo chỗ ở mới hoặc chưa được bố trí tái định cư

 Về kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp:

- Kế hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2010 là 9.239.930 ha, giảm 175.638 ha so với năm 2005 Do vậy, trong việc sử dụng đất nông nghiệp với tư cách là nguồn lực để thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp 5 năm, cần thể hiện rõ tính định

hướng sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, gắn liền việc khai thác đất với việc đầu tư thâm canh làm tăng độ phì nhiêu của đất để bù lại phần diện tích đất nông nghiệp tăng chậm

hơn 5 năm trước do chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Về kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đối với một số loại đất nông nghiệp: Đất

trồng cây hàng năm tăng thêm 213.010 ha, đất trồng lúa nước giảm 172.360 ha, đất

chuyên trồng lúa nước (trồng 2 vụ lúa nước trong năm trở lên, có năng suất cao) giảm

32.790 ha so với năm 2005 Diện tích đất trồng cây lâu năm tiếp tục tăng chủ yếu dành cho các loại cây công nghiệp như: cao su, cà phê, chè, tiêu cần chú ý đến xu hướng giá

cả của một số sản phẩm nông nghiệp trên thị trường không tăng thậm chí giảm, điều kiện

cung cấp nước cho diện tích các vùng trồng cây công nghiệp cũng chưa thật bảo đảm Uỷ

ban Kinh tế và Ngân sách cho rằng, nếu không cải thiện các điều kiện về khoa học - công nghệ cho ngành nông nghiệp, chế biến nông phẩm, cung cấp đủ nước tưới tiêu, thiếu định

hướng rõ nét phát triển ngành thì có thể tái diễn tình trạng sử dụng đất trồng mang tính tự

phát và theo phong trào, do đó việc bổ sung thêm 213.011 ha đất trồng cây hàng năm sẽ

khó có hiệu quả cao

- Vì vậy, song song với việc tăng quỹ đất cho đất trồng cây cần thiết phải có sự

chuẩn bị kỹ lưỡng cho những yếu tố trên Cần xác định diện tích trồng lúa tối thiểu bảo

đảm an ninh lương thực lâu dài cho đất nước đi đôi với áp dụng mạnh mẽ tiến bộ kỹ thuật

Trang 16

để nâng cao trình độ thâm canh, canh tác ít nhất 2 vụ lúa trở lên trong một năm, nâng cao

chất lượng lúa

ii Những vấn đề còn tồn tại trong QHSDĐ tại Việt Nam:

 Tính đồng bộ giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng

đất và quy hoạch các ngành chưa hợp lý:

- Giữa 3 loại quy hoạch này còn vùng "chồng lấn", vùng "trắng" và chưa trở thành

hệ thống quy hoạch phát triển thống nhất của cả nước

- Tại một số địa phương, sự thiếu phù hợp và nhất quán giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và thời hạn giao đất cho người sử dụng, là tác nhân phát sinh những mâu thuẫn và làm khó cho doanh nghiệp

Vd: Theo quy định của Luật Đất đai, quy hoạch tổng thể là 10 năm và có thể

được xem xét sửa đổi 5 năm/lần, trong khi thời hạn giao đất cho các dự án đầu tư của

doanh nghiệp là 50 năm Với thời gian này, nhiều doanh nghiệp buộc phải di dời và chịu

những thiệt hại, rủi ro không đáng có do giá đền bù không đủ bù đắp chi phí Hơn thế,

làm mất cơ hội kinh doanh, tạo tâm lý lo ngại và khiến doanh nghiệp lựa chọn phương án đầu tư ngắn hạn, kéo theo tình trạng sử dụng đất không hiệu quả

- Luật Xây dựng trong đó có Chương II về Quy hoạch xây dựng mà đối tượng điều

tiết chính là Vùng phát triển đô thị, các đô thị, các khu dân cư, các khu chức năng khác tuy nhiên sự phát triển của các Vùng đô thị, Khu đô thị, khu dân cư lại chịu tác động của

Quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch về sản xuất nông nghiệp v.v Điều này gây sự

chồng chéo trong việc lên kế hoạch, quy hoạch, hoạch định chính sách cho cùng một đơn

vị lãnh thổ, gây khó khăn cho công tác quản lý, điều hành

- Chưa kết hợp giữa quy hoạch ngành với quy hoạch lãnh thổ

Vd: Cuộc chạy đua thành lập các KCN, KCX với mục đích là có KCN, KCX

và hi vọng hưởng lợi từ các KCN đang làm mất đi quy hoạch tổng thể, không gắn quy hoạch KCN, KCX với quy hoạch ngành, vùng và quy hoạch lãnh thổ quốc gia, thiếu sự

phối hợp giữa các địa phương trong vùng nên đã không tận dụng được lợi thế so sánh, dẫn

đến tình trạng cạnh tranh gay gắt làm hiệu quả hoạt động các KCN bị giảm sút

- Chưa kết hợp quy hoạch KCN, KCX và quy hoạch đô thị

Tình trạng các KCN đã được xây dựng hoặc là ở trong lòng thành phố gây rất

nhiều khó khăn cho công tác bảo vệ môi trường gây ách tác giao thông, cung cấp nhà ở,

dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, trường học cho người lao động và con em họ, hoặc được bố

trí quá xa khu dân cư và các nguồn cung cấp dịch vụ nên khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài

Phương án quy hoạch còn thiếu tính khả thi:

- Không dự báo sát tình hình và mang nặng tính chủ quan duy ý chí, áp đặt, nhiều

trường hợp quy hoạch theo phong trào

+ Nhiều trường hợp quy hoạch đúng và cần thiết, nhưng không có lộ trình thực hiện hoặc phân kỳ quy hoạch khiến cho người sử dụng đất bị mất các quyền hợp pháp của

mình

Trang 17

+ Ngân sách không đảm bảo hoặc bị động về nguồn thu dẫn tới quy hoạch phải

dừng lại, nhất là các dự án quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật Có nơi quy hoạch được phê duyệt rồi, nhưng công tác quản lý bị buông lỏng và từ đây xuất hiện tình trạng dân lấn chiếm, tự chuyển mục đích sử dụng đất

 Công tác quy hoạch còn lãng phí quỹ đất, tiền của:

- Trong xu thế tất yếu của quá trình đô thị hóa và phát triển các KCN, KCX, khu

đô thị mới (đặc biệt vấn đề phát triển sân golf) làm cho quỹ đất nói chung và quỹ đất nông

nghiệp nói riêng ngày càng thu hẹp Nhiều KCN, KCX có thể đặt tại những khu vực

không phải là đất nông nghiệp, song vì nhiều lý do khác nhau, các KCN lại được xây dựng trên những khu vực đất canh tác (các KCN Hải Dương).Tỷ lệ lấp đầy các KCN, KCX mới đạt 50%

+ Có quá nhiều KCN, KCX được hình thành nhưng không được “lấp đầy”, và

để “lấp đầy” (hình thức) các địa phương sẵn sàng cho thuê với giá rất rẻ Đã có nhiều

doanh nghiệp thuê đất, sau một thời gian lại cho doanh nghiệp khác thuê lại với giá cao hơn Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa

phương, giữa các KCN, gây lãng phí xã hội

+ Nhiều địa phương đã tự ý ban hành các chính sách ưu đãi thái quá “mời

chào” các nhà đầu tư vượt quá quy định chung của Chính phủ và các bộ, ngành để thu hút

đầu tư, chấp nhận dùng ngân sách địa phương bù lỗ, làm ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước

- Chưa thống nhất quan điểm phát triển kinh tế và vấn đề xã hội

+ Một số địa phương (như Hưng Yên, Hải Dương, Đồng Nai, Long An…) do quy hoạch phát triển các KCN chưa hợp lý, sử dụng nhiều đất chuyên trồng lúa, đất có ưu

thế đối với sản xuất nông nghiệp, đất đang có khu dân cư tại những vị trí có hạ tầng kỹ

thuật dẫn đến tình trạng các hộ nông dân bị thu hồi đất, không có đất canh tác, ảnh hưởng

đến đời sống và gây tâm lý bất ổn trong nhân dân

+ Kết cấu hạ tầng đắt đỏ, ứ đọng vốn, vướng mắc trong giải toả, đền bù đẩy giá thuê đất lên cao Mạng lưới KCN, KCX nặng tính cục bộ, khép kín trong địa giới hành chính, xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh Tình trạng “Quy hoạch treo”, “Dự án treo”, “đền bù treo ” đang diễn ra phổ biến ở hầu hết các tỉnh, dân mất đất không có việc

làm, mất lòng tin, nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực khác trong xã hội Chỉ tính riêng đến

năm 2007 cả nước có tới 1.649 khu vực quy hoạch với diện tích 344.665ha được xếp vào

diện quy hoạch "treo"

Thời kì này việc quản lý, sử dụng và khai thác đất đai đã có nhiều biến chuyển tích

cực Tuy vậy, luật đất đai 2003 đã bộc lộ nhiều bất cập trong việc thực hiện qui định về

đất đai, chưa giải quyết triệt để những mâu thuẫn nảy sinh trong việc quản lý và sử dụng

đất theo tình hình mới nhưng nó vẫn là bộ luật mang tính cách mạng với nhiều nội dung mới, tạo đà cho sự phát triển của xã hội theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa

Trang 18

I.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Để xây dựng dự án mang tính khả thi cao, trước tiên phải có cơ sở lý luận chặt chẽ

làm căn cứ xây dựng dự án Cụ thể là:

I.2.1 Cơ sở khoa học

Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất chính là việc nghiên cứu về đất đai và cách sử dụng chúng hiệu quả nhằm phân bổ một cách hợp lý cho từng ngành, từng lĩnh

vực, nâng cao tối đa nguồn nội lực và thu hút ngoại lực để phát triển kinh tế - xã hội của

vùng Vậy, điều trước tiên cần phải hiểu rõ các khái niệm:

 Đất đai: có rất nhiều khái niệm về đất đai, tuỳ theo từng ngành, từng lĩnh vực mà có những khái niệm khác nhau về đất đai Tuy nhiên, quy hoạch sử dụng đất đai mang tính chất liên ngành, do đó, cần phải nắm vững những khái niệm từng lĩnh vực mà quy

hoạch sử dụng đất đai quan tâm

- Trong kinh tế học, đất đai không chỉ bao gồm mặt đất, nó bao gồm cả tài nguyên

trong lòng đất và tất cả mọi thứ sinh sôi trên mặt đất và trong lòng đất không do lao động, con người làm ra, tức bao gồm nước mặt đất, nước ngầm, thổ nhưỡng,

thực vật và động vật

- Trong thổ nhưỡng học, đất được hiểu như là các loại vật chất trên bề mặt trái đất,

có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật đến các động vật nhỏ Đất

đai bao gồm tất cả: thổ quyển, sinh quyển, khí quyển, thạch quyển, thủy quyển và các hoạt động kinh tế - xã hội do con người để lại trong quá khứ và hiện tại

- Trong hiến pháp, đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc

biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố

các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, an ninh và quốc phòng Đất

đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu Nhà nước thực hiện

quyền định đoạt đối với đất đai, điều tiết các quyền lợi từ đất, trao quyền sử dụng

đất cho người sử dụng đất

 Quy hoạch: Là hệ thống các biện pháp nhằm sắp xếp bố trí, tổ chức không gian lãnh thổ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội và đưa ra được bức tranh tổng thể

cho tương lai

 Quy hoạch sử dụng đất đai: QHSDĐ là hệ thống các biện pháp kinh tế kĩ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức, quản lí sử dụng đất đai một cách đầy đủ, hợp lí, khoa học và có hiệu quả; thông qua việc phân bổ quỹ đất cho các mục đích và các ngành và tổ chức sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai (kinh tế, xã hội,

môi trường)

Khi đã hiểu rõ được các khái niệm trên, việc nghiên cứu sẽ thuận lợi và đi đúng hướng

theo mục đích định trước và nhanh chóng đạt được kết quả

I.2.2 Cơ sở pháp lý

 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992

 Luật đất đai 2003

Trang 19

 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về

thi hành Luật đất đai

 Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hổ trợ và tái định cư

 Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 17/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch

chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

 Định mức kinh tế kỹ thuật lập và điều chỉnh Quy họach ,kế họach sử dụng đất

( Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2005/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường )

 Quyết định số 4309/QĐ-CT-UBND ngày 08/05/2006 của Chủ Tịch UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Đơn giá lập, điều chỉnh quy họach, kế họach sử dụng

đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do UBND tỉnh Đồng Nai

I.2.3 Cơ sở thực tiễn

Huyện Định Quán đã bắt đầu công tác quy hoạch sử dụng đất từ năm 1998, sau hơn 10 năm, bộ mặt của toàn huyện đã có nhiều biến chuyển tích cực Do đó, để tiếp tục

phát huy thế mạnh của vùng thì quy hoạch cho thời kì phát triển mới là hết sức cấp thiết

Bước đầu xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã Túc Trưng thời kì mới cần

điều tra thu thập tài liệu của thời kì trước làm cơ sở cho việc đánh giá nguồn lực của

vùng Cụ thể là:

 Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 – lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối giai đoạn 2006-2010 xã Túc Trưng, huyện

Định Quán, tỉnh Đồng Nai

 Bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất xã Túc Trưng đến năm 2010

 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Túc Trưng năm 2010

 Số liệu thống kê hiện trạng quỹ đất trên địa bàn đến năm 2010

 Phương hướng sử dụng đất của huyện Định Quán thời kì 2010-2020 và chỉ tiêu

phân bổ quỹ đất cho xã Túc Trưng

I.3 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Túc Trưng là xã trung du nằm ở phía Tây Nam, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai thuộc miền Đông nam bộ có tổng diện tích tự nhiên là 5125,41ha, được chia thành 8 ấp,

trung tâm xã là khu Thị tứ Túc Trưng cách Thị trấn Định Quán 20km về phía Đông – Bắc

và cách Dầu Giây khoảng 25km về phía Tây Nam, theo quốc lộ 20 Dầu Giây trong tương

lai phát triển thành khu đô thị ở vị trí ngã tư (quốc lộ 1A, quốc lộ 20, tỉnh lộ 25) với diện

Trang 20

tích khoảng 600ha Từ đĩ cĩ thể liên hệ dễ dàng với thành phố Nhơn Trạch và cụm cảng

Bà Rịa – Vũng Tàu khi tỉnh lộ 25 được nâng cấp thành tuyến quốc lộ mới Với con đường

QL 20 xẻ dọc địa bàn xã theo hướng Tây Bắc – Đơng Nam nối liền giữa thành phố Biên Hồ với Đà Lạt là hai trung tâm hành chính thương mại hàng đầu của miền Đơng nam bộ

và cao nguyên Lâm Đồng, gĩp phần tạo mối giao lưu kinh tế văn hố giữa địa bàn và các vùng miền

Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước, nghị quyết đại hội lần thứ V Đảng bộ xã Túc Trưng nhiệm kì 2010-2015 xác định “Đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội nông thôn là nhiệm vụ trước mắt cần thực hiện nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân nông thôn nói riêng và toàn thể nhân dân xã

Túc Trưng nói chung.” Thực tế trong những năm qua dưới sự lảnh đạo của Đảng ủy và

UBND xã Túc Trưng, các ban ngành đoàn thể đã đoàn kết thống nhất cùng nhau xây dựng xã nhà nhằm đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế – xã hội góp phần đẩy mạnh công cuộc thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN

I.4 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN

I.4.1 Nội dung nghiên cứu

1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Túc Trưng:

 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và mơi trường;

 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội và mơi trường

2 Tình hình quản lý sử dụng đất đai:

 Tình hình quản lý đất đai;

 Hiện trạng sử dụng đất 2010, và biến động các loại đất từ 2005-2010;

 Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kì trước (2005 – 2010)

3 Đánh giá tiềm năng đất đai

4 Phương án quy hoạch sử dụng đất:

 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì quy hoạch;

 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất;

 Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế - xã hội;

 Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất;

 Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2010-2015;

 Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Trang 21

I.4.2 Phương pháp ngiên cứu

- Phương pháp điều tra nhanh : thông qua hai phương pháp RRA và PRA để thu thập thông tin số liệu, tài liệu có liên quan Và phương pháp SWOT để đánh giá 4 yếu tố là mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

- Phương pháp kế thừa : kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn

- Phương pháp thống kê : phương pháp này sử dụng thống kê tuyệt đối và tương đối để phân tích và đánh giá biến động đất đai, là cơ sở đánh giá chu chuyển đất đai hiện trạng,

chu chuyển đất đai kế hoạch,…

- Phương pháp bản đồ: là phương pháp dùng bản đồ thể hiện một thực trạng hay một kết quả của đối tượng mà ta muốn đề cập đến

- Phương pháp công cụ GIS: ứng dụng công nghệ tin học xây dựng các bản đồ chuyên

đề, bản đồ đơn tính,tiến hành chồng xếp trên cơ sở mối quan hệ giữa các bản đồ để đưa ra

một bản đồ thành quả chung

- Phương pháp dự báo: dùng để dự báo tiềm năng trong tương lai về mặt số lượng như:

dự báo dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất đối với từng loại đất

- Phương pháp chuyên gia : được thể hiện từ công tác tổ chức, báo cáo chuyên đề đóng góp ý kiến,… đều thông qua các chuyên gia có kinh nghiệm

- Phương pháp định mức: Sử dụng các tiêu chuẩn định mức, tổng hợp và xử lý thống

kê kết hợp với các dự báo đưa ra các loại đất chiếm dụng trong giai đoạn thực hiện

- Phương pháp tổng hợp: dùng phần mềm Excel để xử lý và dự báo các số liệu điều tra

I.4.3 Quy trình thực hiện

1 Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã

2 Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

3 Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất,mở

rộng khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng của cấp xã

4 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất

5 Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến phát triển kinh tế xã hội

6 Phân kì quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kì đầu

7 Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng

đất kì đầu

Trang 22

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

II.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

II.1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1 Điều kiện tự nhiên:

a Vị trí địa lý:

Túc Trưng là xã trung du nằm ở phía Tây Nam, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai thuộc miền Đông nam bộ có tổng diện tích tự nhiên là 5125,4110ha, được chia thành 8 ấp,

trung tâm xã là khu Thị tứ Túc Trưng cách Thị trấn Định Quán 20km về phía Đông – Bắc

và cách Dầu Giây khoảng 25km về phía Tây Nam, theo quốc lộ 20 Dầu Giây trong tương

lai phát triển thành khu đô thị ở vị trí ngã tư (quốc lộ 1A, quốc lộ 20, tỉnh lộ 25) với diện

tích khoảng 600ha Từ đó có thể liên hệ dễ dàng với thành phố Nhơn Trạch và cụm cảng

Bà Rịa – Vũng Tàu khi tỉnh lộ 25 được nâng cấp thành tuyến quốc lộ mới Với con đường

QL 20 xẻ dọc địa bàn xã theo hướng Tây Bắc – Đông Nam nối liền giữa thành phố Biên Hoà với Đà Lạt là hai trung tâm hành chính thương mại hàng đầu của miền Đông nam bộ

và cao nguyên Lâm Đồng, góp phần tạo mối giao lưu kinh tế văn hoá giữa địa bàn và các vùng miền

Sơ đồ II.1: Sơ đồ vị trí xã Túc Trưng

Trang 23

b Địa hình, địa mạo:

Túc Trưng nằm trong vùng trung du, địa hình dốc thoải, chia cắt khá phổ biến Độ

cao so với mặt nước biển là 35m-70m Một số vùng đồi có độ dốc lớn dễ bị xói mòn vào mùa mưa, có thể chia làm 3 dạng địa hình sau:

- Địa hình đồi núi: có độ dốc phổ biến lớn hơn 15o tập trung ở đồi 48 và đồi 92, rải rác

ở ấp 94 giáp xã La Ngà

- Địa hình bình nguyên: độ dốc 8-15o ở các dãy đồi thấp tập trung ở ấp Đức Thắng

- Địa hình thung lũng : độ dốc nhỏ hơn 8o phân bố ven suối điển hình à ở suối Ba Cồn,

suối Rắc, Suối Dui, Suối Soon, khu vực ven lồng hồ

Mùa khô: bắt đầu từ tháng 11 và đến tháng 04 năm sau, do bị tác động bởi gió mùa

Đông Bắc và ảnh hưởng bởi địa hình nên những tháng này vẫn còn mưa rải rác, thỉnh

thoảng có mương suối

d Thuỷ văn:

Trên địa bàn xã không có hệ thống sông, suối lớn chảy qua nên nguồn nước mặt

cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt rất hạn chế Chỉ có một vài suối nhỏ trên địa bàn xã nhưng đều bị cạn kiệt về mùa khô, nên không có khả năng cung cấp nước tưới cho sản

xuất nông nghiệp

Hiện nay, do tình hình biến đổi khí hậu chung của Trái đất làm mùa khô kéo dài hơn

dẫn đến tình trạng thiếu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ngày một trầm trọng hơn,

đặc biệt là vào những tháng cuối mùa khô

2 Tài nguyên thiên nhiên:

a Tài nguyên đất:

Kế thừa kết quả xây dựng bản đồ đất xã Túc Trưng, kết hợp điều tra khảo sát thực

địa Xã Túc Trưng có các loại đất chính:

Trang 24

Bảng II.1: Cơ cấu các loại đất chính

Tên đất Việt Nam Theo FAO/UNESCO Ký hiệu Diện

tích(ha)

Tỷ lệ(%)

Đất đỏ tích tụ sét Acri-Rhodic Ferrasols Frrac 2261,82 50,61

Đất đỏ vàng có kết von ít

tầng nông

Epihyperri-Xanthic Ferrasols

tầng B so với tầng A đạt từ 1,1 – 1,2 lần Đặc tính hoá học: thường chua, độ chua đất từ

chua vừa đến ít chua , độ chua tiềm tàng cao

Khả năng sử dụng : Đất đỏ (FR) có độ phì tương đối cao , thích hợp với nhiều loại

cây trồng có giá trị kinh tế cao như cao su, tiêu , điều tuy nhiên khả năng sử dụng còn

tuỳ thuộc vào độ dầy tầng hữu hiệu Đất có tầng hữu hiệu dày trồng các loại cây dài ngày

có giá trị kinh tế như: Cao su, điều, cà phê, cây ăn quả Đất có tầng hữu hiệu mỏng: Trồng

cây hằng năm như: bắp , mía, đậu, hoa màu khác

 Nhóm đất xám(Acrisols)

Đất xám vàng có tầng đá nông, thành phần cơ giới trung bình : Thịt pha sét , cát đến

thịt pha sét, cấp độ sét ở tầng mặt 22- 35% và gia tăng khá rõ theo độ sâu, tỷ lệ sét giữa

tầng B so với tầng A là 1,15 – 1,5 lần, đặc tính hoá học chua, đặc tính nông hoá nghèo

mùn, đạm tổng số trung bình đến thấp, lân tổng số nghèo , kali ở mức trung bình

Khả năng sử dụng : Loại đất chỉ có khả năng trồng cây hằng năm nếu có nước vào

mùa khô

Trang 25

 Nhóm đá bọt: AN (Andosol)

Có tầng mỏng với diện tích 67,8 ha chiếm 1% phân bố ở đồi 92

b Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt

Trên địa bàn xã không có hệ thống sông, suối lớn chảy qua nên nguồn nước mặt cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt rất hạn chế Chỉ có một vài suối như suối Tam Bung, suối Rắc, suối Dui Tuy nhiên vào mùa nắng thường xảy ra tình trạng thiếu nước gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp

- Nguồn nước ngầm

Nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt là nước ngầm, trữ lượng

đảm bảo cung cấp cho nhu cầu nước hàng ngày Đa số các hộ đều sử dụng nước ngầm

trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất nông nghiệp dưới dạng giếng khoan hoặc giếng

đào Mực nước ngầm có thể khai thác ở độ sâu 12- 20m Chất lượng nước tốt ngoài một

số khu vực sát suối đất bị nhiễm phèn

Nguồn nước xã Túc Trưng tạm đủ cho sinh hoạt và cây trồng, tuy nhiên vào những

tháng khô thì nước ở đây thiếu do đó cần có biện pháp khai thác nguồn nước ngầm hợp lý

nếu không việc đào giếng không có kếhoạch sẽ làm sụt giảm mực nước ngầm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và sinh hoạt

3 Thực trạng môi trường:

Nhìn chung công tác môi trường của xã tương đối tốt, kết hợp với các ngành, các ấp

thường xuyên kiểm tra các khu vực đổ rác Hiện trên địa bàn đã có đội thu gom rác sinh

hoạt trên địa bàn và các xã lân cận, tập trung về bãi rác của huyện đặt trên địa bàn xã

Tiếp tục triển khai xây dựng hầm bioga cho bà con nông dân, đến nay có nhiều hộ

đã thiết kế xây dựng hệ thống bioga nhằm xử lý chất thải để hạn chế gây ô nhiễm cho môi

trường xung quanh

* Nhận xét chung

- Thuận lợi

 Có vị trí thuận lợi gần trung tâm huyện, có Quốc lộ 20 chạy qua thuận lợi cho việc

giao lưu kinh tế giữa các xã trong huyện và địa phương lân cận, tạo điều kiện phát triển

kinh tế xã hội, trao đổi hàng hóa, tiếp cận những khoa học kỹ thuật

 Khí hậu ôn hòa giàu ánh sáng, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, thích hợp cho

nhiều loại cây trồng nhiệt đới

 Đất đai đa dạng, tạo điều kiện cho việc lựa chọn các loại hình cây trồng phù hợp

 Tài nguyên nước mặt và ngầm chưa đủ để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và

sinh hoạt gia đình

Trang 26

II.1.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.Tăng trưởng kinh tế

Trong 5 năm gần đây (từ 2005-2009) tốc độ phát triển kinh tế của xã Túc Trưng

liên tục tăng lên Cơ cấu kinh tế của xã là nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – thương

mại dịch vụ với tỷ trọng tính đến giữa năm 2009 tương ứng là “55% - 22% - 22,3%” cho thấy cơ cấu kinh tế đã có nhiều biến chuyển đáng kể, cụ thể so với năm 2005, cơ cấu

tương ứng là “70% - 7% - 22,3%” Ngành tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh bên cạnh

lĩnh vực thương mại dịch vụ vẫn giữ ở mức cao, tuy vậy nông nghiệp vẫn là ngành chính trong cơ cấu kinh tế của xã Điều đó được thể hiện qua việc xã có những chính sách để

nông dân chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, phù hợp

với sự biến động giá cả thị trường mà vẫn đảm bảo phát triển bền vững

Kinh tế tăng trưởng và đời sống nhân dân từng bước được cải thiện nhưng ở mức vẫn còn thấp, nhìn chung đại bộ phận người dân còn khó khăn do thu nhập không cao

2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tại nghị quyết đảng bộ các cấp, các ngành có liên quan đã xác định cơ cấu kinh tế của xã là “Nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – thương mại dịch vụ” trên cơ sở thành tựu phát triển kinh tế xã hội năm 2005-2010, thực tế tình hình và tiềm năng thế mạnh của

xã, dự báo trong những năm tới xã Túc Trưng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

“Nông nghiệp – công nghiệp– thương mại dịch vụ”

3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

 Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm gần đây, tỷ trọng nông nghiệp có sự sụt giảm và điều hiển nhiên

tỷ trọng các ngành tiểu thủ công nghiệp – thương mại dịch vụ tăng lên Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của xã: Tổng diện tích đất nông nghiệp 4173,68ha chiếm 81,43% tổng diện tích tự nhiên

- Trồng trọt

Trong nông nghiệp xác định cây chủ lực là cây lâu năm diện tích là 4131,64 ha chủ

yếu : cao su, điều, cây ăn trái Nguyên nhân tăng giảm diện tích các loại cây trồng là do biến động giá cả thị trường tiêu thụ sản phẩm, vì vậy người dân tự chuyển đổi cây trồng

từ cây hàng năm sang cây lâu năm

Nhìn chung ngành trồng trọt chủ yếu của xã là cây lâu năm đặc biệt là cao su, vì trên địa bàn xã có nông trường cao su Túc Trưng

- Chăn nuôi gia súc gia cầm

Bên cạnh ngành trồng trọt thì chăn nuôi chiếm một tỉ trọng lớn trong nông nghiệp

Chăn nuôi ở xã chủ yếu vẫn hoạt động theo hộ gia đình, chưa tổ chức được hình thức

trang trại, nông trại hoặc quy mô chăn nuôi lớn chủ yếu do thời tiết khắc nghiệt, thức ăn

khan hiếm, giá cả không ổn định

Tình hình chăn nuôi giảm nhiều do ảnh hưởng của nhiều dịch bệnh như: dịch tai xanh ở lợn, dịch cúm gia cầm…, do đó đàn gia cầm khôi phục và phát triển chậm

Trang 27

- Thuỷ sản

Nuôi trồng thủy sản 12,41 ha chiếm 0,24% diện tích tự nhiên Diện tích tăng chủ

yếu là phát triển ao đất rẫy ven sông, suối trồng cây hàng năm kém hiệu quả nên chuyển

đổi thành ao hồ nuôi cá

- Lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp của xã không nhiều, diện tích đất rừng năm 2010 là 2,79 ha Tuy

không nhiều nhưng thay vào đó là nông trường cao su và vườn trồng điều, xen vào đó là

những đồi hoang với thảm thực vật thưa thớt Tuy diện tích đất rừng chiếm không đáng

kể trong cơ cấu quỹ đất của xã nhưng đóng vai trò quan trọng đối với môi trường sinh

thái, vì vậy để đảm bảo độ che phủ, chống xói mòn, giữ độ phì cho đất và cải thiện môi

trường Trong tương lai, vấn đề trồng rừng, phủ xanh đồi trọc là một đòi hỏi cấp thiết

không chỉ tạo về mặt thổ nhưỡng mà còn tạo ra môi trường sinh thái bền vững cho vùng

 Khu vực kinh tế công nghiệp

- Ngành công nghiệp

Công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của xã, tốc độ tăng trưởng

chưa ổn định Hiện nay ngành công nghiệp của xã chưa phát triển mạnh một phần do người dân ở vùng này đã có sẵn tư liệu sản xuất chính là đất đai vì thế họ tập trung nhiều

veà ngành nông nghiệp Để công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn thì Nhà nước cần có

sự đầu tư về vốn, kỹ thuật để xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, cơ khí phục vụ

cho nông nghiệp

- Tiểu thủ công nghiệp

Hiện nay toàn xã có 49 cơ sở tiểu thủ công nghiệp Trong đó có một doanh nghiệp

tư nhân Hoà Bình ( Chế biến nông sản ), còn lại là cơ sở tư nhân với quy mô nhỏ, ngành nghề sản xuất khá đa dạng bao gồm: Nghề Mộc, nhà máy xây xát, Rò rèn, cơ sở sản xuất

nước đá, đóng giầy, may mặc

vụ chủ yếu buôn bán nhỏ phục vụ cho sản xuất

4 Dân số, lao động, tôn giáo, dân tộc

- Dân số

Theo số liệu thống kê của UBND xã cung cấp, tổng dân số toàn xã tính đến giữa

năm 2009 là 12.248 nhân khẩu Với 2.486 hộ, dân số tập trung gần UBND xã chiếm tỉ lệ

cao Số người trung bình trên 1 hộ là 5 người Đa số tập trung dọc các tuyến đường và quanh các giáo xứ nên rất thuận tiện cho việc quản lý

- Lao động việc làm

Tổng số người trong độ tuổi lao động toàn xã 6230 người chiếm 50,87% dân số toàn

xã Số lao động có việc làm là 5.545 người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 55%

Trang 28

tổng lao động, 22% lao động trong lĩnh vực công nghiệp, 22,3% làm dịch vụ và 0,7% buôn bán nhỏ và làm thuê

- Dân tộc, tôn giáo

Dân tộc

Đa số người dân là dân tộc kinh chiếm tỷ trọng 69% còn lại là các dân tộc khác như dân tộc Châu Ro chiếm 23% nhân khẩu tập trung nhiều ở Đồng Xoài, Đức Thắng,

dân tộc Khơ Me chiếm 0,8% với 95 nhân khẩu tập trung ấp 94, dân tộc Hoa có 9 hộ với

45 nhân khẩu tập trung ấp 94

Tôn giáo

Tôn giáo chính là phật giáo với 3907 nhân khẩu, ngoài ra còn có thiên chúa giáo với

2018 nhân khẩu, tin lành 1440 nhân khẩu và 381 nhân khẩu theo tôn giáo khác.Các giáo dân đều thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước

Trong những năm qua, được sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước nên đời sống kinh

tế, văn hoá - xã hội của các dân tộc tôn giáo trong xã đã có những chuyển biến mạnh mẽ

và đang từng bước hoà nhập vào sự phát triển chung của huyện, của tỉnh Đồng bào các dân tộc đã đoàn kết, cùng nhau xây dựng nền kinh tế xã Túc Trưng ngày một giàu và vững mạnh

5 Thực trạng phát triển khu đô thị và các khu dân cư nông thôn

Dân cư chủ yếu tập trung dọc theo các tuyến đường chính của xã và tập trung đông

tại các khu vực quanh chợ và trung tâm hành chính xã – hiện nay vẫn đang tiếp tục quy hoạch xây dựng là khu thị tứ Túc Trưng, với cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối lớn đảm

bảo đời sống cho nhân dân Tuy nhiên, nhà cửa trong các cụm dân cư xây dựng tự phát, chưa có hệ thống cấp thoát nước, đường đi lại nhỏ, môi trường bị ô nhiễm do nước thải

sinh hoạt và phân gia súc… Do đó việc tiếp tục quy hoạch khu dân cư cho địa bàn xã là việc làm thiết thực trong những năm tới đây

6 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

- Giao thông

Trên địa bàn xã có tuyến đường chính bắt đầu từ Km 87 – 96 dọc QL20, trong đó

2,5 Km chạy sang trung tâm xã hiện hữu, với chiều rộng 40m Các tuyến đường nội bộ

chủ yếu là đường đất đỏ, sỏi.Từ quốc lộ 20 về phía đông có những con đường dẫn vào các

khu dân cư tập trung ,các vùng sản xuất nông nghiệp Nhưng chất lượng đường xá chủ

yếu là đường đất Một số năm gần đây thực hiện công tác xã hội hoá giao thông đã tu sửa

nâng cấp một số con đường chính Diện tích đất giao thông còn ít nhưng mật độ phân bố

khá hợp lý, nên hiện tại đường giao thông của xã phục vụ tốt cho nhu cầu đi lại và vận

chuyển

- Hệ thống cấp điện

Hiện nay, xã có một tuyến cao thế 500KV, 220KV và 110 KV chạy ngang qua xã, trong đó có 9Km dọc QL20 và tuyến nhánh 2Km dẫn vào nông trường, 15Km đường điện trung thế và có 3 điểm hạ thế, tổng số hộ dùng điện trong xã là1.563 hộ chiếm tỷ lệ 64%

Số hộ có điện thường tập trung ở trung tâm xã, vùng dân cư tập trung, số hộ rải rác xa

Trang 29

và sinh hoạt Xu hướng tới cần xây dựng thêm các đường dây hạ thế để đáp ứng nhu cầu

của nhân dân

- Hệ thống thuỷ lợi

Hệ thống kênh rạch Túc Trưng tương đối ít cho nên nước dành cho sản xuất nông nghiệp thiếu rất trầm trọng, Hệ thống thuỷ lợi xã chưa phát triển chỉ có một vài đập nhỏ không đáp ứng đủ nhu cầu tưới Để đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp thì cần phải xây dựng một số đập lấy nước vào mùa khô hơn nữa hệ thống kênh mương đã xuống cấp nghiêm trọng do đó việc tu sửa lại hệ thống kênh mương là hết sức cần thiết cho sản xuất nông nghiệp của xã

- Hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường

+ Cấp nước

Hiện xã cũng như các khu vực lân cận chưa có hệ thống nước sạch để cung cấp cho nhu cầu đời sống của nhân dân Chủ yếu là giếng khoan hoặc đào, trữ lượng khai thác hiện nay là 1.858m3 Nhìn chung lượng nước cung cấp cho xã cung không đủ cầu, cùng với sự phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số làm cho môi trường ngày một ô nhiễm, đặc biệt là môi trường nước Vì vậy việc đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân là rất cần thiết

+ Thoát nước

Hệ thống thoát nước của xã còn thiếu rất nhiều, xã đang có chính sách vận động người dân tích cực tham gia Các tuyến đường hầu hết không có hệ thống thoát nước Nước thải sinh hoạt thường đổ trực tiếp xuống đất nên ngày càng gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm

- Giáo dục

Hệ thống giáo dục của xã tương đối đầy đủ với nhiều cấp trường như:

+ Trường tiểu học Mạc Đỉnh Chi có 9 phòng cấp 4 với diện tích xây dựng 2.056m2

+ Trường PTTHCS Điểu Cải có từ 40 – 50 phòng với diện tích xây dựng là 19.705m2

+ Trường PTTHCS Túc Trưng có diện tích xây dựng là 15.176m2

+ Ngoài ra trong khu vực nông trường có một nhà trẻ Mẫu giáo với 8 phòng học cấp 4

- Y tế

Xã có 2 trạm xá: 1 ở khu trung tâm xã, 1 phân trạm ở đồng bào dân tộc Châu Ro ấp

94, tổng diện tích xây dựng 0,442 ha Trong đó có10 giường bệnh, có 2 bác sĩ, 3y tá, 3 nữ

hộ sinh Ngoài ra, trên địa ban còn có 4 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân và 2 đại lý thuốc

tây Tuy vậy để đáp ứng sự gia tăng dân số trong tương lai, cần phải quan tâm đến phát triển y tế hơn nữa để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng dân cư trong xã

- Văn hoá, thể dục thể thao

Xã hiện có một nhà văn hóa và một sân vận động được xây dựng tại khu thị tứ Túc Trưng đã đáp ứng được một phần nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân Ngoài ra, khu dân tộc Châu Ro có một câu lạc bộ 150m2 cấp 4 từ trước giải phóng để lại hiện nay không sử dụng

Trang 30

- Thông tin liên lạc

Hiện có tuyến cáp thông tin của bưu điện Phú Túc chạy dọc QL20, phục vụ 3 xã Phú Túc, Phú Cường, Túc Trưng, thông qua tổng đài Viba đặt cạnh trụ sở UBND xã Túc Trưng hiện nay

II.1.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

Thuận lợi

- Cơ sở hạ tầng trong xã đang được đầu tư và đang phát huy tác dụng phục vụ sản xuất

và đời sống Đặc biệt là việc thực hiện bê tông hoá các kênh mương, giúp cho người dân sản xuất nông nghiệp được thuận lợi hơn

- Cơ cấu kinh tế của xã đang phát triển theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, sản lượng lương thực quy thóc liên tục tăng

- Chính quyền xã luôn quan tâm đến các vấn đề chính sách, tôn giáo, dân tộc, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo Do đó các dân tộc

đã đoàn kết cùng nhau xây dựng nền kinh tế xã ngày một giàu mạnh

- Túc Trưng có nguồn lao đông dồi dào, đội ngũ cán bộ quản lý của xã trẻ, có năng lực, đã qua đào tạo và có kinh nghiệm trong quản lý Nhà nước và quản lý kinh tế

Khó khăn

- Cơ sở hạ tầng tuy đã có những thay đổi nhưng vẫn còn những khó khăn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội Hệ thống giao thông đã xuống cấp, hệ thống kênh mương bị xạt lở, hệ thống cấp thoát nước chưa được đầu tư

- Việc đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, công tác khuyến nông, khuyến ngư chưa được chú trọng, thiếu vốn dùng cho sản xuất

- Giá cả nông sản bấp bênh, việc tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản còn gặp nhiều khó khăn

II.2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

II.2.1 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

Tại Khoản 2 Điều 6, Luật đất đai 2003 quy định 13 nội dung về quản lý nhà nước về đất đai:

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ

chức thực hiện các văn bản đó

Theo ranh giới hành chính cũ của xã lúc vừa tách ra từ xã Phú Túc có diện tích 4.879,7940 ha Qua quá trình điều tra khảo sát và đo đạc lại bản đồ địa chính theo chỉ

thị 364 thì diện tích toàn xã có sự thay đổi Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2005 và

2010 thì diện tích tự nhiên của xã là 5.215,4106 ha Cho đến nay việc quản lý đất đai

của xã Túc Trưng đã ổn định không có sự thay đổi nào

Trang 31

- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện

trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất có ý nghĩa rất quan trọng

trong lập sổ bộ địa chính, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ

quy hoạch sử dụng đất, công tác kê khai đăng ký đất, giải quyết tranh chấp đất đai

Kết quả công tác này là cơ sở cho việc xác định vị trí, hình thể, kích thước, diện

tích các loại đất và tên chủ sử dụng đất phục vụ cho các ngành có liên quan, nhất là công tác quản lý nhà nước về đất đai

Xã Túc Trưng đã đo đạc, lập bản đồ địa chính trên phạm vi toàn xã Túc Trưng bao gồm 58 tờ bản đồ, được thành lập năm 2003 bằng phương pháp toàn đạc kết hợp công nghệ bản đồ số Bản đồ địa chính của xã được xây dựng ở các loại tỷ lệ 1/1.000, 1/2.000

và 1/5.000

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, xu hướng,

nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của vùng lãnh thổ Quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn xã lập quy hoạch, kế hoạch của mình, xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở tiến hành giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,

đầu tư để phát triển sản xuất

- Xã Túc Trưng đã có QHSDĐ thời kì 2005 – 2010 và bước đầu có sự phát triển về

cơ sở hạ tầng: khu thị tứ Túc Trưng bắt đầu được xây dựng làm thay đổi bộ mặt của xã

và nâng cao đời sống nhân dân Kinh tế tăng trưởng một cách nhanh chóng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ Tuy vậy, việc thực hiện quy hoạch còn nhiều bất

cập: thiếu vốn đầu tư, việc quản lý còn yếu kém…, nên chưa phát huy hết tiềm năng

đất đai của xã

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

- Thu hồi đất:

Việc hình thành 3 cụm dân cư chủ yếu nằm trên đất trồng cây hằng năm và đất

lâu năm của các hộ gia đình cá nhân, nên trong thời gian qua xã đã thu hồi rất nhiều

đất cho hai khu dân cư trên

-Giao đất - cho thuê đất:

Diện tích đất thu hồi trên được giao cho hộ gia đình cá nhân có nhu cầu nhà ở

-Chuyển mục đích sử dụng đất

Trong năm qua, việc chuyển mục đích sử dụng đất của người dân trong xã tương

đối nhiều Với chính sách đất đai hiện nay nhà nước thực hiện việc giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đối tượng sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp,

lâm nghiệp, phi kinh doanh và thu tiền sử dụng đất đối với các đối tượng sử dụng

đất vào mục đích kinh doanh

Trang 32

- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất

Đăng ký đất đai là đăng ký quyền sử dụng đất, đây là khâu quan trọng trong công

tác quản lý nhà nước về đất đai theo pháp luật Đăng ký đất đai là thiết lập hồ sơ địa

chính một cách đầy đủ để nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo quy hoạch và

pháp luật và, làm cơ sở cho công tác cấp GCNQSDĐ

- Thống kê, kiểm kê đất đai

Tổng kiểm kê đất đai năm 2005 đã thực hiện đúng tiến độ Công tác thống kê được thực hiện mỗi năm một lần, xã Túc Trưng đã hoàn thành thống kê đất đai năm

2006, 2007 và 2008

- Quản lý tài chính về đất

Công tác quản lý tài chính về đất được UBND xã thực hiện rất tốt trong những

năm qua, công tác thu chi được thể hiện rất rõ Thuế sử dụng đất nông nghiệp và đất ở

luôn đạt trên 100 %

- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản là nơi diễn ra quan hệ giao dịch hàng hoá là bất động

sản bao gồm: chuyển nhượng, mua, bán, thế chấp, đấu giá, cho thuê các dịch vụ về

bất động sản giữa các cá nhân hay tổ chức có nhu cầu

Thị trường bất động sản, đây là một thị trường về đất đai và rất mới so với huyện

cũng như xã, hiện đang được nghiên cứu và đưa vào hoạt động nhằm giảm tình hình sang nhượng trái phép và đầu cơ đất đai đã xảy ra trong một thời gian khá dài làm cho đất đai mất cân đối

- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Từ khi luật đất đai 2003 có hiệu lực và được xã thực hiện nghiêm túc, cộng với

những biến động trong những năm gần đây về đất đai, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất trên địa bàn xã có bước chuyển biến rõ rệt,

nghĩa vụ tài chính với nhà nước được thực hiện tốt Người sử dụng đất bằng khả năng

của mình tự tìm cách khai thác tối đa giá trị của đất, kể cả việc chuyển dịch cơ cấu cây

trồng hay là những gì mà thị trường mang lại lợi nhuận cao hơn, không để thoái hóa đất Tuy nhiên do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, việc chuyển nhượng quyền sử

dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất tự phát theo nhu cầu của người dân là rất lớn

không theo quy hoạch nên gây tình trạng rối ren, làm cho công tác quản lý nhà nước

về đất đai ở địa phương gặp rất nhiều khó khăn

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và

xử lý vi phạm pháp luật đất đai

Trong 6 tháng đầu năm 2010 đã kiểm tra lập biên bản xử lý vi phạm hành chánh

và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm

- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong

việc quản lý và sử dụng đất đai

Tranh chấp về đất đai tăng đều qua các năm nguyên nhân là do giá trị quyền sử

Trang 33

tranh chấp quyền sử dụng đất cũng tăng theo và ngày càng phức tạp, khó giải quyết

hơn chủ yếu là lấn ranh giới đất, chủ cũ đòi lại đất dẫn đến hồ sơ tranh chấp còn tồn

đọng

Trong 6 tháng đầu năm 2010, đã tiếp nhận 7 đơn thư khiếu nại – tố cáo của công dân về tranh chấp đất đai Các đơn thư này đều thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp

xã và đã tổ chức hòa giải thành 6 đơn thư Nội dung 1 đơn còn tồn đọng do đơn vừa

thụ lý đang tiến hành xác minh bước đầu , chưa tổ chức hòa giải được, còn trong thời

gian qui định

- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Hiện nay, trên địa bàn xã diện tích đất phục vụ cho các hoạt động dịch vụ công về

đất đai chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ, một phần cũng do cải cách hành chính một cửa một

dấu, đa số diện tích này Ủy ban nhân dân xã đã giao cho các cá nhân, tổ chức, các đơn

vị hoạt động và quản lý

II.2.2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT

1 Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2010

Trên cơ sở số liệu thống kê từ những năm trước và kết quả điều tra khảo sát, chỉnh

lý, bổ sung trên bản đồ HTSDĐ năm 2010 Kết quả có được với tổng DTTN là 5125,41ha Trong đó đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất 4173,68 ha, chiếm 81,43% tổng DTTN của xã Diện tích đất chưa sử dụng không còn

Bảng II.2: Cơ cấu sử dụng đất xã Túc Trưng năm 2010

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

81,43 18,57 0,000,000,000,00 2,30

(Nguồn: Tổng hợp kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 xã Túc Trưng)

Ngày đăng: 16/03/2019, 11:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w